1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

sáng kiến một số biện pháp hình thành kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5 6 tuổi tại trường mầm non

20 75 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 58,49 KB

Nội dung

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN Họ và tên: Giới tính: Nữ Ngày,tháng, năm sinh: Cơ quan, đơn vị công tác: Trường Mầm Non…………… Chức vụ chức danh: Giáo viên Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm 1. Tên sáng kiến:“Một số biện pháp hình thành kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ 56 tuổi tại trường mầm non …………………”. 2. Lĩnh vực áp dụng: 2.1.Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:Phát triển ngôn ngữ, phát triển nhận thức trong đó phát triển tình cảm kỹ năng xã hội chiếm vai trò quan trọng hơn. 2.2. Mục tiêu Cấp học mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, cấp học đặt nền móng cho các cấp học sau này với mục tiêu giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất về thể chất, tình cảm, tinh thần.trí tuệ, thẩm mỹ hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ bước vào các cấp học tiếp theo. Trẻ mầm non học bằng chơi, chơi mà học. Đối với trẻ mẫu giáo hoạt động vui chơi đóng vai trò chủ đạo đối với sự phát triển toàn diện của trẻ.Chơi là cách để trẻ hình thàng kỹ năng. Do đó, tổ chức trò chơi chính là góp phần tổ chức kỹ năng sống của trẻ. Chơi theo nhóm sẽ hình thành kỹ năng làm việc nhóm. Thông qua chơi, hành động chơi với những mối quan hệ bạn bè cùng chơi việc học của trẻ trở nên nhẹ nhàng và đạt hiệu quả cao hơn. Có thể kể tới những kỹ năng cơ bản cần thiết cho trẻ như: Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bảo vệ bản thân, kỹ năng thuyết trình,…Trong đó kỹ năng làm việc theo nhóm là một kỹ năng quan trọngđối với trẻ mẫu giáo nói chung và đặc biệt là trẻ 56 tuổi nói riêng. Làm việc theo nhóm không chỉ giúp trẻ hoàn thành công việc thuận lợi hơn mà còn giúp trẻ có thể tăng khả năng gắn kết cũng như hòa đồng với bạn bè trong lớp nhiều hơn. Trẻ cùng nhau hoạt động thì mọi hoạt động học cũng như chơi không còn cảm thấy nhàm chán, trẻ sẽ hứng thú tích cực hơn nhiều, khi trẻ hứng thú thì sẽ kích thích sự sáng tạo trong trẻ và việc lĩnh hội các kiến thức sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Mặt khác, làm việc nhóm sẽ giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp, biết cách tự khẳng định bản thân mình trong môi trường tập thể. Đồng thời giúp trẻ có thể phát huy cá tính, sự sáng tạo, biết hợp tác với những người bạn khác để hoàn thành những công việc chung. Chính vì vậy, kỹ năng hoạt động theo nhóm cần được rèn luyện và hình thành, ngay từ khi trẻ còn nhỏ việc trang bị các kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ là hết sức quan trọng, nếu làm được điều đó thì chắc chắn sẽ giúp cho trẻ ngày càng tự tin hơn và có tính tự lập hơn, và cũng là nền tảng vững vàng cho trẻ phát triển tốt nhất trong tương lai. Ở trường mầm non trẻ có được kỹ năng này sẽ giúp trẻ bước lên các bậc học tiếp theo không phải bỡ ngỡ, việc học theo nhóm luôn là hình thức bắt buộc trẻ phải tham gia để lĩnh hội những kiến thức cần thiết cho bản thân trẻ dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Đối với trẻ thì hoạt động nhóm không chỉ giúp trẻ hoàn thành công việc thuận lợi mà còn giúp trẻ có thể tăng khả năng gắn kết cũng như hòa đồng với bạn bè trong lớp nhiều hơn. Trẻ cùng nhau hoạt động thì mọi hoạt động học cũng như hoạt động vui chơi không còn cảm thấy nhàm chán, trẻ sẽ hứng thú tích cực nhiều hơn, khi trẻ hứng thú thì sẽ kích thích sự sáng tạo trong trẻ và việc lĩnh hội các kiến thức sẽ trở nên dễ dàng hơn. Hình thành kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ không quá khó chỉ là chúng ta chưa thật sự chú ý, quan tâm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động. Nếu ta quan tâm, yêu thương trẻ thì không có gì là khó khăn, trở ngại. Từ suy nghĩ đó, thời gian qua tại trường mầm non ………. ngay chính lớp tôi phụ trách tôi đã thử nghiệm. Điều này, đối với trẻ của lớp và sau thời gian thực hiện mang lại hiệu quả tích cực. Từ tích lũy đó tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp hình thành kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ 5 6 tuổi tại trường mầm non …….” Đây là một vấn đề vô cùng cấp thiết và cần phải thực hiện. 2.3.Đối tượng và phạm vi nguyên cứu:Lớp mẫu giáo 5 tuổi …………, lớp tôi đang chủ nhiệm, các lớp tại trường mầm non ………… chúng tôi và một vài trường khác. 3. Cơ sở pháp lý: Theo nhà tâm lý học người Ý, Dr.Miria Montessori (1870 – 1952) cho rằng trẻ chơi chính là trẻ “làm việc”. Những nghiên cứu trên thế giới trong đó có nghiên cứu hoạt động nhóm “Team Work”, nó xuất hiện rất lâu từ những năm 20,30 của thế kỉ XX. Đây là một quá trình lâu dài mà một tổ chức, tập thể thực hiện gắn kết các thành viên lại với nhau, để tạo các thành viên phối hợp, đoàn kết tạo ra hiệu quả công việc cao hơn. Như vậy, trong lịch sử giáo dục thế giới những tư tưởng mang tính chất làm việc nhóm xuất hiện rất sớm và hiện nay được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trên thế giới. Tuy còn nhiều cách tiếp cận và quan niệm khác nhau song các công trình nghiên cứu đều khẳng định vai trò hết sức to lớn của kỹ năng làm việc nhóm và sự cần thiết phải giáo dục kỹ năng làm việc nhóm trong dạy học. Làm việc nhóm cũng là một trong những cách giúp con người làm việc, học tập chủ động hơn và có kết quả hơn. Sự hợp tác trong công việc, học tập và nghiên cứu là một rong những cách tốt nhất để đến thành công. Cái ta tưởng là khó thì đối với những người khác lại rất dễ dàng, cái ta thiếu thì người khác lại dư.Vì vậy, làm việc nhóm là sự cộng hưởng tốt nhất cho mọi người. Hiện nay, giáo dục mầm non đang đặt mục tiêu giáo dục chú trọng dạy trẻ ở các kỹ năng, trong đó có kỹ năng làm việc nhóm. Những nghiên cứu hoạt động nhóm trong giáo dục mầm non ở nước ngoài. “Làm việc nhóm” ngày nay đã trở thành một đối tượng của khoa học và người ta được đào tạo không chỉ để hiểu nó mà còn là tác động vào để biến nó thành một công cụ giáo dục và phát triển cá nhân, xã hội. Các nhóm nhỏ trở thành đối tượng nghiên cứu khoa học.Rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp và lớn hơn nữa là nhiều quốc gia đã thật sự quan tâm và thúc đẩy việc đào tạo kỹ năng làm việc nhóm. Ở Nhật Bản các em học sinh nhỏ tuổi đã sớm được định hướng và rèn luyện tinh thần hợp tác, tương tác và hỗ trợ với những người khác. Ở Việt Nam những nghiên cứu về hoạt động nhóm trong giáo dục: Tâm lý học hoạt động , khi nghiên cứu bản chất tâm lý người đã chỉ ra rằng tâm lý hình thành trong hoạt động. Từ đó Phạm Minh Hạc nhấn mạnh: “nhà trường hiện đại ngày nay là nhà trường hoạt động, dùng phương pháp hoạt động...Thu hẹp sự cưỡng bức của nhà giáo thành sự hợp tác bậc cao”.Phương pháp giáo dục bằng hoạt động là dẫn dắt học sinh tự xây dựng công cụ làm trẻ thay đổi từ bên trong...Hoạt động cùng nhau, hoạt động hợp tác giữa thầy và trò, hoạt động hợp tác giữa trò và trò có một tác dụng lớn. Ngoài ra cũng có một số đề cập đến vấn đề liên quan đến hợp tác, hình thành kỹ năng hợp tác theo phương thức học hợp tác nhóm. Hay như Nguyễn Hữu Châu khái quát quá trình trẻ học, làm việc nhóm là quá trình cá nhân tạo kiến thức cho mình nhưng đó là những kiến thức thông qua tương tác với cá nhân khác, với xã hội và thực tiễn mà có. Bên cạnh đó cũng còn rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề này như: Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Ngọc Bảo, Tô Hiệu, tác giả Nguyễn Thị Hòa, tác giả Hoàng Thị Phương, tác giả Phạm Hương Giang, tác giả Nguyễn Thị Xuân Yến... Tóm lại giáo dục kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ mầm non là vấn đề đã được quan tâm nghiên cứu ở Việt Nam cũng như trên thế giới trong vài thế kỉ trở lại đây. Từ đó có thể rút ra kết luận “cần kết hợp hoạt động cá nhân với hoạt động nhóm”, dạy học theo nhóm là một cách thức tổ chức dạng hoạt động học tập cho học sinh. Dạy học cần thay đổi phương thức cũ chuyển sang cách học tập bằng phương thức học tập hợp tác, làm việc cùng nhau. 4. Thực trạng: Ưu điểm: Ban Giám Hiệu nhà trường luôn đi sâu đi sát, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên có đủ phương tiện để chăm sóc và dạy trẻ, luôn tạo điều điện cho giáo viên học hỏi, bồi dưỡng thêm công nghệ thông tin, tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên môn do phòng, trường tổ chức, tham gia các cuộc thi do trường phòng tổ chức: giáo viên dạy giỏi, làm đồ dùng tự tạo ..., Trẻ rất mạnh dạn, tự tin, thông minh, nhanh nhẹn và đủ sức khoe để tham gia tốt trong các hoạt động của lứa tuổi. Giáo viên của lớp nhiệt tình, có đủ trình độ chuyên môn, kiến thức để hướng dẫn trẻ thực hiện các kỹ năng, hoạt động trên lớp. Luôn nhận được tình cảm gần gữi, chia sẽ, giúp đỡ từ các bậc phụ huynh, tôt dân phố nơi được giảng dạy, sự quan tâm của phụ huynh dành cho con em mình. Nhược điểm: Trẻ còn nhiều bỡ ngỡ do đa số đầu vào là trẻ đúng tuổi mới đến trường mầm non nên chưa quen với cách làm việc nhóm, chưa có kỹ năng,việc hợp tác và phân chia công việc của trẻ còn lúng túng.Khi phân chia công việc cho từng thành viên trong nhóm, hay gây ồn ào, mất trật tự.Chưa biết cách giải quyết vấn đề đó cùng nhóm để tìm ra kết quả. GV tổ chức các hoạt động theo nhóm chưa thường xuyên, do trẻ lớp tôi nằm ở vùng nông thôn, trẻ có sự phát triển không đồng đều, nên muốn tổ chức hoạt động nhóm cũng còn nhiều e dè, sợ trẻ không làm đượcthường cho