1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh tiền giang

124 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 918,91 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN HOÀNG TẤN GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ LONG AN - 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN HOÀNG TẤN GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG Chuyên ngành: Chính trị học Mã số: 60.31.02.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ Người hướng dẫn khoa học: PGS TS BÙI VĂN DŨNG LONG AN - 2016 LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng biết ơn sâu sắc đến quý Thầy, Cô giảng viên Khoa Giáo dục Chính trị, Phòng đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học Vinh và Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An đã tạo điều kiện cho quá trình học tập và nghiên cứu Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Văn Dũng đã tận tình động viên, giúp đỡ và hướng dẫn quá trình làm luận văn Xin cảm ơn Ban Tuyên Giáo Tỉnh ủy, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Văn phòng và Phòng Nghiên cứu Tổng hợp Ủy ban nhân tỉnh Tiền Giang, Sở Giáo dục và Đào tạo Tiền Giang, các sở, ngành tỉnh, các trường trung học phổ thông đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, tham gia đóng góp ý kiến quý báu, cung cấp tài liệu nhận lời tham gia phỏng vấn, khảo sát để hoàn thành luận văn này Trong quá trình thực hiện luận văn, chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót về nợi dung và hình thức Tơi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cơ, của Hợi đờng, ban ngành và đồng nghiệp để kết quả nghiên cứu của luận văn được triển khai thực sự hiệu quả Xin chân thành cám ơn! Long An, tháng năm 2016 Tác giả Nguyễn Hoàng Tấn MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục Bảng quy định chữ viết tắt A MỞ ĐẦU B NỘI DUNG 13 Chương CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 13 1.1 Một số khái niệm bản 13 1.2 Nội dung, vị trí, vai trò của giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trung học phổ thông 23 1.3 Tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trung học phổ thông hiện 38 Kết luận chương 43 Chương THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG 45 2.1 Điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển lịch sử - văn hóa - xã hợi giáo dục tỉnh Tiền Giang 45 2.2 Thực trạng công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh các trường trung học phổ thông tỉnh Tiền Giang thời gian qua 50 Kết luận chương 80 Chương PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG 81 3.1 Phương hướng công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tỉnh Tiền Giang giai đoạn hiện 81 3.2 Những giải pháp bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh các trường trung học phổ thông địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn hiện 90 Kết luận chương 112 C KẾT LUẬN 114 D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 116 E PHỤ LỤC BẢNG QUY ĐỊNH CHỮ VIẾT TẮT BCH : Ban chấp hành BCHTW : Ban chấp hành Trung ương BNV : Bộ Nợi vụ CNH, HĐH : Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ĐBSCL : Đờng sơng Cửu Long HS : Học sinh KT-XH : Kinh tế - xã hội LLCT : Lý luận chính trị MTTQ : Mặt trận Tổ quốc THCS : Trung học sở THPT : Trung học phổ thông TN : Thanh niên TNCS : Thanh niên cợng sản A MỞ ĐẦU Tính cấp thiết đề tài Trong Thư gửi Thanh niên Nhi đồng Tết Nguyên Đán năm 1946, Bác Hồ viết: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội” [27, tr.167] Thời gian càng lùi xa, suy ngẫm câu nói ấy ta càng thấy giá trị tầm nhìn và tình cảm của Người đối với thế hệ trẻ - mùa xuân của đất nước Cũng gửi gắm niềm tin yêu của mình đối với thế hệ trẻ, sau Cách mạng tháng Tám thành cơng, ngày khai trường đầu tiên, Bác nói: “Non sơng Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay khơng, dân tợc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn công học tập của các em” [48, tr.71-72] Thanh niên Việt Nam nói chung và học sinh bậc học trung học phở thơng nói riêng chiếm tỷ lệ lớn cấu dân số, là lực lượng ln có những đóng góp quan trọng các giai đoạn lịch sử phát triển của đất nước Trong Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dặn về trách nhiệm của Đảng