1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

sáng kiến một số giải pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4 5 tuổi tại trường mầm non

12 34 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN Họ và tên: Giới tính: Nữ. Ngày, tháng, năm sinh: Cơ quan, đơn vị công tác: Trường mầm non . Chức vụ chức danh: Giáo viên Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Mầm Non. 1. Tên sáng kiến: Một số giải pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4 5 tuổi tại trường Mầm non ………... 2. Lĩnh vực áp dụng 2.1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn giáo dục mầm non lĩnh vực phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội 2.2. Mục tiêu Tìm ra một số giải pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4 5 tuổi trong trường mầm non. Giúp cho giáo viên có những kinh nghiệm trong việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ từ đó hình thành cho trẻ ý thức tốt trong việc bảo vệ môi trường. 2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4 5 tuổi trong trường mầm non trường mầm non …………….. Phạm vi nghiên cứu: Lĩnh vực phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ độ tuổi mẫu giáo 4 5 tuổi trường mầm non …………….. 3. Cơ sở pháp lý Hoạt động bảo vệ môi trường là khai thác sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giữ cho môi trường trong xanh lành sạch, đẹp do đó đòi hỏi chúng ta phải nhạy bén, linh hoạt, tận dụng các nguyên vật liệu để biến thành những dụng cụ dạy học và chơi cho trẻ một cách đơn giản. Chỉ thị 022005CTBGDĐT ngày 31 tháng 01 năm 2005 về việc “Tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường”; Chỉ thị số 402008CTBGDĐT ngày 22072008 về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường học giai đoạn 20082013. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục trong cả nước tổ chức triển khai các nhiệm vụ về giáo dục bảo vệ môi trường, đưa nội dung giáo dục môi trường vào trường học. Trong chương trình GDMN của Bộ GDĐT cũng đã xây dựng nội dung giáo dục bảo vệ môi trường từ lứa tuổi nhà trẻ đến hết độ tuổi mẫu giáo. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ về ý thức bảo vệ môi trường là thật sự cần thiết trong thời kỳ biến đổi khí hậu , hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm môi trường trong xã hội hiện nay Vì vậy giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non nói chung và 45 tuổi trong trường mầm non nói riêng luôn là một hoạt động mang tính giáo dục cao, đây là quá trình giáo dục có mục đích nhằm phát triển ở trẻ những hiểu biết sơ đẳng về môi trường, có sự quan tâm đến môi trường phù hợp với lứa tuổi được thể hiện qua những kiến thức thái độ, hành vi của trẻ đối với môi trường xung quanh, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ cũng như việc đặt nền tảng cho sự phát triển nhân cách của trẻ sau này. 4. Thực trạng: Trường mầm non tôi công tác là một trường vùng núi nơi tập trung dân cư đa phần là người đồng bào dân tộc thiểu số, phụ huynh của trường đa số là người đồng bào và chủ yếu làm nông, chính vì vậy việc ý thức giữ gìn vệ sinh bảo vệ môi trường trong mỗi gia đình chưa được chú trọng nhiều Năm học 2019 2020 tôi được phân công phụ trách lớp mẫu giáo 4 5 tuổi A. Lớp tôi có 1329 cháu là đồng bào dân tộc thiểu số. Có 2 giáo viên trực tiếp đứng lớp trình độ Cao Đẳng và Đại học. Đồ dùng dạy học được trang bị theo thông tư 02 đầy đủ phục vụ cho nhu cầu học tập của trẻ. Một số trẻ ở lớp tôi phụ trách ý thức bảo vệ môi trường chưa cao, trẻ chưa có tính tự giác trong một hành động như bỏ rác vào thùng, nhặt lá rơi, nhổ cỏ, tưới cây tại lớp mẫu giáo . Ưu điểm Đối với nhà trường: Ban giám hiệu luôn quan tâm giúp đỡ bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ hỗ trợ cho giáo viên trong công tác chăm sóc giảng dạy cháu, luôn chú trọng tới việc giáo dục trẻ ý thức giữ gìn vệ sinh chung và bảo vệ môi trường. Đối với cơ sở vật chất nhà trường: Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường cùng với phụ huynh học sinh đã giúp đỡ về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác chăm sóc, giáo dục trẻ: Nhà trường đầu tư nhiều thùng rác có nắp đậy đặt ở nhiều chỗ trong sân trường để thuận lợi cho cháu và phụ huynh bỏ rác Đối với giáo viên: Bản thân tôi đã được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ đạt trình độ Đại học, có tinh thần học hỏi, nhiệt tình trong giảng dạy, yêu nghề mến trẻ, luôn tìm tòi vận dụng các phương pháp, hình thức đổi mới vào các hoạt động nhằm thu hút trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động. Đối với trẻ: Lớp tôi phụ trách có 29 cháu tất cả trẻ đều phát triển bình thường, nhanh nhẹn, hoạt bát, tích cực tham gia vào hoạt động ở trường lớp. Trẻ được học tập theo đúng độ tuổi nên rất thuận lợi cho quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Đối với phụ huynh: Phụ huynh phối hợp cùng với giáo viên, nhà trường trong công tác xã hội hóa và chăm sóc giáo dục trẻ , tin tưởng vào nhà trường và giáo viên trong việc nuôi dạy trẻ Nhược điểm và nguyên nhân