1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TÀI LIỆU THAM KHẢO GIỚI THIỆU một số tác PHẨM KINH điển của c mác, PH ĂNG GHEN v i lê NIN và hồ CHÍ MINH về KINH tế học, KINH tế CHÍNH TRỊ

239 517 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 239
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

Tác phẩm ra đời trong bối cảnh chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh đã phát triển tới đỉnh cao của nó. Cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất với nội dung chủ yếu là chuyển từ lao động thủ công sang lao động bằng máy móc đã diễn ra rộng khắp ở Tây Âu và Bắc Mỹ. Quá trình này đã đẩy tới hình thành nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa, năng suất lao động tăng cao, thúc đẩy kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa phát triển. Trên cơ sở sự phát triển của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước được hoàn thiện và giữ được địa vị thống trị trong kinh tế. Tuy nhiên, do dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất nên đã sớm bộc lộ mâu thuẫn kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất ngày càng mang tính xã hội hoá cao. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến những mâu thuẫn về chính trị xã hội trong xã hội tư bản mà biểu hiện tập trung của nó là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản.

Trang 1

7 Tác phẩm: “Hải cảng Lữ Thuận thất thủ” của V.I.Lênin 124

8 Tác phẩm: “Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ

9 Tác phẩm: “Những nhiệm vụ trớc mắt của chính quyền Xô

Viết” của V.I.Lênin

147

10 Tác phẩm: “Sáng kiến vĩ đại” của V.I.Lênin 164

11 Tác phẩm: “Kinh tế v chính trị trong thời đại chuyên chính à chính trị trong thời đại chuyên chính

12 Tác phẩm: “Bàn về thuế lơng thực” của V.I.Lênin 187

13 Tác phẩm: “Bàn về chế độ hợp tác xã” của V.I.Lênin 205Phần III: Hồ chí minh

14 Tác phẩm: “Bản án chế độ thực dân pháp” của Hồ Chí Minh 226

15 Tác phẩm: “Đờng cách mệnh” của Hồ Chí Minh 234

16 Tác phẩm: “Di chúc” của chủ tịch Hồ Chí Minh 245

PHẦN I CÁC MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN

TÁC PHẨM

“NHỮNG NGUYấN Lí CỦA CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN”

CỦA PH ĂNGGHEN

Trang 2

1 HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ KẾT CẤU CỦA TÁC PHẨM

1.1 Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

Tác phẩm ra đời trong bối cảnh chủ nghĩa tư bản tự do cạnhtranh đã phát triển tới đỉnh cao của nó Cuộc cách mạng kỹ thuật lầnthứ nhất với nội dung chủ yếu là chuyển từ lao động thủ công sanglao động bằng máy móc đã diễn ra rộng khắp ở Tây Âu và Bắc Mỹ.Quá trình này đã đẩy tới hình thành nền công nghiệp tư bản chủnghĩa, năng suất lao động tăng cao, thúc đẩy kinh tế thị trường tưbản chủ nghĩa phát triển

Trên cơ sở sự phát triển của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất

tư bản chủ nghĩa từng bước được hoàn thiện và giữ được địa vị thốngtrị trong kinh tế Tuy nhiên, do dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tưbản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất nên đã sớm bộc lộ mâu thuẫn kìmhãm sự phát triển của lực lượng sản xuất ngày càng mang tính xã hộihoá cao Đó chính là nguyên nhân dẫn đến những mâu thuẫn về chínhtrị - xã hội trong xã hội tư bản mà biểu hiện tập trung của nó là mâuthuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản

Giai cấp tư sản đã giữ được vai trò thống trị trong xã hội tưbản Sự tồn tại hay phát triển của giai cấp vô sản phụ thuộc vàotương quan lực lượng về kinh tế, chính trị giữa hai giai cấp đó và sựphát triển của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa Đại côngnghiệp đã sản sinh ra và tập trung giai cấp vô sản vào trong các nhàmáy lớn, các khu đô thị tập trung Vì vậy, giai cấp vô sản đã pháttriển cả về số lượng và chất lượng Giai cấp vô sản từ thân phận làmthuê, bị áp bức bóc lột đã ý thức được sức mạnh của mình và thực

sự trở thành lực lượng chính trị - xã hội rộng lớn khẳng định vai tròchính trị của mình với sự phát triển của nhân loại Vai trò đó củagiai cấp vô sản lại phụ thuộc vào sự đoàn kết đấu tranh của nó nhằmchống lại giai cấp tư sản để xoá bỏ sự áp bức bóc lột giai cấp Vìvậy, phong trào cộng sản thế giới trong thời gian này phát triểnmạnh mẽ, trước hết là ở các nước tư bản phát triển như Anh, Pháp,

Trang 3

Đứng trước sự phát triển của phong trào cộng sản và côngnhân quốc tế, bằng thiên tài của mình, nắm chắc thời cơ,Ph.Ăngghen cho rằng để phong trào công nhân phát triển đúnghướng cấp thiết phải có lý luận soi đường và Người đã viết tácphẩm để truyền bá tư tưởng của mình

Cuối tháng 10 đầu tháng 11 năm 1847 theo sự uỷ nhiệm củaBan chấp hành khu bộ Pari của Liên đoàn những người Cộng sản,Ph.Ăngghen biên soạn dự thảo Cương lĩnh của Liên đoàn dưới nhanđề: “Những nguyên lý của chủ nghĩa Cộng sản” Vấn đề soạn thảoCương lĩnh dưới dạng cẩm nang (dưới hình thức câu hỏi và câu trảlời) đã được thảo luận ngay từ trước Đại hội lần thứ nhất Tháng 9năm 1847, Ban chấp hành Trung ương Liên đoàn những ngườiCộng sản ở Luân Đôn đã phân phát bản dự thảo “Cẩm nang về chủnghĩa Cộng sản” cho các khu bộ và chi bộ thuộc Liên đoàn Vănkiện này và cả bản dự thảo đã được chỉnh lý do M.Hétxơ, một ngườicủa phái “Chủ nghĩa xã hội chân chính” soạn thảo tại Pari còn mangảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng nên không làm choC.Mác và Ph.Ăngghen hài lòng Ngày 22 tháng 10, tại phiên họpcủa Ban chấp hành khu bộ Liên đoàn những người Cộng sản tạiPari, Ph.Ăngghen đã phê phán kịch liệt bản dự thảo của M.Hétxơ và

đã bác bỏ bản dự thảo này Ph.Ăngghen được giao soạn một dự thảomới Bản dự thảo ấy chính là “Những nguyên lý của chủ nghĩaCộng sản” được viết sau đó không lâu

Như vậy, tác phẩm ra đời từ tháng 5 năm 1846 đến tháng 3năm 1848, đây là thời kỳ hình thành chủ nghĩa Mác Tác phẩm là cơ

sở tiền đề cho bản tuyên ngôn của phong trào cộng sản - “Tuyênngôn của Đảng Cộng sản”

1.2 Kết cấu và nội dung tư tưởng của tác phẩm

Tác phẩm được in trong C.Mác và Ph.Ăngghen Toàn tập, Tập

4, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Sự Thật, Hà Nội, năm 1995, từ

Trang 4

trang 456 đến trang 480 Tác phẩm được soạn thảo dưới hình thứccẩm nang, gồm 25 câu hỏi và câu trả lời.

Sở dĩ tác phẩm được Ph.Ăngghen trình bày dưới dạng câu hỏi

và câu trả lời theo từng vấn đề là để hướng dẫn giai cấp vô sản nhậnthức đúng những quan điểm tư tưởng về con đường giải phóng giaicấp, xây dựng xã hội mới, xã hội cộng sản chủ nghĩa Vì vậy, nộidung tác phẩm được trình bày một cách toàn diện trên tất cả các mặtkinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, nhà nước pháp quyền, giai cấp …nhưng tập trung vào hai nội dung cơ bản là: Trình bày những vấn đềkinh tế của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa và nhữngvấn đề chính trị - xã hội như vấn đề nhà nước, giai cấp, đấu tranhgiai cấp…Sau đây là những nội dung chính về kinh tế chính trị họcđược trình bày trong tác phẩm

2 NỘI DUNG KINH TẾ CHÍNH TRỊ TRONG TÁC PHẨM

2.1 Quan điểm của Ph.Ăngghen về chủ nghĩa cộng sản

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về chủ nghĩa cộng sản nhưchủ nghĩa cộng sản với tư cách là một phong trào, chủ nghĩa cộngsản với tư cách là một hình thái kinh tế - xã hội, chủ nghĩa cộng sảnvới tư cách là một học thuyết Trong tác phẩm này, riêng câu hỏithứ 1, Ph.Ăngghen đã đặt vấn đề: Chủ nghĩa cộng sản là gì? và Ôngtrả lời ngay rằng: “Chủ nghĩa cộng sản là học thuyết về những điềukiện giải phóng giai cấp vô sản” Thực chất là giải phóng con ngườikhỏi áp bức bóc lột, bất công, xây dựng một xã hội công bằng, bìnhđẳng, ở đó mọi người được phát triển tự do và toàn diện

2.2 Quan niệm về giai cấp vô sản và điều kiện ra đời, tồn tại của giai cấp vô sản

Quan niệm về giai cấp vô sản được Ph.Ăngghen đặt ra và trảlời trong câu hỏi thứ 2 Ông cho rằng giai cấp vô sản là giai cấp chỉkiếm sống bằng bán sức lao động mà không phải sống bằng lợinhuận của bất cứ số tư bản nào, số phận của họ phụ thuộc vào việc

có bán được hay không bán được sức lao động Đó là giai cấp mà

Trang 5

hạnh phúc và đau khổ, sống và chết, toàn bộ sự sống còn của họ phụthuộc vào sự chuyển biến tốt hay xấu của công việc làm ăn và bảnthân công việc làm ăn đó lại phụ thuộc vào cuộc cạnh tranh không

gì ngăn cản nổi giữa những nhà tư bản Đây là giai cấp lao độngtrong thế kỷ XIX, họ là những người mất hết tư liệu sản xuất, cái sởhữu duy nhất là sức lao động Tuy nhiên, Ăngghen cũng cho rằnggiai cấp vô sản không đồng nhất với giai cấp nghèo đói, vì nhữngngười này có thể còn có chút tư liệu sản xuất, còn công nhân sốngtrong điều kiện như trên, tức là những người vô sản thì không phảilúc nào cũng có Sự phân biệt này được Ăngghen trình bày ở câuhỏi và câu trả lời thứ 3

Về sự ra đời của giai cấp vô sản, sự xác lập địa vị thống trị củaquan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa Ph.Ăngghen cho rằng giai cấp vôsản là sản phẩm của cuộc cách mạng công nghiệp Cuộc cách mạngnày xảy ra đầu tiên ở nước Anh vào nửa sau của thế kỷ XVIII, sau

đó thì diễn ra ở tất cả các nước văn minh trên thế giới Sở dĩ có cuộccách mạng đó là vì có sự phát minh ra máy móc mà trước hết là máyhơi nước, máy kéo sợi…Chính sự ra đời của máy móc đã làm thayđổi toàn bộ phương thức sản xuất tồn tại từ trước tới nay và loạinhững người công nhân cũ Máy móc thì rất đắt nên chỉ có nhữngnhà tư bản lớn mới dùng được Hàng hoá do máy móc sản xuất rathì rẻ và tốt hơn so với hàng hoá do công nhân sản xuất ra bằngphương pháp thủ công Chính bằng cách đó máy móc đã trao toàn

bộ công nghiệp vào tay các nhà tư bản lớn và hoàn toàn làm giảmgiá trị số tài sản nhỏ bé không đáng kể thuộc về công nhân Vì vậychỉ trong một thời gian ngắn nhà tư bản đã nắm hết thảy mọi cái vàotay mình, còn công nhân thì không còn gì nữa Máy móc và chế độcông xưởng ra đời làm cho phân công lao động xã hội và sự chuyênmôn hoá trong sản xuất ngày càng sâu sắc, năng suất, chất lượnghàng hoá tăng cao, giá lại rẻ, bằng cách ấy cuối cùng tất cả cácngành công nghiệp lần lượt chịu sự khống chế của máy móc như đã

