1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TÀI LIỆU THAM KHẢO TRÍCH các tác PHẨM KINH điển của c mác, PH ĂNG GHEN và v i lê NIN về TRIẾT học

256 680 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 256
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

Trong thời gian ấy, cùng với nền triết học Pháp thế kỷ XVIII và tiếp theo sau nó, nền triết học mới ở Đức đã ra đời và đã đạt tới đỉnh cao nhất của nó, thể hiện ở Hêghen. Công lao lớn nhất của nó là đã quay trở lại phép biện chứng, coi đó là hình thức cao nhất của tư duy. Những nhà triết học Hy Lạp cổ đại đều là những nhà biện chứng tự phát, bẩm sinh, và Arixtốt, bộ óc bách khoa nhất trong các nhà triết học ấy, cũng đã nghiên cứu những hình thức căn bản nhất của tư duy biện chứng.

Trang 1

TRÍCH CÁC TÁC PHẨM KINH ĐIỂN CỦA C MÁC, PH ĂNG GHEN

VÀ V.I LÊ NIN VỀ TRIẾT HỌC

Phần 1 TRÍCH TÁC PHẨM CỦA C MÁC, PH.ĂNGGHEN, V.I.LÊNIN VỀ

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC VÀ TRIẾT HỌC

nó cũng có những đại biểu xuất sắc của phép biện chứng (ví dụ như Đê-các-tơ

và Xpi-nô-da), nhưng đặc biệt do ảnh hưởng của triết học Anh, nó ngày càng

bị sa vào cái gọi là phương pháp tư duy siêu hình là phương pháp tư duy hầunhư cũng hoàn toàn chi phối những người Pháp trong thế kỷ XVIII, ít nhấtcũng là trong những công trình chuyên bàn về triết học của họ Nhưng ngoàilĩnh vực triết học hiểu theo đúng nghĩa của nó ra, họ cũng để lại cho chúng tanhiều tuyệt tác về phép biện chứng; chúng ta chỉ cần nhớ lại cuốn "Ngườicháu trai của Ra-mô" của Đi-đơ-rô28 và cuốn "Bàn về nguồn gốc của tìnhtrạng bất bình đẳng giữa con người "của Rút-xô - ở đây, chúng tôi giới thiệumột cách vắn tắt thực chất của hai phương pháp tư duy ấy; chúng ta sẽ cònphải trở lại vấn đề ấy tỉ mỉ hơn

Khi chúng ta dùng tư duy để xem xét giới tự nhiên, lịch sử loài người,hay hoạt động tinh thần của bản thân chúng ta thì trước nhất, chúng ta thấymột bức tranh về sự chằng chịt vô tận của những mối liên hệ và những sự tácđộng qua lại trong đó không có cái gì là đứng nguyên, không thay đổi, mà tất

cả đều vận động, biến đổi, phát sinh và mất đi Cái thế giới quan ban đầu,ngây thơ, nhưng xét về thực chất thì đúng đó là thế giới quan của các nhà triết

Trang 2

học Hy Lạp cổ đại và lần đầu tiên đã được Hê-ra-clít trình bày một cách rõ

ràng: mọi vật đều tồn tại và đồng thời lại không tồn tại, vì mọi vật đang trôi

đi, mọi vật đều không ngừng thay đổi, mọi vật đều không ngừng phát sinh và

tiêu vong Nhưng cách nhìn ấy, dù cho nó có nắm đúng tính chất chung củatoàn bộ bức tranh về các hiện tượng, vẫn không đủ để giải thích những chi tiếthợp thành bức tranh toàn bộ, và chừng nào chúng ta chưa biết được các chitiết ấy thì chúng ta chưa thể hiểu rõ được bức tranh toàn bộ ấy Muốn nhậnthức được những chi tiết ấy, chúng ta buộc phải tách chúng ra khỏi mối liên

hệ tự nhiên hay lịch sử của chúng, và phải nghiên cứu riêng từng chi tiết mộttheo đặc tính của chúng, theo nguyên nhân và kết quả riêng của chúng, v.v

Đó trước hết là nhiệm vụ của khoa học tự nhiên và của việc nghiên cứu lịch

sử, tức là của những ngành khoa học mà vì những lí do hoàn toàn dễ hiểu,những ngành đó chỉ giữ một địa vị thứ yếu ở người Hy Lạp thời cổ đại, bởi vìđối với họ, điều trước hết là phải thu thập được tài liệu cần thiết đã Nhữngbước đầu nghiên cứu một cách chính xác giới tự nhiên ở người Hy Lạp chỉđến thời đại A-lếch-xan-đri mới được tiếp tục phát triển và về sau, trong thờitrung cổ, được người A-rập phát triển hơn nữa"

Ph.Ăngghen: Chống Đuyrinh, C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập,

tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr 34 - 36

"Khi xem xét kỹ hơn, chúng ta cũng thấy rằng hai cực của một thể đốilập - thí dụ, cái khẳng định và cái phủ định - cũng không thể tách rời nhaugiống như chúng không thể không đối lập với nhau, và mặc dầu tất cả sự đốilập giữa chúng với nhau, chúng vẫn thâm nhập lẫn nhau Chúng ta cũng thấyrằng nguyên nhân và kết quả là những khái niệm chỉ có ý nghĩa là nguyênnhân và kết quả khi được áp dụng vào một trường hợp riêng biệt nhất định;nhưng một khi chúng ta nghiên cứu trường hợp riêng biệt ấy trong mối liên hệchung của nó với toàn bộ thế giới thì những khái niệm ấy lại vẫn gắn với nhau

và xoắn xuýt với nhau trong một khái niệm về sự tác động qua lại lẫn nhaumột cách phổ biến, trong đó nguyên nhân và kết quả luôn luôn thay đổi vị trícho nhau; cái ở đây hoặc trong lúc này là nguyên nhân thì ở chỗ khác hoặc ởlúc khác lại là kết quả, và ngược lại

Trang 3

Tất cả những quá trình ấy và tất cả những phương pháp tư duy ấy khôngnằm trong khuôn khổ của tư duy siêu hình Trái lại, đối với phép biện chứng làphương pháp mà điều căn bản là nó xem xét những sự vật và những phản ánhcủa chúng trong tư tưởng trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau của chúng, trong sựràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng,- thì những quátrình kể trên chỉ chứng thực cho phương pháp nghiên cứu của bản thân nó màthôi Giới tự nhiên là hòn đá thử vàng đối với phép biện chứng, và cần phải nóirằng khoa học tự nhiên hiện đại đã cung cấp cho sự thử nghiệm ấy những vậtliệu hết sức phong phú và mỗi ngày một tăng thêm, và do đó đã chứng minhrằng trong tự nhiên, rút cục lại, mọi cái đều diễn ra một cách biện chứng chứkhông phải siêu hình Nhưng vì cả cho đến nay, có thể đếm trên đầu ngón taycon số những nhà nghiên cứu tự nhiên đã học được cách suy nghĩ một cách biệnchứng, cho nên sự xung đột giữa những kết quả đã đạt được và phương pháp tưduy lâu đời hoàn toàn giải thích được tình trạng hết sức lẫn lộn hiện nay đangthống trị trong ngành khoa học tự nhiên lý thuyết khiến cho cả thày lẫn trò, cảngười viết lẫn người đọc, đều tuyệt vọng".

Ph.Ăngghen: Chống Đuyrinh, C.Mác và Ph.Ăngghen toàn

tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994 , tr.38- 39

"Như vậy, một quan điểm đúng đắn về vũ trụ, về sự phát triển của vũ trụ

và sự phát triển của loài người, cũng như về sự phản ánh của sự phát triển ấy vàotrong đầu óc con người chỉ có thể có được bằng con đường biện chứng, với sựchú ý thường xuyên đến những tác động qua lại phổ biến giữa sự phát sinh và sựtiêu vong, giữa sự biến đổi tiến bộ và sự biến đổi thụt lùi Và nền triết học hiệnđại Đức, ngay từ đầu, chính là đã được xác lập theo tinh thần đó"

Ph.Ăngghen: Chống Đuyrinh, C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia , Hà Nội, 1994, tr.39

"Và mặc dầu Hê-ghen đã nắm được một cách đúng đắn và thiên tài một

số mối liên hệ riêng biệt giữa các hiện tượng, nhưng vì những nguyên nhânnói trên, nên nhiều cái ngay cả trong các chi tiết của hệ thống Hê-ghen cũngkhông tránh khỏi tính chất gò ép, giả tạo, hư cấu, tóm lại là bị xuyên tạc"

Trang 4

Ph.Ăngghen: Chống Đuyrinh, C.Mác và Ph.Ăngghen toàn

tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr 41

"Tư duy lý luận của mỗi một thời đại, cũng có nghĩa là cả thời đạichúng ta, là một sản phẩm lịch sử mang những hình thức rất khác nhau trongnhững thời đại khác nhau và do đó có một nội dung rất khác nhau Thế chonên cũng như bất kỳ khoa học nào khác, khoa học về tư duy là một khoa họclịch sử, là khoa học về sự phát triển lịch sử của tư duy con người Và điều đó

có một ý nghĩa quan trọng ngay cả đối với việc ứng dụng một cách thực tiễn

tư duy vào lĩnh vực kinh nghiệm Bởi vì, trước hết, lý luận về các quy luật của

tư duy hoàn toàn không phải là một "chân lý vĩnh viễn", không thay đổi, nhưbọn phi-li-xtanh đã tưởng tượng khi chúng nói đến từ "lô-gích" Từ A-ri-xtốttới nay, chính bản thân môn lô-gích hình thức vẫn còn là một lĩnh vực đượcbàn cãi sôi nổi Còn về phép biện chứng thì cho tới nay mới có hai nhà tưtưởng là A-ri-xtốt và Hê-ghen đã nghiên cứu tương đối chính xác Nhưngchính phép biện chứng là một hình thức tư duy quan trọng nhất đối với khoahọc tự nhiên hiện đại, bởi vì chỉ có nó mới có thể đem lại sự tương đồng và do

đó đem lại phương pháp giải thích những quá trình phát triển diễn ra tronggiới tự nhiên, giải thích những mối liên hệ phổ biến, những bước quá độ từmột lĩnh vực nghiên cứu này sang một lĩnh vực nghiên cứu khác"

Ph.Ăngghen: Biện chứng của tự nhiên, C.Mác và Ph.Ăngghen

toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr.487

"Nhưng một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thìkhông thể không có tư duy lý luận Sau cùng với việc vứt bỏ chủ nghĩa Hê-ghen, người ta đã quăng luôn cả phép biện chứng - đúng ngay vào lúc màngười ta không thể không tiếp nhận tính chất biện chứng của các quá trình tựnhiên, vào lúc mà do đó chỉ có phép biện chứng mới có thể giúp cho khoa học

tự nhiên vượt khỏi những khó khăn về lý luận Kết quả là người ta lại trởthành nạn nhân của chủ nghĩa siêu hình cũ một cách không cứu vãn được

Ph.Ăngghen: Biện chứng của tự nhiên, C.Mác và Ph.Ăngghen

toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr.489

"Hình thức thứ nhất là triết học Hy Lạp Trong triết học này, tư duy

Trang 5

biện chứng xuất hiện với tính chất thuần phác tự nhiên chưa bị khuấy đục bởinhững trở ngại đáng yêu274 mà chính chủ nghĩa siêu hình của thế kỷ XVII vàXVIII - Bê-cơn và Lốc-cơ ở Anh, Vôn-phơ ở Đức - đã tự tạo ra cho mình vàdùng để ngăn chặn con đường của mình tiến từ sự hiểu biết cái cá biệt đến sựhiểu biết cái toàn thể, đến sự thấu suốt mối liên hệ phổ biến của sự vật Chính

vì người Hy Lạp chưa đạt tới trình độ mổ xẻ, phân tích giới tự nhiên, chonên họ hãy còn quan niệm giới tự nhiên là một chỉnh thể và đứng về mặttoàn bộ mà xét chỉnh thể ấy Mối liên hệ phổ biến giữa các hiện tượng tựnhiên chưa được chứng minh về chi tiết; đối với họ, mối liên hệ đó là kết quảcủa sự quan sát trực tiếp Đó chính là thiếu sót của triết học Hy Lạp, do đó màsau này, nó buộc phải nhường chỗ cho những cách nhìn khác Nhưng chính

đó cũng là ưu điểm của nó so với tất cả các địch thủ siêu hình sau này của nó.Nếu về chi tiết, chủ nghĩa siêu hình là đúng hơn so với những người Hy Lạp,thì về toàn thể những người Hy Lạp lại đúng hơn so với chủ nghĩa siêu hình

Đó là một trong những lý do làm cho, trong triết học cũng như trong nhiềulĩnh vực khác, chúng ta phải luôn luôn trở lại với thành tựu của cái dân tộcnhỏ bé đó, cái dân tộc mà năng lực và hoạt động toàn diện của nó đã tạo racho nó một địa vị mà không một dân tộc nào khác có thể mong ước đượctrong lịch sử phát triển của nhân loại Nhưng lý do khác là ở chỗ từ các hìnhthức muôn hình muôn vẻ của triết học Hy Lạp, đã có mầm mống và đang nảy

nở hầu hết tất cả các loại thế giới quan sau này Do đó, khoa học tự nhiên lýthuyết buộc phải quay trở lại với người Hy Lạp, nếu nó muốn truy cứu lịch sửphát sinh và phát triển của những nguyên lý chung của nó ngày nay Tư tưởngnày ngày càng lộ rõ Ngày càng ít đi những nhà khoa học tự nhiên trong khivừa sử dụng những di sản của triết học Hy Lạp, như thuyết nguyên tử chẳnghạn, coi đó là những chân lý vĩnh viễn, lại vừa coi khinh người Hy Lạp theokiểu Bê-cơn, cho rằng họ không có khoa học tự nhiên thực nghiệm Ướcmong duy nhất hiện nay là tư tưởng đó sẽ tiến thêm nữa và trở thành mộtnhận thức đúng đắn về triết học Hy Lạp

Hình thức thứ hai của phép biện chứng, hình thức quen thuộc nhất vớicác nhà khoa học tự nhiên Đức, là triết học cổ điển Đức từ Can-tơ đến Hê-

Trang 6

ghen Ở đây, người ta đã đi những bước đầu rồi, vì bên cạnh chủ nghĩa Can-tơmới mà chúng ta đã nhắc đến, thì trở lại Can-tơ cũng đã thành một cái mốt.

