Trên cơ sở mô hình nghiên cứu, xây dựng và kiểm định thang đo, tiến hành khảo sát trên mẫu học sinh được lựa chọn để xác định các yếu tố tác động đến quyết định chọn trường của học sinh
Trang 1Khảo sát các yếu tố tác động đến việc chọn trường của học sinh lớp 12 Trung học phổ
thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Nguyễn Phương Toàn
Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục Luận văn Thạc sĩ ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục
Người hướng dẫn: GS.TS Lê Ngọc Hùng
Năm bảo vệ: 2011
Abstract: Lựa chọn và vận dụng một số lý thuyết xã hội học để xây dựng và kiểm
định mô hình nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở mô hình nghiên cứu, xây dựng và kiểm định thang đo, tiến hành khảo sát trên mẫu học sinh được lựa chọn để xác định các yếu tố tác động đến quyết định chọn trường của học sinh lớp 12 THPT Phân tích
sự khác biệt của các tác động nêu trên giữa các nhóm học sinh khác nhau về đặc điểm
cá nhân và gia đình
Keywords: Lớp 12; Trung học phổ thông; Tiền Giang
Content
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo [4], tính đến tháng 9 năm 2009 cả nước có 376 trường ĐH và CĐ, trong đó có 150 trường ĐH và 226 trường CĐ Đến nay, 40/63 tỉnh, thành phố có trường ĐH và có 62/63 tỉnh, thành có ít nhất một trường CĐ hoặc
ĐH chỉ trừ tỉnh Đăknông chưa có trường ĐH, CĐ nào Theo thống kê gần đây hàng năm có trên 1,1 triệu thí sinh tham gia dự thi vào các trường ĐH và 300.000 thí sinh dự thi vào Cao đẳng, trong khi đó chỉ tiêu tuyển sinh của cả Cao đẳng và Đại học là 500.000 thí sinh Tình hình này dẫn đến áp lực hết sức nặng nề cho các học sinh trong các kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ Việc chọn nghề, nơi đào tạo nghề của học sinh rất quan trọng Vì vậy, cần phải có sự hướng dẫn để các em khi chọn nghề, chọn trường biết kết hợp một cách lý tưởng ba yếu tố: nguyện vọng, năng lực của cá nhân, những đòi hỏi của nghề nghiệp và yêu cầu của xã hội Vì
vậy tôi mạnh dạn thực hiện đề tài nghiên cứu "Khảo sát những yếu tố tác động đến việc chọn trường của học sinh lớp 12 THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang”
2 Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích:
- Xác định, và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học sinh lớp 12 THPT trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ
Trang 22
- Đề xuất các giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 THPT trong quyết định lựa chọn lựa chọn trường dự thi trong kỳ thi ĐH,
CĐ
Để đạt được mục đích đặt ra, nghiên cứu đã tập trung vào các nhiệm vụ sau:
- Lựa chọn và vận dụng một số lý thuyết xã hội học để xây dựng và kiểm định mô hình nghiên cứu của đề tài
- Trên cơ sở mô hình nghiên cứu, xây dựng và kiểm định thang đo, tiến hành khảo sát trên mẫu học sinh được lựa chọn để xác định các yếu tố tác động đến quyết định chọn trường của học sinh lớp 12 THPT
- Phân tích sự khác biệt của các tác động nêu trên giữa các nhóm học sinh khác nhau
về đặc điểm cá nhân và gia đình
3 Giới hạn nghiên cứu
Nghiên cứu này đã tiến hành khảo sát và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến quyết định chọn trường của học sinh lớp 12 THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang trong kì thi tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2011
4 Phương pháp nghiên cứu:
4.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Tiến hành thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau: các bài báo, các đề tài nghiên cứu và các tài liệu khác có liên quan Thông qua phân tích tổng hợp lý thuyết, phân loại hệ thống hoá và khái quát hoá lý thuyết từ đó rút ra các kết luận khoa học là cơ sở lý luận cho đề tài
4.2 Phương pháp điều tra xã hội học bằng phiếu hỏi:
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Bảng hỏi được xây dựng dựa theo mô hình nghiên cứu của đề tài nhằm thu thập thông tin đưa vào phân tích và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
4.3 Phương pháp thống kê toán học:
Sử dụng các phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu làm cơ sở để kiểm định
thang đo và mô hình nghiên cứu
4.4 Qui trình phân tích dữ liệu:
- Phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu để đưa vào các thủ tục phân tích đa biến
- Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha
- Thống kê mô tả
- Phân tích phương sai Anova để xác định sự khác biệt giữa các nhóm trong việc đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố đến quyết định chọn trường
- Phân tích hồi quy và kiểm định sự phù hợp của mô hình nhằm đo lường và đánh giá tác động của các nhân tố đến quyết định chọn trường của học sinh
- Kiểm định các giả thuyết theo mô hình nghiên cứu của đề tài
5 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
5.1 Câu hỏi nghiên cứu:
Trang 3Các yếu tố nào tác động đến quyết định chọn trường ĐH, CĐ của học sinh lớp 12 THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang trong kỳ thi tuyển sinh hàng năm?