Trang 6

từng xảy ra với ngành kéo sợi, dệt vải Tất cả các ngành côngnghiệp ấy đã hoàn toàn chuyển vào tay các nhà tư bản lớn, còn côngnhân thì mất hết mọi tàn dư cuối cùng bảo đảm sự độc lập của họ.Chế độ công xưởng ngày càng mở rộng sự thống trị của nó thay thếcho công trường thủ công, tầng lớp trung gian trước đây nhất lànhững người thợ cả thủ công hạng nhỏ ngày càng phá sản; địa vịtrước đây của người sản xuất hoàn toàn thay đổi và giai cấp tư sản,giai cấp vô sản mới được tạo ra dần dần cuốn hút tất cả các giai cấpkhác vào hàng ngũ của mình Như vậy, chính nhờ sự ra đời của máymóc đã làm thay đổi địa vị trước đây của người sản xuất dẫn đến sựhình thành 2 giai cấp: tư sản và vô sản Giai cấp những nhà tư sảnlớn độc chiếm mọi tư liệu sản xuất và cả tư liệu sinh hoạt Giai cấp

vô sản, những người hoàn toàn không có của phải bán lao động củamình cho nhà tư bản để đổi lấy những tư liệu sinh hoạt cần thiết.Quan hệ giữa hai giai cấp là quan hệ chủ thợ, quan hệ bóc lột và bịbóc lột, qua đó quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời và xác lậpđược địa vị thống trị của mình Sự ra đời của giai cấp vô sản đượcPh.Ăngghen trình bày ở câu hỏi và câu trả lời thứ 4 trong tác phẩm

Ở câu hỏi và câu trả lời thứ 5, Ph.Ăngghen phân tích về hànghoá sức lao động thông qua việc làm rõ sự bán sức lao động củangười vô sản cho nhà tư bản Theo Ăngghen, sức lao động cũng làmột thứ hàng hoá giống như mọi thứ hàng hoá khác, giá cả của nócũng tuân theo quy luật giá trị Chi phí sản xuất ra sức lao động gồm

có giá trị số lượng tư liệu sinh hoạt cần thiết để người công nhân cóthể duy trì năng lực lao động của mình và để cho giai cấp công nhânkhỏi bị diệt vong Vì là những người không có của nên người côngnhân phải trao đổi sức lao động của mình nhưng cũng không thểnhận nhiều hơn số cần thiết cho mục đích trên Ph.Ăngghen chorằng tiền lương chính là giá cả của sức lao động trong nền đại côngnghiệp và cạnh tranh tự do sẽ hết sức thấp, nó là mức tối thiểu đểduy trì đời sống của người công nhân Tuy nhiên tình hình có lúc

Trang 7

tốt, có lúc xấu nên người công nhân cũng có lúc lĩnh được nhiềuhoặc ít tiền lương nhưng tính trung bình thì số tiền lương mà họnhận được cũng không nhiều hơn và không ít hơn mức tối thiểu nóitrên Quy luật kinh tế đó của tiền lương ngày càng được thực hiệnmột cách chặt chẽ khi đại công nghiệp càng chiếm địa vị thống trịtrong tất cả các ngành lao động

Từ câu hỏi và câu trả lời thứ 6 đến câu hỏi và câu trả lời thứ

10, Ăngghen phân biệt giai cấp vô sản với các giai cấp khác trongcác xã hội trước chủ nghĩa tư bản và với người công nhân côngtrường thủ công Ông phân tích rằng trước khi có cách mạng côngnghiệp, trong thời cổ đại có những người lao động là nô lệ củangười chủ; thời trung cổ có người lao động là nông nô của chúa đấtquý tộc; từ thời trung cổ đến cách mạng công nghiệp trong cácthành thị còn có những người thợ thủ công làm việc cho người thợ

cả tiểu thị dân và cùng với sự phát triển của công trường thủ côngxuất hiện những công nhân công trường thủ công do các nhà tư bảnlớn hơn thuê mướn Sự ra đời của các giai cấp lao động và địa vịcủa họ gắn liền với điều kiện kinh tế - xã hội trong các giai đoạnlịch sử khác nhau so với các giai cấp có của chiếm địa vị thống trị.Người vô sản khác người nô lệ ở chỗ: Người nô lệ bị bán đi chỉ mộtlần thôi, là tài sản của người chủ nhất định, dù cùng cực thì sinhhoạt của họ vẫn được bảo đảm, nô lệ đứng ngoài cạnh tranh, họ làthứ đồ vật chứ không phải là một thành viên của xã hội công dân;người nô lệ muốn tự giải phóng mình chỉ cần tiêu diệt một quan hệ

nô lệ thôi Ngược lại, người vô sản tự bán mình từng ngày, từng giờ;

họ là tài sản của toàn bộ giai cấp tư sản, lao động (sức lao động) của

họ chỉ bán được khi có người cần đến nên sinh hoạt không được bảođảm; người vô sản sống trong điều kiện của cạnh tranh và chịu ảnhhưởng bởi tất cả các biến động của nó, họ được thừa nhận là một cánhân, một thành viên của xã hội công dân, thuộc về một xã hội cótrình độ phát triển cao hơn và do đó có trình độ cao hơn người nô lệ;

Trang 8

người vô sản chỉ có thể tự giải phóng được sau khi tiêu diệt đượcchế độ tư hữu nói chung Từ đây có thể suy luận rằng thủ tiêu chế

độ tư hữu tư bản là thủ tiêu chế độ tư hữu cuối cùng đẻ ra chế độngười bóc lột người Tiếp đó là sự so sánh của Ph.Ăngghen về sựkhác nhau giữa người vô sản và người nông nô Người nông nô có

và được sử dụng công cụ sản xuất, phải nộp một phần thu nhập củamình hay phải làm một số công việc, người nông nô phải đem nộp,sinh hoạt của họ được bảo đảm và họ đứng ngoài cạnh tranh Ngườinông nô tự giải phóng hoặc bằng cách nào đó gia nhập vào hàngngũ những người hữu sản và đi vào cạnh tranh Người vô sản thìlàm việc bằng công cụ sản xuất của người khác, để làm lợi chongười đó và nhận một phần thu nhập, họ được lĩnh về nhưng sinhhoạt của họ không được bảo đảm; họ sống trong điều kiện của cạnhtranh, họ tự giải phóng mình bằng cách tiêu diệt cạnh tranh, chế độ

tư hữu và mọi sự khác nhau về giai cấp Người vô sản cũng khácvới người công nhân trong công trường thủ công ở chỗ: Công nhântrong công trường thủ công họ ở khắp mọi nơi, đều có công cụ sảnxuất như khung cửi, xa kéo sợi, mảnh đất nhỏ, hầu như họ luôn sinhsống ở nông thôn, ít nhiều quan hệ có tính chất gia trưởng với địachủ, người giao việc Ngược lại với người công nhân trong côngtrường thủ công, người vô sản không có gì hết, phần nhiều họ sống

ở những đô thị lớn liên hệ với người giao việc bởi những quan hệthuần tuý tiền tệ Đại công nghiệp đã kéo người công nhân côngtrường thủ công ra khỏi điều kiện gia trưởng của họ, họ mất hết tàisản cuối cùng của họ và chỉ khi đó họ mới trở thành người vô sản

2.3 Ph.Ăngghen phân tích vai trò của đại công nghiệp với

sự phát triển của chủ nghĩa tư bản nói riêng và với sự phát triển của nhân loại nói chung

Trước hết, Ph.Ăngghen cho rằng đại công nghiệp hay lao độngbằng máy móc đã cho phép nâng cao năng suất lao động, hạ giá thànhsản phẩm Sự thay thế lao động thủ công bằng lao động máy móc đã

Trang 9

làm cho phân công lao động xã hội ngày càng sâu, rộng mang tính xãhội hoá cao, chuyên môn hoá sâu Cách mạng công nghiệp cho ra đờinhững sản phẩm công nghiệp với giá ngày càng hạ nên tác động làmrung chuyển và phá hoại hoàn toàn hệ thống công trường thủ công hay

hệ thống công nghiệp cũ xây dựng trên cơ sở lao động thủ công ở tất

cả các nước trên thế giới Cách mạng công nghiệp làm cho nhữngnước lạc hậu, những nước mà công nghiệp vẫn dựa trên công trườngthủ công, nửa dã man phải từ bỏ tình trạng biệt lập, khép kín của mình

và bắt đầu mua của người Anh những sản phẩm hàng hoá rẻ hơn, làmcho công trường thủ công bị phá sản Hơn thế nữa, cuộc cách mạngcông nghiệp đã làm cho những nước mà hàng chục thế kỷ như Ấn Độ

và ngay cả Trung Quốc cũng đang đi đến cách mạng Như vậy, đạicông nghiệp phát triển đã xoá bỏ sự biệt lập khép kín của các quốcgia, ngay cả những quốc gia phong kiến bảo thủ ở Phương Đông cũng

bị lôi cuốn vào vòng xoáy của đại công nghiệp, nhờ đó gắn kết cácdân tộc lại với nhau, xoá bỏ lạc hậu, thúc đẩy tiến bộ

Đại công nghiệp còn làm cho thị trường dân tộc gắn với thịtrường thế giới, tạo ra thị trường thế giới thống nhất, các quốc giađều phụ thuộc và lệ thuộc vào nhau Ánh sáng của văn minh, tiến bộnhờ đó mà lan toả; chỉ cần một sự kiện xảy ra ở các nước văn minhđều có thể ảnh hưởng tới tất cả các nước khác Thật vậy, đại côngnghiệp đã làm cho lực lượng sản xuất thế giới phát triển, các nướckhông chỉ lệ thuộc, phụ thuộc vào nhau về kinh tế – kỹ thuật của sảnxuất, cả đầu vào và đầu ra của nó mà còn lệ thuộc, phụ thuộc vàonhau cả về mặt kinh tế -xã hội của sản xuất, tức quan hệ sản xuất

Do đó, Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản mang tính xã hộihoá cao với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã tỏ ra lạc hậu có xuhướng kìm hãm sự phát triển đó không còn là mâu thuẫn trong nòngtừng nước mà đã trở thành mâu thuẫn trong toàn bộ hệ thống cácnước tư bản Chính sự giải quyết mâu thuẫn này làm cho sự nghiệpgiải phóng giai cấp công nhân ở một nước trở thành sự nghiệp giải

Trang 10

phóng công nhân ở các nước; làm cho sứ mệnh của giai cấp vô sảntrở thành sứ mệnh toàn thế giới Về vấn đề này được Ăngghen trảlời ở ý thứ nhất của câu hỏi thứ 11, Ông viết: “Như vậy là nền đạicông nghiệp đã gắn liền tất cả các dân tộc trên trái đất lại với nhau,

đã thống nhất tất cả các thị trường địa phương nhỏ bé thành một thịtrường toàn thế giới, đã chuẩn bị cơ sở, ở khắp nơi, cho văn minh vàtiến bộ, đã làm cho tất cả những cái gì xảy ra trong các nước vănminh đều có ảnh hưởng đến tất cả các nước khác”1

Tiếp đó, vấn đề thứ hai trong phần trả lời câu hỏi thứ 11,Ph.Ăngghen chứng minh đại công nghiệp phát triển không chỉ củng

cố địa vị kinh tế của giai cấp tư sản mà còn củng cố địa vị chính trịcủa nó làm cho nó trở thành giai cấp thống trị trong xã hội tư bản.Bởi đại công nghiệp thay thế công trường thủ công đã làm tăngthêm rất nhiều của cải và thế lực của giai cấp tư sản, làm cho nó trởthành giai cấp thứ nhất trong nước Nhờ sản xuất bằng máy, năngsuất lao động tăng, giá trị của hàng hoá giảm trong khi đó sản xuấttrong các công trường thủ công bằng các công cụ thủ công, năngsuất lao động thấp, giá thành sản phẩm cao không cạnh tranh nổi,tầng lớp trung lưu phải phá sản Cuối cùng ở tất cả các nơi xảy raquá trình đó, giai cấp tư sản đều nắm được chính quyền trong tay,gạt bỏ những tầng lớp trước đó vẫn giữ quyền thống trị, thủ tiêu mọiquyền lực của tầng lớp quý tộc, phá tan mọi thế lực của thị dânphường hội, mọi đặc quyền của thợ thủ công Để thay thế tất cảnhững cái đó, giai cấp tư sản đề ra tự do cạnh tranh, cái bảo đảmcho quyền kinh doanh của giai cấp tư bản vào bất cứ ngành côngnghiệp nào khi họ muốn và sự bình đẳng trong xã hội chỉ còn là sựbình đẳng của số tư bản ngang nhau Vì vậy có thể khẳng định đạicông nghiệp phát triển thúc đẩy tự do cạnh tranh Đại công nghiệp

và tự do cạnh tranh là nguyên nhân và kết quả của nhau, là điều kiệntiền đề cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, Ph Ăngghen đã

1 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, H 1995, 462,463.

