Nhằm đáp ứng yêu cầu giảng dạy, nghiên cứu và học tập môn Triết học Mác V.I.Lênin, cuốn sách tham khảo: “Giới thiệu những vấn đề triết học trong một số tác phẩm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin” dùng cho đối tượng đào tạo bậc đại học. Cuốn sách gồm 17 tác phẩm, trong đó có 8 tác phẩm của C.Mác và Ph.Ăngghen, 9 tác phẩm của V.I.Lênin. Kết cấu của cuốn sách được sắp xếp theo thứ tự thời gian các nhà kinh điển viết các tác phẩm. Trên cơ sở kế thừa các công trình khoa học có liên quan, nội dung cuốn sách đã có sự phát triển, khai thác sâu sắc, toàn diện hơn những nội dung khoa học triết học Mác V.I.Lênin, phù hợp với chương trình giảng dạy và đối tượng đào tạo bậc đại học.
Trang 1Tỏc phẩm “Hệ tư tưởng Đức” của C.Mỏc và Ph.Ăngghen 14Tỏc phẩm “Lời tựa gúp phần phờ phỏn khoa kinh tế chớnh trị” của
C.Mỏc
26
Tỏc phẩm “Nguồn gốc của gia đỡnh, của chế độ tư hữu và của nhà
nước” của Ph.Ăngghen
59
Tác phẩm “Lút vích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển
Đức” của Ph.Ăngghen
71
Tác phẩm “Những “ngời bạn dân” là nh thế nào và họ đấu tranh
chống những ngời dân chủ xã hội ra sao?” của V.I.Lênin
90
Tác phẩm “Hải cảng Lữ Thuận thất thủ” của V.I.Lênin 105
Tác phẩm “Chủ nghĩa xã hội và tôn giáo” của V.I.Lênin 111Tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”
của V.I.Lênin
119
Trang 2LỜI GIỚI THIỆU
Nhằm đáp ứng yêu cầu giảng dạy, nghiên cứu và học tập môn Triết học
Mác - V.I.Lênin, cuốn sách tham khảo: “Giới thiệu những vấn đề triết học
trong một số tác phẩm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin” dùng cho đối
tượng đào tạo bậc đại học Cuốn sách gồm 17 tác phẩm, trong đó có 8 tác phẩmcủa C.Mác và Ph.Ăngghen, 9 tác phẩm của V.I.Lênin Kết cấu của cuốn sáchđược sắp xếp theo thứ tự thời gian các nhà kinh điển viết các tác phẩm Trên cơ
sở kế thừa các công trình khoa học có liên quan, nội dung cuốn sách đã có sựphát triển, khai thác sâu sắc, toàn diện hơn những nội dung khoa học triết họcMác - V.I.Lênin, phù hợp với chương trình giảng dạy và đối tượng đào tạo bậcđại học
Trang 3
“LUẬN CƯƠNG VỀ L.PHOIƠBẮC” CỦA C.MÁC
I HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA TÁC PHẨM
“Luận cương về L.Phoiơbắc” được C.Mác viết tại Brucxen vào mùa xuân
1845 và nằm trong tập Bút ký của C.Mác những năm 1844-1845 dưới nhan đề
“Phần I về L.Phoiơbắc” Đây là những lời ghi phác thảo một cách vội vã, dạng
đề cương cần được tiếp tục nghiên cứu mở rộng, làm phong phú thêm Bản thảo
có 5 trang viết tay, nhưng về mặt tư tưởng rất cô đọng sâu sắc; cách diễn đạtmạch lạc, rõ ràng và chính xác Theo Ph.Ăngghen, phần ghi chép này là côngviệc thường xuyên của C.Mác, ông viết ra chỉ là nhằm diễn đạt ý tưởng củamình, hoàn toàn không định để in Tuy vậy, tập bút ký này lại là một tài liệu đầutiên hết sức quý giá, trong đó ấp ủ mầm mống thiên tài của một thế giới quanmới Luận cương về L.Phoiơbắc của C.Mác được Ph.Ăngghen công bố lần đầutiên vào năm 1888, trong phụ lục của bản in riêng tác phẩm “L.Phoiơbắc và sựcáo chung của triết học cổ điển Đức”
Đầu đề tác phẩm “Luận cương về L.Phoiơbắc” do Viện nghiên cứu chủ
nghĩa Mác - V.I.Lênin (Liên Xô) đặt ra, căn cứ theo lời nói đầu của Ph.Ăngghenviết trong cuốn “L.Phoiơbắc” Trong phần phụ lục của cuốn sách này, Luậncương mang đầu đề “C.Mác bàn về L.Phoiơbắc”
“Luận cương về L.Phoiơbắc” của C.Mác in trong C.Mác và Ph.Ăngghen,
toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995, tập 3, từ trang 9-12 Bản in này theo đúngnguyên bản gốc tiếng Đức, Ph.Ăngghen xuất bản năm 1888 Tuy nhiên, Việnnghiên cứu chủ nghĩa Mác - V.I.Lênin (Liên Xô) căn cứ vào nội dung bản thảocủa C.Mác đã chỉnh sửa, in nghiêng một số chữ và đánh đúng dấu ngoặc kép màbản in năm 1888 bỏ sót
II NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TÁC PHẨM
Là tác phẩm đầu tiên chứa đựng “cái mầm mống thiên tài của thế giớiquan mới”, như Ph.Ăngghen nhận định, Luận cương về L.Phoiơbắc của C.Máchàm chứa những tư tưởng triết học sâu sắc:
1 Quan niệm của C.Mác về thực tiễn, vai trò của thực tiễn đối với nhận thức và hoạt động cải tạo thế giới
Trang 4Tư tưởng cơ bản xuyên suốt của Luận cương là vai trò quyết định của
thực tiễn đối với đời sống xã hội C.Mác chỉ rõ, thực tiễn là điểm xuất phát; là
cơ sở, động lực; là mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn kiểm tra chân lý.Đây là tư tưởng cơ bản nhất, quan trọng nhất, được C.Mác trình bày trong Luậncương, có thể tìm thấy tư tưởng này trong các luận đề 1, 2, 8, 5, 3, 4 (xếp theo sựnhấn mạnh của C.Mác)
Các nhà triết học duy vật trước C.Mác đã có công lớn trong việc phát triểnthế giới quan duy vật và đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo và thuyếtkhông thể biết Nhiều người trong số họ đã dự đoán được và thậm chí tuyên bốrằng, thực tiễn là tiêu chuẩn và là mục đích của nhận thức Tuy nhiên, nhìnchung, lý luận nhận thức của các nhà duy vật trước C.Mác còn nhiều hạn chế,trong đó hạn chế lớn nhất là không thấy được vai trò của hoạt động thực tiễn đốivới nhận thức Do đó, chủ nghĩa duy vật trước C.Mác mang tính chất trực quan,máy móc, siêu hình và duy tâm về mặt xã hội C.Mác chỉ ra rằng: “khuyết điểmchủ yếu của toàn bộ chủ nghĩa duy vật từ trước đến nay - kể cả chủ nghĩa duyvật của L.Phoiơbắc - là sự vật, hiện thực, cái cảm giác được, chỉ được nhận thứcdưới hình thức khách thể hay hình thức trực quan, chứ không được nhận thức là
hoạt động cảm giác của con người, là thực tiễn, không được nhận thức về mặt
chủ quan…L.Phoiơbắc muốn xem xét những khách thể cảm giác được, thực sựkhác biệt với những khách thể của tư tưởng, nhưng ông không xem xét bản thân
hoạt động của con người, như là hoạt động khách quan” Bởi thế, trong “Bản
chất đạo Cơ đốc”, ông chỉ coi hoạt động lý luận là hoạt động đích thực của conngười, còn thực tiễn thì chỉ được ông xem xét và xác định trong hình thức biểuhiện Do thái bẩn thỉu của nó mà thôi Vì vậy, ông không hiểu được ý nghĩa củahoạt động “cách mạng”, của hoạt động “thực tiễn- phê phán”1 Tóm lại, các nhàtriết học trước C.Mác không hiểu và chưa thấy được vai trò của thực tiễn đối vớinhận thức
Khác với các nhà triết học duy vật trước C.Mác, trong số các nhà triết họcduy tâm có người đã thấy được mặt năng động, sáng tạo trong hoạt động của conngười, nhưng cũng chỉ hiểu thực tiễn như là hoạt động tinh thần, chứ không hiểuthực tiễn như là hoạt động hiện thực, hoạt động vật chất cảm tính của con người
Với việc đưa ra quan điểm đúng đắn về thực tiễn và vai trò của thực tiễnđối với nhận thức cũng như đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người,
1 C.M¸c vµ Ph ¡ngghen, Toµn tËp, tËp 3, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi, 1995, tr.9.
Trang 5C.Mác không những đã khắc phục được những thiếu sót trong quan điểm thựctiễn của các nhà triết học trước C.Mác mà còn thực hiện một bước chuyển biếncách mạng trong lý luận nói chung và trong lý luận nhận thức nói riêng Điềunày đã được V.I.Lênin xác định: “Quan điểm về đời sống, về thực tiễn, phải làquan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận nhận thức”1.
Trên cơ sở thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan, ở ngoài conngười, độc lập với cảm giác, tư duy và ý thức của con người; thừa nhận năng lựcnhận thức và coi tư duy không phải là một hành động nhất thời, thụ động, giảnđơn, máy móc mà là một quá trình biện chứng, tích cực, sáng tạo Quá trình nàydiễn ra theo con đường từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duytrừu tượng đến thực tiễn Đó là một quá trình tư duy phức tạp, đi từ hiện tượngđến bản chất, từ bản chất kém sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn Theo C.Mác, tưduy con người muốn đạt đến chân lý khách quan phải xuất phát từ thực tiễn, dựavào thực tiễn Trong luận đề thứ hai, C.Mác viết: “Vấn đề tìm hiểu xem tư duycủa con người có thể tìm đạt tới chân lý khách quan không, hoàn toàn khôngphải là một vấn đề lý luận mà là một vấn đề thực tiễn Chính trong thực tiễn màcon người phải chứng minh chân lý, nghĩa là chứng minh tính hiện thực và sứcmạnh, tính trần tục của tư duy của mình Sự tranh cãi về tính hiện thực hay tính
không hiện thực của tư duy tách rời thực tiễn, là một vấn đề kinh viện
thuần tuý”2
Hoạt động thực tiễn là hoạt động bản chất đặc trưng của con người Nếunhư hoạt động của con vật là hoạt động theo bản năng cốt để thích nghi mộtcách thụ động với hoàn cảnh thì ngược lại, con người nhờ có hoạt động thực tiễnvới tư cách là hoạt động có mục đích mà thích nghi với điều kiện sống một cáchchủ động, tích cực, làm chủ thế giới, tạo ra những sản vật cần thiết, đáp ứng nhucầu sống của mình Không có hoạt động thực tiễn, con người và xã hội loàingười không thể tồn tại và phát triển Do vậy, có thể khẳng định rằng, thước đochân lý là thực tiễn Thực tiễn là phương thức tồn tại cơ bản của con người và xãhội loài người, là phương thức đầu tiên và chủ yếu của mối quan hệ giữa conngười và thế giới, giữa con người với con người
Rõ ràng, con người quan hệ với thế giới không phải bắt đầu bằng lý luận
mà bằng thực tiễn Xuất phát từ hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới mà tư duy, ý
1 V.I.Lªnin, Toµn tËp, tËp 18, Nxb TiÕn Bé, Mátc¬va, 1980, tr.167.
Trang 6thức, nhận thức ở con người được hình thành và phát triển Bằng hoạt động thựctiễn, con người tác động vào thế giới, biến đổi nó, qua đó khám phá thế giới,nhận thức và khái quát nên khái niệm, phạm trù, quy luật Những người theo họcthuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng, con người là sản phẩm của hoàn cảnh và giáodục; khi hoàn cảnh và nền giáo dục đã thay đổi thì con người cũng phải thay đổitheo Tư duy theo kiểu lôgíc hình thức thì điều đó có thể chấp nhận là đúng;nhưng các nhà duy vật theo quan điểm trên đã quên rằng, sở dĩ hoàn cảnh và nềngiáo dục bị thay đổi chính là do con người tạo ra, thông qua hoạt động thực tiễncủa họ Trong luận đề thứ ba, C.Mác viết: “Sự phù hợp giữa sự thay đổi củahoàn cảnh với hoạt động của con người chỉ có thể được quan niệm và được hiểumột cách hợp lý khi coi đó là thực tiễn cách mạng”1.