với niên là: "Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên"; "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết" Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, Đảng ta đặt niềm tin và kỳ vọng lớn lao vào lực lượng niên, xác định niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của của đất nước, là một những nhân tố quyết định tương lai, vận mệnh của dân tộc; công tác niên là một những yếu tố quyết định thành bại của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hợi nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội Trong giai đoạn hội nhập và phát triển hiện nay, khoa học công nghệ phát triển mạnh, các mặt trái của nền kinh tế thị trường, nhất là mạng internet có những hình ảnh, thơng tin khơng phù hợp với những chuẩn giá trị đạo đức của người Việt Nam hàng ngày tác đợng và có chiều hướng xâm nhập sâu vào học đường; nếu định hướng đối với học sinh, thì các em dễ có những ngợ nhận sai lầm và kéo theo các hành vi sai về đạo đức, lối sống, ảnh hưởng đến mục đích, động học tập hay lý tưởng sống, thậm chí phạm tội… gây nhức nhối cho gia đình, nhà trường và xã hợi Nhìn chung, học sinh bậc học trung học phở thơng nước ta nói chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng hiện có lòng yêu nước nồng nàn, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tợc; có phẩm chất tốt, tơn trọng các chuẩn mực đạo đức xã hợi, có ý thức công dân, chấp hành pháp luật; quan tâm đến các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước; có ý chí vươn lên học tập, lao động; tích cực tham gia các phong trào, hoạt động đoàn thể, xung kích, sáng tạo, tình nguyện vì cợng đờng; sống có nghĩa tình, ln biết quan tâm, giúp đỡ người khác, tinh thần tương thân tương ái đã được khơi dậy, trở thành xu hướng chủ đạo lôi và thu hút giới trẻ Nhiều tấm gương học sinh vượt qua khó khăn của bản thân, gia đình để vươn lên thành những người hữu ích; không ít học sinh dám đấu tranh quyết liệt với các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội, tỏ thái độ lo lắng, băn khoăn trước các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội Phần lớn học sinh hiện có đời sống văn hóa, tinh thần phong phú, nhu cầu giải trí lành mạnh, lên án những hoạt động giải trí không lành mạnh, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc Tuy nhiên, hiện còn một bộ phận học sinh chưa hiểu biết đầy đủ truyền thống cách mạng của dân tộc, ít quan tâm đến tình hình đất nước; thiếu kỹ sống, có ý thức phấn đấu chưa cao, thờ với các vấn đề chính trị - xã hội, phai nhạt lý tưởng cách mạng, không xác định được mục tiêu, lí tưởng c̣c sống; có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, mắc tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật Một số học sinh đề cao lối sống thực dụng, ích kỉ, thích hưởng thụ, đua đòi, xa hoa lãng phí, xem nhẹ giá trị tinh thần Không quan tâm đến cộng đồng, người xung quanh, ít tham gia các hoạt động tình nguyện, hoạt động xã hội và cộng đồng; sống khép mình, đề cao chủ nghĩa cá nhân, xa rời tập thể, có mợt số học sinh vi phạm pháp luật nghiêm trọng gây bức xúc nhân dân Trước tình hình trên, để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh các trường trung học phổ thông của tỉnh Tiền Giang, khắc phục tình trạng vi phạm đạo đức, lối sống một bộ phận học sinh với tư cách là một cán bộ chuyên trách công tác học sinh, sinh viên ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tiền Giang nên tác giả chọn vấn đề: “Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trường trung học phổ thông địa bàn tỉnh Tiền Giang” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Chính trị học Sau 30 năm đổi mới đất nước, nhiều chủ trương, đường lối về công tác niên được Đảng ban hành, Nhà nước cụ thể hóa thành chính sách, pháp luật về niên và cơng tác niên, qua đã tạo được những điều kiện tốt nhất để thế hệ tương lai của đất nước phấn đấu vươn lên Cụ thể: Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ độ lên chủ nghĩa xã hội Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI thông qua, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã khẳng định: Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng hệ trẻ kế tục xứng đáng nghiệp cách mạng Đảng dân tộc Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hợi