Trang 11

khẳng định: “Nhưng cạnh tranh tự do là tất yếu đối với thời kỳ pháttriển ban đầu của đại công nghiệp, vì cạnh tranh tự do là một trạngthái xã hội duy nhất trong đó đại công nghiệp có thể phát triển - tiêudiệt thế lực xã hội của tầng lớp quý tộc và tầng lớp thị dân phườnghội bằng cách đó, giai cấp tư sản cũng đã tiêu diệt cả chính quyềncủa hai giai cấp đó Sau khi trở thành giai cấp thứ nhất trong xã hội,giai cấp tư sản tuyên bố mình là giai cấp thứ nhất cả trong lĩnh vựcchính trị”1

Kết thúc phần trả lời câu hỏi thứ 11, vấn đề thứ ba, Ph.Ăngghenkhẳng định đại công nghiệp không chỉ làm cho giai cấp tư sản pháttriển mà đồng thời với nó là sự phát triển tương ứng của giai cấp vôsản và họ ý thức được sứ mệnh của mình Do đó, cách mạng côngnghiệp đã chuẩn bị điều kiện cho cách mạng xã hội mà giai cấp vô sảntiến hành Sự phát triển của giai cấp vô sản không phải chỉ dừng lại ởmột địa phương, một quốc gia mà ở khắp mọi nơi có cách mạng côngnghiệp phát triển đều thúc đẩy giai cấp vô sản phát triển cùng với mộttốc độ phát triển của giai cấp tư sản Sự đông đúc của giai cấp vô sản

tỷ lệ thuận với sự giàu có của giai cấp tư sản Lý giải nguyên nhânnày, Ph.Ăngghen phân tích: “Vì chỉ tư bản mới có thể đem lại việclàm cho những người vô sản, và vì tư bản chỉ có thể tăng thêm khi sửdụng lao động, cho nên tư bản lớn lên bao nhiêu thì giai cấp vô sảncũng lớn lên bấy nhiều”2 Đồng thời, cách mạng công nghiệp tập trung

cả hai giai cấp tư sản và vô sản vào các thành thị lớn, vì ở đó côngnghiệp phát triển có lợi hơn Nhờ tập trung đông đảo quần chúng vàomột chỗ như vậy đã làm cho vô sản nhận thức được sức mạnh củamình Những máy móc mới thay thế lao động thủ công tiếp tục đượcphát minh, nó càng gây áp lực với tiền lương Tiền lương càng giảmxuống đến mức tối thiểu, khiến cho tình cảnh của giai cấp vô sản ngàycàng trở lên không sao chịu đựng nổi Phân tích lô gíc đó của sự phát

1 1,2, Sđ d, tr 463, 464.

2

Trang 12

triển đại công nghiệp, Ph.Ăngghen đi đến kết luận như một tất yếu vàniềm tin tưởng sâu sắc rằng: “Tóm lại, một mặt do sự bất mãn của giaicấp vô sản ngày càng tăng, mặt khác do sức mạnh của giai cấp vô sảnngày càng lớn cho nên cách mạng công nghiệp chuẩn bị điều kiện chocuộc cách mạng xã hội mà giai cấp vô sản sẽ tiến hành”1

Trong câu hỏi thứ 12, Ph.Ăngghen đặt vấn đề: cách mạngcông nghiệp còn mang lại những hậu quả gì thêm nữa Trả lời vấn

đề này, Ph.Ăngghen cho rằng: Đại công nghiệp phát triển mở rộngsản xuất với chi phí không nhiều, trong môi trường tự do cạnh tranhdẫn đến sản xuất vượt quá nhu cầu tiêu dùng gây ra khủng hoảngthương nghiệp dẫn đến hậu quả kinh tế, xã hội xấu Cuộc khủnghoảng này mang tính chu kỳ, nó trở thành căn bệnh kinh niên củachủ nghĩa tư bản, nó thức tỉnh tinh thần cách mạng của giai cấpcông nhân, đe doạ sự đổ vỡ của xã hội tư bản

Trong câu hỏi thứ 13, Ăngghen rút ra kết luận từ những cuộckhủng hoảng thương nghiệp tái diễn đều đặn ở trên, đó là tính chấtngày càng trầm trọng của khủng hoảng kinh tế dưới chủ nghĩa tưbản do sự phát triển của đại công nghiệp gây ra Để khắc phục tìnhtrạng đó, đòi hỏi phải xây dựng một chế độ xã hội mới trong đó việcsản xuất không phải tiến hành riêng lẻ mà do toàn thể xã hội thựchiện theo một kế hoạch vững chắc phù hợp với nhu cầu của mọithành viên trong xã hội Ph.Ăngghen trình bày kết luận của mình

trên hai ý: Thứ nhất, đại công nghiệp đã tự mình tạo ra cạnh tranh tự

do ở giai đoạn phát triển ban đầu của nó, nhưng nay đã vượt quácạnh tranh tự do; cạnh tranh trong điều kiện những cá nhân riêng lẻtiến hành sản xuất công nghiệp vô hình lại trở thành xiềng xích tróibuộc đại công nghiệp, sẽ gây ra tình trạng rối loạn, cứ bảy năm mộtlần như thế sẽ đe dọa toàn bộ nền văn minh, ném những người vôsản vào cảnh nghèo xác sơ và làm cho nhiều nhà tư sản phải phásản, từ đó đặt ra: “Do đó, hoặc phải từ bỏ đại công nghiệp - đó là

1 Sdd, tr 465.

Trang 13

điều tuyệt đối không thể được, hoặc phải thừa nhận rằng đại côngnghiệp làm cho việc xây dựng một tổ chức xã hội mới trở thành mộtviệc tuyệt đối cần thiết, một tổ chức xã hội mới trong đó việc lãnhđạo sản xuất công nghiệp không phải do từng chủ xưởng riêng lẻcạnh tranh với nhau thực hiện nữa, mà do toàn thể xã hội thực hiệntheo một kế hoạch vững chắc và phù hợp với nhu cầu của mọi thành

viên trong xã hội” Thứ hai, với khả năng mở rộng sản xuất vô hạn,

đại công nghiệp tạo ra điều kiện tất yếu cho phép xây dựng một chế

độ xã hội, ở đó mọi vật phẩm cần cho đời sống sẽ được sản xuất đếnnỗi mỗi thành viên xã hội đều hoàn toàn tự do phát triển và sử dụngmọi lực lượng, mọi năng lực của mình Ông rút ra nhận định rằng:

“Cho nên, cái tính chất của đại công nghiệp trong xã hội hiện thời là

đẻ ra mọi sự nghèo đói và mọi cuộc khủng hoảng thương nghiệp, thìđến một chế độ xã hội khác, chính tính chất ấy lại trở thành tínhchất thủ tiêu sự nghèo khổ đó và những sự biến động đem lại tai hoạđó” và có thể chứng minh rõ hai điều: “1, hiện nay tất cả mọi tai hoạ

đó đều chỉ do cái chế độ xã hội không còn phù hợp với điều kiệnthời đại nữa gây ra; 2, người ta đã có phương tiện để thủ tiêu triệt đểnhững tai hoạ đó bằng cách xây dựng nên một chế độ xã hội mới”1

2.4 Ph.Ăngghen dự báo về sự ra đời và đặc trưng của xã hội cộng sản chủ nghĩa

Trong câu hỏi thứ 14, Ăngghen hỏi: Chế độ xã hội mới đóphải như thế nào? Đọc phần trả lời của ông, thấy xã hội mới toátnên các đặc trưng: Việc sản xuất do toàn thể xã hội quản lý, tiếnhành vì lợi ích chung, theo một kế hoạch chung, với sự tham gia củamọi thành viên trong xã hội; triệt tiêu cạnh tranh, thay cạnh tranhbằng hợp tác Lý giải vấn đề này Ông cho rằng việc quản lý côngnghiệp và các ngành sản xuất nói chung không thể nằm trong taytừng cá nhân riêng lẻ cạnh tranh với nhau Vì từng cá nhân riêng lẻkinh doanh công nghiệp sẽ đem lại hậu quả tất yếu của chế độ tư

1 Sdd, tr 466.

Trang 14

hữu và vì cạnh tranh không phải là cái gì khác mà là một phươngthức kinh doanh công nghiệp khi công nghiệp do những người tưhữu riêng lẻ quản lý, cho nên chế độ tư hữu không thể tách rời cánhân kinh doanh công nghiệp và tách rời cạnh tranh được Do đó,trong xã hội mới: “Chế độ tư hữu cũng phải được thủ tiêu và phảiđược thay thế bằng việc sử dụng chung tất cả mọi công cụ sản xuất

và việc phân phối sản phẩm theo sự thoả thuận chung, tức là bằngcáí mà mọi người gọi là sự cộng đồng về tài sản”1 Thủ tiêu chế độ

tư hữu là cách nói vắn tắt và tổng quát nhất về việc cải tạo toàn bộchế độ xã hội và việc cải tạo này cũng là kết quả tất yếu của sự pháttriển công nghiệp

Ở câu hỏi và trả lời thứ 20 và thứ 21, Ph.Ăngghen bước đầukhái quát cho chúng ta một bức tranh tổng thể về xã hội cộng sảntương lai Đó là những dự báo được phân tích có cơ sở khoa họcdựa vào sự phát triển của đại công nghiệp dưới chủ nghĩa tư bảnlàm cho lực lượng sản xuất tư bản không tương thích với quan hệsản xuất đã trở thành xiềng xích trói buộc sự phát triển của nó vàcách mạng vô sản sẽ nổ ra để xoá bỏ chế độ tư hữu, xác lập xã hộicộng sản chủ nghĩa Ph.Ăngghen dự báo: Xã hội mới ra đời được kếthừa một nền sản xuất ở vào trình độ tiên tiến, hiện đại và có nhữngđặc trưng sau:

- Việc sản xuất, phân phối, trao đổi được tiến hành theo kếhoạch trên quy mô toàn xã hội, mọi hậu quả tai hại gắn với chế độquản lý đại công nghiệp hiện thời sẽ bị thủ tiêu trước hết

- Xoá bỏ khủng hoảng kinh tế, nghèo đói, bất công; đảm bảothoả mãn nhu cầu của mọi thành viên trong xã hội, sẽ làm nảy sinhnhững nhu cầu mới và tạo ra những phương tiện cho phép thoả mãnnhững nhu cầu đó

- Đại công nghiệp thoát khỏi xiềng xích của chế độ tư hữu sẽphát triển với quy mô chưa từng có Do đó, có điều kiện để thoả

1 Sdd, tr 467.

Trang 15

mãn nhu cầu của mọi thành viên trong xã hội Trong nông nghiệpcũng xảy ra tình trạng tương tự như trong công nghiệp.