Kể từ khi người ta phát hiện ra rằng Can-tơ là người khởi xướng ra hai giảthuyết thiên tài, mà nếu không có hai giả thuyết này thì lý luận của khoa học

tự nhiên ngày nay không thể tiến lên được, - thuyết về nguồn gốc của hệthống mặt trời mà trước kia người ta cho là của La-pla-xơ và thuyết thuỷ triềulàm giảm tốc độ quay của quả đất, - từ ngày đó các nhà khoa học tự nhiên lạihoan nghênh Can-tơ Nhưng từ khi người ta tìm thấy một cương yếu rộng rãi

về phép biện chứng trong các tác phẩm của Hê-ghen, mặc dù là cương yếu ấy

xuất phát từ những tiền đề hoàn toàn sai lầm, thì việc học tập phép biện chứngcủa Can-tơ quả là một công việc tốn sức, không đem lại lợi ích gì

Ph.Ăngghen: Biện chứng của tự nhiên C.Mác và Ph.Ăngghen toàn

tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr 491- 492.

"Sau khi loại bỏ tất cả cái đó ra, thì còn lại phép biện chứng của Hê-ghen.Khác với "đám hậu sinh càu nhàu, kiêu căng và tầm thường đang đóng vai trò lãnhđạo trong giới có học thức ở Đức", công lao của Mác là ở chỗ ông là người đầu tiên

đã phục hồi lại phương pháp biện chứng đã bị bỏ quên, nêu rõ những mối quan hệ

và sự khác nhau của phương pháp đó với phép biện chứng của Hê-ghen, và đồngthời, trong bộ "Tư bản", ông đã áp dụng phương pháp đó vào những sự kiện củamột khoa học thực nghiệm xác định, khoa kinh tế chính trị Ông đã thành công đếnmức là ngày nay, nếu phái kinh tế học hiện đại ở nước Đức mà hơn được phái mậudịch tự do tầm thường thì cũng là nhờ đã mượn cớ phê phán Mác để sao chép lạiMác (thường thường lại sao khá sai)

Trong phép biện chứng cũng như trong tất cả bộ môn khác của hệthống Hê-ghen, cũng có một sự đảo ngược của các mối quan hệ hiện thực.Nhưng, như Mác đã vạch rõ: "Tính chất thần bí mà phép biện chứng đã mắcphải ở trong tay Hê-ghen tuyệt nhiên không ngăn cản Hê-ghen trở thànhngười đầu tiên trình bày một cách bao quát và có ý thức những hình thái vậnđộng chung của phép biện chứng ở Hê-ghen, phép biện chứng bị lộn ngượcđầu xuống đất Chỉ cần dựng nó lại là sẽ phát hiện được cái nhân hợp lý của

nó ở đằng sau cái vỏ thần bí của nó"

Trang 7

Ph.Ăngghen: Biện chứng của tự nhiên C.Mác và

Ph.Ăngghen toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội, 1994, tr 493- 494.

"Vậy là từ trong lịch sử của giới tự nhiên và lịch sử của xã hội loàingười mà người ta đã rút ra được các quy luật của phép biện chứng Nhữngquy luật không phải là cái gì khác hơn là những quy luật chung nhất của haigiai đoạn phát triển lịch sử ấy cũng như là của bản thân tư duy Về thực chất,các quy luật ấy quy lại thành ba quy luật sau đây:

Quy luật về sự chuyển hoá từ số lượng thành chất lượng và ngược lại.Quy luật về sự xâm nhập lẫn nhau của các đối lập

Quy luật về sự phủ định của phủ định

Cả ba quy luật ấy đã được Hê-ghen phát triển theo kiểu duy tâm của

ông chỉ như là những quy luật thuần tuý của tư duy: quy luật đầu nằm trong

phần thứ nhất của cuốn "Lôgích học", trong học thuyết về tồn tại; quy luật thứhai chiếm tất cả phần thứ hai, là phần quan trọng hơn cả của cuốn "Lô-gíchhọc" của ông, tức là phần học thuyết về bản chất; và sau cùng, quy luật thứ bađóng vai trò quy luật cơ bản làm cơ sở cho toàn bộ hệ thống Sai lầm là ở chỗông không rút ra những quy luật ấy từ trong giới tự nhiên và lịch sử mà lạiđem gán những quy luật với tư cách là những quy luật của tư duy ấy từ trênxuống cho tới tự nhiên và lịch sử"

Ph.Ăngghen: Biện chứng của tự nhiên, C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr 510.

"Chủ nghĩa duy vật của thế kỷ trước thì chủ yếu là có tính chất máy móc,

vì hồi bấy giờ, trong tất cả các khoa học tự nhiên, chỉ có cơ học và cụ thể là chỉ

có cơ học các vật thể rắn (trong không trung và trên trái đất), nói tóm lại chỉ có

cơ học trọng lượng là đã đạt tới một mức độ hoàn bị nào đó Hóa học hãy còn ởtrong hình thức ấu trĩ, theo thuyết Phlô-gi-xtôn Sinh vật học cũng còn ở vàotrình độ phôi thai: cơ thể của thực vật và động vật chỉ mới được nghiên cứu mộtcách rất thô sơ và được giải thích bằng những nguyên nhân thuần túy máy móc.Đối với các nhà duy vật chủ nghĩa hồi thế kỷ XVIII, con người là một cái máy,

Trang 8

chẳng khác gì động vật đối với Đề-các-tơ Việc chỉ ứng dụng tiêu chuẩn của cơhọc cho các quá trình hóa học và hữu cơ, - trong những quá trình đó, chắc chắn

là các quy luật cơ học cũng tác động, những đã bị các quy luật khác, cao hơn,đẩy lùi về phía sau, - tạo ra một tính hạn chế đặc thù, nhưng hồi đó không thểtránh khỏi, của chủ nghĩa duy vật cổ điển Pháp

Tính hạn chế đặc thù thứ hai của chủ nghĩa duy vật ấy là ở chỗ nókhông thể hiểu được thế giới là một quá trình, với tính cách là vật chất ở trongquá trình phát triển lịch sử liên tục Điều đó phù hợp với trình độ của khoahọc tự nhiên hồi ấy, và phù hợp với phương pháp siêu hình, nghĩa là phươngpháp phản biện chứng của tư duy triết học, gắn liền với trình độ đó"

Ph.Ăngghen: Lút vích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết

học cổ điển Đức, C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, tập 21,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,1995, tr 409 – 410.

"Phương pháp biện chứng của tôi không những khác phương pháp củaHê-ghen về cơ bản, mà còn đối lập hẳn với phương pháp ấy nữa Đối với Hê-ghen, quá trình tư duy - mà ông ta thậm chí còn biến thành một chủ thể độclập dưới cái tên gọi ý niệm - chính là vị thần sáng tạo ra hiện thực, và hiệnthực này chẳng qua chỉ là biểu hiện bên ngoài của tư duy mà thôi Đối với tôithì trái lại, ý niệm chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu

óc con người và được cải biến đi ở trong đó"

C.Mác: Lời bạt viết cho lần xuất bản thứ 2 quyển I, bộ Tư

bản C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, tập23, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội, 1993, tr 38

"Ở trên kia, chúng tôi đã xem xét cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật

và chủ nghĩa duy tâm trong tất cả mọi vấn đề nhận thức luận mà chúng tôi đã

bàn tới, cũng như trong tất cả mọi vấn đề triết học mà khoa học vật lý mới đã đề

ra Không trừ một trường hợp nào, chúng ta đã thấy rằng đằng sau một đốngthuật ngữ tinh vi mới, đằng sau cái mớ lộn xộn những nghị luận uyên thâm kinh

viện, là hai đường lối cơ bản, hai khuynh hướng cơ bản trong cách giải quyết

các vấn đề triết học Có nên coi giới tự nhiên, vật chất, cái vật lý, thế giới bên

ngoài là cái có trước và coi ý thức, tinh thần, cảm giác (theo danh từ phổ biến

Trang 9

hiện nay, thì tức là kinh nghiệm), cái tâm lý, v.v là cái có sau không, đó là vấn

đề căn bản, một vấn đề trên thực tế vẫn tiếp tục phân chia các nhà triết học

thành hai phe lớn Nguồn gốc của hàng nghìn, hàng vạn sai lầm và quan niệm

mơ hồ trong lĩnh vực đó, chính là ở chỗ ở đằng sau những danh từ, những địnhnghĩa, những thủ thuật quanh co kinh viện, những lời bịp bợm, người ta

không nhìn thấy có hai khuynh hướng cơ bản đó".

V.I.Lênin: Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh

nghiệm phê phán, V.I.Lênin toàn tập, tập 18, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr 415 - 416

"Mác và Ăngghen coi phép biện chứng của Hê-ghen - học thuyết toàndiện nhất, phong phú nhất, sâu sắc nhất về sự phát triển - là một thành quả lớnnhất của triết học cổ điển Đức Đối với hai ông thì diễn đạt nguyên lý về sựphát triển, nguyên lý về sự tiến hoá bằng bất cứ cách nào khác đều là phiếndiện, nghèo nàn, đều bóp méo và cắt xén quá trình thực tế của sự phát triển(thường có những bước nhảy vọt, những sự đột biến, những cuộc cách mạng)trong tự nhiên và trong xã hội "Có lẽ hầu như chỉ có Mác và tôi là nhữngngười đã tự đề ra cho mình nhiệm vụ cứu phép biện chứng tự giác" (thoát khỏi

sự phá hoại của chủ nghĩa duy tâm, kể cả chủ nghĩa Hê-ghen) "để đưa nó vàotrong quan điểm duy vật về tự nhiên" "Tự nhiên là vật chứng thực cho phépbiện chứng, và phải nói rằng chính khoa học tự nhiên hiện đại đã chứng tỏ rằngvật chứng thực ấy vô cùng phong phú" (đoạn này viết trước khi phát hiện ra ra-đi-um, điện tử và luật biến hoá của nguyên tố, v v.!), "mỗi ngày tích lũy thêmnhiều tài liệu và chứng tỏ rằng, xét đến cùng, thì trong giới tự nhiên, mọi sựviệc đều xảy ra một cách biện chứng chứ không phải siêu hình""

V.I.Lênin: Các Mác (Sơ luợc tiểu sử, kèm theo sự trình

bày chủ nghĩa Mác), V.I.Lênin toàn tập, tập 26,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr 63 - 64

"Sự phát triển hình như diễn lại những giai đoạn đã qua, nhưng dưới mộthình thức khác, ở một trình độ cao hơn ("phủ định của phủ định"); sự phát triển cóthể nói là theo đường trôn ốc chứ không theo đường thẳng; - sự phát triển bằngnhững bước nhảy vọt, bằng những sự đột biến, bằng những cuộc cách mạng; -

"những bước gián đoạn của sự tiến triển dần dần"; sự biến đổi lượng thành chất; những kích thích nội tại theo hướng phát triển, những kích thích gây ra bởi sự mâu

Trang 10

-thuẫn, bởi sự xung đột giữa những lực lượng và giữa những xu thế khác nhauđang tác động vào một vật thể nhất định, trong phạm vi một hiện tượng nhất định,hoặc trong nội bộ một xã hội nhất định; - sự phụ thuộc lẫn nhau và mối liên hệ

chặt chẽ, mật thiết giữa tất cả các mặt của từng hiện tượng (và lịch sử luôn luôn

làm lộ ra những mặt mới), cái mối liên hệ quy định quá trình vận động có tínhchất thế giới, thống nhất và có quy luật; - đó là một số đặc điểm của phép biệnchứng, tức là học thuyết về sự phát triển"

V.I.Lênin: Các Mác (Sơ luợc tiểu sử, kèm theo sự trình

bay chủ nghĩa Mác), V.I.Lênin toàn tập, tập 26,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr 65.

"Hêghen đã đoán được một cách tài tình biện chứng của sự vật (của những hiện tượng, của thế giới, của giới tự nhiên) trong biện chứng của khái niệm".

V.I.Lênin: Bản tóm tắt cuốn sách của Hê-ghen “Khoa học

lô-gích" Học thuyết về khái niệm, V.I.Lênin toàn tập, tập 29,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr 209.