nghị Trung ương khóa XI về đổi mới bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác niên thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa” đã đề nhiệm vụ, giải pháp: “Tăng cường giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng, lối sống văn hóa, ý thức cơng dân để hình thành thế hệ niên có phẩm chất tốt đẹp, có khí phách và quyết tâm hành động thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá” Thông báo số 21-TB/TW ngày 14/12/2011 của Văn phòng Trung ương Đảng về ý kiến kết luận của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại cuộc làm việc với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ngày 28/11/2011 đã yêu cầu các cấp bộ Đoàn cần chú trọng tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thiếu niên Quyết định số 2474/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 Thủ tướng Chính phủ về “Chiến lược phát triển niên Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020” nêu rõ mục tiêu đặt là “Xây dựng thế hệ niên Việt Nam phát triển toàn diện, giàu lòng yêu nước, có đạo đức cách mạng, ý thức cơng dân và lý tưởng xã hội chủ nghĩa ”; Chương trình hành động số 56 CT/TWĐTN ngày 27/10/2008 của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 25/7/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”; Nghị quyết Liên tịch số 01/2012/NQLT/CP-BCHTWĐTN, ngày 14/12/2012 giữa Chính phủ và Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về ban hành Quy chế phối hợp công tác của Chính phủ và Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hờ Chí Minh; Chỉ thị số 71/2008/CT-BGDĐT ngày 23/12/2008 về tăng cường công tác phối hợp nhà trường - gia đình và xã hội công tác giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên; Thông báo số 314/TB-BGDĐT ngày 12/5/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Hội thảo toàn quốc về công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên; Chỉ thị số 42-CT/TW, ngày 24/3/2015, của Ban Bí thư T.Ư Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ, giai đoạn 2015-2030; Chỉ thị 05- CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh Kế hoạch 33-KH/TU, ngày 08/01/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tiền Giang về Tăng cường cơng tác giáo dục trị - tư tưởng, đạo đức, lối sống theo tinh thần Nghị Trung ương (khóa XI) Bên cạnh đó, rất nhiều nhà khoa học đã có nhiều nghiên cứu lý luận chung về đạo đức, bao gồm: Tác phẩm “Giá trị học” của Giáo sư Phạm Minh Hạc, Nxb Dân Trí 2012 [22, tr.46] Theo Giáo sư Phạm Minh Hạc “Muốn giáo dục người, trước hết phải hiểu tâm lý và giá trị người” Việc đúc kết và xây dựng giá trị chung của người Việt Nam rất cần thiết đối với việc giáo dục đạo đức xã hội, nhất là đối với thiếu niên, đờng thời đóng góp vào gia cố vun đắp nền tảng tinh thần của công cuộc phát triển đất nước hiện nay; Hồ Chí Minh: “Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội” (2001) Huỳnh Khái Vinh (Chủ biên) [47] đã cho thấy rõ: lối sống, đạo đức và chuẩn giá trị xã hội là những yếu tố bản đời sống xã hội của người Trong đó, đạo đức về bản đóng vai trò là lẽ sống; còn lối sống mà hạt nhân là các khuôn mẫu ứng xử và thể chế xã hợi mang biểu trưng văn hóa điển hình và đóng vai trò định hình, định tính văn hóa và người PGS.TS.Đoàn Minh Duệ và một số cộng tác viên (1997) với đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bợ, Tình hình tư tưởng đạo đức, lối sống sinh viên trường Đại học, Cao đẳng thuộc tỉnh Bắc miền Trung, Đại học Vinh, Nghệ An [10] Mặc dầu tác giả đã khai thác khá sâu về các vấn đề đạo đức, lối sống nhiên đề tài, giải pháp, còn tập trung vào nâng cao giáo dục đạo đức, lối sống các trường Đại học, Cao đẳng chưa tập trung vào các trường trung học phổ thông Một số luận văn Thạc sỹ đã chọn đề tài về vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, niên như: Nguyễn Thị Hồng Oanh (2009), Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An, Luận văn thạc sĩ Khoa học Giáo dục, Đại học Vinh, Nghệ An [34]; Nguyễn Hải Chi (2012), 109 hợp đúng đắn, thiếu sự thống nhất tác động giáo dục, thậm chí có sự đối nghịch giữa nhà trường và xã hội hoặc gia đình thì hậu quả xấu giáo dục xuất hiện, nếu không kịp thời khắc phục hậu quả rất tai hại Trong lý luận thực