- Xoá bỏ giai cấp và mọi sự đối lập về giai cấp

- Phát triển một cách tương xứng năng lực của con người vớiphương tiện hiện đại Việc tiến hành sản xuất tập thể bằng lực lượngcủa toàn xã hội và sự phát triển mới của nền sản xuất sẽ cần đếnnhững con người hoàn toàn mới và xã hội sẽ tạo nên những con người

đó Vì vậy nền công nghiệp do toàn xã hội thực hiện một cách tập thể

và có kế hoạch càng cần có những con người có năng lực phát triểntoàn diện, đủ sức tinh thông toàn bộ hệ thống sản xuất

- Con người, mọi thành viên trong xã hội được phát triển toàndiện năng lực, mọi người bình đẳng hưởng thụ của cải do xã hội làm

ra Sự liên hợp tất cả mọi thành viên trong xã hội nhằm mục đíchcùng nhau khai thác lực lượng sản xuất một cách có kế hoạch Côngtác giáo dục sẽ làm cho những người trẻ tuổi có khả năng nắm vữngnhanh chóng toàn bộ hệ thống sản xuất trong thực tiễn; làm cho họ

có thể lần lượt chuyển từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuấtkhác tuỳ theo nhu cầu của xã hội và tuỳ theo sở thích của bản thân

- Xoá bỏ sự đối lập giữa thành thị và nông thôn; cuối cùng là

sự hoà hợp giữa thành thị và nông thôn “Cũng những con người ấy

sẽ làm cả lao động nông nghiệp lẫn lao động công nghiệp chứkhông phải giao hai công việc cho hai giai cấp khác nhau”

Về vấn đề chế độ cộng sản sẽ ảnh hưởng như thế nào đến giađình Trả lời câu hỏi thứ 21, Ph.Ăngghen nói rất rõ: “Quan hệ nam

nữ sẽ trở thành một công việc hoàn toàn tư nhân, chỉ thuộc vềnhững người hữu quan và xã hội không cần phải can thiệp vào…Tổchức cộng sản chủ nghĩa không những không đưa lại sự cộng thê

mà trái lại còn tiêu diệt sự cộng thê”1

2.5 Tính tất yếu khách quan phải thủ tiêu chế độ tư hữu

về tư liệu sản xuất, biện pháp và bước đi thủ tiêu chế độ tư hữu

1 Sdd, tr 475, 476.

Trang 16

Những vấn đề trên được Ph.Ăngghen phân tích ở một loạt cáccâu hỏi và câu trả lời, từ câu hỏi thứ 15 đến câu hỏi thứ 18 Ở câuhỏi và trả lời thứ 15, Ph.Ăngghen phân tích về sự cần thiết phải thủtiêu chế độ tư hữu thông qua việc đặt vấn đề: Phải chăng như vậy cónghĩa là trước đây, không thể thủ tiêu được chế độ tư hữu? Ôngkhẳng định ngay: Đúng Sự thủ tiêu chế độ tư hữu cũng như sự rađời của nó và xây dựng chế độ công hữu phải tuân thủ yêu cầu củaquy luật kinh tế khách quan, quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợpvới tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Trướcđây không thể thủ tiêu được chế độ tư hữu, vì: “Bất cứ một sự thayđổi nào của chế độ xã hội, bất cứ một sự cải biến nào về mặt quan

hệ sở hữu cũng đều là kết quả tất yếu của việc tạo nên những lựclượng sản xuất mới, không còn phù hợp với các quan hệ sở hữu cũnữa Bản thân chế độ tư hữu cũng ra đời như vậy” Ph.Ăngghen chorằng vấn đề là ở chỗ không phải khi nào cũng có chế độ tư hữu vàchứng minh qua các thời kỳ lịch sử Vào cuối thời trung cổ, khiphương thức sản xuất mới – không chứa nổi trong khuôn khổ củachế độ sở hữu phong kiến và phường hội lúc bấy giờ, xuất hiện dướihình thức công trường thủ công thì công trường thủ công đã vượtquá quan hệ sở hữu cũ, tạo cho nó một hình thức sở hữu mới, chế độ

tư hữu Chứng minh theo lô gíc này, Ông kết luận: “Đối với côngtrường thủ công và đối với giai đoạn phát triển ban đầu của đại côngnghiệp, không thể có hình thức sở hữu nào khác ngoài quyền tưhữu, không thể có chế độ xã hội nào khác ngoài chế độ xã hội xâydựng trên cơ sở tư hữu Chừng nào chưa thể sản xuất với quy mô cóthể không những đủ cung cấp cho mọi người mà còn có thừa sảnphẩm để tăng thêm tư bản xã hội và phát triển lực lượng sản xuấthơn nữa, thì chừng đó, luôn luôn còn phải có một giai cấp thống trịchi phối lực lượng sản xuất xã hội, và một giai cấp nghèo đói bị ápbức Đó là những giai cấp nào, điều này tuỳ ở trình độ phát triển của

Trang 17

sản xuất”1 Để làm rõ hơn kết luận của mình, Ph.Ăngghen chứngminh từ thời kỳ trung cổ cho đến thời kỳ công trường thủ công trongthế kỷ XIX, lực lượng sản xuất vẫn chưa phát triển đến mức khiếncho có thể sản xuất đủ sản phẩm cho mọi người, và khiến cho chế

độ tư hữu trở thành xiềng xích ngăn cản sự phát triển của lực lượngsản xuất đó Tuy nhiên cho đến nay, sự phát triển của lực lượng sảnxuất do đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa tạo ra đã vượt quá chế độ

tư hữu, do đó mà việc thủ tiêu chế độ tư hữu là có thể thực hiệnđược và hoàn toàn cần thiết Về vấn đề này Ông nói: “Nhưng hiệnnay, nhờ sự phát triển của đại công nghiệp nên thứ nhất, tư bản vàlực lượng sản xuất đã được tạo ra với quy mô chưa từng có, vàngười ta đã có phương tiện để, trong một thời gian ngắn phát triểnlực lượng sản xuất đó một cách vô hạn Thứ hai, các lực lượng sảnxuất đó tập trung trong tay một số ít nhà tư sản, còn đông đảo quầnchúng nhân dân thì ngày càng trở thành vô sản; hơn nữa của cải của

tư sản ngày càng tăng thì tình cảnh của quần chúng nhân dân càngtrở nên nghèo đói và không sao chịu nổi Thứ ba, những lực lượngsản xuất mạnh mẽ dễ tăng thêm đó đã vượt quá chế độ tư hữu vànhà tư sản đến mức là nó luôn luôn gây ra những sự chấn động hếtsức mạnh mẽ trong chế độ xã hội Cho nên, chỉ có ngày nay, việcthủ tiêu chế độ tư hữu mới trở thành không những là điều có thểthực hiện được, mà thậm chí còn là điều hoàn toàn cần thiết”

Về bước đi của thủ tiêu chế độ tư hữu, xây dựng chế độ cônghữu, trong câu hỏi thứ 17, Ông đặt vấn đề: Liệu có thể thủ tiêu chế

độ tư hữu ngay lập tức được không? Câu trả lời của Ph.Ăngghen là:Không, không thể được Như vậy, việc thủ tiêu chế độ tư hữu, xâydựng chế độ công hữu phải tiến hành dần dần, từng bước, lâu dàitrên cơ sở tôn trọng quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tínhchất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; không thể dùngbiện pháp hành chính, nôn nóng, chủ quan, duy ý chí Điều này đãđược Ph.Ăngghen giải thích rất rõ rằng: “cũng y như không thể làm

1 Sdd, tr 467-468.

Trang 18

cho lực lượng sản xuất hiện có tăng lên ngay lập tức đến mức cầnthiết để xây dựng một nền kinh tế công hữu Cho nên cuộc cáchmạng của giai cấp vô sản đang có tất cả những triệu chứng là sắp nổ

ra, sẽ chỉ có thể cải tạo xã hội hiện nay một cách dần dần, và chỉ khinào tạo nên được một khối lượng tư liệu sản xuất cần thiết cho việccải tạo đó thì khi ấy mới thủ tiêu được chế độ tư hữu”1

Về biện pháp để thủ tiêu chế độ tư hữu: Ở câu hỏi thứ 16,Ph.Ăngghen nêu vấn đề có thể thủ tiêu chế độ tư hữu bằng biệnpháp hoà bình được không? ở phần trả lời, Ông cho rằng có thể thủtiêu chế độ tư hữu bằng biện pháp hoà bình và những người cộngsản chính là những người sau cùng phản đối việc đó Như vậy, thủtiêu chế độ tư hữu bằng biện pháp hoà bình là biện pháp có thể thựchiện được và là điều mong muốn Nhưng Ông cũng nhấn mạnh rằngkhông thể làm cách mạng theo ý muốn chủ quan, tuỳ tiện mà phảixuất phát từ yêu cầu, hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Bởi vì, trênthực tế sự phát triển của giai cấp vô sản ở hầu khắp tất cả các nướcvăn minh đều bị đàn áp bằng bạo lực, như vậy tức là kẻ thù củanhững người cộng sản, giai cấp tư sản đã gắng hết sức làm việc chocách mạng Cuối cùng tất cả những điều đó thúc đẩy giai cấp vô sảnlàm cách mạng thì họ sẽ bảo vệ sự nghiệp của giai cấp bằng hànhđộng Hành động của giai cấp vô sản trong cách mạng, chúng ta cầnhiểu đó không phải là biện pháp hoà bình nữa mà là biện pháp đốilập với hoà bình, bạo lực cách mạng

Trả lời câu hỏi thứ 18, Ăngghen đã chỉ ra những bước đi vàbiện pháp cụ thể Trước hết, giai cấp vô sản phải xác lập đượcquyền thống trị về chính trị của mình và dùng quyền đó để thi hànhnhững biện pháp rộng rãi, trực tiếp hay gián tiếp đánh vào chế độ tưhữu Nhưng những biệp pháp này, Ph.Ăngghen cho đó là nhữngbiện pháp chủ yếu nhất và xuất phát từ những điều kiện cụ thể thờiPh.Ăngghen Theo đó, từ đây có thể suy luận là khi những điều kiệnkinh tế, chính trị - xã hội đã có sự thay đổi thì những biện pháp màgiai cấp vô sản áp dụng để xoá bỏ chế độ tư hữu có thể phải thay

1 Sdd, tr 469.

Trang 19

đổi Sự thay đổi ấy như thế nào, cụ thể ra sao còn phụ thuộc vàođiều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng quốc gia và vấn đề cơ bản làgiai cấp vô sản ở đó có nhận thức đúng đắn và đầy đủ các quy luậtkinh tế khách quan để vận dụng cụ thể vào một hoàn cảnh cụ thểhay không Lời Ph.Ăngghen khẳng định: “Trước hết, nó tạo ra mộtchế độ dân chủ và nhờ đó mà trực tiếp hay gián tiếp tạo ra quyềnthống trị chính trị của giai cấp vô sản…Đối với giai cấp vô sản, chế

độ dân chủ sẽ trở nên hoàn toàn vô ích nếu nó không được dùngngay lập tức làm phương tiện để thi hành những biện pháp rộng rãitrực tiếp đánh vào chế độ tư hữu và bảo đảm sự tồn tại của giai cấp

vô sản Những biện pháp chủ yếu nhất, tất yếu xuất phát từ nhữngđiều kiện hiện nay”1

Ph.Ăngghen đưa ra 12 biện pháp cụ thể để thủ tiêu chế độ tưhữu, như: 1, Hạn chế quyền tư hữu…; 2, Dần dần tước đoạt bọnchiếm hữu ruộng đất, bọn chủ xưởng…một phần bằng sự cạnh tranhcủa công nghiệp nhà nước, một phần trực tiếp bằng cách chuộc lạibằng tiền giấy; 3, Tịch thu tài sản của tất cả những kẻ chạy trốn ranước ngoài…; 4 Tổ chức lao động hay giao việc cho những người

vô sản trong nông trường, nhà máy, công xưởng quốc gia…;5, Thựchiện nghĩa vụ lao động đối với mọi người…; 6, Tập trung hệ thốngtín dụng và việc buôn bán bằng tiền vào tay nhà nước…7, Tuỳ theoviệc tăng thêm vốn và số lượng công nhân mà tăng thêm số lượngmáy móc…; 8, Đưa trẻ em vào giáo dục trong các cơ quan nhà nướcvới sự đài thọ của nhà nước, kết hợp giáo dục với lao động trongcông xưởng; 9, Xây dựng những cung lớn làm chỗ ở chung cho cáccông xã, kết hợp tốt lối sống thành thị và nông thôn 10, Phá bỏ tất

cả những ngôi nhà, khu nhà ở không hợp vệ sinh, chất lượng xâydựng kém…; 11, Con trong và ngoài giá thú có quyền thừa kế tàisản như nhau; 12, Tập trung toàn bộ công việc vận tải vào trong taynhà nước Theo Ông những biện pháp trên cũng không thể tiến hànhtất cả ngay trong một đợt, dù là trực tiếp nhưng vẫn phải tiến hành

1 Sdd, tr 470.

Trang 20

dần dần từng bước, đồng thời đi liền với nó là xây dựng chế độ cônghữu và khi nào toàn bộ tư bản, toàn bộ sản xuất, toàn bộ việc traođổi đã tập trung vào trong tay nhà nước thì chế độ tư hữu sẽ tự tiêuvong, tiền tệ sẽ trở thành thừa…và con người sẽ thay đổi đến mứctất cả những hình thức cuối cùng của quan hệ xã hội cũ có thể biếnmất đi.