Trong quá trình hoạt động thực tiễn cách mạng, biến đổi thế giới, conngười biến đổi luôn cả bản thân mình, phát triển năng lực trí tuệ của mình Nhờ
đó, con người càng đi sâu vào nhận thức thế giới, khám phá bí mật của thế giới,cải tạo, biến đổi hoàn cảnh cho phù hợp với nhu cầu sống, hoạt động của mình
Như vậy, thực tiễn là nhu cầu, nhiệm vụ và là phương hướng phát triểncủa nhận thức, giải thích các hiện tượng của đời sống Trong luận đề thứ tư,C.Mác cho rằng L.Phoiơbắc đã có công đưa tôn giáo từ “thiên đường” về “trầngian”, đặt nó trên cơ sở hiện thực Song đáng tiếc rằng, sau đó công việc củaL.Phoiơbắc là hoà tan thế giới tôn giáo vào cơ sở trần tục của nó Ông khôngthấy rằng, sau khi làm xong việc ấy rồi thì phải tiếp tục giải thích tôn giáo, phêphán tôn giáo trên cơ sở đời sống thực tiễn, chứ không phải chỉ dựa vào lý luận
L.Phoi b cơbắc ắc đã hình dung ra con đường, nhưng ông không đủ sức đi đến
tận cùng con đường ấy Ông “không hài lòng với tư duy trừu tượng”, đã nhờ đến trực quan của cảm giác; nhưng ông không coi tình cảm là hoạt động thực
tiễn của cảm giác con người (xem luận đề thứ 5)”2 Ph.Ăngghen chỉ ra rằng, “đờisống xã hội, về thực chất, là có tính chất thực tiễn Tất cả những sự thần bí đangđưa lý luận đến chủ nghĩa thần bí, đều được giải đáp một cách hợp lý trong thựctiễn của con người và trong sự hiểu biết thực tiễn ấy (xem luận đề thứ 8)”
Tóm lại, theo quan điểm của C.Mác, cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất củanhận thức là thực tiễn Thực tiễn là mục đích của nhận thức, là tiêu chuẩn đềkiểm tra chân lý Vì lẽ đó, phạm trù thực tiễn trở thành một trong những phạm
Trang 7trù nền tảng, cơ bản, không chỉ của lý luận nhận thức C.Mácxít mà còn của toàn
bộ triết học Mác - V.I.Lênin; chủ nghĩa Mác - V.I.Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
2 Quan niệm của C.Mác về con người và bản chất con người
Vấn đề con người và bản chất con người là một trong những nội dung cơbản được C.Mác trình bày ngắn gọn, xúc tích trong tác phẩm “Luận cương vềL.Phoiơbắc” tập trung ở luận đề thứ 6 Từ luận đề này, C.Mác đã phát triển quanđiểm của ông về bản chất con người trong nhiều tác phẩm ông viết sau này
Cũng như các nhà triết học duy vật Pháp thế kỷ XVIII, L.Phoiơbắc đã cócông trong việc phê phán mạnh mẽ quan điểm duy tâm, thần bí và tìm cách giảithích nguồn gốc, bản chất con người theo quan điểm duy vật, L.Phoiơbắc chorằng, không phải Chúa đã sáng tạo ra con người theo hình ảnh của Chúa màchính con người đã tạo ra hình ảnh của Chúa theo hình ảnh của con người Từđây, L.Phoiơbắc khẳng định: ý thức cũng như tư duy của con người chỉ là sảnphẩm của khí quan vật chất nhục thể, tức là bộ óc Vật chất không phải là sảnphẩm của tinh thần, mà chính tinh thần là sản phẩm tối cao của vật chất
Song, điều đáng tiếc là khi giải thích vấn đề bản chất con người, về lịch sử
xã hội loài người, L.Phoiơbắc rơi vào duy tâm Ông đã cố gắng chống lại sự “thahoá” vào thần thánh của con người và dừng lại ở đấy thì quan điểm của ông cóđiểm hợp lý, nhưng tiến xa hơn, sự giải thích của L.Phoiơbắc lại rơi vào sai lầm.Con người mà L.Phoiơbắc nêu ra là con người chung chung, trừu tượng, phi lịch
sử Ông không xem xét con người trong các mối quan hệ xã hội nhất định mà họđang sống, không đếm xỉa đến các điều kiện sinh hoạt mà họ có được Thànhthử, con người mà ông nêu ra hoàn toàn tách rời hoạt động thực tiễn, xa rời đờisống xã hội hiện thực Vì vậy, mối quan hệ giữa người với người được ông góigọn trong quan hệ tình yêu, tình bạn, hơn thế nữa lại là tình yêu, tình bạn được
lý tưởng hoá Thông qua việc phê phán quan điểm của L.Phoiơbắc, C.Mác đãkhái quát bản chất con người như sau: “L.Phoiơbắc hoà toàn bản chất tôn giáo
vào bản chất con người Nhưng bản chất con người không phải cái trừu tượng cố
hữu của cá nhân riêng biệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người làtổng hoà các mối quan hệ”1
Có thể khẳng định rằng, với quan niệm này, C.Mác đã đưa lại cơ sở thếgiới quan và phương pháp luận khoa học để giải quyết vấn đề con người, hiểu
Trang 8đúng bản chất con người Điều này, do hạn chế về măt lịch sử L.Phoiơbắc đãkhông thể đem lại một quan điểm đúng đắn Do vậy, theo L.Phoiơbắc, “bản chấtcon người chỉ có thể được hiểu là “loài”, là tính phổ biến nội tại, câm, gắn bó
một cách thuần tuý tự nhiên đông đảo cá nhân lại với nhau”1
L.Phoiơbắc không nói đến quá trình lịch sử cũng như không bàn đến quan
hệ kinh tế - xã hội của con người, ông xem xét cá nhân con người một cáchchung chung, trừu tượng, cô lập con người với các quan hệ xã hội
Trái lại, C.Mác khẳng định, bản chất con người là tổng hoà các mối quan
hệ xã hội, thừa nhận sự thống nhất biện chứng giữa mặt sinh vật và mặt xã hộitrong con người Theo C.Mác, con người trước hết là một cá nhân sống; ở đó,mặt sinh học là mặt tự nhiên có vai trò rất quan trọng Bởi vì, như mọi động vậtkhác, con người là một bộ phận của tự nhiên, là sản phẩm của sự tiến hoá lâu dàicủa thế giới động vật Song, không vì thế mà khẳng định rằng, cái duy nhất tạonên bản chất con người là đặc tính sinh học, là bản năng sinh vật của con người.C.Mác thừa nhận con người là động vật cao cấp nhất, có đầy đủ các đặc trưngcủa sinh vật, nhưng không vì thế mà đồng nhất con người với động vật TheoC.Mác, sự khác nhau giữa con người và động vật ở chỗ, con người bắt đầu sảnxuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình Bước tiến hoá này do tổ chức cơ thểcủa chính con người quy định Con người sản xuất ra của cải vật chất để nuôisống mình, tạo ra các tư liệu sinh hoạt cho mình, như thế con người đã gián tiếpsản xuất ra chính đời sống vật chất của mình Con người sáng tạo ra lịch sử, táisản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên; còn con vật chỉ tái tạo, sản xuất ra bản thân nó
mà thôi C.Mác cho rằng, ngay trong tính “loài” của con người cũng không phảitính loài trừu tượng mà có nghĩa là tính xã hội và loài người chính là “xã hội người”
Con người sống trong xã hội bằng hoạt động thực tiễn của mình, trước hết
là hoạt động sản xuất vật chất, họ không thể tách rời nhau, tồn tại độc lập Chínhviệc phải quan hệ với nhau trong quá trình sản xuất, làm ra của cải vật chất nuôisống mình, con người buộc phải giao tiếp, quan hệ với nhau, từ đó tạo nên quan
hệ xã hội Tính xã hội, quan hệ xã hội là đặc điểm cơ bản làm cho con ngườikhác con vật Do vậy, hoạt động của con người không phải là hoạt động theo
Trang 9bản năng như động vật mà là hoạt động có ý thức Thông qua lao động và giaotiếp xã hội, tư duy, ý thức của con người được nảy sinh và phát triển.
C.Mác viết: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoànhững mối quan hệ xã hội” Những quan hệ này thể hiện trong toàn bộ hoạtđộng sống của con người, biểu hiện rõ nhất ở ba mặt: quan hệ với tự nhiên; quan
hệ với xã hội; quan hệ với bản thân Cả ba mối quan hệ này đều mang tính xãhội, trong đó quan hệ xã hội là quan hệ bản chất nhất, bao quát nhất hoạt độngsống của con người
Như vậy, không có con người trừu tượng, chung chung mà chỉ có nhữngcon người sống, hoạt động trong một xã hội nhất định, trong những điều kiệnlịch sử xã hội nhất định Thông qua những quan điểm xã hội cụ thể đó, bản chấtcon người mới bộc lộ thực sự Rõ ràng muốn xem xét bản chất của một conngười phải xuất phát từ toàn bộ các mối quan hệ xã hội ấy Chỉ ra bản chất củacon người, C.Mác không dừng lại ở bản năng sinh vật của con người, thực chất
là ông muốn nói đến, bàn đến con người hiện thực, nói đến bản năng xã hội củacon người trong mọi quan hệ của đời sống Trong đó, lao động xã hội quyết địnhđời sống của con người Do vậy, bản năng sinh vật gia nhập vào bản năng laođộng xã hội tạo thành bản năng có ý thức Điều này làm cho con người hoàntoàn khác con vật, kể cả động vật bậc cao
3 C.Mác phê phán L.Phoiơbắc về mặt tôn giáo và chỉ ra hướng giải quyết vấn đề tôn giáo
C.Mác, Ph.Ăngghen đánh giá cao vai trò của L.Phoiơbắc trong cuộc đấutranh chống lại chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo, phục hồi và phát triển chủ nghĩaduy vật và chủ nghĩa vô thần Ph.Ăngghen coi các tác phẩm của L.Phoiơbắc:
Bản chất đạo Cơ đốc (xuất bản 1811) và Bản chất tôn giáo (xuất bản 1845) đều
có tác dụng giải phóng và đưa một cách không úp mở chủ nghĩa duy vật trở lạingôi vua L.Phoiơbắc đã tích cực đấu tranh chống tôn giáo, đó là biểu hiện sinhđộng của cuộc đấu tranh chống chế độ quân chủ chuyên chế bảo thủ, phản động.Qua đó ông vạch trần nguồn gốc và bản chất của tôn giáo, nhất là Đạo Thiênchúa Những luận điểm cơ bản của L.Phoiơbắc trình bày về tôn giáo là: Khôngphải trời sinh ra người, mà trái lại, người đã tạo ra trời theo hình ảnh của mình.Tình cảm tôn giáo không phải là bẩm sinh ở con người Tôn giáo ra đời khôngphải là ngẫu nhiên mà có nguyên nhân khách quan ở đời sống của con người.Tôn giáo là sự phản ánh của tồn tại khách quan, nhưng phản ánh một cách xuyên
Trang 10tạc, do ảo tưởng của con người tạo nên Con người sống khổ cực mong muốnđược sung sướng, nhưng tự mình không làm được nên họ tưởng tượng ra mộtông chúa trời có khả năng đem lại hạnh phúc cho mình Hơn thế, con người cònmuốn làm điều ác để trả thù cho mình Do vậy, họ hình dung ra một ông trời biếttrừng phạt, trả thù những người không tuân theo mệnh trời L.Phoiơbắc khẳngđịnh mọi giáo điều của đạo Thiên chúa là lòng tin vào linh hồn bất tử Đó là mộtnhu cầu tâm lý của con người sinh ra Con người muốn sống mãi kể cả sau khi
đã chết, vì thế mà linh hồn bất tử nảy sinh và tồn tại Theo L.Phoiơbắc, tôn giáo
ra đời và tồn tại là do sự ngu dốt của loài người; tôn giáo là có hại, làm cho trítuệ con người ngừng trệ, tiêu cực, tôn giáo đối lập với khoa học Bất kỳ tôn giáonào cũng là các trò lừa bịp Muốn vạch mặt tôn giáo thì phải xé toang cái vỏthần bí của nó, tôn giáo không có gì là bí hiểm cả L.Phoiơbắc đã kéo tôn giáo từtrên trời xuống đất, trở về đời sống hiện thực
Song đáng tiếc, L.Phoiơbắc không đặt vấn đề xoá bỏ tôn giáo mà muốnhoàn thiện nó, triết học cũng phải hoà vào tôn giáo, góp phần hoàn thiện tôngiáo Ông cho rằng, sự khác nhau giữa các thời đại loài người, về đại thể chỉ là
sự khác nhau ở sự thay đổi về phương diện tôn giáo L.Phoiơbắc muốn xây dựngmột tôn giáo không cần Thượng đế và Ph.Ăngghen coi đó là “thuật luyện kimcũng không cần đến viên đá tạo vàng của nó” C.Mác và Ph.Ăngghen đã phêphán sai lầm của L.Phoiơbắc về tôn giáo và cho rằng, dù có công về việc đấutranh chống tôn giáo, nhưng L.Phoiơbắc chưa vạch ra được nguồn gốc xã hộicủa tôn giáo Ở đây L.Phoiơbắc đặt ra mục tiêu là làm tiêu tan thế giới tôn giáobằng cách hạ nó xuống cơ sở thế giới trần tục của nó Nhưng ông không thấyrằng, sau khi hoàn thành công việc ấy, thì vẫn phải tiếp tục cách mạng hoá nótrên thực tế, phải cải tạo nó trong thực tiễn Trong luận đề thứ 4 và 8 của Luậncương, C.Mác đã chỉ rõ thiếu sót của L.Phoiơbắc về mặt này
C.Mác, Ph.Ăngghen còn chỉ ra sự giống nhau giữa tôn giáo và chủ nghĩaduy tâm, coi tôn giáo và chủ nghĩa duy tâm là đồng minh của nhau: tôn giáo bàochữa cho chủ nghĩa duy tâm và ngược lại, sự biện luận của chủ nghĩa duy tâm cólợi cho Thượng đế, và là cơ sở triết học, cơ sở lý luận của tôn giáo Do đó, phủnhận chủ nghĩa duy tâm phải đồng thời phủ nhận Thượng đế, niềm tin của tôn giáo
4 C.Mác phê phán chủ nghĩa duy vật cũ và đưa ra quan niệm mới về nhiệm vụ, chức năng và vai trò của triết học qua các luận đề 1, 3, 5, 9, 10
Trang 11Trong các luận đề 1,3,5, 9,10, C.Mác đã nói rõ quan điểm của ông về vấn
đề này
Bên cạnh việc chỉ ra vai trò to lớn của L.Phoiơbắc trong cuộc đấu tranhchống lại chủ nghĩa duy tâm, phục hồi và phát triển chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa
vô thần, C.Mác đồng thời chỉ ra rằng, L.Phoiơbắc chưa vượt ra khỏi hạn chế lịch
sử của chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVIII Đó là: 1) Tính chất máy móc; 2) Tínhchất siêu hình (có nghĩa là không biện chứng); 3) Duy tâm về mặt xã hội
L.Phoiơbắc không hiểu nguồn gốc của sự vận động là sự thống nhất và đấutranh giữa các mặt đối lập, không thấy được mối quan hệ biện chứng giữanguyên nhân và kết quả, giữa tất nhiên và ngẫu nhiên Chủ nghĩa duy vật củaL.Phoiơbắc là chủ nghĩa duy vật nhân bản L.Phoiơbắc hiểu con người nói chungchỉ là một bộ phận của tự nhiên chứ không phải là con người ở trong mối quan hệ
xã hội, trong sản xuất vật chất, trong cải tạo xã hội C.Mác đã phê phán sâu sắcchủ nghĩa nhân bản của L.Phoiơbắc ở luận đề thứ 6 của Luận cương
L.Phoiơbắc đã đấu tranh chống chủ nghĩa duy vật tầm thường, nhưng ông
đã lẫn lộn và coi nó giống như chủ nghĩa duy vật nói chung, ông đem quan điểmnhân bản để đối lập với chủ nghĩa duy vật Vì thế, ông kiêng kị dùng chữ “chủnghĩa duy vật”
C.Mác đã đem thực tiễn đối lập với sự trực quan và đem chủ nghĩa duy vậtbiện chứng đối lập với chủ nghĩa duy vật cũ Theo C.Mác, triết học bao giờ cũngmang tính đảng và tính đảng thể hiện ở chỗ, triết học phục vụ cho lợi ích củagiai cấp nào, cho chính trị của giai cấp nào và thuộc về trường phái nào Xuấtphát từ cơ sở triết học của chủ nghĩa cộng sản, C.Mác đã nêu lên một cách kinhđiển nguyên lý của thế giới quan mới- đồng thời khẳng định rõ vai trò của triếthọc duy vật biện chứng: “Các nhà nước đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiềucách khác nhau, song vấn đề là cải tạo thế giới” (luận đề thứ 11)
Thế giới quan mới- mà luận điểm xuất phát, được C.Mác nêu một cách hết
sức cô đọng và sâu sắc trong tác phẩm thiên tài “Luận cương về L.Phoiơbắc”.