trẻ chơi đơn lẻ. Chưa chủ động trong việc đưa ra ý kiến cá nhân mặc dù trẻ đã biết kết quả, nhưng chưa mạnh dạn diễn đạt được hết ý muốn nói. Đa số trẻ thụ động và chờ cô gọi tên. Trẻ hay phát biểu cắt ngang khi bạn đang nói, chưa biết cách tôn trọng ý kiến trả lời của bạn hoặc bác bỏ ý kiến đó khi ý kiến đó không đúng cho dù bạn chưa phát biểu xong. Trong sinh hoạt hằng ngày trẻ thường thực hiện các hoạt động riêng lẻ, một mình không có sự hợp tác ở nhau. Trẻ thường hay mất tập trung chú ý vào các giờ hoạt động học trên lớp. Phụ huynh thiếu quan tâm đến lợi ích của việc hình thành cho trẻ kỹ năng làm việc nhóm ở trường cũng như ở nhà. Nguyên nhân tồn tại của vấn đề: Đa số trẻ mới đi học, còn lạ lẫm, chưa thích nghi với kỹ năng làm việc nhóm cùng nhau. Cách tổ chức của cô còn nhiều lúng túng do cô chưa có nhiều kinh nghiệm nên chưa thu hút sự tập trung, chú ý từ trẻ. Trẻ nhút nhát, rụt rè, chưa dám đưa ra ý kiến mặc khác trẻ sợ sai. Do trẻ muốn thể hiện mình giỏi tranh nhau ý kiến, đôi khi bác bỏ ý kiến các bạn. Trẻ nhỏ rất thích được cô khen nên hay dành việc cô giao cho riêng mình. Trẻ thiếu kỹ năng hợp tác và phối hợp trong nhóm. Trẻ quen với việc thực hiện sinh hoạt cá nhân hằng ngày một mình do chưa được đến lớp qua các độ tuổi. Phụ huynh chưa biết được lợi ích của việc hình thành cho trẻ thói quen hoạt động nhóm trong các hoạt động. 5. Mô tả sáng kiến: 5.1. Về nội dung của sáng kiến: Làm việc theo nhóm không chỉ giúp trẻ hoàn thành công việc thuận lợi hơn mà còn giúp trẻ có thể tăng khả năng gắn kết cũng như hòa đồng với bạn bè trong lớp nhiều hơn. Trẻ cùng nhau hoạt động thì mọi hoạt động học cũng như chơi không còn cảm thấy nhàm chán, trẻ sẽ hứng thú tích cực hơn nhiều, khi trẻ hứng thú thì sẽ kích thích sự sáng tạo trong trẻ và việc lĩnh hội các kiến thức sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Mặt khác, làm việc nhóm sẽ giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp, biết cách tự khẳng định bản thân mình trong môi trường tập thể. Đồng thời giúp trẻ có thể phát huy cá tính, sự sáng tạo, biết hợp tác với những người bạn khác để hoàn thành những công việc chung. Khi phối hợp nghiên cứu khảo sát thực tế năm học 2019 2020, tôi phụ trách dạy trẻ 56 tuổi tại lớp ……….. với sỉ số cháu 25 cháu, qua khảo sát đầu vào về thực trạng thực hiện kỹ năng làm việc theo nhóm và có kết quả như sau: BẢNG KHẢO SÁT THỰC TRẠNG ĐẦU NĂM CỦA TRẺ Số trẻ khảo sát: 25 trẻ STT TIÊU CHÍ Số lượng trẻ còn thụ động, chưa biết phối hợp trong nhóm đầu năm học Đạt Chưa đạt Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 01 Có sự hứng thú khi tham gia hoạt động nhóm 625 24% 1925 76% 02 Trẻ có kỹ năng phát biểu ý kiến cá nhân. 725 28% 1825 72% 03 Trẻ có kỹ năng tôn trọng ý kiến bạn. 925 36% 1625 64% 04 Trẻcó kỹ năng phân chia công việc. 825 32% 1725 68% 05 Trẻ có kỹ năng hợp tác với bạn 425 16% 2125 84% 06 Trẻ có kỹ năng diễn đạt ý tưởng của cả nhóm. 325 12% 2225 88% 07 Trẻ có kỹ năng làm việc nhóm trong sinh hoạt hằng ngày 525 20% 2025 80% 08 Trẻ có kỹ năng làm việc nhóm thông qua trò chơi 325 12% 2225 88% 09 Trẻ có kỹ năng làm việc nhóm qua các hoạt động 425 16% 2125 84% Nhận xét: Thời gian đầu, khi mới nhận lớp quan sát cháu trên thực tế tôi nhận thấy kỹ năng làm việc theo nhómcủa trẻ đa số còn rất yếu. Đa số trẻ còn rất thụ động, chờ đợi vào sự chỉ bảo của cô. Qua bảng khảo sát thực trạng thì đa số trẻ chưa có các kỹ năng khi làm việc theo nhóm, đa số các tiêu chí đều chưa đạt 50%. Cao nhất là kỹ năng tôn trọng ý kiến bạn chỉ đạt 36%. Thấp nhất là kỹ năng diễn đạt ý tưởng của cả nhóm và kỹ năng làm việc nhóm thông qua trò chơi đạt 12%. Điều đó cho thấy kỹ năng làm việc theo nhómcủa trẻ còn rất thấp, cần có giải pháp can thiệp giúp trẻ hình thành và phát triển cho trẻ. Từ việc khảo sát thực trạng này và qua thời gian ứng dụng đề tài vào việc giảng dạy, tôi đã tìm ra một số giải pháp giúp trẻ hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm sau: Giải pháp 1: Hình thành và phát triển cho trẻ một số kỹ năng cần có khi làm việc theo nhóm. Đây là bước đầu cũng là bước quan trọng tạo tiền đề cho các bước tiếp theo.Muốn nhóm làm việc được hiệu quả thì bản thân mỗi đứa trẻ tham gia trong nhóm phải có những kỹ năng cần thiết. Chính vì vậy, việc giúp trẻ hình thành một số kỹ năng khi làm việc theo nhóm sẽ giúp trẻ giải quyết công việc chung của nhóm. Có thể kể đến một số kỹ năng cần hình thành cho trẻ khi làm việc nhóm như: Kỹ năng phát biểu ý kiến, kỹ năng tôn trọng ý kiến bạn, kỹ năng phân chia công việc, kỹ năng hợp tác với bạn, kỹ năng diễn đạt ý tưởng của cả nhóm. Những kỹ năng này đòi hỏi giáo viên phải chú ý rèn cho trẻ một cách nhẹ nhàng từng bước, thường xuyên nhưng không vội vàng. Tôi nhận thấy nên rèn luyện cho trẻ khi trẻ sẵn sàng cùng bạn tham gia mọi hoạt động. Mục đích của hoạt động nhóm ở lứa tuổi mầm non là bước đầu, là tiền đề cho việc học của trẻ ở trường phổ thông. Cho nên bằng những lời nói nhẹ nhàng, những nhắc nhở của cô giáo đối với từng trẻ trong và sau mỗi hoạt động chơi, dần dần sẽ hình thành cho trẻ những kỹ năng cần thiết. Bắt đầu vào giai đoạn kế tiếp tôi từ từ uốn nắn trẻ để trẻ có được những kỹ năng cần thiết để làm việc nhóm có hiệu quả hơn. Bằng những lời nói nhẹ nhàng,động viên, khích lệ trẻ tạo trẻ cảm giác an toàn, góp ý trên thực tế trẻ đang hoạt động, hoặc sau mỗi hoạt động, có thể góp ý riêng một số trẻ cá biệt nào đó để trẻ không bị mất tự tin trong nhóm bạn. Đó cũng là cách mà tôi tôn trọng trẻ, để trẻ không phải tự ti trước bạn, hay xấu hổ với bạn, bởi tôi biết khả năng của mỗi trẻ là khác nhau không thể áp đặt khả năng trẻ này vào trẻ khác được. a) Hình thành kỹ năng phát biểu ý kiến cá nhân Trẻ hiểu và biết vấn đề đó là một chuyện tốt, nhưng trẻ có mạnh dạn tự tin nói lên suy nghĩ của mình hay không mới là điều quan trọng. Trẻ cần đưa ra ý kiến, suy nghĩ riêng của cá nhân mình trong nhóm bạn, đồng thời đưa ra ý kiến đồng ý hay không đồng ý. Tôi đã rất khó khăn để rèn luyện kỹ năng này cho trẻ, vì đa số trẻ còn rụt rè, nhút nhát chưa dám đưa ra ý kiến, một phần chưa quen, một phần sợ sai. Cô giáo cần quan tâm đến những trẻ này động viên trẻ nói, chia sẻ điều trẻ muốn nói với cô, cô là người đưa thông tin đến các bạn trong nhóm, tiếp đó sẽ từ từ đưa trẻ dần đến với nhóm của mình bày tỏ ý kiến của trẻ, các bạn trong nhóm hãy động viên, vỗ tay tán thưởng bạn, đó cũng là động lực tinh thần cho bạn,nếu trẻ không nói cô gợi ý cho trẻ nói để bàn luận cho các bạn trong nhóm cùng nghe, dần dần trẻ sẽ quen và mạnh dạn phát biểu, nêu lên ý kiến của mình khi hoạt động nhóm.Sự gắn kết giữa các thành viên mới tạo nên sức mạnh cho nhóm. Việc gì cũng có thể hoàn thành xong. Cô cũng cần cho trẻ hiểu lợi ích khi mình đưa ra ý kiến, nhận xét trong nhóm mới có thể đạt được kết quả tốt cho nhóm. Cho trẻ thấy được vai trò của trẻ trong nhóm là quan trọng, là cần thiết. Ví dụ: Bé Gia Bảo lúc chơi thì nói nhiều nhưng khi vào tham gia vào các hoạt động cùng nhóm thìcứ ngồi im lặng, không tham gia đóng góp ý kiến. Nhưng khi tôi đến khuyến khích khơi gợi cho trẻ trả lời, vỗ tay động viên, tặng phiếu bé ngoan cho trẻ, Gia Bảo rất vui và thích thú qua một thời gian trẻ đã có sự hòa đồng hơn, mạnh dạn hơn và có tiếng nói tham gia khi hoạt động nhóm. Kỹ năng tự tin, mạnh dạn đứng trước cô và các bạn để thể hiện được ý kiến riêng của mình theo tôi nghĩ là rất cần thiết. Bởi vì, nếu trẻ được thường xuyên được đứng lên dám nói lên được suy nghĩ của mình thì chắc chắn rằng trẻ đó sẽ mạnh dạn, tự tin trong quá trình tham gia hoạt động nhóm và ngày càng thích tham gia chơi cùng chúng bạn. Để hình thành cho trẻ tốt kỹ năng này mỗi ngày tôi gọi gọi trẻ đứng lên phát biểu. Tùy theo tính chất của từng hoạt động trong ngày mà tôi đưa ra yêu cầu đối với trẻ. Hôm nay tôi gọi trẻ này nhưng ngày kia tôi lại chọn trẻ khác, cứ như vậy tôi cứ tạo nhiều cơ hội cho trẻ được đứng lên nói được suy nghĩ của mình trước các bạn. Ví dụ:Ở lớp tôi bé Gia Uyên lúc chơi với bạn Gia Huy thì nói nhiều nhưng khi vào hoạt động chơi nhóm “Bé nào giỏi hơn” bé cứ ngồi im lặng, không tham gia đóng góp ý kiến. Tôi đến khuyến khích động viên cho bé trả lời và nhắc các bạn tuyên dương bé. Qua 3 tuần bé đã tự chủ động có tiếng nói tham gia khi hoạt động nhóm. Hay như bé Phúc Tấn bình thường rất hiếu động nhưng khi tham gia hoạt động thì lại ít chú ý và thụ động không có ý kiến tham gia cùng nhóm. Tôi thường gây chú ý cho bé bằng cách tạo ra tình huống tặng quà bất ngờ, hay bốc thăm trúng thưởng, bế phấn khích, tò mò muốn biết quà gì nên buộc bé phải giơ tay trả lời, đúng hay sai tôi đều có cách động viên, giúp trẻ tự tin hơn. Qua vài tuần với hoạt động chơi nhóm bé đã chủ động tham gia ý kiến một cách hứng thú và tự hào vì những lời phát biểu của mình được cô và bạn công nhận ( Hình 1) b) Hình thành kỹ năng biết tôn trọng ý kiến của bạn Dạy trẻ biết tôn trọng ý kiến của bạn, hướng dẫn cho trẻ những cách thức giải quyết các vấn đề, lắng nghe, không được bác bỏ ý kiến của các bạn trong khi làm việc, phải thống nhất cả nhóm để có kết quả cuối cùng không phải mình cứ làm theo ý của cá nhân mình và bắt cả nhóm phải chấp nhận làm theo. Hoạt động nhóm quan trọng là phải thống nhất nhiều ý kiến để có thể giải quyết vấn đề một cách tốt nhất. Do vậy cần dạy trẻ biết tôn trọng ý kiến của đồng đội, không được bỏ quả bất kỳ ý kiến nào. Điều này đôi khi người lớn cũng khó có thể làm được, nên với trẻ phải có thời gian để rèn luyện kỹ năng này cho trẻ. Trong quá trình trẻ tham gia hoạt