Việc giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4 5 tuổi A trong trường mầm non thực hiện, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế sau: Đối với cơ sở vật chất nhà trường: Lớp tôi vẫn chưa có nhà vệ sinh khép kín, trẻ sử dụng nhà vệ sinh chung nên trong quá trình đi vệ sinh trẻ thường hay bỏ rác vào hệ thống thoát nước gây tắc nghẽn. Các chủng loại đồ dùng đồ chơi đã có nhưng đồ chơi để cho trẻ được thực hành trải nghiệm còn ít. Chưa có máy chiếu proxto để trẻ đươc xem hình ảnh rõ nét hơn, băng đĩa, tài liệu hướng về giáo dục bảo vệ môi trường còn ít Đối với giáo viên: Vận dụng các kiến thức kỹ năng chuyên môn chưa linh hoạt đi sát với thực tế về việc giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4 5 tuổi tại nhóm lớp chưa phù hợp cho từng đối tượng trẻ nên chưa đạt được hiệu quả cao. Đối với trẻ: Đặc điểm trẻ ở độ tuổi mầm non thường dễ nhớ nhanh quên, đặc biệt trẻ lớp 4 5 tuổi A do tôi đảm nhiệm chưa có tinh thần tự giác, chưa tự ý thức được việc cần phải bảo vệ môi trường và vệ sinh môi trường xung quanh còn phải để cô nhắc nhở nhiều. Đa số trẻ lớp tôi phụ trách là người đồng bào dân tộc thiểu số thường quen với nếp sống của bố mẹ nên ý thức vệ sinh môi trường còn kém. Đối với phụ huynh: Nhận thức một số phụ huynh của lớp về giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ còn chưa đầy đủ đa phần còn làm thay trẻ, sợ trẻ làm sẽ bẩn. Phụ huynh thường giao phó việc chăm sóc giáo dục con cái cho nhà trường và cô giáo nên ít hợp tác với giáo viên, nhất là phụ huynh đồng bào dân tộc. Bởi lẽ phụ huynh cho rằng trẻ còn quá nhỏ để dạy trẻ những ý thức bảo vệ môi trường. 5. Mô tả sáng kiến: 5.1. Về nội dung của sáng kiến: Biện pháp 1: Xây dựng lớp học an toàn, thân thiện với môi trường cho trẻ. Để trẻ có được “mỗi ngày đến trường là một ngày vui” theo cách nuôi dạy “giáo dục không chỉ chuẩn bị cho cuộc sống mà còn chính là cuộc sống của trẻ” theo quan điểm khởi xướng của UNESCO, thì trường mầm non trước hết phải tạo ra một môi trường an toàn, thân thiện, đảm bảo các điều kiện vui chơi lành mạnh để các em có thể tham gia tích cực – chủ động vào quá trình phát triển thay vì thụ động trông chờ vào người lớn, phát huy tối ưu những tiềm năng sẵn có và qua đó, hình thành các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. Bảng khảo sát nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ trước khi áp dụng sáng kiến. TT Nội dung Chưa áp dụng Đạt Chưa đạt Sĩ số % Sĩ số % 1 Vệ sinh lau dọn đồ dùng, đồ chơi 9 29 31,03% 2029 68,96% 2 Không vứt rác bừa bãi 10 29 34,48% 1929 65,51% 3 Có ý thức bảo vệ cây xanh, không hái hoa, ngắt lá, bẻ cành 9 29 31,03% 2029 68,96% 4 Nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước 8 29 27,58% 2129 72,41% 5 Sử dụng tiết kiệm nước 9 29 31,03% 2029 68,96% Qua bảng khảo sát trên cho thấy được việc ý thức giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường ở trẻ lớp tôi là chưa cao bởi thế muốn giáo dục trẻ nâng cáo ý thức bảo vệ môi trường trước hết phải cho trẻ biết được tác dụng của bảo vệ môi trường đối với cuộc sống. Từ đó trẻ mới có ý thức bảo và hành động bảo vệ môi trường, cụ thể: a. Tận dụng những nguyên vật liệu phế thải để trang trí, làm đồ chơi cho trẻ trong lớp học. Ví dụ: Bộ đồ chơi câu cá. Với những đồ dùng được qua sử dụng: ly nhựa, giấy màu, nam châm, thanh tre…tôi đã tạo thành một bộ đồ chơi câu cá, ngộ nghĩnh và đầy màu sắc. Qua bộ đồ chơi này không chỉ giúp trẻ giải trí, mà còn phát triển sự khéo léo của trẻ để câu được cá và tính chia sẽ, hợp tác cùng các bạn trong nhóm chơi (phụ lục hình 1) Ví dụ: Bộ đồ chơi đập bóng Với thùng catton , thanh tre, vãi nỉ.. tôi đã tạo ra bộ đồ chơi đập bóng ngoài vui chơi còn giúp trẻ nhận biết cách thêm bớt đối tượng, phát triển vận động cổ tay, giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động (phụ lục hình 2) Với những đồ dùng dùng như: Ống hút màu, vỏ gáo dừa, thùng catton, lon nước, lõi giấy vệ sinh, chai sữa.... Tôi đã tạo thành tòa ngôi nhà đầy màu sắc bằng ống hút và bìa catton, Những dụng cụ gõ theo nhạc từ vỏ gáo dừa, Những chú hề xinh xắn từ lõi giấy và những chiếc lon nhựa đầy màu sắc giúp trẻ nhận biết được các con số thông qua học mà chơi Các đồ dùng đầy màu sắc được sắp xếp gọn gàng. Sẽ thu hút trẻ tham gia hứng thú vào các hoạt động ở lớp. (phụ lục – hình 3,4 ) Qua các ví dụ tôi vừa nêu trên, tôi đã tạo ra lớp học với môi trường thân thiện và an toàn cho trẻ qua các đồ dùng, đồ chơi bằng nguyên vật liệu phế thải ngoài ra còn tôi còn giáo dục trẻ biết thu nhặt những nguyên vật liệu để cùng cô tạo ra các sản phẩm đẹp để giảm bớt rác thải ra môi trường. . (phụ lục – hình 5 ) b. Tận dụng những mảng tường, những góc lớp để trang trí cây xanh để làm cho không khí thêm sạch, mát mẻ, giúp trẻ hít thở không khí trong lành.Tuy nhiên trồng cây xanh trang trí trong lớp học phải xanh tươi, màu sắc đẹp, không có gai, không có quả độc, không có sâu bệnh, các cây đó phải gần gũi với cuộc sống thường ngày của trẻ, tạo cho trẻ có cảm giác thân thiện với thiên