1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát khả năng sinh trưởng, phát dục và khả năng sinh sản của lợn nái thuộc 2 dòng lợn ông bà c1230 và c1050 nuôi tại trung tâm nghiên cứu lợn thuỵ phương

113 731 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 711,99 KB

Nội dung

Khảo sát khả năng sinh trưởng, phát dục và khả năng sinh sản của lợn nái thuộc 2 dòng lợn ông bà c1230 và c1050 nuôi tại trung tâm nghiên cứu lợn thuỵ phương

Trang 1

Bộ giáo dục và đào tạo Trường Đại học nông nghiệp I

Trang 2

Lời cam đoan

• Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

• Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã

được cám ơn và thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc

Người thực hiện

Lê Thị Kim Ngọc

2

Trang 3

Lời cảm ơn

Nhân dịp hoàn thành bản luận án, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương – Viện Chăn nuôi, nơi tôi được đào tạo, trưởng thành, cũng như đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình

Để hoàn thành bản luận án này tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn:

TS Phùng Thị Vân – người hướng dẫn khoa học, đã đầu tư nhiều công sức

và thời gian hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận án

PGS.TS Đinh Văn Chỉnh – người hướng dẫn thứ 2 đã giúp đỡ nhiệt tình và

có trách nhiệm đối với tôi trong quá trình hoàn thành bản luận án

PGS.TS Nguyễn Văn Đồng – Giám đốc trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ phương đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận án

Xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của các cô, chú và các anh chị đồng nghiệp trong quá trình thực hiện luận án

Cùng với tấm lòng biết ơn và sự dạy bảo của Thầy, cô giáo đã giúp tôi rất nhiều trong việc hoàn thành báo cáo

Hà nội, ngày tháng năm 2004

Người thực hiện

Lê Thị Kim Ngọc

3

Trang 4

Mục lục

1.3 ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

2.1 Cơ sở khoa học về sinh trưởng và sinh sản của gia súc 4 2.1.1 Đặc điểm sinh trưởng và phát dục của gia súc 4

2.2 Vài nét về nguồn gốc, đặc điểm của hai dòng lợn C1050 và C1230 33

2.3 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 35

4

Trang 5

2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 38

3 - Đối tượng, địa điểm, nội dung và phương pháp nghiên cứu 40

4.1 Khả năng sinh trưởng của 2 dòng lợn C1050 và C1230 44 4.2 Chỉ tiêu ở khối lượng 8 tháng tuổi và tại thời điểm đo siêu âm 47 4.3 Diễn biến sinh lý động dục của lợn cái hậu bị dòng C1050 và C1230 50 4.4 Khả năng sinh sản của lợn nái ở lứa đẻ 1 57 4.5 Khả năng sinh sản của lợn nái từ lứa 2-5 61 4.6 Bình quân chung về khả năng sinh sản giữa 2 dòng C1050 và C1230 69 4.7 Hao hụt khối lượng cơ thể lợn mẹ ở giai đoạn nuôi con 75 4.8 Tiêu tốn thức ăn để sản xuất ra 1kg lợn con 78 4.9 So sánh hiệu quả kinh tế để sản xuất ra 1 kg lợn con 80 4.10 Tình hình bệnh trên 2 dòng lợn C1050 và C1230 82

5

Trang 6

Danh s¸ch c¸c ch÷ viÕt t¾t cã trong luËn ¸n

Trang 7

Danh mục các bảng

Bảng 1: Khả năng sinh trưởng của lợn cái hậu bị dòng C1050 và C1230 45

Bảng 2: Chỉ tiêu khối lượng 8 tháng tuổi và tại thời điểm đo siêu âm ở lợn cái hậu bị 49

Bảng 3: Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn cái hậu bị dòng C1050 và C1230 51

Bảng 4: Khả năng sinh sản của lợn nái dòng C1050 và C1230 ở lứa đẻ 1 58

Bảng 5: Khả năng sinh sản của lợn nái dòng C1050 và C1230 ở lứa đẻ 2 63

Bảng 6: Khả năng sinh sản của lợn nái dòng C1050 và C1230 ở lứa đẻ 3 64

Bảng 7: Khả năng sinh sản của lợn nái dòng C1050 và C1230 ở lứa đẻ 4 65

Bảng 8: Khả năng sinh sản của lợn nái dòng C1050 và C1230 ở lứa đẻ 5 66

Bảng 9: Bình quân chung về khả năng sinh sản của lợn nái dòng C1050 và C1230 70

Bảng 10: Hao hụt khối lượng cơ thể ở lợn nái giai đoạn nuôi con 77

Bảng 11: Tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng khối lượng ở lợn con 79

Bảng 12: So sánh mức chi phí thức ăn/kg lợn con cai sữa và 60 ngày tuổi 81

Bảng 13: Kết quả theo dõi tình hình bệnh trên 2 dòng lợn nái C1050 và C1230 83

Bảng 14: Hiện trạng thải loại của lợn nái qua các lứa đẻ 88

7

Trang 9

1 - Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi chiếm vị trí khá quan trọng trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta Về chăn nuôi con lợn vẫn là vật nuôi có số lượng cao Theo số liệu về tổng đàn và sản lượng thịt lợn trong vòng 10 năm gần

đây (1990 - 2000) của thế giới cho thấy sản lượng thịt lợn tăng dần qua các năm như năm 1990 là 69,9 triệu tấn đến năm 1999 tăng lên 88,4 triệu tấn (Theo ACIAR, 2001) ở Châu á và các nước ASEAN, ngành chăn nuôi lợn phát triển nhanh, tổng đàn lợn chiếm khoảng 55% so với tổng đàn lợn thế giới (các nước gồm Trung Quốc, Việt Nam, ấn Độ, Nhật Bản, Philippin, Indonesia )

Về tổng đàn lợn thì Việt Nam đứng thứ 2 ở châu á, chỉ đứng sau Trung Quốc, theo số liệu thống kê trong vòng 10 năm gần đây thịt lợn chiếm 73-76%/ tổng sản lượng thịt các loại, trong 3 năm gần đây tốc độ tăng đàn lợn đạt 8,1%, tốc độ tăng sản lượng thịt lợn là 8,6% và đến cuối năm 2003 Việt Nam đã có trên

25 triệu lợn và 1,8 triệu tấn thịt lợn hơi (Trần Kim Anh, 2004) [4], tuy ngành chăn nuôi đã từng bước phát triển nhưng vẫn chưa vượt qua được nền kinh tế tự cấp, tự túc, sản phẩm chăn nuôi chủ yếu phục vụ tiêu thụ nội địa, chưa đủ sức hoà nhập và cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế do năng suất vật nuôi thấp, giá thành sản phẩm cao, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu thị trường nước ngoài (cụ thể năm 2001 xuất khẩu là 30 triệu tấn; năm 2002 là 19 nghìn tấn

và năm 2003 khoảng 12 nghìn tấn) (Trần Kim Anh, 2004) [4] Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết chăn nuôi lợn ở Việt Nam chiếm 90-95% nuôi ở các nông hộ, còn trang trại quốc doanh chỉ chiếm 5-10% Nhận thức rõ vai trò kinh

tế và xã hội của công tác giống vật nuôi nên từ những năm 1958 nhà nước đầu tư xây dựng hệ thống giống vật nuôi từ Trung ương đến địa phương và đã nhập về một số giống lợn ngoại L và Y từ Trung Quốc và những năm sau đó các giống

9

Trang 10

lợn ngoại L, Y, D, Pi có nguồn gốc từ nhiều nước khác nhau đã lần lượt nhập vào Việt Nam Đã có nhiều công trình nghiên cứu về lợn lai của các tác giả như lai kinh tế đơn giản giữa hai giống lợn và lai phức tạp lợn (Trần Thế Thông, 1969; Võ Trọng Hốt, 1974; Phạm Hữu Doanh và Lê Văn Vọng, 1979; Nguyễn Thiện, 1985; Phùng Thị Vân, 1995; Lê Thanh Hải, 1995 ) đã góp phần nâng cao năng suất và chất lượng đàn lợn ở nước ta, tỷ lệ nạc tăng từ 32% lên 38-40% (ở phía Bắc) và từ 33-35% lên 42-45% (ở phía Nam) Cụ thể là các công thức lai của Nguyễn Thiện và cộng sự (1984), (1995) đã đạt được tỷ lệ nạc từ 40-43% ở lợn lai có 50% máu ngoại và 45-48% ở lợn lai có 75% máu ngoại, những năm gần đây các tổ hợp lợn lai giữa các giống ngoại đã đạt 54-58% Nguyễn Khắc Tích (1993) công bố kết quả nghiên cứu về lai giữa lợn ngoại đạt tỷ lệ nạc 51,55-55,11%; Kết quả nghiên cứu của Lê Thanh Hải (1994) về sử dụng lợn lai ngoại cho tỷ lệ nạc 56,23%

Với mục tiêu đề ra trong chiến lược phát triển chăn nuôi lợn đến năm 2010 tổng đàn lợn đạt được 30 triệu con, dự tính đến năm 2005 sẽ xuất khẩu khoảng 80.000 tấn thịt lợn và khoảng 100.000 tấn/năm vào mỗi năm sau Để thực hiện mục tiêu đó nhà nước đã ban hành một số nghị định như 166/2001/QĐ -TTg ngày 26/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về “Một số biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi lợn xuất khẩu giai đoạn 2001-2010” và Nghị định số 3745 QĐ/BNN-XDCB ngày 21/9/1999 về “Chương trình nâng cao chất lượng và phát triển giống lợn ở các tỉnh phía Bắc 2000-2010” Do vậy nhà nước đã đầu tư cho chương trình nhập giống, nhập các nguồn gen cao sản từ nước ngoài để lai tạo với các giống lợn nội tạo ra con thương phẩm có năng suất và chất lượng tốt, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu

và đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ nghiên cứu để nhằm phát triển ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam Trong khuôn khổ dự án “Nâng cao chất lượng và phát triển giống lợn ở các tỉnh phía Bắc” thuộc chương trình giống cây trồng vật nuôi, tháng 7/2001 Viện Chăn Nuôi đã tiếp nhận Trại lợn giống của công ty PIC (Pig Improvement Company) trong đó có hai dòng lợn ông bà C1050 và C1230 Mặc dù lợn của PIC (C1050 và C1230) vào Việt Nam từ năm 1997 đến nay nhưng duy nhất

10

Trang 11

chỉ mới có một công bố của Nguyễn Ngọc Phục (2003) trong điều kiện Trại lợn

giống hạt nhân Ninh Bình Vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Khảo sát khả năng sinh trưởng, phát dục và khả năng sinh sản của lợn nái thuộc 2 dòng lợn ông bà C1230 và C1050 nuôi tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương”

1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài

- Đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn cái hậu bị

- Đánh giá đặc điểm sinh lý động dục của lợn cái hậu bị

- Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái C1230 và C1050

- Đánh giá tình hình bệnh tật trên đàn lợn và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái

- Đề xuất được cho sản xuất hướng sử dụng 2 dòng lợn C1230 và C1050 trong

điều kiện chăn nuôi ở miền Bắc Việt Nam

1.3 ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- ý nghĩa khoa học:

+ Bổ sung một số tư liệu khảo sát về khả năng sinh trưởng, sinh lý phát dục và khả

năng sinh sản của 2 dòng lợn C1230 và C1050 nuôi ở miền Bắc Việt Nam

+ Những số liệu này có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dậy và nghiên cứu về lĩnh vực chăn nuôi lợn

- ý nghĩa thực tiễn: Cung cấp một số thông tin kỹ thuật – kinh tế giúp người chăn

nuôi lựa chọn giống lợn phù hợp để phát triển chăn nuôi trong điều kiện miền Bắc Việt Nam

11

Trang 12

2 - Tổng quan tài liệu

2.1 Cơ sở khoa học về sinh trưởng và sinh sản của gia súc

2.1.1 Đặc điểm về sinh trưởng và sinh lý phát dục của gia súc

2.1.1.1 Cơ sở sinh lý sinh trưởng của gia súc

Sinh trưởng là quá trình tích luỹ các chất hữu cơ do cơ thể thực hiện sự

đồng hoá và dị hoá Đó là sự tăng lên về chiều cao, chiều dài, bề ngang và khối lượng các bộ phận của toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở đặc tính di truyền sẵn có

Theo Đặng Văn Ngữ (1965) [21] thì các sinh vật sinh ra và lớn lên gọi là tính phát triển của sinh vật Sinh vật sống biểu thị tính cảm ứng, tính sinh sản, tính phát triển, tính tạo ra năng lượng, tính hao mòn và chết Đặc điểm của sinh vật là hấp thu, sử dụng năng lượng của môi trường xung quanh làm thành chất cấu tạo cơ thể của mình để lớn lên và phát triển Do vậy các giống gia súc khác nhau thì có quá trình sinh trưởng khác nhau, chủ yếu là quá trình tích luỹ protein

Hiểu biết về quá trình sinh trưởng, nhất là quá trình tạo nạc và mỡ sẽ giúp cho người chăn nuôi lợi dụng được các đặc tính sẵn có của chúng, tốc độ tăng trưởng của gia súc thường khác nhau, tỷ lệ của các phần mỡ, cơ, xương trên lợn cùng lứa tuổi, lợn có khối lượng khác nhau hay bằng nhau đều phụ thuộc vào chế

độ dinh dưỡng Các giai đoạn sinh trưởng của gia súc:

Giai đoạn đầu là từ sơ sinh đến 5 tháng tuổi, giai đoạn này của lợn chủ yếu

là tích luỹ cơ và khoáng chất, đặc biệt là phải kể đến sự phát triển của cơ vì có những nét đặc trưng và tầm quan trọng riêng Mô cơ bao gồm một số sợi cơ nhất

định liên kết với nhau thành bó, có vỏ liên kết bao bọc ở giai đoạn còn non có nhiều mô cơ liên kết và sợi cơ, nhưng càng lớn thì tỷ lệ cơ giảm, các mô thai đều chứa nhiều nước, giai đoạn mới sinh thớ cơ mỏng, do đó bó cơ cũng như cấu trúc của thịt tốt, khi khối lượng cơ thể tăng theo tuổi thì sợi cơ dày thêm và bó cơ trở

12

Trang 13

lên lớn hơn Tuy nhiên đến giai đoạn cuối, từ 65-70kg trở đi, khả năng tích luỹ cơ giảm dần, tốc độ tích luỹ mỡ tăng lên, mức độ tăng này tuỳ thuộc chủ yếu vào sự tích luỹ mỡ dưới da vì lượng mỡ dưới da chiếm gần 2/3 tổng số mỡ trong cơ thể (Jurgens, 1993) [116] Theo Pfeiffer (1984) [182] cùng với sự tăng lên về trọng lượng thì tỷ lệ vật chất khô và tỷ lệ mỡ cũng tăng lên, đồng thời tỷ lệ protein giảm nhẹ và tăng trọng của protein cao nhất đạt được ở khối lượng 40-70kg và sau đó giảm dần Do vậy ở lợn đang lớn, quá trình tổng hợp protein sẽ dẫn đến làm tăng sự tạo thành nạc

Giới tính cũng ảnh hưởng đến tích luỹ nạc và mỡ trong cơ thể Đực giống

có khả năng tạo protein và có tốc độ sinh trưởng cao hơn so với lợn cái, còn ở lợn

đực thiến tích luỹ nạc thấp hơn so với lợn cái Theo Pfeiffer (1988) [183] so với lợn cái và lợn đực thiến thì lợn đực có khả năng tạo nạc cao hơn từ 10-20%, tạo

mỡ giảm 15% và tiết kiệm thức ăn được 7-20%/1kg tăng trọng Từ khả năng tạo nạc và tốc độ sinh trưởng thì việc nâng khối lượng cuối cùng vỗ béo lên đến 110kg là có lợi đối với các giống lợn nạc Vậy sự tích luỹ mỡ biểu hiện thông qua quá trình tạo mỡ ở các tổ chức mỡ là không giống nhau ở các phần riêng rẽ của cơ thể Khối lượng tăng lên (bắt đầu từ 80kg) thì mỡ phần bên được tích luỹ mạnh hơn mỡ lưng (Pfeiffer, 1984) [183] Do vậy đánh giá phần thịt nạc dựa trên

số đo độ dày mỡ lưng là hoàn toàn có ý nghĩa Trong quá trình sinh trưởng, phần tỷ

lệ nạc giảm đi ở các lớp khối lượng cao hơn trong khi đó tỷ lệ mỡ lại tăng lên

Tuy nhiên tốc độ và quá trình tổng hợp protein phụ thuộc vào hoạt động của hệ thống gen điều khiển sự sinh trưởng của cơ thể Cường độ sinh trưởng có liên quan chặt chẽ với hàm lượng hormone sinh trưởng như ở lợn có nhiều mỡ, ít nạc thì hàm lượng hormone sinh trưởng ít hơn so với ở lợn nhiều nạc (Schmitten

và cộng sự, 1989) [185] Tiềm năng di truyền đối với sinh trưởng được tăng lên theo tuổi vì thời kỳ đầu khi con vật còn ở giai đoạn bú sữa, các bộ phận chức năng trong cơ thể chưa phát triển đầy đủ như bộ máy tiêu hoá, sự điều hoà thân nhiệt, phải sau một thời gian nhất định các bộ phận chức năng mới hoàn thiện

13

Trang 14

dần dần Theo Triebler (1982) [187] hệ số di truyền đối với khối lượng sơ sinh và sinh trưởng trong thời gian bú sữa dao động từ 0,05-0,2, hệ số này thấp hơn so với thời kỳ nuôi vỗ béo Thời kỳ sau cai sữa trở đi, kiều di truyền của con vật biểu hiện rõ nét về kiểu hình Tuy nhiên sự ảnh hưởng của khối lượng sơ sinh đến sinh trưởng và phát triển của lợn đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước đề cập đến Theo Pfeiffer và Lengerken (1975); Waehner và cộng sự (1981); Hêhn (1980) (trích theo Nguyễn Văn Đồng, 1995) [18] trọng lượng sơ sinh càng cao thì thể trọng lợn ở các giai đoạn phát triển sau đó càng lớn song nhịp điệu giảm dần Hệ số tương quan giữa trọng lượng sơ sinh và trọng lượng lúc 21, 28, 35, 100,

180 ngày tuổi giảm dần từ + 0,55 (lúc 21 ngày) xuống chỉ còn + 0,19 (lúc 180 ngày tuổi) Rõ ràng khối lượng sơ sinh có ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triển của lợn ở các giai đoạn tuổi tiếp theo và ở mức độ khác nhau

Tiềm năng di truyền của chỉ tiêu sinh trưởng cũng được thể hiện thông qua

hệ số di truyền về tăng khối lượng trung bình/ngày và tiêu tốn thức ăn/1kg tăng

trọng (Whitemore, 1993) [173] Basse và Groeneveld (1986) [175] chỉ ra rằng chỉ

tiêu sinh trưởng được thông qua hệ số di truyền của tăng khối lượng hàng ngày, tiêu tốn thức ăn biến động ở phạm vi rộng và thấp vì nó phụ thuộc vào giống, quần thể và phương pháp tính khác nhau, trong trường hợp kiểm tra theo khối lượng và các cá thể được nuôi nhốt riêng lẻ thì hệ số di truyền đạt được cao hơn nuôi theo nhóm, tác giả chỉ ra rằng chỉ tiêu tăng khối lượng (g/ngày) có hệ số di truyền h2=0,15 (từ 0,10-0,20) và chỉ tiêu tiêu tốn thức ăn/1kg tăng trọng (từ 30-100kg) là h2=0,47, mà giữa chỉ tiêu tăng khối lượng trung bình/ngày và tiêu tốn thức ăn luôn tồn tại mối tương quan âm Độ lớn của hệ số tương quan này đạt các giá trị khác nhau r =-0,60 (Triebler, 1982) [187]; r = -0,53 (Andecsen và cộng sự, 1984) [57] Hu J (1999) [110] cho rằng mối tương quan di truyền giữa tiêu tốn thức ăn và tăng khối lượng trong giai đoạn khác nhau là 0,39-0,72 và tiêu tốn thức ăn với tăng khối lượng dao động từ –0,733 tới –0,339

14

Trang 15

Theo một số tác giả cho thấy có mối tương quan di truyền giữa tăng khối lượng và độ dày mỡ lưng như Johnson (1999) [135] thì mối tương quan di truyền giữa tăng trọng và độ dày mỡ lưng là 0,37 Torres (1999) [187] nghiên cứu trên 2 giống lợn L và Y có hệ số di truyền về độ dày mỡ lưng ở 100kg là 0,51 và 0,37

Mối tương quan giữa khả năng sinh trưởng và độ dày mỡ lưng với khả năng sinh sản của lợn cái cũng được nhiều tác giả đề cập đến, cụ thể Hetzer và cộng sự (1970) (trích dẫn từ Phùng Thị Vân và cộng sự, 1982) [165] thì lợn cái hậu bị (giống lợn Y) có mối tương quan thuận giữa độ dày mỡ lưng và số con sơ sinh/ổ, nhưng với giống lợn D thì có xu hướng ngược lại Tvrdon và cộng sự (2000) [163] cũng cho thấy mối liên hệ giữa độ dày mỡ lưng và số con sơ sinh,

ông phân tích trên 192 lợn nái LW có độ dày mỡ 8,1-9,0 mm; 9,1-10; 10,1-11,0; 11,1-12,0; 12,1-13,0; 13,1-14,0 và >14,1 mm thì số con sơ sinh đạt cao nhất là (13,5 con) ở lợn nái có độ dày mỡ lưng dưới 8,0mm (8,1-9,0), tiếp theo là số con sơ sinh cao (11,3 và 10,2con) tương ứng ở các nhóm nái có độ dày mỡ >14,1 mm

và 10,1-11,0 mm và có sự tương quan giữa độ dày mỡ lưng và số con sơ sinh ở lứa đẻ đầu là -0,0695; giữa độ dày mỡ lưng và vòng đời của lợn con là 0,0919 Theo Kabanov (1972) (trích dẫn theo Phùng Thị Vân và cộng sự, 1982) [165] thì những lợn cái hậu bị có khối lượng cơ thể đạt 130kg ở 9 tháng tuổi sẽ cho số con sơ sinh/ổ cao nhất và ngược lại lợn cái có khối lượng thấp hơn 130kg ở 9 tháng tuổi đều có số con sơ sinh thấp hơn

Mặc dù tồn tại một tương quan thấp giữa cường độ sinh trưởng và các chỉ tiêu sinh sản, trong đó hầu hết các tính trạng sinh sản đều có hệ số di truyền thấp, còn tăng khối lượng và thân thịt có hệ số di truyền cao: h2 (tăng trọng) = 0,30%, dày mỡ lưng h2 = 0,4 (Erick, 2000) [20] Mối tương quan giữa độ dày mỡ lưng và

tỷ lệ nạc luôn là mối tương quan âm, hệ số tương quan dao động từ r=-0,55 đến –0,88 Độ dày mỡ lưng là một tính trạng có hệ số di truyền cao vì vậy nếu chọn lọc theo tính trạng này sẽ cho kết quả chọn lọc nhanh và làm tăng chất lượng sản phẩm và tăng hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi, ngược lại một số tác giả cho

15

Trang 16

rằng chọn lọc định hướng nhằm nâng cao mức tăng trọng và giảm độ dày mỡ lưng ở lợn cái hậu bị sẽ làm giảm khả năng sinh sản (Roehe, 1999) [141] Tuy nhiên sinh trưởng cũng chịu ảnh hưởng bởi tác động của môi trường, theo Song

và cộng sự (1999) [151] cho biết ảnh hưởng của môi trường có tác động lớn đối với độ dày mỡ lưng, tăng trọng và tuổi đạt 90kg thể trọng

Do vậy nắm vững các quy luật sinh trưởng và phát dục để có tác động kỹ thuật phù hợp cho vật nuôi phát huy hết tiềm năng di truyền vốn có và thúc đẩy

sự thành thục sớm, đảm bảo thể trạng giống khi phối giống là rất cần thiết Ngoài

ra xác định được mức độ di truyền đối với các chỉ tiêu vỗ béo sẽ giúp cho chọn lọc định hướng nhằm nâng cao hiệu quả chọn lọc vì nó quyết định đến hiệu quả kinh tế trong ngành chăn nuôi lợn

2.1.1.2 Một số đặc điểm sinh lý phát dục của lợn cái hậu bị

vỏ đại não, vùng dưới đồi thì Hypothalamus sẽ tiết ra hocmôn và chính hocmôn này sẽ kích thích thuỳ trước tuyến yên sinh ra GRH (Gonadotropine Release Hormone) và hocmôn này kích thích thuỳ trước tuyến yên giải phóng FSH và LH

- FSH (Folliculine Stimuline Hormone): kích thích sự phát triển của trứng và tiết ra kích tố estrogen

16

Trang 17

- LH (Lutein Hormone): thúc đẩy bao noãn chín và hình thành thể vàng Hai loại hocmôn này có tỉ lệ luôn ổn định, FSH tiết ra trước và LH tiết ra sau Khi bao noãn chín, nó sẽ tiết ra hocmôn estrogen và làm lượng estrogen trong máu tăng lên từ 64mg% tới 112mg% gây kích thích toàn thân và biểu hiện

động dục Sau khi rụng trứng, tại nơi đó mạch quản và tế bào sắc tố vàng phát triển thành thể vàng và thể vàng tiết ra progesteron làm cho tử cung chuẩn bị đón hợp tử và ức chế sự sinh ra gonadostimulin (FSH, LH) của tuyến yên, do đó ức chế quá trình phát triển bao noãn, từ đó con cái không động dục Bình thường mỗi lần rụng trứng kéo dài 4-6 giờ, nhưng ở lợn cái tơ quá trình này kéo dài khoảng 10 giờ Số lượng trứng rụng phụ thuộc vào phẩm giống, tuổi và nồng độ hocmôn gonadostimulin Nếu trứng được thụ tinh thì thể vàng phát triển và tồn tại gần hết thời gian chửa Nếu lợn nái không được thụ tinh thì thể vàng thoái hoá sau 15 ngày và chuyển sang thể bạch Thể bạch không sản sinh ra progesterol nữa và một chu kỳ mới lại bắt đầu

Các giai đoạn của chu kỳ động dục: có 4 giai đoạn:

- Giai đoạn trước động dục: Là giai đoạn từ khi thể vàng tiêu huỷ tới lần

động dục tiếp theo

- Giai đoạn động dục: Gồm 3 thời kỳ liên kết tiếp: hưng phấn, chịu đực và hết chịu đực Động dục là giai đoạn quan trọng nhưng thời gian lại ngắn ở lợn giai đoạn này là 2-3 ngày, đặc biệt lượng oestrogen tiết ra đạt mức cao nhất 112mg% trong khi bình thường là 64mg%, do đó gây hưng phấn mạnh mẽ toàn thân, lúc này lợn chịu đực và rụng trứng

Sau khi trứng rụng và được thụ tinh thì lợn nái chuyển sang thời kỳ chửa, nếu không được thụ tinh thì chuyển sang giai đoạn sau động dục

- Giai đoạn sau động dục: Bắt đầu sau khi kết thúc động dục và kéo dài vài ngày

17

Trang 18

- Giai đoạn yên tĩnh: Là giai đoạn dài nhất, thường bắt đầu từ ngày thứ tư sau khi trứng rụng Đây là giai đoạn nghỉ ngơi yên tĩnh để khôi phục lại cấu tạo chức năng cũng như năng lượng cho chu kỳ tiếp theo

Do số trứng ở 2 buồng trứng rụng không đều nhau nên trong quá trình mang thai 23% số trứng phải di động để số lượng thai ở hai bên sừng tử cung như nhau và tạo điều kiện tốt cho quá trình phát triển của bào thai Trứng được thụ tinh tạo thành hợp tử và phát triển thành thai, thời gian mang thai của lợn cái thường từ 108-115 ngày Enst và cộng sự (1994) [176] cho biết gia súc cái sử dụng nhân giống ở 7 tháng tuổi, khi lợn nái đã thành thục về tính, cơ quan sinh dục con cái có những biến đổi khác nhau và hiện tượng rụng trứng xuất hiện, lặp

đi lặp lại theo khoảng thời gian nhất định, hiện tượng này chính là chu kỳ tính hay chu kỳ động dục, nhưng ở mỗi loài, giống khác nhau thì chu kỳ động dục cũng khác nhau Chu kỳ động dục của lợn nội trung bình là 18,7 ngày, dao động

từ 16-25 ngày Chu kỳ động dục của lợn lai và lợn ngoại thường dài hơn lợn nái nội, trung bình 21 ngày, thời gian rụng trứng kéo dài 4-6 giờ Các giống khác nhau thì số lượng trứng rụng cũng khác nhau, sự khác nhau này là do mức độ di truyền và nồng độ hocmon điều khiển Theo Hughes (1980) [106] lợn cái hậu bị thường thành thục về tính dục lúc 6-8 tháng tuổi Do vậy cần xác định ngày động dục đầu tiên trên mỗi cá thể, số ngày kéo dài của mỗi chu kỳ động dục và cần theo

dõi chặt chẽ để phối giống chính xác (Lê Xuân Cương và cộng sự, 1986) [9]

2.1.1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới tuổi thành thục về tính dục

Trước tiên là nhân tố di truyền: Chọn lọc là động lực đầu tiên để đạt tới sự tiến bộ di truyền, chọn lọc có thể đơn giản thông qua tăng số lượng gen tốt và giảm số lượng gen kém Theo Jiang (1995) [113] thì gen là nguyên nhân làm biến đổi khối lượng buồng trứng, số lượng nang trứng, số nang trứng chưa thành thục, số nang trứng chín, tỷ lệ trứng rụng và số phôi thai Sterning và cộng sự (1998); Hanenberg và cộng sự (2001) (trích theo tài liệu của Gaustad, 2003) [94] cho biết tuổi động dục lần đầu và động dục sớm sau cai sữa chịu ảnh hưởng bởi

18

Trang 19

di truyền Hammon (1978) [25] cũng thông báo rằng mức độ biến động của tuổi thành thục về tính cao, hệ số di truyền của tuổi thành thục thấp, do vậy nó chịu

ảnh hưởng nhiều về yếu tố ngoại cảnh ở gia súc thuộc các giống khác nhau thì

có sự thành thục về tính cũng khác nhau, sự thành thục của gia súc có tầm vóc nhỏ thường sớm hơn so với gia súc có tầm vóc và khối lượng lớn, như ở lợn nội (ỉ, Móng cái ) thành thục về tính sớm hơn so với giống lợn ngoại thường ở tháng thứ 4, thứ 5 (120-150 ngày tuổi) Khi nghiên cứu về lợn cái lai và cái thuần trên các giống L, Y và D, tác giả Hutchen và cộng sự (1982) [109] cho thấy lợn cái lai

có tuổi động dục sớm hơn lợn cái thuần là 7,9 ngày và tuổi thành thục về tính biến động từ 135-250 ngày Nhiều tác giả có kết luận rằng lợn nái lai có tuổi thành thục về tính sớm hơn (11,3 ngày), tỷ lệ thụ thai cao hơn (2-4%), số trứng rụng sớm hơn (0,5 trứng), số con đẻ ra/ổ (0,6-0,7 con) và số con cai sữa/ổ (0,8),

tỷ lệ nuôi sống lợn con ở các lợn nái lai cao hơn (5%) và số con sơ sinh/ổ (1kg), khối lượng 21 ngày/ổ (4,2kg) cao hơn so với giống thuần (Gunsett và Robison, 1990) [97].Theo Schegel và cộng sự (1979) [39] thì lợn Y có tuổi thành thục về tính dục là 251 ngày khi đạt khối lượng cơ thể là 90kg, lợn LW (Nam Phi) thời gian thành thục về tính là 216-219 ngày khi đạt 80 kg khối lượng Kết quả nghiên cứu của Phùng Thị Vân và cộng sự (1998) [45] cho biết lợn L thành thục tính dục

là 213,1 ngày và lợn Y là 219,4 ngày

Theo Bazer và cộng sự (1988) và Hunter và cộng sự (1993) (trích theo tài liệu của Nguyễn Ngọc Phục, 2003) [35], lợn cái Ms có tuổi thành thục sinh dục rất sớm so với giống lợn L và Y khi nuôi trong cùng điều kiện Ngoài ra lợn cái hậu bị động dục sớm hay muộn liên quan đến trọng lượng cai sữa, theo Tarocco (1999) [158] cho biết trọng lượng cai sữa là 4,6 kg ở nhóm động dục sớm và 5,11kg ở nhóm lợn cái động dục muộn

- Yếu tố ngoại cảnh: Ngoài yếu tố di truyền thì yếu tố môi trường đặc biệt

là dinh dưỡng cũng ảnh hưởng lớn tới sự thành thục về tính dục

19

Trang 20

+ Dinh dưỡng: ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thành thục về tính như ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ sinh trưởng và tích luỹ mỡ Thường những lợn được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt thì tuổi thành thục về tính sớm hơn những lợn được nuôi dưỡng trong điều kiện kém Burger (1972) (trích theo tài liệu của Lê Xuân Cương, 1986) [9] chỉ rõ lợn cái được nuôi trong điều kiện dinh dưỡng tốt sẽ thành thục ở độ tuổi trung bình 188,5 ngày (6 tháng tuổi) với khối lượng cơ thể là 80kg

và nếu hạn chế thức ăn thì sự sinh trưởng của lợn cái chậm và sự thành thục về tính sẽ xuất hiện lúc 234,8 ngày (trên 7 tháng tuổi) với khối lượng cơ thể 48,4kg Nikiforo (1970) (trích theo tài liệu của Lê Xuân Cương, 1986) [9] cũng chứng minh rằng lợn cái hậu bị thuộc giống L được ăn khẩu phần tăng hơn 20% so với bình thường thì đạt tuổi thành thục về tính lúc 7-8 tháng tuổi với khối lượng 120

kg, còn những con ăn khẩu phần thiếu dinh dưỡng phải tới 11-12 tháng tuổi mới

có khả năng sinh sản Tuy nhiên phần lớn lợn cái hậu bị phát triển từ 40-80kg ở

độ tuổi 4-6 tháng với khẩu phần thích hợp sẽ bộc lộ tiềm năng di truyền về tốc độ sinh trưởng và tích luỹ mỡ Sau khi đạt khối lượng 80kg mà sự thành thục không

bị chậm trễ có thể khống chế mức năng lượng ăn vào bằng cách mỗi ngày cho lợn cái hậu bị ăn 2kg/con/ngày với 14% protein, năng lượng trao đổi là 2900kcal ME/kg thức ăn với khẩu phần đã được cân bằng Việc khống chế năng lượng chẳng những tiết kiệm chi phí thức ăn mà còn tránh được tăng trọng không cần thiết, nhưng trước khi phối giống cần chấm dứt chế độ cho ăn hạn chế và thay thế bằng mức năng lượng cao hơn hoặc bình thường mục đích là lợn cái hậu bị được cải thiện dinh dưỡng Nhiều tác giả khuyến cáo rằng cần cho lợn cái ăn mức năng lượng cao (đặc biệt là cho ăn đầy đủ) trong vòng 7-10 ngày của chu kỳ động dục trước khi chịu đực cho phối giống sẽ đạt được số trứng rụng tối đa Tuy vậy, nếu tiếp tục cho ăn với mức năng lượng cao vào đầu giai đoạn chửa sẽ làm tăng tỷ lệ chết phôi và giảm số lợn con sinh ra trong ổ (theo Dwane, 2000) [19]

20

Trang 21

Lidiya và cộng sự (1975) [33] cho thấy chế độ nuôi dưỡng ảnh hưởng tới khối lượng lợn cái ở tuổi động dục lần đầu ở chế độ ăn tự do, lợn đạt khối lượng cơ thể lớn thì tuổi động dục lần đầu sớm

Cũng theo Walstson (1991) [171] thì lợn cái hậu bị cần được cho ăn khẩu phần tự do tới khi được chọn vào đàn giống, với khối lượng đạt khoảng 100kg, cho phép đánh giá tỷ lệ phát triển và tiềm năng tích luỹ nạc sau khi được lựa chọn vào đàn giống, năng lượng ăn vào cần được hạn chế nhằm đạt được khối lượng yêu cầu khi sử dụng làm giống

Cùng với việc chọn lọc, lai tạo giống tốt thì khẩu phần ăn và kỹ thuật nuôi dưỡng đóng vai trò rất quyết định đến hiệu quả chăn nuôi, đặc biệt chế độ nuôi là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới tuổi thành thục của lợn cái hậu bị Do vậy có thể thấy chế độ dinh dưỡng là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng tới sự thành thục tính dục Dinh dưỡng thiếu làm chậm sự thành thục về tính là do tác dụng xấu lên tuyến yên và sự tiết kích tố hướng sinh dục, nếu dinh dưỡng thừa cũng gây ảnh hưởng không tốt tới sự thành thục là do sự tích luỹ mỡ xung quanh buồng trứng và cơ quan sinh dục, làm giảm chức năng bình thường của chúng, mặt khác béo quá ảnh hưởng tới các hocmôn vì chất mỡ có thể giữ lại các hocmôn estrogen và progesteron trong máu làm cho hàm lượng của chúng trong cơ thể không đạt mức cần thiết để thúc đẩy sự thành thục

+ ảnh hưởng của mùa vụ và thời kì chiếu sáng tới sự thành thục của lợn cái hậu bị:

Mùa vụ cũng là yếu tố ảnh hưởng rõ rệt tới sự thành thục sinh dục Theo

Lê Xuân Cương (1986) [9] ở mùa hè lợn cái hậu bị thành thục chậm hơn so với mùa thu - đông, điều đó có thể do ảnh hưởng của nhiệt độ trong chuồng nuôi gắn liền với mức tăng trọng thấp trong các tháng nóng bức và những con được chăn

21

Trang 22

thả tự do thì xuất hiện thành thục sớm hơn những con nuôi nhốt trong chuồng 14 ngày (mùa xuân) và 17 ngày (mùa thu) John, R.Diehl (2000) [29] cũng cho thấy những lợn cái hậu bị sinh ra trong mùa thu sẽ thành thục khi thể trọng còn hơi thấp và tuổi cũng ít hơn so với lợn cái hậu bị được sinh ra trong mùa xuân Ngoài

ra sự thành thục về tính dục bị chậm là do nhiệt độ mùa hè cao hay do độ dài ngày bị giảm, nhiệt độ quá thấp cũng ảnh hưởng tới phát dục vì nếu nhiệt độ cao

sẽ gây trở ngại cho biểu hiện chịu đực tập tính, làm giảm mức ăn và tỉ lệ rụng trứng ở những lợn cái trong chu kì Do vậy cần bảo vệ lợn cái hậu bị là tránh nhiệt độ cao của môi trường bằng cách có mái che nắng và làm mát để đề phòng stress Mùa đông thời gian chiếu sáng trong ngày thấp hơn so với các mùa khác trong năm Bóng tối hoàn toàn cũng làm chậm tuổi thành thục về tính so với những biến động ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng nhân tạo 12 giờ mỗi ngày (Dwane và cộng sự, 2000) [19]

Do vậy sinh sản theo mùa là hiện tượng phức tạp bao gồm nhiều mặt của tính trạng sinh sản, nên các nhân tố mùa vụ bất lợi tác động lớn đến năng suất sinh sản gây nên những tổn thất kinh tế lớn cho ngành chăn nuôi lợn như làm chậm tuổi động dục, tăng tỷ lệ chết và sảy thai, giảm tỉ lệ đẻ, tăng thời gian từ cai sữa lứa trước đến thụ thai lứa tiếp theo và giảm số con/lứa

+ ảnh hưởng của việc nuôi nhốt: Mật độ nuôi nhốt ảnh hưởng tới sự thành thục về tính Lợn cái hậu bị được nuôi nhốt trên một đơn vị diện tích hẹp trong suốt thời gian phát triển sẽ làm chậm tuổi động dục Ngoài ra những vấn đề về phối giống trong việc nuôi nhốt lợn có liên quan đến tuổi, giống và mùa vụ Lợn nái trưởng thành (>9 tháng tuổi) được nuôi nhốt trong những chuồng kín có thể làm tăng nguy cơ của những chu kỳ động dục bất thường, kể cả không động dục Những lợn cái hậu bị trẻ hơn (<8 tháng tuổi) hoặc ở độ tuổi sắp bắt đầu kỳ động dục đầu tiên ít xảy ra những vấn đề về động dục bất thường, nhưng chậm thành

22

Trang 23

thục về tính dục nên việc nuôi nhốt thường làm cho sự thành thục bị chậm trễ nhất và gây nên nguy cơ lớn nhất cho các chu kỳ động dục bất thường so với không nuôi nhốt, tuy nhiên với lợn cái hậu bị được nuôi nhốt, có thể ít chịu tác

động của mùa vụ vì các yếu tố mùa vụ (nhiệt độ, độ dài ngày, ) không bị biến

động như trong điều kiện tự nhiên

Cần tránh việc nuôi lợn cái hậu bị tách biệt đàn trong thời kì phát triển Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy việc nuôi nhốt lợn cái hậu bị theo từng cá thể

sẽ làm chậm tuổi thành thục về tính dục so với những lợn cái hậu bị được nuôi nhốt theo nhóm Mặt khác, điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi ảnh hưởng lớn tới năng suất và tuổi động dục lần đầu ở lợn, tiểu khí hậu được hình thành do nhiều tác nhân: kiểu chuồng, hướng chuồng, độ thông thoáng, hàm lượng khí NH3,

CO2, H2S Sự thay đổi khí và lượng phân trong chuồng cũng quyết định đến tiểu khí hậu chuồng nuôi Paul Hughes và James (1996) [130] cho thấy hàm lượng

NH3 cao làm chậm tuổi động dục lần đầu 25-30 ngày so với nhóm cái hậu bị nuôi

ở điều kiện NH3 thấp

+ ảnh hưởng của sự tiếp xúc với con đực đến tuổi động dục của lợn cái hậu bị: Phương thức chăn nuôi là những nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng trực tiếp

đến năng suất sinh sản, thời gian phối giống, điều kiện nuôi dưỡng, chuồng trại, quy mô đàn và cách sử dụng con đực Sự có mặt của con đực có thể thúc đẩy nhanh sự xuất hiện các chu kỳ động dục có trứng rụng Brook và Cole (1969) [63] đã chứng minh rằng hàng ngày đưa con đực vào chuồng lợn cái hậu bị ở tuổi 165 ngày hoặc 190 ngày đã làm tăng nhanh hoạt động tính dục Khi sử dụng nhiều lợn đực thí tình trong chuồng lợn cái hậu bị thì cho hiệu quả tốt hơn là khi chỉ sử dụng một con đực duy nhất Ngoài ra cách ly lợn cái hậu bị đã trên 5 tháng tuổi ra khỏi lợn đực sẽ làm chậm sự thành thục tính dục so với những lợn cái hậu

bị cùng lứa tuổi được tiếp xúc với lợn đực mỗi ngày một lần hoặc được tiếp xúc

23

Trang 24

liên tục Tuy nhiên việc định thời gian tiếp xúc hoặc tuổi của lợn cái hậu bị lúc tiếp xúc với lợn đực có ý nghĩa quan trọng đến sự đáp ứng được thu nhận Paul Hughes và James (1996) [130] thông báo khi lợn cái hậu bị đạt trung bình 164 ngày tuổi, hàng ngày cho đực tiếp xúc trong vòng 30 phút với lợn cái thì lợn cái động dục sớm hơn 21 ngày so với nhóm cái hậu bị không được tiếp xúc với lợn cái từ khi đạt

164 ngày tuổi

Paterson và cộng sự (1991) [129] đã thông báo kết quả khi cho lợn cái hậu

bị lai có độ tuổi từ 150-174 ngày tiếp xúc với lợn đực trưởng thành, kết quả cho thấy trên 63% lợn cái hậu bị được tiếp xúc với lợn đực giống có biểu hiện động dục trước 190 ngày tuổi Vậy nếu lợn cái hậu bị được tiếp xúc với lợn đực quá sớm trong thời kì phát triển (trước 125 ngày tuổi) thì thường chậm đạt được sự thành thục, trong khi lợn cái hậu bị lúc 135-165 ngày tuổi được tiếp xúc với lợn

đực, sẽ đạt được thành thục tính dục vào lúc sớm nhất của độ tuổi Sau 165 ngày tuổi mới cho tiếp xúc với lợn đực sẽ làm cho bình quân tuổi động dục lần đầu bị chậm lại so với những lợn cái hậu bị được tiếp xúc với lợn đực lúc 135-165 ngày tuổi (Dwane và cộng sự, 2000) [19]

Caton và cộng sự (1986) [69] đã thí nghiệm trên lợn cái lai và được lặp lại

2 mùa hè và mùa thu với các chế độ tiếp xúc với lợn đực: 30 phút (1); 15 phút (2); 5 phút (3); liên tục (4) Kết quả cho thấy ở 2 chế độ tiếp xúc (1) và (4) mang lại kết quả nhiều nhất và tỷ lệ động dục ở lúc 210 ngày tuổi

Cũng theo Paul Hughes và James (1996) [130] thì lợn cái hậu bị ngoài 90

kg thể trọng ở 165 ngày tuổi cho tiếp xúc 2 lần/ngày với lợn đực mỗi lần 15-20 phút thì tới 83% lợn cái hậu bị sẽ động dục lần đầu Dưới đây cho thấy ảnh hưởng của số ngày cho đực tiếp xúc với lợn cái/ 1 tuần qua các mùa vụ khác nhau Điểm xuất phát mà lợn cái tiếp xúc với lợn đực trung bình 165 ngày tuổi với khối lượng trung bình 90 kg:

24

Trang 25

Số lần lợn cái hậu bị tiếp xúcvới đực/tuần Xuân Hè Thu

Như vậy là 3 mùa Xuân, Hè và Thu càng tăng cường số lần cho đực tiếp xúc với lợn cái trong tuần thì đều có tác dụng làm cho lợn cái hậu bị động dục lần đầu sớm hơn Khi lợn cái hậu bị đạt 5,5-6 tháng tuổi, hàng ngày cho đực tiếp xúc 2 lần, mỗi lần 10-15 phút sẽ kích thích lợn cái động dục sớm hơn đó là nhờ tác dụng của chất pheromon, còn gọi là “Hiệu ứng đực giống” Những lợn đực dưới 10 tháng tuổi không có tác dụng trong việc kích thích lợn cái hậu bị phát dục vì những lợn đực này còn non chưa tiết ra lượng Pheromone Tác dụng của

“Hiệu ứng đực giống” khi tiếp xúc với lợn cái hậu bị thì con đực có thể tách ra thành các kích thích thành phần để tạo ra tín hiệu đặc biệt mà sẽ kích thích sự phát dục của con cái “Hiệu ứng đực giống” được thực hiện thông qua Pheromone trong nước bọt của con đực (3∝ andiosterol) được truyền trực tiếp cho con cái qua đường miệng Tuy nhiên, những nghiên cứu sau đã cho thấy nếu chỉ có pheromone mà không có mặt của con đực thì tác dụng kích thích cũng tương đối thấp “Hiệu ứng đực giống” tốt nhất khi lợn cái hậu bị khoảng 160 ngày tuổi và lợn đực ít nhất là 10 tháng tuổi Việc nhốt lợn cái hậu bị cạnh chuồng lợn đực giống và cho chúng tiếp xúc trực tiếp với đực giống là cách tốt nhất cho việc kích thích thành thục ở lợn cái hậu bị, cho nên vị trí ô chuồng của lợn đực là nhân tố ngoại cảnh quan trọng tác động lên tuổi động dục lần đầu của lợn cái hậu bị Nếu lợn đực được nằm xen với các ô lợn cái hậu bị thì sẽ kích thích tuổi thành thục về tính sớm hơn Tuổi thích hợp của lợn cái hậu bị để cho lợn đực ở xen là 160 ngày, nhưng các yếu tố quản lý và kiểu di truyền cũng phải

được quan tâm (Hemsworth, 1990) [103] Như vậy, ngoài yếu tố di truyền thì yếu tố ngoại cảnh có những ảnh hưởng nhất định đến tuổi động dục lần đầu ở lợn

25

Trang 26

cái, trong đó yếu tố cho lợn cái hậu bị ở độ tuổi 160-165 ngày tiếp xúc với lợn

đực giống trên 10 tháng tuổi, mỗi ngày tiếp xúc 15-20 phút sẽ giảm tuổi động dục lần đầu ở lợn cái

2.1.2 Đặc điểm sinh sản của gia súc

2.1.2.1 Cở sở di truyền của sự sinh sản

Sinh sản là quá trình mà ở đó con đực sản sinh ra tinh trùng và con cái sản sinh ra trứng, sau đó tinh trùng và trứng được thụ tinh với nhau ở 1/3 ống dẫn trứng, hình thành hợp tử và phát triển thành phôi thai trong tử cung của con cái, cuối cùng đẻ ra một thế hệ mới Khả năng sinh sản được biểu hiện qua các chỉ tiêu như tổng số con sơ sinh sống, tỷ lệ nuôi sống, khả năng tiết sữa, số con cai sữa…

Hầu hết những tính trạng có giá trị kinh tế của lợn nái đều là tính trạng số lượng và có hệ số di truyền thấp nên chịu ảnh hưởng nhiều của ngoại cảnh (Hill, 1982) [104] Tính trạng số lượng có những đặc điểm di truyền cơ bản sau đây:

- Tính trạng số lượng có biến dị liên tục

- Phân bố tần số của tính trạng số lượng thường là phân bố chuẩn

- Tính trạng số lượng do nhiều gen chi phối

- Tính trạng số lượng có hệ số di truyền thấp nên chịu ảnh hưởng nhiều của ngoại cảnh

Do vậy gia súc sống trong một môi trường nhất định, nên sự hình thành, hoạt động của tính trạng không chỉ phụ thuộc vào các gen mà phải chịu tác động của môi trường Giá trị kiểu hình của bất kỳ tính trạng số lượng nào đều được biểu hiện thông qua giá trị kiểu gen và sai lệch môi trường:

P = G + E Trong đó: P – giá trị kiểu hình;

G – giá trị kiểu gen;

E – sai lệch môi trường

26

Trang 27

Sai lệch ngoại cảnh trung bình của toàn bộ cá thể trong một quần thể sẽ bằng 0, do vậy giá trị kiểu hình trung bình sẽ bằng giá trị di truyền trung bình Khi đề cập tới genotyp có từ 2 locus trở lên, ngoài giá trị genotyp do từng locus

đóng góp còn có phần sai lệch do tương tác giữa các locus với nhau:

G = GA +GB + IAB Trong đó: G - giá trị di truyền trong trường hợp có 2 locus

GA- giá trị di truyền của locus A;

GB – giá trị di truyền của locus B

IAB – sai lệch do tương tác giữa locus A và B

Các locus tương tác theo từng đôi hoặc ba, bốn thậm chí nhiều, tương tác cũng có thể xảy ra giữa các allen Do đó với tất cả locus là:

G = A + D + I Trong đó: A – giá trị di truyền cộng gộp do tác động riêng rẽ của nhiều gen và

mỗi gen chỉ có một ảnh hưởng nhỏ gây nên

D – sai lệch trội do tác động phối hợp của 2 gen cùng locus gây nên

I – sai lệch tương tác do tác động phối hợp của 2 hay nhiều gen ở các locus khác nhau gây nên

Sai lệch môi trường cũng thể hiện thông qua sai lệch môi trường chung hay chính là ảnh hưởng của ngoại cảnh thường xuyên (Eg) và sai lệch môi trường

đặc biệt hoặc là ảnh hưởng của ngoại cảnh tạm thời (Es) Như vậy để chi tiết hơn

về giá trị kiểu hình của một tính trạng số lượng được cấu tạo từ 2 locus trở lên:

P = A + D + I + EG +ESCác tính trạng số lượng luôn biến thiên do tác động của tổ hợp gen và môi trường do vậy để xác định tính trạng số lượng phải đo lường các tính trạng sau đó tính các tham số: Số trung bình, hệ số biến dị, độ lệch, độ nhọn, (Nguyễn Văn Thiện, 1995) [41]

27

Trang 28

Hệ số di truyền đối với các chỉ tiêu sinh sản

0,30 Perrocheau (1994) [34]

Tuổi động dục lần đầu

0,35 Erich và cộng sự (2000) [20] Tuổi đẻ lứa đầu 0,27 Rydhmer và cộng sự (1995) [142]

Số con sinh ra/ổ 0,13 Nguyễn Văn Thiện (1995) [41]

0,15 Lasley (1974) [30]

0,13 Rydhmer và cộng sự (1995) [142] 0,09-0,12 Tolle và cộng sự (1999) [160]

Số con còn sống/ổ

0,10 Erich và cộng sự (2000) [20] 0,12 Lasley (1974) [30]

0,05-0,07 Tolle và cộng sự (1999) [160]

Số con cai sữa/ổ

0,10 Erich và cộng sự (2000) [20] Khối l−ợng sơ sinh/ổ 0,20 Erich và cộng sự (2000) [20]

0,20 Erich và cộng sự (2000) [20] Khối l−ợng cai sữa/ổ

0,17 Lasley (1974) [30]

Khoảng cách từ cai sữa đến phối

giống trở lại sau lứa đẻ 1 0,10 Tolle và cộng sự (1999) [160] Khoảng cách 2 lứa đẻ 0,08 Rydhmer và cộng sự (1995) [142] Chỉ số lứa đẻ/nái/năm 0,10-0,15 Perrocheau (1994) [34]

Tăng khối l−ợng 0,30 Erich và cộng sự (2000) [20]

Độ dày mỡ l−ng 0,40 Erich và cộng sự (2000) [20]

Các số liệu ở trên cho thấy h2 của các chỉ tiêu sơ sinh là thấp, vấn đề đặt

ra là các nhà chọn giống cần phải tìm cách nâng hệ số di truyền các tính trạng

số l−ợng để dẫn tới việc tăng hiệu quả chọn lọc

28

Trang 29

2.1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất sinh sản của lợn nái

Số lợn con cai sữa do một nái sản xuất trong năm là chỉ tiêu đánh giá tổng hợp nhất về năng suất sinh sản của lợn nái Theo Cam McPhee (2001) [67] trong 10 năm gần đây tính trạng số lợn con/nái/năm đã tăng lên Tầm quan trọng của các thành phần cấu thành chỉ tiêu số lợn con cai sữa/nái/năm lần lượt là số con sơ sinh,

tỷ lệ chết của lợn con từ sơ sinh đến cai sữa, thời gian bú sữa, thời gian từ cai sữa

đến lúc thụ thai lứa tiếp theo, số trứng rụng, tỷ lệ thụ thai vì những chỉ tiêu này có

hệ số di truyền thấp (từ 0,15-0,30), chúng chịu ảnh hưởng của nhiều các điều kiện ngoại cảnh

- Số trứng rụng: Giới hạn cao nhất của tính trạng số lợn con/lứa là số trứng rụng trong 1 chu kỳ động dục, từ giới hạn này số lợn con sinh ra/lứa bị giảm là do: một số trứng không được thụ tinh, một số phôi bị chết, một số con chết khi đẻ, một

số lợn con chết trong giai đoạn bú sữa Số trứng rụng trong một chu kỳ động dục chịu ảnh hưởng của cận huyết, hệ số cận huyết cứ tăng thêm 10% thì số trứng rụng

sẽ giảm từ 0,6-0,7 (Cunningham và cộng sự, 1979) [80] Nếu tuổi lợn cái hậu bị tăng lên 10 ngày thì số trứng rụng tăng thêm 0,67 trứng (Rathnasabapathy, 1956) [138]

Số trứng rụng của lợn nái trưởng thành là 21,4 trứng, trong khi đó lợn nái tơ chỉ rụng 13,5 trứng Trung bình mỗi lợn nái có số trứng rụng từ 15-20 trứng trong một chu kỳ

động dục (Skinner, 1977) [150] và tăng lên đáng kể trong 4 lứa đẻ đầu, đạt mức ổn

định ở lứa thứ 6 (Vander Steem, 1983) [164] Số trứng rụng của lợn Ms ở lần động dục đầu tiên thấp hơn hoặc giống như lợn LW (Christenson, 1993) [73] Số trứng rụng ở các chu kỳ động dục 1,2,3 có ảnh hưởng đến số con đẻ ra/lứa ở lợn cái hậu bị (Paul Hughes, 1996) [130] Johnson và cộng sự (1999) [114] cho biết tỷ lệ trứng rụng và số phôi thai có mối tương quan di truyền dương với số lợn con chết yếu/lứa

Ưu thế lai của các tính trạng này biến đổi giữa 8 và 25% Cũng theo Trần Cừ và cộng sự (1975) [10], Phạm Hữu Doanh (1995) [12] dùng phương pháp phối kép có thể làm thời gian thải trứng sớm hơn và tăng số trứng rụng Đồng thời tác giả còn cho biết ở lợn mỗi chu kỳ động dục trứng rụng từ 15-20 trứng, có khi đến 40 trứng, trong đó số trứng rụng ở buồng bên trái thường nhiều hơn Ngoài ra nhiều tác giả

29

Trang 30

cho rằng các giống lợn màu trắng có số trứng rụng nhiều hơn các giống lợn màu đen (Barker, 1958) [60] Ngoài ra số trứng rụng còn liên quan đến khối lượng của lợn nái (Vander Steem, 1983) [164] Và liên quan đến số lần động dục, theo Hughes và Varley (1980) [106] số trứng rụng tăng lên qua các lần động dục: ở lần động dục

đầu có số trứng rụng là 10,6 trứng, lần 2 và 3 tăng lên là 11,8 và 11,9 trứng

Derkert (1998) [86] cũng cho thấy số trứng rụng tăng dần qua các lứa đẻ, lứa

2 số trứng rụng là 14 trứng, đến lứa 4 tăng lên là 18 trứng, ông cũng cho rằng khoảng cách từ cai sữa đến phối giống dài hay ngắn đều ảnh hưởng tới tỉ lệ trứng rụng, khoảng cách từ cai sữa đến phối giống là 4-5 ngày thì tỉ lệ rụng trứng giảm 1,04 ± 0,39 so với khoảng cách là 6 ngày, tỉ lệ rụng trứng tăng lên 3,08 ± 0,96 trứng với khoảng thời gian 9 ngày và giảm đi 2,61 ± 1,13 trứng nếu thời gian từ cai sữa đến phối giống là 10-12 ngày Do vậy không nên phối giống cho lợn cái hậu bị ngay lần

động dục đầu mà phối giống cho lợn cái hậu bị ở chu kỳ động dục 2 và 3 là tốt nhất

Nhiều nghiên cứu còn cho thấy mùa vụ ảnh hưởng tới số trứng rụng, tuy nhiên còn nhiều ý kiến trái ngược nhau Vermeer (1989) [167] cho rằng nhiệt độ môi trường chỉ ảnh hưởng tới số trứng rụng, còn thời gian chiếu sáng ảnh hưởng tới

tỉ lệ chết thai nhiều hơn là ảnh hưởng tới số trứng rụng

- Tỉ lệ thụ tinh: Thời điểm phối giống thích hợp có vai trò quyết định đến tỉ lệ thụ tinh của các trứng rụng trong chu kỳ động dục của lợn nái, tỉ lệ thụ tinh đạt 90-100% nếu số trứng rụng ở mức bình thường và tỉ lệ thụ tinh sẽ không ảnh hưởng gì tới sự phát triển của trứng đã được thụ tinh (Hancock, 1961 [102])

Nhiều nghiên cứu hàng năm trên nhiều nhóm lợn thí nghiệm, nhận thấy mùa

vụ ảnh hưởng tới tỉ lệ thụ thai và tỷ lệ đẻ (Dwane và cộng sự, 2000) [19] Adlovic và cộng sự (1983) [53] cũng nhận thấy trong các tháng 6,7 và 8, tỷ lệ thụ thai ở lợn giảm khoảng 10% so với thời điểm phối giống vào tháng 11 và tháng 12 Nên mùa

hè tỉ lệ phối giống của lợn nái chỉ chiếm 68,3% so với 86,8% vào mùa đông, 83,0 % vào mùa xuân và 82,9% ở mùa thu, tỷ lệ động dục lại ở lợn nái đã được phối giống chiếm 28,4% vào mùa hè, chiếm 13,1% vào mùa đông, số con đạt được 8,42 ± 0,20

và 9,65 ± 0,16 (ở mùa hè và mùa đông) (Dominguez, 1998) [89], Koketsu và cộng

30

Trang 31

sự (1997) [118] cho rằng lứa đẻ, mùa đẻ, thời gian nuôi con kéo dài và thức ăn ăn vào của lợn nái đều ảnh hưởng đến tỉ lệ đẻ, những nái đẻ lứa 1 có tỉ lệ đẻ thấp hơn so với những lợn nái đẻ lứa 2-6 và ông cho rằng tỷ lệ đẻ của lợn nái ở mùa hè và mùa xuân thấp hơn so với các mùa khác Pena (1999) [131] cho biết khả năng sinh sản của lợn nái giảm xuống khi lợn nái được phối vào mùa hè.Theo Dan và Summer (1995) [83] thì cho rằng có sự ảnh hưởng có ý nghĩa của yếu tố mùa lên tính trạng tỷ

lệ đẻ ở 3 đàn lợn nuôi ở miền Nam Việt nam và 3 đàn lợn nuôi ở miền Bắc Australia Yếu tố mùa cũng ảnh hưởng có ý nghĩa đến tính trạng khoảng cách lứa

đẻ, tỷ lệ đẻ bị giảm ở mùa nóng có thể một phần là do nhiệt độ ảnh hưởng đến chất lượng tinh dịch và hoạt lực của lợn đực

Ngoài ra kiểu phối giống và đực phối ảnh hưởng tới quá trình thụ thai Thụ tinh nhân tạo có thể làm giảm tỷ lệ thụ thai từ 10-20% so với phối giống trực tiếp vì

do chưa phát hiện chính xác thời điểm rụng trứng thích hợp, kỹ thuật phối giống, môi trường pha loãng tinh dịch (Nguyễn Tấn Anh, 1984) [1] Radovic và cộng sự (1997) [137] nghiên cứu trên lợn nái khi cho phối giống với hỗn hợp 2 loại tinh dịch lợn đực (gồm các đực (1): LW + SL; (2): SL + Pi ; (3): LW + LW; (4): SL + SL) cho thấy tỷ lệ đẻ đạt cao nhất ở nhóm 1 là 89,4 và thấp nhất ở nhóm 2 là 76,5%; Số con sơ sinh đạt cao nhất ở nhóm 4 (10,47 con) và thấp nhất ở nhóm 2 (9,15 con); số lợn con chết trong bụng mẹ tương ứng là 0,18; 0,31; 0,46 và 0,33; Trọng lượng sơ sinh/ổ đạt cao nhất ở nhóm 3 và 4 (13,44 và 13,40kg) và thấp ở nhóm 2 (11,31); Tỉ

lệ chết trước cai sữa: 7,49; 23,48; 12,64 và 6,58%; Số con cai sữa/ổ đạt cao ở nhóm

4 (9,47 con) và thấp ở nhóm 2 (6,77 con); Trọng lượng cai sữa đạt cao ở nhóm 4 (60,6 kg) và thấp ở nhóm 2 (45,07 kg)

- Tỷ lệ chết phôi: Tỷ lệ chết phôi và thai có nhiều yếu tố ảnh hưởng gây ra,

như thiếu trầm trọng vitamin, khoáng có thể gây ra chết toàn bộ phôi, có thể thấy số phôi chết phụ thuộc vào số trứng rụng, tuy nhiên có nhiều ý kiến khác, Wrathall (1971) [174] cho thấy số phôi chết tăng 1,24% theo số trứng rụng tăng lên, và sau

30 ngày có chửa thì tỷ lệ chết thai sẽ giảm đi, ước tính cho đến khi đẻ sẽ có khoảng 10% thai bị chết Nhiều thí nghiệm đã chứng minh rằng ở lợn nái từ lúc được thụ

31

Trang 32

tinh cho đến khi đẻ thì tỷ lệ chết phôi và thai chiếm 30-50% và gần 2/3 số đó rơi vào giai đoạn đầu của thời kỳ chửa Theo Scofield (1972) [144] ở giai đoạn từ 9-13 ngày sau khi phối giống, đây là giai đoạn khủng hoảng của phôi thai và phôi chủ yếu bị chết nhiều ở giai đoạn này Ngoài ra Perry (1954) [132] cũng cho thấy vào ngày chửa thứ 13-18 thì số phối chết là 28,4%, và 34,8% phối chết vào ngày chửa 20-40 Ngày nay các nghiên cứu đều xác định 30-40% phôi bị chết trong giai đoạn làm tổ

ở sừng tử cung Ian Gordon (1997) [111] cho biết khoảng 80% phôi thai chết ở tháng cuối

- Số con cai sữa/ổ: Số con cai sữa/ổ là tính trạng năng suất sinh sản rất quan trọng vì đây chính là chỉ tiêu để xác định năng suất của đàn lợn giống Tương quan

di truyền giữa tính trạng số con sơ sinh/lứa và số con sơ sinh sống/lứa là rất chặt, (Đặng Vũ Bình, 1994) [5]; tương quan di truyền giữa số con/lứa với khối lượng lợn con/lứa là cao, dao động từ 0,5-0,99 (Đặng Vũ Bình, 1994) [6]

Khi nghiên cứu tính trạng sinh sản của lợn Jang- Hyung Lee (1993) [112] cho thấy số con sơ sinh/lứa là 10 con, số con cai sữa/lứa là 8 con Còn Haley và cộng

sự (1995) [100] khi so sánh khả năng sinh sản giữa lợn Ms, Y đưa ra thông số về lợn nái Y có số con sơ sinh sống /lứa là 10,03; số con cai sữa/lứa là 8,11; Lợn nái Ms có

số con sơ sinh sống/lứa là 12,32 và số con cai sữa /lứa là 10,19 con Nhưng Christenson (1993) [73] cho rằng số trứng rụng của lợn Ms ở lần động dục đầu tiên thấp hơn hoặc giống như lợn Y

Theo Mikhailov (1999) [126] nghiên cứu trên lợn LW (Nga) cho thấy số con sơ sinh tăng lên từ 11,6 tới 12,8 con, trọng lượng cai sữa tăng từ 55,4 tới 61,6 kg và

số con cai sữa tăng từ 9,4 tới 9,5 kg qua các lứa đẻ Sheiko (1999) [146] cũng nhận thấy số con tăng lên qua các lứa đẻ, từ 11,0 (lứa 1) đến 11,8 (lứa 5) và giảm đi ở lứa

8 là 11,4 con Số con sơ sinh giảm đi có nghĩa là số phôi chết tăng, trọng lượng cai sữa đạt cao nhất ở lứa 5, từ lứa 1 đến lứa 7 tăng trọng trung bình/ngày tăng lên 5,9% Germanova (1999) [96] nghiên cứu trên lợn nái lai cho phối giống với lợn đực Hs, Pi

và (Hs x Pi) cho thấy ở ngày chửa thứ 65, trung bình số lượng phôi thai cao nhất khi cho phối với lợn đực lai (Hs x Pi) là 8,5, sau đó là phối với đực Hs và đực Pi (8,2 và

32

Trang 33

7,7), nhưng trọng lượng phôi thai lại cao nhất ở lợn nái được phối với đực Hs (210,2

± 4,1g)

Giới hạn cao nhất của số con cai sữa/ổ bị giảm đi là do một số trứng không

được thụ tinh, một số thai chết khi chửa và đẻ, một số lợn con chết từ sơ sinh đến cai sữa, người ta thống kê có khoảng 3-5% lợn con chết do đẻ khó và chết trong giai

đoạn chửa cuối cùng Hamon (1994) [26] nghiên cứu trên 3 giống lợn LW, L (Pháp)

và L (Bỉ) cho thấy số con sơ sinh sống/lứa là: 10,4; 10,0; 9,5 Số con sơ sinh chết/lứa

là 0,8; 0,8 và 0,7 Số con cai sữa là: 9,0; 9,0 và 8,3 Tỷ lệ chết ở 21 ngày tuổi dao

động từ 7,1-99,7% đối với lợn đực và từ 6,6-100% ở lợn cái, tỷ lệ chết thường cao nhất ở những lợn con có trọng lượng sơ sinh thấp (cái <1,1kg; đực < 1,4kg) (Fireman, 1997) [92]

Theo Daza, A (2000) [85] thì tỉ lệ chết sơ sinh và chết trước cai sữa là 6,9 và 14,7%, ông còn cho biết ở những con lợn có trọng lượng sơ sinh thấp thường chết nhiều (cái là < 0,87 và đực < 1,06kg) Roehe (1999) [141] cũng cho thấy tỷ lệ chết trước cai sữa giảm nếu số trọng lượng sơ sinh cao (từ 40% trọng lượng sơ sinh ≤ 1kg giảm xuống còn < 7% trọng lượng sơ sinh >1,6kg) Tỷ lệ hao hụt lợn con trong suốt thời gian bú mẹ chiếm 64%, trong đó 4 ngày đầu nguyên nhân chết chủ yếu lợn con

là lạnh, bệnh hoặc bị đè Còn 36% lợn chết từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 21 nguyên nhân chủ yếu là bệnh đường ruột và rối loạn hô hấp

Còn Hughes (1995) [107] đưa ra tham số thống kê về tính trạng sinh sản của lợn ở Australia là Số con sơ sinh/lứa: 11,3, số con cai sữa: 9,2 Tỷ lệ chết sơ sinh là 8% Tỷ lệ chết trước cai sữa là 12,7%, tỷ lệ chết sau cai sữa là 9,8% Walkiewicz (2000) [170] phân tích trên 2141 lợn nái Polish L cho thấy tuổi đẻ lứa đầu 346,61 ngày, số lứa đẻ/nái/năm 2,19 – 2,03, khoảng cách lứa đẻ 166,34-179,22 ngày, trọng lượng cai sữa ở 21 ngày là 55,45kg, tỉ lệ chết là 4,46%

Theo Dennis O.Liptrap (2000) [11] thì 65% số lợn con chết sau khi sinh xảy

ra vào lúc lợn con ở 4 ngày tuổi Ông cũng nêu có hơn 25,7% số lợn con bị chết trước cai sữa là do bị đói hoặc bị dẫm đạp và kể cả lợn con bị giết bỏ do khối lượng cơ thể lúc sơ sinh thấp dưới 1,8 pao thì có 34,6% của sự tổn thất là do 3 nguyên

33

Trang 34

nhân này Cũng theo tạp chí Veterinary Investigation Service (1982) [168] các nguyên nhân chủ yếu làm lợn con chết trong giai đoạn sơ sinh tới cai sữa là do mẹ

đè và bỏ đói chiếm 50%, do nhiễm khuẩn chiếm 11,1%, dinh dưỡng kém chiếm 8%,

di truyền 4,5% và các nguyên nhân khác chiếm 26,4% Tỷ lệ chết của lợn con từ sơ sinh đến cai sữa tuỳ thuộc vào ngày tuổi: dưới 3 ngày tuổi 50%; 3-7 ngày tuổi là 18%; từ 8-21 ngày tuổi là 17% và từ 22-56 ngày tuổi thì tỷ lệ chết chiếm 15%

Lawrence (2000) [31] cho thấy tỷ lệ sơ sinh chết 6-8% là thông thường ở các trại nuôi lợn đẻ Đây là các thai chết ngay trước lúc sinh hoặc trong khi đẻ Tỷ lệ này tăng theo tuổi của nái, đặc biệt sau lứa thứ sáu và ông cho rằng những nái quá béo hoặc chịu stress nhiệt cho tỷ lệ chết sơ sinh cao hơn và những nái bị quấy nhiễu lúc

đẻ, đẻ chậm hơn thì số sơ sinh chết nhiều hơn

Ngoài ra mùa vụ và nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng của lợn con, theo Sukemori (1999) [156] tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của lợn con thấp nhất ở nhiệt độ 330C so với ở nhiệt độ 210, 270C, nhưng không ảnh hưởng tới nhiệt

độ cơ thể Tuy nhiên năm đẻ tác động lớn đến số con sơ sinh, trọng lượng sơ sinh và trọng lượng cai sữa, còn tháng đẻ chỉ ảnh hưởng tới trọng lượng sơ sinh và cai sữa, lứa đẻ ảnh hưởng tới số con sơ sinh (Chhabra, 1998) [72] Koketsu và cộng sự (1998) [119] thì lợn con sinh ra trong mùa hè có khối lượng cai sữa thấp hơn so với lợn con được sinh ra trong mùa thu, nái đẻ vào mùa xuân và mùa hè có tỉ lệ đẻ thấp hơn so với các mùa khác trong năm Lorvelec và cộng sự (1998) [121] nghiên cứu

về ảnh hưởng của mùa vụ đến khả năng sinh sản của lợn nái LW đã đưa ra kết luận rằng số con sơ sinh/lứa của lợn nái đẻ ra trong mùa khô, mát cao hơn 25% so với mùa lạnh, ẩm ướt Đặng Vũ Bình (1999) [6] phân tích một số nhân tố ảnh hưởng tới các tính trạng năng suất sinh sản trong một lứa đẻ của lợn nái ngoại đã kết luận nhân

tố mùa vụ ảnh hưởng đến hầu hết các tính trạng trừ tính trạng số con ở 35 ngày tuổi, khối lượng toàn ổ lúc sơ sinh và khối lượng toàn ổ ở 21 ngày Das và cộng sự (2000) [84] khi phân tích về số con sơ sinh /lứa, khối lượng lợn con lúc sơ sinh và cai sữa của 97 lợn nái thấy nhân tố chuồng trại ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến số con sơ sinh/lứa, số con cai sữa/lứa và khối lượng sơ sinh/lứa Vasundharadevi và cộng sự

34

Trang 35

(1998) [166] phân tích trên 2209 lợn con về tỷ lệ chết từ 0-4 ngày và từ 4-8 tuần tuổi

là 18,96 và 17,48% Tỷ lệ lợn con chết cao hơn vào mùa mưa và mùa đông so với mùa hè (35,5; 35,43 và 28,41%), tỷ lệ chết không liên quan tới giới tính mà nguyên nhân chết chủ yếu là do bệnh viêm phổi và viêm ruột

Theo Love và cộng sự (1993) [122] thì nhiệt độ môi trường xung quanh tăng lên sẽ gây nên tỷ lệ chết phôi tăng Có khoảng 1-2% nái có chửa có thể bị sảy thai và cũng có thể gây nên ở giai đoạn cuối của thời kì mang thai Do vậy có sự sai khác có ý nghĩa về tỷ lệ chết trước khi đẻ giữa các mùa mưa và mùa khô trong năm

Thời gian từ cai sữa lứa trước đến thụ thai lứa tiếp theo đã tăng lên trong các mùa hè (Love và cộng sự, 1993) [122] Thông thường có khoảng 10-20% hậu

bị và nái được phối bị giảm khả năng sinh sản vào mùa hè, và có sự sai khác có ý nghĩa về khoảng thời gian từ cai sữa đến động dục lại giữa các mùa (8,33 ngày ở mùa mưa và 10,9 ngày ở mùa khô)

Dan và Summer (1995) [83] cũng nhận thấy có sự ảnh hưởng có ý nghĩa của yếu tố mùa lên tính trạng tỷ lệ đẻ ở 3 đàn lợn nuôi ở miền Nam Việt Nam và

3 đàn lợn nuôi ở miền Bắc Australia Yếu tố mùa cũng ảnh hưởng có ý nghĩa đến tính trạng khoảng cách lứa đẻ Tỷ lệ đẻ bị giảm ở mùa nóng có thể một phần là

do nhiệt độ ảnh hưởng đến chất lượng tinh dịch và hoạt lực của lợn đực

Lợn đực sống trong điều kiện nhiệt độ cao (>33oC) và kéo dài 16giờ/ngày thì chất lượng tinh dịch sẽ bị giảm, khả năng vận động của tinh trùng kém, tỷ lệ kỳ hình tăng dẫn đến khả năng sinh sản kém (Cameron, 1987) [68]

12-Do vậy mục tiêu phấn đấu cho mỗi ổ đẻ là 10-12 lợn con còn sống khi đẻ ra

và 9,6-10,5 lợn con cai sữa Tỷ lệ chết < 10-13% (Ridgeon, 1974) [139]

- Tuổi đẻ lứa đầu: Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng đẻ sớm của lợn nái vì tuổi đẻ lứa đầu ảnh hưởng đến thời gian sinh sản của lợn nái và cũng ảnh hưởng tới chi phí trong chăn nuôi lợn

ở những con lợn phối giống lần đầu muộn có thể làm tăng khả năng sinh sản của lợn nái ở các lứa tiếp theo, hơn nữa tuổi đẻ lứa đầu sớm sẽ làm tăng tiến bộ di truyền do khoảng cách thế hệ ngắn lại và tuổi sinh sản dài hơn, tuy nhiên tuổi đẻ lứa