thế giới quan này đã được C.Mác, Ph.Ăngghen trình bày một cách đầy đủ hơn,sâu sắc hơn trong tác phẩm vĩ đại “Hệ tư tưởng Đức” về các tác phẩm khác
III Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM
Trang 12Luận cương về L.Phoiơbắc là một tác phẩm triết học rất quan trọng củaC.Mác, viết trong thời kỳ chủ nghĩa Mác đang được hình thành Tác phẩm chỉ
có 5 trang nhỏ viết tay, nhưng có thể nói rằng, chúng quả thật có một không hai
về mặt tư tưởng cô đọng và sâu sắc, về mặt diễn đạt rõ ràng và chính xác.Ph.Ăngghen đánh giá rất cao giá trị và ý nghĩa của tác phẩm này và cho rằng,tác phảm là “Văn kiện đầu tiên chứa đựng mầm mống thiên tài của thế giới quan mới”
Tư tưởng trung tâm của Luận cương là vai trò quyết định của thực tiễn cáchmạng trong đời sống xã hội Lần đầu tiên, phạm trù thực tiễn được lý giải mộtcách khoa học, trở thành điểm xuất phát của lý luận nhận thức duy vật biệnchứng Với việc đưa phạm trù thực tiễn vào lý luận, C.Mác đã thực hiện mộtcuộc chuyển biến cách mạng trong lý luận nói chung, trong lý luận nhận thứcnói riêng
Từ đây, phạm trù thực tiễn trở thành phạm trù nền tảng, cơ bản của lý luậnnhận thức duy vật biện chứng cũng như của toàn bộ chủ nghĩa Mác - V.I.Lênin
Việc tìm hiểu và nghiên cứu tác phẩm “Luận cương về L.Phoiơbắc” giúp
chúng ta hiểu rõ hơn những cống hiến và hạn chế của chủ nghĩa duy vật trướcC.Mác nói chung, của chủ nghĩa duy vật L.Phoiơbắc nói riêng C.Mác thừa nhậnrằng, để đi đến chủ nghĩa duy vật mới - chủ nghĩa duy vật biện chứng, ông đãphải đi qua chủ nghĩa duy vật L.Phoiơbắc và chủ nghĩa duy vật L.Phoiơbắc có ýnghĩa to lớn trong việc giải phóng tư tưởng, nó là sự kế thừa tư tưởng duy vật tưsản tiến bộ Tây Âu Sự phê phán của C.Mác đối với chủ nghĩa duy vậtL.Phoiơbắc là điều cần thiết, vì trong nội dung tư tưởng của nó còn chứa đựngnhiều hạn chế, thiếu sót căn bản
Năm 1846, C.Mác viết tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” Trong đó, nhiều tư
tưởng của Luận cương được phát triển, làm rõ hơn, sâu sắc hơn, tác phẩm đi vàolịch sử, đánh dấu bước tiến mới của C.Mác trong việc trình bày thế giới quan
khoa học, cách mạng Có thể khẳng định rằng, “Luận cương về L.Phoiơbắc”
được C.Mác viết năm 1845 là tác phẩm có ý nghĩa như cột mốc đánh dấu sự mởđầu giai đoạn phát triển chín muồi của thế giới quan duy vật biện chứng và duyvật lịch sử Từ đây, giai cấp vô sản có hệ tư tưởng khoa học, cách mạng; vũ khí
lý luận sắc bén, “công cụ nhận thức vĩ đại” để nhận thức và cải tạo thế giới.Nghiên cứu tác phẩm Luận cương về L.Phoiơbắc là chìa khoá để nhận thức bảnchất khoa học, cách mạng của toàn bộ triết học Mác nói riêng, chủ nghĩa Mácnói chung
Trang 13“HỆ TƯ TƯỞNG ĐỨC” CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN
I HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA TÁC PHẨM
C.Mác và Ph.Ăngghen viết tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” trong giai đoạn
chuyển lập trường từ thế giới quan duy tâm và chủ nghĩa dân chủ cách mạngsang thế giới quan duy vật và chủ nghĩa cộng sản khoa học Viết tác phẩm này
cũng chính là một bước chuẩn bị cho tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng
sản” Hiện nay, tác phẩm được in trong: C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập3,
Nxb Chính trị Quốc gia, Sự Thật, Hà Nội, 1995 tr 15-793
Cách mạng tư sản ở các nước Châu Âu đã nổ ra ngay từ những năm cuốicủa thế kỷ XVIII (Cách mạng tư sản Anh năm 1766; cách mạng tư sản Phápnăm 1789…) Trong quá trình vận động của mình, cách mạng tư sản đã bộc lộ rarất nhiều những điểm yếu của nó Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản không nhữngkhông xóa bỏ được mâu thuẫn giai cấp, mà làm cho những mâu thuẫn đó ngàycàng trầm trọng thêm Cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản và quầnchúng nhân dân lao động chống giai cấp tư sản trở nên hết sức quyết liệt Sốngtrong hoàn cảnh lịch sử đó, C.Mác và Ph.Ăngghen nhận thấy hệ tư tưởng cũkhông còn đáp ứng được yêu cầu của cách mạng, nó đã trở nên lỗi thời, phongtrào cách mạng lúc này đòi hỏi phải có một hệ tư tưởng mới Vì vậy, C.Mác vàPh.Ăngghen đã đặt cho mình một nhiệm vụ quan trọng đó là: xây dựng một thếgiới quan triết học mới, đặt cơ sở lý luận cho chủ nghĩa cộng sản khoa học.Nhiệm vụ đó đã được hai ông đặt ra ngay từ những năm đầu thập kỷ 50 của thế
kỷ XIX Cuối tháng 8 năm 1944, trên đường từ Anh về Đức, Ph.Ăngghen đếnthăm C.Mác ở Pari Trong buổi gặp đó, C.Mác có nói với Ph.Ăngghen về nhữngquan điểm triết học mới của mình chưa được thể hiện ra (những quan điểm tưtưởng triết học mới đó sau này được Ph.Ăngghen khẳng định đó chính là nhữngquan điểm duy vật lịch sử của C.Mác)
Để thực hiện nhiệm vụ đó, các ông đã lần lượt viết các tác phẩm: Phê phán
triết học pháp quyền của G.Ph.Hêghen; Bản thảo kinh tế- triết học; Gia đình thần thánh hay là phê phán sự phê phán có tính phê phán…Những tác phẩm này
chủ yếu tập trung phê phán Hêgen và phái Hêgen trẻ, chưa phê phánL.Phoiơbắc Thậm chí, có lúc các ông còn dựa vào những lời bàn của
Trang 14L.Phoiơbắc để chống lại Hêgen Đương nhiên, những tư tưởng của C.Mác vàPh.Ăngghen lúc này đã vượt xa L.Phoiơbắc trên rất nhiều phương diện.
Tháng 1 năm 1845, dưới áp lực của Chính phủ Phổ, Chính phủ Pháp đã ralệnh trục xuất C.Mác và nmột số người khác ra khỏi nước Pháp Đầu tháng 2năm 1845, C.Mác đã rời Pari đi Brúcxen do bị trục xuất khỏi Pháp Nhiềungười cách mạng Đức phải chạy sang Bỉ Vì thế, những người cách mạng tậptrung xung quanh C.Mác ngày càng nhiều Tháng 2 năm 1846, một uỷ ban liênlạc những người cách mạng được thành lập Thông qua tổ chức này C.Mác liênlạc được chặt chẽ phong trào công nhân ở các nước Châu Âu như Bỉ; Pháp;Đức; Anh…Cũng trong thời gian này, tình hình cách mạng Tây Âu có sự chínmuồi rõ rệt: ở Pháp đang ở đêm trước của cách mạng 1848; ở Đức cách mạng tưsản đang đến gần, trong khi đó giai cấp tư sản lại yếu hèn cả về kinh tế lẫn chínhtrị, chúng đã cấu kết với giai cấp địa chủ phong kiến để bóc lột và đàn áp phongtrào cách mạng Vai trò lãnh đạo phong trào cách mạng Tây Âu lúc này đã đượcđặt lên vai giai cấp vô sản Trong khi đó, phong trào cách mạng của giai cấp vôsản lại đang chịu ảnh hưởng khá nặng nề và rộng rãi tư tưởng của chủ nghĩa xãhội không tưởng: (ở Đức nó được núp dưới chiêu bài “chủ nghĩa xã hội chânchính”; ở Pháp, đó chính là chủ nghĩa cải lương Pruđông…) Tính chất phảnđộng của chủ nghĩa xã hội không tưởng là điều hoà mâu thuẫn, chủ trương xâydựng chủ nghĩa xã hội trong lòng xã hội tư bản Để hoàn thành sứ mệnh lịch sửcủa mình, giai cấp vô sản không những cần phải phát triển nhanh chóng cả về sốlượng và chất lượng, mà còn phải có hệ tư tưởng cách mạng và khoa học Trướctình hình đó, nhiệm vụ xây dựng một thế giới quan triết học mới, đặt cơ sở lýluận cho chủ nghĩa cộng sản khoa học càng trở nên cấp bách đối với C.Mác vàPh.Ăngghen
“Hệ tư tưởng Đức” được dự kiến như là một tác phẩm tập thể do
C.Mác chủ biên Nhưng dự định đó không thành, cuối cùng chỉ có C.Mác vàPh.Ăngghen cộng tác chặt chẽ với nhau để hoàn thành tác phẩm này, đặc biệt làtập đầu
Tác phẩm được các ông viết từ tháng 11/1845 đến tháng 4/1846 là cơ bảnhoàn thành Theo như những bức thư để lại thì C.Mác có ý định xuất bản tác
phẩm “Phê phán chính trị và khoa kinh tế chính trị” trước Tháng 2/1845
C.Mác đã ký hợp đồng với nhà xuất bản để xuất bản tác phẩm này Từ tháng 7
Trang 15đến tháng 8 năm 1845, C.Mác và Ph.Ăngghen sang Anh để nghiên cứu về kinh
tế Đương nhiên, sau này tác phẩm trên cũng không được ra đời, lý do vì, theomột trong những bức thư C.Mác gửi cho nhà xuất bản, ông có viết: tôi thấytrước khi trình bày cần phải chống lại tư tưởng Đức Do đó, C.Mác và
Ph.Ăngghen lại tiếp tục viết tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” Nhưng khi viết xong thì tác phẩm này cũng không được xuất bản Vì lý do: Thứ nhất, chính quyền
nhà nước biết được ý định của C.Mác và Ph.Ăngghen, họ đã làm khó dễ cho nhà
xuất bản Thứ hai, bản thân nhà xuất bản lại chịu ảnh hưởng của “chủ nghĩa xã
hội chân chính” Rốt cuộc, nói khôi hài như Ph.Ăngghen, tác phẩm đó đã để chochuột phê phán
Khi C.Mác qua đời, chuẩn bị cho xuất bản tác phẩm “Lút vích L.Phoiơbắc
và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức”, Ph.Ăngghen có lục lại tập bản thảo
cũ của các ông và đã thấy được phần lớn bản thảo mà các ông đã viết Ngoài ra,Ông còn thấy một bản thảo viết tay 5 trang ghi là “Về L.Phoiơbắc” được đánh
số la mã từ I đến XI Ph.Ăngghen đánh giá rất cao giá trị của những luận cương
đó Ông viết: “Những phần ghi chép này được viết rất vội vàng, hoàn toànkhông định để đưa in, nhưng là một tài liệu đầu tiên hết sức quý giá, trong đó ấp
ủ mầm mống thiên tài của một thế giới quan mới” Ph.Ăngghen cho rằng, tác
phẩm “Hệ tư tưởng Đức” không cần phải in nữa, vì các quan điểm của các ông
đã được khẳng định rồi Nhưng riêng 5 trang viết về L.Phoiơbắc, đã được ông
cho in vào tác phẩm “Lút vích L.Phoiơbắc, sự cáo chung của triết học cổ
điển Đức”.