nhiên. Qua đó giáo dục trẻ có biết lợi ích của cây xanh trẻ biết chăm sóc cây. ( phụ lục – hình 6 ) VD: Giáo viên có thể trồng các loại cây: lưỡi hổ, cây trường sinh, phong lan.. Tóm lại, việc gom các nguyên vật liệu phế thải làm đồ dùng và chăm sóc cây xanh đã nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, góp phần làm xanh sạch đẹp môi trường nhà trường, lớp học. c. Xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường: Giáo viên bám kế hoạch của nhà trường căn cứ tình hình thưc tế của lớp và trẻ để xây dựng kế hoạch giáo dục trọng tâm hàng tháng phù hợp. Cụ thể hoá các nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ, như: “Giáo dục trẻ biết để rác đúng nơi quy định; biết tiết kiệm điện, nước khi sử dụng và tắt khi không sử dụng...” dựa vào đó làm căn cứ tổ chức các hoạt động giáo dục, nhằm cung cấp kiến thức bảo vệ môi trường cho trẻ một cách hiệu quả nhất. Sau đó đánh giá kết quả mà trẻ đạt được ở cuối tháng vào sổ theo dõi và đề ra những kế hoạch giáo dục tiếp theo cho phù hợp. Ví dụ: Đưa nội dung giáo dục “trẻ biết để rác đúng nơi quy định” vào kế hoạch giáo dục tháng 9, sau đó cuối tháng đánh giá kết quả: Số trẻ đạt mục tiêu là 20 trong tổng số 29 trẻ (tỉ lệ 70%). Dựa vào kết quả đạt được của tháng 9 để xây dựng kế hoạch trọng tâm tháng 10 với mục tiêu giáo dục “Trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh, vật nuôi” và tiếp tục thực hiện nội dung giáo dục “trẻ biết để rác đúng nơi quy định” cho những trẻ chưa đạt được... Biện pháp 2: Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động khám phá, dã ngoại: Phương pháp khám phá, trải nghiệm là phương pháp cho trẻ thực hành để tạo ra kết quả kiểm nghiệm một sự vật tạo dựng trong thiên nhiên, đây chỉ là thí nghiệm hết sức đơn giản, nhưng đối với trẻ lại vô cùng mới lạ và hấp dẫn khơi gợi sự hứng thú, tìm tòi khám phá môi trường xung quanh thông qua đó giáo dục trẻ bảo vệ môi trường. a. Cho trẻ làm thí nghiệm về môi trường nước: Chuẩn bị: Hai chậu to nước sạch, giấy màu (rác) Cách tiến hành: cho trẻ quan sát 2 chậu nước sạch sau đó cho trẻ thả một số giấy màu ( rác) vào 1 chậu nước sạch, còn chậu nước kia để nguyên. Khi giấy, rác ngấm vào chậu nước và bắt đầu chuyển màu, cho trẻ nêu nhận xét. Tôi đưa ra một số câu hỏi như: Các con có nhận xét gì về 2 chậu nước?( Một chậu nước đã đổi màu…dơ bẩn) nước trong chậu đã đổi màu...dơ bẩn có sử dụng được hay không?(không sử dụng được)con sẽ làm gì để nước không đổi màu?( Không bỏ rác vào nước) Thông qua hoạt động này tôi giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ nguồn nước, góp phần bảo vệ môi trường. b. Cho trẻ làm thí nghiệm về bỏ đồ chơi rác thải vào ống dẫn nước gây tắc nghẽn ống dẫn nước. Chuẩn bị: Hai đường ống dẫn nước bằng nhựa trong, một số loại rác, lá cây khô, đồ chơi. Cách tiến hành: cho trẻ quan sát 2 ống dẫn nước sau đó cho trẻ thả một số rác, lá cây khô, đồ chơi vào 1 ống dẫn nước, ống nước còn lại không bỏ rác. Khi rác, lá cây khô, đồ chơi đầy ống thì nước bắt đầu ngưng chảy, cho trẻ nêu nhận xét. Tôi đưa ra một số câu hỏi như: Các con có nhận xét gì khi cô xả nước vào 2 ống dẫn nước? (Một đường ống sẽ chảy nhiều nước ra,một đường ống chảy ít nước ra ). Vì sao? ( Vì đường ống nước này có rác, đường ống kia không có rác.). Thông qua hoạt động khám phá, trải nghiệm trên tôi giáo dục trẻ không bỏ rác, đồ chơi vào hệ thống thoát nước vì nếu bỏ rác vào sẽ gây tắc nghẽn không thoát được nước để lâu gây mùi hôi thối. Sở dĩ tôi chọn hoạt động này vì lớp không có nhà vệ sinh khép kín mà sử sụng nhà vệ sinh chung bên ngoài nên khi đi tiểu tiện trẻ thường mang theo đồ chơi bỏ vào ống dẫn nước gây tắc nghẽn. Qua tổ chức hoạt động này trẻ nâng cao ý thức giữ gìn nhà vệ sinh có hiệu quả tốt hơn. c. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tưới cây, quét dọn vệ sinh lớp học nhằm nâng cao ý thức bảo vệ , vệ sinh môi trường Ngoài việc giáo dục trẻ nhặt rác, nhổ cỏ, tưới cây trong sân trường tôi còn tổ chức cho trẻ trải nghiệm đi tham quan, dã ngoại: Ví dụ: Cho trẻ đi tham quan đài tưởng niệm tôi cho trẻ nhặt rác, nhổ cỏ. Thông qua hoạt động trên giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường, đây là là một hành động nhỏ của trẻ nhằm tri ân đến các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì tổ quốc. Hành động này có tính lan tỏa rất lớn trong cộng động đồng về ý thức bảo vệ môi trường. (phụ lục – hình 7) Ví dụ: qua chủ đề quê hương – đất nước tôi cho trẻ đi tham quan dã ngoại cảnh đẹp của địa phương. Thông qua hoạt động trên giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh môi trường nơi trẻ đang sống, góp phần làm đẹp cho quê hương. (phụ lục – hình 8) Ví dụ: Chủ đề thực vật tôi tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm chăm sóc vườn rau và vườn hoa nhà trường, cụ thể như: nhổ cỏ, tưới nước, vặt lá bị sâu ăn… Thông qua hoạt động trên giáo dục trẻ biết chăm sóc cây trồng, để tạo nên thực phẩm, làm đẹp cho môi trường, giúp môi trường thêm xanh sạch – đẹp (phụ lục – hình 9, hình 10) Biện pháp 