5.2 Giả thuyết nghiên cứu:
- Giả thuyết H1: Đặc điểm của trường đại học, cao đẳng càng tốt, xu hướng chọn trường đó càng cao
- Giả thuyết H2: Trường đại học, cao đẳng có ngành học đa dạng, hấp dẫn cao hơn các trường khác, học sinh sẽ chọn trường đó nhiều hơn
- Giả thuyết H3: Trường đại học, cao đẳng đáp ứng sự mong đợi về việc làm, thu nhập, địa vị của sinh viên sau khi tốt nghiệp cao hơn những trường khác, học sinh sẽ chọn trường đó nhiều hơn
- Giả thuyết H4: Trường đại học, cao đẳng nỗ lực trong tư vấn tuyển sinh, quảng bá hình ảnh đến học sinh càng nhiều, học sinh sẽ chọn trường đó nhiều hơn
- Giả thuyết H5: Trường đại học, cao đẳng có danh tiếng, thương hiệu càng cao, học sinh sẽ chọn trường đó càng nhiều
- Giả thuyết H6: Trường đại học, cao đẳng có điểm tuyển sinh thấp, cơ hội trúng tuyển càng cao, học sinh chọn trường đó càng nhiều
- Giả thuyết H7: Sự định hướng của các thân nhân của học sinh về việc dự thi vào một trường đại học, cao đẳng nào đó càng lớn, xu hướng chọn trường đó của học sinh càng cao
- Giả thuyết H8: Sự phù hợp của ngành học với khả năng hay với sở thích học sinh càng cao, học sinh sẽ có khuynh hướng chọn trường đó càng lớn
6 Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
6.1 Khách thể nghiên cứu:
Học sinh đang học lớp 12 tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
6.2 Đối tượng nghiên cứu :
Các yếu tố tác động đến việc chọn trường của học sinh lớp 12 THPT trong kì thi tuyển sinhĐH, CĐ
Tổng thể: Qui mô tổng thể khoảng 12.000 học sinh thuộc 34 trường THPT trong tỉnh Mẫu nghiên cứu: Cách lấy mẫu theo hai giai đoạn:
- Chia các trường THPT thành 4 nhóm : Các trường THPT trên địa bàn thành phố Mỹ Tho; thị xã Gò Công; thị trấn; các trường ở nông thôn
- Tiến hành chọn 8 trường THPT đại diện cho 4 nhóm, sau đó khảo sát mỗi trường 50 đến 100 học sinh, tổng số mẫu được chọn để khảo sát khoảng 450 học sinh lớp 12 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
7 Phạm vi nghiên cứu:
7.1 Không gian nghiên cứu:
Tiến hành nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, mẫu được chọn ở 8/34 trường THPT trên địa bàn tỉnh
7.2 Thời gian nghiên cứu: Khảo sát được tiến hành trong năm học 2010 – 2011
8 Cấu trúc luận văn:
- Mở đầu
- Chương 1 Cơ sở lý luận và tổng quan
Trang 44
- Chương 2 Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
- Chương 3 Thiết kế và đánh giá thang đo
- Chương 4 Phân tích kết quả khảo sát
- Kết luận
Trang 5CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN 1.1 Cơ sở lý luận:
1.1.1 Lựa chọn nghề nghiệp và những tính chất của nó:
Việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh là một quá trình lâu dài và phức tạp, nó được biểu hiện ở các mức độ khác nhau ngay trong những lớp đầu của trường THCS, được tiếp tục phát triển và hoàn thiện dần ở những lớp sau, nhất là ở cuối cấp THPT Với tư cách là một quá trình hoạt động, lựa chọn nghề nghiệp bao gồm những tính chất cơ bản sau:
1.1.1.1 Tính chủ thể của quá trình lựa chọn
1.1.1.2 Tính khách thể của quá trình lựa chọn nghề
1.1.1.3 Tính mục đích của quá trình lựa chọn nghề
1.1.1.4 Tính cấu trúc của quá trình lựa chọn nghề
1.1.2 Những yếu tố tác động đến xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của HS THPT