Như vậy, 11 luận cương về L.Phoiơbắc chính là tài liệu cho C.Mác viết tác
phẩm “Hệ tư tưởng Đức”
Tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, sau này bị những người xã hội dân chủ Đức
tìm cách dấu đi Mãi đến năm 1932, tác phẩm mới được xuất bản lần đầu tiênbằng tiếng Đức Năm 1937 được xuất bản ở LiênXô, bằng tiếng Nga
II KẾT CẤU VÀ TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA TÁC PHẨM
“Hệ tư tưởng Đức” là một tác phẩm lớn gồm hai tập (C.Mác-Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Sự thật, Hà Nội, tr 15-793) đăng
Trang 16Kết cấu của tác phẩm: tác phẩm gồm 2 tập
Tập I: với tiêu đề là “Phê phán triết học mới nhất ở Đức” với 3 chương:
Chương I: Về L.Phoiơbắc
Chương II: Brunô thần thánh ( biệt danh của Bauơ)
Chương III: Maxơ thần thánh (biệt danh của Stiếcnơ)
III NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TÁC PHẨM
1 Con người và vấn đề con người là tiền đề, là điểm xuất phát của việc nghiên cứu lịch sử - xã hội
Ngay từ đầu tác phẩm, C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định lý luận củacác ông không phải không dựa trên một tiền đề nào, mà tiền đề của việc nghiêncứu lịch sử đó là con người Các ông viết: “Những tiền đề xuất phát của chúngtôi không phải là những tiền đề tuỳ tiện, không phải là giáo điều; đó là nhữngtiền đề hiện thực mà người ta chỉ có thể bỏ qua trong trí tưởng tượng thôi Đó lànhững cá nhân hiện thực, là hoạt động của họ và những điều kiện sinh hoạt vậtchất của họ, những điều kiện mà họ thấy có sẵn cũng như những điều kiện dohoạt động của chính họ tạo ra…Tiền đề đầu tiên của toàn bộ lịch sử nhân loại thì
dĩ nhiên là sự tồn tại của những cá nhân con người sống”1 Đây chính là điểm
Trang 17khác nhau căn bản giữa quan điểm của chủ nghĩa Mác với tất cả những quanđiểm trước đó về con người.
Ở Bauơ và Stiếcnơ, con người được xem xét như một thực thể tinh thần
Ở L.Phoiơbắc: con người đã được xem xét một cách cụ thể, bằng xương,bằng thịt Nhưng do L.Phoiơbắc thiếu một quan điểm thực tiễn, nên chủ nghĩatriết học nhân bản của ông mang tính chất trực quan Do đó, trong cuộc sốngông không hiểu được bản chất của con người, dừng lại ở con người trừu tượng
Và trên thực tế có thể nói rằng, ở điểm này, L.Phoiơbắc đã thụt lùi so vớicác nhà duy vật Pháp
Các nhà duy vật Pháp đã thấy được sự phụ thuộc của con người vào hoàncảnh Con người theo họ, đó là sản phẩm của hoàn cảnh, hoàn cảnh quyết địnhbản chất của nó Tuy nhiên ở họ vẫn chưa thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn đó là:
Con người do hoàn cảnh quyết định, nhưng con người lại cải tạo hoàn cảnh
Vì thế, chủ nghĩa duy vật Pháp đã đi tìm bản chất của con người trong bảntính tự nhiên của nó
Tuy nhiên, so với các nhà duy vật Pháp, L.Phoiơbắc cũng có những bướctiến nhất định trong xem xét bản chất của con người L.Phoiơbắc cho rằng, bản
chất con người là tồn tại Điều đó có nghĩa rằng, muốn hiểu con người phải gắn
nó với những điều kiện tồn tại hiện thực của nó L.Phoiơbắc phê phán tôn giáo
và khẳng định phải đi tìm bản chất của con người ở trần gian là đúng, song hạnchế của ông cũng như của chủ nghĩa duy vật cũ là thiếu một quan điểm thực tiễn
Do thiếu quan điểm thực tiễn đúng đắn nên các nhà duy vật cũ (kể cảL.Phoiơbắc), trong xem xét bản chất con người đã phải dừng lại ở bản tính tựnhiên của nó ( L.Phoiơbắc gọi là bản chất tộc loại tình cảm, tình yêu, đạo Đứcv.v )
Do thiếu quan điểm thực tiễn đúng đắn nên các nhà duy vật cũ (kể cảL.Phoiơbắc), đã không thể giải thích được vì sao ở mỗi thời đại khác nhau lại cónhững con người khác nhau Con người của họ là con người bất biến, trừutượng, phi lịch sử
Do thiếu quan điểm thực tiễn đúng đắn nên các nhà duy vật cũ (kể cảL.Phoiơbắc), đã không hiểu được mối quan hệ giữa tư duy ý thức với tồn tại,
Trang 18cũng có nghĩa là không hiểu được con người Do tính chất trực quan trong xemxét, các nhà duy vật cũ chỉ thấy một bên là tồn tại, một bên là ý thức, không thấyđược sự sáng tạo của ý thức, vì thế họ không đủ sức để bác bỏ quan điểm củachủ nghĩa duy tâm và thuyết không thể biết về vấn đề này.
Ví dụ, khi Phíchtơ cho rằng “cái tôi” thuần tuý sinh ra mọi cái L.Phoiơbắc
đã vạch ra được điều vô lý là tại sao một cái tôi, không có cái gì nữa mà lại sinh
ra mọi cái được Nhưng ông không đủ sức để cắt nghĩa một cách khoa học,không giải thích được vì sao con người với 5 giác quan lại nhận thức được thếgiới… Trong khi đó, chủ nghĩa duy tâm lại thổi phồng mặt năng động chủ quancủa ý thức
C.Mác cho rằng, chỉ có quan điểm thực tiễn đúng đắn mới khắc phục đượcnhững hạn chế đó
Chỉ có xuất phát từ quan điểm thực tiễn chúng ta mới có thể giải thích được
vì sao ý thức con người phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan; vì sao
ý thức lại có vai trò to lớn trong cải tạo hiện thực khách quan…
Sau khi vạch ra những nguyên nhân hạn chế của chủ nghĩa duy vật cũ, cácnhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đi đến kết luận, muốn nhận thức đúng bản chấtcon người không có con đường nào khác là phải xuất phát từ quan điểm thựctiễn Trong tác phẩm này, C.Mác và Ph.Ăngghen cũng chỉ rõ con người là sảnphẩm của tự nhiên, vì thế để hiểu con người cần nghiên cứu quan hệ của nó với
bộ phận tự nhiên còn lại Điều quan trọng nhất, theo các ông, quan hệ của conngười với tự nhiên diễn ra trong sản xuất vật chất, trong hoạt động thực tiễn
“Bản thân con người bắt đầu bằng tự phân biệt với súc vật ngay khi con người
bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình - đó là một bước tiến do tổ
chức cơ thể của con người quy định Sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt củamình, như thế con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình”1
C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, bản chất của con người không phải ở tính
tự nhiên (tính tộc loại theo L.Phoiơbắc) mà cái tạo nên sự hình thành và pháttriển của bản chất ấy là sự biến đổi của các quan hệ xã hội Trong tính hiện thựccủa nó, bản chất con người là tổng hoà các quan hệ xã hội Các quan hệ xã hội
1 Sđd, tr 29.
Trang 19luôn là cái được xác định và vận động biến đổi không ngừng, điều đó cho thấy,bản chất của con người cũng là cái cụ thể và luôn vận động, phát triển.
2 Xuất phát từ quan niệm con người đó là con người sống, hành động, sản xuất, C.Mác và Ph.Ăngghen đã vạch ra cơ sở của toàn bộ đời sống xã hội
đó là sản xuất vật chất
Quan niệm của các ông về sản xuất vật chất được thể hiện trên những nộidung cơ bản sau:
Một là, các ông khẳng định: “tiền đề đầu tiên của mọi sự tồn tại của con
người, và do đó là tiền đề của mọi lịch sử, đó là: người ta phải có khả năng sống
đã rồi mới có thể “làm ra lịch sử” Nhưng muốn sống được thì trước hết cần phải
có thức ăn, thức uống, nhà ở, quần áo và một vài thứ khác nữa Như vậy, hành vilịch sử đầu tiên là việc sản xuất ra những tư liệu để thoả mãn những nhu cầu ấy,việc sản xuất ra bản thân đời sống vật chất Hơn nữa, đó là một hành vi lịch sử,một điều kiện cơ bản của mọi lịch sử mà ( hiện nay cũng như hàng nghìn năm vềtrước) người ta phải thực hiện hàng ngày, hàng giờ, chỉ nhằm để duy trì đời sốngcon người”1
Hai là, việc sản sinh những nhu cầu và việc thoả mãn những nhu cầu do
sản xuất vật chất đem lại, đó lại là động lực phát triển của sản xuất vật chất,động lực phát triển của xã hội C.Mác-Ph.Ăngghen khẳng định: khi “nhu cầuđầu tiên đã được thỏa mãn, hành động thỏa mãn và công cụ để thỏa mãn màngười ta đã có được - đưa tới những nhu cầu mới; và sự sản sinh ra những nhucầu mới này là hành vi lịch sử đầu tiên”2
Ba là, cùng với hoạt động sản xuất vật chất hàng ngày, nhằm tái tạo ra đời
sống của bản thân mình, “con người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sôi
nẩy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình” 3
C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng: “Cần phải coi ba mặt đó của hoạt động xãhội không phải là ba giai đoạn khác nhau, mà chỉ là ba mặt…, chỉ là ba “nhântố”, chúng tồn tại đồng thời với nhau ngay từ buổi đầu của lịch sử, từ khi conngười đầu tiên xuất hiện, và chúng hiện vẫn còn biểu hiện ra trong lịch sử”4.Hơn nữa, cũng không nên hiểu sản xuất vật chất chỉ là sản xuất ra những tư liệusinh hoạt cho con người, mà phải hiểu hoạt động sản xuất vật chất đó chính làphương thức sống của con người Nói một cách khác, sản xuất vật chất không
1 ,2,3,4 Sđd, tr 39,40,41,42
Trang 20những chỉ quy định sự tồn tại thể xác của con người, mà còn quy định cảphương thức sinh hoạt, lối sống của con người C.Mác, Ph.Ăngghen khẳng định:
“Không nên nghiên cứu phương thức sản xuất ấy đơn thuần theo khía cạnh nó là
sự tái sản xuất ra sự tồn tại thể xác của các cá nhân Hơn thế, nó là một phươngthức hoạt động nhất định của những cá nhân ấy, một hình thức nhất định của
hoạt động sống của họ, một phương thức sinh sống nhất định của họ Hoạt động
sống của họ như thế nào thì họ như thế ấy Do đó, họ là như thế nào, điều đó ăn
khớp với sản xuất của họ, với cái mà họ sản xuất ra cũng như với cách mà họ
sản xuất Do đó, những cá nhân là như thế nào, điều đó phụ thuộc vào nhữngđiều kiện vật chất của sự sản xuất của họ”1 Tất nhiên cũng cần phải thấy rằng,lối sống của cá nhân là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố: sản xuất vật chất;điều kiện sống như thế nào; truyền thống của mỗi dân tộc; nền giáo dục xã hội;thể chất của mỗi cá nhân v.v trong đó sản xuất vật chất là yếu tố xét đến cùng
Từ quan niệm về sản xuất vật chất và vai trò của nó như vậy, C.Mác vàPh.Ăngghen đã vạch ra thực chất mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xãhội (mặc dù trong tác phẩm này quan niệm của các ông về vấn đề này, so vớicác tác phẩm sau này còn rất nhiều hạn chế)
Về tồn tại xã hội, các ông quan niệm đó chính là: quá trình hiện thực củasản xuất; sự sản xuất vật chất ra đời sống trực tiếp; các hình thức giao tiếp củacon người, các hình thức gắn liền với phương thức sản xuất và do phương thứcsản xuất ấy sản sinh ra - tức là xã hội công dân ở các giai đoạn khác nhau của
nó, - là cơ sở của toàn bộ lịch sử “Chính con người, khi phát triển sự sản xuấtvật chất và sự giao tiếp vật chất của mình, đã làm biến đổi, cùng với hiện thực
đó của mình, cả tư duy lẫn sản phẩm tư duy của mình Không phải ý thức quyếtđịnh đời sống mà chính đời sống quyết định ý thức”2 Vai trò quyết định của tồntại xã hội đối với ý thức xã hội còn được thể hiện ở chỗ: tồn tại xã hội như thếnào thì ý thức xã hội về căn bản là như thế ấy, trong xã hội có đối kháng giaicấp, ý thức xã hội mang tính giai cấp, ý thức thống trị xã hội là ý thức của giaicấp thống trị “Trong mọi thời đại, những tư tưởng của giai cấp thống trị là
những tư tưởng thống trị Điều đó có nghĩa là giai cấp nào là lực lượng vật chất thống trị thì cũng là lực lượng tinh thần thống trị trong xã hội Giai cấp nào chi
phối những tư liệu sản xuất vật chất thì cũng chi phối luôn cả những tư liệu sản
1 Sđd tr.30
2 sđd, tr.38
Trang 21xuất tinh thần… Những tư tưởng thống trị không phải là cái gì khác mà chỉ là sựbiểu hiện tinh thần của những quan hệ vật chất thống trị”1 Về ý thức xã hội,trong tác phẩm này được C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ rõ: “Ý thức [dasBewuòtsein] không bao giờ có thể là cái gì khác hơn là sự tồn tại được ý thức[das Bewuòt sein], và tồn tại của con người là quá trình đời sống hiện thực củacon người” 2; tồn tại xã hội chính là nội dung của ý thức; ý thức được biểu hiện
ra thông qua ngôn ngữ Ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng đối với sự hình thành
và phát triển của ý thức “ Ngôn ngữ cũng tồn tại lâu như ý thức; ngôn ngữ là ý
thức hiện thực, thực tiễn, tồn tại vì cả những người khác và chỉ do đó nó mớicũng tồn tại vì bản thân tôi nữa, và cũng như ý thức, ngôn ngữ chỉ xuất hiện từnhu cầu, từ sự tất yếu phải giao tiếp với những người khác”3
Về bản chất của ý thức: ý thức là phản ánh thế giới, phản ánh đời sống xãhội của con người Các ông đã chỉ ra vấn đề phương pháp luận quan trong khi đivào nghiên cứu ý thức con người Chúng ta phải xuất phát từ “ những con ngườiđang hành động, hiện thực và chính là cũng xuất phát từ quá trình đời sống hiệnthực của họ mà chúng ta mô tả sự phát triển của những phản ánh tư tưởng vàtiếng vang tư tưởng của quá trình đời sống ấy Ngay cả những ảo tưởng hìnhthành trong đầu óc con người cũng là những vật thăng hoa tất yếu của quá trìnhđời sống vật chất của họ, một quá trình có thể xác định được bằng kinh nghiệm
và gắn liền với những tiền đề vật chất”4
3 Về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
Xem xét lực lượng sản xuất, C.Mác và Ph.Ăngghen (trong tác phẩm này)
đã gắn nó với sự phân công lao động xã hội, phân tích sự phát triển của lựclượng sản xuất gắn với sự phát triển của phân công lao động xã hội còn với quan
hệ sản xuất lúc này các ông gọi là những quan hệ giao tiếp Các ông khôngnhững chỉ rõ tính khách quan của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; sự phụthuộc của quan hệ sản xuất vào lực lượng sản xuất, mà còn chỉ rõ mối quan hệbiện chứng giữa chúng Sự tác động giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuấtdiễn ra tuân theo quy luật - quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển củalực lượng sản xuất Các ông viết: “Trong toàn bộ sự tiến triển của lịch sử, mộtchuỗi chặt chẽ những hình thức giao tiếp mà mối liên hệ là ở chỗ người ta thay
1 Sđd, tr 66
2 Sđd, tr 37
3 Sđd,tr 43
4 Sđd tr 37-38
Trang 22thế hình thức giao tiếp cũ đã trở thành một trở ngại bằng một hình thức mới phùhợp với những lực lượng sản xuất đã phát triển hơn, và do đó phù hợp vớiphương thức hoạt động tiên tiến hơn của các cá nhân; hình thức mới này là sontour1* lại trở thành trở ngại và lại được thay thế bằng một hình thức khác…”1 cứnhư thế xã hội phát triển không ngừng, đi từ sự vận động, phát triển của phươngthức sản xuất xã hội.