"Chỉ từ nửa cuối thế kỷ XV trở đi mới có một nền khoa học tự nhiênthật sự và từ bấy đến nay, khoa học đó đã đạt được những tiến bộ ngày càngnhanh chóng Việc phân chia giới tự nhiên ra thành những bộ phận riêng biệt,việc tách riêng các loại quá trình tự nhiên và các sự vật tự nhiên khác nhauthành những loại nhất định, việc nghiên cứu cấu tạo bên trong của những vậtthể hữu cơ theo các hình thái giải phẫu nhiều vẻ của nó - tất cả những cái đó

đã là những điều kiện cơ bản cho những tiến bộ khổng lồ mà 400 năm gầnđây đã đem lại cho chúng ta trong lĩnh vực nhận thức giới tự nhiên Nhưngphương pháp nghiên cứu ấy đồng thời cũng để lại cho chúng ta một thói quen

là xem xét những sự vật tự nhiên và quá trình tự nhiên trong trạng thái biệt lậpcủa chúng, ở bên ngoài mối liên hệ to lớn chung, và do đó không xem xétchúng trong trạng thái vận động mà xem xét trong trạng thái tĩnh, không coichúng về cơ bản là biến đổi, mà coi chúng là vĩnh viễn không biến đổi, khôngxem xét chúng trong trạng thái sống mà xem xét chúng trong trạng thái chết

Và khi phương pháp nhận thức ấy được Bê-cơn và Lốc-cơ đưa từ khoa học tự

Trang 11

nhiên vào triết học thì nó tạo ra tính hạn chế đặc thù của những thế kỷ gầnđây, - tức là phương pháp tư duy siêu hình.

Đối với nhà siêu hình học thì những sự vật và sự phản ánh của chúngtrong tư duy, tức là những khái niệm, đều là những đối tượng nghiên cứuriêng biệt, cố định, cứng đờ, vĩnh viễn, phải được xem xét cái này sau cái kia,cái này độc lập với cái kia Nhà siêu hình học suy nghĩ bằng những sự tươngphản hoàn toàn trực tiếp; họ nói: "Có là có, không là không; ngoài cái đó rachỉ là trò xảo quyệt"30 Đối với họ thì sự vật hoặc là tồn tại hoặc là không tồntại; một sự vật không thể vừa là bản thân nó lại vừa là một sự vật khác Cáikhẳng định và cái phủ định tuyệt đối bài trừ lẫn nhau; nguyên nhân và kết quảcũng đối lập hẳn với nhau Phương pháp tư duy ấy mới xem thì có vẻ hoàntoàn có thể chấp nhận được, bởi vì nó là phương pháp của cái mà người ta gọi

là lý trí lành mạnh của con người Nhưng lý trí lành mạnh của con người ta,tuy là một người bạn đường rất đáng kính trong bốn bức tường sinh hoạt củagia đình, cũng sẽ trải qua những cuộc phiêu lưu kỳ lạ nhất một khi nó mạohiểm bước vào thế giới nghiên cứu rộng lớn Phương pháp nhận thức siêuhình, dù được coi là chính đáng và thậm chí là cần thiết trong những lĩnh vựcnhất định ít nhiều rộng lớn tuỳ theo tính chất của đối tượng nghiên cứu,nhưng chóng hay chầy nó cũng sẽ gặp phải một ranh giới mà nếu nó vượt quáthì nó trở thành phiến diện, hạn chế, trừu tượng và sa vào những mâu thuẫnkhông thể nào giải quyết được, vì nó chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệt màkhông nhìn thấy mối liên hệ qua lại giữa những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồntại của những sự vật ấy mà không nhìn thấy sự phát sinh và sự tiêu vong củanhững sự vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sự vật ấy mà quênmất sự vận động của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng"

Ph.Ăngghen: Chống Đuyrinh, C.Mác và Ph.Ăngghen toàn

tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr.36 - 37.

"Thí dụ, trong sinh hoạt hàng ngày, chúng ta biết và có thể nói mộtcách chắc chắn rằng một con vật đang tồn tại hay không tồn tại, nhưng nghiên

Trang 12

cứu kỹ hơn nữa thì chúng ta lại thấy rằng đôi khi đó lại là một vấn đề hết sứcphức tạp, như các luật sư hiểu rất rõ điều đó khi phải vò đầu bứt tai để tìm ramột giới hạn hợp lý mà nếu vượt quá thì việc giết một cái thai trong bụng mẹ

sẽ bị coi là tội giết người Cũng như không thể xác định một cách chính xáclúc chết là lúc nào, bởi vì sinh lý học chứng minh rằng cái chết không phải làmột sự kiện đột ngột và trong khoảnh khắc, mà là một quá trình rất dài Cũnggiống như trong mỗi giây lát, bất kỳ một vật hữu cơ nào cũng vừa là bản thân

nó, vừa không phải là bản thân nó; trong mỗi giây lát, nó tiêu hoá những chất

mà nó nhận được từ ngoài vào và bài tiết những chất khác ra khỏi nó; trongmỗi giây lát, một số tế bào trong cơ thể của nó chết đi và những tế bào khácđược hình thành; sau một thời gian dài hay ngắn, những chất của cơ thể ấy đổimới hoàn toàn và được những nguyên tử vật chất khác thay thế Bởi thế mỗivật hữu cơ bao giờ cũng là bản thân nó nhưng lại không phải là bản thân nó"

Ph.Ăngghen: Chống Đuyrinh, C.Mác và Ph.Ăngghen toàn

tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr 37 - 38

"Khi xem xét kỹ hơn, chúng ta cũng thấy rằng hai cực của một thể đối lập thí dụ, cái khẳng định và cái phủ định-cũng không thể tách rời nhau giống nhưchúng không thể không đối lập với nhau, và mặc dầu tất cả sự đối lập giữa chúngvới nhau, chúng vẫn thâm nhập lẫn nhau Chúng ta cũng thấy rằng nguyên nhân

-và kết quả là những khái niệm chỉ có ý nghĩa là nguyên nhân -và kết quả khi được

áp dụng vào một trường hợp riêng biệt nhất định; nhưng một khi chúng ta nghiêncứu trường hợp riêng biệt ấy trong mối liên hệ chung của nó với toàn bộ thế giớithì những khái niệm ấy lại vẫn gắn với nhau và xoắn xuýt với nhau trong một kháiniệm về sự tác động qua lại lẫn nhau một cách phổ biến, trong đó nguyên nhân vàkết quả luôn luôn thay đổi vị trí cho nhau; cái ở đây hoặc trong lúc này là nguyênnhân thì ở chỗ khác hoặc ở lúc khác lại là kết quả, và ngược lại"

Ph.Ăngghen: Chống Đuyrinh, C.Mác và Ph.Ăngghen toàn

tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr 38

"Ăngghen viết: "Tư tưởng cơ bản vĩ đại cho rằng thế giới không phải

Trang 13

là gồm những sự vật đã có sẵn, đã được hoàn thành vĩnh viễn, mà là một tậphợp gồm những quá trình, trong đó những sự vật, tuy có vẻ bất biến, nhưngcũng như những hình ảnh của chúng phản ánh vào đầu óc chúng ta, tức lànhững khái niệm, đều trải qua một quá trình biến đổi không ngừng: phátsinh, diệt vong, - tư tưởng cơ bản vĩ đại đó từ thời Hê-ghen, đã thâm nhậpsâu vào ý thức chung đến nỗi dưới hình thức chung ấy thì hầu như nó khônggặp một sự phản đối nào cả Nhưng thừa nhận tư tưởng ấy trên lời nói vàvận dụng nó trong từng trường hợp riêng biệt và từng lĩnh vực nghiên cứu cụthể là hai việc khác nhau" "Đối với triết học biện chứng thì không có gì làvĩnh viễn không thay đổi, là tuyệt đối, là thiêng liêng cả Trên mọi sự vật vàtrong mọi sự vật, nó đều nhìn thấy dấu vết của sự nhất định tiêu vong, và đốivới nó thì không có cái gì đứng vững được, ngoài quá trình không ngừng phátsinh và diệt vong, ngoài sự tiến triển vô tận từ thấp lên cao Chính triết học ấycũng chỉ là sự phản ánh của quá trình đó vào trong bộ óc có tư duy" Vậy theoMác thì phép biện chứng là "khoa học về những quy luật chung của sự vậnđộng của thế giới bên ngoài cũng như của tư duy con người"".

V.I.Lênin: Các Mác (Sơ luợc tiểu sử, kèm theo sự trình bày

chủ nghĩa Mác), V.I.Lênin toàn tập, tập 26, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội, 2005, tr 64.

"Khi người ta nói đến những tư tưởng đang cách mạng hóa cả một xãhội thì như thế là người ta chỉ nêu ra sự thật này là trong lòng xã hội cũ,những yếu tố của một xã hội mới đã hình thành và sự tan rã của những tưtưởng cũ đi đôi với sự tan rã của những điều kiện sinh hoạt cũ"

C.Mác và Ph.Ăngghen: Tuyên ngôn của Đảng cộng

sản, C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, tập 4, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr 625

"Những hệ tư tưởng cao hơn nữa, nghĩa là ở cách xa cơ sở vật chất,kinh tế của chúng hơn, đều mang hình thức triết học và tôn giáo Ở đây, mốiquan hệ giữa các quan niệm với các điều kiện tồn tại vật chất của chúng ngàycàng trở nên phức tạp và ngày càng bị làm lu mờ đi bởi những khâu trung

Trang 14

gian Song dù sao mối quan hệ đó vẫn tồn tại Nếu toàn bộ thời đại Phục tích,bắt đầu từ giữa thế kỷ XV, là sản phẩm chủ yếu của các thành thị, tức là củatầng lớp thị dân thì triết học, đã thức tỉnh từ lúc đó, cũng là như vậy Nội dungcủa triết học đó, về thực chất, chỉ là biểu hiện triết học của những tư tưởngphù hợp với sự phát triển của tiểu thị dân và trung thị dân thành giai cấp đại

tư sản Điều đó biểu lộ rõ ràng ở người Anh và người Pháp của thế kỷ trước,trong nhiều trường hợp, họ vừa là những nhà kinh tế chính trị học, lại vừa lànhững nhà triết học"

Ph.Ăngghen: Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết

học cổ điển Đức, C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, tập 21,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.444-445

"Nhưng, là một lĩnh vực đặc biệt của sự phân công lao động, triết học củamỗi thời đại đều có, với tư cách là tiền đề, một chất liệu tư tưởng nhất định, donhững người đi trước có truyền lại cho nó và nó xuất phát từ chất liệu ấy Đó là lẽtại sao những nước lạc hậu về kinh tế vẫn có thể đóng vai trò chủ chốt trong triếthọc: nước Pháp hồi thế kỷ XVII so với nước Anh là nước có một nền triết học màngười Pháp đã dựa vào, còn sau đó là nước Đức so với cả hai nước trên Nhưng ởnước Pháp cũng như ở nước Đức, triết học, cũng giống như sự hưng thịnh chungcủa nền văn học trong thời đại ấy, cũng là kết quả của một sự phát triển kinh tế

Ưu thế của sự phát triển kinh tế, xét cho cùng, đối với cả những lĩnh vực này làhiển nhiên đối với tôi, nhưng nó tồn tại trong khuôn khổ những điều kiện do bảnthân từng lĩnh vực đó quy định: ví dụ, trong triết học là do tác động của những ảnhhưởng kinh tế (phần lớn vẫn lại tác động chỉ trong biểu hiện chính trị v.v củachúng) đối với chất liệu triết học hiện có mặt mà những người đi trước đã đem lại

Ở đây kinh tế không tạo ra cái gì mới, nhưng nó quyết định dạng thay đổi và tiếptục phát triển của chất liệu tư tưởng hiện có mặt, mà thậm chí cả điều này nó cũngtiến hành phần lớn một cách gián tiếp, trong khi những phản ánh chính trị, pháp

lý, đạo đức lại có tác động trực tiếp quan trọng nhất đến triết học"

Trang 15

Ph.Ăngghen: Thư "gửi Cônrát Smít 27 tháng Mười 1890

ở Béclin", C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, tập 37, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997, tr 681- 682

"Nhưng trong suốt thời kỳ từ Đê-các-tơ đến Hê-ghen và từ Hốp-xơ đếnPhoi-ơ-bắc, điều thúc đẩy các nhà triết học tiến lên, hoàn toàn không phải chỉ

là sức mạnh của tư duy thuần túy, như họ tưởng Cái thật ra đã thúc đẩy họtiến lên chủ yếu là bước tiến mạnh mẽ, ngày càng nhanh chóng và ngày càngmãnh liệt của khoa học tự nhiên và của công nghiệp Ở những người duy vậtchủ nghĩa, điều đó đã biểu hiện ra như đập vào mắt người ta"

Ph.Ăngghen: Lút vích Phoiơbắc và sự cáo chung của

triết học cổ điển Đức, C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập,

tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr 407.