tiễn giáo dục, sự thống nhất tác động giáo dục từ nhà trường, gia đình và xã hợi được xem là vấn đề có tính nguyên tắc đảm bảo cho mọi hoạt động giáo dục có điều kiện đạt hiệu quả tốt Trong việc tở chức kết hợp các lực lượng giáo dục, gia đình có vai trị và tác đợng vơ quan trọng, là trọng tâm của các hoạt động kết hợp Gia đình là nơi trẻ được sinh ra, lớn lên và hình thành nhân cách của mình Ảnh hưởng giáo dục của gia đình đến với trẻ là sớm nhất Giáo dục cái gia đình không phải chỉ là việc riêng tư của bố mẹ, mà còn là trách nhiệm đạo đức và nghĩa vụ công dân của những người làm cha mẹ Nó được xác định nhiều văn bản pháp luật nước ta hiện Hiến pháp (1992), Luật Hôn nhân và gia đình (1986), Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em (1991) v.v gắn với quan hệ máu mủ ruột thịt và tình yêu sâu sắc của cha mẹ với cái nên giáo dục gia đình mang tính xúc cảm mạnh mẽ, có khả cảm hóa rất lớn Để việc giáo dục gia đình có hiệu quả tốt, các bậc cha mẹ cần quan tâm xây dựng một gia đình đầy đủ toàn vẹn, mọi thành viên có nghĩa vụ và trách nhiệm với Xây dựng mợt phong cách sinh hoạt có nề nếp, phù hợp nhu cầu hứng thú nhằm phát huy những mặt tích cực của trẻ Đặc biệt cha mẹ, người lớn phải giữ uy tín vai trò gương mẫu của mình gia đình và ngoài xã hội Thường xuyên liên hệ chặt chẽ với nhà trường, đoàn thể để nắm được mục đích giáo dục, có sự phối hợp chặt chẽ Cụ thể: Tham gia tích cực vào hội phụ huynh của trường, quan tâm giúp đỡ nhà trường xây dựng sở vật chất, các phương tiện dạy học để nhà trường có điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục Những cuộc họp nhà trường tổ chức, các bậc phụ huynh cần đầy đủ để nắm được yêu cầu giáo dục của nhà 110 trường mà có sự kết hợp Gia đình cần xây dựng truyền thống “tôn sư trọng đạo”, bảo vệ uy tín thầy cô giáo, tránh các hành vi coi thường thầy cô giáo trước mặt cái… Trong sự phát triển nguồn nhân lực cho đất nước đổi mới hiện nay, rõ ràng nổi lên yêu cầu cấp bách là nâng cao chất lượng người lao động, đào tạo nhân tài, đào tạo người có nhân cách phù hợp với xã hội mới Để hình thành được những người vậy cần có sự kết hợp nhịp nhàng đờng bộ và hỗ trợ giữa ba môi trường giáo dục: gia đình - nhà trường và xã hội, tác động mạnh vào việc phát triển nhân cách toàn diện Muốn tạo mối liên kết chặt chẽ đó, nhà trường cần phải phát huy vai trò trung tâm, tổ chức phối hợp dẫn dắt nội dung, phương pháp giáo dục của gia đình và các lực lượng xã hội Bởi lẽ nhà trường là một tổ chức chuyên biệt đối với công tác giáo dục, được sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng và nhà nước, nắm vững quan điểm, đường lối, mục tiêu bồi dưỡng đào tạo người xã hội chủ nghĩa Mặt khác, nhà trường ln có đợi ngũ thầy giáo - những chun gia sư phạm có trình đợ, lực đạo đức… đã được đào tạo có hệ thống, đã được tuyển chọn kỹ càng Giáo dục nhà trường mọi thời đại có chức bản là truyền thụ tri thức văn hóa, mở mang trí tuệ cho học sinh Kho tàng tri thức văn hóa từ bao thế hệ rút kết lại Nhờ nắm vững những tri thức văn hóa bản này mà thế giới quan khoa học và nhân sinh quan biện chứng của các em được hình thành và phát triển một cách vững vàng Để thống nhất và tập hợp được sức mạnh của toàn xã hội việc giáo dục thế hệ trẻ, nhà trường một mặt phải làm tốt việc giảng dạy giáo dục của toàn thể cán bộ giáo viên nhà trường Mặt khác, phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, với các tổ chức xã hội hướng vào một số công việc cụ thể sau đây: - Đưa nội dung, mục tiêu giáo dục nhà trường vào các tổ chức xã hội địa phương Đoàn niên, Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, 111 Câu lạc bộ những Người cao tuổi…nhằm thống nhất định hướng tác động đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách của em - Phát huy vai trò nhà trường là trung tâm văn hóa giáo dục của địa phương, tổ chức việc phổ biến các tri thức khoa học kỹ tḥt, văn hóa xã hợi… đặc biệt là những kiến thức biện pháp giáo dục trẻ điều kiện xã hội phát triển theo chế thị trường rất phức tạp cho các bậc cha mẹ, giúp họ hiểu được đặc điểm đời sống, tâm sinh lý của em hiện - Phối hợp với địa phương tổ chức cho học sinh tham gia tích cực vào các hoạt đợng văn hóa xã hợi như: xóa đói giảm nghèo, dân số kế hoạch hóa gia đình, đền