4 Về mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
Trong tác phẩm này, lần đầu tiên các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mácdùng thuật ngữ kiến trúc thượng tầng, còn cơ sở hạ tầng vẫn được gọi là cơ sởhoặc cơ sở kinh tế, xã hội công dân Các ông chỉ rõ, kiến trúc thượng tầng nhànước là sản phẩm của cơ sở sản xuất, xã hội công dân là cơ sở của nhà nước
“Xã hội công dân bao trùm toàn bộ sự giao tiếp vật chất của các cá nhân trongmột giai đoạn phát triển nhất định của lực lượng sản xuất Nó bao trùm toàn bộđời sống thương nghiệp và công nghiệp trong giai đoạn đó và do đó, vượt rangoài phạm vi quốc gia và dân tộc…Thuật ngữ “xã hội công dân” xuất hiệntrong thế kỷ XVIII khi những quan hệ sở hữu thoát khỏi thể cộng đồng[Gemeinwesen] cổ đại và trung cổ… tuy nhiên, tổ chức xã hội trực tiếp sinh ra
từ sản xuất và giao tiếp và trong mọi thời đại đều cấu thành cơ sở của nhà nước
và của kiến trúc thượng tầng tư tưởng, vẫn luôn luôn được gọi bằng danh từđó22.Với quan niệm như vậy, C.Mác và Ph.Ăngghen tiến tới xem xét lịch sử xãhội theo quy luật biện chứng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Từ đó,các ông vạch ra sự vận động của xã hội từ cổ đại đến chủ nghĩa tư bản là mộtquá trình hợp quy luật (như sau này C.Mác nói đó là quá trình lịch sử tự nhiên).Đặc biệt, các ông đã vận dụng quan điểm đó vào xem xét sự ra đời và phát triểncủa chủ nghĩa tư bản và rút ra được những hệ quả của lý luận triết học của mình
Đó chính là lý luận về cách mạng vô sản và xây dựng chủ nghĩa cộng sản
5 Lý luận về cách mạng xã hội
C.Mác và Ph.Ăngghen đã phân tích nguyên nhân của cách mạng xã hội đi
từ kinh tế, từ mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất (mâu thuẫnnày biểu hiện thành mâu thuẫn giữa các lợi ích, đấu tranh trong nội bộ nhà nước,phản ánh đấu tranh trong xã hội) Các ông viết: “Như vậy là theo quan điểm củachúng tôi, tất cả mọi xung đột trong lịch sử đều bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa
1 Sdd, tr 104.
2 S dd, tr 52.
Trang 23những lực lượng sản xuất và hình thức giao tiếp… Như chúng ta đã thấy, mâuthuẫn giữa những lực lượng sản xuất và hình thức giao tiếp đã xảy ra nhiều lầntrong lịch sử từ trước cho đến nay, song vẫn không làm hại đến cơ sở của nó, thìlần nào cũng đều phải nổ ra thành một cuộc cách mạng,… ”1 Trên cơ sở phântích nguyên nhân của cách mạng xã hội đi từ kinh tế, C.Mác và Ph.Ăngghen đã
đi đến kết luận về tính tất yếu của cách mạng vô sản; xác định nhiệm vụ của giaicấp vô sản trong cuộc cách mạng đó Giai cấp vô sản là giai cấp có tính quốc tế
“giai cấp vô sản chỉ có thể tồn tại trên quy mô của lịch sử thế giới, cũng như chủ
nghĩa cộng sản, tức là hoạt động của giai cấp vô sản, hoàn toàn chỉ có thể tồn tạiđược với tư cách là một tồn tại “có tính chất lịch sử thế giới”2 Giai cấp vô sảnphải cải tạo xã hội để cải tạo mình, để trở thành người xây dựng chế độ xã hộicộng sản chủ nghĩa; cách mạng vô sản phải xoá bỏ tư hữu xác lập công hữu v.v
Về xây dựng chủ nghĩa cộng sản, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đặcbiệt nhấn mạnh đến yếu tố kinh tế “Việc thiết lập chủ nghĩa cộng sản, về thựcchất, là có tính chất kinh tế”3 Xây dựng chủ nghĩa cộng sản thực chất là xây
dựng kinh tế (ở đây gắn với tư tưởng xây dựng con người cũng phải gắn với các
tiền đề kinh tế) để khắc phục “sự tha hoá” do chủ nghĩa tư bản tạo ra “Sự tha
hoá” dĩ nhiên là chỉ có thể bị xoá bỏ khi có hai tiền đề thực tiễn Để trở thành
một lực lượng “không thể chịu đựng được”, nghĩa là một lực lượng mà người taphải làm cách mạng để chống lại thì điều cần thiết là sự tha hoá đó phải biếnkhối quần chúng đông đảo trong nhân loại thành một khối hoàn toàn “không có
sở hữu”, đồng thời mâu thuẫn với cái thế giới đầy rẫy của cải và học thức đangtồn tại thực sự, - cả hai điều này đều phải có sự tăng lên to lớn của sức sảnxuất…Sự phát triển ấy của những lực lượng sản xuất ( cùng với sự phát triển
này, sự tồn tại có tính chất lịch sử thế giới, chứ không phải có tính chất địa
phương nhỏ hẹp, của con người đã thực hiện một cách kinh nghiệm chủ nghĩa)
là tiền đề thực tiễn tuyệt đối cần thiết, vì không có nó thì tất cả sẽ chỉ là sự
nghèo nàn sẽ trở thành phổ biến; mà với sự thiếu thốn tột độ thì ắt sẽ bắt đầu trở
lại một cuộc đấu tranh để giành những cái cần thiết, thế là người ta lại khôngtránh khỏi rơi vào cũng sự ti tiện trước đây”4 Ngoài ra trong tác phẩm này
1 Sđd, tr 107.
2 Sđd, tr 51
3 S đd, tr 102.
4 Sđd, tr 49.
Trang 24C.Mác và Ph.Ăngghen cũng lưu ý chúng ta về tính chất quốc tế của cách mạng
vô sản và xây dựng chủ nghĩa cộng sản do lực lượng sản xuất đã quốc tế hoá.Như vậy, nếu như ở giai đoạn trước, ở các tác phẩm trước, C.Mác vàPh.Ăngghen còn chịu ảnh hưởng tư tưởng của L.Phoiơbắc, đôi chỗ còn căn cứvào L.Phoiơbắc để đấu tranh với các quan điểm phản diện, thì đến tác phẩm này,các ông đã đoạn tuyệt với L.Phoiơbắc và xây dựng được hệ thống lý luận mới,độc lập của mình Mặc dù trên nhiều phương diện, lý luận đó cần được bổ sung
và tiếp tục phát triển, song ở “Hệ tư tưởng Đức” hệ thống lý luận mà các ông
trình bày là cực kỳ quan trọng, nó chính là cơ sở lý luận cho sự hình thành chủnghĩa Mác nói chung và triết học Mác nói riêng
IV Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM
“Hệ tư tưởng Đức” là một trong những tác phẩm kinh điển xuất sắc của
chủ nghĩa Mác Với sự ra đời của tác phẩm này, lần đầu tiên quan niệm duy vật
về lịch sử của C.Mác và Ph.Ăngghen được trình bày một cách có hệ thống, nóchính là cơ sở lý luận quan trọng cho sự hình thành chủ nghĩa Mác nói chung vàtriết học Mác nói riêng
Mặc dù được viết cách đây hơn 150 năm, song những tư tưởng cơ bảntrong tác phẩm vẫn giữ nguyên giá trị Hiện nay, nó vẫn là cơ sở lý luận, phươngpháp luận khoa học cho hoạt động của các đảng cộng sản trong lãnh đạo cách mạng
Nghiên cứu tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” không những cho chúng ta thấy
sự ra đời của triết học Mác thực sự là cuộc cách mạng trong lĩnh vực triết học,
mà còn cung cấp cho mỗi người cơ sở lý luận để hình thành thế giới quan duyvật C.Mácxít và phương pháp luận khoa học trong nhận thức và hoạt động thực tiễn
Trang 25LỜI TỰA “GÓP PHẦN PHÊ PHÁN KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ”
CỦA C.MÁC
I HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA TÁC PHẨM
C.Mác viết tác phẩm "Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị" từ
tháng 8/1858 đến tháng 2/1859 và xuất bản, phát hành tháng 6/1859 Tác phẩm
ra đời đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình hình thành, phát triển khoa kinh
tế chính trị học mác xít Nội dung lời tựa tác phẩm này là kết quả nghiên cứucủa C.Mác sau 15 năm với một khối lượng tài liệu đồ sộ
Nội dung lời tựa tác phẩm "Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị",
C.Mác đã tóm tắt, khái quát quá trình nghiên cứu khoa kinh tế chính trị và tổngkết thực tiễn từ 1842- 1843, khi làm biên tập tờ Rbéin Schezeitung đến tháng 2năm 1859 C.Mác nói: "Lần đầu tiên tôi phải nêu ý kiến của mình về cái gọi làlợi ích vật chất và điều đó đã làm cho tôi lúng túng"1 Sau đó là những cuộc thảoluận, tranh luận về vấn đề ăn trộm gỗ và phân nhỏ tài sản ruộng đất; về tình cảnhnông dân vùng Mô den; cuối cùng là những cuộc tranh luận về tự do buôn bán
và thuế quan bảo hộ C.Mác nói: "Lần đầu tiên đã thúc đẩy tôi nghiên cứu nhữngvấn đề kinh tế"2 Sự thúc đẩy đó được bắt đầu từ khi C.Mác viết tác phẩm thứnhất là tác phẩm " phê phán triết học Pháp quyền của Hê ghen" ( 1843) C.Mácviết: " Tác phẩm thứ nhất mà tôi đã viết để giải quyết những những điều bănkhoăn đã ám ảnh tôi, là một sự phân tích phê phán triết học pháp quyền của Hêghen"3 Kết quả của nó được C.Mác khái quát là:" Không thể lấy bản thân nhữngquan hệ pháp quyền cũng như những hình thái nhà nước, cái gọi là sự phát triểnchung của tinh thần con người để giải thích những quan hệ và hình thái đó, tráilại, phải thấy rằng những quan hệ và hình thái đó bắt nguồn từ những điều kiệnsinh hoạt vật chất "4 Tiếp tục sự thôi thúc và dựa trên kết quả nghiên cứu tácphẩm thứ nhất, C.Mác đã dày công nghiên cứu khoa kinh tế chính trị và đến
năm 1859 cho ra đời tác phẩm: “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị”.
Nghiên cứu lời tựa cho thấy từ tác phẩm thứ nhất" phê phán triết học phápquyền của G.Ph.Hêghen đến lời tựa này có sự gián đoạn trong nghiên cứu kinh
tế chính trị, nhưng tiến trình như một dòng chảy liên tục Quá trình đó xuyên
1,2,3,4 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 13, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.13.