"Siêu hình học cũ - cho rằng các sự vật đã được cấu tạo nhất thành bấtbiến, - là sản phẩm của một khoa học tự nhiên nghiên cứu những vật vô sinh

và những vật hữu sinh như là những vật nhất thành bất biến Nhưng khi việcnghiên cứu ấy tiến đến mức có thể có được bước tiến quyết định, nghĩa làbước chuyển sang nghiên cứu có hệ thống những biến đổi mà những vật đótrải qua ở ngay trong tự nhiên thì lúc đó, trong lĩnh vực triết học, giờ cáochung của siêu hình học cũ đã điểm Và thực vậy, nếu như đến cuối thế kỷ

trước, khoa học tự nhiên chủ yếu là một khoa học sưu tập, một khoa học về

các vật nhất thành bất biến, thì trong thế kỷ của chúng ta, khoa học tự nhiên,

về thực chất, đã trở thành một khoa học hệ thống hóa, khoa học về các quá

trình, về sự phát triển và sự phát triển của các sự vật đó và về mối liên hệ gắn

bó các quá trình đó của tự nhiên thành một chỉnh thể lớn Sinh lý học nghiêncứu các quá trình trong cơ thể thực vật và động vật; bào thai học nghiên cứu

sự phát triển của từng cơ thể một, từ lúc còn là mầm mống đến khi trưởngthành, và địa chất học nghiên cứu sự hình thành dần dần của vỏ quả đất, - tất

cả những khoa học đó là con đẻ của thế kỷ chúng ta

Trang 16

Nhưng đặc biệt có ba phát hiện vĩ đại đã làm cho kiến thức của chúng

ta về mối liên hệ của các quá trình tự nhiên tiến lên những bước khổng lồ:

Thứ nhất, sự phát hiện ra tế bào, một đơn vị từ đó toàn bộ cơ thể củathực vật và động vật phát triển lên bằng cách tăng gấp bội và phân hóa, đếnmức là người ta đã công nhận rằng không những sự phát triển và sự trưởngthành của tất cả các cơ thể cao cấp đều diễn ra theo một quy luật phổ biến duynhất, và còn công nhận rằng khả năng biến hóa của tế bào là con đường theo

đó các cơ thể có thể biến hóa về chủng loại, và do đó, có thể trải qua một quátrình phát triển không chỉ là cá thể mà thôi

Thứ hai, sự phát hiện ra sự chuyển hóa của năng lượng, nó chỉ cho chúng tathấy rằng tất cả những cái gọi là lực hoạt động trước hết trong tự nhiên vô cơ, - lực

cơ giới và cái bổ sung của nó, cái gọi là thế năng, nhiệt, phóng xạ (ánh sáng, resp.nhiệt xạ), điện từ, năng lượng hóa học, - là những hình thức biểu hiện khác nhaucủa một sự vận động phổ biến chuyển từ cái nọ sang cái kia theo những tỷ lệ nhấtđịnh về số lượng, thành ra khi một số lượng nào đó của một hình thức biến đi thì cómột số lượng nào đó của một hình thức khác xuất hiện, và như vậy toàn bộ sự vậnđộng của tự nhiên quy lại thành một quá trình chuyển hóa không ngừng từ một hìnhthức này sang một hình thức khác

Cuối cùng là sự chứng minh, do Đác-uyn đề ra đầu tiên, rằng tất cả cácsản phẩm của tự nhiên hiện đang bao quanh ta, kể cả con người, đều là kếtquả của một quá trình phát triển lâu dài từ một số nhỏ mầm mống đơn bào lúcđầu, rằng những mầm mống này thì lại sinh ra từ một chất nguyên sinh hayan-bu-min được cấu thành bằng con đường hóa học

Nhờ ba phát hiện vĩ đại đó và nhờ những thành tựu lớn lao khác củakhoa học tự nhiên mà ngày nay chúng ta có thể chứng minh những nét lớncủa mối liên hệ giữa các quá trình của tự nhiên không những trong các lĩnhvực riêng biệt, mà cả mối liên hệ giữa các lĩnh vực riêng biệt ấy nói chung

và có thể trình bày một bức tranh bao quát về mối liên hệ trong tự nhiên,dưới một hình thức gần như có hệ thống, bằng các sự kiện do chính khoahọc tự nhiên thực nghiệm cung cấp"

Trang 17

Ph.Ăngghen: Lỳtvớch Phoiơbắc và sự cỏo chung của triết

học cổ điển Đức, C.Mỏc và Ph.Ăngghen toàn tập, tập 21,

Nxb Chớnh trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr 431- 433

"Chính Mác là ngời đầu tiên đã khám phá ra quy luật vĩ đại của sự vận

động lịch sử, quy luật mà theo đó tất cả mọi cuộc đấu tranh trong lịch sử, - không

kể nó diễn ra trên địa hạt chính trị, tôn giáo, triết học, hay trên bất kỳ một địa hạt

t tởng nào khác - thực ra chỉ là biểu hiện ít nhiều rõ rệt của cuộc đấu tranh củacác giai cấp trong xã hội, còn sự tồn tại của các giai cấp này, và cùng với nó lànhững mối xung đột giữa các giai cấp ấy với nhau, cũng đều đợc quyết định bởitrình độ phát triển của địa vị kinh tế của họ, bởi tính chất và phơng thức sản xuất

và bởi sự trao đổi do tính chất và phơng thức sản xuất quyết định"

Ph.Ăngghen: Lời tựa cho lần xuất bản thứ ba bằng tiếng

Đức tác phẩm của c Mác ngày m“ngày m ời tám tháng sơng mù của lu-i bô-na-pác-tơ”, C.Mỏc và Ph.Ăngghen toàn tập, tập 21,

Nxb Chớnh trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr 373 - 374.

" từ cỏc hỡnh thức muụn hỡnh muụn vẻ của triết học Hy Lạp, đó cúmầm mống và đang nảy nở hầu hết tất cả cỏc loại thế giới quan sau này"

Ph.Ăngghen: Biện chứng của tự nhiờn, C.Mỏc và Ph.Ăngghen

toàn tập, tập 20, Nxb Chớnh trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr 491

"Trong hoàn cảnh đú, càng ngày tụi càng thấy cần phải kịp thời trỡnh bàyvắn tắt và cú hệ thống thỏi độ của chỳng tụi đối với triết học Hờ-ghen: chỳng tụi

đó xuất phỏt từ triết học của Hờ-ghen như thế nào và đó đoạn tuyệt với nú ra sao

Và cũng như vậy, việc thừa nhận đầy đủ rằng trong thời kỳ bóo tỏp và lấn tới củachỳng tụi, Phoi-ơ-bắc đó ảnh hưởng đến chỳng tụi nhiều hơn bất cứ một nhà triếthọc nào khỏc sau Hờ-ghen, là một mún nợ danh dự mà chỳng tụi chưa trả được.Bởi thế, tụi vui lũng nắm lấy cơ hội khi ban biờn tập tạp chớ “Neue Zeit” đề nghịtụi viết bài phờ bỡnh cuốn sỏch của Stỏc-cơ núi về Phoi-ơ-bắc".

Ph.Ăngghen: Lời tựa cho cuốn Lỳtvớch Phoiơbắc và sự cỏo

chung của triết học cổ điển Đức, C.Mỏc và Ph.Ăngghen toàn tập,

tập 21, Nxb Chớnh trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr 527.

Trang 18

"Trong khi chủ nghĩa duy vật coi giới tự nhiên là hiện thực duy nhất,thì trong hệ thống Hê-ghen, tự nhiên chỉ là “sự tha hóa” của ý niệm tuyệt đối,

có thể nói là sự hạ mình xuống của ý niệm tuyệt đối; vô luận thế nào, ở đây,

tư duy và sản phẩm tư tưởng của nó, tức ý niệm, cũng là yếu tố có trước, còn

tự nhiên là yếu tố phái sinh, yếu tố phái sinh này sở dĩ tồn tại được thì nóichung chỉ là do sự hạ mình xuống của ý niệm Và phái Hê-ghen trẻ cố giãygiụa trong mâu thuẫn ấy

Giữa lúc ấy, tác phẩm của Phoi-ơ-bắc “Bản chất của đạo Cơ Đốc” ra

đời Tác phẩm này đã giáng một đòn phá tan ngay mâu thuẫn nói trên, đưa

một cách không úp mở chủ nghĩa duy vật trở lại ngôi vua Tự nhiên tồn tạiđộc lập đối với mọi triết học Nó là cơ sở trên đó con người chúng ta - bảnthân chúng ta cũng là sản phẩm của tự nhiên - đã sinh trưởng Ngoài tự nhiên

và con người ra, không còn có gì nữa cả, và những tạo vật cao siêu do trítưởng tượng tôn giáo của chúng ta nặn ra, chỉ là những phản ánh hư ảo củachính thực thể của chúng ta thôi Sự mê hoặc đã bị đập tan; “hệ thống” đã bịphá vỡ và bị gạt bỏ; mâu thuẫn, vì chỉ tồn tại trong tưởng tượng, đã được giảiquyết Phải tự mình thể nghiệm tác dụng giải phóng của tác phẩm ấy, mới cóđược một ý niệm về tác dụng đó Lúc bấy giờ, ai nấy đều phấn khởi: tất cảchúng tôi lập tức trở thành môn đồ của Phoi-ơ-bắc Đọc “Gia đình thầnthánh”, có thể thấy Mác đã đón chào quan điểm mới một cách nhiệt liệt nhưthế nào, và quan điểm mới đó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến Mác như thế nào,mặc dầu Mác vẫn có những ý kiến bảo lưu có tính chất phê phán"

Ph.Ăngghen: Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết

học cổ điển Đức, C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, tập 21,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr 401

"Lịch sử triết học và lịch sử khoa học xã hội chứng tỏ hết sức rõ rằngchủ nghĩa Mác không có gì giống "chủ nghĩa bè phái" hiểu theo nghĩa một học

thuyết đóng kín và cứng nhắc, nảy sinh ở ngoài con đường phát triển vĩ đại của

văn minh thế giới Trái lại, toàn bộ thiên tài của Mác chính là ở chỗ ông đã giảiđáp được những vấn đề mà tư tưởng tiên tiến của nhân loại đã nêu ra Học

thuyết của ông ra đời là sự thừa kế thẳng và trực tiếp những học thuyết của

Trang 19

các đại biểu xuất sắc nhất trong triết học, trong kinh tế chính trị học và trongchủ nghĩa xã hội Nó là người thừa kế chính đáng của tất cả những cái tốtđẹp nhất mà loài người đã tạo ra hồi thế kỷ XIX, đó là triết học Đức, kinh tếchính trị học Anh và chủ nghĩa xã hội Pháp".

V.I.Lênin: Ba nguồn gốc và ba bộ phận cấu thành của chủ

nghĩa Mác, V.I.Lênin toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội, 2005, tr 49 - 50.

1.2 Những vấn đề chung về triết học

"Nhưng tư duy lý luận chỉ là một đặc tính bẩm sinh dưới dạng năng lựccủa người ta mà có thôi Năng lực ấy cần phải được phát triển hoàn thiện, vàmuốn hoàn thiện nó thì cho tới nay, không có một cách nào khác hơn lànghiên cứu toàn bộ triết học thời trước"

Ph.Ăngghen: Biện chứng của tự nhiên, C.Mác và Ph.Ăngghen toàn

tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr 487

"Những hệ tư tưởng cao hơn nữa, nghĩa là ở cách xa cơ sở vật chất,kinh tế của chúng hơn, đều mang hình thức triết học và tôn giáo Ở đây, mốiquan hệ giữa các quan niệm với các điều kiện tồn tại vật chất của chúngngày càng trở nên phức tạp và ngày càng bị làm lu mờ đi bởi những khâutrung gian Song dù sao mối quan hệ đó vẫn tồn tại Nếu toàn bộ thời đạiPhục tích, bắt đầu từ giữa thế kỷ XV, là sản phẩm chủ yếu của các thành thị,tức là của tầng lớp thị dân thì triết học, đã thức tỉnh từ lúc đó, cũng là nhưvậy Nội dung của triết học đó, về thực chất, chỉ là biểu hiện triết học củanhững tư tưởng phù hợp với sự phát triển của tiểu thị dân và trung thị dânthành giai cấp đại tư sản Điều đó biểu lộ rõ ràng ở người Anh và ngườiPháp của thế kỷ trước, trong nhiều trường hợp, họ vừa là những nhà kinh tếchính trị học, lại vừa là những nhà triết học"

Ph.Ăngghen: Lút vích Phoiơbắc và sự cáo chung của riết

học cổ điển Đức, C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, tập 21,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr 444- 445.

Trang 20

" không thể không thấy rằng đằng sau tính kinh viện nhận thức luậncủa chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, là cuộc đấu tranh đảng phái trong triếthọc, một cuộc đấu tranh, xét đến cùng, biểu hiện những khuynh hướng và hệ

tư tưởng của các giai cấp đối địch trong xã hội hiện đại Triết học hiện đạicũng có tính đảng như triết học hai nghìn năm về trước Những đảng pháiđang đấu tranh với nhau, về thực chất, - mặc dù thực chất đó bị che giấu bằngnhững nhãn hiệu mới của thủ đoạn lang băm hoặc tính phi đảng ngu xuẩn - làchủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm Chủ nghĩa duy tâm chẳng qua chỉ làmột hình thái tế nhị và tinh vi của chủ nghĩa tín ngưỡng, một chủ nghĩa được

vũ trang đầy đủ, có trong tay những tổ chức rất rộng lớn, và lợi dụng những

sự dao động nhỏ nhất trong tư tưởng triết học, không ngừng tiếp tục ảnhhưởng vào quần chúng Vai trò khách quan, vai trò giai cấp của chủ nghĩakinh nghiệm phê phán, hoàn toàn chỉ là phục vụ cho bọn tín ngưỡng chủnghĩa trong cuộc đấu tranh của chúng chống chủ nghĩa duy vật nói chung vàchống chủ nghĩa duy vật lịch sử nói riêng"

V.I.Lênin: Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh

nghiệm phê phán, V.I.Lênin toàn tập, tập 18, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr 445.