động nhóm tôi thường xuyên để tất cả các bạn trong nhóm trình bày ý kiến riêng của mình cho cả nhóm nghe, nếu ý kiến đó không phù hợp thì chỉ có cả nhóm mới có quyền không chấp nhận thực hiện theo, cá nhân không ai có quyền tự ý bác bỏ ý kiến của bạn mình trong nhóm khi chưa được cả nhóm thống nhất. Trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ tôi thấy rằng có những trẻ rất cá tính, thích làm thủ lĩnh, thích các bạn phải nghe theo ý của mình và bát bỏ ý kiến của bạn khác. Điều này tôi phải quan sát và gọi trẻ nhẹ nhàng khuyên bảo trẻ đó. Phân tích cho trẻ hiểu rằng “Con muốn hoàn thành công việc nhanh hoặc hoàn thành một bức tranh đẹp, sáng tạo thì con phải lắng nghe ý kiến đóng góp từ các bạn trong nhóm. Mỗi một bạn sẽ có ý kiến hay. Con đừng bác bỏ ý kiến của bạn thì bạn sẽ buồn và lần sau bạn sẽ không thích chơi cùng nhóm con nữa” Ví dụ: Bé Phương Vy thông minh, lanh lợi nên khi có bé Vy trong nhóm nào thì nhóm đó sôi nổi, nhưng bé hay lớn tiếng la bạn khi bạn nói sai. Tôi đã gặp riêng bé Phương Vy để nói nhưng phải nhẹ nhàng không thì bé sẽ bị mất tự tin trong các hoạt động sau vì bị cô nhắc nhỡ. Tôi khen bé giỏi, thông minh, biết giúp đỡ các bạn, nhưng lần sau con nhớ đừng lớn tiếng với bạn, con biết bạn nói không đúng con phải giải thích cho bạn hiểu, con la và hét lên sẽ làm bạn buồn và từ lần sau bạn sẽ không muốn ở nhóm cùng con nữa, bạn sẽ không dám nêu ý kiến của mình. Tôi thấy rằng, sau khi khuyên nhủ bé, những lần sau bé cũng quên lớn tiếng với bạn nhưng sau đó nhớ lại và đã nói nhỏ lại, nhẹ nhàng với bạn hơn, tôi còn thấy bé đã xin lỗi bạn. ( Hình 2) c) Hình thành kỹ năng phân chia công việc Đặc điểm của trẻ ở lứa tuổi này là rất thích được cô giáo khen, chính vì thế mà trẻ hay giành hết việc vào mình, không thích bạn khác làm. Trẻ chưa hiểu được nếu một mình trẻ làm thì chất lượng công việc sẽ không tốt, không nhanh hơn khi được nhiều bạn trong nhóm giúp đỡ cùng nhau làm. Chình vì vậy, tôi dạy trẻ phân chia công việc khi thực hiện làm việc nhóm, dạy trẻ cách phân chia cụ thể cho từng bạn, một công việc lớn được chia cho nhiều người cùng nhau làm sẽ nhanh mà hiệu quả mang lại cao hơn khi một mình ôm đống công việc ấy, mà kết quả và năng suất tạo ra lại không như mong muốn, tốn rất nhiều thời gia để làm, theo khả năngtôi đã nhận thấy được, giải thích cho trẻ hiểu rằng: Em bé ngoạn e bé giỏi là em bé luôn biết chia sẻ công việc cùng các bạn, không tranh giành công việc cùng bạn, cùng nhau làm cho công việc nhanh hơn con nhé Làm sao để tránh tình trạng ôm hết việc khi trẻ nhận thấy việc đó quá dễ, không cần ai giúp đỡ. Tôi giải thích cho tất cả trẻ hiểu rằng khi đã cùng chung một nhóm thì cá nhân nào cũng phải được giao một công việc cụ thể để giúp nhóm hoàn thành nhiệm vụ. Cho dù công việc ấy có nhỏ như thé nào, đã là nhóm thì phải cùng nhau làm, ai cũng được hoạt động như thế nhóm mới vui, tạo hứng thú cho nhóm. Ngoài ra, tôi còn giáo dục trẻ phải có tinh thần kỹ luật khi tham gia trong nhóm, phần công việc được giao thì không được tranh giành trao đổi với bạn, trừ khi làm không được và được nhóm đồng ý giao nhiệm vụ khác cho mình. Ví dụ: Trong hoạt động chơi góc, tôi quan sát thấy các góc bán hàng, góc học tập… đã có sự phân chia công việc rõ ràng cho từng thành viên chonhoms mình riêng có chơi ở góc xây dựng đó là bé Gia huy, Gia Bảo, Bảo Khang, Đức Thịnh, Thanh Phong, Nhật Trung... Do các bé về nhóm không phân chia công việc mà lao vào chơi ngay, có bé chỉ biết nhìn mà chưa biết cần phải làm gì tiếp theo. Hiểu được xu thế chung này, do các bé chưa biết phân công công việc, nên những lần chơi sau tôi thường nhắc trẻ hãy thảo luận và phân công công việc trước khi chơi. Hoặc tôi về tại nhóm chơi gợi ý cho các bé: “Trước khi cùng làm một công việc chung nhóm các con cần phải làm gì? (thống nhất ý tưởng), sau khi thống nhất được ý tưởng rồi cần làm gì tiếp theo? Gợi ý trẻ cử ra một bạn đội trưởng biết cách làm việc, phân chia nhiệm vụ cụ thể cho mỗi bạn trong nhóm”. Sau một thời gian hướng dẫn, nhóm này đã có một kỹ năng tương đối tốt. Không cần tôi gợi ý, các bé cũng tự phân công nhiệm vụ cho nhau và hoạt động rất hiệu quả, đoàn kết. Hiệu quả công việc lại cao hơn. ( Hình 3) d) Hình thành kỹ năng hợp tác với bạn Hợp tác cùng bạn là kỹ năng quan trọng, nó rất cần thiết trong hoạt động nhóm, nếu không hợp tác với nhau thì không phải là hoạt động nhóm được. Trong một nhóm, mặc dù công việc đã được phân công nhưng những phần công việc của mỗi cá nhân đều có liên quan đến các bạn trong nhóm, nó tương tác với nhau để giúp nhóm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Tôi đã dạy cho trẻ hiểu rằng “ mình làm việc nhóm là mình vẫn có suy nghĩ riêng cách làm riêng, nhưng những suy nghĩa riêng của mình phải được chia sẻ nói cho cả nhóm biết, để các bạn trong nhóm cùng nhau xem xét, suy nghĩ và xem cách làm đó có phù hợp không, có đúng không và các bạn trong nhóm sẽ quyết định làm theo cách của mình hay suy nghĩ thêm cách làm khác phù hợp hơn. Đã làm việc trong nhóm thì mình không tự ý làm theo cách riêng của mình mà không có sự đồng ý của cả nhóm. Nếu mình làm như vậy thì không phải là làm việc theo nhóm nữa mà là đang làm việc một mình.Về vấn đề này tôi nhắc nhiều lần cho trẻ hiểu và nhớ. Nếu trẻ biết hợp tác với bạn thì việc giao lưu, quan tâm đến tất cả các bạn khác ngoài nhóm mình hoặc trong nhóm mình là điều tất nhiên.Tránh tình trạng trong một thời gian dài trẻ chỉ làm quen với các bạn cùng hoạt động một nhóm mà tôi linh hoạt thay đổi cho trẻ được làm việc, được hợp tác với tất cả các bạn trong lớp, phân chia nhóm ngẫu nhiên, để trẻ có khả năng thích nghi và hợp tác với tất cả các bạn. Nói cho trẻ hiểu được khi cô tổ chức một trò chơi thi đua giữa 3 nhóm chơi chuyền bóng, nếu con không phối hợp cùng với các bạn, con chuyền bóng chậm, hoặc không chuyền cho bạn tiếp theo thì nhóm con sẽ thua cuộc. Vì vậy sự phối hợp giữa các bạn trong nhóm là rất cần thiết. Hợp tác trong sinh hoạt hằng ngày như kê bàn, phát đồ dùng học tập, phơi khăn tôi thường phân công cho trẻ công việc cho trẻ, sau đó tôi sẽ tập trung lại và gợi ý cho trẻ nêu ý kiến cá nhân khi phải thực hiện công việc đó một mình, thường thì trẻ không thích làm việc một mình, do tâm lý trẻ thích chơi cùng bạn. Tôi gợi ý cho trẻ tự mình rủ bạn cùng phụ mình rồi mình sẽ phụ bạn. Trong khi làm trẻ không tranh giành mà hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau, nếu bạn haonf thành xong công việc của mình có thể qua giúp bạn làm chưa xong. Ví dụ: Trong giờ tôi giao nhiệm vụ là mỗi nhóm sẽ trang trí cho tôi bức tranh, sau khi nghe yêu cầu, bạn Vy lớp trưởng chia lớp thành 4 tổ, sau đó 4 tổ trưởng là người giao nhiệm vụ cho các bạn trong tổ mình, bạn vẽ, bạn tô, bạn dán, bạn lấy đồ dùng, tôi quan sát thấy các bạn trong nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao của mình rất tốt, hỗ trợ nhau khi bạn cần, không tranh giành, chia sẻ với bạn trong nhóm khi không biết làm công việc đó, khi đó nhóm sẽ giúp đỡ. Nhờ các nhóm biết cách hỗ trợ, hợp tác nhau trong công việc nên kết quả tôi giao cho các nhóm nhanh chóng hoàn thành rất đẹp. ( Hình 4) e) Hình thành kỹ năng diễn đạt ý tưởng của cả nhóm Nếu giáo viên đã rèn cho trẻ thành thạo những kỹ năng nêu trên thì đến kỹ năng này cũng không gặp nhiều khó khăn. Đây chính là việc trẻ phải thống nhất ý kiến của tất cả các bạn trong nhóm trước khi hoàn thành công việc và đưa ra kết quả cuối cùng. Ở những lần hoạt động nhóm đầu tiên tôi luôn can thiệp, giúp đỡ trẻ, gợi ý cho trẻ cách thống nhất ý kiến của bạn, đưa ra ý kiến cuối cùng mà cả nhóm đồng tình. Trong nhóm sẽ có trẻ trội, mạnh dạn, có trẻ nhút nhát. Những trẻ mạnh dạn trẻ điều tiết hoạt động của cả nhóm, đó chính là nhóm trưởng. Nhóm trưởng sẽ quyết định đưa ra cách làm tốt nhất và kết quả cuối cùng cho nhóm mình, nhóm trưởng này tôi hay chú ý đến và hướng dẫn cách tổng hợp ý kiến và trình bày ý kiến kết quả của nhóm mình.Tôi luôn động viên khuyến khích trẻ và cần nhiều thời gian cho những trẻ còn rụt rè, nhút nhát khi lên trình bày ý kiến. Ví dụ: Lớp tôi có hai bé Bảo Ngọc và Gia Uyên khi hoạt động nhóm rất năng nổ, nhanh nhẹn, nhưng đến phần trình bày trước lớp thì cả hai đều rụt rè, không đám nói. Bé Ngọc thì nói lí nhí, không rõ lời còn bé Uyên thì thẹn thùng, im lặng không nói. Qua nhiều lần tôi hướng dẫn, khuyến khích cùng sự cổ vũ của bạn bè trong lớp, giờ bé Ngọc rất tự tin khi đứng lên trình bày ý kiến trước lớp, còn bé Uyên thì có phần mạnh dạn hơn trước. Kỹ năng mạnh dạn nói trước đám đông cũng là một kỹ năng quan trọng để mạng lại cơ hội và sự thành công cho trẻ sau này khi bước vào xã hội ngày càng phát triển như hiện nay. Vì vậy, cần phải quan tâm rèn luyện cho trẻ từ bây giờ. Trong quá trình dạy trẻ và cho trẻ hoạt động theo nhóm, bản thân tôi luôn tạo cho trẻ một số kỹ năng trên để giúp trẻ tham gia vào làm việc nhóm một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, tôi luôn khuyến khích trẻ luôn tham gia ý kiến không ngồi thụ động, có nhiều trẻ rất lười hoạt động, mọi việc cứ để các bạn khác làm, không có ý kiến gì. Đó là điều mà tôi không để cho trẻ hướng tới. Tôi khuyến khích trẻ, nhắc nhỡ trẻ nhẹ nhàng và tập cho trẻ làm việc, không la mắng trẻ. Mặt khác cần can thiệp kịp thời nếu trẻ giải quyết các vấn đề gặp khó khăn, bởi vì không phải trẻ nào cũng có khả năng giải quyết tốt các vấn đề phát sinh khi làm việc nhóm. Tôi luôn bao quát trẻ, tránh để xảy ra xung đột vì trẻ còn nhỏ chưa có sự kìm chế. (Hình 5) Giải pháp 2: Hình thành kỹ năng làm việc nhóm thông qua các trò chơi Với trẻ, chơi là một hoạt động chủ đạo, hiểu được điều đó nên tất cả những nhiệm vụ tôi muốn giao cho trẻ thực hiện tốt thì phải luôn thông qua các trò chơi. Trẻ nhỏ thường có sự tập trung kém, vì vậy các hoạt động cũng như trò chơi mà giáo viên cho trẻ tham gia phải luôn tạo sự vui vẻ và hứng thú cho trẻ. Khi trẻ đã hiểu lợi ích cùng bạn hoạt động nhóm thì tôi chỉ cần linh hoạt và đưa nội dung cần giáo dục vào trò chơi và để cho trẻ thực hiện cùng bạn mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ví dụ: Trong các trò chơi vận động: Vì có một số trẻ hay thụ động, hay thích ngồi xem hoạt hình, hay qua các góc lấy đồ chơi, điều đó không hề tốt cho trẻ, trẻ dần dần sẽ tự kỹ, không thích giao tiếp và làm việc cùng bạn. Do đó, thông qua các trò chơi vận động, bắt buộc trẻ phải tham gia chơi cùng bạn, biết phối hợp cùng bạn, chơi cùng bạn trẻ sẽ rất thích thú, trẻ sẽ hoạt động một cách tích cực hơn, có bạn thì trẻ sẽ thích vận động hơn. Vì vậy, khi tổ chức các hoạt động học, tôi thường cố gắng tích hợp các trò chơi vận động vào để trẻ vừa được chơi, vừa được học, vừa được vận động. Từ đó trẻ biết hợp tác trong quá trình chơi. +Giờ hoạt động tạo hình: Trong giờ hoạt động tạo hình tôi nêu yêu cầu trong một bài hát ba nhóm sẽ vẽ được một bức tranh về quê hương. Chính vì vậy trẻ sẽ phối hợp nhau thì nhiệm vụ cô giao nhóm mới hoàn thành. +Hoạt động trò chơi đóng kịch: Buổi sáng cô cho trẻ tìm nhóm, để chuẩn bị diễn kịch vào buổi chiều, thông qua trò chơi kết nhóm trẻ sẽ tìm được nhóm của mình, về nhóm trẻ tự phân vai và bốc thăm để nhóm nào diễn trước. Tôi quan sát thấy có một số bạn giành vai, không có sự thống nhất và đúng là nhóm lộn xộn đó không thể diễn được kịch bản. Qua tình huống đó, tôi giáo dục trẻ nếu các con không chịu hợp tác với nhau thì chắc chắn các con không thành công, nếu không nhường nhau thì mọi người trong nhóm đều chịu sự thất bại, do không đoàn kết. Và tôi đã hướng dẫn cho trẻ cách giải quyết là các bạn trong nhóm thay nhau đọc thử lời thoại của nhân vật mà trẻ tranh giành để xem bạn nào có giọng đọc tốt thì nhóm sẽ chọn bạn đó. Giải pháp 3: Hình thành kỹ năng làm việc nhóm thông qua các hoạt động + Hoạt động thể dục:Trong hoạt động thể thao, vận động là hoạt động cần có sự phối hợp giữa các bạn với nhau, người ta gọi đây là tính đồng đội. Bởi vì chỉ có sự phối hợp đồng đội nhịp nhàng thì mới có thể giành chiến thắng, do đó nhiều hoạt động khác tôi cũng cố gắng tích hợp tính vận động vào để trẻ hứng thú và biết đoàn kết hơn. Ví dụ: Vận động chuyền bóng qua đầu qua chân.Tôi yêu cầu ba đội thi đua xem đội nào chuyền khéo và nhanh hơn thì đội đó giành chiến thắng. Tất nhiên nếu cả đội không có sự phối hợp ăn ý, đoàn kết nhau thì chắc chắn không thành công. +Hoạt động âm nhạc:Trong hoạt động văn nghệ, làm việc theo nhóm cũng chiếm vị trí rất quan trọng vì nó đòi hỏi sự phối hợp giữa các thành viên trong nhóm để thành công cho tiết mục biểu diễn như: tiết mục múa, kịch, vận động theo nhạc, tốp ca..Trong quá trình tập luyện các tiết mục để biểu diễn các bạn cũng có sự đóng góp ý kiến thì bài múa đó mới hay.Thông qua làm việc nhóm trẻ sẽ học được cách phân chia nhiệm vụ của mình và cô luôn là người quan sát để giúp đỡ trẻ khi cần thiết. Ví dụ:Trong một chủ đề “Động vật tôi có tổ chức văn nghệ cho các cháu trong lớp. Khi yêu cầu các tổ lên múa một bài múa về con vật nào đó. Khi tôi vừa giao nhiệm vụ xong thì bạn Huy trong tổ hai nói rằng: Mấy bạn trai múa không đẹp gì hết, để con gái múa đi, bé trai tên Phong nói : Vậy tụi mình chỉ đứng hát thôi hả, không làm gì hết phải không?. Cuối cùng chỉ toàn các bạn gái múa vận động, bạn trai chỉ hát theo nhạc. Qua đó trẻ cũng nhận ra được khả năng của các bạn trong nhóm nhưng trẻ chưa biết cách phân chia cho hợp lý. Do đó trong trường hợp này tôi lại giúp trẻ, giải thích rằng các bạn trai cũng có thể tham gia múa vận động tốt, các con cần phân rõ đội hình hoặc cặp nam, nữ để múa thì tiết mục múa của đội mình sẽ có sáng tạo hơn và thu hút khán giả hơn. +Hoạt động làm quen chữ cái: Với hoạt động này, tôi tìm ra rất nhiều trò chơi để trẻ hoạt động và đây là cơ hội để trẻ cùng nhau hoạt động với các bạn trong nhóm. Trong tiết học e, ê tôi cho trẻ chơi trò chơi tìm và khoanh tròng chữ e bằng bút đỏ, chữ ê bằng bút xanh, cùng nhau kẹp bể những quả bóng mang chữ e, ê. Sau mỗi trò chơi đội nào thực hiện đúng sẽ tặng một phần quà. Sau cuộc chơi đội nào nhiều quà hơn thì sẽ đổi được túi kẹo. Trong từng trò chơi trên, nếu các đội muốn chiến thắng thì phải hợp tác, hiểu ý nhau mới có thể hoàn thành trò chơi theo đúng yêu cầu của cô. +Hoạt động góc: Đây có thể nói là một môi trường tốt để giáo dục kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ, vì trong trò chơi sẽ phát sinh nhiều tình huống mà nếu người chơi không có sự phối hợp với nhau thì sẽ không thể nào chơi được.Tôi luôn chú ý đến cách trẻ xử sự với nhau, phân chia vai chơi, cách trẻ giao nhiệm vụ khi chơi và cần giáo dục kịp thời cách trẻ đối xử với bạn chơi. Ví dụ: Góc xây dựng, Với chủ điểm Động Vật khi tôi giao nhiệm vụ cho trẻ xây mô hình “Công viên sở thú” thì từng thành viên của nhóm sẽ cphaan chia công việc cho nhau, hỗ trợ, hợp tác với nhau, bạn Khang sẽ xây tường rào, bạn Phong xây các chuồng thú, bạn Huy xây bồn hoa, các bạn Tấn, Thịnh sẽ phụ giúp rinh gạch, trồng cay, hoa, sau đó các bạn sẽ trao đổi với nhau đổi vị trí cho nhau. Không tranh giành, đoàn kết với nhau, sau giờ chơi nhóm xây dựng đã hoàn thành được công việc cô giao cho. Phải nói rằng, trong năm qua tôi đã tổ chức cho trẻ hoạt động theo nhóm thông qua các hoạt động như trên, ban đầu tôi thấy hơi vất vả để hướng dẫn cho trẻ vì cháu còn lộn xộn, còn tranh giành, chưa biết phối hợp cùng nhau nhưng càng về sau tôi kiên nhẫn tổ chức thường xuyên dần dần trẻ sẽ biết phải làm gì, làm như thế nào? Tôi chỉ tạo điều kiện và góp ý, bao quát trẻ về cách thực hiện để kịp thời uốn nắn, giải quyết những khó khăn khi hoạt động. ( Hình 6) Qua thời gian nghiên cứu tôi có bảng khảo sát sau khi áp dụng Bảng 2: BẢNG TỔNG HỢP KHẢO SÁT CUỐI NĂM Số trẻ khảo sát: 25 trẻ STT TIÊU CHÍ Số lượng trẻ còn thụ động, chưa biết phối hợp trong nhóm đầu năm học Đạt Chưa đạt Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 01 Có sự hứng thú khi tham gia hoạt động nhóm 2325 92% 225 8% 02 Trẻ có kỹ năng phát biểu ý kiến cá nhân. 2025 80% 525 20% 03 Trẻ có kỹ năng tôn trọng ý kiến bạn. 2225 88% 325 12% 04 Trẻcó kỹ năng phân chia công việc. 2025 80% 525 20% 05 Trẻ có kỹ năng hợp tác với bạn 2125 84% 425 16% 06 Trẻ có kỹ năng diễn đạt ý tưởng của cả nhóm. 1925 76% 625 24% 07 Trẻ có kỹ năng làm việc nhóm trong sinh hoạt hằng ngày 2325 92% 225 8% 08 Trẻ có kỹ năng làm việc nhóm thông qua trò chơi 2225 88% 325 12% 09 Trẻ có kỹ năng làm việc nhóm qua các hoạt động 2425 96% 125 4% Qua khảo sát đầu năm và cuối năm cho thấy, việc sử dụng các giải pháp trên đã mang lại hiệu quả cao. Đối với tiêu chí 01 đã tăng tỉ lệ từ 24% lên 92 %, tiêu chí 02 từ 28% tăng lên đến 80%. tiêu chí 03 đã tăng từ 36% lên 88%... Như vậy, trẻ đã tiến bộ rất nhiều về kỹ năng làm việc theo nhóm thông qua các giải pháp dưới sự hướng dẫn, gợi ý của cô. Giải pháp 4: Kết hợp với phụ huynh trong việc hình thành kỹ năng làm việc nhóm ở nhà Liên kết trao đổi với phụ huynh là một trong những công tác hết sức quan trọng đối với người giáo viên mầm non. Để phụ huynh giúp đỡ, hỗ trợ, hợp tác một cách tự giác và có hiệu quả. Tôi đã thông qua chương trình giảng dạy đổi mới cho phụ huynh nắm về mục đích, yêu cầu của phương pháp dạy mới, về chương trình ứng dụng công nghệ thông tin qua bảng tuyên truyền của các lớp, của trường, qua các cuộc họp phụ huynh định kỳ, để phụ huynh hiểu được tác dụng của việc dạy đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 5 tuổi như thế nào. Tôi thông báo với phụ huynh về thời gian biểu của lớp, tuyên truyền nội dung giảng dạy đến phụ huynh, mời phụ huynh tham quan lớp, dự giờ một số tiết dạy. Đóng chủ đề thường tôi hay mời phụ huynh dự bởi vì khi tổng kết chủ đề cho trẻ xem lại và ôn lại những gì mà chủ điểm qua trẻ được khám phá, tìm hiểu. Từ đó phụ huynh có cái nhìn rõ hơn về vai trò làm việc nhóm quan trọng như thế nào đối với trẻ, phụ huynh không còn mang tâm lý là con còn nhỏ không làm được gì. Ngoài giáo viên ra thì phụ huynh là người gần gữi và tiếp xúc với trẻ hằng ngày nên việc giáo dục và hình thành ở trẻ các thói quen lúc ở nhà là rất đơn giản. Qua đó, phụ huynh không còn mang tâm lý là sợ con mình còn nhỏ không làm được gì mà mạnh dạn định hướng và trau dồi cho con những kỹ năng học nhóm, làm việc nhóm ngay từ khi con còn nhỏ. Điều này không chỉ giúp cho trẻ hòa đồng hơn với những người xung quanh mà còn giúp trẻ có được kết quả tốt nhất trong học tập và lao động. Làm việc nhóm sẽ giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp, biết cách tự khẳng định bản thân mình trong môi trường tập thể, đồng thời giúp trẻ có thể phát huy cá tính, tự sáng tạo, biết hợp tác với những đứa trẻ khác để hoàn thành những công việc chung. Phụ huynh có thể áp dụng những phương pháp đơn giản để dạy trẻ cách làm việc nhóm như: Làm gương cho con. Luôn cho con cảm giác mình là thành viên của một nhóm. Khuyến khích con chơi các môn thể thao đồng đội. Khuyến khích con tham gia học nhóm cùng các bạn trong lớp, các bạn gần nhà, chung xóm. Cho con tham gia cùng bố mẹ,anh chị em, bạn bè, làm một số công việc phù hợp với lứa tuổi. Ngoài ra phụ huynh cũng nên dành ít thời gian để tìm hiểu về vai trò lợi ích của làm việc nhóm. Phân tích, đánh giá kết quả của các hoạt động nhóm mà trẻ tham gia để trẻ thấy được vai trò của tập thể, những ích lợi khi hoạt động nhóm. 5.2.Về khả năng áp dụng của sáng kiến: a) Khả năng mang lại lợi ích thiết thực + Đối với cô: Nắm được các kỹ năng trong hình thành hoạt động nhóm, biết cách giải quyết, xử lý nhanh các tình huống xảy ra ở trong nhóm khi trẻ hoạt động Biết lắng nghe trẻ, động viên tôn trọng ý kiến, tình cảm trẻ khi trẻ muốn chia sẻ Rút ra được kinh nghiệm từ trẻ thông qua hoạt động nhóm từ trẻ, từ đó khéo léo giải quyết tình huống trong nhóm. Tạo được sự đoàn kết trong lớp, trong nhóm, gắn kết tình cảm bạn bè trong lớp với nhau hơn, giúp cô trò ngày càng gắn bó và gần nhau hơn. + Đối với trẻ: Trẻ hiểu được vai trò và tầm quan trọng của việc hoạt động nhóm cùng nhau. Trẻ thật sự hứng thú, tích cực trong tất cả các hoạt động diễn ra tại lớp từ sinh hoạt, vui chơi và học tập. Các trẻ trong lớp thân thiện và đoàn kết hơn. Trẻ có nề nếp hơn, các hoạt động học trở nên sôi nổi hơn, điều đó đã làm cho tôi cảm thấy phấn khởi trong công việc của mình. Trẻ ngày càng mạnh dạn hơn, giao tiếp tốt, tiếp thu kiến thức nhanh.Trẻ yêu thích đi học hơn không muốn nghỉ ở nhà. Sự mạnh dạn tự tin thể hiện ý kiến cá nhân trước lớp thể hiện tốt hơn. Tôn trọng ý kiến cá nhân của bạn, các thành viên trong nhóm, không tự cao, tự đại. + Đối với phụ huynh: Phụ huynh có sự thay đổi nhìn nhận về việc học theo nhóm và chơi theo nhóm của con mình, nhận thấy được tầm quan trọng của làm việc nhóm qua các giờ học, hoạt động và trong hoạt động vui chơi của trẻ ở trên lớp, hỗ trợ nhiệt tình cho giáo viên trong việc rèn cho trẻ phát triển thêm kỹ năng hoạt động nhóm ở nhà. Như vậy để dạy trẻ hoạt động theo nhóm, trẻ cần phải có những kỹ năng cơ bản như đã nêu ở trên. Những kỹ năng này cần phải hướng dẫn trẻ một cách đồng đều đến từng trẻ, từng trường hợp. Ban đầu giáo viên có thể làm giúp trẻ, làm mẫu, sau đó cô gợi ý cho trẻ tự làm và cuối cùng là để trẻ chủ động. Những điều này sẽ cho trẻ một tâm thế vững vàng để bước vào xã hội, đương đầu với những khó khăn trong tương lai. b) Giải pháp còn có khả năng áp dụng: trong đơn vị mình tại các lớp và ở các trường khác. c) Điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp Trường lớp rộng rãi, sạch sẽ cho trẻ hoạt động, sưu tầm các trò chơi có sự kết hợp nhóm, câu chuyện, bài thơ về sự đoàn kết, sự yêu thương. Điều kiện về con người giáo viên có kiến thức,kỹ năng chuyên môn chăm sóc giáo dục trẻ, trẻ trong độ tuổi mẫu giáo 56 tuổi phụ huynh quan tâm đến các hoạt động ở lớp. 6. Những thông tin cần được bảo mật: Không 7. Kết luận Qua việc nghiên cứu đề tài trên, tôi đã rút ra được một số kết luận sau: Giáo viên cần tìm tòi nghiên cứu kỹ để có thể hiểu biết đúng về phương pháp làm việc nhóm, cần có một kế hoạch áp dụng cụ thể cho từng trường hợp. Không nóng vội, nhẹ nhàng hướng dẫn trẻ từng bước vào khuôn khổ làm việc nhóm. Trong quá trình thực hiện cần đánh giá và xem xét mức độ hình thành kỹ năng sau mỗi biện pháp như thế nào, để kịp thời thay đổi nội dung giáo dục cho phù hợp và đạt hiệu quả cao hơn. Giáo viên phải dựa vào điều kiện cơ sở vật chất có phù hợp với nội dung kế hoạch mình đưa ra hay không và phải luôn nhiệt tình, nắm bắt các cơ hội để giáo dục trẻ mọi lúc mọi nơi, cô luôn là người khơi gợi kích thích trẻ trong các trường hợp. Thời gian đầu thật sự vất vả để uốn nắn trẻ đi vào nề nếp, vào một khuôn khổ hoạt động, do vậy giáo viên cần phải kiên nhẫn. Nếu không kiên nhẫn thì sẽ bỏ cuộc, bên cạnh đó luôn cần có sự hỗ trợ thống nhất từ đồng nghiệp, nhất là giáo viên cùng lớp mình phụ trách. Khi trẻ đã quen với cách làm việc nhóm, cô không được lơ là mà cần chú ý bao quát trẻ để can thiệp kịp một số tình huống ngoài ý muốn. Phát huy được tính tích cực sáng tạo của trẻ, trẻ thấy yêu thích khi đến lớp học, cô giáo thấy tự tin nhiệt tình say mê và yêu nghề hơn. Một số giáo viên và cả phụ huynh học sinh trong trường đã áp dụng kinh nghiệm của tôi trong việc tổ chức cho trẻ làm đồ dùng đồ chơi và đạt được kết quả tốt. Trên đây là một số kinh nghiêm tôi rút ra được khi áp dụng các biện pháp để hình thành kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ thực hiện trong lớp tại trường mầm non Ninh Hải điểm Bình Tây nơi tôi đang dạy.Rất mong ban giám hiệu nhà trường,các chị em đồng nghiệp đóng góp ý kiến để tôi thêm nhiều kinh nghiệm tổ chức các hoạt động hơn nữa.Tôi xin chân thành cảm ơn Ninh Hải, ngày 01 tháng 09 năm 2020 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ TÁC GIẢ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự - Hạnh phúc ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN -Họ tên: Giới tính: Nữ - Ngày,tháng, năm sinh: - Cơ quan, đơn vị công tác: Trường Mầm Non…………… - Chức vụ/ chức danh: Giáo viên - Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm Tên sáng kiến:“Một số biện pháp hình thành kỹ hoạt động nhóm cho trẻ 5-6 tuổi trường mầm non …………………” Lĩnh vực áp dụng: 2.1.Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:Phát triển ngơn ngữ, phát triển nhận thức phát triển tình cảm kỹ xã hội chiếm vai trị quan trọng 2.2 Mục tiêu Cấp học mầm non cấp học hệ thống giáo dục quốc dân, cấp học đặt móng cho cấp học sau với mục tiêu giúp trẻ phát triển cách tồn diện thể chất, tình cảm, tinh thần.trí tuệ, thẩm mỹ hình thành yếu tố nhân cách, chuẩn bị cho trẻ bước vào cấp học Trẻ mầm non học chơi, chơi mà học Đối với trẻ mẫu giáo hoạt động vui chơi đóng vai trị chủ đạo phát triển toàn diện trẻ.Chơi cách để trẻ hình thàng kỹ Do đó, tổ chức trị chơi góp phần tổ chức kỹ sống trẻ Chơi theo nhóm hình thành kỹ làm việc nhóm Thơng qua chơi, hành động chơi với mối quan hệ bạn bè chơi việc học trẻ trở nên nhẹ nhàng đạt hiệu cao Có thể kể tới kỹ cần thiết cho trẻ như: Kỹ làm việc nhóm, kỹ giao tiếp, kỹ bảo vệ thân, kỹ thuyết trình,…Trong kỹ làm việc theo nhóm kỹ quan trọngđối với trẻ mẫu giáo nói chung đặc biệt trẻ 5-6 tuổi nói riêng Làm việc theo nhóm khơng giúp trẻ hồn thành cơng việc thuận lợi mà cịn giúp trẻ tăng khả gắn kết hòa đồng với bạn bè lớp nhiều Trẻ hoạt động hoạt động học chơi khơng cịn cảm thấy nhàm chán, trẻ hứng thú tích cực nhiều, trẻ hứng thú kích thích sáng tạo trẻ việc lĩnh hội kiến thức trở nên dễ dàng hết Mặt khác, làm việc nhóm giúp trẻ tự tin giao tiếp, biết cách tự khẳng định thân mơi trường tập thể Đồng thời giúp trẻ phát huy cá tính, sáng tạo, biết hợp tác với người bạn khác để hoàn thành cơng việc chung Chính vậy, kỹ hoạt động theo nhóm cần rèn luyện hình thành, từ trẻ nhỏ việc trang bị kỹ hoạt động nhóm cho trẻ quan trọng, làm điều chắn giúp cho trẻ ngày tự tin có tính tự lập hơn, tảng vững vàng cho trẻ phát triển tốt tương lai Ở trường mầm non trẻ có kỹ giúp trẻ bước lên bậc học khơng phải bỡ ngỡ, việc học theo nhóm ln hình thức bắt buộc trẻ phải tham gia để lĩnh hội kiến thức cần thiết cho thân trẻ hướng dẫn giáo viên Đối với trẻ hoạt động nhóm khơng giúp trẻ hồn thành cơng việc thuận lợi mà cịn giúp trẻ tăng khả gắn kết hòa đồng với bạn bè lớp nhiều Trẻ hoạt động hoạt động học hoạt động vui chơi khơng cịn cảm thấy nhàm chán, trẻ hứng thú tích cực nhiều hơn, trẻ hứng thú kích thích sáng tạo trẻ việc lĩnh hội kiến thức trở nên dễ dàng Hình thành kỹ hoạt động nhóm cho trẻ khơng q khó chưa thật ý, quan tâm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động Nếu ta quan tâm, yêu thương trẻ khơng có khó khăn, trở ngại Từ suy nghĩ đó, thời gian qua trường mầm non ……… lớp tơi phụ trách tơi thử nghiệm Điều này, trẻ lớp sau thời gian thực mang lại hiệu tích cực Từ tích lũy tơi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp hình thành kỹ hoạt động nhóm cho trẻ - tuổi trường mầm non …….” Đây vấn đề vô cấp thiết cần phải thực 2.3.Đối tượng phạm vi nguyên cứu:Lớp mẫu giáo tuổi …………, lớp chủ nhiệm, lớp trường mầm non ………… vài trường khác Cơ sở pháp lý: Theo nhà tâm lý học người Ý, Dr.Miria Montessori (1870 – 1952) cho trẻ chơi trẻ “làm việc” Những nghiên cứu giới có nghiên cứu hoạt động nhóm “Team Work”, xuất lâu từ năm 20,30 kỉ XX Đây trình lâu dài mà tổ chức, tập thể thực gắn kết thành viên lại với nhau, để tạo thành viên phối hợp, đồn kết tạo hiệu cơng việc cao Như vậy, lịch sử giáo dục giới tư tưởng mang tính chất làm việc nhóm xuất sớm nghiên cứu ứng dụng rộng rãi giới Tuy nhiều cách tiếp cận quan niệm khác song cơng trình nghiên cứu khẳng định vai trò to lớn kỹ làm việc nhóm cần thiết phải giáo dục kỹ làm việc nhóm dạy học Làm việc nhóm cách giúp người làm việc, học tập chủ động có kết Sự hợp tác công việc, học tập nghiên cứu rong cách tốt để đến thành cơng Cái ta tưởng khó người khác lại dễ dàng, ta thiếu người khác lại dư.Vì vậy, làm việc nhóm cộng hưởng tốt cho người Hiện nay, giáo dục mầm non đặt mục tiêu giáo dục trọng dạy trẻ kỹ năng, có kỹ làm việc nhóm Những nghiên cứu hoạt động nhóm giáo dục mầm non nước ngồi “Làm việc nhóm” ngày trở thành đối tượng khoa học người ta đào tạo khơng để hiểu mà cịn tác động vào để biến thành cơng cụ giáo dục phát triển cá nhân, xã hội Các nhóm nhỏ trở thành đối tượng nghiên cứu khoa học.Rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp lớn nhiều quốc gia thật quan tâm thúc đẩy việc đào tạo kỹ làm việc nhóm Ở Nhật Bản em học sinh nhỏ tuổi sớm định hướng rèn luyện tinh thần hợp tác, tương tác hỗ trợ với người khác Ở Việt Nam nghiên cứu hoạt động nhóm giáo dục: Tâm lý học hoạt động , nghiên cứu chất tâm lý người tâm lý hình thành hoạt động Từ Phạm Minh