1.1.2.1 Những đặc điểm cơ bản về tâm lý và nhân cách của HS THPT
- Đặc điểm hoạt động học tập
- Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ
- Sự phát triển của tự ý thức
- Sự hình thành thế giới quan
- Đời sống tình cảm
- Hoạt động lao động và sự lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT
1.1.2.2 Yếu tố gia đình
1.1.2.3 Yếu tố giáo dục hướng nghiệp của nhà trường
1.1.2.4 Yếu tố bạn bè
1.1.2.5 Yếu tố các phương tiện thông tin đại chúng và các tổ chức xã hội
1.1.3 Các khái niệm công cụ: Nội dung các khái niệm trong luận văn, bao gồm:
1.1.3.1 Lựa chọn
1.1.3.2 Chọn trường
1.1.3.3 Hướng nghiệp
1.1.3.4 Tư vấn hướng nghiệp
1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan:
Để cung cấp một cái nhìn tổng thể về vấn đề được nghiên cứu, nội dung phần tổng quan của đề tài đã trình bày tóm tắt một số nghiên cứu, các bài viết, sách, tư liệu có liên quan đến quá trình lựa chọn nghề nghiệp của học sinh
Tóm tắt: Nội dung chương 1 đã thu thập và xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu
và tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan Các kết quả nghiên cứu trong phần tổng quan cho thấy giáo dục hướng nghiệp là một hệ thống trong đó xu hướng chọn trường, chọn nghề của HS là một thành tố quan trọng, nó có mối quan hệ tác động với nhiều thành tố khác nhau Phần tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan, đề tài đã tập trung phân tích 6 nghiên cứu của nước ngoài và 6 nghiên cứu của các tác giả trong nước có nội dung liên quan đến các yếu tố tác động đến việc chọn nghề, chọn trường của học sinh THPT Ngoài ra phần tổng quan sẽ được tiếp tục phân tích sâu hơn ở chương 2 trong phần xây dựng cơ sở lý thuyết của đề tài nghiên cứu
Trang 66
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Giới thiệu:
Chương 2 bao gồm hai phần chính: Phần đầu giới thiệu về các mô hình ra quyết định và một số lý thuyết về các yếu tố tác động đến quyết định chọn trường Phần tiếp theo, căn cứ trên cơ sở các lý thuyết đã phân tích tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu và đưa ra các giả thuyết của đề tài
2.2 Cơ sở lý thuyết:
Thuyết lựa chọn duy lý hay còn được gọi là lý thuyết lựa chọn hợp lý (Rational choice Theory), thuyết lựa chọn duy lý đòi hỏi phải phân tích hành động lựa chọn của cá nhân trong mối liên hệ với cả hệ thống xã hội của nó bao gồm các cá nhân khác với những nhu cầu và sự mong đợi của họ, các khả năng lựa chọn và các sản phẩm đầu ra của từng lựa chọn cùng các đặc điểm khác
Kotler và Fox đã đề xuất mô hình tổng quát thể hiện các bước tiến hành để ra một quyết định phức tạp [21], bao gồm 6 bước: Nảy sinh nhu cầu -> Thu thập thông tin -> Đánh giá các lựa chọn thay thế -> Quyết định -> Thực hiện quyết định -> Đánh giá lại
D.W Chapman đã đề nghị một mô hình tổng quát của việc lựa chọn trường đại học của các học sinh [18] Dựa vào kết quả thống kê mô tả, ông cho thấy có 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng nhiều đến quyết định chọn trường đại học của học sinh Thứ nhất là đặc điểm của gia đình và
cá nhân học sinh Thứ hai là một số yếu tố bên ngoài ảnh hưởng cụ thể như các cá nhân có ảnh hưởng, các đặc điểm cố định của trường đại học và nỗ lực giao tiếp của trường đại học với các học sinh