Trang 26qua các tác phẩm như: "Sự khốn cùng của triết học" ( 1847); "Tuyên ngôn củađảng cộng sản" ( 1848); "Diễn văn về tự do buôn bán" …
Với lời tựa này, C.Mác đã thể hiện sự chín muồi về thế giới quan,phương pháp luận khoa học (CNDVLS) cho mọi sự nghiên cứu tiếp theo, màtrước hết là nội dung tác phẩm này, tiếp ngay sau đó là bộ Tư bản đồ sộ Có thểnói rằng, các tác phẩm về sau là tiếp tục sự phát triển và vận dụng một cáchnhuần nhuyễn thế giới quan, phương pháp luận ở lời tựa vào giải quyết nhữngvấn đề xã hội
II NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TÁC PHẨM
Trong lời tựa tác phẩm chỉ cô đúc trong 5 trang sách, nhưng đã khái quáttoàn bộ nội dung của những tư tưởng quan trọng về chủ nghĩa duy vật lịch sử
Vì vậy, sự khát quát, cô đọng đó là kết quả của toàn bộ quá trình nghiên cứu từđầu đến lúc viết tác phẩm của C.Mác C.Mác nói: Nó đã trở thành kim chỉ namcho mọi sự nghiên cứu của tôi
1 Phương pháp tiếp cận xã hội và vai trò của sản xuất vật chất đối với
sự tồn tại phát triển xã hội
Trong tác phẩm "Góp phần phê phán triết học Pháp quyền của
G.Ph.Hêghen", C.Mác đã đưa ra tư tưởng thể hiện thế giới quan, phương pháp
luận khoa học là: giải thích các hiện xã hội không phải từ hiện tượng tinh thần,
mà từ tồn tại, từ điều kiện sinh hoạt vật chất Trong lời tựa, C.Mác khẳng địnhvai trò quyết định của sản xuất vật chất, phương thức sản xuất đời sống với sựtồn tại, phát triển xã hội C.Mác viết: "Phương thức sản xuất, đời sống vật chấtquyết định các quá trình xã hội, chính trị, tinh thần nói chung"1; "Ta không thểnhận định về một thời đại đảo lộn như thế mà căn cứ vào ý thức của thời đại ấy.Trái lại phải giải thích ý thức ấy bằng những mâu thuẫn của đời sống vật chất”2
Tư tưởng này là sự tiếp tục phát triển phương pháp tiếp cận xã hội duyvật biện chứng trong lịch sử và vai trò quyết định của sản xuất vật chất đối với
tồn tại phát triển xã hội trong tác phẩm "phê phán triết học Pháp quyền của Hê
ghen" và tác phẩm "Bản thảo kinh tế chính trị" lên trình độ mới
Đây là nền tảng cho mọi lý luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử, nó đốilập với quan điểm duy tâm trong lịch sử và đang thịnh hành lúc đó, tạo tiền đềkhoa học cho mọi giải thích xã hội ở các lĩnh vực khác nhau của C.Mác Từ tiền
1, 2 Sdd, tr.15
Trang 27đề này, C.Mác đã hoàn thiện lời tựa và phê phán, đánh đổ quan điểm của cácnhà kinh tế chính trị học tư sản bằng nội dung của tác phẩm và cho ra đời Bộ Tưbản đồ sộ
2 Những tư tưởng cơ bản về hình thái kinh tế - xã hội
* Nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
Trong các tác phẩm trước, C.Mác đã có tư tưởng khá hoàn chỉnh về lựclượng sản xuất như: nội dung, tính khách quan và vai trò quyết định đối với cácyếu tố khác trong hình thái kinh tế - xã hội Trong lời tựa này, C.Mác khẳngđịnh lại những nội dung về lực lượng sản xuất, còn về quan hệ sản xuất được tậptrung làm sâu sắc hơn Ở các tác phẩm trước, quan hệ sản xuất được C.Mácquan niệm là quan hệ "trao đổi" hoặc "quan hệ giao tiếp" và nhấn mạnh mặt sởhữu Trong lời tựa này, C.Mác khái quát sâu sắc hơn tư tưởng về quan hệ sảnxuất C.Mác viết: "Trong sự sản xuất xã hội ra đời sống của mình, con người cónhững quan hệ nhất định, tất yếu không phụ thuộc vào ý muốn của họ - tức lànhững quan hệ sản xuất"1
Cùng với nội dung trên, C.Mác đã kế thừa tư tưởng về quan hệ "songtrùng" của các tác phẩm trước làm rõ sự phụ thuộc có tính quy luật của quan hệsản xuất vào tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Tư tưởng đó
có thể hiểu là bản chất nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất
và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất C.Mác viết: "Những quan hệ sảnxuát này phù hợp với trình độ phát triển nhất định của các lực lượng vật chất của họ"2
Lời tựa này, C.Mác đã khái quát sự vận động của quy luật quan hệ sảnxuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất C.Mácviết: "Tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các lực lượng sản xuất vậtchất xã hội mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có …Trong đó từ trướctới nay các lực lượng sản xuất vẫn phát triển, từ chỗ là hình thức phát triển củalực lượng sản xuất, những quan hệ sản xuất ấy trở thành xiềng xích của lựclượng sản xuất, khi đó bắt đầu một thời đại cách mạng xã hội"3 Chỗ này chothấy, C.Mác chỉ mâu thuẫn biện chứng giữa hai mặt lực lượng sản xuất và quan
hệ sản xuất phát triển theo quy luật từ chỗ quan hệ sản xuất phù hợp (hình thức
1,2,3 Sđd, tr.15.
Trang 28phát triển) đến trình độ quan hệ sản xuất trở thành “xiềng xích” của lực lượngsản xuất và kết quả tất yếu là quan hệ sản xuất thay đổi, cách mạng xã hội nổ racho phương thức sản xuất mới cao hơn ra đời Với sự khái quát ở trình độ nàymới cho phép C.Mác vận dụng vào vạch chỉ những quy luật khác của xã hội vàgiải phẫu xã hội tư bản hiện đại
* Nội dung quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng
Ở các tác phẩm trước, C.Mác gọi "xã hội công dân" với nghĩa như là cơ
sở hạ tầng Trong lời tựa này, nội dung thuật ngữ đó được C.Mác quan niệm là:
"Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy hợp thành cơ cấu kinh tế xã hội"1 Với quanniệm này, khái niệm cơ sở hạ tầng được khái quát cụ thể và hoàn chỉnh hơn.Khái niệm kiến trúc thượng tầng đã được C.Mác sử dụng ở những tác phẩmtrước,nhưng ở đây vẫn được nhắc lại gồm chính trị và những hình thái ý thức xãhội nhất định để thấy tính hệ thống
Từ quan niệm xã hội dù dưới bất cứ hình thức nào đều là sản phẩm của
sự tác động lẫn nhau giữa người và người, C.Mác đã trừu tượng hoá ở trình độcao để phân hệ thống quan hệ xã hội thành hai loại, quan hệ thuộc lĩnh vực vậtchất và quan hệ thuộc lĩnh vực khác - lĩnh vực tinh thần Với C.Mác, hai loạiquan hệ xã hội trên đối lập nhau và quan hệ hữu cơ với nhau C.Mác giải quyếtmối quan hệ của hai loại quan hệ đó trên cơ sở thế giới quan duy vật, phươngpháp luận biện chứng C.Mác chỉ rõ: "Toàn bộ những quan hệ sản xuất hợpthành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực trên đó dựng nên mộtkiến trúc thượng tầng pháp và chính trị và những hình thái ý thức xã hội nhấtđịnh tương ứng với cơ sở hiện thực đó "2
C.Mác đã khái quát nội dung quy luật về mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng
và kiến trúc thượng tầng được chỉ ra trong lời tựa, ông viết: "Cơ sở kinh tế thayđổi thì toàn bộ cái kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít, nhiều, nhanhhay chóng"12 Với cách tiếp cận và giải quyết như vậy, cho phép khám phánhững bí mật của xã hội nói chung và tư bản chủ nghĩa nói riêng Các nhà tưtưởng trong lịch sử cũng như đương thời không thấy được bản chất xã hội làquan hệ giữa người và người, giả sử có thấy thì cũng không thấy được có hailoại quan hệ cơ bản hoặc không giải quyết đúng mối quan hệ của các quan hệ xã
1,2 Sdd, tr.15.
Trang 29hội, cho nên giải thích sự vận động xã hội mang tính chất mô tả, lộn xộn, ngẫunhiên…không có sự lôgic
* Phạm trù hình thái kinh tế xã hội và sự phát triển của nó
Có thể thấy, hình thái kinh tế - xã hội lúc đó, C.Mác gọi là “Hình thái xãhội” Mặc dù, trong lời tựa chưa đưa ra phạm trù hình thái kinh tế - xã hội,nhưng nội dung tư tưởng của nó đã được nêu khá đầy đủ, biểu hiện ở việc phântích nội dung lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, kiến trúc thượng tầng vàquan hệ giữa chúng Trong giải quyết mối quan hệ giữa ba yếu tố trên, C.Máccũng đã làm rõ vị trí từng yếu tố trong phạm trù hình thái kinh tế - xã hội và vaitrò mỗi yếu tố đối với sự vận động, phát triển của lịch sử Có thể hiểu ý củaC.Mác: xã hội là một chỉnh thể thống nhất, một hệ thống mở, như một cơ thểsống…Trong giải thích về vai trò từng yếu tố của hình thái kinh tế - xã hội đốivới sự phát triển xã hội, C.Mác chứng minh vai trò quyết định xét đến cùng làlực lượng sản xuất C.Mác chỉ ra: “Không một hình thái xã hội nào diệt vongtrước khi tất cả những lực lượng sản xuất mà hình thái đó tạo địa bàn đầy đủ cho
sự phát triển vẫn chưa phát triển và những quan hệ sản xuất mới cao hơn, cũngkhông bao giờ xuất hiện trước khi những điều kiện tồn tại vật chất của nhữngquan hệ đó chưa chín muồi trong lòng của bản thẫn xã hội cũ”1
Mặc dù lời tựa, C.Mác chưa khái quát tư tưởng về sự phát triển của cáchình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên (mãi đến lời tựa của
Bộ tư bản, tư tưởng đó mới được khái quát), nhưng tư tưởng cơ bản đã được lột
tả khá rõ Bàn về sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là việc C.Mácluận giải bắt đầu và do sự phát triển của lực lượng sản xuất Với sự luận giải này
có thể hiểu tính tuần tự, khách quan của sự phát triển các hình thái kinh tế - xãhội Như vậy, C.Mác đã có ý tưởng về tính lịch sử tự nhiên của quá trình pháttriển các hình thái kinh tế - xã hội Bởi vì, tính khách quan, sự tuần tự của quátrình đó đã dựa trên tư tưởng của C.Mác ở những tác phẩm trước về tính kháchquan và sự tuần tự, tiệm tiến phát triển của lực lượng sản xuất Điều đó cũng cóthể hiểu qua tư tưởng của C.Mác về con người không thể tuỳ tiện lựa chọn chomình một hình thái xã hội theo ý muốn, mà phải trên cơ sở cái hiện tại vốn cóhoặc ít ra cũng phải đang hình thành Điều này được C.Mác luận giải rõ hơn:
“Nhân loại bao giờ cũng chỉ đặt cho mình những nhiệm vụ mà có thể giải quyết
1 Sđd, tr.15.
Trang 30được, vì xét kỹ hơn, bao giờ người ta thấy rằng, bản thân nhiệm vụ ấy chỉ nảysinh khi những điều kiện vật chất để giải quyết nhiệm vụ đó đã có rồi, hay ít racũng đang ở trong quá trình hình thành”1.