"Triết học của Mác là một chủ nghĩa duy vật triết học hoàn bị, nó cungcấp cho loài người và nhất là cho giai cấp công nhân những công cụ nhậnthức vĩ đại”

V.I.Lênin: Ba nguồn gốc và ba bộ phận cấu thành của

chủ nghĩa Mác, V.I.Lênin toàn tập, tập 23, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr 54.

"Chỉ có chủ nghĩa duy vật triết học của Mác là đã chỉ cho giai cấp

vô sản con đường phải theo để thoát khỏi chế độ nô lệ về tinh thần, trong đótất cả các giai cấp bị áp bức đã sống lay lắt từ trước tới nay"

V.I.Lênin: Ba nguồn gốc và ba bộ phận cấu thành của

chủ nghĩa Mác, V.I.Lênin toàn tập, tập 23, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.57-58.

Trang 21

" nếu không có một cơ sở triết học vững vàng thì tuyệt nhiên không cókhoa học tự nhiên nào hay chủ nghĩa duy vật nào có thể tiến hành đấu tranhchống được sự lấn bước của những tư tưởng tư sản và sự phục hồi của thế giớiquan tư sản Muốn tiến hành được cuộc đấu tranh ấy và đưa nó đến thành cônghoàn toàn, nhà khoa học tự nhiên phải là một nhà duy vật hiện đại, một đồ đệ tựgiác của chủ nghĩa duy vật mà Mác là người đại diện, nghĩa là nhà khoa học tựnhiên ấy phải là một nhà duy vật biện chứng"

V.I.Lênin: Về tác dụng của chủ nghĩa duy vật chiến

đấu, V.I.Lênin toàn tập, tập 45, Nxb Chính trị quốc gia,

cổ, vấn đề xem cái nào có trước, tinh thần hay tự nhiên?- vấn đề đó bất chấp giáohội, lại mang một hình thức gay gắt: như thế là do Chúa Trời sáng tạo ra, hay nóvẫn tồn tại từ trước đến nay

Cách giải đáp vấn đề ấy đã chia các nhà triết học thành hai phe lớn.Những người quả quyết rằng tinh thần có trước tự nhiên, và, do đó, rút cuộclại thừa nhận rằng thế giới được sáng tạo ra bằng cách nào đó, - ở các nhà triếthọc, chẳng hạn như ở Hê-ghen, sự sáng tạo đó lại thường rắm rối và vô lý hơnnhiều so với trong đạo Cơ Đốc - những người đó là thuộc phe chủ nghĩa duytâm Còn những người cho rằng tự nhiên là cái có trước thì thuộc các học pháikhác nhau của chủ nghĩa duy vật

Lúc đầu, hai thuật ngữ chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật không

có nghĩa nào khác thế cả, và ở đây chúng ta cũng không dùng những thuậtngữ đó theo nghĩa khác Sau đây chúng ta sẽ thấy rằng nếu gán thêm chochúng một ý nghĩa khác thì sẽ có sự lẫn lộn đến như thế nào

Song vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại còn có một mặt khác:những suy nghĩ của chúng ta về thế giới xung quanh ta có quan hệ như thếnào với bản thân thế giới ấy? Tư duy của chúng ta có thể nhận thức được thế

Trang 22

giới hiện thực không? Trong các quan niệm và các khái niệm của chúng ta vềthế giới hiện thực, chúng ta có thể phản ánh được một hình ảnh đúng đắn củahiện thực không? Theo ngôn ngữ triết học, vấn đề đó được gọi là vấn đề tínhđồng nhất giữa tư duy và tồn tại Tuyệt đại đa số các nhà triết học trả lời vấn

đề đó một cách khẳng định Chẳng hạn như ở Hê-ghen, sự khẳng định đó tự

nó đã rõ ràng: trong thế giới hiện thực, cái mà chúng ta nhận thức được chính

là nội dung mang tính chất ý thức, chính là những gì mà nhờ đó thế giới thành

ra sự thực hiện dần dần ý niệm tuyệt đối, ý niệm tuyệt đối này đã tồn tại ở đâu

đó, vĩnh viễn từ trước tới nay, độc lập đối với thế giới và có trước thế giới.Nhưng hoàn toàn rõ ràng là tư duy có thể nhận thức được một nội dung màngay từ trước đã là nội dung của tư tưởng Cũng hoàn toàn hiển nhiên rằngđiều cần phải chứng minh ở đây đã mặc nhiên nằm trong bản thân tiền đề rồi.Song, điều đó không hề ngăn trở Hê-ghen rút ra, từ sự chứng minh của ông vềtính đồng nhất giữa tư duy và tồn tại, một kết kuận khác là: triết học của ông

là đúng đối với tư duy của ông, nên cũng là triết học duy nhất đúng, và vì có

tính đồng nhất giữa tư duy và tồn tại, loài người phải lập tức chuyển triết họccủa ông từ lý luận vào trong thực tiễn và cải tạo toàn bộ thế giới theo nhữngnguyên lý của Hê-ghen Đó là một ảo tưởng mà Hê-ghen cùng chia sẻ với hầuhết những nhà triết học khác

Song còn có một loạt các nhà triết học khác không thừa nhận là có thểnhận thức được thế giới, hay ít nhất cũng không thể nhận thức được thế giớimột cách đầy đủ Trong số các nhà triết học hiện đại, phải kể Hi-um và Can-

tơ là những người đã đóng một vai trò rất lớn trong sự phát triển của triết học.Những gì có tính chất quyết định nhằm bác bỏ quan điểm đó thì đã được Hê-ghen đưa ra, trong chừng mực quan điểm duy tâm chủ nghĩa cho phép; vànhững gì mà Phoi-ơ-bắc theo quan điểm duy vật đã thêm vào, thì có tính chấtsắc sảo hơn là sâu sắc Sự bác bỏ một cách hết sức đanh thép những sự vặnvẹo triết học ấy, cũng như tất cả những triết học khác, là thực tiễn, chính làthực nghiệm và công nghiệp"

Ph.Ăngghen: Lút vích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết

học cổ điển Đức, C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, tập

21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr 403 - 406.

"Giống như triết học thấy giai cấp vô sản là vũ khí vật chất của mình, giai

Trang 23

cấp vô sản cũng thấy triết học là vũ khí tinh thần của mình, Đầu não của sự giải phóng ấy là triết học, trái tim của nó là giai cấp vô sản Triết học không thể trở

thành hiện thực nếu không xóa bỏ giai cấp vô sản; giai cấp vô sản không thể xóa bỏđược bản thân mình nếu không làm cho triết học biến thành hiện thực"

C.Mác: Lời nói đầu góp phần “Phê phán triết học pháp

quyền của Hêghen”, C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, tập

1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr 589-590

"Còn như trong lĩnh vực những khoa học lịch sử, kể cả triết học, thìtinh thần cũ của sự nghiên cứu lý luận không dừng lại trước bất kỳ điều gì, đãhoàn toàn biến mất cùng với nền triết học cổ điển, để nhường chỗ cho chủnghĩa chiiết trung rỗng tuếch, cho những mối lo âu về danh vị và lợi lộc, vàrơi tụt xuống thành thói mưu cầu danh lợi hết sức tầm thường Những đại biểuquan phương của khoa học đó đã trở thành những nhà tư tưởng công khai củagiai cấp tư sản và của nhà nước hiện hành - nhưng ở vào thời kỳ mà cả giaicấp tư sản lẫn nhà nước đều công khai đối lập với giai cấp công nhân

Và chỉ có trong giai cấp công nhân thì sự quan tâm lý luận của người Đứcmới tiếp tục tồn tại mà không bị mai một Ở đây, không thể diệt trừ được nó; ở đây,không có chuyện lo âu danh vị, kiếm lời, không có sự che chở đại lượng của bềtrên Trái lại, khoa học càng được tiến hành một cách dũng cảm và kiên quyết thì nócàng phù hợp với lợi ích và nguyện vọng của giai cấp công nhân Ngay từ đầu, cáikhuynh hướng mới, coi lịch sử phát triển của lao động là chìa khóa để hiểu toàn bộlịch sử của xã hội, đã chủ yếu hướng về giai cấp công nhân và đã được giai cấpcông nhân giành cho một sự hưởng ứng mà nó không tìm thấy và không mong chờ

có được ở phía khoa học quan phương Phong trào công nhân Đức là người kế thừanền triết học cổ điển Đức"

Ph.Ăngghen: Lút vích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết

học cổ điển Đức, C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, tập 21,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr 450 - 451

Trang 24

" người duy vật không phải chỉ xác nhận sự tồn tại của các "xu thếlịch sử không thể khắc phục nổi", mà còn vạch rõ sự tồn tại của những giaicấp nhất định đang quyết định nội dung của chế độ đó và khiến cho khôngcòn có khả năng nào khác để thoát khỏi chế độ đó được, ngoài con đường làbản thân những người sản xuất phải hành động Mặt khác có thể nói là chủnghĩa duy vật bao hàm tính đảng nghĩa là bắt buộc chúng ta, mỗi khi đánh giámột sự biến, phải trực tiếp và công khai đứng trên quan điểm của một tậpđoàn xã hội nhất định".

V.I.Lênin: Nội dung kinh tế của chủ nghĩa dân túy, V.I.Lênin toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội, 2005, tr 524 - 525

"Tính phi đảng là tư tưởng tư sản Tính đảng là tư tưởng xã hội chủ nghĩa"

V.I.Lênin: Chính đảng xã hội chủ nghĩa và tính cách

mạng phi đảng phái, V.I.Lênin toàn tập, tập 12, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.165

"Về mặt triết học, Mác và Ăngghen, thuỷ chung là những người có tínhđảng; hai ông đã biết phát hiện ra những thiên hướng xa rời chủ nghĩa duy vật vànhững sự dung túng chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa tín ngưỡng trong tất cảmọi khuynh hướng "tối tân", bất kỳ là khuynh hướng tối tân nào"

V.I.Lênin: Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh

nghiệm phê phán, V.I.Lênin toàn tập, tập 18, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr 420

" không thể không thấy rằng đằng sau tính kinh viện nhận thức luậncủa chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, là cuộc đấu tranh đảng phái trong triếthọc, một cuộc đấu tranh, xét đến cùng, biểu hiện những khuynh hướng và hệ

tư tưởng của các giai cấp đối địch trong xã hội hiện đại Triết học hiện đạicũng có tính đảng như triết học hai nghìn năm về trước Những đảng pháiđang đấu tranh với nhau, về thực chất, - mặc dù thực chất đó bị che giấu bằngnhững nhãn hiệu mới của thủ đoạn lang băm hoặc tính phi đảng ngu xuẩn - làchủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm Chủ nghĩa duy tâm chẳng qua chỉ làmột hình thái tế nhị và tinh vi của chủ nghĩa tín ngưỡng, một chủ nghĩa được

Trang 25

vũ trang đầy đủ, có trong tay những tổ chức rất rộng lớn, và lợi dụng những

sự dao động nhỏ nhất trong tư tưởng triết học, không ngừng tiếp tục ảnhhưởng vào quần chúng Vai trò khách quan, vai trò giai cấp của chủ nghĩakinh nghiệm phê phán, hoàn toàn chỉ là phục vụ cho bọn tín ngưỡng chủnghĩa trong cuộc đấu tranh của chúng chống chủ nghĩa duy vật nói chung vàchống chủ nghĩa duy vật lịch sử nói riêng"

V.I.Lênin: Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh

nghiệm phê phán, V.I.Lênin toàn tập, tập 18, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr 445

"Trong toàn thế giới văn minh, học thuyết của Mác đã gây ra sự cừuđịch mạnh nhất và lòng căm thù trong toàn thế giới khoa học tư sản (quanphương cũng như của phái tự do), giới khoa học này coi chủ nghĩa Mác nhưmột cái gì thuộc loại "bè phái có hại" Không thể trông mong có một thái độnào khác thế được, vì trong một xã hội xây dựng trên đấu tranh giai cấp thì

không thể có một khoa học xã hội "vô tư" được Toàn bộ khoa học quan phương và của phái tự do, đều bênh vực bằng cách này hay cách khác chế độ

nô lệ làm thuê, còn chủ nghĩa Mác thì tuyên chiến quyết liệt với chế độ nô lệ

ấy Mong đợi một khoa học vô tư trong một xã hội xây dựng trên chế độ nô lệlàm thuê là một sự ngây thơ khờ khạo không khác gì mong đợi các chủ xưởng

tỏ ra vô tư trong vấn đề xem có nên bớt lợi nhuận của tư bản để tăng tiền côngcho công nhân không"

V.I.Lênin: Ba nguồn gốc và ba bộ phận cấu thành của

chủ nghĩa Mác, V.I.Lênin toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội, 2005, tr 49.

"Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế được sự phê phán của

vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất; nhưng lýluận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng"

C.Mác: Lời nói đầu góp phần “Phê phán triết học pháp

quyền của Hêghen”, C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập,

tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr 580

Trang 26

Câu này để ở mối quan hệ lý luận thực tiễn em dùng rồi theo em thì chỗnày nên bỏ

"Khuyết điểm chủ yếu của toàn bộ chủ nghĩa duy vật từ trước đến nay

-kể cả chủ nghĩa duy vật của Phoi-ơ-bắc - là sự vật, hiện thực, cái cảm giác

được, chỉ được nhận thức dưới hình thức khách thể hay hình thức trực quan, chứ không được nhận thức là hoạt động cảm giác của con người, là thực tiễn, không được nhận thức về mặt chủ quan Thành thử mặt năng động đuợc chủ

nghĩa duy tâm phát triển, đối lập với chủ nghĩa duy vật, nhưng chỉ phát triểnmột cách trừu tượng, vì chủ nghĩa duy tâm dĩ nhiên là không hiểu hoạt độnghiện thực, cảm giác được, đúng như là hoạt động hiện thực, cảm giác được.Phoi-ơ-bắc muốn xem xét những khách thể cảm giác được, thực sự khác biệtvới những khách thể của tư tưởng, nhưng ông không xem xét bản thân hoạt

động của con người, như là hoạt động khách quan Bởi thế, trong "Bản chất

đạo Cơ Đốc", ông chỉ coi hoạt động lý luận là hoạt động đích thực của conngười, còn thực tiễn thì chỉ được ông xem xét và xác định trong hình thứcbiểu hiện Do Thái bẩn thỉu của nó mà thôi Vì vậy, ông không hiểu được ýnghĩa của hoạt động "cách mạng", của hoạt động "thực tiễn - phê phán"

C.Mác: Luận cương về Phoiơbắc, C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr 9

"Cái học thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng con người là sản phẩmcủa những hoàn cảnh và của giáo dục, rằng do đó con người đã biến đổi làsản phẩm của những hoàn cảnh khác và của một nền giáo dục đã thay đổi, -cái học thuyết ấy quên rằng chính những con người làm thay đổi hoàn cảnh

và bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục Bởi vậy, học thuyết

đó tất phải đi đến chỗ chia xã hội thành hai bộ phận trong đó có một bộ phậnđứng lên trên xã hội (chẳng hạn như ở Rô-bớc Ô-oen)

Sự phù hợp giữa sự thay đổi của hoàn cảnh với hoạt động của conngười, chỉ có thể được quan niệm và được hiểu một cách hợp lý khi coi đó là

thực tiễn cách mạng".

Trang 27

C.Mác: Luận cương về Phoiơbắc, C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.10

"Phoi-ơ-bắc xuất phát từ sự thực là sự tự tha hoá về mặt tôn giáo, từ sựphân đôi thế giới thành thế giới tôn giáo, thế giới tưởng tượng, và thế giớihiện thực Công việc của ông là hoà tan thế giới tôn giáo vào cơ sở trần tụccủa nó Ông không thấy rằng, sau khi làm xong việc ấy rồi thì còn điều chủyếu vẫn chưa làm được Cụ thể là cơ sở trần tục tự tách khỏi bản thân nó đểlên ở trên mây thành một vương quốc độc lập lập, điều đó chỉ có thể giải thíchđược bằng sự tự chia cắt và sự tự mâu thuẫn của cơ sở trần tục ấy Do đó,trước hết phải hiểu bản thân cơ sở trần tục ấy trong mâu thuẫn của nó và sau

đó cách mạng hoá nó trong thực tiễn bằng cách xoá bỏ mâu thuẫn đó Do đó,một khi người ta đã phát hiện ra, chẳng hạn, rằng gia đình trần tục là cái bímật của gia đình thần thánh thì chính gia đình trần tục là cái mà người ta phảiphê phán về mặt lý luận và cách mạng hoá trong thực tiễn"

C.Mác: Luận cương về Phoiơbắc, C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr 10 - 11

"Quan điểm của chủ nghĩa duy vật cũ là xã hôi "công dân"; quan điểm của chủ nghĩa duy vật mới là xã hội loài người, hay loài người xã hội hóa.

Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là cải tạo thế giới".

C.Mác: Luận cương về Phoiơbắc, C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr 12

"Nhưng Mác thì lại cho rằng tất cả giá trị của lý luận của ông là ở chỗ lýluận đó "về bản chất là một lý luận có tính chất phê phán và cách mạng" Và, thật

vậy, tính chất sau cùng này là cái hoàn toàn và tuyệt đối vốn có của chủ nghĩa

Mác, vì lý luận này công khai tự đề ra cho mình nhiệm vụ phải vạch trần hết thảy

mọi hình thức đối kháng và hình thức bóc lột trong xã hội hiện đại, phải theo dõi

sự diễn biến của các hình thức đó, phải chứng minh tính tạm thời của các hìnhthức đó, sự chuyển biến không thể tránh khỏi của các hình thức ấy thành các hình

thức khác, và do đó giúp cho giai cấp vô sản kết liễu một cách hết sức nhanh

chóng và dễ dàng mọi sự bóc lột Sức hấp dẫn không gì cưỡng nổi đã lôi cuốn

Trang 28

những người xã hội chủ nghĩa của tất cả các nước đi theo lý luận đó, chính là ởchỗ nó kết hợp tính chất khoa học chặt chẽ và cao độ (đó là đỉnh cao nhất củakhoa học xã hội) với tinh thần cách mạng, và kết hợp không phải một cách ngẫunhiên, không phải chỉ vì người sáng lập ra học thuyết ấy đã kết hợp trong bản thânmình những phẩm chất của nhà bác học và của nhà cách mạng, mà là kết hợptrong chính bản thân lý luận ấy, một sự kết hợp nội tại và khăng khít Thật thế,nhiệm vụ của lý luận, mục đích của khoa học được nêu thẳng ra ở đây là giúp đỡgiai cấp những người bị áp bức trong cuộc đấu tranh kinh tế đang thực sự diễn ra".

V.I.Lênin: Những “Người bạn dân” là thế nào và họ đấu tranh

chống những người dân chủ - xã hội ra sao?, V.I.Lênin toàn

tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr 420 - 421.

"Khi E Ma-khơ đem cái tiêu chuẩn thực tiễn, là cái giúp cho mỗi ngườiphân biệt được ảo tưởng với hiện thực, đặt ra ngoài giới hạn của khoa học,ngoài giới hạn của lý luận về nhận thức thì đấy chính là chủ nghĩa duy tâmgượng gạo kia của các giáo sư Mác và Ăngghen nói rằng thực tiễn của conngười chứng minh sự đúng đắn của lý luận duy vật về nhận thức, và hai ônggọi những ý định không dựa vào thực tiễn để giải quyết vấn đề cơ bản của lýluận về nhận thức, là "triết học kinh viện" và là "những điều quái tưởng trongtriết học" Trái lại, đối với Ma-khơ, thực tiễn là một việc, lý luận về nhận thứclại là một việc khác; người ta có thể đặt hai cái bên cạnh nhau mà không làmcho cái trước chế ước cái sau"

V.I.Lênin: Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm

phê phán, V.I.Lênin toàn tập, tập 18, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội, 2005, tr.163

"Thiên tài của Mác và Ăngghen chính là ở chỗ, trong một thời kỳ rất

dài - gần một nửa thế kỷ - hai ông đã phát triển chủ nghĩa duy vật, đã đẩy một

khuynh hướng cơ bản của triết học tiến lên phía trước; đã không quanh quẩn ởchỗ chỉ lặp lại những vấn đề nhận thức luận đã được giải quyết, mà đã triệt để áp

dụng cũng chủ nghĩa duy vật ấy và chỉ vẽ cách áp dụng chủ nghĩa duy vật

ấy vào lĩnh vực khoa học xã hội như thế nào, đã thẳng tay quét sạch - như quét

rác - những lời bậy bạ, rắc rối, huênh hoang và kiêu căng, và vô số những mưu

Trang 29

toan muốn "phát hiện ra" một đường lối "mới" trong triết học và tìm ra mộtphương hướng "mới", v.v Tính chất sáo mép của những mưu toan thuộc loại

đó, cái trò kinh viện bịa ra những "chủ nghĩa" triết học mới, cái lối dùng nhữnglời xảo trá cầu kỳ rắc rối để xóa mờ thực chất của vấn đề, sự bất lực trong việchiểu và hình dung đúng cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng căn bản củanhận thức luận - tất cả những cái đó, Mác và Ăngghen đã hết sức công kích

và truy kích trong suốt cuộc đời hoạt động của mình"

V.I.Lênin: Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê

phán, V.I.Lênin toàn tập, tập 18, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội, 2005, tr 416 - 417

"Có thể nói rằng hầu như chỉ có Mác và tôi là những người đã cứu phépbiện chứng tự giác thoát khỏi triết học duy tâm Đức và đưa nó vào trong quanniệm duy vật về tự nhiên và về lịch sử"

Ph.Ăngghen: Chống Đuyrinh, C.Mác và Ph.Ăngghen toàn

tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr 22

"Dưới dạng hợp lý của nó, phép biện chứng chỉ đem lại sự giận dữ vàkinh hoàng cho giai cấp tư sản và bọn tư tưởng gia giáo điều của chúng màthôi, vì trong quan niệm tích cực về cái hiện đang tồn tại, phép biện chứngđồng thời cũng bao hàm cả quan niệm về sự phủ định cái hiện đang tồn tại đó,

về sự diệt vong tất yếu của nó; vì mỗi hình thái đã hình thành đều được phépbiện chứng xét ở trong sự vận động, tức là xét cả mặt nhất thời của hình tháiđó; vì phép biện chứng không khuất phục trước một cái gì cả, và về thực chấtthì nó có tính chất phê phán và cách mạng"

C.Mác: Lời bạt cho lần xuất bản thứ hai bộ “Tư bản”

quyển 1, C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, tập 23, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, tr 35 - 36

"Việc hiểu được tính chất hoàn toàn sai lầm của chủ nghĩa duy tâm Đứchiện đang tồn tại, nhất định sẽ dẫn đến chủ nghĩa duy vật, nhưng cần phải thấyrằng không phải chỉ giản đơn dẫn đến chủ nghĩa duy vật siêu hình, hoàn toàn

có tính chất máy móc của thế kỷ XVIII Ngược lại với việc vứt bỏ đơn thuần cótính chất cách mạng - ngây thơ, toàn bộ lịch sử đã có từ trước, chủ nghĩa duy

Trang 30

vật hiện đại coi lịch sử là một quá trình phát triển của loài người và đặt chomình nhiệm vụ là phát hiện ra những quy luật vận động của quá trình ấy.Ngược lại với quan niệm về tự nhiên thịnh hành ở người Pháp thế kỷ XVIIIcũng như ở Hê-ghen, coi tự nhiên như là một chỉnh thể không thay đổi, vậnđộng trong những vòng tuần hoàn chật hẹp, với những thiên thể vĩnh cửu nhưNiu-tơn đã dạy, với những loại sinh vật hữu cơ không thay đổi như Lin-nê đãdạy,- ngược lại với quan niệm về tự nhiên ấy, chủ nghĩa duy vật hiện đại tổnghợp những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên, mà theo đó thì giới tựnhiên cũng có lịch sử của bản thân nó trong thời gian, những thiên thể cũng nảysinh và diệt vong giống như tất cả những loài hữu cơ sống trên những thiên thể

ấy trong những điều kiện thuận lợi, và những vòng tuần hoàn, trong chừng mựcchúng nói chung có thể diễn ra, cũng có những quy mô vô cùng lớn hơn Tronghai trường hợp ấy, chủ nghĩa duy vật hiện đại về bản chất là biện chứng, và nókhông cần đến bất cứ một triết học nào đứng trên các khoa học khác Một khingười ta đặt ra trước mỗi khoa học cái yêu cầu là phải làm sáng tỏ vị trí của nótrong mối liên hệ chung giữa các sự vật và những kiến thức về những sự vật ấythì bất kỳ một khoa học đặc biệt nào về mối liên hệ chung ấy cũng đều trở nênthừa Và khi đó trong toàn bộ môn triết học trước kia, chỉ còn lại có học thuyết

về tư duy và những quy luật của tư duy- tức là lô-gích hình thức và phép biếnchứng - là còn tồn tại được một cách độc lập Mọi cái khác đều thuộc vào mộtkhoa học cụ thể về tự nhiên và về lịch sử

Nhưng trong khi bước ngoặt đó trong quan niệm về tự nhiên chỉ có thể diễn

ra theo mức độ mà các công trình nghiên cứu cung cấp tài liệu thực tế tương ứngcho nhận thức, thì những sự kiện lịch sử dẫn tới một bước ngoặt quyết định trongquan niệm về lịch sử, lại diễn ra sớm hơn rất nhiều Năm 1831, cuộc khởi nghĩađầu tiên của công nhân đã nổ ra ở Li-ông; từ năm 1838 đến năm 1842, phong tràotoàn quốc đầu tiên của công nhân, phong trào Hiến chương ở nước Anh, đã đạtđến điểm cao nhất của nó Cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp

tư sản đã nổi lên hàng đầu trong lịch sử các nước phát triển nhất ở châu Âu, mộtmặt, theo mức độ phát triển của đại công nghiệp, và mặt khác, theo mức độ pháttriển của quyền thống trị chính trị mà giai cấp tư sản mới giành được ở nhữngnước đó Những học thuyết của khoa kinh tế chính trị tư sản về sự đồng nhất lợiích của tư bản và lao động, về sự hoà hợp phổ biến và về phúc lợi phổ biến của