3: Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động lễ hội: Thông qua việc tổ chức lễ hội, hình thành ở trẻ các kỹ năng, thái độ, hành vi tích cực về việc giữ gìn môi trường và các địa danh nơi diễn ra lễ hội. Ví dụ: Ngày tết Nguyên Đán phát động phong trào “Tết trồng cây”, cô cùng với phụ huynh sưu tầm cây xanh, cây cảnh về trồng... sau đó cô cùng trẻ tưới nước và chăm sóc cây. (phụ lục – hình 11) Tâm lí trẻ rất thích được biểu diễn, trình diễn, nắm bắt được điều này, tôi kết hợp cùng các cô trong lớp thông qua lễ hội tết nguyên đán cô tổ chức các buổi văn nghệ , cùng với trẻ,sưu tầm giấy gói hoa,giấy gói quà, tranh ảnh,giấy loại,túi nilon…Cùng bàn bạc với trẻ thiết kế các bộ quần áo thời trang để làm thành bộ sưu tập thời trang mang tên “Vì môi trường thân yêu”. Sử dụng phương pháp này tôi thấy trẻ rất hứng thú tham gia, mỗi một trang phục đều mang một ý nghĩa khác nhau. Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh nâng cao ý thức của trẻ trong bảo vệ môi trường: Để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của trẻ không chỉ dừng lại ở việc giáo dục tại trường mầm non mà còn cần kết hợp giáo dục tại gia đình trẻ. Giáo viên cần tuyên truyền với phụ huynh về tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ bằng nhiều hình thức như: Giáo viên tuyên truyền, kêu gọi phụ huynh sưu tầm phế liệu để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động, cải tạo khuôn viên trong trường Mầm non đảm bảo tiêu chí xanh – sạch – đẹp. Tìm kiếm hình ảnh, tranh ảnh bảo vệ môi trường để trẻ trải nghiệm ở các trò chơi nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ. Đặc biệt trong năm học vừa qua mỗi phụ huynh lớp tôi đã kết hợp cùng giáo viên sưu tầm phế liệu (chai, lọ, vỏ sò, lốp xe máy, xe ô tô... ) làm đồ chơi cho trẻ hoạt động (làm đồ dùng học toán, đồ chơi xích đu từ lốp ô tô, cổng chui từ lốp xe máy...). Đồ chơi tự làm vừa tiết kiệm chi phí vừa bảo vệ môi trường lại không kém phần hấp dẫn, lạ mắt với trẻ. Trưng bày các góc chơi, sản phẩm của trẻ để tuyên truyền với phụ huynh về các hoạt động cũng như kỹ năng của trẻ. Tuyên truyền với phụ huynh học sinh về sự cần thiết phải bảo vệ môi trường vì trẻ cần được sống trong môi trường an toàn không chỉ ở trường, lớp mà còn ở ngay tại gia đình. Đó là: bỏ rác đúng nơi quy định, vệ sinh sạch sẽ các khu vực xung quanh nhà, chăm sóc cây xanh… Không chỉ thế ngoài ra giáo viên còn phối hợp khuyến kích phụ huynh cùng tham gia trải nghiệm với trẻ các hoạt động lễ hội truyền thống tại nhà trường nhằm nâng cao vai trò giáo dục phối hợp đồng điệu giữa gia đình và nhà trường đối với trẻ Điều đó đã khẳng định rằng công tác phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường đã có sự đồng thuận và đạt kết quả cao. ( phụ lục – hình 12) 5.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Như vậy, qua một năm đi sâu và thực hiện nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự ủng hộ tích cực của các bậc cha mẹ đã giúp tôi đạt được một số kết quả và tiến hành đề tài “Một số giải pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4 – 5 tuổi trong trường mầm non”, tôi đã tìm ra những biện pháp tích cực phù hợp để nâng việc giáo dục trẻ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và điều đó đã cho được những kết quả sau: Bảng kết quả khảo sát nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ sau khi áp dụng sáng kiến. TT Nội dung Đã áp dụng Đạt Chưa đạt Sĩ số % Sĩ số % 1 Vệ sinh lau dọn đồ dùng, đồ chơi 2529 86,2% 429 13,79% 2 Không vứt rác bừa bãi 2629 89,66% 329 10,34% 3 Có ý thức bảo vệ cây xanh, không hái hoa, ngắt lá, bẻ cành 2429 82,75% 529 17,24% 4 Nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước 2029 68,96% 929 31,03% 5 Sử dụng tiết kiệm nước 2329 79,31% 629 20,68% Qua bảng khảo sát trên cho ta thấy ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường của trẻ đã được nâng lên đáng kể, Bước đầu ta nhận thấy sự thay đổi về mọi mặt như: Về phía trẻ: Phát huy được trí tưởng tượng sự tò mò của trẻ. Trẻ hứng thú hơn khi tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường, trường lớp học, nhà trường cũng như gia đình . Trẻ rất thích tham gia cùng cô làm đồ dùng đồ chơi từ các nguyên vật liệu mở. Trẻ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bỏ rác đúng nơi quy định, biết tiết kiệm nước, bảo vệ nguồn nước và biết phân biệt hành vi đúng, sai đối với môi trường. Về phía giáo viên: 100% giáo viên nắm vững và biết tổ chức hoạt động lồng ghép giáo dục trẻ bảo vệ môi trường. Các giáo viên đã chủ động sáng tạo trong lựa chọn nội dung và cách thức tổ chức hoạt động linh hoạt, phong phú, hấp dẫn trẻ trong việc bảo vệ môi trường. Về phía phụ huynh: Phụ huynh tích cực biết phối hợp cùng với giáo viên nâng cao ý thức bảo vệ môi trường tại gia đình. Nhiệt tình ủng hộ lớp những chậu cây cảnh nhỏ, cây xanh, hạt giống để tạo cho khung cảnh vườn trường thêm đẹp hơn. Cung cấp thêm cho lớp những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để làm đồ dùng đồ chơi. Phụ huynh tin tưởng vào giáo viên của nhà trường, luôn cùng trao đổi thông tin hai chiều để công tác chăm sóc giáo dục trẻ được tốt hơn. 6. Các thông tin cần được bảo mật (nếu có). 