ơn đáp nghĩa, xây dựng gia đình văn hóa mới…nhằm góp phần cải tạo mơi trường gia đình và xã hội ngày càng tốt đẹp - Giúp địa phương theo dõi tiến trình, đánh giá kết quả của việc giáo dục thiếu niên, phân tích các nguyên nhân, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả và sự phối hợp chặt chẽ giữa các môi trường giáo dục Toàn bộ công tác giáo dục thế hệ trẻ được xem xét và thực hiện một bộ phận của quá trình xã hợi tởng thể Trong bợ phận cấu xã hội (gia đình, nhà trường, các đoàn thể quan văn hóa xã hợi…) đều phải thực hiện tốt các chức giáo dục phù hợp với đặc điểm và sở trường của mình Tất nhiên quan đoàn thể xã hợi đều có những chức đặc thù của mình, tập trung lại chỉ để phục vụ đời sống vật chất và tinh thần của người Do đó, tự phát hay tự giác, trực tiếp hay gián tiếp các tổ chức đoàn thể đã tham gia đan kết vào hoạt động giáo dục đối với mọi lứa tuổi Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Đội TNTP là các tổ chức thu hút các em thường xuyên sinh hoạt với chức đặc biệt về giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, nhân sinh quan cho thế hệ tương lai Các đoàn thể khác Công đoàn, Chi cục dân số gia đình trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ… thông qua các hoạt đợng chính trị xã hợi có thể đóng góp tích cực vào quá trình giáo dục phát triển nhân cách cho học sinh 112 Tóm lại, việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hợi đối với việc chăm sóc giáo dục trẻ đã trở thành một những nguyên tắc bản của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa Sự phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục trên, trước là để đảm bảo sự thống nhất nhận thức hoạt động giáo dục một hướng, một mục đích, một tác động tổ hợp, đồng tâm tạo sức mạnh kích thích, thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách của trẻ, tránh sự tách rời mâu thuẫn, vô hiệu hóa lẫn gây cho các em tâm trạng nghi ngờ, hoang mang, dao động việc lựa chọn, định hướng các giá trị tốt đẹp của nhân cách Sự phối hợp gia đình, nhà trường, xã hợi có thể diễn dưới nhiều hình thức Vấn đề bản hàng đầu là tất cả các lực lượng giáo dục phải phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động tạo những mối quan hệ phối hợp vì mục tiêu giáo dục đào tạo thế hệ trẻ thành những người công dân hữu ích cho đất nước Kết luận chương Công tác giáo dục đạo đức lối sống cho niên nói chung và học sinh trung học phở thơng nói riêng giai đoạn hiện được Đảng và Nhà nước ta tâm chỉ đạo thực hiện.Chủ trương đã được cả xã hội đồng tình hưởng ứng, vấn đề đặt là hiện là nhà trường cần phải có định hướng gì để giáo dục cho học sinh những giá trị đạo đức xã hội chủ nghĩa Với những phương hướng và giải pháp được nêu như: Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh; tiến hành đổi mới, nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục truyền thống, Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh kết hợp với phương pháp nêu gương người tốt việc tốt để giáo dục học sinh góp phần tích cực công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho các em Song song đó, cần thực hiện tốt cơng tác tư vấn học đường, tư vấn tâm lý, kiến thức kỹ sống cho học sinh, 113 thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tinh thần trách nhiệm, phẩm chất, lực của thầy giáo, cô giáo giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh và tăng cường sự phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh Thực hiện tốt công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hợi nhập kinh tế thế giới là góp phần đào tạo, giáo dục thế hệ học sinh trung học phổ thông vừa "hồng", vừa "chuyên" - chủ nhân tương lai đưa nước nhà vững bước tiến các dân tộc tiên tiến, xứng đáng với mong ước của Bác Hồ kính yêu 114 C KẾT LUẬN Trường trung học phổ thông là nơi đào tạo nguồn nhân lực trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước; các em được đánh giá là nhân tố chủ đạo, quyết định đến tương lai của dân tộc Đặc biệt giai đoạn hiện nay, tiến hành sự nghiệp CNH, HĐH đất nước thì yếu tố người được đặc biệt coi trọng, nên tiềm trí tuệ sức mạnh tinh thần và đạo đức của người lại càng được đề cao và phát huy mạnh mẽ xã hội Vì vậy, việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trung học phổ thông là một đòi hỏi tất yếu khách quan và cấp thiết các nhà trường trung học phổ thông hiện Mục tiêu của chúng ta là đào tạo người phát triển toàn diện, “đức dục, trí dục” là hai yếu tố bản có tính chất nền tảng để hình thành cho các em thế giới quan khoa học, quan điểm, lập trường và thói quen đạo đức phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, cách ứng xử văn minh Để đạt hiệu quả cao công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông phải hiểu đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh, nhận thức đúng vị trí vai trò giáo dục đạo đức cho học sinh, tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc giáo dục chung đồng thời vận dụng linh hoạt sáng tạo vào điều kiện cụ thể, đối tượng cụ thể, tránh dập khn máy móc giáo điều, hoặc thiếu gương mẫu Giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thơng là trách nhiệm của toàn xã hợi nhà trường phải giữ vai trò trung tâm, nhà trường phải chủ động mọi hoà cảnh để tiến hành giáo dục đạo đức đạt hiệu quả tốt Học sinh các trường trung học phở thơng tại Tiền Giang có truyền thống yêu nước và niềm tự hào dân tợc, đa số đều ham học, vượt khó vươn lên, sự cần cù, siêng năng, chăm chỉ học tập, có lối sống lành mạnh, tích cực tham gia các hoạt động xã hội và các buổi sinh hoạt dã ngoại vì cộng đồng 115 Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nêu trên, học sinh Tiền Giang cịn bợc lợ nhiều hạn chế: điều kiện thiên nhiên khá ưu đãi, không giàu, không bị đói, họ rất chủ quan, ỷ lại, trơng chờ vào sự ban bố của thiên nhiên.Thực trạng những vấn đề nêu diễn đòi hỏi chúng ta bao giờ hết tìm nguyên nhân và những giải pháp thiết thực nhất, khả thi nhất nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh Tiền Giang giai đoạn hiện và xem là một những nội dung không thể thiếu được hệ thống giáo dục tại các trường học Tiền Giang Có thế, chúng ta mới đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh cho các trường trung học phổ thông phải thực hiện đồng bộ những giải pháp: Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh các trường trung học phổ thông; Đổi mới, nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục truyền thống, Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho học sinh các trường trung học phổ thông; Giáo dục đạo đức đối với học sinh cách nêu gương người tốt việc tốt; Quan tâm công tác tổ chức tư vấn học đường, tư vấn tâm lý, kiến thức kỹ sống nhà trường; Củng cố, kiện toàn bộ máy tham mưu, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tinh thần trách nhiệm, phẩm chất, lực của thầy, cô giáo giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh phổ thông trung học; Tăng cường sự phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh 116 D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Lê Thị Vân Anh (2014), Giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học phổ thông Chuyên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An giai đoạn nay, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Chính trị, Trường Đại học Vinh Ban Bí thư Trung ương Đảng (2015), Tăng cường lãnh đạo Đảng công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho hệ trẻ, giai đoạn 2015-2030, Hà Nội, ngày 24/3/2015 Bộ Chính trị (2006), Chỉ thị 06-CT/TW, ngày 7/11/2006 Về tổ chức Cuộc vận động “Học tập làm theo gương đạo đức Hồ Chí Minh, Hà Nội Bộ Chính trị (2011), Chỉ thị 03-CT/TW, Về đẩy mạnh “Học tập làm theo gương đạo đức Hồ Chí Minh”, ngày 14/5/2011, Hà Nợi Bộ Chính trị (2016), Chỉ thị 05-CT/TW, Về đẩy mạnh học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Hà Nợi, ngày 15/5/2016, Hà Nội Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Tăng cường cơng tác phối hợp nhà trường - gia đình xã hội công tác giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên, ngày 23/12/2008, Hà Nội Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Kết luận Hội thảo tồn quốc cơng tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, ngày 12/5/2014, Hà Nội Nguyễn Hải Chi (2012), Nâng cao hiệu giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trung học phổ thông qua khảo sát trường Trung học Thực hành - Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Vinh Phạm Khắc Chương - Hà Nhật Thăng (2002), Đạo đức học, Nxb Giáo