Trang 31

nhân dân nhờ tự do cạnh tranh mà có, đã bị các sự kiện thực tế vạch trần ngàycàng rõ là những lời giả dối Đã đến lúc không thể không biết đến toàn bộ những

sự kiện ấy, cũng như không thể không biết đến chủ nghĩa xã hội Pháp và Anh,biểu hiện lý luận, - mặc dầu là hết sức không hoàn bị, - của những sự kiện ấy.Nhưng quan điểm duy tâm cũ về lịch sử, một quan niệm chưa bị đẩy lùi, lại khôngbiết đến một cuộc đấu tranh giai cấp nào dựa trên lợi ích vật chất, và nói chungkhông biết đến những lợi ích vật chất nào cả; nền sản xuất cũng như tất cả mọiquan hệ kinh tế đều chỉ được họ nhân tiện nhắc đến với tư cách là những yếu tốthứ yếu của "lịch sử nền văn minh" mà thôi Những sự kiện mới buộc người ta

phải nghiên cứu lại toàn bộ lịch sử từ trước tới nay và khi đó người ta thấy rằng

toàn bộ lịch sử đã qua đều là lịch sử đấu tranh giai cấp; rằng những giai cấp xã hội

đấu tranh với nhau ấy lúc nào cũng là sản phẩm của những quan hệ sản xuất và

quan hệ trao đổi, tóm lại là sản phẩm của những quan hệ kinh tế của thời đại của

các giai cấp ấy; rằng do đó kết cấu kinh tế của xã hội, của mỗi thời đại nhất địnhtạo nên cái cơ sở hiện thực mà xét đến cùng, phải bằng cái cơ sở hiện thực ấy màgiải thích toàn bộ thượng tầng kiến trúc bao gồm những thể chế pháp luật và chínhtrị, cũng như những quan niệm tôn giáo, triết học và các quan niệm khác của mỗithời kỳ lịch sử nhất định Do đó, chủ nghĩa duy tâm đã bị tống ra khỏi nơi ẩn náucuối cùng của nó, tức là ra khỏi quan niệm về lịch sử, người ta đã có một quanniệm duy vật về lịch sử và đã tìm thấy con đường để giải thích ý thức của conngười từ sự tồn tại của họ, chứ không phải lấy ý thức của họ để giải thích sự tồntại của họ như từ trước đến nay người ta đã làm"

Ph.Ăngghen: Chống Đuyrinh , C.Mác và Ph.Ăngghen toàn

tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr 41- 44.

"Mác và Ăngghen hết sức kiên quyết bênh vực chủ nghĩa duy vật triếthọc và đã nhiều lần vạch rõ rằng mọi thiên hướng xa rời nền tảng ấy là vôcùng sai lầm Quan điểm của hai ông trình bày hết sức rõ và tỉ mỉ trong nhữngtác phẩm của Ăngghen: "Lút-vích Phơ-bách" và "Chống Đuy- rinh", nhữngsách này cũng như "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản"24, đều là những sách gốiđầu giường của mọi công nhân giác ngộ

Nhưng Mác không dừng lại ở chủ nghĩa duy vật của thế kỷ XVIII, ông cònđẩy triết học tiến lên nữa Ông làm cho triết học thêm phong phú với những thành

Trang 32

quả của triết học cổ điển Đức và nhất là của hệ thống triết học Hê-ghen, hệ thốngnày chính nó lại đưa tới chủ nghĩa duy vật của Phơ-bách Trong số những thành

quả đó thì thành quả chủ yếu là phép biện chứng, tức là học thuyết về sự phát

triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện, học thuyết vềtính tương đối của nhận thức của con người, nhận thức này phản ánh vật chất luônluôn phát triển không ngừng Những phát hiện mới đây của khoa học tự nhiên -như ra-đi, điện tử, luật biến hóa của nguyên tố- đều xác nhận một cách tuyệt diệuchủ nghĩa duy vật biện chứng của Mác…"

V.I.Lênin: Ba nguồn gốc và ba bộ phận cấu thành của

chủ nghĩa Mác, V.I.Lênin toàn tập, tập 23, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr 50-53

"Trong khi nghiên cứu sâu và phát triển chủ nghĩa duy vật triết học,Mác đã đưa học thuyết đó tới chỗ hoàn bị và mở rộng học thuyết ấy từ chỗ

nhận thức giới tự nhiên đến chỗ nhận thức xã hội loài người Chủ nghĩa duy

vật lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học Một lý

luận khoa học hết sức hoàn chỉnh và chặt chẽ đã thay cho sự lộn xộn và sự tùytiện, vẫn ngự trị từ trước đến nay trong các quan niệm về lịch sử và chính trị"

V.I.Lênin: Ba nguồn gốc và ba bộ phận cấu thành của

chủ nghĩa Mác, V.I.Lênin toàn tập, tập 23, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr 53.

"Việc phát hiện ra quan niệm duy vật lịch sử, hay nói cho đúng hơn, việc

áp dụng, việc vận dụng triệt để chủ nghĩa duy vật để xem xét lĩnh vực nhữnghiện tượng xã hội, đã loại bỏ được hai khuyết điểm căn bản của những lý luậnlịch sử trước kia Một là, những lý luận này cùng lắm thì cũng chỉ xem xétnhững động cơ tư tưởng của hoạt động lịch sử của con người, mà không nghiêncứu căn nguyên của những động cơ đó, không phát hiện ra tính quy luật kháchquan trong sự phát triển của hệ thống quan hệ xã hội và không nhận thấy rằngtrình độ phát triển của sản xuất vật chất là nguồn gốc của những quan hệ ấy.Hai là, những lý luận trước kia đã không nói đến chính ngay hành động của

quần chúng nhân dân, còn chủ nghĩa duy vật lịch sử, thì lần đầu tiên, đã giúp ta

nghiên cứu một cách chính xác như khoa lịch sử tự nhiên, những điều kiện xã

Trang 33

hội của đời sống quần chúng và những biến đổi của những điều kiện ấy "Xã

hội học" và lịch sử học trước Mác thì nhiều lắm cũng chỉ tích lũy được những

sự kiện nguyên xi, góp nhặt từng mảnh, và chỉ trình bày một số mặt nào đó củaquá trình lịch sử Chủ nghĩa Mác mở đường cho việc nghiên cứu rộng rãi vàtoàn diện quá trình phát sinh, phát triển và suy tàn của các hình thái kinh tế xã

hội, bằng cách xem xét toàn bộ những xu hướng mâu thuẫn nhau, bằng cách

quy những xu hướng ấy vào những điều kiện sinh hoạt và sản xuất đã được xác

định rõ ràng của các giai cấp trong xã hội, bằng cách gạt bỏ chủ nghĩa chủ

quan và thái độ tuỳ tiện khi lựa chọn những tư tưởng "chỉ đạo" hay khi giải

thích những tư tưởng ấy, bằng cách vạch ra nguồn gốc của mọi tư tưởng và của

mọi xu hướng khác nhau trong trạng thái của lực lượng sản xuất vật chất,không trừ một tư tưởng, một xu hướng nào cả Con người tự mình làm ra lịch

sử của chính mình, nhưng cái gì quyết định những động cơ của con người vàcủa chính quần chúng nhân dân; nguyên nhân của những xung đột giữa những

tư tưởng mâu thuẫn và giữa những nguyện vọng mâu thuẫn là gì; toàn bộnhững xung đột ấy trong toàn thể xã hội loài người là như thế nào; những điềukiện khách quan của sự sản xuất ra đời sống vật chất, tức là những điều kiệnlàm cơ sở cho mọi hoạt động lịch sử của con người, là những gì, quy luật pháttriển của những điều kiện ấy là gì - Mác đã chú ý đến tất cả những vấn đề ấy và

đã vạch ra con đường nghiên cứu lịch sử một cách khoa học, coi lịch sử là mộtquá trình thống nhất và có quy luật, mặc dầu quá trình đó cực kỳ phức tạp và

có rất nhiều mâu thuẫn"

V.I.Lênin: Các Mác (Sơ luợc tiểu sử, kèm theo sự trình

bày chủ nghĩa Mác), V.I.Lênin toàn tập, tập 26, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr 68 - 69.

"Nói chung đối với nhiều nhà văn trẻ ở Đức, từ "duy vật" là một từ đơnthuần mà người ta dùng để gọi bất kỳ cái gì, không chịu khó nghiên cứu tiếp, nghĩa

là dán cái nhãn hiệu này và cho rằng thế là vấn đề đã được giải quyết Tuy nhiênquan niệm của chúng ta về lịch sử trước hết là kim chỉ nam cho việc nghiên cứu,chứ không phải là cái đòn bẩy để cấu trúc theo kiểu chủ nghĩa Hê-ghen Toàn bộ

Trang 34

lịch sử cần phải nghiên cứu lại từ đầu, cần phải nghiên cứu một cách chi tiết cácđiều kiện tồn tại của các hình thái xã hội khác nhau, trước khi tìm cách rút ra từnhững điều kiện ấy những quan điểm chính trị, tư pháp, mỹ học, triết học, tôn giáov.v tương ưng với chúng Về mặt này cho đến nay chưa làm được nhiều, bởi vì rất

ít người làm việc đó một cách nghiêm túc Về mặt này chúng tôi cần được giúp đỡnhiều, lĩnh vực rộng lớn vô cùng và người nào muốn làm việc nghiêm túc thì có thểlàm được nhiều và lập được thành tích"

Ph.Ăngghen: Thư gửi Cônrát Smit 5 tháng Tám.1890 ở Béc

Lin, C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, tập 37, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội, 1997, tr 604 - 605.

" tôi đề nghị ngài nghiên cứu lý thuyết này theo nguồn tài liệu gốc,chứ không phải theo tài liệu qua tay người khác, thật ra làm như vậy thì dễ hơnnhiều Mác không viết điều gì mà lý thuyết này không có vai trò trong đó Đặc

biệt "Ngày18 tháng Sương mù của Lu-i Bô-na-pác-tơ" là một kiểu mẫu tuyệt vời về việc vận dụng lý thuyết này Nhiều c hỉ dẫn có cả trong cuốn "Tư bản" cũng hệt như

vậy Tiếp nữa, có lẽ, tôi có quyền chỉ ra những tác phẩm của tôi: "Ông Ơ-gienĐuyrinh đảo lộn khoa học" và "Lút-vích Phoi-ơ-bắc và sự cáo chung của triết học

cổ điển Đức", trong đó tôi trình bày một cách tỉ mỉ nhất, trong chừng mực mà tôiđược biết, về chủ nghĩa duy vật lịch sử trong số tất cả những chủ nghĩa duy vậthiện có Mác và tôi phần nào có lỗi trong việc là giới trẻ đôi khi coi trọng mặtkinh tế nhiều hơn mức cần thiết Trong khi phản bác những người chống chúngtôi, chúng tôi đã phải nhấn mạnh nguyên lý chủ yếu mà họ bác bỏ, và khôngphải lúc nào cũng tìm được thời gian, địa điểm và khả năng để đánh giá đúngnhững nhân tố còn lại tham gia vào sự tác động qua lại Nhưng khi phải phântích một thời kỳ lịch sử nào đó, nghĩa là khi phải vận dụng vào thực tiễn, thì sựviệc lại khác hẳn, và ở đây không thể có một sai lầm nào Đáng tiếc là người tathường hay cho rằng họ đã hiểu đầy đủ một lý thuyết mới và có thể vận dụng

nó ngay sau khi nắm được những luận điểm cơ bản, vả lại không phải lúc nào

Trang 35

cũng đúng Và tôi có thể trách cứ nhiều "người mác-xít" mới về điều này; chính

vì thế cũng đã nảy sinh một sự rối rắm lạ lùng"

Ph.Ăngghen: Thư gửi Iôdép Blốc ngày 21[22] tháng

Chín năm 1890, C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, tập 37,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997, tr.643- 644.

"Chúng ta không hề coi lý luận của Mác như là một cái gì đã xong xuôihẳn và bất khả xâm phạm; trái lại, chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt nền

móng cho môn khoa học mà những người xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển

hơn nữa về mọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu đối với cuộc sống"

V.I.Lênin :“Cương lĩnh của chúng ta”, V.I.Lênin toàn

tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr 232.

"Lịch sử mang lại đồng thời cả những sự việc mới lẫn những phươngpháp nghiên cứu mới, là những cái đòi hỏi lý luận phải phát triển hơn nữa"

V.I.Lênin: Phê bình cuốn sách của C Cauxky, V.I.Lênin

toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr 256.

"Lịch sử triết học và lịch sử khoa học xã hội chứng tỏ hết sức rõ rằng chủnghĩa Mác không có gì giống "chủ nghĩa bè phái" hiểu theo nghĩa một học thuyết

đóng kín và cứng nhắc, nảy sinh ở ngoài con đường phát triển vĩ đại của văn minh

thế giới Trái lại, toàn bộ thiên tài của Mác chính là ở chỗ ông đã giải đáp đượcnhững vấn đề mà tư tưởng tiên tiến của nhân loại đã nêu ra Học thuyết của ông ra

đời là sự thừa kế thẳng và trực tiếp những học thuyết của các đại biểu xuất sắc

nhất trong triết học, trong kinh tế chính trị học và trong chủ nghĩa xã hội

Học thuyết của Mác là học thuyết vạn năng vì nó là một học thuyếtchính xác Nó là một học thuyết hoàn bị và chặt chẽ; nó cung cấp cho người

ta một thế giới quan hoàn chỉnh, không thỏa hiệp với bất cứ một sự mê tínnào, một thế lực phản động nào, một hành vi nào bảo vệ sự áp bức của tư sản

Nó là người thừa kế chính đáng của tất cả những cái tốt đẹp nhất mà loàingười đã tạo ra hồi thế kỷ XIX, đó là triết học Đức, kinh tế chính trị học Anh

và chủ nghĩa xã hội Pháp"

V.I.Lênin: “Ba nguồn gốc và ba bộ phận cấu thành của

chủ nghĩa Mác”, V.I.Lênin toàn tập, tập 23, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr 49 - 50.