2.6 Ph.Ăngghen dự báo về cuộc cách mạng vô sản

Cuộc cách mạng vô sản không chỉ có tính chất dân tộc mà còn cótính chất quốc tế, trước hết nó sẽ đồng thời nổ ra ở các nước văn minh vàcuộc cách mạng đó phát triển nhanh hay chậm là tuỳ thuộc ở chỗ nướcnào có công nghiệp phát triển hơn, tích luỹ được nhiều của cải hơn và cónhiều lực lượng sản xuất hơn Ông lấy hai nước công nghiệp là nướcĐức và nước Anh có trình độ phát triển công nghiệp khác nhau để sosánh, nước Đức cách mạng vô sản thực hiện chậm hơn và khó khăn hơn,còn nước Anh thì nhanh hơn và dễ dàng hơn Về tầm ảnh hưởng củacuộc cách mạng vô sản, Ông nói: “Cách mạng vô sản cũng có ảnhhưởng rất lớn đến các nước khác trên thế giới, nó sẽ làm thay đổi hoàntoàn và thúc đẩy cực kỳ nhanh chóng tiến trình phát triển trước kia củacác nước đó Nó là một cuộc cách mạng có tính chất toàn thế giới và vìvậy nó sẽ có một vũ đài toàn thế giới”1 Sở dĩ có cuộc cách mạng vô sản

và tính chất quốc tế của nó là do đại công nghiệp phát triển tạo ra sự kếtnối và sự phụ thuộc, tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các dân tộc, san bằng sựphát triển giữa các nước; nó có thể đồng thời nổ ra ở các nước văn minh

mà không phải chỉ ở một nước, một dân tộc Vấn đề trên đượcPh.Ăngghen trình bày ở câu hỏi và trả lời thứ 19

2.8 Phân biệt người cộng sản khác với người xã hội chủ nghĩa và thái độ của người cộng sản với các chính đảng khác.

Trước khi đi vào phân biệt người cộng sản với người xã hộichủ nghĩa và thái độ của họ với các chính đảng khác, Ph.Ăngghen

đã đặt ra hai vấn đề: ở câu hỏi thứ 22 và 23 nói về thái độ của tổ

1 Sdd, tr 472.

Trang 21

chức cộng sản đối với các dân tộc và các tôn giáo hiện đương tồn tại

đã được Ông trả lời nhưng hiện nay bản thảo không còn được giữlại Sự phân biệt người cộng sản với người xã hội chủ nghĩa, trongtrả lời câu hỏi thứ 24, Ông chia ra làm ba loại người xã hội chủnghĩa Loại thứ nhất là những người ủng hộ xã hội phong kiến vàgia trưởng càng ngày càng bị tiêu diệt bởi đại công nghiệp vàthương nghiệp thế giới, người cộng sản bao giờ cũng kiên quyết đấutranh với loại người xã hội chủ nghĩa phản động này Loại thứ haigồm những người ủng hộ xã hội hiện nay, nhưng lại lo sợ và muốnxoá bỏ những tai hoạ do xã hội hiện tại, tức xã hội tư bản chủ nghĩasản phẩm của đại công nghiệp và cạnh tranh tự do Với loại ngườinày, người cộng sản cũng phải đấu tranh không mệt mỏi chốngnhững người xã hội chủ nghĩa tư sản đó Cuối cùng loại thứ ba gồmnhững người xã hội chủ nghĩa dân chủ, họ đi theo con đường củanhững người cộng sản nhưng chỉ muốn thực hiện một phần nhữngbiện pháp nêu ra và không coi đó là những biện pháp quá độ dẫnđến chủ nghĩa cộng sản mà coi đó là những biện pháp đầy đủ để xoá

bỏ cảnh nghèo nàn và những tai hoạ của xã hội đương thời; cho nêntrong quá trình hoạt động, người cộng sản sẽ liên hiệp với nhữngngười xã hội chủ nghĩa dân chủ, phải cố sức duy trì chính sáchchung với họ, chỉ cần họ không phục vụ giai cấp tư sản thống trị vàkhông tấn công người cộng sản

Về thái độ của người cộng sản với các chính đảng khác làkhác nhau ở trong các nước khác nhau như Anh, pháp, Bỉ, Mỹ, Đứcđược Ph.Ăngghen trả lời ở câu hỏi thứ 25

3 Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM

Ra đời cách đây hơn 160 năm nhưng những tư tưởng, quanđiểm của Ph.Ăngghen về chủ nghĩa cộng sản trong tác phẩm vẫngiữ nguyên giá trị, là ngọn cờ đưa đường chỉ lối cho phong tràocộng sản và công nhân quốc tế Đúng như Ph.Ăngghen đã khẳngđịnh ngay từ đầu khi viết tác phẩm, Chủ nghĩa cộng sản là học

Trang 22

thuyết về những điều kiện giải phóng giai cấp vô sản Những điềukiện ấy không phải từ trên trời rơi xuống mà trái lại nó được hìnhthành chính ngay trên mảnh đất hiện thực của chủ nghĩa tư bản.Chính sự phát triển của đại công nghiệp và cạnh tranh tự do tư bảnchủ nghĩa đã làm xuất hiện giai cấp tư sản áp bức thống trị trong xãhội tư bản và giai cấp của những người vô sản bị áp bức thống trị.

Sự phát triển của đại công nghiệp trước hết là ở những nước vănminh sau đó nan tràn ra tất cả các dân tộc, đã kết nối tất cả các dântộc, các thị trường địa phương nhỏ bé thành thị trường toàn thế giới,khiến cho tất cả những gì xảy ra ở một nước văn minh đều có thểảnh hưởng tới các dân tộc khác Sự phụ thuộc, lệ thuộc vào nhaucủa các nước là rất lớn Nhờ sức mạnh của đại công nghiệp làm cholực lượng sản xuất tư bản mang tính xã hội hoá cao mâu thuẫn vớiquan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dựa trên chế độ tư hữu về tư liệusản xuất đang có xu hướng kìm hãm sự phát triển của nó Biểu hiệncủa mâu thuẫn này về mặt xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản

và giai cấp vô sản Giải quyết mâu thuẫn đó phải bằng một cuộccách mạng vô sản và cuộc cách mạng này trong thời đại cách mạngcông nghiệp nó không chỉ có tính chất dân tộc mà còn có tính chấtquốc tế Vì vậy, dưới ánh sáng soi đường của học thuyết giải phónggiai cấp mình, giai cấp vô sản toàn thế giới phải đoàn kết lại để lật

đổ giai cấp tư sản thống trị thế giới Trong bối cảnh hiện nay, dưới

sự tác động nhiều chiều của toàn cầu hoá kinh tế và sự phát triểnnhư vũ bão của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại làmcho tính chất toàn cầu của những vấn đề kinh tế – xã hội thế giớingày càng sâu sắc Những vấn đề phức tạp về kinh tế - xã hội củathế giới do chính sự phát triển của đại công nghiệp tư bản chủ nghĩatạo ra và chủ nghĩa tư bản cũng không thể một mình giải quyếtđược những mâu thuẫn nội tại trong lòng xã hội của nó cũng nhưnhững vấn đề của nhân loại Sự chung tay của loài người để giảiquyết những vấn đề này chính là điều kiện để tập hợp sức mạnh của

Trang 23

giai cấp vô sản, loài người tiến bộ đấu tranh cho một xã hội tiến bộ.

Đối với Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam, lý luận củaPh.Ăngghen về chủ nghĩa cộng sản là cơ sở khoa học để chúng ta nhậnthức và vận dụng giải quyết những vấn đề thực tiễn công cuộc đổi mớicủa Đảng đang đặt ra Hiện nay, nước ta đang trong thời kỳ quá độ lênchủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, do đó những nhiệm

vụ kinh tế cơ bản mà Đảng và nhân dân ta phải thực hiện để đạt tớimục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và vănminh” là rất nặng nề Công nghiệp hoá, hiện đại hoá với nước ta lànhiệm vụ kinh tế cơ bản xuyên suốt của cả thời kỳ quá độ Bởi vì nếukhông tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì nước ta không thể có

cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại của chủ nghĩa xã hội; không có điềukiện vật chất cần thiết để đáp ứng nhu cầu ngày càng đầy đủ và chínhđáng của nhân dân, ổn định chính trị – xã hội, củng cố quốc phòng, anninh Do đó, những tư tưởng của Ph.Ăngghen về vai trò của đại côngnghiệp với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản nói riêng và sự phát triểncủa nhân loại nói chung là nền tảng lý luận cần thiết, rất bổ ích chỉ đạo

sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta Là nước đi sau nên

để đuổi kịp các nước văn minh, xuất phát từ thực tiễn nước ta và bốicảnh quốc tế hiện nay mà sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiệnđại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức càng trở thành nhiệm vụ cấpbách và cũng là mục tiêu cơ bản lâu dài của đất nước Đồng thời đócũng là cơ sở để chúng ta đấu tranh với những quan điển sai trái chorằng thế giới hiện nay chưa có quốc gia nào đạt tới trình độ kinh tế trithức mà Đảng ta đã đặt vấn đề phát triển kinh tế tri thức là nôn nóng,chủ quan Không phải như vậy, mà chỉ có trên cơ sở lực lượng sản xuấttiên tiến hiện đại, chúng ta mới xây dựng được quan hệ sản xuất tiến bộlàm nền tảng cho chế độ xã hội mới, nền kinh tế mới Từ lý luận củaPh.Ăngghen về xoá bỏ chế độ tư hữu và xây dựng chế độ sở hữu côngcộng, chúng ta càng nhận thức sâu sắc rằng không thể nôn nóng, chủquan, duy ý chí thoát ly khỏi mảnh đất hiện thực, tức là trình độ lực

Trang 24

lượng sản xuất của nước ta Vì vậy, trong tiến trình xây dựng quan hệsản xuất mới tiến bộ việc thực hiện đa dạng hoá chế độ sở hữu, hìnhthức sở hữu về tư liệu sản xuất và theo đó là nền kinh tế với cơ cấukinh tế nhiều thành phần là phù hợp với quy luật kinh tế khách quancũng như thực tiễn kinh tế đất nước Chính sự phát triển lực lượng sảnxuất của nhân loại mà trước hết ở các nước tư bản phát triển nhờ cuộccách mạng công nghiệp đã phát triển ở trình độ cao dẫn đến quá trìnhtoàn cầu hoá kinh tế, vừa có tác động tích cực vừa có tác động tiêu cựctới mọi quốc gia trên thế giới Để phát triển đất nước, chúng ta khôngthể đứng ngoài quá trình này Vì vậy, đường lối mở cửa chủ động hộinhập kinh tế quốc tế với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ chính là

để nước ta phát huy lợi thế so sánh, kết hợp nội lực và ngoại lực, biếnthách thức trở thành cơ hội phát triển Ngay trong tác phẩm,Ph.Ăngghen đã phân tích tầm tác động sâu rộng, nhiều chiều của đạicông nghiệp tư bản chủ nghĩa, nó là cơ sở lý luận cho đường lối mởrộng quan hệ kinh tế đối ngoại

Nhiệm vụ của chúng ta hiện nay là thông qua nghiên cứu tácphẩm này cần nắm chắc những quan điểm tư tưởng của Ph.Ăngghenkhông những để phục vụ việc phổ biến truyền bá sâu rộng trong quầnchúng mà còn biết vận dụng để xem xét những vấn đề thực tiễn củacách mạng, đấu tranh chống lại những quan điển sai trái bảo vệ chủnghĩa Mác – Lênin và đường lối quan điểm của Đảng ta

Trang 25

TÁC PHẨM

“PHÊ PHÁN CƯƠNG LĨNH GÔ TA”

CỦA C.MÁC

1 HOÀN CẢNH LỊCH SỬ RA ĐỜI TÁC PHẨM

Tác phẩm “Phê phán cương lĩnh Gôta” được C.Mác viết vào

năm 1875 và xuất bản lần đầu năm 1890 Nhưng trong thực tế cảC.Mác và Ph.Ăngghen đều tham gia chuẩn bị nội dung của tácphẩm quan trọng này Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh:

Một là, ở nước Đức, năm 1863 có một tổ chức công nhân đã

được thành lập gọi là: Tổng hội liên hiệp công nhân Đức doPh.Látxan cầm đầu Látxan không phải là một người xã hội chủnghĩa chân chính Chủ nghĩa Látxan, thực chất là một thứ chủ nghĩa

xã hội dân chủ tiểu tư sản, mang tính chất cải lương và thoả hiệp.Toàn bộ nội dung lý luận của chủ nghĩa Látxan xoay quanh 4 vấnđề:

- Quy luật sắt về tiền công

- Thành lập các hội sản xuất với sự giúp đỡ của Nhà nướcquân chủ chuyên chế

- Đối lập với giai cấp công nhân, các giai cấp khác hợp thành mộtkhối phản động và liên minh với giai cấp quý tộc, phong kiến để chốnglại giai cấp tư sản

- Cương lĩnh chính trị: Phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và trực

Trang 26

tiếp mới đảm bảo được các quyền lợi xã hội chính đáng của các giaicấp cần lao Đức, loại trừ được đối kháng giai cấp Theo đuổi mụcđích trên bằng đường lối hoà bình và hợp pháp Đặc biệt là bằngcách tranh thủ dư luận quần chúng để xây dựng chế độ phổ thôngđầu phiếu, bình đẳng và trực tiếp, coi đó là con đường duy nhất đểtiến lên chủ nghĩa xã hội.