7. Kết luận Ngày nay, giáo dục bảo vệ môi trường đã trở thành nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trường học và được quan tâm ngay từ bậc học đầu tiên. Trên thực tế, trẻ em có khoẻ mạnh hay không là do tác động của môi trường. Môi trường có tốt, có trong lành thì sức khoẻ của trẻ mới được đảm bảo. Vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ, trẻ phải có ý thức bảo vệ môi trường xã hội và môi trường cho bản thân. Muốn trẻ có được ý thức đó thì chúng ta phải cung cấp cho trẻ những hiểu biết về môi trường. Cần có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong các nhà trường hiện nay. Đổi mới trong nhận thức của ban giám hiệu và giáo viên và trong công tác bảo vệ môi trường hiện nay. Giáo viên cần dành thời gian để lồng ghép giáo dục trẻ bảo vệ môi trường phù hợp, luôn động viên khen thưởng kịp thời nhằm khuyến khích trẻ cố gắng thực hiện những nhiệm vụ giáo viên giao cho trong các hoạt động hàng ngày. Để thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong thời kỳ hiện nay, mỗi giáo viên, nhân viên càng phải nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và nhất là không ngừng tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Công tác phối kết hợp với gia đình và cộng đồng thống nhất trong phương pháp, nội dung chăm sóc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường là rất cần thiết, vì khi giáo viên thực sự tâm huyết, cố gắng giáo dục trẻ bảo vệ môi trường thì nhận thức của trẻ và gia đình đều được nâng lên. THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ TÁC GIẢ PHỤ LỤC Hình 1 : Bộ đồ chơi câu cá Hình 2: Bộ đồ chơi đập bóng Hình 3 : đồ chơi tự tạo từ nguyên vật liệu mở Hình 4: đồ chơi tự tạo từ nguyên vật liệu mở Hình 5 trẻ làm đồ chơi bằng nguyên vật liệu mở Hình 6: Tạo môi trường xanh trong lớp Hình 7: Viếng bia tưởng niệm tại địa phương Hình 8: tham quan dã ngoại suối nước nóng Trường Xuân Hình 9: Trẻ tham gia dọn vệ sinh Hình 10: chăm sóc vườn rau Hình 10: Bé trồng cây Hình 12: phối hợp với phụ huynh

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự - Hạnh phúc ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN - Họ tên: Giới tính: Nữ - Ngày, tháng, năm sinh: - Cơ quan, đơn vị công tác: Trường mầm non - Chức vụ/ chức danh: Giáo viên - Trình độ chun mơn: Đại học Sư phạm Mầm Non Tên sáng kiến: Một số giải pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ -5 tuổi trường Mầm non ……… Lĩnh vực áp dụng 2.1 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn giáo dục mầm non lĩnh vực phát triển tình cảm kỹ xã hội 2.2 Mục tiêu Tìm số giải pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4- tuổi trường mầm non Giúp cho giáo viên có kinh nghiệm việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ từ hình thành cho trẻ ý thức tốt việc bảo vệ môi trường 2.3 Đối tượng phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 45 tuổi trường mầm non trường mầm non …………… Phạm vi nghiên cứu: Lĩnh vực phát triển tình cảm kĩ xã hội cho trẻ độ tuổi mẫu giáo -5 tuổi trường mầm non …………… Cơ sở pháp lý Hoạt động bảo vệ môi trường khai thác sử dụng hợp lý tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giữ cho môi trường xanh lành sạch, đẹp địi hỏi phải nhạy bén, linh hoạt, tận dụng nguyên vật liệu để biến thành dụng cụ dạy học chơi cho trẻ cách đơn giản Chỉ thị 02/2005/CT-BGDĐT ngày 31 tháng 01 năm 2005 việc “Tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường”; Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/07/2008 việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trường học giai đoạn 2008-2013 Bộ Giáo dục Đào tạo đạo sở giáo dục nước tổ chức triển khai nhiệm vụ giáo dục bảo vệ môi trường, đưa nội dung giáo dục môi trường vào trường học Trong chương trình GDMN Bộ GDĐT xây dựng nội dung giáo dục bảo vệ môi trường từ lứa tuổi nhà trẻ đến hết độ tuổi mẫu giáo Điều cho thấy tầm quan trọng việc giáo dục kỹ sống cho trẻ ý thức bảo vệ môi trường thật cần thiết thời kỳ biến đổi khí hậu , hiệu ứng nhà kính, nhiễm mơi trường xã hội Vì giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường cho trẻ mầm non nói chung 4-5 tuổi trường mầm non nói riêng ln hoạt động mang tính giáo dục cao, q trình giáo dục có mục đích nhằm phát triển trẻ hiểu biết sơ đẳng mơi trường, có quan tâm đến môi trường phù hợp với lứa tuổi thể qua kiến thức thái độ, hành vi trẻ môi trường xung quanh, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ việc đặt tảng cho phát triển nhân cách trẻ sau Thực trạng: Trường mầm non công tác trường vùng núi nơi tập trung dân cư đa phần người đồng bào dân tộc thiểu số, phụ huynh trường đa số người đồng bào chủ yếu làm nơng, việc ý thức giữ gìn vệ sinh bảo vệ mơi trường gia đình chưa trọng nhiều Năm học 2019- 2020 phân công phụ trách lớp mẫu giáo -5 tuổi A Lớp tơi có 13/29 cháu đồng bào dân tộc thiểu số Có giáo viên trực tiếp đứng lớp trình độ Cao Đẳng Đại học Đồ dùng dạy học trang bị theo thông tư 02 đầy đủ phục vụ cho nhu cầu học tập trẻ Một số trẻ lớp phụ trách ý thức bảo vệ mơi trường chưa cao, trẻ chưa có tính tự giác hành động bỏ rác vào thùng, nhặt rơi, nhổ cỏ, tưới lớp mẫu giáo *Ưu điểm Đối với nhà trường: Ban giám hiệu quan tâm giúp đỡ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ hỗ trợ cho giáo viên công tác chăm sóc giảng dạy cháu, ln trọng tới việc giáo dục trẻ ý thức giữ gìn vệ sinh chung bảo vệ môi trường Đối với sở vật chất nhà trường: Được quan tâm Ban giám hiệu nhà trường với phụ huynh học sinh giúp đỡ sở vật chất phục vụ cho cơng tác chăm sóc, giáo dục trẻ: Nhà trường đầu tư nhiều thùng rác có nắp đậy đặt nhiều chỗ sân trường để thuận lợi cho cháu phụ huynh bỏ rác Đối với giáo viên: Bản thân đào tạo chuyên môn nghiệp vụ đạt trình độ Đại học, có tinh thần học hỏi, nhiệt tình giảng dạy, u nghề mến trẻ, ln tìm tịi vận dụng phương pháp, hình thức đổi vào hoạt động nhằm thu hút trẻ tham gia tích cực vào hoạt động Đối với trẻ: Lớp tơi phụ trách có 29 cháu tất trẻ phát triển bình thường, nhanh nhẹn, hoạt bát, tích cực tham gia vào hoạt động trường lớp Trẻ học tập theo độ tuổi nên thuận lợi cho q trình chăm sóc - giáo dục trẻ Đối với phụ huynh: Phụ huynh phối hợp với giáo viên, nhà trường cơng tác xã hội hóa chăm sóc giáo dục trẻ , tin tưởng vào nhà trường giáo viên việc nuôi dạy trẻ *Nhược điểm nguyên nhân Việc giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4- tuổi A trường mầm non thực hiện, nhiên số hạn chế sau: Đối với sở vật chất nhà trường: Lớp tơi chưa có nhà vệ sinh khép kín, trẻ sử dụng nhà vệ sinh chung nên trình vệ sinh trẻ thường hay bỏ rác vào hệ thống thoát nước gây tắc nghẽn Các chủng loại đồ dùng đồ chơi có đồ chơi trẻ thực hành trải nghiệm cịn Chưa có máy chiếu proxto để trẻ đươc xem hình ảnh rõ nét hơn, băng đĩa, tài liệu hướng giáo dục bảo vệ mơi trường cịn Đối với giáo viên: Vận dụng kiến thức kỹ chuyên môn chưa linh hoạt sát với thực tế việc giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4- tuổi nhóm lớp chưa phù hợp cho đối tượng trẻ nên chưa đạt hiệu cao Đối với trẻ: Đặc điểm trẻ độ tuổi mầm non thường dễ nhớ nhanh quên, đặc biệt trẻ lớp 4- tuổi A tơi đảm nhiệm chưa có tinh thần tự giác, chưa tự ý thức việc cần phải bảo vệ môi trường vệ sinh môi trường xung quanh cịn phải để nhắc nhở nhiều Đa số trẻ lớp phụ trách người đồng bào dân tộc thiểu số thường quen với nếp sống bố mẹ nên ý thức vệ sinh mơi trường cịn Đối với phụ huynh: Nhận thức số phụ huynh lớp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ chưa đầy đủ đa phần làm thay trẻ, sợ trẻ làm bẩn Phụ huynh thường giao phó việc chăm sóc giáo dục cho nhà trường giáo nên hợp tác với giáo viên, phụ huynh đồng bào dân tộc Bởi lẽ phụ huynh cho trẻ nhỏ để dạy trẻ ý thức bảo vệ môi trường Mô tả sáng kiến: 5.1 Về nội dung sáng kiến: Biện pháp 1: Xây dựng lớp học an toàn, thân thiện với mơi trường cho trẻ Để trẻ có “mỗi ngày đến trường ngày vui” theo cách nuôi dạy “giáo dục không chuẩn bị cho sống mà cịn sống trẻ” theo quan điểm khởi xướng UNESCO, trường mầm non trước hết phải tạo mơi trường an tồn, thân thiện, đảm bảo điều kiện vui chơi lành mạnh để em tham gia tích cực – chủ động vào trình phát triển thay thụ động trông chờ vào người lớn, phát huy tối ưu tiềm sẵn có qua đó, hình thành kỹ cần thiết cho sống * Bảng khảo sát nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ trước áp dụng sáng kiến Chưa áp dụng TT Nội dung Đạt Chưa đạt Sĩ số % Sĩ số % Vệ sinh lau dọn đồ dùng, đồ chơi /29 31,03% 20/29 68,96% Không vứt rác bừa bãi 10 /29 34,48% 19/29 65,51% Có ý thức bảo vệ xanh, khơng hái hoa, /29 ngắt lá, bẻ cành 31,03% 20/29 68,96% Nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước /29 27,58% 21/29 72,41% Sử dụng tiết kiệm nước /29 31,03% 20/29 68,96% Qua bảng khảo sát cho thấy việc ý thức giữ gìn vệ sinh bảo vệ môi trường trẻ lớp chưa cao muốn giáo dục trẻ nâng cáo ý thức bảo vệ môi trường trước hết phải cho trẻ biết tác dụng bảo vệ môi trường sống Từ trẻ có ý thức bảo hành động bảo vệ môi trường, cụ thể: a Tận dụng nguyên vật liệu phế thải để trang trí, làm đồ chơi cho trẻ lớp học Ví dụ: Bộ đồ chơi câu cá Với đồ dùng qua sử dụng: ly nhựa, giấy màu, nam châm, tre…tôi tạo thành đồ chơi câu cá, ngộ nghĩnh đầy màu sắc Qua đồ chơi khơng giúp trẻ giải trí, mà cịn phát triển khéo léo trẻ để câu cá tính chia sẽ, hợp tác bạn nhóm chơi (phụ lục - hình 1) Ví dụ: Bộ đồ chơi đập bóng Với thùng catton , tre, vãi nỉ tạo đồ chơi đập bóng ngồi vui chơi cịn giúp trẻ nhận biết cách thêm bớt đối tượng, phát triển vận động cổ tay, giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động (phụ lục - hình 2) Với đồ dùng dùng như: Ống hút màu, vỏ gáo dừa, thùng catton, lon nước, lõi giấy vệ sinh, chai sữa Tôi tạo thành tịa ngơi nhà đầy màu sắc ống hút bìa catton, Những dụng cụ gõ theo nhạc từ vỏ gáo dừa, Những xinh xắn từ lõi giấy lon nhựa đầy màu sắc giúp trẻ nhận biết số thông qua học mà chơi Các đồ dùng đầy màu sắc xếp gọn gàng Sẽ thu hút trẻ tham gia hứng thú vào hoạt động lớp (phụ lục – hình 3,4 ) Qua ví dụ tơi vừa nêu trên, tạo lớp học với môi trường thân thiện an toàn cho trẻ qua đồ dùng, đồ chơi nguyên vật liệu phế thải cịn tơi cịn giáo dục trẻ biết thu nhặt nguyên vật liệu để cô tạo sản phẩm đẹp để giảm bớt rác thải môi trường (phụ lục – hình ) b Tận dụng mảng tường, góc lớp để trang trí xanh để làm cho khơng khí thêm sạch, mát mẻ, giúp trẻ hít thở khơng khí lành.Tuy nhiên trồng xanh trang trí lớp học phải xanh tươi, màu sắc đẹp, khơng có gai, khơng có độc, khơng có sâu bệnh, phải gần gũi với sống thường ngày trẻ, tạo cho trẻ có cảm giác thân thiện với thiên nhiên Qua giáo dục trẻ có biết lợi ích xanh trẻ biết chăm sóc ( phụ lục – hình ) VD: Giáo viên trồng loại cây: lưỡi hổ, trường sinh, phong lan Tóm lại, việc gom nguyên vật liệu phế thải làm đồ dùng chăm sóc xanh nâng cao ý thức bảo vệ mơi trường, góp phần làm xanh- sạch- đẹp môi trường nhà trường, lớp học c Xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường: Giáo viên bám kế hoạch nhà trường tình hình thưc tế lớp trẻ để xây dựng kế hoạch giáo dục trọng tâm hàng tháng phù hợp Cụ thể hoá nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ, như: “Giáo dục trẻ biết để rác nơi quy định; biết tiết kiệm điện, nước sử dụng tắt khơng sử dụng ” dựa vào làm tổ chức hoạt động giáo dục, nhằm cung cấp kiến thức bảo vệ môi trường cho trẻ cách hiệu Sau đánh giá kết mà trẻ đạt cuối tháng vào sổ theo dõi đề kế hoạch giáo dục cho phù hợp Ví dụ: Đưa nội dung giáo dục “trẻ biết để rác nơi quy định” vào kế hoạch giáo dục tháng 9, tháng đánh giá kết quả: Số trẻ đạt mục tiêu 20 tổng số 29 trẻ (tỉ lệ 70%) Dựa vào kết đạt tháng để xây dựng kế hoạch trọng tâm tháng 10 với mục tiêu giáo dục “Trẻ biết chăm sóc bảo vệ xanh, vật nuôi” tiếp tục thực nội dung giáo dục “trẻ biết để rác nơi quy định” cho trẻ chưa đạt Biện pháp 2: Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động khám phá, dã ngoại: Phương pháp khám phá, trải nghiệm phương pháp cho trẻ thực hành để tạo kết kiểm nghiệm vật tạo dựng thiên nhiên, thí nghiệm đơn giản, trẻ lại vô lạ hấp dẫn khơi gợi hứng thú, tìm tịi khám phá mơi trường xung quanh thơng qua giáo dục trẻ bảo vệ môi trường a Cho trẻ làm thí nghiệm mơi trường nước: Chuẩn bị: Hai chậu to nước sạch, giấy màu (rác) Cách tiến hành: cho trẻ quan sát chậu nước sau cho trẻ thả số giấy màu ( rác) vào chậu nước sạch, chậu nước để nguyên Khi giấy, rác ngấm vào chậu nước bắt đầu chuyển màu, cho trẻ nêu nhận xét Tôi đưa số câu hỏi như: Các có nhận xét chậu nước?( Một chậu nước đổi màu…dơ bẩn) nước chậu đổi màu dơ bẩn có sử dụng hay không?(không sử dụng được)con làm để nước khơng đổi màu?( Khơng bỏ rác vào nước) Thông qua hoạt động giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ nguồn nước, góp phần bảo vệ mơi trường b Cho trẻ làm thí nghiệm bỏ đồ chơi rác thải vào ống dẫn nước gây tắc nghẽn ống dẫn nước Chuẩn bị: Hai đường ống dẫn nước nhựa trong, số loại rác, khô, đồ chơi Cách tiến hành: cho trẻ quan sát ống dẫn nước sau cho trẻ thả số rác, khô, đồ chơi vào ống dẫn nước, ống nước cịn lại khơng bỏ rác Khi rác, khơ, đồ chơi đầy ống nước bắt đầu ngưng chảy, cho trẻ nêu nhận xét Tôi đưa số câu hỏi như: Các có nhận xét xả nước vào ống dẫn nước? (Một đường ống chảy nhiều nước ra,một đường ống chảy nước ) Vì sao? ( Vì đường ống nước có rác, đường ống khơng có rác.) Thơng qua hoạt động khám phá, trải nghiệm giáo dục trẻ không bỏ rác, đồ chơi vào hệ thống nước bỏ rác vào gây tắc nghẽn khơng nước để lâu gây mùi hôi thối Sở dĩ chọn hoạt động lớp khơng có nhà vệ sinh khép kín mà sử sụng nhà vệ sinh chung bên nên tiểu tiện trẻ thường mang theo đồ chơi bỏ vào ống dẫn nước gây tắc nghẽn Qua tổ chức hoạt động trẻ nâng cao ý thức giữ gìn nhà vệ sinh có hiệu tốt c Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ tưới cây, quét dọn vệ sinh lớp học nhằm nâng cao ý thức bảo vệ , vệ sinh môi trường Ngoài việc giáo dục trẻ nhặt rác, nhổ cỏ, tưới sân trường tơi cịn tổ chức cho trẻ trải nghiệm tham quan, dã ngoại: Ví dụ: Cho trẻ tham quan đài tưởng niệm cho trẻ nhặt rác, nhổ cỏ Thông qua hoạt động giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường, là hành động nhỏ trẻ nhằm tri ân đến anh hùng liệt sĩ hy sinh tổ quốc Hành động có tính lan tỏa lớn cộng động đồng ý thức bảo vệ mơi trường (phụ lục – hình 7) Ví dụ: qua chủ đề quê hương – đất nước cho trẻ tham quan dã ngoại cảnh đẹp địa phương Thơng qua hoạt động giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh mơi trường nơi trẻ sống, góp phần làm đẹp cho quê hương (phụ lục – hình 8) Ví dụ: Chủ đề thực vật tơi tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm chăm sóc vườn rau vườn hoa nhà trường, cụ thể như: nhổ cỏ, tưới nước, vặt bị sâu ăn… Thông qua hoạt động giáo dục trẻ biết chăm sóc trồng, để tạo nên thực phẩm, làm đẹp cho môi trường, giúp môi trường thêm xanh- – đẹp (phụ lục – hình 9, hình 10) Biện pháp 3: Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động lễ hội: Thơng qua việc tổ chức lễ hội, hình thành trẻ kỹ năng, thái