3 Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Cùng với việc luận giải vai trò quyết định của phương thức sản xuất đớivới quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị tinh thần nói chung, C.Mác tiếp tụckhẳng định vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội: "Khôngphải ý thức của con người quyết định sự tồn tại của họ; trái lại, tồn tại xã hội của
họ quyết định ý thức của họ"2 Tư tưởng này được C.Mác đề cập nhiều lần trong
tác phẩm: "Hệ tư tưởng Đức", ở đây cũng được khẳng định lại để bảo đảm tính
hệ thống của tư tưởng về chủ nghĩa duy vật lịch sử và dúng với ý tưởng củaC.Mác trong lời tựa
Khẳng định đó có giá trị của một nguyên lý cơ bản, một quy luật quantrọng của chủ nghĩa duy vật lịch sử, thể hiện một thế giới quan, phương phápluận khoa học trong giải quyết hai mặt cơ bản của xã hội, tồn tại xã hội và ýthức xã hội
4 Nguyên nhân của cách mạng xã hội và tính tất yếu diệt vong của chủ nghĩa tư bản
Trong lời tựa, C.Mác đã thể hiện thế giới quan, phương pháp luận khoahọc vào luận giải nguyên nhân những biến đổi xã hội, cách mạng xã hội là từhiện thực xã hội, từ sự xung đột giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.C.Mác chỉ rõ: "Tới một giai đoạn nào đó của chúng, các lực lượng sản xuất vậtchất của xã hội mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có… khi đó bắt đầuthời đại một cuộc cách mạng xã hội"3; "Không một hình thái kinh tế xã hội nàodiệt vong trước khi tất cả những lực lượng sản xuất …vẫn chưa phát triển"4
Từ luận giải đó, C.Mác vận dụng vào xem xét sự diệt vong của chủnghĩa tư bản là khách quan, bởi nguyên nhân vốn có trong lòng chủ nghĩa tư bản
là sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự xung đột giữa lực lượng sản xuất vàquan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa C.Mác chỉ ra: "Những lực lượng sản xuấtphát triển trong lòng xã hội tư sản cũng tạo ra những điều kiện vật chất để giải
1,2,3,4 Sđd, tr.15
Trang 31quyết đối kháng ấy Cho nên, với hình thái xã hội tư sản, thời kỳ tiền sử xã hộiloài người đang kết thúc"1
Ngoài ra, C.Mác còn khẳng định, hình thái xã hội tư bản là hình tháicuối cùng của xã hội có đối kháng giai cấp Điều đó cũng có nghĩa một hình thái
xã hội không có đối kháng sẽ ra đời - chủ nghĩa cộng sản Sự ra đời của chủnghĩa cộng sản không phải không tưởng mà là có cơ sở từ hiện thực, đó là từ nềnsản xuất vật chất với trình độ phát triển lực lượng sản xuất rất cao, mà chủ nghĩa
tư bản đã đạt được C.Mác chỉ rõ: "Các quan hệ sản xuất tư sản là hình thức đốikháng cuối cùng của quá trình sản xuất xã hội”2
III Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM
Lời tựa tác phẩm ra đời đã thể hiện kế thừa, phát triển tư tưởng nhân loạiđến đỉnh cao và tạo ra bước ngoặt cách mạng trong quan niệm về xã hội Đây làthế giới quan, phương pháp luận khoa học có giá trị định hướng cơ bản choC.Mác nghiên cứu lịch sử, C.Mác đánh giá: "Kết quả chung mà tôi đã đạt và trởthành kim chỉ nam cho mọi nghiên cứu sau này của tôi"3
Lời tựa còn có ý nghĩa hoàn chỉnh tư tưởng chủ nghĩa duy vật lịch sử ởtrình độ khái quát cao Lần đầu tiên tư tưởng về chủ nghĩa duy vật lịch sử đượckhái quát, hệ thống hoá ngắn gọn, xúc tích Vì vậỵ, lời tựa đã tạo ra thế giớiquan , phương pháp luận khao học cho giai cấp vô sản nhận thức và cải tạo xãhội Lời tựa ra đời đã chấm dứt sự nhận thức, giải thích xã hội dạng miêu tả, lộnxộn, ngẫu nhiên Theo C.Mác, lời tựa trở thành kim chỉ nam cho mọi nghiên cứusau này của mình, mà trực tiếp nhất là kim chỉ nam cho ra đời tác phẩm gópphần phê phán khoa kinh tế chính trị Cho nên, giá trị của tác phẩm này là tiêuchuẩn trước hết cho giá trị của lời tựa Đánh giá về tác phẩm này, Ph.Ăng ghenviết: Tác phẩm của C.Mác là một thành tựu khoa học xuất sắc của Đảng vô sản,một bước quan trọng trong sự nghiệp khởi thảo thế giới quan khoa học của giaicấp vô sản V.I.Lênin thì đánh giá: Một trong những tác phẩm trong đó C.Mác
đã cách mạng hoá khoa kinh tế chính trị
Trong bối cảnh những nhà kinh tế chính trị học tư sản đưa ra nhữngquan điểm sai lầm về lĩnh vực kinh tế để biện hộ cho chủ nghĩa tư bản, thì tưtưởng của lời tựa tác phẩm này là tiền đề trực tiếp cho việc C.Mác đánh đổ hẳn
lý luận đó Như vậy, lời tựa đã trang bị cho giai cấp vô sản nhận thức rõ bản
1,2,3 Sđd, tr.15
Trang 32chất phản động, phản khoa học của lý luận kinh tế chính trị tư sản và phát triểnđược những vấn đề lý luận và giải đáp được những yêu cầu cấp bách của thựctiễn
lúc đó
Lời tựa của tác phẩm ra đời từ 1859, nhưng tư tưởng của nó cho đến nayvẫn còn nguyên giá trị, nó là thế giới quan, phương pháp luận cho các đảng cộngsản tiếp tục phát triển lý luận và đề ra đường lối lãnh đạo cách mạng Hiện nay,tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp, chủ nghĩa đế quốc có sự thíchnghi, điều chỉnh và chúng đang biện hộ cho sự tồn tại của chúng bằng lý luậncủa các học giả tư sản Có thể nói rằng, chỉ có quay về với tư tưởng của lời tựalàm tiền đề thế giới quan, phương pháp luận, kim chỉ nam mới có thể xem xét,đánh giá đúng bản chất phản động, phản khoa học của chúng
Luận giải bản chất, sự tồn tại và xu hướng phát triển tiến tới diệt vongchủ nghĩa tư bản hiện nay như cách tiếp cận và nội dung của lời tựa tác phẩmgóp phần phê phán khoa kinh tế chính trị mới cho được những kết luận khoa học
về chủ nghĩa tư bản hiện nay Sự thích nghi, điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản vẫntrong giới hạn quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, trong khi đó nó tận dụng đượcthành tựu cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại lại càng thúc đẩy sựphát triển mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thì sự diệtvong là tất yếu Quá trình đó ngày càng tích tụ nhân tố phá hoại chủ nghĩa tưbản hiện nay để cho chủ nghĩa xã hội ra đời
Hiện nay, sự nghiệp đổi mới đất nước ta, tư tưởng của lời tựa tác phẩm
“Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị” cũng còn nguyên giá trị Tinh thần
của nó vẫn trang bị cho chúng ta thế giới quan, phương pháp luận khoa học, kimchỉ nam cho việc vạch mục tiêu, phương hướng đổi mới và xác định mục tiêu,
mô hình chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay trên con đường xây dựng chủ nghĩa
xã hội
Trang 33“CHỐNG ĐUY RINH” CỦA PH.ĂNGGHEN
rõ ràng nhất
Vào những năm 70 của thế kỷ XIX, ảnh hưởng của Đuyrinh trong đảngdân chủ - xã hội là rất lớn, thậm chí một số đảng viên Đảng dân chủ xã hội Đức,chẳng hạn như A.Bêben, đã chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Đuyrinh A.Bêben đãviết hai bài luận văn đăng trên tờ báo “Volksstaat” - cơ quan Trung ương củaĐảng công nhân dân chủ - xã hội để "ca ngợi" Đuyrinh, gọi Đuyrinh là "ngườicộng sản mới" Nhận thấy tác hại của việc truyền bá chủ nghĩa Đuy rinh trongphong trào công nhân và sự “tha hoá” tư tưởng ở một số đảng viên Đảng dânchủ - xã hội Đức C.Mác và Ph.Ăngghen đã phải dùng “một số công việc quantrọng” để tập trung phê phán quan điểm sai lầm của Đuyrinh và những ngườitheo ông ta
Từ đầu năm 1875, chủ nghĩa Đuyrinh được truyền bá trên quy mô rộnglớn và trở lên đặc biệt nguy hiểm Sự kiện này đã góp phần "tiêm nhiễm những
tư tưởng độc hại" vào phong trào công nhân, đáng chú ý là việc Đuyrinh choxuất bản lần thứ hai cuốn "Lịch sử phê phán khoa kinh tế chính trị và chủ nghĩa
xã hội" và việc xuất bản cuốn "Bài giảng về triết học" của ông Trong các tácphẩm này, Đuyrinh đã công kích gay gắt chủ nghĩa Mác, cho rằng; chủ nghĩaMác là "cũ rích", là "phi khoa học", là sự “nhắc lại chủ nghĩa G.Ph.Hêghen vàlàm mới chủ nghĩa L.Phoiơbắc và ông tự thừa nhận mình "là người cộng sản" vàchỉ có ông mới là người trung thành với chủ nghĩa xã hội Tệ hại hơn, ông tuyên
Trang 34bố ầm ĩ rằng, chỉ có tin và đi theo con đường mà ông vạch ra thì phong tràocông nhân mới có "hy vọng", mới rũ bỏ được "cuộc đời đau khổ".
Điều đó đã thúc đẩy Lipnếch - một trong những người sáng lập và là lãnh
tụ của Đảng dân chủ - xã hội Đức đề nghị trực tiếp với Ph.Ăngghen viết bàichống lại Đuyrinh trên những trang báo "Volksstaat"
Đối với C.Mác và Ph.Ăngghen, phê phán và vạch trần quan điểm sai lầmcủa Đuyrinh là một vấn đề hệ trọng, công việc này bắt đầu từ năm 1868, khi ôngnày có bài nhận xét sai lệch và xuyên tạc nội dung tập một bộ "Tư bản" củaC.Mác Song, hồi đó mức độ nguy hiểm của nó chưa đến mức buộc C.Mác,Ph.Ăngghen phải gác công việc bận rộn của mình để trực tiếp đấu tranh vớiĐuyrinh Tháng Mười năm 1875, sau khi Bêben viết bài ca tụng Đuyrinh vàLipnếch gửi cho Ph.Ăngghen bút ký của A-Enxơ và bài báo của I.Môxtơ tándương Đuyrinh "đến mức độ thô bỉ", thì ngay lập tức, Ph.Ăngghen cho rằng cầnphải công khai nói lên quan điểm chính kiến và chống lại sai lầm về sự ngạomạn của Đuyrinh Vì vậy, Ph.Ăngghen đã ngừng viết tác phẩm "Biện chứng của
tự nhiên" để quay sang vạch trần những sai lầm nghiêm trọng của học thuyết "xãhội chủ nghĩa" vừa mới hình thành; qua đó Ph.Ăngghen đã bảo vệ và phát triểnchủ nghĩa Mác, làm cho nó thật sự là thế giới quan khoa học, cách mạng, là
"công cụ nhận thức vĩ đại" của giai cấp vô sản trong nhận thức và cải tạo thếgiới
Trong thư gửi C.Mác ngày 24 tháng 5 năm 1876, Ph.Ăngghen đã bày tỏ
sự cần thiết và ý định phê phán một số quan điểm sai lầm trong các bài viết củaĐuyrinh C.Mác đã kiên quyết ủng hộ ý định đó Ph.Ăngghen bắt đầu viết tác
phẩm “Chống Đuyrinh” từ cuối tháng 5 năm 1876 và đến đầu tháng 7 năm 1878
thì hoàn chỉnh
II KẾT CẤU VÀ TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA TÁC PHẨM
Tác phẩm "Chống Đuyrinh" của Ph.Ăngghen in trong C.Mác và Ph.Ăngghen,
Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, 454 trang, gồm lời tựa
cho ba lần xuất bản I, II, III, lời mở đầu: I Nhận xét chung; II Ông Đuyrinh hứanhững gì và 3 phần chính, trình bày ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác: Triếthọc, Kinh tế chính trị học và Chủ nghĩa xã hội khoa học
Trang 35Phần thứ nhất: Triết học, (từ trang 53- 206 gồm 12 chương, từ chương
thứ III đến chương thứ XII) Ph.Ăngghen viết từ tháng 9 năm 1876 đến thángGiêng năm 1877 Chương III và IV, Ph.Ăng ghen viết về Chủ nghĩa tiên nghiệm
và Đồ thức luận vũ trụ Bốn chương tiếp theo: Chương V,VI,VII,VII, ông viết
về triết học tự nhiên Thông qua phê phán các quan điểm sai lầm của Đuyrinh vềcác vấn đề không gian, thời gian; thiên thể học, vật lý học, hoá học; giới hữu cơ,ông đã trình bày quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng Các chươngIX,X,XI, Ph.Ăngghen tập trung bàn về các vấn đề đạo đức và pháp quyền, phêphán Đuyrinh về quan điểm "chân lý vĩnh cửu", tự do và tất yếu; bình đẳng.Chương XII và chương XIII, Ph.Ăngghen trình bày các qui luật cơ bản của phépbiện chứng duy vật Những kết luận chung được ông trình bày khát quát ởchương XII
Phần lớn các chương ở phần Triết học đã được Ph.Ăngghen cho công bốtrên Tạp chí “Vorwarts” theo hình thức những bài báo, dưới nhan đề: "ÔngĐuyrinh đảo lộn triết học" từ tháng giêng đến tháng năm năm 1877 Trong phầnnày, có hai chương đầu mà về sau, kể từ lần xuất bản thứ nhất, thành sách riêng,
đã trở thành lời mở đầu độc lập, chung cho toàn bộ ba phần
Phần thứ hai: Kinh tế chính trị học (từ trang 207 - 355 gồm mười
chương) Ph.Ăngghen viết từ tháng sáu đến tháng tám năm 1877 Riêng chương
X về lịch sử kinh tế chính trị do C.Mác viết Các chương của phần kinh tế chínhtrị đã được đăng tải dưới nhan đề "Ông Đuyrinh đảo lộn kinh tế chính trị học",làm phụ lục khoa học cho báo "Vorwarts" từ tháng bảy đến tháng Chạp năm 1877
Phần thứ ba: Chủ nghĩa xã hội, (từ trang 356-450; gồm 5 chương).
Ph.Ăng ghen viết từ tháng 8 năm 1877 đến tháng 4 năm 1878 Phần chủ nghĩa
xã hội được đăng dưới nhan đề "ông Đuyrinh đảo lộn chủ nghĩa xã hội", làmphụ lục cho báo "Vorwarts" từ tháng năm đến tháng bảy năm 1878 Trong phầnnày, ông đã tóm tắt lịch sử và lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học, phác thảonhững đặc trưng cơ bản của xã hội cộng sản Với lập trường duy vật biện chứng
về lịch sử, ông đã phân tích sâu sắc mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất đã được
xã hội hoá cao với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bảnchủ nghĩa về tư liệu sản xuất, mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản.Ph.Ăngghen cho rằng, muốn giải quyết mâu thuẫn cơ bản này, không còn conđường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản Bằng bạo lực cách mạng,
Trang 36giai cấp vô sản xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ, thiết lập quan hệ sản xuất mới phùhợp với trình độ của lực lượng sản xuất Chỉ khi nào chế độ tư bản chủ nghĩađược xoá bỏ và chế độ xã hội chủ nghĩa được xây dựng, thì lúc đó, con ngườimới thật sự có tự do, hạnh phúc, con người mới thật sự làm chủ tự nhiên, làmchủ xã hội, mới có "vương quốc của tự do".