Trang 36

"Tất cả bọn chúng đều tự xưng là mác-xít, nhưng chúng hiểu chủ nghĩaMác một cách sách vở hết chỗ nói Chúng tuyệt nhiên không hề hiểu điểm cănbản trong chủ nghĩa Mác, tức là: biện chứng cách mạng của chủ nghĩa Mác.Thậm chí chúng cũng hoàn toàn không hiểu ngay cả những lời chỉ dẫn trựctiếp của Mác nói rằng trong thời kỳ cách mạng, cần phải hết sức linh hoạt213;chúng cũng không nhận thấy, chẳng hạn, những lời chỉ dẫn trong những thưcủa Mác, tôi nhớ là vào năm 1856, trong đó Mác nói lên hy vọng vào việc kếthợp giữa chiến tranh nông dân ở Đức ─ một cuộc chiến tranh có thể tạo ramột tình thế cách mạng ─ với phong trào công nhân"

V.I.Lênin: Về cuộc cách mạng của chúng ta, V.I.Lênin toàn tập,

tập 45, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr 430.

"Trước hết, ở đây, chủ nghĩa duy tâm chẳng qua chỉ là sự theo đuổinhững mục đích lý tưởng"

Ph.Ăngghen: Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết

học cổ điển Đức, C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, tập 21,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr 413.

"Ngay từ thời hết sức xa xưa, khi con người hoàn toàn chưa biết gì vềcấu tạo thân thể của họ và chưa biết giải thích những điều thấy trong giấc mơ,

họ đã đi đến chỗ quan niệm rằng tư duy và cảm giác của họ không phải làhoạt động của chính thân thể họ mà là hoạt động của một linh hồn đặc biệtnào đó cư trú trong thân thể và rời bỏ thân thể khi họ chết, - ngay từ thuở đó,

họ đã phải suy nghĩ về quan hệ giữa linh hồn ấy với thế giới bên ngoài Nếunhư khi người ta chết, linh hồn tách khỏi thân thể và tiếp tục sống thì không

có lý do gì mà lại gán cho linh hồn một cái chết đặc biệt nào nữa, nên vì thế

mà nảy sinh ra quan niệm về sự bất tử của linh hồn, quan niệm này, trong giaiđoạn phát triển đó, không hề có nghĩa là một sự an ủi mà lại là một định mệnhkhông thể cưỡng lại được, và đối với người Hy Lạp chẳng hạn, thì thường lại

là một sự bất hạnh thật sự Không phải nhu cầu về sự an ủi có tính chất tôngiáo, mà chính sự lúng túng - nảy sinh ra từ tình trạng hạn chế phổ biến củangười ta lúc đó - không biết linh hồn biến đi đâu - một khi con người đã thừanhận sự tồn tại của linh hồn sau khi thân thể chết đi - đã dẫn tới sự tưởng

Trang 37

tượng buồn tẻ về sự bất tử của cá nhân con người Cũng bằng cách hoàn toàngiống như thế, sự nhân cách hóa các lực lượng tự nhiên đã làm nảy sinh ranhững vị thần đầu tiên, những vị thần này, trong quá trình phát triển về saucủa tôn giáo, ngày càng mang một hình dáng những sức mạnh siêu phàm, chođến lúc, rút cuộc lại, do một quá trình trừu tượng hóa - tôi có thể nói là mộtquá trình chưng cất - hoàn toàn tự nhiên trong tiến trình phát triển của trí tuệ,trong đầu óc con người, từ đông đảo những vị thần có quyền lực ít nhiều bịhạn chế và hạn chế lẫn nhau, nảy sinh ra quan niệm về một vị thần độc tôncủa các tôn giáo độc thần.

cũng hoàn toàn giống như bất cứ tôn giáo nào, đều có gốc rễ trongcác quan niệm thiển cận và ngu dốt của thời kỳ mông muội Song, vấn đề đóchỉ có thể được đặt ra một cách hoàn toàn gay gắt, cũng như chỉ có thể đạtđược toàn bộ ý nghĩa của nó, khi loài người ở châu Âu đã bừng tỉnh sau giấcngủ đông dài của thời Trung cổ Cơ Đốc giáo Vấn đề quan hệ giữa tư duy vớitồn tại, một vấn đề đã đóng một vai trò lớn lao trong triết học kinh viện thờitrung cổ, vấn đề xem cái nào có trước, tinh thần hay tự nhiên?- vấn đề đó bấtchấp giáo hội, lại mang một hình thức gay gắt: như thế là do Chúa Trời sángtạo ra, hay nó vẫn tồn tại từ trước đến nay?

Cách giải đáp vấn đề ấy đã chia các nhà triết học thành hai phe lớn.Những người quả quyết rằng tinh thần có trước tự nhiên, và, do đó, rút cuộclại thừa nhận rằng thế giới được sáng tạo ra bằng cách nào đó, - ở các nhà triếthọc, chẳng hạn như ở Hê-ghen, sự sáng tạo đó lại thường rắm rối và vô lý hơnnhiều so với trong đạo Cơ Đốc - những người đó là thuộc phe chủ nghĩa duytâm Còn những người cho rằng tự nhiên là cái có trước thì thuộc các học pháikhác nhau của chủ nghĩa duy vật

Lúc đầu, hai thuật ngữ chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật không

có nghĩa nào khác thế cả, và ở đây chúng ta cũng không dùng những thuậtngữ đó theo nghĩa khác Sau đây chúng ta sẽ thấy rằng nếu gán thêm chochúng một ý nghĩa khác thì sẽ có sự lẫn lộn đến như thế nào

Song vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại còn có một mặt khác: những suynghĩ của chúng ta về thế giới xung quanh ta có quan hệ như thế nào với bản thân

Trang 38

thế giới ấy? Tư duy của chúng ta có thể nhận thức được thế giới hiện thực không?Trong các quan niệm và các khái niệm của chúng ta về thế giới hiện thực, chúng ta

có thể phản ánh được một hình ảnh đúng đắn của hiện thực không? Theo ngôn ngữtriết học, vấn đề đó được gọi là vấn đề tính đồng nhất giữa tư duy và tồn tại Tuyệtđại đa số các nhà triết học trả lời vấn đề đó một cách khẳng định Chẳng hạn như ởHê-ghen, sự khẳng định đó tự nó đã rõ ràng: trong thế giới hiện thực, cái mà chúng

ta nhận thức được chính là nội dung mang tính chất ý thức, chính là những gì mànhờ đó thế giới thành ra sự thực hiện dần dần ý niệm tuyệt đối, ý niệm tuyệt đối này

đã tồn tại ở đâu đó, vĩnh viễn từ trước tới nay, độc lập đối với thế giới và có trướcthế giới Nhưng hoàn toàn rõ ràng là tư duy có thể nhận thức được một nội dung màngay từ trước đã là nội dung của tư tưởng Cũng hoàn toàn hiển nhiên rằng điều cầnphải chứng minh ở đây đã mặc nhiên nằm trong bản thân tiền đề rồi Song, điều đókhông hề ngăn trở Hê-ghen rút ra, từ sự chứng minh của ông về tính đồng nhất giữa

tư duy và tồn tại, một kết kuận khác là: triết học của ông là đúng đối với tư duy của

ông, nên cũng là triết học duy nhất đúng, và vì có tính đồng nhất giữa tư duy và tồn

tại, loài người phải lập tức chuyển triết học của ông từ lý luận vào trong thực tiễn vàcải tạo toàn bộ thế giới theo những nguyên lý của Hê-ghen Đó là một ảo tưởng màHê-ghen cùng chia sẻ với hầu hết những nhà triết học khác

Song còn có một loạt các nhà triết học khác không thừa nhận là có thểnhận thức được thế giới, hay ít nhất cũng không thể nhận thức được thế giớimột cách đầy đủ Trong số các nhà triết học hiện đại, phải kể Hi-um và Can-

tơ là những người đã đóng một vai trò rất lớn trong sự phát triển của triết học.Những gì có tính chất quyết định nhằm bác bỏ quan điểm đó thì đã được Hê-ghen đưa ra, trong chừng mực quan điểm duy tâm chủ nghĩa cho phép; vànhững gì mà Phoi-ơ-bắc theo quan điểm duy vật đã thêm vào, thì có tính chấtsắc sảo hơn là sâu sắc Sự bác bỏ một cách hết sức đanh thép những sự vặnvẹo triết học ấy, cũng như tất cả những triết học khác, là thực tiễn, chính làthực nghiệm và công nghiệp"

Ph.Ăngghen: Lút vích Phoiơbắc và sự cáo chung của

triết học cổ điển Đức, C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập,

tập 21, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,

Hà Nội, 1995, tr 403 - 406.

Trang 39

"Tất cả những nhà duy tâm, cả về triết học lẫn tôn giáo, cả cũ lẫn mới, đềutin vào linh cảm, khải thị, chúa cứu thế, người sáng tạo kỳ diệu; sự tín ngưỡng ấymang hình thức thô sơ, tôn giáo hay hình thức văn minh, triết học, thì điều đó chỉtùy thuộc vào trình độ giáo dục của họ, cũng giống như họ có một thái độ tiêu cựchay tích cực đối với sự tin tưởng vào những điều kỳ diệu, nghĩa là họ là nhữngchăn chiên kỳ diệu hay là những con chiên, và hơn nữa, trong đó họ theo đuổimục đích lý luận hay mục đích thực tiễn, thì điều đó cũng chỉ tùy thuộc vào trình

độ nghị lực của họ, tính cách và địa vị xã hội của họ v.v mà thôi"

C.Mác và Ph.Ăngghen: Hệ tư tưởng Đức tập II, C.Mác

và Ph.Ăngghen toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr 285

Câu này nên đưa vào phần phê phán

"Theo quan điểm của một chủ nghĩa duy vật thô lỗ, đơn giản, siêu hình, thì

chủ nghĩa duy tâm triết học chỉ là một sự ngu xuẩn Trái lại, theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, thì chủ nghĩa duy tâm triết học là một sự phát triển (một sự thổi phồng, bơm to) phiến diện, thái quá, überschwengliches (Dietzgen)167

của một trong những đặc trưng, của một trong những mặt, của một trong những

khía cạnh của nhận thức thành một cái tuyệt đối, tách rời khỏi vật chất, khỏi giới tự

nhiên, thần thánh hóa Chủ nghĩa duy tâm, đó là chủ nghĩa thầy tu Đúng như vậy

Nhưng chủ nghĩa duy tâm triết học là ("nói đúng hơn“ và "ngoài ra“) con đường dẫn

đến chủ nghĩa thầy tu, qua một trong những sắc thái của nhận thức (biện chứng) vô

cùng phức tạp của con người"

Trang 40

V.I.Lênin: Về vấn đề phép biện chứng trong Bút ký triết học, V.I.Lênin toàn tập, tập 29, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.385.

"Vì vấn đề không phải là chỉ đơn giản vứt bỏ toàn bộ nội dung tư tưởng củahai nghìn năm ấy, mà là phải phê phán nó, và từ cái hình thức tạm thời ấy, rút lấynhững kết quả đã đạt được trong khuôn khổ của cái hình thức duy tâm sai lầm,song không thể tránh được trong thời đại của nó và trong bản thân quá trình pháttriển Bằng chứng nói lên rằng đó là một việc rất khó khăn, là ở chỗ có nhiều nhàkhoa học tự nhiên là những nhà duy vật vững vàng trong lĩnh vực khoa học của họnhưng bên ngoài lĩnh vực ấy thì họ không chỉ là những người duy tâm, mà thậmchí còn là những tín đồ chính thống và ngoan đạo của đạo Thiên chúa"

Ph.Ăngghen: Biện chứng của tự nhiên, C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia,

V.I.Lênin: Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm

phê phán, V.I.Lênin toàn tập, tập 18, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội, 2005, tr 445

1.3 Mối quan hệ giữa triết học với các khoa học cụ thể

"Dù sao, khoa học tự nhiên cũng đã tiến xa đến mức nó không thể tránhđược sự tổng hợp biện chứng Nhưng nó sẽ thực hiện được sự tổng hợp ấymột cách dễ dàng hơn nếu nó không quên rằng kết quả trong đó những kinhnghiệm của nó được khái quát, là những khái niệm; rằng nghệ thuật vận dụngnhững khái niệm không phải bẩm sinh mà có, cũng không phải là do ý thứcbình thường hàng ngày đem lại, mà đòi hỏi một tư duy thực sự, tư duy này cómột lịch sử kinh nghiệm lâu dài, cũng lâu dài như lịch sử nghiên cứu tự nhiên

Ngày đăng: 22/07/2018, 17:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w