Hạc nhấn mạnh: “nhà trường đại ngày nhà trường hoạt động, dùng phương pháp hoạt động Thu hẹp cưỡng nhà giáo thành hợp tác bậc cao”.Phương pháp giáo dục hoạt động dẫn dắt học sinh tự xây dựng công cụ làm trẻ thay đổi từ bên Hoạt động nhau, hoạt động hợp tác thầy trò, hoạt động hợp tác trị trị có tác dụng lớn Ngồi có số đề cập đến vấn đề liên quan đến hợp tác, hình thành kỹ hợp tác theo phương thức học hợp tác nhóm Hay Nguyễn Hữu Châu khái quát trình trẻ học, làm việc nhóm q trình cá nhân tạo kiến thức cho kiến thức thơng qua tương tác với cá nhân khác, với xã hội thực tiễn mà có Bên cạnh cịn nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề như: Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Ngọc Bảo, Tô Hiệu, tác giả Nguyễn Thị Hịa, tác giả Hồng Thị Phương, tác giả Phạm Hương Giang, tác giả Nguyễn Thị Xuân Yến Tóm lại giáo dục kỹ làm việc nhóm cho trẻ mầm non vấn đề quan tâm nghiên cứu Việt Nam giới vài kỉ trở lại Từ rút kết luận “cần kết hợp hoạt động cá nhân với hoạt động nhóm”, dạy học theo nhóm cách thức tổ chức dạng hoạt động học tập cho học sinh Dạy học cần thay đổi phương thức cũ chuyển sang cách học tập phương thức học tập hợp tác, làm việc Thực trạng: *Ưu điểm: - Ban Giám Hiệu nhà trường sâu sát, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên có đủ phương tiện để chăm sóc dạy trẻ, ln tạo điều điện cho giáo viên học hỏi, bồi dưỡng thêm công nghệ thông tin, tham gia đầy đủ buổi sinh hoạt chuyên mơn phịng, trường tổ chức, tham gia thi trường phòng tổ chức: giáo viên dạy giỏi, làm đồ dùng tự tạo , -Trẻ mạnh dạn, tự tin, thông minh, nhanh nhẹn đủ sức khoe để tham gia tốt hoạt động lứa tuổi - Giáo viên lớp nhiệt tình, có đủ trình độ chun mơn, kiến thức để hướng dẫn trẻ thực kỹ năng, hoạt động lớp - Ln nhận tình cảm gần gữi, chia sẽ, giúp đỡ từ bậc phụ huynh, tôt dân phố nơi giảng dạy, quan tâm phụ huynh dành cho em * Nhược điểm: - Trẻ cịn nhiều bỡ ngỡ đa số đầu vào trẻ tuổi đến trường mầm non nên chưa quen với cách làm việc nhóm, chưa có kỹ năng,việc hợp tác phân chia cơng việc trẻ cịn lúng túng.Khi phân chia công việc cho thành viên nhóm, hay gây ồn ào, trật tự.Chưa biết cách giải vấn đề nhóm để tìm kết - GV tổ chức hoạt động theo nhóm chưa thường xun, trẻ lớp tơi nằm vùng nơng thơn, trẻ có phát triển khơng đồng đều, nên muốn tổ chức hoạt động nhóm cịn nhiều e dè, sợ trẻ không làm đượcthường cho trẻ chơi đơn lẻ - Chưa chủ động việc đưa ý kiến cá nhân trẻ biết kết quả, chưa mạnh dạn diễn đạt muốn nói Đa số trẻ thụ động chờ cô gọi tên - Trẻ hay phát biểu cắt ngang bạn nói, chưa biết cách tơn trọng ý kiến trả lời bạn bác bỏ ý kiến ý kiến khơng cho dù bạn chưa phát biểu xong - Trong sinh hoạt ngày trẻ thường thực hoạt động riêng lẻ, khơng có hợp tác - Trẻ thường hay tập trung ý vào hoạt động học lớp - Phụ huynh thiếu quan tâm đến lợi ích việc hình thành cho trẻ kỹ làm việc nhóm trường nhà * Nguyên nhân tồn vấn đề: - Đa số trẻ học, lạ lẫm, chưa thích nghi với kỹ làm việc nhóm - Cách tổ chức cịn nhiều lúng túng chưa có nhiều kinh nghiệm nên chưa thu hút tập trung, ý từ trẻ - Trẻ nhút nhát, rụt rè, chưa dám đưa ý kiến mặc khác trẻ sợ sai - Do trẻ muốn thể giỏi tranh ý kiến, đơi bác bỏ ý kiến bạn - Trẻ nhỏ thích khen nên hay dành việc giao cho riêng - Trẻ thiếu kỹ hợp tác phối hợp nhóm - Trẻ quen với việc thực sinh hoạt cá nhân ngày chưa đến lớp qua độ tuổi - Phụ huynh chưa biết lợi ích việc hình thành cho trẻ thói quen hoạt động nhóm hoạt động Mô tả sáng kiến: 5.1 Về nội dung sáng kiến: Làm việc theo nhóm khơng giúp trẻ hồn thành cơng việc thuận lợi mà cịn giúp trẻ tăng khả gắn kết hòa đồng với bạn bè lớp nhiều Trẻ hoạt động hoạt động học chơi khơng cịn cảm thấy nhàm chán, trẻ hứng thú tích cực nhiều, trẻ hứng thú kích thích sáng tạo trẻ việc lĩnh hội kiến thức trở nên dễ dàng hết Mặt khác, làm việc nhóm giúp trẻ tự tin giao tiếp, biết cách tự khẳng định thân mơi trường tập thể Đồng thời giúp trẻ phát huy cá tính, sáng tạo, biết hợp tác với người bạn khác để hồn thành cơng việc chung Khi phối hợp nghiên cứu khảo sát thực tế năm học 2019 - 2020, phụ trách dạy trẻ 5-6 tuổi lớp ……… với sỉ số cháu 25 cháu, qua khảo sát đầu vào thực trạng thực kỹ làm việc theo nhóm có kết sau: BẢNG KHẢO SÁT THỰC TRẠNG ĐẦU NĂM CỦA TRẺ Số trẻ khảo sát: 25 trẻ STT TIÊU CHÍ Số lượng trẻ cịn thụ động, chưa biết phối hợp nhóm đầu năm học Đạt Chưa đạt Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 01 Có hứng thú tham gia hoạt động nhóm 6/25 24% 19/25 76% 02 Trẻ có kỹ phát biểu ý kiến cá nhân 7/25 28% 18/25 72% 03 Trẻ có kỹ tơn trọng ý kiến bạn 9/25 36% 16/25 64% 04 Trẻcó kỹ phân chia cơng việc 8/25 32% 17/25 68% 05 Trẻ có kỹ hợp tác với bạn 4/25 16% 21/25 84% 06 Trẻ có kỹ diễn đạt ý tưởng nhóm 3/25 12% 22/25 88% 07 Trẻ có kỹ làm việc nhóm sinh hoạt ngày 5/25 20% 20/25 80% 08 Trẻ có kỹ làm việc nhóm thơng qua trị chơi 3/25 12% 22/25 88% 09 Trẻ có kỹ làm việc nhóm qua hoạt động 4/25 16% 21/25 84% Nhận xét: Thời gian đầu, nhận lớp quan sát cháu thực tế nhận thấy kỹ làm việc theo nhómcủa trẻ đa số yếu Đa số trẻ thụ động, chờ đợi vào bảo cô Qua bảng khảo sát thực trạng đa số trẻ chưa có kỹ làm việc theo nhóm, đa số tiêu chí chưa đạt 50% Cao kỹ tôn trọng ý kiến bạn đạt 36% Thấp kỹ diễn đạt ý tưởng nhóm kỹ làm việc nhóm thơng qua trị chơi đạt 12% Điều cho thấy kỹ làm việc theo nhómcủa trẻ cịn thấp, cần có giải pháp can thiệp giúp trẻ hình thành phát triển cho trẻ Từ việc khảo sát thực trạng qua thời gian ứng dụng đề tài vào việc giảng dạy, tơi tìm số giải pháp giúp trẻ hình thành kỹ làm việc theo nhóm sau: * Giải pháp 1: Hình thành phát triển cho trẻ số kỹ cần có làm việc theo nhóm Đây bước đầu bước quan trọng tạo tiền đề cho bước tiếp theo.Muốn nhóm làm việc hiệu thân đứa trẻ tham gia nhóm phải có kỹ cần thiết Chính vậy, việc giúp trẻ hình thành số kỹ làm việc theo nhóm giúp trẻ giải cơng việc chung nhóm Có thể kể đến số kỹ cần hình thành cho trẻ làm việc nhóm như: Kỹ phát biểu ý kiến, kỹ tôn trọng ý kiến bạn, kỹ phân chia công việc, kỹ hợp tác với bạn, kỹ diễn đạt ý tưởng nhóm Những kỹ địi hỏi giáo viên phải ý rèn cho trẻ cách nhẹ nhàng bước, thường xuyên không vội vàng Tôi nhận thấy nên rèn luyện cho trẻ trẻ sẵn sàng bạn tham gia hoạt động Mục đích hoạt động nhóm lứa tuổi mầm non bước đầu, tiền đề cho việc học trẻ trường phổ thơng Cho nên lời nói nhẹ nhàng, nhắc nhở cô giáo trẻ sau hoạt động chơi, hình thành cho trẻ kỹ cần thiết Bắt đầu vào giai đoạn từ từ uốn nắn trẻ để trẻ có kỹ cần thiết để làm việc nhóm có hiệu Bằng lời nói nhẹ nhàng,động viên, khích lệ trẻ tạo trẻ cảm giác an tồn, góp ý thực tế trẻ hoạt động, sau hoạt động, góp ý riêng số trẻ cá biệt để trẻ khơng bị tự tin nhóm bạn Đó cách mà tơi tơn trọng trẻ, để trẻ tự ti trước bạn, hay xấu hổ với bạn, biết khả trẻ khác áp đặt khả trẻ vào trẻ khác a) Hình thành kỹ phát biểu ý kiến cá nhân Trẻ hiểu biết vấn đề chuyện tốt, trẻ có mạnh dạn tự tin nói lên suy nghĩ hay khơng điều quan trọng Trẻ cần đưa ý kiến, suy nghĩ riêng cá nhân nhóm bạn, đồng thời đưa ý kiến đồng ý hay không đồng ý Tôi khó khăn để rèn luyện kỹ cho trẻ, đa số trẻ cịn rụt rè, nhút nhát chưa dám đưa ý kiến, phần chưa quen, phần sợ sai Cô giáo cần quan tâm đến trẻ động viên trẻ nói, chia sẻ điều trẻ muốn nói với cơ, người đưa thơng tin đến bạn nhóm, tiếp từ từ đưa trẻ dần đến với nhóm bày tỏ ý kiến trẻ, bạn nhóm động viên, vỗ tay tán thưởng bạn, động lực tinh thần cho bạn,nếu trẻ khơng nói gợi ý cho trẻ nói để bàn luận cho bạn nhóm nghe, trẻ quen mạnh dạn phát biểu, nêu lên ý kiến hoạt động nhóm.Sự gắn kết thành viên tạo nên sức mạnh cho nhóm Việc hồn thành xong Cơ cần cho trẻ hiểu lợi ích đưa ý kiến, nhận xét nhóm đạt kết tốt cho nhóm Cho trẻ thấy vai trị trẻ nhóm quan trọng, cần thiết Ví dụ: Bé Gia Bảo lúc chơi nói nhiều vào tham gia vào hoạt động nhóm thìcứ ngồi im lặng, khơng tham gia đóng góp ý kiến Nhưng tơi đến khuyến khích khơi gợi cho trẻ trả lời, vỗ tay động viên, tặng phiếu bé ngoan cho trẻ, Gia Bảo vui thích thú qua thời gian trẻ có hịa đồng hơn, mạnh dạn có tiếng nói tham gia hoạt động nhóm Kỹ tự tin, mạnh dạn đứng trước cô bạn để thể ý kiến riêng theo tơi nghĩ cần thiết Bởi vì, trẻ thường xuyên đứng lên dám nói lên suy nghĩ chắn trẻ mạnh dạn, tự tin trình tham gia hoạt động nhóm ngày thích tham gia chơi chúng bạn Để hình thành cho trẻ tốt kỹ ngày gọi gọi trẻ đứng lên phát biểu Tùy theo tính chất hoạt động ngày mà đưa yêu cầu trẻ Hôm gọi trẻ ngày lại chọn trẻ khác, tạo nhiều hội cho trẻ đứng lên nói suy nghĩ trước bạn Ví dụ:Ở lớp tơi bé Gia Uyên lúc chơi với bạn Gia Huy nói nhiều vào hoạt động chơi nhóm “Bé giỏi hơn” bé ngồi im lặng, không tham gia đóng góp ý kiến Tơi đến khuyến khích động viên cho bé trả lời nhắc bạn tuyên dương bé Qua tuần bé tự chủ động có tiếng nói tham gia hoạt động nhóm Hay bé Phúc Tấn bình thường hiếu động tham gia hoạt động lại ý thụ động khơng có ý kiến tham gia nhóm Tơi thường gây ý cho bé cách tạo tình tặng quà bất ngờ, hay bốc thăm trúng thưởng, bế phấn khích, tị mị muốn biết quà nên buộc bé phải giơ tay trả lời, hay sai tơi có cách động viên, giúp trẻ tự tin Qua vài tuần với hoạt động chơi nhóm bé chủ động tham gia ý kiến cách hứng thú tự hào lời phát biểu bạn cơng nhận ( Hình 1) b) Hình thành kỹ biết tôn trọng ý kiến bạn Dạy trẻ biết tôn trọng ý kiến bạn, hướng dẫn cho trẻ cách thức giải vấn đề, lắng nghe, không bác bỏ ý kiến bạn làm việc, phải thống nhóm để có kết cuối khơng phải làm theo ý cá nhân bắt nhóm phải chấp nhận làm theo Hoạt động nhóm quan trọng phải thống nhiều ý kiến để giải vấn