Hai là, cuộc đấu tranh trên lĩnh vực lý luận, tư tưởng của

C.Mác và Ph.Ăngghen chống lại chủ nghĩa Látxan đã có tác dụnggiác ngộ và thúc đẩy phong trào công nhân Đức tiến tới thành lậpmột Đảng khác với phái của Látxan Năm 1869 ở Aidơnắc đã diễn

ra Đại hội để thành lập Đảng Công nhân dân chủ xã hội Đức C.Mác

và Ph.Ăngghen chào mừng, nhưng không quên phê phán nhữngđiều lệch lạc trong cương lĩnh Aidơnắc Đặc biệt là điều nói về:

"Xây dựng một Nhà nước tự do" thể hiện sự mơ hồ về Nhà nước của

những người lãnh đạo Aidơnắc Như vậy, ở Đức có 2 Đảng đangtồn tại: Tổng hội liên hiệp công nhân Đức và Đảng Công nhân dânchủ - xã hội Đức đều tuyên bố đi theo chủ nghĩa Mác và dựa trênlập trường của quốc tế một

Ba là, sau chiến tranh Pháp - Phổ, việc thống nhất nước Đức

được hoàn thành, nhưng việc thống nhất này bằng con đường bạolực, chiến tranh thôn tính; bằng con đường dân chủ và phản cáchmạng; bằng cách Phổ hoá toàn bộ nước Đức C.Mác khẳng định,vẫn là một nền chuyên chính quân sự được tổ chức theo lối quanliêu, được bảo vệ bằng cảnh sát, được trang sức bằng hình thức nghịviện với một mớ hỗn tạp những yếu tố phong kiến và những ảnhhưởng tư sản

Bốn là, Sự thống nhất nước Đức và sự phát triển phong trào

công nhân ở nước Đức đã làm cho giai cấp công nhân đông lên, tậptrung hơn và có khả năng đấu tranh trên quy mô cả nước Trung tâmphong trào công nhân quốc tế đã chuyển từ Pháp sang Đức Do đó,cần phải thống nhất lực lượng cả nước để đối phó với các thế lực

Trang 27

phản động Trong lúc này phái Látxan đã mất ảnh hưởng trongphong trào quần chúng Vì vậy, Họ đề nghị Lípnếch mở một cuộcthương lượng để tiến tới thống nhất hai tổ chức này Những ngườilãnh đạo hai bên thoả thuận mở hội nghị chung vào ngày 14 và 15-2- 1875, để chuẩn bị cho Đại hội hợp nhất sẽ họp ở Gôta và dự thảocương lĩnh cho một Đảng hợp nhất Lípnếch tham gia tiểu ban Lúcnày, Augutxtơ Bêben đang bị cầm tù Bản dự thảo cương lĩnh gửicho Bêben và Brắccơ Bêben và Brắccơ không tán thành bản cươnglĩnh nhưng cũng không phản đối một cách triệt để, bởi vì hai ôngkhông đủ sức chống lại khuynh hướng cơ hội trong ban lãnh đạoĐảng.

Bản dự thảo được gửi cho C.Mác và Ph.Ăngghen ở Luân Đôn.Đọc xong, cả C.Mác và Ph.Ăngghen rất bất bình với bản cương lĩnh.Tháng 3-1875, Ph.Ăngghen viết thư gửi cho Bê Ben phản đối nhữngđiểm sai lầm trong bản cương lĩnh Tháng 5-1875, C.Mác viết thư phảnđối bản cương lĩnh và gửi Brắccơ, kèm theo bản dự thảo cương lĩnh cóghi những điều nhận xét và phê phán của C.Mác

Việc C Mác viết bản phê phán cương lĩnh Gôta là rất cần thiết chophong trào công nhân Đức lúc đó, bởi vì:

Một là, C.Mác cần phải phê phán bản dự thảo cương lĩnh

Gôta để vạch ra sai lầm thoả hiệp hữu khuynh, vô nguyên tắc củanhững người lãnh đạo Đảng Aidơnắc; vạch trần bản chất cơ hội, cảilương của phái Látxan

Hai là, Thông qua phê phán bản dự thảo cương lĩnh Gôta, để

kịp thời vạch trần quan điểm phản động của phái Látxan xuyên tạcchủ nghĩa Mác; khẳng định những quan điểm đúng đắn của mình,

đề phòng mọi sự hiểu lầm có thể xảy ra do sự vu khống của bọn vôchính phủ

Ba là, C.Mác và Ph.Ăngghen nhân dịp phê phán bản cương

lĩnh Gôta để làm cho những người dân chủ - xã hội và quần chúngcông nhân có thêm tài liệu để đánh giá phái Látxan một cách chính

Trang 28

xác hơn

2 NỘI DUNG KINH TẾ CHÍNH TRỊ TRONG TÁC PHẨM

2.1 Những quan điểm, tư tưởng của C.Mác về lao động, tiền công và nhà nước.

a C.Mác phê phán vấn đề lao động của Lát Xan, không nhận thức rõ mối quan hệ giữa lao động và điều kiện vật chất của lao động.

Nói đến người lao động trong xã hội tư bản là nói đến nhữngngười công nhân làm thuê không có tư liệu sản xuất, phải bán sứclao động cho giai cấp tư sản Giai cấp tư sản chiếm hữu tư liệu sảnxuất và bóc lột người lao động về giá trị thặng dư và nô dịch họ Ởnước Đức lúc này, giai cấp tư sản và giai cấp địa chủ chi phốinhững nguồn sinh sống của người lao động, trong đó có ruộng đất.C.Mác đã từng nói, sự phụ thuộc về mặt kinh tế của những người vôsản vào các giai cấp độc quyền chiếm hữu các tư liệu lao động chính

là cơ sở của tình trạng bị nô dịch, của mọi sự bất hạnh về mặt xãhội, của tình trạng bị khuất phục về tinh thần và bị lệ thuộc về mặtchính trị của những người lao động vào giai cấp tư sản C.Mác vàPh.Ăngghen luôn chú ý đến mối quan hệ giữa người lao động vànhững điều kiện vật chất để lao động Quan tâm đến vấn đề giảiphóng lao động, làm cho người lao động làm chủ những điều kiệnvật chất để lao động, tức là làm chủ tư liệu sản xuất, làm chủ mọinguồn sinh sống của mình Do đó, cương lĩnh chính trị của mộtĐảng Công nhân xã hội chủ nghĩa thì phải đưa vấn đề sở hữu về tưliệu sản xuất lên hàng đầu, không thể bỏ qua vấn đề xoá bỏ chế độ

sở hữu phong kiến và tư bản

Thế nhưng, trong cương lĩnh Gôta chỉ bàn một cách tách rờigiữa lao động và điều kiện vật chất để lao động Cương lĩnh nêu “Laođộng là nguồn gốc của mọi của cải và mọi văn hoá”1 C.Mác đã phêphán: “Lao động không phải là nguồn gốc duy nhất của giá trị sử dụng

mà nó tạo ra (tức là của cải vật chất), mà giới tự nhiên cũng như lao

1 C M¸c vµ Ph.¡ngghen, toµn tËp, TËp 19, Nxb ChÝnh trÞ- Quèc gia, Hµ néi, 2002 Tr 26.

Trang 29

động là nguồn gốc của những giá trị sử dụng” Chính bản thân laođộng cũng chỉ là biểu hiện của một sức tự nhiên, sức lao động của conngười Vì vậy, sức lao động có kết hợp với đối tượng lao động và tưliệu lao động mới tạo ra được của cải Cho nên, nếu chỉ bàn suông vềlao động một cách tách rời với việc đảm bảo cho người lao động cóđiều kiện vật chất để lao động thì như C.Mác nói đó là một luận điểm

tư sản rỗng tuyếch

- Xây dựng một cương lĩnh xã hội chủ nghĩa phải dựa vàotinh thần của “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” mà C.Mác vàPh.Ăngghen đã vạch ra: Giai cấp vô sản phải đánh đổ giai cấp tưsản, giành lấy chính quyền, giành lấy dân chủ sau đó dùng quyềnlực chính trị của mình để đoạt lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp

tư sản, biến tất cả những tư liệu sản xuất chủ yếu thành tài sảnchung của xã hội C.Mác chỉ rõ, do lao động cần được gắn liền vớinhững điều kiện vật chất để lao động, cho nên rất dễ hiểu là: Nếucông nhân có sức lao động mà không có những điều kiện vật chất đểlao động thì nhất định sẽ phải làm nô lệ cho những kẻ nắm trong taynhững điều kiện vật chất ấy Trong trường hợp như thế, công nhânchỉ có thể lao động, cũng như có thể sống nếu như họ được những

kẻ chiếm hữu những điều kiện vật chất cho phép Theo C.Mác,chính vì công nhân không phải là người làm chủ tư liệu sản xuất,cho nên lao động càng phát triển lên thành lao động xã hội thì ởphía người lao động cảnh nghèo khổ và cảnh sống vất vưởng lạicàng phát triển ở phía người lao động, còn của cải và văn hoá ngàycàng phát triển ở kẻ không lao động Muốn thay đổi một cách cănbản tình trạng ấy, không có con đường nào khác là giai cấp vô sảnphải xoá bỏ chế độ sở hữu tư sản và thay thế nó bằng chế độ cônghữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất C.Mác còn vạch ra rằng,xuất phát từ tình hình thực tế của nước Đức quân chủ chuyên chế,nếu chỉ thấy tư liệu lao động thuộc độc quyền của giai cấp tư sản làkhông đủ, mà còn bao gồm cả ruộng đất nữa C.Mác chỉ ra câu nàyđược những người thảo ra Cương lĩnh Gôta rút ra từ văn kiện “Điều

Trang 30

lệ Hội liên hiệp công nhân quốc tế” do C.Mác viết năm 1864.C.Mác đã chỉ rõ, sự phụ thuộc về mặt kinh tế của những người laođộng đối với bọn độc quyền nắm các tư liệu lao động, tức nhữngnguồn để sinh sống là cơ sở của sự nô dịch dưới tất cả các hình thứccủa nó, là cơ sở của mọi sự bất hạnh về mặt xã hội của tình trạngkhuất phục về mặt tinh thần và sự lệ thuộc về mặt chính trị TheoC.Mác, sự độc quyền về tư liệu lao động, nghĩa là về những nguồnsinh sống là bao gồm cả ruộng đất Látxan đã hiệu đính lại câu nóicủa C.Mác, làm cho nó sai lệch đi, vì nó chỉ công kích giai cấp tưsản chứ không công kích bọn địa chủ.

b C Mác phê phán quan điểm “ngày lao động bình thường” của Lát Xan

C.Mác cho rằng đây là yêu sách mang tính mập mờ, mơ hồ vì ngày

lao động bao giờ cũng được quy định với thời gian cụ thể Đấu tranh cho

“ngày lao động bình thường” 1 là làm việc mấy giờ trong ngày? Trongđiều kiện người công nhân làm việc vẫn phụ thuộc vào chế độ chuyên chế

tư bản thì đây là yêu sách không tưởng

c C.Mác phê phán "Quy luật sắt về tiền công".