dục, Hà Nội 117 10 Đoàn Minh Duệ và một số cộng tác viên (1997), Tình hình tư tưởng đạo đức, lối sống sinh viên trường Đại học, Cao đẳng thuộc tỉnh Bắc miền Trung; Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ - Trường Đại học Vinh 11 Đinh Xuân Dũng (2007), Tư tưởng Hồ Chí Minh đạo đức, Nxb Giáo dục, Hà Nội 12 Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (2014), Sức sống chủ nghĩa Mác - Lênin thời đại ngày nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 13 Đảng bộ tỉnh Tiền Giang (2012), Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2012, Tiền Giang 14 Đảng bộ tỉnh Tiền Giang (2013), Báo cáo kết khảo sát thực trạng tổ chức, hoạt động Mặt trận Tổ quốc đoàn thể địa bàn tỉnh, Tiền Giang 15 Đảng bộ tỉnh Tiền Giang (2013), Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2013, Tiền Giang 16 Đảng bộ tỉnh Tiền Giang (2014), Báo cáo tổng kết 10 năm triển khai, thực Chỉ thị 08-CT/TU Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa VII) việc củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động Mặt trận Tổ quốc đoàn thể sở, Tiền Giang 17 Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ 4, Ban chấp hành trung ương khoá VII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 18 Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Văn kiện Hội nghị lần thứ 7, Ban chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 19 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 20 Đảng cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội 21 Đỗ Ngọc Hà (2012), Giải pháp Đồn giáo dục lí tưởng cách mạng cho niên thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Hà Nội 118 22 Phạm Minh Hạc (2012), Giá trị học, Nxb Dân trí, Hà Nội 23 Vũ Khiêu (1994), Đạo đức mới, Nxb Khoa học xã hợi, Hà Nợi 24 V.I.Lênin (1977), Tồn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva 25 Nguyễn Ngọc Long (2000), Giáo trình đạo đức học, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nợi 26 C.Mác - Ph.Ăngghen (1994) Tồn tập, tập 20, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 27 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 28 Hồ Chí Minh (1983), Về đạo đức, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 29 Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nợi 30 Hờ Chí Minh (1999), Tồn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 31 Hờ Chí Minh(1996), Tồn tập, tập 9, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nợi 32 Hờ Chí Minh(1996), Tồn tập, tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 33 Nguyễn Phúc Nghiệp (1998), Những trang ghi chép lịch sử-văn hố Tiền Giang, Nxb Trẻ, TP Hờ Chí Minh 34 Nguyễn Thị Hồng Oanh (2009), Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh trường THPT Chuyên Phan Bội Châu - Nghệ An, Luận văn thạc sĩ Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Vinh 35 Lê Minh Quân (2014), Tư tưởng trị C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nợi 36 Sở Giáo dục và Đào tạo Tiền Giang (2011), Báo cáo tổng kết năm học 2011-2012 ngành giáo dục đào tạo, Tiền Giang 37 Sở Giáo dục và Đào tạo Tiền Giang (2012), Báo cáo tổng kết năm học 2012-2013 ngành giáo dục đào tạo, Tiền Giang 38 Sở Giáo dục và Đào tạo Tiền Giang (2013), Báo cáo tổng kết năm học 2013-2014 ngành giáo dục đào tạo, Tiền Giang 39 Sở Giáo dục và Đào tạo Tiền Giang (2014), Báo cáo tổng kết năm học 2014-2015 ngành giáo dục đào tạo, Tiền Giang 119 40 Tăng cường công tác giáo dục lý tưởng trị cách mạng cán bộ, cơng chức, Đảng viên, Đồn niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2006), Nxb Lao đợng- Xã hợi, Hà Nội 41 Thủ tướng Chính phủ (2011), Chiến lược phát triển niên Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, Hà Nội, ngày 30/12/2011 42 Ngô Huy Tiếp (2014), Tư tưởng V.I Lênin xây dựng Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 43 Tỉnh uỷ - Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang (2005), Địa chí Tiền Giang, Tập 1, Nxb Văn nghệ TP Hồ Chí Minh 44 Tỉnh ủy Tiền Giang (2013),Tăng cường công tác giáo dục trị-tư tưởng, đạo đức, lối sống theo tinh thần Nghị Trung ương (khóa XI), Tiền Giang, ngày 08/01/2013, Tiền Giang 45 Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng 46 Hồ Kiêm Việt (2010), Xây dựng người phù hợp với phát triển đất nước thời đại, Nxb Chính trị Quốc gia 47 Huỳnh Khái Vinh (Chủ biên) (2001), Hồ Chí Minh: Một số vấn đề lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội, Nxb Văn hóa, Hà Nợi 48 Nguyễn Như Ý- Nguyễn Hữu Bình (2007), Bác Hồ với Giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT (Thực khảo sát học sinh giáo viên 20 trường trung học phổ thông tỉnh Tiền Giang) Kết thăm dò ý kiến hành vi vi phạm đạo đức học sinh Không TT Nội dung hành vi biểu Số Tỉ lệ Việc gây gổ đánh trường và bên đối với bạn diễn thế nào? 182 91 Bạn đã bao giờ uống rượu, bia? Bạn đã bao giờ tham gia vào việc chơi bài, cá độ? Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ lượng % lượng % lượng % lượng % 15 7.5 1.5 0 175 87.5 19 9.5 2 193 96.5 2.5 189 94.5 0.5 153 76.5 23 11.5 16 8 Trong q trình tham gia giao thơng bạn có thường vi phạm Ḷt giao thơng? 173 86.5 21 10.5 1.5 1.5 Bạn đã bao giờ gian lận kiểm tra, thi cử? 183 91.5 4.5 Việc bỏ giờ, trốn học đối với bạn diễn thế 181 90.5 12 3.5 0 Trong quá trình học tập bạn đã bao giờ có hành vi vơ lễ, thiếu tơn trọng giáo viên? Bạn có nói tục, chửi thề, chửi bậy? Nhận thức học sinh hành vi vi phạm đạo đức Mức độ TT Nội dung Rất không tốt SL Khơng tốt Bình Rất thường bình thường % SL % SL % SL % Việc bỏ học, trốn giờ, theo 77 bạn là một hành vi 38.5 62 31 48 24 13 6.5 Theo bạn, việc nói tục, chửi thề, chửi bậy là một 56 hành vi 28 56 28 66 33 22 11 Việc gian lận kiểm tra, thi cử theo bạn là 47 một hành vi 23.5 62 31 55 27.5 36 18 Việc vi phạm luật tham gia giao thông là một hành 66 vi 33 63 31.5 47 23.5 24 12 Vô lễ với thầy cô là một 66 hành vi 33 61 30.5 49 24.5 24 12 Uống rượu bia, hút thuốc là 79 một hành vi 39.5 68 34 43 21.5 10 Những nguyên nhân ảnh hưởng đến hành vi tiêu cực đạo đức học sinh TT 10 11 12 13 14 Các nguyên nhân Chưa có sự phối hợp tốt giữa các lực lượng giáo dục Gia đình, xã hội chưa quan tâm giáo dục các em đầy đủ Nội dung giáo dục đạo đức, lối sống chưa thiết thực Những biến đổi về tâm sinh lí lứa tuổi Quản lí giáo dục đạo đức, lối sống của nhà trường chưa chặt chẽ Phim ảnh, sách báo không lành mạnh, các trò chơi mạng Sự quản lí giáo dục đạo đức, lối sống của xã hội chưa đồng bộ Người lớn chưa gương mẫu Một bộ phận thầy cô chưa quan tâm giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh Sự tác động của pháp luật chưa nghiêm, chưa chặt chẽ Ảnh hưởng của sự bùng nổ thông tin, truyền thông Tệ nạn xã hội Tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường Các đoàn thể xã hội chưa quan tâm đến giáo dục đạo đức, lối sống Số lựa chọn Tỉ lệ % Xếp bậc 109 90.8 105 87.5 102 85.0 99 82.5 98 81.7 89 74.2 87 72.5 86 71.7 79 65.8 78 65.0 10 64 53.3 11 63 56 52.5 46.7 12 13 55 45.8 14 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống học sinh Nội dung TT Tỷ lệ % Ý thức còn thấp 98.3 Nội dung giáo dục còn đơn điệu, khô cứng, nặng về lý thuyết 94.2 Còn thiếu điều kiện tổ chức cho học sinh tham quan thực tế, giao lưu chia sẻ kinh nghiệm 85.0 Năng lực, trình độ của cán bộ, giáo viên còn hạn chế 65.0 Phương pháp tổ chức còn nặng về thuyết trình, chưa tạo được mối liên hệ giữa người nghe và người truyền đạt 83.3 Tại các sở còn thiếu sự đầu tư, sáng tạo các mô hình giáo dục hấp dẫn 80.0 Nội dung chưa được thiết kế phù hợp với đối tượng học sinh 92.5 Mới chỉ chú ý đến bề rộng (số lượng người tham gia, các nội dung cần giáo dục) mà chưa quan tâm đến chất lượng 89.2 Chưa xây dựng được những nội dung phù hợp với nhu cầu của học sinh 87.5 10 Chưa có những hình thức giúp cho học sinh hình thành nếp sống, thói quen phù hợp theo những nội dung giáo dục 85.8 11 Thiếu tài liệu, phương tiện giáo dục 80.8 12 Còn lồng ghép nhiều nội dung vào chương trình hoạt động 72.5 ...BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN HOÀNG TẤN GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG Chuyên ngành: Chính trị học Mã... TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG 81 3.1 Phương hướng công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tỉnh Tiền Giang. .. GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG 2.1 Điều kiện tự nhiên tình hình phát triển lịch sử - văn hóa - xã hội giáo dục tỉnh Tiền Giang

Ngày đăng: 27/08/2021, 09:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN