Mục đích nghiên cứu của đề tài Tìm hiểu, xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố then chốt ảnhhưởng đến quyết định chọn Trường ĐHTG của HS THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Trang 1ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU – Năm 2013
Yếu tố quyết định chọn Trường ĐHTG của học sinh Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Tác giả: Nguyễn Thanh Phong
www.khaitrivn.wordpress.com
Trang 2PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong hai năm trở lại đây và nhất là năm 2012, việc tuyển sinh của các trường
ĐH – CĐ ngoài công lập (NCL) cũng như một số trường công lập cấp địa phương gặpnhiều khó khăn, hầu hết các trường đều không thực hiện được kế hoạch tuyển sinhriêng Năm 2012, trong số hơn 80 trường NCL chỉ có một số nhỏ trường tuyển sinhđược gần đủ hoặc đủ chỉ tiêu Phần lớn các trường tuyển được chỉ khoảng 30 - 60%,không ít trường ở mức 20 - 30%, thậm chí có trường chỉ tuyển được một lượng nhỏđáng kể Trong số hàng loạt những trường không tuyển đủ chỉ tiêu như trên, có không
ít trường ĐH NCL đã được Bộ Giáo dục và đào tạo kiểm định, nhiều năm nay vẫnthiếu chỉ tiêu mặc dù có cơ sở vật chất khá khang trang, có đội ngũ giảng viên là nhữnggiáo sư nổi tiếng và đội ngũ lãnh đạo là những người đã từng đảm đương vai trò quản
lý chủ chốt trong ngành.[14]
Là một trong những trường công lập ở địa phương, kết quả tuyển sinh củaTrường ĐHTG năm 2012 cũng không phải là ngoại lệ Mặc dù công tác tư vấn tuyểnsinh của Trường đã đi vào chiều sâu và chiều rộng, lớn cả về quy mô số lượng và chấtlượng, HS THPT được tư vấn tăng đến 150% nhưng số thí sinh dự thi vào TrườngĐHTG lại không tăng theo tỉ lệ này Công tác tổ chức tuyển sinh diễn ra an toàn,nghiêm túc, với 3.860 hồ sơ đăng ký dự thi, tỉ lệ thí sinh dự thi đạt 81,28% (đợt 1) và78,47% (đợt 2) Tuy nhiên, tỉ lệ thí sinh chính thức theo học chỉ đạt 51% so với chỉ tiêu
đã đề ra [13]
Điều gì đang diễn ra đối với công tác tuyển sinh của Trường ĐHTG? Có mộtnghịch lý đang tồn tại mà tác giả muốn đi tìm câu trả lời đó là Trường ĐHTG ngàycàng lớn mạnh về mọi phương diện (Đội ngũ giảng viên tăng đáng kể cả về mặt sốlượng lẫn chất lượng; Cơ sở vật chất ngày càng hiện đại; Môi trường học tập đượchoàn chỉnh và thân thiện hơn; Mã ngành nghề đào tạo mới luôn được bổ sung cho phùhợp với nhu cầu của xã hội…) nhưng số lượng thí sinh đăng ký dự tuyển và học thực tếtại trường ngày càng giảm, đặc biệt giảm mạnh ở năm học 2012
Trang 3Yếu tố quan trọng nào ảnh hưởng đến kết quả tuyển sinh của Trường ĐHTG?
Đây là câu hỏi thôi thúc tác giả tiến hành thực hiện đề tài “Yếu tố quyết định chọn
Trường ĐHTG của học sinh Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang” Từ
kết quả nghiên cứu, tác giả sẽ đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm góp phầnnâng cao hiệu quả công tác tư vấn tuyển sinh của ĐHTG trong thời gian tới
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Tìm hiểu, xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố then chốt ảnhhưởng đến quyết định chọn Trường ĐHTG của HS THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm giúp côngtác tư vấn tuyển sinh của trường đạt hiệu quả hơn trong tương lai
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài sẽ tập trung vào các nhiệm vụchính như sau:
- Hệ thống các lý thuyết, công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài để xâydựng và kiểm định mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường ĐHTG
- Từ mô hình nghiên cứu tiến hành xây dựng thang đo lường các nhóm yếu tốảnh hưởng đến quyết định chọn Trường ĐHTG trên cơ sở khảo sát các HS THPT trênđịa bàn tỉnh Tiền Giang
- Phân tích kết quả nghiên cứu và đề xuất các giải pháp, khuyến nghị
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể:
Việc chọn Trường ĐHTG của HS THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Đối tượng nghiên cứu:
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường ĐHTG của HS THPT trênđịa bàn tỉnh Tiền Giang
5 Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn tỉnh Tiền Giang Dự kiến khảo sát 15/34trường THPT theo khu vực và chất lượng đào tạo như sau:
Trang 4 Thời gian nghiên cứu:
Khảo sát được tiến hành trong năm học 2013 – 2014
6 Giả thuyết nghiên cứu
Có bốn nhóm yếu tố (Đặc điểm của Trường ĐHTG; Đặc điểm bản thân họcsinh; Các cá nhân có ảnh hưởng đến việc chọn trường; Nỗ lực giao tiếp với HS THPTcủa Trường ĐHTG) ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường ĐHTG
7 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích và tổng hợp:
Thu thập tài liệu từ các bài báo, các đề tài nghiên cứu và các tài liệu khác có liênquan Tiến hành phân tích tổng hợp lý thuyết, phân loại hệ thống lý thuyết, từ đó rút racác kết luận khoa học là cơ sở lý luận cho đề tài
Phương pháp thảo luận nhóm tập trung:
Tiến hành thu thập thông tin xoay quanh chủ đề quyết định chọn Trường ĐHTGcủa HS THPT Cuộc thảo luận được dẫn dắt bởi tác giả sao cho các thành viên cùngtham gia một cách sôi nổi và tự nhiên nhất Mục đích của bước nghiên cứu định tínhnày là nhằm đánh giá nhanh các cảm nhận của học sinh trong quá trình chọn lựaTrường ĐHTG, và kết quả thu thập được từ buổi thảo luận nhóm dùng để thiết kế bảngcâu hỏi khảo sát
Trang 5 Phương pháp điều tra xã hội học bằng phiếu câu hỏi:
Bảng câu hỏi phục vụ khảo sát được thiết kế dựa theo mô hình nghiên cứu của
đề tài nhằm thu thập thông tin để phân tích và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Phương pháp thống kê toán học:
Sử dụng các phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu làm cơ sở để kiểmđịnh thang đo và mô hình nghiên cứu Công cụ chính dùng để xử lý dữ liệu nghiên cứu
là phần mềm SPSS 16.0
8 Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, phần nội dung của đề tài nghiên cứubao gồm 03 chương Cụ thể:
Chương 1 Cơ sở lý luận và tổng quan
Chương 2 Mô hình nghiên cứu
Chương 3 Kết quả nghiên cứu
Trang 6PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Nghề nghiệp và lợi ích của định hướng nghề nghiệp
1.1.1 Nghề nghiệp
Lựa chọn nghề nghiệp là một trong những việc quan trọng mà HS lớp 12 sẽ phảithực hiện trong việc xác định kế hoạch tương lai và quyết định đó sẽ ảnh hưởng đến họtrong suốt cuộc đời Bản chất của việc chọn lựa này là xoay quanh những gì mà các HSTHPT muốn làm lâu dài ở tương lai Vậy nghề nghiệp là gì?
Nghề nghiệp là khái niệm chung dành để chỉ những công việc sẽ gắn với bảnthân của mỗi người trong hầu hết phần lớn khoảng thời gian quan trọng của họ Nghềnghiệp hay hoạt động nghề nghiệp được hiểu là hoạt động phục vụ cho cơ sở tồn tại vàhướng vào việc kiếm sống, việc này phải làm lâu dài, miệt mài và để hoàn thành cần cókiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm (trình độ chuyên môn) theo tổ hợp đặc biệt
Nghề nghiệp là một dạng xác định của hoạt động trong hệ thống phân công laođộng của xã hội, là toàn bộ kiến thức và kỹ năng mà một người lao động cần có để thựchiện các hoạt động xã hội nhất định trong một lĩnh vực lao động nhất định
Nghề nghiệp trong xã hội không phải là một cái gì cố định, cứng nhắc Nghềnghiệp cũng giống như một cơ thể sống, có sinh thành, phát triển và tiêu vong Chẳnghạn, do sự phát triển của kỹ thuật điện tử nên đã hình thành công nghệ điện tử, do sựphát triển vũ bão của kỹ thuật máy tính nên đã hình thành cả một nền công nghệ tin học
đồ sộ bao gồm việc thiết kế, chế tạo cả phần cứng, phần mềm và các thiết bị bổ trợ,v.v… Công nghệ các hợp chất cao phân tử tách ra từ công nghệ hóa dầu, công nghệsinh học và các ngành dịch vụ, du lịch tiếp nối ra đời,…
Ở Việt Nam trong những năm gần đây, do sự chuyển biến của nền kinh tế từ cơchế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường nên đã gây ra những biến đổi sâu sắctrong cơ cấu nghề nghiệp của xã hội Trong cơ chế thị trường, nhất là trong nền kinh tếtri thức tương lai, sức lao động cũng là một thứ hàng hóa Giá trị của thứ hàng hóa sứclao động này tuỳ thuộc vào trình độ, tay nghề, khả năng về mọi mặt của người lao
Trang 7động Xã hội đón nhận thứ hàng hóa này như thế nào là do “hàm lượng chất xám” và
“chất lượng sức lao động” quyết định
1.1.2 Lợi ích của định hướng nghề nghiệp
Sau 18 năm đèn sách, tất cả HS THPT phải đưa ra một quyết định quan trọngcho cuộc đời mình là nên chọn ngành nghề gì để tiếp tục học Khi đó các em sẽ đối mặtvới các câu hỏi: Mình đang theo đuổi ngành học vì ước mơ? Vì gia đình? Hay là do sự
cỗ vũ, động viên của bạn bè? Mình có thực sự đam mê hay thực sự thấy mình có nhữngphẩm chất phù hợp với ngành hay chưa? Lựa chọn ngành nghề của mình có phải là conđường đi tốt nhất không?
Việc đi sai hướng trong nghề nghiệp sẽ mang đến nhiều bất lợi trong cuộc sốngcủa các em học sinh sau này Do đó, việc định hướng nghề nghiệp trong tương lai làmột điều cần thiết, giúp các HS THPT nhận thấy rõ hơn mục đích học tập cũng nhưnhư đích đến lâu dài của mình là gì Có định hướng đồng nghĩa với việc có mục đích
và động cơ Đi kèm theo đó sẽ là sự nỗ lực, phấn đấu và sự cố gắng kiên cường để đạtđược mục đích mà mình đã chọn Đó cũng là một trong những tiêu chí để mọi ngườinhìn vào đó có thể đoán được bạn là ai trong tương lai Việc định hướng tốt nghềnghiệp sẽ giúp các em đưa ra được những hoạt động cho bản thân nhằm trau dồi kiếnthức chuyên môn cũng như các kỹ năng bổ trợ để mang lại thành công trong công việcmình lựa chọn sau này
Định hướng tốt cho nghề nghiệp trong tương lai còn có thể giúp học sinh tiếtkiệm hơn công sức, tiền bạc của gia đình, xã hội Lượng vật chất các em bỏ ra sẽ không
là phí phạm và vô ích Điều đặc biệt mà các HS THPT có được đó chính là không bịlãng phí nhiều thời gian trong cuộc đời Để tương lai, các em không phải hối tiếc vềquãng thời gian sinh viên tươi đẹp cũng như không phải hối hận về việc chọn lựa conđường mình sẽ đi
Trang 81.1.3 Các khái niệm công cụ
1.1.3.1 Lựa chọn
Thuật ngữ “lựa chọn” được dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính toán đểquyết định sử dụng loại phương thức hay cách thức tối ưu trong số những điều kiện haycách thực hiện để có thể đạt được mục tiêu trong các điều kiện khan hiếm nguồn lực.[4]
1.1.3.2 Chọn trường
Các em học sinh lớp 12 trước khi chuẩn bị tốt nghiệp thường được nhà trường,gia đình, người thân tư vấn trong việc chọn trường, ngành học phù hợp với mục tiêunghề nghiệp và học lực Sau khi chọn ngành, nghề mình thích, căn cứ vào các tiêu chínhư: năng lực bản thân, điểm chuẩn, chỉ tiêu tuyển sinh, nhu cầu xã hội, việc làm saukhi ra trường, điều kiện vị trí địa lý, học sinh sẽ xác định cấp học phù hợp với nănglực rồi chọn trường và làm các thủ tục đăng ký dự thi Trong nghiên cứu này, kháiniệm chọn trường được hiểu là quyết định chọn trường đại học, cao đẳng (học viện) đểđăng ký dự thi và theo học sau khi tốt nghiệp THPT.[4]
Trước khi chọn trường, phải trả lời thật chính xác câu hỏi cơ bản nhất về chínhbản thân các em cũng như những vấn đề tâm lý có liên quan: Tôi là ai, tôi cần gì vàmuốn gì? tất cả những câu hỏi này phải được thực hiện một cách nghiêm túc nhằmbước đầu định hướng cho việc tìm hiểu bản thân và để xác lập phương hướng cuộcsống của chính mình
1.1.3.3 Hướng nghiệp
Hướng nghiệp cho học sinh là công tác hết sức quan trọng, thông qua hoạt độnghướng nghiệp sẽ giúp các em hiểu về nghề, hiểu về chính bản thân mình để có thể lựachọn cho mình một ngành nghề tương lai phù hợp với sở thích, năng lực bản thân, hoàncảnh gia đình, nhu cầu thực tế của xã hội Do đó, hoạt động hướng nghiệp ngày càngđược coi trọng Hiện nay đã có nhiều hình thức hướng nghiệp cho học sinh, bước đầumang lại hiệu quả cao, giúp học sinh giảm bớt được lo âu, căng thẳng khi chọn ngànhhọc cho mình.[4]
Trang 9Tuỳ thuộc vào đặc trưng cho mỗi lĩnh vực hoạt động khoa học mà khi xem xéthoạt động hướng nghiệp có thể có những quan điểm khác nhau về khái niệm này Cácnhà tâm lý học cho rằng đó là hệ thống các biện pháp sư phạm, y học giúp cho thế hệtrẻ chọn nghề có tính đến nhu cầu của xã hội và năng lực của bản thân; các nhà kinh tếhọc thì cho rằng đó là những mối quan hệ kinh tế giúp cho mỗi thành viên trong xã hộiphát triển năng lực đối với lao động và đưa họ vào một lĩnh vực hoạt động cụ thể, phùhợp với việc phân bố lực lượng lao động xã hội Trong nghiên cứu này, dưới góc độgiáo dục phổ thông, hướng nghiệp là sự ảnh hưởng của một tổ hợp các lực lượng xãhội, lấy sự chỉ đạo của hệ thống sư phạm làm trung tâm vào thế hệ trẻ, giúp cho các em
có những hiểu biết cơ bản về một số ngành nghề phổ biến để khi tốt nghiệp ra trường
để có thể lựa chọn cho mình một cách có ý thức nghề nghiệp trong tương lai
Giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận của giáo dục toàn diện Thông qua giáodục hướng nghiệp, mỗi học sinh có sự hiểu biết về tính chất và đòi hỏi của ngành nghề
mà mình hướng tới, biết phân tích thị trường hoạt động và sự đào tạo nghề tương ứng,
tự sàng lọc những nguồn tư vấn để tự mình tháo gỡ vướng mắc hoặc rèn luyện bảnthân Từ đó, mỗi học sinh tự xác định được đâu là nghề nghiệp phù hợp hoặc khôngphù hợp với mình
Để công tác hướng nghiệp đạt hiệu quả, cần phải đa dạng các hình thức hướngnghiệp, hướng nghiệp thường xuyên, liên tục trong suốt cả năm học Bên cạnh việcthực hiện giảng dạy theo chương trình của Bộ, nhà trường cần chỉ đạo, khơi dậy tinhthần trách nhiệm của đội ngũ sư phạm, để mỗi thầy cô là một “tư vấn hướng nghiệp”cho học sinh Phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, nhất là Đoàn Thanhniên xen kẽ vào buổi sinh hoạt dưới cờ hàng tuần nội dung hướng nghiệp dưới nhiềuhình thức: Hái hoa dân chủ, tìm hiểu về nghề nghiệp… Tổ chức các buổi sinh hoạtngoại khóa với các chủ đề: Ước mơ nghề nghiệp tương lai, đại học có phải duy nhất đểlập nghiệp, để chọn được ngành nghề phù hợp… Song song đó, trên các bảng thông tincủa nhà trường cần thường xuyên cập nhật những thông tin tuyển sinh, danh mục cũngnhư điểm chuẩn năm trước của hệ thống các trường đại học, cao đẳng, nghề… Ngoài
ra, nhà trường cần liên hệ với phụ huynh học sinh để cùng kết hợp tư vấn hướng
Trang 10nghiệp cho các em Có như vậy, hoạt động hướng nghiệp mới đi vào chiều sâu, đạthiệu quả cao, giúp học sinh hiểu được ngành, hiểu được nghề, hiểu được chính mình đểlựa chọn nghề nghiệp tương lai cho phù hợp.
1.1.3.4 Tư vấn hướng nghiệp
Tư vấn hướng nghiệp là tư vấn về sự hỗ trợ khách quan và cả cách nỗ lực chủquan trong quá trình hướng nghiệp Nó có lợi cho người đang cần tư vấn hướng nghiệp
và cũng lợi cho cả người cần dẫn dắt người khác hướng nghiệp Như vậy, tư vấnhướng nghiệp là một quá trình hoạt động tích cực, tự giác của học sinh dưới sự hướngdẫn của nhà trường, của gia đình cùng sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội để giúp họcsinh tìm hiểu về thế giới nghề nghiệp và chọn được ngành nghề phù hợp trong tươnglai
Tư vấn có hiệu quả thiết thực sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh cuối cấpchọn đúng trường, đúng ngành phù hợp với nguyện vọng, sở thích, năng lực học tậpcủa bản thân và nhu cầu về nguồn nhân lực của xã hội Chọn ngành, chọn trường thiđúng không chỉ là khâu quan trọng ảnh hưởng tới kết quả kỳ thi của mỗi thí sinh màcòn tránh lãng phí thời gian, tiết kiệm tiền của cho gia đình và xã hội Đó là điều hếtsức cần thiết trong công tác tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh hiện nay
Trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT, hoạt động tư vấn nghề
có liên quan tới hiệu trưởng, ban hướng nghiệp, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộmôn, thư viện, y tế, Học sinh là đối tượng của hoạt động tư vấn đồng thời là chủ thểcủa quá trình tiếp nhận thông tin nghề nghiệp do hoạt động tư vấn mang lại Do đó, họcsinh không chỉ có nhiệm vụ tiếp thu thông tin do chủ thể tư vấn cung cấp mà cùng với
nó là quá trình lựa chọn những thông tin hữu ích phù hợp với năng lực, sở trường, tìnhtrạng sức khỏe và nhu cầu lựa chọn nghề nghiệp của bản thân
Vì vậy, công tác hướng nghiệp giúp cho học sinh hiểu được hệ thống nghềnghiệp trong xã hội, phương hướng phát triển nền kinh tế quốc dân nói chung và củađịa phương nói riêng nhằm xác định cho bản thân trách nhiệm, nghĩa vụ sẵn sàng thamgia vào lao động sản xuất Trên cơ sở của sự hiểu biết nghề nghiệp và nền kinh tế quốcdân, của địa phương, những đòi hỏi khách quan của hoàn cảnh, biết đối chiếu với sự
Trang 11phát triển, năng lực, sở trường, tình trạng tâm sinh lý sức khỏe của bản thân để điềuchỉnh động cơ lựa chọn nghề Tạo ra những điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, về cácmối quan hệ xã hội và ý thức cầu tiến bộ của học sinh để các em tích cực tham gia cáchình thức lao động kỹ thuật do nhà trường tổ chức, nâng cao ý thức và thái độ laođộng, có dịp thử sức mình trong hoàn cảnh thực tiễn, từ đó kết luận về sự phù hợp nghềnghiệp của bản thân Phải làm cho mỗi học sinh có được tính chủ động trong lựa chọnnghề, có khả năng tự quyết định được con đường nghề nghiệp tương lai của mình.
1.2 Lược sử vấn đề nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Sau đây là một số công trình tiêu biểu trong ngoài nước có liên quan đến dạngnghiên cứu của đề tài
1.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới
Joseph Sia Kee Ming – Khoa Marketing và Quản lý Trường Kinh doanh CurtinUniversity, Sarawak Malaysia, đã đề xuất mô hình khung khái niệm các yếu tố ảnhhưởng đến quyết định chọn trường ĐH của sinh viên tại Malaysia Kết quả nghiên cứu
đã chỉ ra rằng quyết định chọn trường ĐH của sinh viên chịu sự ảnh hưởng của “Nhómyếu tố các đặc điểm cố định của trường ĐH” bao gồm: vị trí; chương trình đào tạo;danh tiếng; cơ sở vật chất; chi phí học tập; hỗ trợ tài chính; cơ hội việc làm và “Nhómyếu tố các nỗ lực giao tiếp với sinh viên” bao gồm: quảng cáo; đại diện tuyển sinh,giao lưu với các trường phổ thông; thăm viếng khuôn viên trường ĐH Mô hình do tácgiả đề xuất chỉ dừng lại ở mức giới thiệu các yếu tố có thể ảnh hưởng đến quyết địnhchọn trường ĐH – CĐ, do đó cần phải tiến hành đo lường các yếu tố và kiểm định sựphù hợp của mô hình.[9]
Russayani ISMAIL & Ctg đã thực hiện đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựachọn điểm đến giáo dục” nghiên cứu trường hợp sinh viên quốc tế tại ĐH UtaraMalaysia Nghiên cứu nêu bật vai trò quan trọng của việc duy trì chất lượng giáo dục
để đảm bảo khả năng cạnh tranh dài hạn và cố gắng xác định các yếu tố có thể ảnhhưởng đến việc ra quyết định của sinh viên quốc tế khi lựa chọn điểm đến giáo dục đạihọc Bằng cách sử dụng một mẫu khảo sát của 300 sinh viên quốc tế tại ĐH UtaraMalaysia, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng dịch vụ tuyệt vời, môi trường xã hội dễ
Trang 12chịu, cơ sở vật chất, các giảng viên chất lượng cao là các nhân tố then chốt ảnh hưởng
đế quyết định của sinh viên Nhóm tác giả đã đề xuất mô hình khá hoàn chỉnh, tuynhiên, nghiên cứu này chỉ có thể áp dụng được tại các trường đại học đào tạo sinh viênquốc tế.[11]
MeiTang, WeiPan và Mark D Newmeyer vận dụng mô hình Lý thuyết pháttriển xã hội nghề nghiệp (Hackett & Ctg, 1994) khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến xuhướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh trung học Nghiên cứu này cho thấy các yếu
tố như: kinh nghiệm học tập, khả năng tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, các lợi ích vàkết quả mong đợi trong quá trình phát triển nghề nghiệp có ảnh hưởng đến quyết địnhchọn nghề của học sinh trung học.[10]
Bromley H Kniveton đã tiến hành khảo sát 384 thanh thiếu niên (190 nam
và 194 nữ) đã đưa ra kết luận rằng cả nhà trường và gia đình có ảnh hưởng trực tiếphoặc gián tiếp ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên Vai trò của giáoviên là phát hiện năng khiếu và khả năng của học sinh và khuyến khích các em học cácngành nghề phù hợp, còn vai trò của phụ huynh học sinh có ảnh hưởng rất lớn đếnquyết định chọn nghề qua việc cung cấp thông tin, các hỗ trợ Ngoài ra còn có sự ảnhhưởng của anh chị em trong gia đình, bạn bè…[7]
Michael Borchert đã khảo sát 325 học sinh trung học của trường Trung họcGermantown, tiểu bang Wisconsin, Hoa Kỳ và đưa ra kết luận ba nhóm yếu tố thenchốt ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp là môi trường, cơ hội và đặc điểm cánhân Trong đó, nhóm yếu tố đặc điểm cá nhân có ảnh hưởng lớn nhất đến sự chọn lựanghề nghiệp của học sinh trung học
D.W.Chapman đã đề xuất mô hình tổng quát của việc lựa chọn trường ĐH củacác học sinh Qua quá trình khảo sát nhằm kiểm định mô hình đã phát hiện có 2 nhómyếu tố ảnh hưởng nhiều đến quyết định chọn trường ĐH của học sinh Nhóm thứ nhất
là đặc điểm của gia đình và cá nhân học sinh Nhóm thứ hai là các yếu tố thuộc bênngoài ảnh hưởng đến cá nhân như: các đặc điểm cố định của trường ĐH và nỗ lực giaotiếp của trường ĐH với các học sinh.[8]
Trang 131.2.2 Các nghiên cứu trong nước
Theo kết quả của nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sinh viên chọntrường Đại học Mở TP HCM” do TS Nguyễn Minh Hà, ThS Huỳnh Gia Xuyên, ThS.Huỳnh Thị Kim Tuyết, Trường Đại học Mở TP HCM thực hiện, có 7 nhân tố ảnhhưởng đến việc sinh viên chọn trường, chúng đều có mối quan hệ mật thiết với nhau.Nghiên cứu được thực hiện với 1.894 sinh viên năm thứ nhất hệ chính quy 7 nhân tốảnh hưởng đến việc sinh viên chọn trường bao gồm: Nỗ lực của nhà trường đưa thôngtin đến học sinh sắp tốt nghiệp THPT; Chất lượng dạy và học; Đặc điểm của bản thânsinh viên; Công việc trong tương lai; Khả năng đậu vào trường; Người thân trong giađình; Người thân ngoài gia đình[3] Nghiên cứu này được tiến hành khá công phu, làsản phẩm đặc thù của riêng Trường Đại học Mở TP HCM Tuy nhiên, theo quan điểmcủa tác giả, kết quả nghiên cứu vẫn còn đến 7 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quyết định,điều này không có gì sai nhưng với kết quả như vậy vận dụng vào thực tế sẽ rất khó
Trần Văn Quí và Cao Hào Thi, Trường ĐH Bách khoa – ĐHQG TP HCM, đãtiến hành nghiên cứu đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐH củahọc sinh trung học phổ thông” Kết quả phân tích 227 bảng trả lời của học sinh lớp 12năm học 2008 – 2009 của 5 trường THPT tại Quảng Ngãi cho thấy 5 yếu tố bao gồmyếu tố cơ hội việc làm trong tương lai; yếu tố đặc điểm cố định của trường đại học; yếu
tố về bản thân cá nhân học sinh; yếu tố về cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định củahọc sinh và yếu tố về thông tin có sẵn ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học
Từ kết quả nghiên cứu này, các tác giả đã đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp đỡ giađình, nhà trường và các tổ chức giáo dục có biện pháp thiết thực nhằm định hướng cóphương pháp và tạo điều kiện tốt nhất cho các HS THPT lựa chọn trường một cách tốtnhất có thể Tuy nhiên, mô hình này chỉ mới giải thích được vấn đề nghiên cứu ở mức21,5% khi nhân rộng ra tổng thể Vì vậy cần tăng thêm kích thước mẫu nghiên cứu,phạm vi nghiên cứu
Nguyễn Phương Toàn, đã thực hiện luận văn thạc sĩ “Khảo sát các yếu tố ảnhhưởng đến việc chọn trường của học sinh lớp 12 THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang”.Kết quả nghiên cứu đã đề xuất mô hình hồi quy gồm có 5 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến
Trang 14việc chọn trường của học sinh lớp 12 THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang từ mạnh đếnyếu như sau: Yếu tố về mức độ đa dạng và hấp dẫn ngành đào tạo; yếu tố về đặc điểmcủa trường đại học; yếu tố về khả năng đáp ứng sự mong đợi sau khi ra trường; yếu tố
về những nỗ lực giao tiếp của trường ĐH và yếu tố về danh tiếng của trường đại học.Tuy nhiên, mô hình hồi quy này cũng chỉ mới giải thích được 27,6% vấn đề nghiêncứu.[4]
PGS.TS Nguyễn Văn Tài & Ctg, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn đãthực hiện khảo sát hệ thống thứ bậc động cơ chọn ngành học tại ĐHQG TP HCM đãkết luận: Yêu thích nghề nghiệp và có được nghề phù hợp với năng lực là lựa chọnchính của sinh viên khi vào học tại các trường thuộc ĐHQG TP HCM, ngược lại cácyếu tố như: điểm tuyển thấp và cơ hội vào học cao, theo ý kiến của bạn bè, theo truyềnthống gia đình không phải là động cơ thúc đẩy sinh viên lựa chọn ngành học Đây lànghiên cứu ứng dụng thực tiễn tại một trường ĐH cụ thể tại Việt Nam.[4]
Nguyễn Đức Nghĩa, ĐHQG TP HCM đã đưa ra kết luận: thí sinh dự thi ĐHthường chọn các ngành đang hoặc có thể phát triển trong xã hội, nhưng chưa quan tâmđến các ngành cần thiết cho sự phát triển của xã hội Bên cạnh đó, thí sinh thường tậptrung chọn ngành học tại các trường ĐH có điểm chuẩn trúng tuyển thấp trong kỳtuyển sinh trước đó.[4]
1.3 Cơ sở lý thuyết, các giả thuyết nghiên cứu
1.3.1 Cơ sở lý thuyết
D.W.Chapman (1981) đã đề xuất mô hình tổng quát về việc chọn trường đạihọc của các học sinh Dựa vào kết quả thống kê thu thập cho thấy có 2 nhóm yếu tốảnh hưởng nhiều đến quyết định chọn trường Thứ nhất là đặc điểm của gia đình và
cá nhân học sinh Thứ hai là một số yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng cụ thể nhưcác cá nhân ảnh hưởng, các đặc điểm cố định của trường đại học và nỗ lực giao tiếpcủa trường đại học với các học sinh
Có rất nhiều nghiên cứu được sử dụng từ kết quả của D.W Chapman và pháttriển trên những mô hình khác để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựachọn trường đại học của HS THPT Cabera và La Nasa (1998) đã nghiên cứu mô hình
Trang 153 giai đoạn về vấn đề chọn trường đại học dựa trên nền tảng mô hình chọn trường củaD.W.Chapman và K Freeman Từ kết quả nghiên cứu này, Cabera và La Nasa nhấnmạnh rằng những mong đợi về công việc trong tương lai của học sinh cũng là mộtnhóm yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh.
Joseph Sia Kee Ming (2010) đã đề xuất mô hình khung khái niệm các yếu tốảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐH của sinh viên tại Malaysia Kết quả nghiêncứu đã chỉ ra rằng quyết định chọn trường ĐH của sinh viên chịu sự ảnh hưởng của
“Nhóm yếu tố các đặc điểm cố định của trường ĐH” bao gồm: vị trí; chương trình đàotạo; danh tiếng; cơ sở vật chất; chi phí học tập; hỗ trợ tài chính; cơ hội việc làm và
“Nhóm yếu tố các nỗ lực giao tiếp với sinh viên” bao gồm: quảng cáo; đại diện tuyểnsinh, giao lưu với các trường phổ thông; thăm viếng khuôn viên trường ĐH
Nhìn chung, có nhiều nhóm yếu tố ảnh hường đến quyết định lựa chọn trườngđại học của HS THPT đã được khám phá và công bố Tuy nhiên, để tiến hành thực hiện
đề tài này, tác giả sẽ dựa vào các kết quả nghiên cứu trên nhưng có sự chọn lọc, điềuchỉnh và bổ sung để hình thành mô hình nghiên cứu mới sao cho phù hợp với mục đíchđặt ra của đề tài
1.3.2 Các giả thuyết nghiên cứu
1.3.2.1 Nhóm yếu tố đặc điểm cố định của Trường ĐHTG
Vị trí tọa lạc của trường ĐH:
Sevier (1986) qua công trình nghiên cứu của mình đã cho thấy địa điểm trườngđại học có thể là một yếu tố quan trọng quyết định khả năng lựa chọn trường ĐH củahọc sinh Một số sinh viên có thể tìm kiếm trường ĐH gần nhà hoặc gần nơi làm việccho thuận tiện (Absher & Crawford năm 1996; Servier, 1994) Một nghiên cứu củaKohn và cộng sự (1976) đã kết luận rằng yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc sinhviên đi học đại học là do nhà của họ gần với một tổ chức giáo dục nào đó Hossler &Gallagher (1990) cho biết khả năng HS theo học tại các trường ĐH gần trường THPT
là khá cao dù các em chưa từng tham gia các hoạt động trong khuôn viên những trường
ĐH này Có thể thấy rằng với một chi phí thấp, vị trí địa lý gần trường đại học là một
Trang 16kích thích quan trọng ảnh hưởng đến quyết định của học sinh trong việc lựa chọn môitrường học cho mình
Chương trình học:
Một nghiên cứu tiến hành tại Kuala Lumpur và Selangor, Malaysia Yusof et al.(2008) cho thấy chương trình học phù hợp với nhu cầu xã hội là một trong các yếu tố
có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định chọn trường ĐH của HS THPT
Ford và cộng sự (1999) cũng nhận thấy rằng các vấn đề như phạm vi củachương trình nghiên cứu, tính linh hoạt của chương trình học, linh hoạt thay đổi lớn vànhiều lựa chọn mức độ là những yếu tố quan trọng nhất để học sinh lựa chọn các tổchức giáo dục đại học phù hợp Do đó, có thể kết luận rằng có một mối quan hệ tíchcực giữa các chương trình học tập và quyết định chọn trường đại học
Danh tiếng của trường ĐH:
Hình ảnh và uy tín có ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn trường ĐH Sinh viênđánh giá rất cao uy tín của một trường đại học và xem nó như một yếu tố có ảnh hưởngnhất định đến việc chọn trường (Lay & Maguire, 1981; Murphy, 1981; Sevier, 1986;Keling, 2006) Keling (2007) cho rằng các yếu tố ảnh hưởng lớn nhất mà sinh viên sẽđánh giá trong sự lựa chọn của họ về một tổ chức nào đó là danh tiếng của tổ chức Cómột sự tồn tại về mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa danh tiếng của trường đại học và quyếtđịnh chọn trường đại học của học sinh
Cơ sở vật chất:
Theo Absher & Crawford (1996), cơ sở vật chất giáo dục như phòng học, phòngthí nghiệm và thư viện…đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình lựa chọn của họcsinh đối với một trường đại học Do đó, có thể kết luận rằng đây là một trong nhữngyếu tố có ảnh hưởng khá mạnh đến quyết định chọn trường của các em
Chi phí học tập:
Joseph (2000) cho rằng vấn đề chi phí học tập có sức ảnh hưởng rất lớn trongviệc đưa ra quyết định chọn trường ĐH Jackson (1986) đã kết luận chi phí học tập làyếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến sự lựa chọn trường đại học trong khi các hỗ trợ tài chính
Trang 17để giảm chi phí là một ảnh hưởng tích cực Vì vậy, chi phí học tập đóng vai trò hết sứcquan trọng và quyết định khả năng chọn trường đại học của học sinh.
Hỗ trợ tài chính:
Một nghiên cứu được tiến hành bởi Yusof (2008) nhận thấy yếu tố hỗ trợ tàichính được cung cấp bởi các trường đại học là một trong bốn yếu tố then chốt ảnhhưởng đến quyết định chọn trường Trường ĐH nào tạo điều kiện cho học sinh có cơhội tiếp cận và thụ hưởng các hỗ trợ tài chính thì có nhiều khả năng được các em lựachọn (Jackson, 1988; Litten, 1982; Manski & Wise, 1983) Ismail (2009) đã nghiêncứu về sự ảnh hưởng của thông tin đến việc lựa chọn trường đại học, trong đó chỉ rarằng sinh viên hài lòng với quyết định chọn trường dựa trên sự hài lòng về thông tincủa họ với các yếu tố tài chính liên quan, trong đó bao gồm hỗ trợ tài chính và chi phíhọc tập hợp lý Dựa vào kết quả đề cập ở trên, có thể kết luận rằng hỗ trợ tài chính cómột sức ảnh hưởng đáng kể đến việc chọn trường đại học của học sinh phổ thông
Cơ hội việc làm:
Sevier (1998) cho biết học sinh thường bị thu hút bởi yếu tố cơ hội nghề nghiệpsau khi tốt nghiệp Theo Paulsen (1990), các em có xu hướng chọn trường đại học dựatrên cơ hội việc làm dành cho sinh viên đã tốt nghiệp đại học Họ rất quan tâm đến cơhội có được việc làm và thường bị ảnh hưởng bởi chính những gì sinh viên tốt nghiệpđang làm, những đóng góp cho xã hội của trường đại học (Sevier, 1997) Do đó, cơ hộiviệc làm là một yếu tố dự báo có ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định lựa chọn trườngđại học của học sinh
1.3.2.2 Nhóm yếu tố nỗ lực giao tiếp của Trường ĐHTG với HS THPT
Quảng cáo:
Nỗ lực tiếp thị của các trường ĐH thông qua các phương tiện truyền thông đãphát triển rất nhiều trong thời gian qua Báo chí, truyền hình và đài phát thanh đã đượcchứng minh là các phương tiện quảng cáo có hiệu quả đặc biệt trong việc xây dựnghình ảnh và uy tín (Hossler et al, 1990) Do đó, có thể khẳng định quảng cáo có sứcảnh hưởng khá lớn đến khả năng chọn trường đại học của học sinh THPT
Trang 18 Đại diện tư vấn tuyển sinh:
Lay & Maguire (1981) phát hiện ra rằng các chuyến thăm trường THPT của đạidiện tư vấn tuyển sinh trường đại học được đánh giá là có ảnh hưởng cực kỳ hiệu quảtrong việc thu hút học sinh Do đó, đại diện tư vấn tuyển sinh là một trong những yếu
tố then chốt có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định chọn trường ĐH của học sinhthông qua kết quả nghiên cứu của Rowe (1980) Những chuyến thăm này có thể manglại lợi ích cho cả học sinh và đại diện tuyển sinh (Hossler và cộng sự, 1990)
Thăm khuôn viên Trường ĐHTG (Campus Visit):
Tổ chức các chuyến thăm khuôn viên trường dành cho HS THPT là công cụtuyển sinh tốt nhất của trường đại học Nó là một yếu tố quan trọng trong quá trình đưa
ra quyết định của học sinh (Sevier, 1992) Hossler et al (1990) cũng nhận thấy việcthăm khuôn viên trường là việc làm không thể thiếu ở các trường đại học vì nó có ảnhhưởng đến quyết định nên chọn trường nào để đăng ký theo học của các em
1.3.2.3 Nhóm yếu tố đặc điểm bản thân học sinh
Khát vọng thành công:
Carpenter và Fleishman (1987), Gilmour và các cộng sự (1981), Jackson (1978)khám phá ra nguyện vọng được học tập những ngành nghề mà bản thân học sinh thíchthú và cho rằng mình sẽ thành công trong tương lai có ảnh hưởng rất lớn đến quyếtđịnh chọn trường đại học có ngành đào tạo này Nguyện vọng được học chuyên ngànhtheo sở thích cá nhân và kế hoạch nghề nghiệp tương lai là các yếu tố quan trọng đểcác em có cái nhìn tổng quát hơn khi lựa chọn trường học cho mình
Nhận thức năng lực cá nhân:
Theo Hossler (1984), khi học sinh nhận thức được khả năng bản thân có thể họctốt một ngành đào tạo cụ thể nào đó theo sở trường của mình thì chắc hẳn các em sẽđăng ký dự thi vào những trường đại học có ngành đào tạo này Manski & Wise (1983)cho biết, sự lựa chọn ngành học phù hợp với cá nhân đóng một vai trò quan trọng trongquyết định chọn trường đại học của học sinh
Trang 19 Kết quả học học tập ở trường THPT:
Trong một nghiên cứu của Borus (1993), kết quả học tập của học sinh là yếu tố
có ảnh hưởng khá lớn đến quyết định chọn trường đại học Vì thực tế, các em thường
có xu hướng chọn những trường có điểm chuẩn đầu vào phù hợp với năng lực củamình Các tác giả cho rằng kết quả học tập ở trường THPT là dấu hiệu giúp cho họcsinh thấy được khả năng vào đại học của mình và từ đó có quyết định lựa chọn trườngphù hợp
Giới tính:
Mô hình nghiên cứu của Ruth E Kallio(1995) còn cho thấy giới tính cũng cóảnh hưởng đến quyết định chọn trường Mức độ ảnh hưởng của các nhóm yếu tố trựctiếp sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ bởi đặc trưng về giới tính của học sinh TheoR.E.Kallio, giới tính khác nhau sẽ có mức độ ảnh hưởng gián tiếp khác nhau lênquyết định chọn trường đại học của các em
1.3.2.4 Nhóm yếu tố các cá nhân có ảnh hưởng
Theo D.W.Chapman (1981), trong quá trình chọn trường đại học, các học sinhthường bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự thuyết phục, khuyên nhủ của bạn bè và giađình Sự ảnh hưởng của các cá nhân này đến các học sinh có thể được thực hiện theo 3cách sau: (1) Ý kiến của họ về một trường đại học cụ thể nào đó là như thế nào (2) Họcũng có thể khuyên trực tiếp về nơi mà học sinh nên tham gia dự thi (3) Trong trườnghợp là bạn thân, thì chính nơi mà bạn thân dự thi cũng ảnh hưởng đến quyết định chọntrường của học sinh
Hossler và Gallagher (1987) một lần nữa khẳng định ngoài sự ảnh hưởng của bố
mẹ thì bạn bè cũng là một trong những nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết địnhchọn trường Bên cạnh đó, Hossler và Gallagher còn cho rằng ngoài bố mẹ, anh chị vàbạn bè, các cá nhân tại trường học cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định này.Xét trong điều kiện giáo dục của Việt Nam, cá nhân có ảnh hưởng lớn đến quyết địnhchọn trường của các em chính là các thầy cô của họ Do vậy, gia đình, bố mẹ, anh chị,bạn thân và thầy cô phổ thông chính là những người có ảnh hưởng nhất định trong việcđưa ra quyết định chọn trường học cho học sinh
Trang 201.3.3 Thang đo lường và ý nghĩa của thang đo lường
Khái niệm thang đo lường:
Thang đo là công cụ dùng để quy ước (mã hóa) các đơn vị phân tích theo cácbiểu hiện của biến Ngày nay với việc sử dụng máy tính thì việc mã hóa thường đượcthực hiện bằng con số Có 4 loại thang đo được sử dụng trong nghiên cứu, đó là: (1)thang đo định danh (nominal scale); (2) thang đo thứ tự (ordinal scale); (3) thang đokhoảng (interval scale) và (4) thang đo tỉ lệ (ratio scale)
Giới thiệu các loại thang đo:
- Thang đo định danh (nominal scale):
Thang đo định danh phản ánh sự khác nhau về tên gọi, màu sắc, tính chất, đặcđiểm…của các đơn vị Những con số được gán cho mỗi biểu hiện của thang đo chỉmang tính quy ước, nói lên sự khác biệt về thuộc tính giữa các đơn vị, chứ không nóilên sự khác biệt về lượng giữa các đơn vị đó, vì thế không thể dùng các con số này đểtính toán Ví dụ:
+ Giới tính của người trả lời: nữ (0), nam (1)
+ Tình trạng hôn nhân của người trả lời : đã có gia đình (1), chưa có gia đình (2)+ Các cửa hàng mà người tiêu dùng đã đến mua sắm: cửa hàng A, cửa hàng B,cửa hàng C, cửa hàng D…
- Thang đo thứ tự (ordinal scale):
Thang đo thứ tự phản ánh sự khác biệt về thuộc tính và về thứ tự hơn kém giữacác đơn vị Có thể dùng các con số xếp theo thứ tự tăng dần hay giảm dần để biểu hiệnthang đo Không thể tính toán trên những con số này
Ví dụ: Mức độ ưa thích của bạn đối với các cửa hàng mà bạn đã đến mua sắm(xếp theo thứ tự 1,2,3,…nghĩa là từ ưa thích nhất trở xuống): -cửa hàng A (4) -cửahàng B (1) -cửa hàng C (2) -cửa hàng D (3)
- Thang đo khoảng (interval scale):
Thang đo khoảng là một dạng đặc biệt của thang đo thứ tự, trong đó khoảng cáchgiữa các thứ tự đều nhau Thường dùng một dãy số đều nhau từ 1 đến 5, 1 đến 7, 1 đến10,… để biểu hiện thang đo này Có thể tính các tham số trong thống kê mô tả trên
Trang 21thang đo như số trung bình, số trung vị, phương sai, độ lệch chuẩn,…; tuy nhiên khôngthể làm phép chia tỷ lệ giữa các con số của thang đo, vì giá trị 0 của thang đo chỉ là con
số quy ước, có thể thay đổi tuỳ ý, nói cách khác là các giá trị số của thang đo khoảngkhông có điểm gốc 0 Ví dụ: Anh (chị) hãy đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tốsau trong một thông tin quảng cáo trên truyền hình:
Bảng 1.1: Minh họa sử dụng thang đo khoảng
Yếu tố
Mức độ quan trọngrất quan
trọng
khá quantrọng
quantrọng
khá khôngquan trọng
rất khôngquan trọng
- Thang đo tỷ lệ (ratio scale):
Thang đo tỷ lệ là một dạng đặc biệt của thang đo khoảng, trong đó giá trị 0 củathang đo là điểm gốc cố định Thang đo tỷ lệ có tất cả các tính chất của thang đo địnhdanh, thứ tự, khoảng Có thể làm phép chia tỷ lệ giữa các con số của thang đo và có thể
áp dụng tất cả các phương pháp thống kê cho thang đo này
Ví dụ: Người điều tra hỏi một khách hàng: nếu cho anh ta 100 điểm cố định đểanh ta cho điểm 4 cửa hàng nghiên cứu theo mức độ ưa thích của anh ta đối với từngcửa hàng này, thì anh ta sẽ phân bố điểm như thế nào ?
Giả sử câu trả lời là: -cửa hàng A (0 điểm) -cửa hàng B (60 điểm) -cửa hàng C (20điểm) -cửa hàng D (20 điểm) Ta có thể hiểu: anh ta không ưa thích một chút nào đốivới cửa hàng A; mức độ ưa thích cửa hàng C và D là bằng nhau; mức độ ưa thích cửahàng B nhiều gấp 3 lần mức độ ưa thích cửa hàng C và cửa hàng D
Ý nghĩa của đo lường:
Nhờ đo lường, các đặc tính của sự vật được biến thành những dạng mà nhànghiên cứu có thể phân tích được, chính các đặc tính khác nhau đó giúp ta phân biệtcác sự vật với nhau Những đặc tính của một cá nhân và rất nhiều hiện tượng khác đều
Trang 22là những quan tâm của người nghiên cứu cần được đo lường, đánh giá, vì thế thông tin
về chúng là rất cần thiết cho các quyết định quản trị Bên cạnh đó, các cố gắng để gắn
số liệu cho các đặc tính sự vật là hết sức quan trọng vì phân tích tính toán và thống kêchỉ có thể thực hiện bằng các con số
1.4 Tóm tắt Chương 1
Chương 1 đã trình bày cơ sở lý luận và tổng quan các công trình nghiên cứu cóliên quan đến đề tài nghiên cứu Qua việc trình bày cơ sở lý luận cho thấy xu hướngchọn trường, chọn nghề của HS THPT là một thành tố, nó có mối quan hệ ảnh hưởngvới nhiều thành tố khác Phần trình bày tổng quan các công trình nghiên cứu trong vàngoài nước đã tập trung giới thiệu, phân tích các nghiên cứu của các tác giả trong vàngoài nước có nội dung liên quan đến việc chọn nghề, chọn trường ĐH - CĐ của HSTHPT Đồng thời, Chương 1 cũng đã trình bày giả thuyết các nhóm yếu tố ảnh hưởngđến quyết định chọn ĐHTG của HS THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang và giới thiệucác loại thang đo lường ứng dụng trong nghiên cứu
Trang 23Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN2.1 Giới thiệu Trường ĐHTG
2.1.1 Lược sử hình thành Trường ĐHTG
Trường ĐHTG được thành lập theo quyết định số 132/2005/QĐ-TTg ngày06/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở hợp nhất Trường Cao đẳng Sư phạmTiền Giang (thành lập 9/1997 trên cơ sở hợp nhất Trường Cao đẳng Sư phạm vàTrường Trung học sư phạm mà tiền thân là 4 trường Sư phạm của tỉnh được thành lập
từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng) và Trường Cao đẳng Cộng đồng TiềnGiang (thành lập 8/2000, trên cơ sở hợp nhất Trung tâm Đào tạo và Bồi duỡng tại chứcliên tỉnh Tiền Giang - Long An - Bến Tre mà tiền thân là Viện Đại học Cộng đồng TiềnGiang ra đời 1971 và Trường Công nhân Kỹ thuật Tiền Giang)
Trường ĐH Tiền Giang là cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học thuộc hệ thốngGiáo dục Quốc dân và là trường ĐH công lập, đa cấp, đa lĩnh vực, đào tạo liên thôngtheo hướng nghề nghiệp - ứng dụng Trường trực thuộc UBND tỉnh Tiền Giang và chịu
sự quản lý Nhà nước về chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.[14]
2.1.2 Giá trị cốt lõi và chính sách chất lượng của Trường ĐHTG
Giá trị cốt lõi
“Thiết thực – Hiệu quả - Hài hòa”, Trường ĐHTG quan tâm đặc biệt đến việc xâydựng và cải tiến chương trình đào tạo theo hướng giảm tải và hiện đại nhằm đảm bảocác giáo trình, chương trình học phù hợp thực tiễn, đảm bảo sinh viên khi tốt nghiệp cókiến thức và kỹ năng đáp ứng được mong đợi của các nhà tuyển dụng.[14]
Chính sách chất lượng
Trường ĐHTG đào tạo nguồn nhân lực đa dạng, có chất lượng cao, phục vụ sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng đồng bằng sông Cửu Long, đáp ứng yêucầu nhà tuyển dụng và hội nhập quốc tế Để hoàn thành sứ mạng trên, Trường ĐHTGcam kết:
1) Thường xuyên xem xét, cập nhật, cải tiến nội dung chương trình đào tạo, nộidung giáo trình, bài giảng theo yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong xã hội
Trang 242) Thường xuyên cải tiến, đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chấtlượng đào tạo.
3) Chăm lo xây dựng đội ngũ CB-VC, nhất là đội ngũ giảng viên có đủ trình
độ, phẩm chất và năng lực để đáp ứng nhu cầu học tập của người học
4) Luôn đảm bảo đủ phòng học, phòng thí nghiệm, thực hành, thư viện, tổchức môi trường Internet không dây (wireless) phủ khắp các khối nhà học tập trongtrường, máy móc thiết bị, vật tư để việc dạy và học đạt chất lượng cao, đáp ứng yêucầu lao động xã hội
5) Luôn lắng nghe và tạo điều kiện thuận lợi để người học có thể phát triểntiềm năng sáng tạo của mình
6) Thực hiện đầy đủ các chính sách của Nhà nước đối với người học
7) Thường xuyên xem xét, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩnISO 9001:2000 nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của nhà trường.[14]
2.1.3 Ngành nghề đào tạo
Căn cứ theo các quyết định mở ngành và chuyển đổi tên ngành của Bộ Giáodục và Đào tạo, hiện nay trường đang đào tạo 63 chương trình đào tạo Trong đó có 20chương trình đại học (10 chương trình đại học chính quy, 10 chương trình liên thông);
42 chương trình Cao đẳng (21 chương trình chính quy, 21 chuyên ngành liên thông)
và 12 chương trình Trung cấp chuyên nghiệp [14]
2.2 Chất lượng của các trường THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Tỉnh Tiền Giang hiện có 35 trường THPT, căn cứ Theo thống kê của Cục Côngnghệ thông tin - Bộ GD & ĐT, điểm trung bình (ĐTB) kỳ thi tuyển sinh đại học cáckhối của các trường THPT trên địa bàn tỉnh tiền Giang với tiêu chí: xét những thísinh (không phân biệt năm tốt nghiệp THPT) dự thi đủ 3 môn khối A, A1, B, C và Dvới những trường phổ thông có từ 30 lượt thí sinh dự thi trở lên thì Trường THPTChuyên Tiền Giang là 19,99, xếp thứ 33 trong top các trường THPT có điểm tuyểnsinh cao trên toàn quốc Trường THPT Chuyên Tiền Giang có 432 thí sinh dự thi, trong
đó có 9 thí sinh từ 27 điểm trở lên Cụ thể chất lượng kỳ thi tuyển sinh đại học các khốicủa các trường THPT trên địa bàn tỉnh tiền Giang trong năm 2013 như sau:
Trang 25Bảng 2.1: Thống kê ĐTB kỳ thi tuyển sinh ĐH –CĐ khối ABCD tỉnh Tiền
Giang năm 2013 (Kể cả thí sinh tự do)
Hạng Tỉnh Tên trường phổ thông Số HS TN 2013 Lượt dự thi Điểm TB
33 Tiền Giang THPT Chuyên TG 233 432 19.99
178 Tiền Giang THPT Nguyễn Đình Chiểu 741 1295 15.84
236 Tiền Giang THPT Đốc Binh Kiều 598 932 15.39
304 Tiền Giang THPT Trương Định 556 957 14.96
320 Tiền Giang THPT Vĩnh Bình 579 898 14.83
418 Tiền Giang THPT Gò Công Đông 518 810 14.37
584 Tiền Giang THPT Phạm Thành Trung 497 696 13.73
769 Tiền Giang THPT Bình Đông 211 309 13.17
807 Tiền Giang THPT Lưu Tấn Phát 359 556 13.08
835 Tiền Giang THPT Nguyễn Văn Côn 362 533 12.96
847 Tiền Giang THPT Bình Phục Nhứt 223 321 12.93
932 Tiền Giang THPT Thủ Khoa Huân 356 481 12.67
1021 Tiền Giang THPT Phước Thạnh 158 125 12.46
Trang 261047 Tiền Giang THPT Phú Thạnh 158 165 12.40
1093 Tiền Giang THPT Tân Phước 160 229 12.31
1110 Tiền Giang THPT Nguyễn Văn Tiếp 181 320 12.28
1125 Tiền Giang THPT Long Bình 132 166 12.24
1204 Tiền Giang THPT Mỹ Phước Tây 290 409 12.05
1208 Tiền Giang THPT Dưỡng Điềm 266 424 12.05
1402 Tiền Giang THPT Trần Hưng Đạo 527 706 11.68
1418 Tiền Giang THPT Thiên Hộ Dương 273 435 11.63
1495 Tiền Giang THPT Phan Việt Thống 301 441 11.47
1764 Tiền Giang THPT Huỳnh Văn Sâm 224 293 10.87
1825 Tiền Giang THPT Trần Văn Hoài 227 253 10.74
1953 Tiền Giang THPT Tứ Kiệt 150 236 10.41
1957 Tiền Giang THPT Rạch Gầm-Xoài Mút 100 202 10.41
1995 Tiền Giang THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa 107 176 10.34
2043 Tiền Giang THPT Lê Thanh Hiền 195 301 10.23
2095 Tiền Giang THPT Nguyễn Văn Thìn 152 152 10.09
Nguồn: Theo thống kê của Cục Công nghệ thông tin - Bộ GD & ĐT.
Trang 272.3 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện qua hai bước như sau:
- Nghiên cứu khám phá sử dụng phương pháp định tính (qualitativemethodology) được tiến hành thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm nhằm phát hiện, điềuchỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để thực hiện đo lường các khái niệm nghiêncứu
- Nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp định lượng (quantitativemethology) được thực hiện thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp với bảng câu hỏichi tiết nhằm đánh giá các thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết của đề tài
2.3.1 Nghiên cứu khám phá (định tính)
Mục đích của bước nghiên cứu định tính này là nhằm khám phá các nhóm yếu
tố then chốt ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường ĐHTG của HS THPT Đối tượngnghiên cứu là các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường ĐHTG Phươngpháp thu thập thông tin được sử dụng thông qua hình thức thảo luận nhóm dựa theomột đề cương đã được chuẩn bị trước Kích thước mẫu tham gia thảo luận là 20 HS cáctrường THPT Trần Hưng Đạo, Dưỡng Điềm, Tân Hiệp, Nguyễn Đình Chiểu
2.3.2 Nghiên cứu chính thức (định lượng)
Mục đích của bước nghiên cứu này là đo lường các thang đo, kiểm định mô hình
lý thuyết các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường ĐHTG đã đặt ra.Nghiên cứu này được tiến hành tại Trường ĐHTG với các mẫu khảo sát thông tin đượcthu thập từ các trường THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Nghiên cứu chính thức với kích thước mẫu là 350, mục đích chính của bướcnghiên cứu này là:
- Phát hiện các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường ĐHTG
- Xây dựng thang đo lường các yếu tố trên
- Xây dựng mô hình hồi quy giữa các nhóm yếu tố
Trang 282.3.3 Quy trình nghiên cứu
Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu
Nguồn: PGS-TS Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai (2002), Nghiên cứu các
thành phần của giá trị thương hiệu và đo lường chúng trong thị trường hàng tiêu dùngViệt Nam, B2002-22-33, ĐH Kinh tế TP.HCM, trang 22
Cronbach alpha
Phân tích yếu tố
Thang đo hoàn chỉnh
Phân tích hồi quy tuyến tính bội
Kiểm tra hệ số alpha
Kiểm tra yếu tố trích đượcKiểm tra phương sai trích được
Kiểm định mô hìnhKiểm định lý thuyết
Kiểm tra tính đồng nhất của biến quan sát
Trang 292.4 Mô hình nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, thang đo được xây dựng dựa trên cơ
sở lý thuyết về xây dựng thang đo và về sự thỏa mãn, đồng thời tham khảo các thang
đo đã được phát triển trên thế giới như SERQUAL (Zeithaml và Bitner, 1996), cácnghiên cứu mẫu về chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn (Parasuraman, 1991) Chúngđược điều chỉnh và bổ sung sao cho phù hợp với mục đích nghiên cứu, có tất cả 04nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường ĐHTG của HS THPT trên địa bàntỉnh Tiền Giang là:
(1) Đặc điểm cố định của Trường ĐHTG;
(2) Nỗ lực giao tiếp của Trường ĐHTG đến HS THPT;
(3) Đặc điểm bản thân của HS THPT;
(4) Cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường ĐHTG
Qua các bước nghiên cứu đã được tiến hành, tác giả đề xuất quy trình nghiên cứucủa đề tài này như sau:
Hình 2.2: Mô hình lý thuyết của đề tài
Nỗ lực giao tiếp của
Trang 302.5 Mã hóa biến quan sát
Bảng 2.2: Mã hóa các biến quan sát
X1 Nhóm yếu tố các đặc điểm cố định của Trường ĐHTG
V1.1 Trường ĐHTG có ngành đào tạo đa dạng và hấp dẫn
V1.2 Trường ĐHTG là địa chỉ đào tạo có danh tiếng, thương hiệu
V1.3 Trường ĐHTG có cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ giảng dạy tốt.V1.4 Trường ĐHTG thu học phí thấp phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình.V1.5 Trường ĐHTG có chế độ học bổng và các chính sách hỗ trợ tài chính cho sinh viên theo học.V1.6 Có cơ hội tìm được việc làm đúng theo chuyên môn được đào tạo sau khitốt nghiệp Trường ĐHTG.V1.7 Trường ĐHTG có vị trí địa lý gần nhà, thuận lợi cho việc đi lại và học tập.