Tháng 7 năm 1877, phần Triết học được xuất bản thành sách riêng, dướinhan đề "Ông Đuyrinh đảo lộn khoa học Triết học" Một năm sau, phần hai và
ba cũng được xuất bản thành sách riêng, dưới nhan đề "Ông Đuyrinh đảo lộnkhoa học Kinh tế chính trị học Chủ nghĩa xã hội "
Ngày 8 tháng bảy 1878, Ph.Ăngghen viết xong lời tựa, lúc đó toàn bộ tácphẩm đã được in lần đầu tiên thành sách riêng dưới nhan đề "Ông Đuyrinh đảolộn khoa học Triết học Kinh tế chính trị học Chủ nghĩa xã hội", Lai xích năm
1887 Khi Ph.Ăngghen còn sống, tác phẩm tái bản lần thứ hai và ba vào các năm
1886 và 1894; qua các lần tái bản, nhan đề cuốn sách vẫn giữ nguyên, chỉ cóphần phụ đề "Triết học Kinh tế chính trị Chủ nghĩa xã hội" đã được ông cắt bỏ
Tác phẩm “Chống Đuyrinh” của Ph.Ăngghen không chỉ có tác dụng phê
phán một cách chua cay những sai lầm của ông Đuyrinh mà còn góp phần đậptan các quan điểm sai trái của chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo, duy vật sinh học.Đồng thời, trong tác phẩm này, Ph.Ăngghen đã trình bày một cách hệ thống quanđiểm triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội của C.Mác Lo sợ trướcảnh hưởng to lớn của tác phẩm, Nhà nước Đức đã phải ban hành đạo luật đặc biệt
để ngăn chặn việc xuất bản và truyền bá cuốn sách "Chống Đuy rinh" của
Ph.Ăngghen và phong trào công nhân thế giới, đồng thời cấm lưu hành ở Đức
Hành vi cưỡng bức của nhà nước Đức không những không ngăn cảnđược ảnh hưởng to lớn của tác phẩm, mà trái lại, nó tăng thêm sự quan tâm thuhút nhiều người đọc ở các nước Nga, Thuỵ Sĩ, Pháp và nhiều nước khác ở châu
Âu Bản dịch một số chương của tác phẩm "Chống Đuy rinh" của Ph.Ăngghen lại
được truyền bá rộng rãi với số lượng rất lớn Năm 1907, tác phẩm này đã đượcdịch toàn văn bằng tiếng Nga, xuất bản ở Xanhpêtécbua, theo bản in năm 1894,nguyên văn bằng tiếng Đức
III NỘI DUNG CƠ BẢN TÁC PHẨM
1 Vấn đề vật chất - ý thức
Trang 37Phê phán quan điểm duy tâm của Đuyrinh, Ph.Ăng ghen đã chỉ ra tínhkhông thể sáng tạo được và tính bất diệt của vật chất Theo ông: "Vật chất vànhững bộ phận đơn giản cấu thành vật chất - nếu vật chất gồm những bộ phậnnày - cũng như vận động là không thể sáng tạo ra được và không thể tiêu diệtđược Tất cả những điều đó là những điều mà chúng ta đã biết từ lâu rồi"1, thếnhưng, ông Đuyrinh vẫn cứ bám vào cái điều cũ rích nào đó để cố tình bác bỏmột sự thật là, thế giới này không phải xuất phát từ vật chất, do vật chất sinh ra
và quyết định, mà "đặt lộn ngược sự vật và cấu tạo thế giới hiện thực từ tư duy,
từ những đồ thức, từ những phương án hay những phạm trù tồn tại vĩnh cửu ởđâu đó trước khi có thế giới, hoàn toàn theo kiểu của…một G.Ph.G.Ph.Hêghennào đó"2 Trái lại, ông Đuyrinh cần phải hiểu cho đúng rằng", đồ thức về vũ trụđược rút ra - không phải từ bộ óc, mà chỉ nhờ bộ óc - từ thế giới hiện thực"3
Khẳng định quan điểm duy vật về thế giới, Ph.Ăngghen hướng đến giảiquyết vấn đề cơ bản của triết học: vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữavật chất và ý thức… Trong mối quan hệ này, theo Ph.Ăngghen, thế giới vật chất;đời sống hiện thực, quan hệ kinh tế là những cơ sở hiện thực, đóng vai trò quyếtđịnh đối với sự tồn tại và phát triển toàn bộ kiến trúc thượng tầng, bao gồmnhững thiết chế pháp luật và chính trị, triết học và văn hoá, nghệ thuật “chỉ cóquan niệm như vậy thì chủ nghĩa duy tâm mới bị tống ra khỏi nơi ẩn náu cuốicùng của nó, tức là ra khỏi quan niệm duy vật lịch sử" đó là con đường để giảithích ý thức của con người từ sự tồn tại của họ như trước đến nay người ta đãlàm Thế mà ông Đuyrinh lại làm ngược lại, ông ta đã "tách tư duy ra khỏi cơ sởhiện thực duy nhất, trên cơ sở đó chúng ta tìm thấy nó, tức là ra khỏi con người
về giới tự nhiên" Do đó, ông ta rơi vào một cách không thể cứu vãn được một
hệ tư tưởng làm cho ông trở thành kẻ hậu sinh của chính G.Ph.G.Ph.Hêghen"
Lẽ đương nhiên là trên một cơ sở tư tưởng như vậy, ông Đuyrinh không thể lập
ra được bất cứ một học thuyết duy vật nào Điều đó, buộc ông Đuyrinh "phảigán cho giới tự nhiên một phương thức hành động có ý thức, tức là cái mà người
ta gọi một cách giản đơn là Thượng đế" Vì theo ông Đuyrinh, "tồn tại bao trùmtất cả là duy nhất" Vậy là, trong chủ từ, ông Đuyrinh khẳng định tồn tại baotrùm tất cả và trong vị ngữ, ông ta cũng quả quyết: không có cái gì nằm ngoàitồn tại cả Rõ ràng, ông Đuyrinh bằng "tư duy thống nhất của chúng ta" để biến
1 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia,Hà Nội,1994, tr 96.
2 Sđd, tr 53-54.
3 Sđd, tr 55.
Trang 38tính duy nhất của tồn tại thành tính thống nhất của tồn tại” mà thực chất là
thượng đế, thiên binh, trời, địa ngục, cùng với sự bất diệt của linh hồn Đó làmột trong những “điều tưởng tượng mê sảng điên rồ nhất” của ngài Đuyrinhtheo kiểu G.Ph.G.Ph.Hêghen thần bí
Vậy thì, ý thức của "tính duy nhất của tồn tại" hay ý thức của Thượng đế
và ý thức, tư duy, nhận thức của con người “bằng da bằng thịt" khác nhau ởđiểm nào? Ông Đuy rinh tuyên bố điều này như sau: "ý thức và do đó cả tư duy
về nhận thức, chỉ có thể biểu hiện ở một loại sinh vật có bệnh thôi"1, con ngườivới tư cách là một cá nhân Do đó, tư duy, ý thức của họ là rất hạn chế, nó hoàntoàn phụ thuộc vào tính tuyệt đối của những người có tư duy cực kỳ tối cao
Việc đào hố ngăn cách giữa tư duy, ý thức của con người tối cao "vàngười với tư cách là "một sinh vật cá biệt "Đuyrinh đã phạm phải sai lầm có tínhnguyên tắc: phủ nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất, tuyệt đối hoá ýthức, tư duy thành lực lượng siêu nhiên thần bí, trừu tượng Thực ra, theoPh.Ăngghen, ý thức và tư duy chẳng qua chỉ là sản vật của bộ óc con người vàbản thân con người lại là sản vật của thế giới tự nhiên"2
2 Vấn đề vật chất và vận động của vật chất
Chỉ ra quan điểm sai lầm của Đuyrinh về vận động, Ph.Ăngghen chorằng, nếu qui vận động thành lực cơ giới và coi đó là hình thức cơ bản của vậnđộng thì người ta không chỉ rơi vào quan điểm siêu hình mà thậm chí đã đặtchân vào "giày" của chủ nghĩa duy tâm Về vấn đề này" trước sau, chúng ta vẫnkhông biết lực cơ giới nằm ở đâu trong cái trạng thái vũ trụ ấy và làm sao mà cóthể chuyển được từ bất động tuyệt đối sang vận động mà không cần đến một cáiđẩy từ bên ngoài, nghĩa là không cần đến thượng đế"3
Ông Đuyrinh đã "múa võ", tự làm rối vấn đề Trước ông, các nhà duy vật
đã bàn đến vật chất và vận động Song, ông phớt lờ, không thèm đếm xỉa đến, tựmình muốn xác lập một con đường riêng: qui vận động thành lực cơ giới, coi đócũng như là hình thức cơ bản của vận động Do đó, tự làm mất khả năng hiểuđược mối quan hệ giữa vật chất và vận động Về điểm này, ông Đuyrinh đã tụtlại đằng sau các nhà duy vật trước ông, dù rằng mối liên hệ này, họ cũng chưathấy rõ
Trang 39Theo Ph.Ăngghen, vấn đề liên hệ giữa vật chất và vận động không phải
là phức tạp, chỉ cần thừa nhận rằng, "vận động là phương thức tồn tại vật chất.
Bất kỳ ở đâu và bất cứ lúc nào cũng không có và không thể có vật chất màkhông có vận động"1; không có vật chất đứng im, vận động cũng như vật chấtkhông thể sáng tạo ra và cũng không thể bị tiêu diệt, Ph.Ăngghen đã phân loạicác hình thức vận động cơ bản của vật chất và chỉ ra mối liên hệ hữu cơ giữachúng: "Vận động trong không gian vũ trụ, vận động cơ học của những khối nhỏhơn trên mỗi thiên thể riêng biệt, giao động phân tử dưới hình thức nhiệt, haydưới hình thức dòng điện hoặc dòng từ, phân giải hoá học và hoá hợp hoá học,đời sống hữu cơ - đó là những hình thức vận động mà mỗi một nguyên tử vậtchất riêng biệt trong vũ trụ, trong mỗi lúc nhất định, đều nằm dưới một hìnhthức nhất định nào đó"2 Người ta sẽ không thể hình dung nổi nếu vật chất không
có vận động, cũng như vận động không có vật chất
Vận động có tính phổ biến "Khi chúng ta dùng tư duy để xem xét giới
tự nhiên, lịch sử loài người hay hoạt động tinh thần của bản thân chúng ta thìtrước nhất, chúng ta thấy một bức tranh về sự chằng chịt vô tận của những mốiliên hệ và những sự tác động của qua lại, trong đó không có cái gì là đứngnguyên không thay đổi, mà tất cả đều vận động, biến đổi, phát sinh và biến đi"3.Theo nghĩa đó, có thể hiểu rằng, vận động là mọi sự biến đổi nói chung; làphương thức tồn tại của vật chất; vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất
3 Vấn đề phép biện chứng và phép siêu hình
Trước hết, Ph.Ăngghen coi phép biện chứng là hình thức cao nhất của tưduy khoa học Đối với phép biện chứng, phương pháp mà điều căn bản là "xemxét những sự vật và những phản ánh của chúng trong tư tưởng, trong mối liên hệqua lại lẫn nhau của chúng, trong sự ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và sựtiêu vong của chúng"4 Theo ông, phép biện chứng không còn biết đến cái
"những đường ranh giới tuyệt đối nghiêm ngặt", đến những cái "hoặc là” “hoặc
là vô điều kiện và dùng được ở mọi nơi, phép biện chứng làm cho những sựkhác biệt siêu hình cố định chuyển hoá lẫn nhau, phép biện chứng thừa nhận làbên cạnh cái "hoặc là”, “hoặc là", "thì có cả cái" này lẫn cái kia Do đó, phépbiện chứng là tư duy cao nhất, thích hợp nhất với giai đoạn phát triển hiện naycủa khoa học tự nhiên
1 Sđd, tr 89
2 Sđd, tr 35
3,4 Sđd, tr 38
Trang 40Việc ông Đuyrinh coi phép biện chứng như là một công cụ "tầm thường",
“chỉ dùng để chứng minh, giống như khi nhận thức một cách nông cạn thì người
ta có thể coi lôgic hình thức hay toán học sơ cấp là một công cụ như thế - đểchứng minh, rằng ông Đuyrinh hoàn toàn không hiểu gì bản chất phép biệnchứng cả"
Ph.Ăngghen phê phán quan điểm siêu hình của Đuyrinh và chỉ ra sự đốilập giữa phép biện chứng và phép siêu hình; theo ông, Đuyrinh là một nhà siêuhình chính cống, thoạt tiên ông ta đào giữa “động và tĩnh” một cái vực sâu hoắmkhông có trong thực tế, rồi sau đó ông rất lấy làm ngạc nhiên, rằng không thểtìm ra được cái cầu để vượt qua cái vực thẳm do chính ông ta đã nặn ra nó"1 Đốivới ông Đuyrinh, sự vận động là hoàn toàn không thể hiểu được vì nó là một
mâu thuẫn Bởi lẽ, theo Đuyrinh, bất kỳ một mâu thẫn nào cũng đều là điều phi
lý và ông khẳng định, nói chung cho đến ngày nay, vẫn "không có một cái cầu
nào nối liền giữa cái tĩnh triệt để và cái động ở trong khoa cơ học hợp lý"2 Rõràng là một người mà đầu óc suy nghĩ theo cách siêu hình thì tuyệt đối khôngthể từ quan niệm tĩnh mà chuyển sang quan niệm động được, vì ở đây cái mâuthuẫn nói trên đã chặn mất đường đi, triệt tiêu sự suy nghĩ và theo Ph.Ăngghen:Đối với nhà siêu hình học, thì những sự vật và phản ánh của chúng vào tư duy,tức là những khái niệm, đều là những đối tượng nghiên cứu riêng biệt, cố định,chết cứng, vĩnh viễn, phải được xem xét cái này sau cái kia, cái này độc lập vớicái kia
Ph.Ăngghen cũng thừa nhận rằng, thế giới quan siêu hình là một điềukhông thể tránh khỏi, sự xuất hiện của nó là kết quả hợp qui luật đối với mộtgiai đoạn lịch sử nhất định, khi nhận thức khoa học còn ở giai đoạn nghiên cứunhững chi tiết của bức tranh toàn bộ về giới tự nhiên; và phép siêu hình cũng đã
có một vai trò lịch sử nhất định, nó là một trong những điều kiện cần thiết chonhững tiến bộ khổng lồ Tuy nhiên, hạn chế của phép siêu hình là ở chỗ, nó đemlại một thói quen là xem xét sự vật, hiện tượng một cách biệt lập, ở bên ngoàimối liên hệ, nhìn sự vật ở trạng thái tĩnh, tức là không thấy sự vận động, biếnđổi "không xem xét chúng trong trạng thái sống mà xem xét chúng trong trạng thái chết"
1 Sđd, tr.93
2 Sđd, tr.173