Mô hình nghiên cứu của Ruth E Kallio [23] còn cho thấy rằng giới tính cũng có tác động đến quyết định chọn trường
2.3 Các giả thuyết nghiên cứu: Dựa trên cơ sở 8 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định chọn trường đại học của học sinh, mô hình nghiên cứu được đề xuất với 8 giả thuyết từ
H1 đến H8 (như đã trình bày trong phần mở đầu)
2.4 Mô hình lý thuyết của đề tài:
Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu
Yếu tố về đặc điểm
trường đại học
Yếu tố về sự đa dạng và
hấp dẫn ngành đào tạo
Yếu tố về cơ hội việc
làm trong tương lai
Yếu tố về cơ hội trúng
tuyển
Yếu tố về nỗ lực giao
tiếp với HS của các
trường ĐH
Yếu tố về sự định
hướng của các cá nhân
Yếu tố tương thích với
đặc điểm cá nhân
Yếu tố về danh tiếng
của trường ĐH
Quyết định
dự thi vào trường
ĐH
Trang 7
Tóm tắt: Dựa trên cơ sở 8 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh, mô hình nghiên cứu được đề xuất với 8 giả thuyết từ H1 đến H8 Trong đó, các nhóm yếu tố được giả thuyết từ H1 đến H8 là các biến độc lập định lượng tác động trực tiếp đến biến phụ thuộc là quyết định chọn trường đại học của học sinh Ngoài ra sẽ xem xét các yếu tố về nhân khẩu học: đặc điểm cá nhân và đặc điểm gia đình là các biến biến định tính
kỳ vọng tác động gián tiếp lên mối quan hệ giữa các biến độc lập nêu trên và biến phụ thuộc trong mô hình
CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ VÀ ĐÁNH GIÁ THANG ĐO 3.1 Tổng quan địa bàn nghiên cứu:
Tiền Giang là một trong 13 tỉnh (thành) vùng đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích là 2.484,2 km2, dân số khoảng 1.673.900 người1
Tỉnh Tiền Giang có 01 trường ĐH tuyển sinh hàng năm trên 2.000 sinh viên Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có hai trường cao đẳng, một trường cao đẳng nghề cùng 11 trường trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề Tổng chỉ tiêu tuyển sinh của tất cả các cơ sở đào tạo này hàng năm chỉ gần 8.000, chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh Tiền Giang, nhất là bậc ĐH
Về Giáo dục trung học: toàn tỉnh có 34 trường THPT, hàng năm có khoảng 12.000 học sinh lớp 12 dự thi tốt nghiệp THPT Trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2010, toàn tỉnh có tổng cộng 27.432 lượt thí sinh đăng ký dự thi ĐH, CĐ
3.2 Thiết kế bảng hỏi và xây dựng thang đo:
Sau khi tìm hiểu cơ sở lý luận và xây dựng mô hình nghiên cứu, nghiên cứu được tiếp tục tiến hành theo hai bước:
- Bước 1: Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn với dàn bài soạn sẵn để khai thác các vấn đề xung quanh đề tài nghiên cứu Kết quả của quá trình nghiên cứu này sẽ hoàn thiện bảng câu hỏi về những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường
ĐH, CĐ của học sinh THPT Từ đó bảng câu hỏi sẽ được thiết kế, khảo sát thử trên mẫu khoảng 70 học sinh, sau đó hiệu chỉnh lần cuối trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức
- Bước 2: Đây là bước nghiên cứu chính thức với kỹ thuật thu thập dữ liệu thông qua phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi
Bảng 3.2: Cấu trúc bảng hỏi và thang đo
1 Số liệu 2009, theo Tổng cục thống kê Việt Nam (www.gso.gov.vn)
Trang 88
Phần I: Tình hình chọn trường ĐH, CĐ
Phần II: Các yếu tố tác động đến viê ̣c cho ̣n trường ĐH, CĐ
4 Yếu tố tương thích với đặc điểm cá nhân 2 Likert 5 mức độ