đề cách tốt Do cần dạy trẻ biết tôn trọng ý kiến đồng đội, không bỏ ý kiến Điều đơi người lớn khó làm được, nên với trẻ phải có thời gian để rèn luyện kỹ cho trẻ Trong trình trẻ tham gia hoạt động nhóm tơi thường xun để tất bạn nhóm trình bày ý kiến riêng cho nhóm nghe, ý kiến khơng phù hợp có nhóm có quyền không chấp nhận thực theo, cá nhân quyền tự ý bác bỏ ý kiến bạn nhóm chưa nhóm thống Trong q trình chăm sóc giáo dục trẻ tơi thấy có trẻ cá tính, thích làm thủ lĩnh, thích bạn phải nghe theo ý bát bỏ ý kiến bạn khác Điều phải quan sát gọi trẻ nhẹ nhàng khun bảo trẻ Phân tích cho trẻ hiểu “Con muốn hồn thành cơng việc nhanh hồn thành tranh đẹp, sáng tạo phải lắng nghe ý kiến đóng góp từ bạn nhóm Mỗi bạn có ý kiến hay Con đừng bác bỏ ý kiến bạn bạn buồn lần sau bạn khơng thích chơi nhóm nữa” Ví dụ: Bé Phương Vy thơng minh, lanh lợi nên có bé Vy nhóm nhóm sơi nổi, bé hay lớn tiếng la bạn bạn nói sai Tơi gặp riêng bé Phương Vy để nói phải nhẹ nhàng khơng bé bị tự tin hoạt động sau bị nhắc nhỡ Tơi khen bé giỏi, thông minh, biết giúp đỡ bạn, lần sau nhớ đừng lớn tiếng với bạn, biết bạn nói khơng phải giải thích cho bạn hiểu, la hét lên làm bạn buồn từ lần sau bạn khơng muốn nhóm nữa, bạn không dám nêu ý kiến Tơi thấy rằng, sau khun nhủ bé, lần sau bé quên lớn tiếng với bạn sau nhớ lại nói nhỏ lại, nhẹ nhàng với bạn hơn, tơi cịn thấy bé xin lỗi bạn ( Hình 2) c) Hình thành kỹ phân chia công việc Đặc điểm trẻ lứa tuổi thích giáo khen, mà trẻ hay giành hết việc vào mình, khơng thích bạn khác làm Trẻ chưa hiểu trẻ làm chất lượng cơng việc không tốt, không nhanh nhiều bạn nhóm giúp đỡ làm Chình vậy, dạy trẻ phân chia công việc thực làm việc nhóm, dạy trẻ cách phân chia cụ thể cho bạn, công việc lớn chia cho nhiều người làm nhanh mà hiệu mang lại cao ơm đống cơng việc ấy, mà kết suất tạo lại không mong muốn, tốn nhiều thời gia để làm, theo khả năngtôi nhận thấy được, giải thích cho trẻ hiểu rằng: Em bé ngoạn e bé giỏi em bé biết chia sẻ công việc bạn, không tranh giành công việc bạn, làm cho công việc nhanh nhé! Làm để tránh tình trạng ơm hết việc trẻ nhận thấy việc q dễ, khơng cần giúp đỡ Tơi giải thích cho tất trẻ hiểu chung nhóm cá nhân phải giao công việc cụ thể để giúp nhóm hồn thành nhiệm vụ Cho dù cơng việc có nhỏ thé nào, nhóm phải làm, hoạt động nhóm vui, tạo hứng thú cho nhóm Ngồi ra, tơi cịn giáo dục trẻ phải có tinh thần kỹ luật tham gia nhóm, phần cơng việc giao khơng tranh giành trao đổi với bạn, trừ làm khơng nhóm đồng ý giao nhiệm vụ khác cho Ví dụ: Trong hoạt động chơi góc, tơi quan sát thấy góc bán hàng, góc học tập… có phân chia công việc rõ ràng cho thành viên chonhoms riêng có chơi góc xây dựng bé Gia huy, Gia Bảo, Bảo Khang, Đức Thịnh, Thanh Phong, Nhật Trung Do bé nhóm khơng phân chia cơng việc mà lao vào chơi ngay, có bé biết nhìn mà chưa biết cần phải làm Hiểu xu chung này, bé chưa biết phân công công việc, nên lần chơi sau thường nhắc trẻ thảo luận phân công công việc trước chơi Hoặc nhóm chơi gợi ý cho bé: “Trước làm cơng việc chung nhóm cần phải làm gì? (thống ý tưởng), sau thống ý tưởng cần làm tiếp theo? Gợi ý trẻ cử bạn đội trưởng biết cách làm việc, phân chia nhiệm vụ cụ thể cho bạn nhóm” Sau thời gian hướng dẫn, nhóm có kỹ tương đối 10 tốt Không cần gợi ý, bé tự phân công nhiệm vụ cho hoạt động hiệu quả, đồn kết Hiệu cơng việc lại cao ( Hình 3) d) Hình thành kỹ hợp tác với bạn Hợp tác bạn kỹ quan trọng, cần thiết hoạt động nhóm, khơng hợp tác với khơng phải hoạt động nhóm Trong nhóm, công việc phân công phần công việc cá nhân có liên quan đến bạn nhóm, tương tác với để giúp nhóm hồn thành tốt nhiệm vụ giao Tơi dạy cho trẻ hiểu “ làm việc nhóm có suy nghĩ riêng cách làm riêng, suy nghĩa riêng phải chia sẻ nói cho nhóm biết, để bạn nhóm xem xét, suy nghĩ xem cách làm có phù hợp khơng, có khơng bạn nhóm định làm theo cách hay suy nghĩ thêm cách làm khác phù hợp Đã làm việc nhóm khơng tự ý làm theo cách riêng mà khơng có đồng ý nhóm Nếu làm khơng phải làm việc theo nhóm mà làm việc mình.Về vấn đề nhắc nhiều lần cho trẻ hiểu nhớ Nếu trẻ biết hợp tác với bạn việc giao lưu, quan tâm đến tất bạn khác ngồi nhóm nhóm điều tất nhiên.Tránh tình trạng thời gian dài trẻ làm quen với bạn hoạt động nhóm mà tơi linh hoạt thay đổi cho trẻ làm việc, hợp tác với tất bạn lớp, phân chia nhóm ngẫu nhiên, để trẻ có khả thích nghi hợp tác với tất bạn Nói cho trẻ hiểu tổ chức trị chơi thi đua nhóm chơi chuyền bóng, khơng phối hợp với bạn, chuyền bóng chậm, khơng chuyền cho bạn nhóm thua Vì phối hợp bạn nhóm cần thiết Hợp tác sinh hoạt ngày kê bàn, phát đồ dùng học tập, phơi khăn thường phân công cho trẻ công việc cho trẻ, sau tơi tập trung lại gợi ý cho trẻ nêu ý kiến cá nhân phải thực cơng việc mình, thường trẻ khơng thích làm việc mình, tâm lý trẻ thích chơi bạn Tơi gợi ý cho trẻ tự rủ bạn phụ phụ bạn Trong làm trẻ không tranh giành mà hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau, bạn haonf thành xong công việc qua giúp bạn làm chưa xong 11 Ví dụ: Trong tơi giao nhiệm vụ nhóm trang trí cho tơi tranh, sau nghe yêu cầu, bạn Vy lớp trưởng chia lớp thành tổ, sau tổ trưởng người giao nhiệm vụ cho bạn tổ mình, bạn vẽ, bạn tô, bạn dán, bạn lấy đồ dùng, quan sát thấy bạn nhóm thực nhiệm vụ giao tốt, hỗ trợ bạn cần, không tranh giành, chia sẻ với bạn nhóm khơng biết làm cơng việc đó, nhóm giúp đỡ Nhờ nhóm biết cách hỗ trợ, hợp tác công việc nên kết tơi giao cho nhóm nhanh chóng hồn thành đẹp ( Hình 4) e) Hình thành kỹ diễn đạt ý tưởng nhóm Nếu giáo viên rèn cho trẻ thành thạo kỹ nêu đến kỹ khơng gặp nhiều khó khăn Đây việc trẻ phải thống ý kiến tất bạn nhóm trước hồn thành cơng việc đưa kết cuối Ở lần hoạt động nhóm can thiệp, giúp đỡ trẻ, gợi ý cho trẻ cách thống ý kiến bạn, đưa ý kiến cuối mà nhóm đồng tình Trong nhóm có trẻ trội, mạnh dạn, có trẻ nhút nhát Những trẻ mạnh dạn trẻ điều tiết hoạt động nhóm, nhóm trưởng Nhóm trưởng định đưa cách làm tốt kết cuối cho nhóm mình, nhóm trưởng hay ý đến hướng dẫn cách tổng hợp ý kiến trình bày ý kiến kết nhóm mình.Tơi ln động viên khuyến khích trẻ cần nhiều thời gian cho trẻ rụt rè, nhút nhát lên trình bày ý kiến Ví dụ: Lớp tơi có hai bé Bảo Ngọc Gia Un hoạt động nhóm nổ, nhanh nhẹn, đến phần trình bày trước lớp hai rụt rè, khơng đám nói Bé Ngọc nói lí nhí, khơng rõ lời cịn bé Un thẹn thùng, im lặng khơng nói Qua nhiều lần tơi hướng dẫn, khuyến khích cổ vũ bạn bè lớp, bé Ngọc tự tin đứng lên trình bày ý kiến trước lớp, cịn bé Un có phần mạnh dạn trước Kỹ mạnh dạn nói trước đám đơng kỹ quan trọng để mạng lại hội thành công cho trẻ sau bước vào xã hội ngày phát triển Vì vậy, cần phải quan tâm rèn luyện cho trẻ từ Trong trình dạy trẻ cho trẻ hoạt động theo nhóm, thân tơi ln tạo cho trẻ số kỹ để giúp trẻ tham gia vào làm việc nhóm cách hiệu Bên cạnh đó, tơi ln khuyến khích trẻ ln tham gia ý kiến khơng ngồi thụ động, có nhiều trẻ lười hoạt động, việc để bạn khác làm, ý kiến Đó điều mà tơi khơng trẻ hướng tới Tơi 12 khuyến khích trẻ, nhắc nhỡ trẻ nhẹ nhàng tập cho trẻ làm việc, không la mắng trẻ Mặt khác cần can thiệp kịp thời trẻ giải vấn đề gặp khó khăn, khơng phải trẻ có khả giải tốt vấn đề phát sinh làm việc nhóm Tơi ln bao qt trẻ, tránh để xảy xung đột trẻ cịn nhỏ chưa có kìm chế (Hình 5) * Giải pháp 2: Hình thành kỹ làm việc nhóm thơng qua trò chơi Với trẻ, chơi hoạt động chủ đạo, hiểu điều nên tất nhiệm vụ tơi muốn giao cho trẻ thực tốt phải ln thơng qua trị chơi Trẻ nhỏ thường có tập trung kém, hoạt động trò chơi mà giáo viên cho trẻ tham gia phải tạo vui vẻ hứng thú cho trẻ Khi trẻ hiểu lợi ích bạn hoạt động nhóm tơi cần linh hoạt đưa nội dung cần giáo dục vào trò chơi trẻ thực bạn hồn thành tốt nhiệm vụ giao Ví dụ: Trong trị chơi vận động: Vì có số trẻ hay thụ động, hay thích ngồi xem hoạt hình, hay qua góc lấy đồ chơi, điều khơng tốt cho trẻ, trẻ tự kỹ, không thích giao tiếp làm việc bạn Do đó, thơng qua trị chơi vận động, bắt buộc trẻ phải tham gia chơi bạn, biết phối hợp bạn, chơi bạn trẻ thích thú, trẻ hoạt động cách tích cực hơn, có bạn trẻ thích vận động Vì vậy, tổ chức hoạt động học, thường cố gắng tích hợp trị chơi vận động vào để trẻ vừa chơi, vừa học, vừa vận động Từ trẻ biết hợp tác q trình chơi +Giờ hoạt động tạo hình: Trong hoạt động tạo hình tơi nêu u cầu hát ba nhóm vẽ tranh quê hương Chính trẻ phối hợp nhiệm vụ giao nhóm hồn thành +Hoạt động trị chơi đóng kịch: Buổi sáng cho trẻ tìm nhóm, để chuẩn bị diễn kịch vào buổi chiều, thông qua trị chơi kết nhóm trẻ tìm nhóm mình, nhóm trẻ tự phân vai bốc thăm để nhóm diễn trước Tơi quan sát thấy có số bạn giành vai, khơng có thống nhóm lộn xộn khơng thể diễn kịch Qua tình đó, tơi giáo dục trẻ không chịu hợp tác với chắn khơng thành cơng, khơng nhường người nhóm chịu thất bại, khơng đồn kết Và tơi hướng dẫn cho trẻ cách giải bạn nhóm thay đọc thử lời thoại nhân vật mà trẻ tranh giành để xem bạn có giọng đọc tốt nhóm chọn bạn 13 * Giải pháp 3: Hình thành kỹ làm việc nhóm thông qua hoạt động + Hoạt động thể dục:Trong hoạt động thể thao, vận động hoạt động cần có phối hợp bạn với nhau, người ta gọi tính đồng đội Bởi có phối hợp đồng đội nhịp nhàng giành chiến thắng, nhiều hoạt động khác tơi cố gắng tích hợp tính vận động vào để trẻ hứng thú biết đoàn kết Ví dụ: Vận động chuyền bóng qua đầu qua chân.Tơi yêu cầu ba đội thi đua xem đội chuyền khéo nhanh đội giành chiến thắng Tất nhiên đội khơng có phối hợp ăn ý, đồn kết chắn khơng thành công +Hoạt động âm nhạc:Trong hoạt động văn nghệ, làm việc theo nhóm chiếm vị trí quan trọng địi hỏi phối