Cương lĩnh nêu vấn đề xoá bỏ “quy luật sắt về tiền công”, xoá bỏ chế độ tiền công cùng với cái “quy luật sắt về tiền công” Như vậy,

Cương lĩnh đã mặc nhiên thừa nhận cái quy luật sắt ấy là có thật Luậnđiểm “Quy luật sắt về tiền công” của phái Lát Xan là một luận điểmphản khoa học, bởi vì nó dựa trên cơ sở lý luận phản động của thuyếtnhân khẩu thừa của Mantuýt mà C.Mác và Ph.Ăngghen đã phê phán

Luận điểm "Quy luật sắt về tiền công" nhằm che đậy bản chất bóc lột

của giai cấp tư sản Nó cho rằng, tình trạng bần cùng hoá giai cấp côngnhân là không tránh khỏi Vì trên trái đất vĩnh viễn có "Nạn nhân khẩuthừa", cho nên bao giờ cũng có tình trạng nghèo khổ và chết đói.Mantuýt cho rằng: Tình trạng nghèo khổ vì quá đông người là số phậncủa nhân loại và mỗi người có quyền nhận đầy đủ mọi thứ cần thiết để

1 C M¸c vµ Ph.¡ngghen, toµn tËp, TËp 19, Nxb ChÝnh trÞ- Quèc gia, Hµ néi, 2002 Tr 51.

Trang 31

sống là điều vô lý Trong xã hội tư bản cũng thế, vì công nhân ngày càngđông, nên họ chỉ có thể nhận được một số tiền công tối thiểu và đời sốngnghèo khổ là tất nhiên Vì vậy, công nhân đòi tăng lương là một điều vôích, các tổ chức công đoàn và các cuộc bãi công cũng đều là vô ích.

C.Mác vạch ra rằng, nếu thừa nhận “quy luật sắt về tiền công”

của Látxan, tức là người ta cũng thừa nhận luôn cả cơ sở lý luận của

nó là thuyết "Nhân khẩu thừa" của Mantuyt là đúng, do đó không thể

nào xoá bỏ được cái gọi là "Quy luật sắt về tiền công" Điều chê trách

hơn nữa là những người lãnh đạo Đảng Aidơnắc lại thụt lùi trướcnhững tín điều ngu xuẩn của phái Látxan sau khi đã tiếp thu đượcnhững quan điểm khoa học về những vấn đề cơ bản của kinh tế chínhtrị vô sản Năm 1865, C.Mác đã viết tác phẩm "Tiền công, giá cả vàlợi nhuận", tác phẩm ấy được C.Mác trình bày trước Ban Chấp hànhtrung ương Hội liên hiệp công nhân quốc tế tại hai phiên họp ngày 20

và ngày 27- 6- 1865 C.Mác giải thích nguồn gốc của lợi nhuận là giátrị thặng dư mà nhà tư bản chiếm không của công nhân Tiền công củacông nhân và lợi nhuận của nhà tư bản là những bộ phận cấu thànhcủa số giá trị mới tạo ra trong sản phẩm Tỷ lệ giữa tiền công và lợinhuận chỉ có thể thay đổi trong phạm vi một giá trị không đổi Tiềncông cao nếu ta khấu trừ nhiều hơn vào số giá trị thặng dư thể hiệndưới hình thái lợi nhuận của nhà tư bản Ngược lại, tiền công giảmnếu ta khấu trừ nhiều vào số giá trị mới được thể hiện dưới dạng tiềncông Vì vậy, trong khi phê phán cương lĩnh Gôta, C.Mác phải nhắclại rằng, tiền công mà nhà tư bản trả cho công nhân chỉ là một phần rấtnhỏ của giá trị mới mà công nhân đã sáng tạo ra để bù lại sức lao động

mà họ đã hao phí, phần còn lại, tức giá trị thặng dư đã bị nhà tư bảncướp mất Công nhân làm thuê chỉ được phép lao động cho chính đờisống của mình Nói cách khác, chỉ được phép sống chừng nào người

ấy làm không công cho nhà tư bản Do vậy, chế độ làm thuê là mộtchế độ nô lệ phải thủ tiêu1

d C.Mác phê phán quan điểm của Latxan về vấn đề nhà

1 Sđ d tr 41,42.

Trang 32

Cương lĩnh Gôta thể hiện sự rời bỏ tư tưởng về cách mạng vôsản và chuyên chính vô sản Bản cương lĩnh cho rằng, "Đảng Côngnhân Đức dùng mọi thủ đoạn hợp pháp để đấu tranh thành lập mộtnhà nước tự do - và xã hội chủ nghĩa" Quan điểm này hoàn toàn tráivới những nguyên lý của chủ nghĩa Mác Trong "Tuyên ngôn củaĐảng Cộng sản" đã chỉ ra rằng, giai cấp vô sản phải tiến hành cáchmạng công khai, dùng bạo lực lật đổ giai cấp tư sản, giành lấy chínhquyền, giành lấy dân chủ Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, nhà nướcchuyên chính vô sản chính là giai cấp vô sản đã được tổ chức thànhgiai cấp thống trị và đến khi nào không còn giai cấp nữa thì lúc đónhà nước sẽ mất đi Như vậy, giai cấp vô sản muốn có một nhànước phục vụ cho mục đích của mình thì chỉ có một con đường đấutranh cách mạng, bằng nhiều thủ đoạn, chủ yếu bằng đấu tranhchính trị chứ không phải bằng hoạt động hợp pháp

C.Mác phê phán: Phải xuất phát từ tình hình thực tế của nướcĐức quân chủ chuyên chế và tư sản, đáng lẽ phải nói đến việc đấutranh giai cấp thì người ta lại đặt vấn đề theo đường lối cải lương,

hy vọng dùng thủ đoạn hợp pháp hòng thay đổi tính chất nhà nướcphản động ấy hòng có một "Nhà nước tự do và xã hội chủ nghĩa" thìhoàn toàn là một sự mơ hồ hão huyền

Theo C.Mác, khái niệm "nhà nước tự do" là một khái niệmphi lý điều đó chỉ có nghĩa là coi nhà nước như là một tổ chức tồntại độc lập, tách rời xã hội và có những cơ sở riêng của nó1 Thật ra,

xã hội chính là cơ sở của nhà nước Một nhà nước được xây dựngtrên mảnh đất của xã hội tư sản, tất nhiên mang tính chất tư sản.Tính chất tư sản của nhà nước chỉ mất đi khi nào nền tảng kinh tếcủa xã hội tư sản đã biến đổi Cho nên, muốn có nhà nước khác vềchất với nhà nước tư sản thì phải làm thay đổi ngay cái nền tảngkinh tế - xã hội của nó bằng cách mạng

Vậy, nhà nước biến đổi như thế nào trong xã hội tương lai,

1 Sdd, Tr 45,46.

Trang 33

tức là trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộngsản sau khi giai cấp công nhân đã giành chính quyền Theo C.Mác,chỉ có thể giải đáp câu hỏi đó một cách khoa học, chứ không phải

cứ ghép bừa vào khái niệm nhà nước tính từ này hay tính từ khác

mà được Khái niệm "nhà nước tự do và xã hội chủ nghĩa" nêu ratrong bản cương lĩnh Gôta chính là sản phẩm của một sự lắp ghéptuỳ tiện như vậy Theo C.Mác, một khi nói đến tự do là nói đến tự

do của nhân dân lao động chứ không phải là "tự do" của nhà nước.C.Mác giải thích: Tự do là ở chỗ biến nhà nước cơ quan tối cao của

xã hội thành một cơ quan hoàn toàn phụ thuộc vào xã hội, và ngay

cả ngày nay nữa, các hình thức nhà nước được gọi là tự do haykhông tự do, là tuỳ ở chỗ trong những hình thức ấy sự tự do của nhànước bị hạn chế nhiều hay ít”1 Trong thư gửi Bê Ben, Ph.Ăngghenphê phán: Nói đến nhà nước tự do đối với tất cả các công dân trong

xã hội, tức là nói đến một nhà nước có một chính phủ độc tài Chonên, nói đến nhà nước tự do là một điều vô lý, hoặc giả nói đến

"Một nhà nước tự do" tức là thừa nhận nhà nước với tư cách là mộtcông cụ thống trị và đàn áp giai cấp đối lập với nhân dân lao động

sẽ tồn tại mãi mãi trên cơ sở riêng của nó Khi phê phán khái niệm

"Nhà nước tự do", Ph Ăngghen đã nêu ra luận điểm nổi tiếng

"Chừng nào giai cấp vô sản còn cần đến nhà nước thì như thế tuyệtnhiên không phải là vì tự do, mà là để trấn áp kẻ địch của mình vàngày nào đó có thể nói đến tự do thì nhà nước sẽ không còn nhànước nữa" Đối với C.Mác, khi phê phán cương lĩnh Gôta đã nêu raluận điểm có tính chất nguyên tắc: "Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và

xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xãhội nọ sang xã hội kia Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá

độ chính trị, trong đó nhà nước không thể là cái gì khác hơn làchuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản"2 Từ đó cho đến nay,

1 Sdd, Tr 46.

2 Sdd, Tr 47.

Trang 34

lý luận cơ bản về thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩacộng sản là bắt nguồn từ luận điểm nói trên của C.Mác Với luậnđiểm ấy C.Mác đã vạch rõ quy luật của quá trình chuyển biến từ chủnghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản, bản chất chính trị của quá trình

ấy và sự tồn tại tất yếu của chuyên chính vô sản trong suốt quá trìnhấy

Song không phải là đến "Phê phán cương lĩnh Gôta" mới làlần đầu tiên C.Mác nêu ra những tư tưởng hoặc luận điểm về thời kỳquá độ và về chuyên chính vô sản Từ những năm 1848- 1871, vớicác tác phẩm "Đấu tranh giai cấp ở Pháp" C.Mác đã nêu nhiều luậnđiểm về vấn đề đó

Trong “phê phán cương lĩnh Gôta”, C.Mác khẳng định dứtkhoát rằng, quá trình chuyển từ xã hội tư bản lên chủ nghĩa cộng sản

là một thời kỳ cải biến cách mạng chứ không phải là quá trình cảilương xã hội

Về phương diện văn hoá, xã hội bản cương lĩnh cũng đưa ranhững yêu sách không xã hội chủ nghĩa mà chỉ là cải lương chủnghĩa Chẳng hạn, yêu sách có một nền giáo dục phổ cập như nhauđối với tất cả mọi người trong khi trình độ văn hóa của mọi ngườilại rất khác nhau; ngày lao động tiêu chuẩn, nhưng lại không quyđịnh rõ thời gian lao động của ngày và những yêu sách tủn mủnkhác như yêu sách quy định trong nhà tù Theo C.Mác, tất cả nhữngyêu sách đó hoàn toàn vô dụng trong điều kiện giai cấp công nhânvẫn phụ thuộc vào nhà nước quân chủ chuyên chế có tính chất tưsản

2.2 Những quan điểm tư tưởng của C.Mác về chủ nghĩa cộng sản và sự quá độ lên chủ nghĩa cộng sản.

a Quan điểm của C.Mác về sự quá độ lên chủ nghĩa cộng sản

Lần đầu tiên C.Mác nêu ra những luận điểm thiên tài củamình về hai giai đoạn của chủ nghĩa cộng sản, về những nguyên tắc

Trang 35

phân phối thích hợp với hai giai đoạn ấy.

C.Mác khẳng định “Cái xã hội mà chúng ta nói ở đây là một

xã hội cộng sản chủ nghĩa, nhưng không phải một xã hội cộng sảnchủ nghĩa đã phát triển trên cơ sở của chính nó, mà trái lại, là một

xã hội cộng sản chủ nghĩa vừa thoát thai từ xã hội tư bản, do đó làmột xã hội mà về mọi phương diện - kinh tế, đạo đức, tinh thần -còn mang những dấu vết của xã hội cũ mà nó đã lọt lòng ra"1 Đó làgiai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản - chủ nghĩa xã hội

Về luận điểm này, V.I.Lênin chỉ rõ: Tất cả lý luận của C.Mác

là một sự áp dụng thuyết tiến hoá dưới hình thức triệt để nhất, đầy

đủ nhất, chín chắn nhất và có thực chất nhất vào chủ nghĩa tư bảnhiện đại Cho nên, người ta thấy rằng C.Mác đã phải tính đến vấn đề

áp dụng lý luận đó vào sự phá sản tương lai của chủ nghĩa cộng sảntương lai

C.Mác đặt vấn đề chủ nghĩa cộng sản giống như một nhà tựnhiên học, Chẳng hạn vấn đề tiến hoá của một giống sinh vật mới,một khi những sự biến đổi của nó tất nhiên trong quá trình lịch sửphải có một giai đoạn đặc biệt hay một thời kỳ đặc biệt quá độ từchủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội

Trong giai đoạn thấp của chủ nghĩa cộng sản, chế độ tư hữu

về tư liệu sản xuất và chế độ người bóc lột người bị thủ tiêu Mọingười lao động có quyền bình đẳng đối với tư liệu sản xuất đã trởthành tài sản chung của xã hội

Trong phân phối, chưa có sự bình đẳng trong thực tế, vì rằngviệc cung cấp những sản phẩm tiêu dùng nhằm đáp ứng những nhucầu sinh hoạt vật chất và văn hoá của những thành viên còn thựchiện theo nguyên tắc lấy lao động làm đơn vị đo lường chung sựcống hiến phần của mỗi người cho xã hội Những người cống hiếnphần lao động xã hội ngang nhau sẽ được hưởng những phần sảnphẩm ngang nhau Như vậy, tựa hồ như đã bình đẳng rồi Nhưngtheo C.Mác, như vậy chưa phải là thật sự bình đẳng, vì rằng trong

1 Sdd, Tr 33.

Trang 36

lao động và trong đời sống thực tế giữa các cá nhân lại không có sựngang nhau Ví dụ: Người này khoẻ hơn người kia; người này làmviệc tốt, người kia kém; người này có gia đình và con cái, còn ngườikia còn son rỗi C.Mác kết luận: Tuy làm việc ngang nhau, ngangnhau về thời gian lao động, do đó cũng dự phần ngang nhau vào quỹtiêu dùng của xã hội, nhưng thật ra thì người này lĩnh nhiều hơnngười kia, người này giầu hơn người kia.