5 Các cá nhân có ảnh hưởng đến việc chọn
Likert 5 mức độ
6 Yếu tố đặc điểm của trường dự định thi 18 Likert 5 mức độ
Phần III: Thông tin về đối tượng khảo sát
bậc
bậc
Phần IV: Được để trống để lấy các ý kiến khác
3.3 Phân tích và đánh giá thang đo:
3.3.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)
Mô hình nghiên cứu ban đầu có 8 nhóm định lượng với 30 yếu tố kỳ vọng ảnh hướng đến quyết định chọn trường của học sinh Sau khi khảo sát, dùng phương pháp phân tích nhân
tố khám phá EFA với phép quay Varimax để phân tích 30 biến quan sát
Sử dụng phương pháp kiểm định KMO và Bartlett để đo lường sự tương thích của mẫu khảo sát Hệ số KMO là 0,798 (> 0,5) và sig = 0,000 < 0,05, điều này có nghĩa là các biến
quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể và phân tích nhân tố EFA là thích hợp [14]
Sau khi loại những biến quan sát có trọng số nhỏ hơn 0,5, mô hình nghiên cứu còn lại 26 yếu tố thành phần trích thành 9 nhóm Các giá trị Eigenvalues đều lớn hơn 1 và độ biến thiên được giải thích tích luỹ là 64,021% cho biết 9 nhóm nhân tố nêu trên giải thích được 64,021% biến thiên của các biến quan sát
Bảng 3.5: Bảng phân tích nhân tố tương ứng với các biến quan sát
F1: Những nỗ lực giao tiếp của trường đại học
2 Được giới thiệu qua các phương tiện truyền th ông (TV, radio ) 684
3 Được giới thiệu qua hoạt động tư vấn tuyển sinh .668
4 Được giới thiệu qua hoạt động GDHN ở trường THPT 602
Trang 9STT Biến quan sát Hệ số nhân tố F2: Các cá nhân có ảnh hưởng
F3: Khả năng đáp ứng sự mong đợi sau khi ra trường
1 Cơ hô ̣i có thu nhâ ̣p cao sau khi ra trường 810
3 Cơ hô ̣i có vi ̣ trí, đi ̣a vi ̣ cao trong xã hô ̣i 659
F4: Đặc điểm của trường đại học
F5: Cơ hội trúng tuyển
F6: Danh tiếng trường đại học
2 Trường có đô ̣i ngũ giảng viên nổi tiếng .770
F7: Những hiểu biết về trường đại học
F8: Mức độ đa dạng và hấp dẫn ngành đào tạo
F9: Yếu tố tương thích với đặc điểm cá nhân
1 Trường có ngành đào ta ̣o phù hợp sở thích 807
2 Trường có ngành đào ta ̣o phù hợp năng lực 723
Trang 1010
3.3.2 Hệ số tin cậy Cronbach Alpha:
Bảng 3.6: Kết quả phân tích Cronbach Alpha
alpha
F1 Những nỗ lực giao tiếp của trường đại học 740
F2 Các cá nhân có ảnh hưởng .717
F3 Khả năng đáp ứng sự mong đợi sau khi ra
F4 Đặc điểm của trường đại học .638
F5 Cơ hội trúng tuyển .705
F6 Danh tiếng trường đại học .726
F8 Mức độ đa dạng và hấp dẫn ngành đào tạo .620
F9 Yếu tố tương thích với đặc điểm cá nhân 402
Tóm tắt: Căn cứ mô hình lý thuyết, bảng hỏi thu thập thông tin bao gồm 30 biến quan sát kỳ vọng có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh lớp 12 THPT Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho 30 biến quan sát, sau khi loại các biến quan sát có trọng số nhỏ hơn 0,5 còn lại 26 biến trích thành 9 nhóm nhân tố Kết quả phân tích Cronbach Alpha cho thấy có 7 trong tổng số 9 nhân tố có ý nghĩa thống kê do có hệ số Cronbach alpha lớn hơn 0,6, các biến quan sát có hệ số tương quan với biến tổng đều lớn hơn 0,3 Theo lý thuyết về độ tin cậy, những hệ số Cronbach alpha đủ lớn, thang đo có thể chấp nhận để kiểm định mô hình lý thuyết của đề tài Riêng 2 nhân tố F7 tố F9 có hệ số Cronbach Alpha lần lượt
là 0,462 và 0,402 (< 0,6) nên không được sử dụng cho các phân tích tiếp theo