hợp thành viên nhóm để thành cơng cho tiết mục biểu diễn như: tiết mục múa, kịch, vận động theo nhạc, tốp ca Trong trình tập luyện tiết mục để biểu diễn bạn có đóng góp ý kiến múa hay.Thơng qua làm việc nhóm trẻ học cách phân chia nhiệm vụ ln người quan sát để giúp đỡ trẻ cần thiết Ví dụ:Trong chủ đề “Động vật" tơi có tổ chức văn nghệ cho cháu lớp Khi yêu cầu tổ lên múa múa vật Khi tơi vừa giao nhiệm vụ xong bạn Huy tổ hai nói rằng: Mấy bạn trai múa khơng đẹp hết, để gái múa đi, bé trai tên Phong nói : Vậy tụi đứng hát thơi hả, khơng làm hết phải khơng? Cuối toàn bạn gái múa vận động, bạn trai hát theo nhạc Qua trẻ nhận khả bạn nhóm trẻ chưa biết cách phân chia cho hợp lý Do trường hợp tơi lại giúp trẻ, giải thích bạn trai tham gia múa vận động tốt, cần phân rõ đội hình cặp nam, nữ để múa tiết mục múa đội có sáng tạo thu hút khán giả +Hoạt động làm quen chữ cái: Với hoạt động này, tơi tìm nhiều trị chơi để trẻ hoạt động hội để trẻ hoạt động với bạn nhóm Trong tiết học e, ê tơi cho trẻ chơi trị chơi tìm khoanh trịng chữ e bút đỏ, chữ ê bút xanh, kẹp bể bóng mang chữ e, ê Sau trị chơi đội thực tặng phần quà Sau chơi đội nhiều quà đổi túi kẹo Trong trò chơi trên, đội muốn chiến thắng phải hợp tác, hiểu ý hồn thành trị chơi theo u cầu +Hoạt động góc: Đây nói mơi trường tốt để giáo dục kỹ làm việc nhóm cho trẻ, trị chơi phát sinh nhiều tình mà 14 người chơi khơng có phối hợp với khơng thể chơi được.Tơi ln ý đến cách trẻ xử với nhau, phân chia vai chơi, cách trẻ giao nhiệm vụ chơi cần giáo dục kịp thời cách trẻ đối xử với bạn chơi Ví dụ: Góc xây dựng, Với chủ điểm Động Vật giao nhiệm vụ cho trẻ xây mô hình “Cơng viên sở thú” thành viên nhóm cphaan chia cơng việc cho nhau, hỗ trợ, hợp tác với nhau, bạn Khang xây tường rào, bạn Phong xây chuồng thú, bạn Huy xây bồn hoa, bạn Tấn, Thịnh phụ giúp rinh gạch, trồng cay, hoa, sau bạn trao đổi với đổi vị trí cho Khơng tranh giành, đồn kết với nhau, sau chơi nhóm xây dựng hồn thành cơng việc giao cho Phải nói rằng, năm qua tơi tổ chức cho trẻ hoạt động theo nhóm thơng qua hoạt động trên, ban đầu thấy vất vả để hướng dẫn cho trẻ cháu cịn lộn xộn, cịn tranh giành, chưa biết phối hợp sau kiên nhẫn tổ chức thường xuyên trẻ biết phải làm gì, làm nào? Tơi tạo điều kiện góp ý, bao quát trẻ cách thực để kịp thời uốn nắn, giải khó khăn hoạt động ( Hình 6) * Qua thời gian nghiên cứu tơi có bảng khảo sát sau áp dụng Bảng 2: BẢNG TỔNG HỢP KHẢO SÁT CUỐI NĂM Số trẻ khảo sát: 25 trẻ STT TIÊU CHÍ Số lượng trẻ cịn thụ động, chưa biết phối hợp nhóm đầu năm học Đạt Chưa đạt Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 01 Có hứng thú tham gia hoạt động nhóm 23/25 92% 2/25 8% 02 Trẻ có kỹ phát biểu ý kiến cá nhân 20/25 80% 5/25 20% 03 Trẻ có kỹ tơn trọng ý kiến bạn 22/25 88% 3/25 12% 04 Trẻcó kỹ phân chia công việc 20/25 80% 5/25 20% 15 05 Trẻ có kỹ hợp tác với bạn 21/25 84% 4/25 16% 06 Trẻ có kỹ diễn đạt ý tưởng nhóm 19/25 76% 6/25 24% 07 Trẻ có kỹ làm việc nhóm sinh hoạt ngày 23/25 92% 2/25 8% 08 Trẻ có kỹ làm việc nhóm thơng qua trị chơi 22/25 88% 3/25 12% 09 Trẻ có kỹ làm việc nhóm qua hoạt động 24/25 96% 1/25 4% Qua khảo sát đầu năm cuối năm cho thấy, việc sử dụng giải pháp mang lại hiệu cao Đối với tiêu chí 01 tăng tỉ lệ từ 24% lên 92 %, tiêu chí 02 từ 28% tăng lên đến 80% tiêu chí 03 tăng từ 36% lên 88% Như vậy, trẻ tiến nhiều kỹ làm việc theo nhóm thơng qua giải pháp hướng dẫn, gợi ý cô * Giải pháp 4: Kết hợp với phụ huynh việc hình thành kỹ làm việc nhóm nhà Liên kết trao đổi với phụ huynh công tác quan trọng người giáo viên mầm non Để phụ huynh giúp đỡ, hỗ trợ, hợp tác cách tự giác có hiệu Tơi thơng qua chương trình giảng dạy đổi cho phụ huynh nắm mục đích, yêu cầu phương pháp dạy mới, chương trình ứng dụng công nghệ thông tin qua bảng tuyên truyền lớp, trường, qua họp phụ huynh định kỳ, để phụ huynh hiểu tác dụng việc dạy đổi hình thức tổ chức giáo dục trẻ tuổi Tôi thông báo với phụ huynh thời gian biểu lớp, tuyên truyền nội dung giảng dạy đến phụ huynh, mời phụ huynh tham quan lớp, dự số tiết dạy Đóng chủ đề thường tơi hay mời phụ huynh dự tổng kết chủ đề cho trẻ xem lại ôn lại mà chủ điểm qua trẻ khám phá, tìm hiểu Từ phụ huynh có nhìn rõ vai trị làm việc nhóm quan trọng trẻ, phụ huynh không cịn mang tâm lý cịn nhỏ khơng làm Ngồi giáo viên phụ huynh người gần gữi tiếp xúc với trẻ ngày nên việc giáo dục hình thành trẻ thói quen lúc nhà đơn giản 16 Qua đó, phụ huynh khơng cịn mang tâm lý sợ cịn nhỏ khơng làm mà mạnh dạn định hướng trau dồi cho kỹ học nhóm, làm việc nhóm từ cịn nhỏ Điều khơng giúp cho trẻ hòa đồng với người xung quanh mà giúp trẻ có kết tốt học tập lao động Làm việc nhóm giúp trẻ tự tin giao tiếp, biết cách tự khẳng định thân mơi trường tập thể, đồng thời giúp trẻ phát huy cá tính, tự sáng tạo, biết hợp tác với đứa trẻ khác để hồn thành cơng việc chung Phụ huynh áp dụng phương pháp đơn giản để dạy trẻ cách làm việc nhóm như: - Làm gương cho - Ln cho cảm giác thành viên nhóm - Khuyến khích chơi mơn thể thao đồng đội - Khuyến khích tham gia học nhóm bạn lớp, bạn gần nhà, chung xóm - Cho tham gia bố mẹ,anh chị em, bạn bè, làm số công việc phù hợp với lứa tuổi Ngoài phụ huynh nên dành thời gian để tìm hiểu vai trị lợi ích làm việc nhóm Phân tích, đánh giá kết hoạt động nhóm mà trẻ tham gia để trẻ thấy vai trò tập thể, ích lợi hoạt động nhóm 5.2.Về khả áp dụng sáng kiến: a) Khả mang lại lợi ích thiết thực + Đối với cơ: - Nắm kỹ hình thành hoạt động nhóm, biết cách giải quyết, xử lý nhanh tình xảy nhóm trẻ hoạt động - Biết lắng nghe trẻ, động viên tôn trọng ý kiến, tình cảm trẻ trẻ muốn chia sẻ - Rút kinh nghiệm từ trẻ thông qua hoạt động nhóm từ trẻ, từ khéo léo giải tình nhóm - Tạo đồn kết lớp, nhóm, gắn kết tình cảm bạn bè lớp với hơn, giúp trị ngày gắn bó gần + Đối với trẻ: -Trẻ hiểu vai trò tầm quan trọng việc hoạt động nhóm 17 - Trẻ thật hứng thú, tích cực tất hoạt động diễn lớp từ sinh hoạt, vui chơi học tập Các trẻ lớp thân thiện đồn kết Trẻ có nề nếp hơn, hoạt động học trở nên sơi hơn, điều làm cho cảm thấy phấn khởi công việc - Trẻ ngày mạnh dạn hơn, giao tiếp tốt, tiếp thu kiến thức nhanh.Trẻ yêu thích học không muốn nghỉ nhà - Sự mạnh dạn tự tin thể ý kiến cá nhân trước lớp thể tốt - Tôn trọng ý kiến cá nhân bạn, thành viên nhóm, không tự cao, tự đại + Đối với phụ huynh: - Phụ huynh có thay đổi nhìn nhận việc học theo nhóm chơi theo nhóm mình, nhận thấy tầm quan trọng làm việc nhóm qua học, hoạt động hoạt động vui chơi trẻ lớp, hỗ trợ nhiệt tình cho giáo viên việc rèn cho trẻ phát triển thêm kỹ hoạt động nhóm nhà Như để dạy trẻ hoạt động theo nhóm, trẻ cần phải có kỹ nêu Những kỹ cần phải hướng dẫn trẻ cách đồng đến trẻ, trường hợp Ban đầu giáo viên làm giúp trẻ, làm mẫu, sau gợi ý cho trẻ tự làm cuối để trẻ chủ động Những điều cho trẻ tâm vững vàng để bước vào xã hội, đương đầu với khó khăn tương lai b) Giải pháp cịn có khả áp dụng: đơn vị lớp trường khác c) Điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp -Trường lớp rộng rãi, cho trẻ hoạt động, sưu tầm trò chơi có kết hợp nhóm, câu chuyện, thơ đoàn kết, yêu thương -Điều kiện người giáo viên có kiến thức,kỹ chun mơn chăm sóc giáo dục trẻ, trẻ độ tuổi mẫu giáo 5-6 tuổi phụ huynh quan tâm đến hoạt động lớp Những thông tin cần bảo mật: Không Kết luận 18 Qua việc nghiên cứu đề tài trên, rút số kết luận sau: Giáo viên cần tìm tịi nghiên cứu kỹ để hiểu biết phương pháp làm việc nhóm, cần có kế hoạch áp dụng cụ thể cho trường hợp Khơng nóng vội, nhẹ nhàng hướng dẫn trẻ bước vào khuôn khổ làm việc nhóm Trong q trình thực cần đánh giá xem xét mức độ hình thành kỹ sau biện pháp nào, để kịp thời thay đổi nội dung giáo dục cho phù hợp đạt hiệu cao Giáo viên phải dựa vào điều kiện sở vật chất có phù hợp với nội dung kế hoạch đưa hay khơng phải ln nhiệt tình, nắm bắt hội để giáo dục trẻ lúc nơi, cô người khơi gợi kích thích trẻ trường hợp Thời gian đầu thật vất vả để uốn nắn trẻ vào nề nếp, vào khuôn khổ hoạt động, giáo viên cần phải kiên nhẫn Nếu không kiên nhẫn bỏ cuộc, bên cạnh ln cần có hỗ trợ thống từ đồng nghiệp, giáo viên lớp phụ trách Khi trẻ quen với cách làm việc nhóm, khơng lơ mà cần ý bao quát trẻ để can thiệp kịp số tình ngồi ý muốn Phát huy tính tích cực sáng tạo trẻ, trẻ thấy u thích đến lớp học, giáo thấy tự tin nhiệt tình say mê yêu nghề Một số giáo viên phụ huynh học sinh trường áp dụng kinh nghiệm việc tổ chức cho trẻ làm đồ dùng đồ chơi đạt kết tốt Trên số kinh nghiêm rút áp dụng biện pháp để hình thành kỹ hoạt động nhóm cho trẻ thực lớp trường mầm non Ninh Hải điểm Bình Tây nơi tơi dạy.Rất mong ban giám hiệu nhà trường,các chị em đồng nghiệp đóng góp ý kiến để tơi thêm nhiều kinh nghiệm tổ chức hoạt động nữa.Tôi xin chân thành cảm ơn! Ninh Hải, ngày 01 tháng 09 năm 2020 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ TÁC GIẢ 19 20 ... nhân 7/ 25 28% 18/ 25 72% 03 Trẻ có kỹ tôn trọng ý kiến bạn 9/ 25 36% 16/ 25 64 % 04 Trẻcó kỹ phân chia cơng việc 8/ 25 32% 17/ 25 68 % 05 Trẻ có kỹ hợp tác với bạn 4/ 25 16% 21/ 25 84% 06 Trẻ có kỹ diễn... ý kiến bạn 22/ 25 88% 3/ 25 12% 04 Trẻcó kỹ phân chia cơng việc 20/ 25 80% 5/ 25 20% 15 05 Trẻ có kỹ hợp tác với bạn 21/ 25 84% 4/ 25 16% 06 Trẻ có kỹ diễn đạt ý tưởng nhóm 19/ 25 76% 6/ 25 24% 07 Trẻ. .. tưởng nhóm 3/ 25 12% 22/ 25 88% 07 Trẻ có kỹ làm việc nhóm sinh hoạt ngày 5/ 25 20% 20/ 25 80% 08 Trẻ có kỹ làm việc nhóm thơng qua trị chơi 3/ 25 12% 22/ 25 88% 09 Trẻ có kỹ làm việc nhóm qua hoạt động

Ngày đăng: 24/08/2021, 21:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w