35

Trang 36

đầu phụ thuộc vào khối lượng cơ thể và điều kiện ngoại cảnh Điều đó cho thấy rút ngắn tuổi đẻ lứa đầu ở chừng mực nào đó sẽ làm tăng thời gian sinh sản của lợn nái dẫn đến làm tăng năng suất sinh sản của lợn nái Lợn cái hậu bị có thể bắt đầu động dục ở 4 hoặc 5 tháng tuổi, nhưng tuổi phối giống thích hợp là 7-8 tháng tuổi và như vậy tuổi đẻ lứa đầu ước tính là 11-12 tháng tuổi PerroCheau và Cobiporc (1994) [34] thông báo tuổi đẻ lứa đầu của lợn nái ở Pháp bình quân là 361,1 ngày, hệ số di truyền của tuổi thành thục về tính ở lợn là 0,30 Tuổi đẻ lứa đầu cao ảnh hưởng tới

số con cai sữa/nái/năm vì thời gian sinh sản của lợn nái sẽ ngắn lại dẫn đến giảm số con cai sữa/nái/năm đều đó làm cho lợi nhuận/nái/năm giảm xuống (Dagorn (1997) [81]

Buczynski (1999) [65] cho rằng tuổi đẻ lứa đầu tương quan tới số lợn con đẻ

ra trong suốt một đời lợn nái (r = 0,335), số lứa đẻ/đời nái (r = 0,331), số lợn con 21 ngày (r = 0,353) và trọng lượng 21 ngày (r = 0,352) ở lợn L (Polish) Tuổi đẻ lứa

đầu, khối lượng mẹ lúc phối giống và lứa đẻ có ảnh hưởng rõ rệt đến tính trạng số con sơ sinh/lứa và khối lượng sơ sinh/lứa (với P<0,01 và P<0,001) (Tạ Thị Bích Duyên, 2003) [16]

- Khoảng cách lứa đẻ: Đây là một tính trạng tổng hợp bao gồm: Thời gian có chửa, thời gian bú sữa, thời gian từ cai sữa đến thụ thai lứa sau do vậy khoảng cách lứa đẻ này ảnh hưởng tới số con cai sữa/nái/năm Nhiều nghiên cứu cho thấy thời gian mang thai của các giống lợn dao động không đáng kể trong khoảng 113-115 ngày, đây là một yếu tố ít biến đổi, không chịu ảnh hưởng bởi các kích thích bên ngoài cũng như kích thích của thai Theo Burger (1953) [66] thấy rằng không có sự khác biệt về thời gian mang thai giữa giống lợn LW và Large Black

+ Thời gian tiết sữa: Để rút ngắn khoảng cách lứa đẻ ta chỉ có thể tác động bằng cách rút ngắn thời gian bú sữa và cai sữa sớm lợn con Nhiều công trình nghiên cứu đã kết luận là để rút ngắn thời gian sau khi đẻ đến khi phối giống lại có kết quả thì phải chăm sóc nuôi dưỡng tốt và đặc biệt là phải cai sữa sớm lợn con, điều đó làm tăng số con cai sữa mỗi năm/nái và làm tăng trọng lượng có thể của lợn con khi

được 8 tuần tuổi

36

Trang 37

Khi nghiên cứu ảnh hưởng của cai sữa sớm lợn con đến một số chỉ tiêu sinh sản của lợn nái, Trần Quốc Việt và cộng sự (1997) [49] cho rằng cai sữa ở 30-35 ngày tuổi sẽ làm tăng được số lứa đẻ/nái/năm và số con cai sữa /nái/năm so với nhóm cai sữa ở 45 ngày tuổi (từ 2,45 lứa so với 2,2 lứa và 23,7-24,5 con so với 22 con) và rút ngắn được khoảng cách lứa đẻ (149,3 ngày – 153,8 ngày so với 164,1 ngày) Tuy nhiên cai sữa sớm không ảnh hưởng tới thời gian động dục trở lại sau cai sữa (5,30 ngày – 4,85 ngày so với 5,1 ngày) Cũng theo Cozler, (1997) [75] cai sữa tốt nhất là khoảng 21 – 28 ngày vì có lợi cho số con sơ sinh và cho lợn mẹ động dục trở lại nhanh, ông cho biết lợn nái được phối giống sau cai sữa 5 ngày có số ổ đẻ lớn hơn so với lợn nái được phối giống sau cai sữa 6-10 ngày (P<0,05)

Còn Hughes, (1995) [107] thì nhận định rằng mặc dù cai sữa ở 8 tuần tuổi là tốt cho cả mẹ và con, nhưng làm giảm số lứa đẻ (1,8-2 lứa/nái/năm) Cai sữa 3 tuần tuổi có thể đạt 2,5 lứa/nái/năm với chi phí rất rẻ Muốn vậy để rút ngắn thời gian cai sữa lợn con là phải tập cho lợn con ăn sớm từ 7 ngày tuổi để đến ngày cai sữa lợn con có thể sống bằng thức ăn được cung cấp, không cần sữa mẹ (Lê Thanh Hải, 1981) [22] Dagorn và cộng sự (1996) [82] phân tích ảnh hưởng của việc nuôi con kéo dài sẽ làm giảm số con sơ sinh, ngoài ra thời gian nuôi > 20 ngày thì thời gian

động dục sau cai sữa của lợn nái là 5 ngày

Gaustad (2004) [95] cho rằng thời gian nuôi con dài hay ngắn ảnh hưởng đến

Trang 38

đẻ/nái/năm từ 2,1-2,3 lứa với số lợn con cai sữa/nái/năm từ 19-23 con (Phùng Thị Vân, 2000) [47], điều đó cho thấy thời gian cai sữa lợn con ảnh hưởng rất lớn đến năng suất chăn nuôi như ảnh hưởng đến hao hụt của lợn mẹ Singh (1998) [149] thì hao hụt lợn mẹ cao nhất đối với thời gian nuôi con là 8 tuần tuổi (27,77 ± 0,55%) và thấp nhất là cai sữa ở 3 và 4 tuần tuổi (17,55 ± 1,25%; 18,82 ± 0,59%) Chính vì lẽ

đó việc cai sữa cho lợn con trong khoảng thời gian từ 3-4 tuần tuổi ngày nay đã trở thành phổ biến trong các cơ sở chăn nuôi

+ Thời gian từ cai sữa đến động dục trở lại: Một trong những biện pháp nâng cao năng suất sinh sản của lợn nái là cai sữa sớm lợn con, nhưng thời gian cai sữa sớm lợn con phụ thuộc vào thời gian động dục trở lại sau cai sữa của lợn mẹ Nhiều thí nghiệm đã chứng minh thời gian từ lúc đẻ đến lúc cai sữa càng dài thì thời gian

động dục trở lại của lợn mẹ càng ngắn, số trứng rụng trong một lần động dục càng cao (Grummer và Self, 1955) (trích Hammond, 1970) [179]:

Thời gian cai sữa Thời gian động dục trở lại sau cai sữa Số trứng rụng

Mùa vụ ảnh hưởng đến thời gian động dục trở lại của lợn nái Theo Hamon (1994) [26], Đặng Vũ Bình (1994) [6] thì tỷ lệ lợn nái động dục trở lại trong mùa

đông không cao bằng trong mùa hè, nhưng giá trị trung bình của thời gian động dục trở lại sau cai sữa trong mùa đông lại thấp hơn mùa hè Pena (1999) [131] cho biết thời gian động dục trở lại chậm khi lợn được phối vào tháng 7 – 9 Jang-Hyung Lee (1993) [112] thông báo thời gian có chửa của lợn là 114 ngày, bình thường lợn nái

38

Trang 39

động dục trở lại sau cai sữa từ 3-10 ngày (trung bình là 7 ngày) Hughes P.E (1995) [107] đã đưa ra thông báo thời gian cai sữa của lợn Australia là 25,8 ngày, thời gian trung bình từ cai sữa đến phối giống là 5 ngày, số lứa đẻ/nái/năm là 2,23 và tỷ lệ đẻ 95,3 % Perrocheau (1994) [34] cho rằng lợn nái ở Pháp có khoảng cách lứa đẻ bình quân là 153,3 ngày, thời gian cai sữa là 27,3 ngày

Trương Lăng (1993) [32] cho rằng nếu cai sữa sớm là 10 ngày sau khi đẻ thì thời gian động dục trở lại là 14,7 ngày, cai sữa 21 ngày tuổi thì thời gian động dục trở lại là 6,2 ngày và cai sữa 50 ngày tuổi thì thời gian động dục trở lại là 4 ngày

Vậy việc rút ngắn khoảng cách lứa đẻ bằng cai sữa sớm lợn con là một biện pháp làm tăng số lứa đẻ/nái/năm Ngoài việc cải tiến điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng ra thì khả năng truyền giống của con đực là rất quan trọng, có ý nghĩa trong công tác giống và thực tiễn sản xuất vì lượng tinh trùng sản xuất ra hàng năm của một đực giống có thể thụ tinh cho 400 nái, số liều tinh/1lần thụ thai từ 2,4-2,6 liều (theo Maier, 1990) [124]

tất cả các giai đoạn từ nuôi hậu bị đến thời điểm cai sữa lợn con Theo Lidiya và cộng sự (1975) [33] thì số trứng rụng còn phụ thuộc tới chế độ ăn ở giai đoạn hậu bị trước khi phối giống và chế độ ăn hạn chế ở giai đoạn hậu bị trước khi phối giống lần đầu có số trứng rụng ít hơn so với lợn cái được ăn với chế độ ăn tự do cùng kỳ Trong quá trình nuôi dưỡng lợn cái hậu bị trước ngày dự kiến phối giống 10-14 ngày cho ăn mức năng lượng cao sẽ làm tăng số trứng rụng/chu kỳ (Anderson và cộng sự,

Aherne (1975) [54] thông báo ở lợn cái hậu bị nuôi ăn tự do từ khối lượng 45kg

đến phối giống sẽ làm giảm số con đẻ ra/ổ, số con cai sữa/ổ so với nhóm lợn cái hậu bị nuôi ăn theo khẩu phần hạn chế bằng 85% khẩu phần ăn tự do

Theo Nguyễn Tấn Anh (1998) [2] để duy trì năng suất sinh sản cao thì nhu cầu dinh dưỡng đối với lợn cái hậu bị cần chú ý đến phương thức nuôi dưỡng Cho ăn khẩu phần tự do đến khi đạt khối lượng cơ thể từ 80-90kg, sau đó cho ăn hạn chế 2,0kg thức ăn/con/ngày (khẩu phần có 14% protein) Điều chỉnh mức ăn

39

Trang 40

để khối lượng cơ thể đạt 120-140kg ở chu kì động dục lần thứ 3 và được phối giống Trước khi phối giống 14 ngày cho ăn tăng lượng thức ăn từ 1-1,5 kg, có bổ sung khoáng và sinh tố sẽ giúp cho lợn nái ăn được nhiều hơn và tăng số trứng rụng từ 2-2,1 trứng/lợn cái

Hughes và Varley (1980) [106] nếu lợn được ăn với mức dinh dưỡng cao trong vòng 0-1 ngày (trước động dục) thì số trứng rụng tăng 0,4 trứng, trong vòng 2-

7 ngày số trứng rụng tăng lên 1,6 trứng và trong vòng 21 ngày thì số trứng rụng tăng 3,1 trứng Chế độ dinh dưỡng tốt sẽ cải thiện được số trứng rụng trong một chu kỳ

động dục vì ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của phôi thai, nhất là giai đoạn chửa

kỳ 2 vì 3/4 khối lượng lợn con sơ sinh phát triển ở giai đoạn này (Nguyễn Tấn Anh, 1998) [2] Theo Hafez (1960) [99] chế độ dinh dưỡng cao hơn sẽ cải thiện được số trứng rụng nhưng lại làm giảm tỷ lệ thụ thai và Robertson (1951) [140] cho thấy lợn cái hậu bị được ăn khẩu phần tự do có số trứng rụng trong chu kỳ thứ nhất và thứ hai cao hơn những lợn cái hậu bị khác được ăn theo khẩu phần bằng 70% khẩu phần tự

do, tuy nhiên mức ăn tốt, hợp lý từ cai sữa tới phối giống trở lại sẽ nâng cao tỷ lệ thụ thai (Brooks và cộng sự, 1969) [63]

Vitamin A rất quan trọng trong giai đoạn này vì nếu lợn được tiêm 540.000

IU vitamin trong giai đoạn cai sữa hoặc phối giống sẽ làm tăng số con sơ sinh vì Vitamnin A tác động tới progesterone của lợn nái nhưng nó không ảnh hưởng tới tỉ

lệ lợn con chết lúc đẻ (Silveira, 1999) [148] Tuy nhiên chất lượng thức ăn kém là yếu tố gây chết phôi nhiều, nếu khẩu phần ăn của lợn mẹ thiếu trầm trọng và kéo dài các vitamin và các chất khoáng thì sẽ gây chết toàn bộ phôi (Aumiiller, 1988) [59]