X2 Nhóm yếu tố nỗ lực giao tiếp của Trường ĐHTG
V2.1 Trường ĐHTG thực hiện quảng cáo cung cấp đầy đủ thông tin về trường qua các phương tiện truyền thông.V2.2 Trường ĐHTG có các hoạt động tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp tốt.V2.3 Do đã được đến tham quan trực tiếp tại Trường ĐHTG
X3 Nhóm yếu tố đặc điểm bản thân học sinh
V3.1 Vì điểm chuẩn đầu vào của Trường ĐHTG phù hợp với năng lực cá nhân.V3.2 Vì Trường ĐHTG có ngành đào tạo phù hợp với sở thích và nguyện vọngcủa cá nhân.V3.3 Vì Trường ĐHTG có ngành đào tạo phù hợp với năng lực bản thân.V3.4 Vì Trường ĐHTG có ngành đào tạo phù hợp với giới tính cá nhân
X4 Nhóm yếu tố các cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường ĐHTG
Trang 31V4.1 Theo ý kiến của cha, mẹ.
V4.2 Theo ý kiến của anh, chị em trong gia đình
V4.3 Theo ý kiến của thầy/cô giáo chủ nhiệm, giáo viên hướng nghiệp ở trường trung học.V4.4 Theo ý kiến của bạn bè
V4.5 Theo ý kiến của các chuyên gia tư vấn, đại diện tuyển sinh
V4.6 Theo ý kiến của các anh/chị sinh viên đã và đang học tại Trường ĐHTG.V4.7 Theo ý kiến của thầy/cô Trường ĐHTG
DCU Thi vào Trường ĐHTG là một trong các quyết định ưu tiên của bạn
2.6 Thông tin mẫu nghiên cứu
Tổng số phiếu khảo sát được phát ra là 420 phiếu Qua bước kiểm tra có đến 70phiếu khảo sát không hợp lệ Do đó, tỷ lệ phiếu khảo sát hợp lệ được sử dụng trongphân tích dữ liệu đạt 83,33% so với tổng số phiếu đã phát ra
2.6.1 Giới tính
Kết quả thống kê giới tính của mẫu nghiên cứu này cho thấy trong 350 học sinhtham gia trả lời phỏng vấn có 165 học sinh nam và 185 học sinh nữ tương ứng với47,1% và 52,9% Thống kê về giới tính của các đối tượng được khảo sát biểu hiện quabảng và biểu đồ sau:
Bảng 2.3: Giới tính mẫu nghiên cứu
Học sinh Tần số Phần trăm Phần trăm lũy tích
Trang 32Biểu đồ 2.1: Giới tính mẫu nghiên cứu
2.6.3 Thời gian quyết định chọn trường ĐH - CĐ
Kết quả thống kê cho thấy thời gian học sinh bắt đầu lựa chọn trường ĐH - CĐ
để dự thi chủ yếu là từ năm lớp 12, chiếm đến 54,9% Tuy nhiên, có đến 23,1% họcsinh có quyết định chọn trường ĐH - CĐ ngay từ khi mới học lớp 10 Kết quả thống kênày gợi mở cho các nhà hoạch định tuyển sinh nên có chiến lược phù hợp hơn trongcông tác tuyển sinh vì có đến 38,8% học sinh đã có quyết định chọn trường ĐH - CĐ
để thi vào ngay từ lớp 10 và lớp 11 Thống kê về thời gian quyết định chọn trường ĐH
- CĐ biểu hiện qua bảng và biểu đồ sau:
Trang 33Bảng 2.5: Thời gian quyết định chọn trường ĐH – CĐ Thời gian chọn trường
ĐH – CĐ Tần số Phần trăm Phần trăm lũy tích
Trang 34phá sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm.Mục đích của bước nghiên cứu này là nhằm nhận diện các yếu tố có ảnh hưởng quyếtđịnh chọn Trường ĐHTG của HS THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, các thang đolường các khái niệm nghiên cứu cũng được xây dựng để phục vụ cho nghiên cứu chínhthức Trong nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thôngqua kỹ thuật khảo sát bằng phiếu hỏi với kích thước mẫu khảo sát là n = 350 Chương 3tiếp theo sẽ trình bày kết quả nghiên cứu thu thập được qua công cụ phần mềm SPSSversion 16.0
Trang 35Chương 3 YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG ĐHTG
VÀ GIẢI PHÁP 3.1 Kết quả nghiên cứu định lượng
3.1.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Các thang đo đều được đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số tin cậy Cronbach’sAlpha của phần mềm thống kê SPSS version 16.0 Thang đo được sử dụng trongnghiên cứu này sẽ tiếp tục đánh giá bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha Hệ số nàyđược phát hiện năm 1951, dùng để đo lường độ tin cậy của thang đo theo phương phápnhất quán nội tại Hệ số Cronbach’s Alpha được tính theo công thức sau:
Với: k là số biến quan sát trong thang đo;
i là phương sai của biến quan sát thứ i,
r2 là phương sai của tổng thang đo.
Để nghiên cứu có được độ tin cậy của thang đo cao, các hệ số thu được cầnbảo đảm 03 tiêu chí sau:
- Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,7 trở lên;
- Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item - TotalCorrelation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại (Nunnaly 1994);
- Các biến quan sát có hệ số Alpha nếu bỏ đi mục hỏi (Alpha if ItemDeleted), hệ số Cronbach’s Alpha sẽ bị loại (Hoàng Trọng 2005)
Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,8 trở lênđến gần 1 thì thang đo lường tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được Cũng có nhànghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng đượctrong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời
Trang 36trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally 1978, Peterson 1994, Slater 1995, Hoàng Trọng2005)
Sử dụng phần mềm SPSS để đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tincậy Cronbach’s Alpha, các kết quả thu được cho thấy thang đo lường đạt chuẩn vì có
hệ số Cronbach’s Alpha đạt từ 0.8318 đến 0.9053 Bên cạnh đó, khi xét đến hệ sốtương quan biến tổng (Corrected Item - Total Correlation) thì kết quả chỉ ra rằngkhông phải loại biến quan sát nào vì các biến quan sát đều đạt hệ số tương quan biếntổng từ 0.5909 trở lên Do đó, có thể kết luận rằng thang đo lường dùng để thu thập dữliệu của mô hình nghiên cứu là đạt tiêu chuẩn rất cao Kết quả kiểm định độ tin cậy củathang đo được trình bày ở các bảng sau đây:
Bảng 3.1: Hệ số tin cậy Cronbach’ Alpha các thang đo
Thang đo Số lượng biến quan sát Hệ số alpha
Nhóm yếu tố các đặc điểm cố định của Trường
Nhóm yếu tố nỗ lực giao tiếp của Trường ĐHTG 03 0.8318
Nhóm yếu tố các cá nhân có ảnh hưởng đến quyết
Bảng 3.2: Hệ số tương quan biến tổng
Biến quan (Corrected Item- Total Correlation)Hệ số tương quan biến tổng
Trang 373.1.2 Phân tích nhân tố
Trong phân tích nhân tố, cần kiểm định mối tương quan của các biến với nhau.Giả thuyết:
H0: các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể Nếu giả thuyết H0
không được bác bỏ thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp
Việc tiến hành phân tích nhân tố được thực hiện thông qua phần mềm thống kêSPSS 16.0 for Windows với phương pháp trích các nhân tố (phương pháp mặc định làrút trích các thành phần chính – Principal components analysis), phương pháp xoaynhân tố Varimax procedure (xoay nguyên các góc yếu tố để tối thiểu hóa lượng biến có
Trang 38hệ số lớn tại cùng một nhân tố, vì vậy sẽ tăng cường khả năng giải thích các yếu tố) vàđiểm dừng khi trích yếu tố có Eigenvalue là 1.
Chỉ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin measure of sampling adequacy) là một chỉ sốđược dùng để xem xét sự thích hợp của các phân tích nhân tố Trị số của KMO lớn(giữa 0.5 và 1) có ý nghĩa là việc phân tích nhân tố là thích hợp, ngược lại nếu chỉ sốKMO nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu
Mô hình nghiên cứu gồm 4 nhóm yếu tố với 21 biến quan sát ảnh hưởng đếntừng nhóm yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường ĐHTG của HS THPTtrên địa bàn tỉnh Tiền Giang Kết quả phân tích nhân tố cho thấy hệ số KMO = 0,853 >0,5 và p = 0,00 chứng tỏ giả thuyết H0 “các biến không có tương quan với nhau” bị bác
bỏ Do đó, việc phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) làphương pháp phù hợp, đồng thời xác định số lượng nhóm yếu tố được trích ra trongquá trình phân tích, sử dụng kết quả tổng phương sai giải thích được (Total VarianceExplained) Theo tiêu chuẩn giá trị Eigenvalues > 1, kết quả cho thấy các nhóm yếu tốvẫn giữ nguyên (không tách thành nhóm mới) và 4 nhóm yếu tố được trích ra có thểgiải thích đến 68,192% sự biến thiên của dữ liệu Kết quả phân tích nhân tố được trìnhbày tóm tắt trong các bảng sau:
Bảng 3.3: Chỉ số KMO
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling
Bartlett's Test of Sphericity