Sự không bình đẳng trong phân phối, C.Mác gọi là "Cái giớihạn chật hẹp của pháp quyền tư sản" và chỉ được khắc phục bằng kếtquả phát triển mạnh của sức sản xuất, bảo đảm cho xã hội có nhiềucủa cải thật nhiều cho phép phân phối hoàn thiện hơn V.I.Lênin pháttriển luận điểm này và chỉ rõ "Làm theo năng lực hưởng theo laođộng" – đó là nguyên tắc hợp lý trong điều kiện chủ nghĩa xã hội, cótác dụng kích thích tính tích cực đối với sự phát triển của sức sản xuất Giai đoạn cao của chủ nghĩa cộng sản khác giai đoạn thấpchủ yếu do trình độ phát triển khác nhau về kinh tế và văn hoá, lúcnày con người không phụ thuộc một cách thụ động vào sự phâncông nữa Lao động không chỉ là phương tiện để sống mà còn lànhu cầu bậc nhất của đời sống V.I.Lênin đã nhận xét: Để xác địnhhai giai đoạn của chủ nghĩa cộng sản, C.Mác đã không bám vàonhững định nghĩa tưởng tượng có tính chất giả tạo, không bám vàonhững cuộc tranh luận vô ích về danh từ Trái lại, C.Mác hoàn toàndựa vào sự phân tích một cách khoa học trình độ chín muồi về kinh

tế và văn hoá của chủ nghĩa cộng sản Những nguyên tắc phân phối

xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa cũng hoàn toàn do trình độphát triển của lực lượng sản xuất quyết định chứ không phải do ýmuốn chủ quan của lãnh đạo, hoặc những khái niệm phi lý nào màcó

Trong khi xác định không thể tách dời giữa sản xuất và phân phối,giữa những nguyên tắc phân phối phù hợp với hai giai đoạn của xã hộicộng sản chủ nghĩa C.Mác đã phê phán những người thảo ra cương

Trang 37

lĩnh Gôta là: Chưa thoát khỏi ảnh hưởng của những người xã hội chủnghĩa tầm thường, là những người chỉ hiểu chủ nghĩa xã hội chủ yếuxoay quanh việc phân phối mà thôi C.Mác vạch ra: nếu coi phân phối

là chủ yếu và chỉ nhấn mạnh vào cái đó thì sẽ mắc sai lầm, thì sẽ làtheo đuôi những nhà kinh tế học tư sản vốn có thói quen quan niệmphân phối như một cái gì tách dời với phương thức sản xuất

C.Mác cho rằng, vấn đề hàng đầu không phải là phân phối mà

là vấn đề phương thức sản xuất Phương thức sản xuất quyết địnhcách thức phân phối, cho nên vấn đề hàng đầu là xoá bỏ phươngthức sản xuất tư bản chủ nghĩa Phương thức sản xuất tư bản chủnghĩa thay đổi thì phân phối sẽ thay đổi Phương thức phân phốimới phù hợp với phương thức sản xuất mới thì phương thức sảnxuất xã hội chủ nghĩa sẽ được thực hiện

b Các Mác phê phán Látxan về phân phối sản phẩm lao động

và nêu ra sơ đồ phân phối tổng sản phẩm xã hội

Látxan cho rằng: "thu nhập của lao động thuộc về tất cả mọithành viên trong xã hội một cách không bị cắt xén và theo nhữngquyền ngang nhau Để phê phán luận điểm trên C.Mác chất vấnrằng: "Thuộc về tất cả mọi thành viên trong xã hội ư? Thế thì sảnphẩm toàn vẹn của lao động sẽ ra sao? Chỉ thuộc những thành viên

có lao động trong xã hội thôi ư? Thế thì cái quyền ngang nhau củatất cả mọi người trong xã hội sẽ ra sao?"1

C.Mác đã bác bỏ luận điểm ấy, và chỉ rõ nếu phân phối sản phẩmcho tất cả mọi thành viên trong xã hội, tức cho tất cả mọi người khôngphân biệt người lao động và người không lao động thì không thựchiện được khẩu hiệu "sản phẩm toàn vẹn của lao động" Ngược lại,nếu sản phẩm toàn vẹn thuộc về những người lao động thì không thựchiện cái gọi là "quyền bình đẳng" của tất cả mọi thành viên trong phânphối, do đó luận điểm đó là vô lý, không lôgíc

C.Mác vạch ra: trong xã hội cộng sản chủ nghĩa người ta không

1 Sđ d, tr 31.

Trang 38

thể và không nên phân phối tất cả sản phẩm cho những cá nhân tiêudùng Muốn cho xã hội ấy phát triển thì trước khi phân phối vậtphẩm tiêu dùng cho cá nhân, người ta phải khấu trừ:

+ Một phần thay thế tư liệu sản xuất đã tiêu dùng

C.Mác đã kết luận "sản phẩm toàn vẹn của lao động" đã trởthành sản phẩm không toàn vẹn mất rồi Tuy nhiên, những cái gì màngười lao động không nhận được một cách trực tiếp cho cá nhân thì

họ lại nhận được một cách gián tiếp, hay trực tiếp thông qua phúclợi công cộng Và theo C.Mác, nếu phần giành cho quản lý có khảnăng ngày càng giảm đi theo sự phát triển của xã hội thì phần sảnphẩm giành cho tiêu dùng xã hội ngày càng có khả năng tăng lên.C.Mác đã chỉ ra rằng: những người xã hội chủ nghĩa ở Đức và tất cảcác nước xã hội chủ nghĩa ngày nay khi giành được chính quyền cầnnhận rõ mối quan hệ giữa sản xuất và phân phối, tích luỹ và tiêudùng, phúc lợi công cộng và tiêu dùng cá nhân

c Các Mác phê phán các quan điểm phủ nhận vấn đề đồng minh của giai cấp vô sản và làm lu mờ nguyên lý của chủ nghĩa quốc tế vô sản.

Vấn đề này cần phải trở lại "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản"

để thấy luận điểm của chủ nghĩa Mác bị xuyên tạc như thế nào?Tuyên ngôn chỉ ra: Chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp thật sự cách

1 Sđ d, tr 31,32.

Trang 39

mạng, các tầng lớp trung gian như: Tiểu chủ, tiểu thương, thợ thủcông, nông dân cũng đấu tranh chống lại giai cấp tư sản - kẻ thùchung đe doạ sự sống còn của họ, do đó họ chống lại để duy trì chế

độ tư hữu và chế độ sản xuất nhỏ của họ Khi gặp nguy cơ phá sản

và rơi vào hàng ngũ những người tay trắng, họ có thái độ cách mạng

và có thể đi với giai cấp vô sản, đấu trang cho lợi ích tương lai của

họ Trong tuyên ngôn của Đảng Cộng sản không có đoạn nói "Đốidiện với giai cấp công nhân, tất cả các giai cấp khác hợp thành mộtkhối phản động" như cương lĩnh Gôta nêu Những người thảo racương lĩnh Gôta đã không đứng trên quan điểm giai cấp vô sản đểphân biệt đâu là cách mạng, đâu là phản cách mạng trong nhữngthời kỳ lịch sử khác nhau Trong xã hội Đức lúc bấy giờ, giai cấp vôsản cần tập hợp lực lượng dân chủ, nhất là nông dân và cả giai cấp

tư sản để chống lại giai cấp địa chủ và các thế lực phong kiến phảnđộng Về sau, giai cấp vô sản lại tiếp tục tập hợp tất cả các tầng lớpnhân dân lao động để chống lại giai cấp tư sản Phái Látxan khôngnhận thức như thế, họ đã cô lập giai cấp vô sản về một phía và dồntất cả lực lượng xã hội khác về phía đối địch với giai cấp vô sản, đó

là sai lầm chính trị nghiêm trọng Phái Látxan làm như thế để tô vẽcho sự liên minh của ông ta với bọn chuyên chế và phong kiến thùđịch chống lại giai cấp tư sản

Trong thư gửi Bêben, Ph.Ăngghen cũng đặt vấn đề rằng, nếu

ở Đức, giai cấp tiểu tư sản dân chủ thuộc khối phản động, thì tại saoĐảng Công nhân dân chủ - xã hội Đức lại kề vai sát cánh với cácĐảng đại biểu cho cho giai cấp ấy trong suốt bao nhiêu năm? Nếucoi phái dân chủ tiểu tư sản thuộc khối phản động thì tại sao chínhbản cương lĩnh Gôta lại ít nhất đến gần 7 điểm gần như sao chéptừng câu, từng chữ trong cương lĩnh của phái ấy?

Năm 1882, trong thư gửi Bêben và Lípnếch, Ph.Ăngghen lạitiếp tục phê phán quan điểm sai lầm ấy Ph.Ăngghen cho rằng, nếuthế thì tất cả các Đảng phái khác sẽ tập hợp lại thành một trận tuyến,

Trang 40

còn những người xã hội chủ nghĩa sẽ chụm lại thành một trận tuyếnkhác và người ta hy vọng rằng nếu có một cuộc chiến đấu xảy ragiữa hai trận tuyến ấy, thì tức khắc những người xã hội chủ nghĩa cóthể "Đơn phương độc mã" đánh ngã tất cả các giai cấp thuộc trậntuyến bên kia? Ph.Ăngghen chỉ ra rằng, thực tiễn cách mạng củanước Đức không diễn ra một cách đơn giản như thế Trái lại cáchmạng Đức thời kỳ ấy sẽ phải diễn ra như sau:

- Lúc đầu, đại biểu đa số nhân dân thuộc nhiều giai cấp, mà đạibiểu là các Đảng phái chính trị, trong đó có cả Đảng Cộng sản Đứcliên minh lại chống thế lực phản động đang thống trị là bọn quânchủ chuyên chế và đánh bại chúng Sau đó, vì mâu thuẫn giai cấpđối kháng trong xã hội tư sản vẫn còn, cho nên giữa các giai cấp vàcác Đảng phái còn lại sẽ tiếp tục diễn ra một cuộc đấu tranh mới.Thế là Đảng Công nhân Đức lại phải tập hợp xung quanh giai cấpcông nhân những lực lượng đối lập với giai cấp tư sản, tiến hànhđấu tranh chống nó và đánh đổ nó Chỉ có như thế Đảng Công nhânĐức mới giành được mục đích của mình Theo Ph.Ăngghen, nếulàm ngược lại, nếu muốn khởi đầu một quá trình cách mạng bằnggiai đoạn kết thúc của quá trình ấy thì Đảng Công nhân Đức khôngbao giờ có thể giành được thắng lợi

Với nội dung phê phán trên, Ph.Ăngghen phát triển tư tưởng vềcách mạng không ngừng đã được Ông đề ra trong "Tuyên ngôn ĐảngCộng sản"

Tóm lại, về thực chất quan điểm "Đối lập với giai cấp côngnhân, các giai cấp khác hợp thành một khối phản động" là sự phủnhận một vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng của cách mạng

vô sản - vấn đề đồng minh tạm thời và lâu dài của giai cấp vô sản,trong đó quan trọng nhất là vấn đề liên minh công nông1

Những người thảo ra cương lĩnh Gôta đã làm lu mờ đi nguyên lýchủ nghĩa quốc tế vô sản Bản cương lĩnh Gôta chỉ nói đến sự hoạt

1 Sđ d, tr 38.

Ngày đăng: 27/07/2017, 19:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w