ở giai đoạn chửa: ảnh hưởng của dinh dưỡng đối với năng suất sinh sản của lợn nái cũng được nhiều tác giả nghiên cứu, cụ thể Pettigrew và Tokach (1991) (trích từ Ian gordon, 1997) [111] cho biết năng lượng ăn vào cao trong suốt thời gian chửa sẽ làm giảm lượng ăn vào của lợn mẹ trong suốt giai đoạn nuôi con và làm cản trở sự phát triển của tuyến vú Ngoài ra trong giai đoạn này lợn quá béo sẽ làm tỷ lệ chết phôi cao (đặc biệt 35 ngày sau khi phối giống), béo quá thì chân sẽ yếu dẫn đến

đè con trong giai đoạn nuôi con và lượng sữa tiết ra kém và làm cho lợn con đẻ khó

40

Ngày đăng: 04/08/2013, 10:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Tấn Anh, Lưu Kỷ, Lương Tất Nhợ, Nguyễn Việt Hương (1984), “Một số đặc điểm sinh vật học tinh dịch lợn và kết quả pha loãng bảo tồn”. Tuyển tập công trình nghiên cứu chăn nuôi 1969 – 1984. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, trang 188 – 197 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số đặc điểm sinh vật học tinh dịch lợn và kết quả pha loãng bảo tồn”. "Tuyển tập công trình nghiên cứu chăn nuôi 1969 – 1984
Tác giả: Nguyễn Tấn Anh, Lưu Kỷ, Lương Tất Nhợ, Nguyễn Việt Hương
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1984
2. Nguyễn Tấn Anh (1998), “Dinh d−ỡng tác động đến sinh sản ở lợn nái”. Chuyên san chăn nuôi lợn – Hội Chăn nuôi Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dinh d−ỡng tác động đến sinh sản ở lợn nái”. "Chuyên san chăn nuôi lợn
Tác giả: Nguyễn Tấn Anh
Năm: 1998
3. Trần Kim Anh (1998), “Sự cần thiết mở rộng ứng dụng - Hệ thống giống lợn hình tháp và sử dụng - Ưu thế lai trong chăn nuôi lợn”. Chuyện san chăn nuôi lợn. Hội Chăn nuôi Việt Nam, 1998, 94 – 99, 101 – 102 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự cần thiết mở rộng ứng dụng - Hệ thống giống lợn hình tháp và sử dụng - Ưu thế lai trong chăn nuôi lợn”. " Chuyện san chăn nuôi lợn
Tác giả: Trần Kim Anh
Năm: 1998
4. Trần Kim Anh (2004) “Ngành chăn nuôi với vấn đề xuất khẩu thịt lợn”. Tạp chí Chăn nuôi số 4 (62) – 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngành chăn nuôi với vấn đề xuất khẩu thịt lợn”. "Tạp chí Chăn nuôi
5. Đặng Vũ Bình (1994), Các tham số thống kê, di truyền và chỉ số chọn lọc năng suất sinh sản của lợn nái Móng cái, Luận văn PTS KH Nông nghiệp, Tr−ờng Đại học NN 1– Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận văn PTS KH Nông nghiệp
Tác giả: Đặng Vũ Bình
Năm: 1994
6. Đặng Vũ Bình (1994), Phân tích một số nhân tố ảnh h−ởng tới các tính trạng năng suất sinh sản trong một lứa đẻ của lợn nái ngoại, Kỷ yếu kết quả nghiên cứu khoa học Chăn nuôi – Thú y (1996-1998), NXB Nông nghiệp, Hà Nội, trang 5-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu kết quả nghiên cứu khoa học Chăn nuôi – Thú y (1996-1998)
Tác giả: Đặng Vũ Bình
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1994
7. Đinh Văn Chỉnh, Đặng Vũ Bình, Trần Xuân Việt, Vũ Ngọc Sơn (1995), “Năng suất sinh sản của lợn nái Yorkhire và L nuôi tại Trung tâm giống gia súc Hà Tây”. Kết quả nghiên cứu khoa học chăn nuôi – thú y (1991-1995), NXB Nông nghiệp, Hà Nội, trang 70-72 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năng suất sinh sản của lợn nái Yorkhire và L nuôi tại Trung tâm giống gia súc Hà Tây”. "Kết quả nghiên cứu khoa học chăn nuôi – thú y (1991-1995)
Tác giả: Đinh Văn Chỉnh, Đặng Vũ Bình, Trần Xuân Việt, Vũ Ngọc Sơn
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1995
8. Đinh Văn Chỉnh, Phan Xuân Hảo, Đỗ Văn Trung (2001). “Đánh giá khả năng sinh sản của lợn L và Y nuôi tại Trung tâm giống vật nuôi Phú Lãm – Hà Tây”. Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật – Khoa chăn nuôi thú y 1999-2001, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá khả năng sinh sản của lợn L và Y nuôi tại Trung tâm giống vật nuôi Phú Lãm – Hà Tây”. "Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật – Khoa chăn nuôi thú y 1999-2001
Tác giả: Đinh Văn Chỉnh, Phan Xuân Hảo, Đỗ Văn Trung
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 2001
9. Lê Xuân C−ơng (1986). Năng suất sinh sản của lợn nái, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năng suất sinh sản của lợn nái
Tác giả: Lê Xuân C−ơng
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuật
Năm: 1986
10. Trần Cừ, Cù Xuân Dần, Lê Thị Minh (1975). Sinh lý học gia súc, NXB Nông thôn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lý học gia súc
Tác giả: Trần Cừ, Cù Xuân Dần, Lê Thị Minh
Nhà XB: NXB Nông thôn
Năm: 1975
11. Dennis O. Liptrap (2000), “Quản lý lợn con từ sơ sinh đến cai sữa”, Cẩm nang chăn nuôi lợn Công nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, trang 373-378 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý lợn con từ sơ sinh đến cai sữa”, "Cẩm nang chăn nuôi lợn Công nghiệp
Tác giả: Dennis O. Liptrap
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2000
12. Phạm Hữu Doanh (1995), Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái lai ngoại và ngoại thuần chủng, Tạp chí Chăn nuôi số 2, trang 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Chăn nuôi
Tác giả: Phạm Hữu Doanh
Năm: 1995
13. Drioux M. (1994), Di truyền học về lợn ở Pháp, Báo cáo tại Hội thảo hợp tác nông nghiệp Việt Pháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di truyền học về lợn ở Pháp
Tác giả: Drioux M
Năm: 1994
14. Nguyễn Thị Xuân Dung (1998). “Nghiên cứu khả năng sản xuất của hai giống lợn L và Yorkhire nuôi tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Ph−ơng”. Báo cáo Thạc sỹ Nông nghiệp, Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu khả năng sản xuất của hai giống lợn L và Yorkhire nuôi tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Ph−ơng"”. Báo cáo Thạc sỹ Nông nghiệp
Tác giả: Nguyễn Thị Xuân Dung
Năm: 1998
15. Tr−ơng Hữu Dũng, Nguyễn Khánh Quắc, Phùng Thị Vân, D−ơng Quốc Thắng (2003), “Điều tra một số chỉ tiêu về sinh tr−ởng, sinh lý phát dục của lợn cái hậu bị giống Y và L nuôi tại nông hộ huyện Đại Từ thành phố Thái nguyên”Tạp chí Chăn nuôi, số 6(56) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra một số chỉ tiêu về sinh tr−ởng, sinh lý phát dục của lợn cái hậu bị giống Y và L nuôi tại nông hộ huyện Đại Từ thành phố Thái nguyên” "Tạp chí Chăn nuôi
Tác giả: Tr−ơng Hữu Dũng, Nguyễn Khánh Quắc, Phùng Thị Vân, D−ơng Quốc Thắng
Năm: 2003
16. Tạ Thị Bích Duyên (2003), “Xác định một số đặc điểm di truyền, gía trị giống về khả năng sinh sản của lợn Y và L nuôi tại các cơ sở An khánh, Thuỵ ph−ơng và Đông á”. Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Viện Chăn Nuôi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định một số đặc điểm di truyền, gía trị giống về khả năng sinh sản của lợn Y và L nuôi tại các cơ sở An khánh, Thuỵ ph−ơng và Đông á”. "Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp
Tác giả: Tạ Thị Bích Duyên
Năm: 2003
17. Tr−ơng Văn Đa, Đỗ Kim Liên, Lê Thanh Hải (1990). Xây dựng vùng giống lợn Yorkshire Gò vấp – Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, trang. 99-105 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng vùng giống lợn Yorkshire Gò vấp
Tác giả: Tr−ơng Văn Đa, Đỗ Kim Liên, Lê Thanh Hải
Năm: 1990
18. Nguyễn Văn Đồng và cộng sự (1995), “ảnh hưởng của trọng lượng sơ sinh đến sinh tr−ởng của lợn Yorkshire và Landrace 90 ngày tuổi”. Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi 1994-1995, Nhà xuất bản NN Sách, tạp chí
Tiêu đề: ảnh hưởng của trọng lượng sơ sinh đến sinh tr−ởng của lợn Yorkshire và Landrace 90 ngày tuổi”. "Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi 1994-1995
Tác giả: Nguyễn Văn Đồng và cộng sự
Nhà XB: Nhà xuất bản NN
Năm: 1995
19. Dwane R. Zimmerman.; E. Dale; Jack W.P (2000) “Quản lý lợn cái và lợn đực hậu bị để sinh sản có hiệu quả”. Cẩm nang chăn nuôi lợn công nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý lợn cái và lợn đực hậu bị để sinh sản có hiệu quả”. "Cẩm nang chăn nuôi lợn công nghiệp
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
20. Erick R. Cleveland, William T. Ahlschwede, Charles J. Christrians, Rodger K. Johnson, Allan P. Schinckel (2000), “Các nguyên lý di truyền vàáp dụng”, Cẩm nang chăn nuôi lợn Công nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.Trang 121-124 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nguyên lý di truyền và áp dụng"”, Cẩm nang chăn nuôi lợn Công nghiệp
Tác giả: Erick R. Cleveland, William T. Ahlschwede, Charles J. Christrians, Rodger K. Johnson, Allan P. Schinckel
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2000

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Khả năng sinh tr−ởng của Lợn cái hậu bị dòng C1050 và C1230 - Khảo sát khả năng sinh trưởng, phát dục và khả năng sinh sản của lợn nái thuộc 2 dòng lợn ông bà c1230 và c1050 nuôi tại trung tâm nghiên cứu lợn thuỵ phương
Bảng 1 Khả năng sinh tr−ởng của Lợn cái hậu bị dòng C1050 và C1230 (Trang 53)
Bảng 3: Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn cái hậu bị dòng C1050 và C1230 - Khảo sát khả năng sinh trưởng, phát dục và khả năng sinh sản của lợn nái thuộc 2 dòng lợn ông bà c1230 và c1050 nuôi tại trung tâm nghiên cứu lợn thuỵ phương
Bảng 3 Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn cái hậu bị dòng C1050 và C1230 (Trang 59)
Bảng 4: KHả NĂNG SINH SảN của lợn nái dòng C1050 Và c1230 ở lứa đẻ 1 - Khảo sát khả năng sinh trưởng, phát dục và khả năng sinh sản của lợn nái thuộc 2 dòng lợn ông bà c1230 và c1050 nuôi tại trung tâm nghiên cứu lợn thuỵ phương
Bảng 4 KHả NĂNG SINH SảN của lợn nái dòng C1050 Và c1230 ở lứa đẻ 1 (Trang 66)
Bảng 5: KHả NĂNG SINH SảN của lợn nái dòng C1050 Và c1230 ở lứa đẻ 2 - Khảo sát khả năng sinh trưởng, phát dục và khả năng sinh sản của lợn nái thuộc 2 dòng lợn ông bà c1230 và c1050 nuôi tại trung tâm nghiên cứu lợn thuỵ phương
Bảng 5 KHả NĂNG SINH SảN của lợn nái dòng C1050 Và c1230 ở lứa đẻ 2 (Trang 71)
Hình 4.2. Khối l−ợng cai sữa/con của 2 dòng C1050 và C1230 - Khảo sát khả năng sinh trưởng, phát dục và khả năng sinh sản của lợn nái thuộc 2 dòng lợn ông bà c1230 và c1050 nuôi tại trung tâm nghiên cứu lợn thuỵ phương
Hình 4.2. Khối l−ợng cai sữa/con của 2 dòng C1050 và C1230 (Trang 73)
Hình 4.1. Số con sơ sinh sống trê nổ của 2 dòng C1050 và C1230 - Khảo sát khả năng sinh trưởng, phát dục và khả năng sinh sản của lợn nái thuộc 2 dòng lợn ông bà c1230 và c1050 nuôi tại trung tâm nghiên cứu lợn thuỵ phương
Hình 4.1. Số con sơ sinh sống trê nổ của 2 dòng C1050 và C1230 (Trang 73)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w