độ, hành vi tích cực việc giữ gìn mơi trường địa danh nơi diễn lễ hội Ví dụ: Ngày tết Nguyên Đán phát động phong trào “Tết trồng cây”, cô với phụ huynh sưu tầm xanh, cảnh trồng sau trẻ tưới nước chăm sóc (phụ lục – hình 11) Tâm lí trẻ thích biểu diễn, trình diễn, nắm bắt điều này, kết hợp cô lớp thông qua lễ hội tết nguyên đán cô tổ chức buổi văn nghệ , với trẻ,sưu tầm giấy gói hoa,giấy gói quà, tranh ảnh,giấy loại,túi nilon…Cùng bàn bạc với trẻ thiết kế quần áo thời trang để làm thành sưu tập thời trang mang tên “Vì mơi trường thân u” Sử dụng phương pháp thấy trẻ hứng thú tham gia, trang phục mang ý nghĩa khác Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh nâng cao ý thức trẻ bảo vệ môi trường: Để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trẻ không dừng lại việc giáo dục trường mầm non mà cần kết hợp giáo dục gia đình trẻ Giáo viên cần tuyên truyền với phụ huynh tầm quan trọng việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ nhiều hình thức như: Giáo viên tuyên truyền, kêu gọi phụ huynh sưu tầm phế liệu để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động, cải tạo khuôn viên trường Mầm non đảm bảo tiêu chí xanh – – đẹp Tìm kiếm hình ảnh, tranh ảnh bảo vệ mơi trường để trẻ trải nghiệm trị chơi nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ Đặc biệt năm học vừa qua phụ huynh lớp kết hợp giáo viên sưu tầm phế liệu (chai, lọ, vỏ sò, lốp xe máy, xe ô tô ) làm đồ chơi cho trẻ hoạt động (làm đồ dùng học toán, đồ chơi xích đu từ lốp tơ, cổng chui từ lốp xe máy ) Đồ chơi tự làm vừa tiết kiệm chi phí vừa bảo vệ mơi trường lại khơng phần hấp dẫn, lạ mắt với trẻ Trưng bày góc chơi, sản phẩm trẻ để tuyên truyền với phụ huynh hoạt động kỹ trẻ Tuyên truyền với phụ huynh học sinh cần thiết phải bảo vệ mơi trường trẻ cần sống mơi trường an tồn khơng trường, lớp mà cịn gia đình Đó là: bỏ rác nơi quy định, vệ sinh khu vực xung quanh nhà, chăm sóc xanh… Khơng ngồi giáo viên cịn phối hợp khuyến kích phụ huynh tham gia trải nghiệm với trẻ hoạt động lễ hội truyền thống nhà trường nhằm nâng cao vai trò giáo dục phối hợp đồng điệu gia đình nhà trường trẻ Điều khẳng định cơng tác phối kết hợp gia đình nhà trường có đồng thuận đạt kết cao ( phụ lục – hình 12) 5.2 Về khả áp dụng sáng kiến: Như vậy, qua năm sâu thực nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm thân, ủng hộ tích cực bậc cha mẹ giúp đạt số kết tiến hành đề tài “Một số giải pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ – tuổi trường mầm non”, tơi tìm biện pháp tích cực phù hợp để nâng việc giáo dục trẻ nâng cao ý thức bảo vệ mơi trường điều cho kết sau: Bảng kết khảo sát nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ sau áp dụng sáng kiến Đã áp dụng TT Nội dung Đạt Chưa đạt Sĩ số % Sĩ số % Vệ sinh lau dọn đồ dùng, đồ chơi 25/29 86,2% 4/29 13,79% Không vứt rác bừa bãi 26/29 89,66% 3/29 10,34% Có ý thức bảo vệ xanh, không hái hoa, 24/29 ngắt lá, bẻ cành 82,75% 5/29 17,24% Nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước 20/29 68,96% 9/29 31,03% Sử dụng tiết kiệm nước 23/29 79,31% 6/29 20,68% Qua bảng khảo sát cho ta thấy ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường trẻ nâng lên đáng kể, Bước đầu ta nhận thấy thay đổi mặt như: Về phía trẻ: Phát huy trí tưởng tượng tò mò trẻ Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường, trường lớp học, nhà trường gia đình Trẻ thích tham gia làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu mở Trẻ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bỏ rác nơi quy định, biết tiết kiệm nước, bảo vệ nguồn nước biết phân biệt hành vi đúng, sai mơi trường Về phía giáo viên: 100% giáo viên nắm vững biết tổ chức hoạt động lồng ghép giáo dục trẻ bảo vệ môi trường Các giáo viên chủ động sáng tạo lựa chọn nội dung cách thức tổ chức hoạt động linh hoạt, phong phú, hấp dẫn trẻ việc bảo vệ môi trường Về phía phụ huynh: Phụ huynh tích cực biết phối hợp với giáo viên nâng cao ý thức bảo vệ mơi trường gia đình Nhiệt tình ủng hộ lớp chậu cảnh nhỏ, xanh, hạt giống để tạo cho khung cảnh vườn trường thêm đẹp Cung cấp thêm cho lớp nguyên vật liệu sẵn có địa phương để làm đồ dùng đồ chơi Phụ huynh tin tưởng vào giáo viên nhà trường, trao đổi thông tin hai chiều để công tác chăm sóc giáo dục trẻ tốt Các thơng tin cần bảo mật (nếu có) Kết luận Ngày nay, giáo dục bảo vệ môi trường trở thành nhiệm vụ quan trọng việc đào tạo hệ trẻ trường học quan tâm từ bậc học Trên thực tế, trẻ em có khoẻ mạnh hay khơng tác động mơi trường Mơi trường có tốt, có lành sức khoẻ trẻ đảm bảo Vì vậy, từ cịn nhỏ, trẻ phải có ý thức bảo vệ mơi trường xã hội mơi trường cho thân Muốn trẻ có ý thức phải cung cấp cho trẻ hiểu biết mơi trường Cần có nhận thức đắn tầm quan trọng việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường nhà trường Đổi nhận thức ban giám hiệu giáo viên công tác bảo vệ môi trường Giáo viên cần dành thời gian để lồng ghép giáo dục trẻ bảo vệ môi trường phù hợp, động viên khen thưởng kịp thời nhằm khuyến khích trẻ cố gắng thực nhiệm vụ giáo viên giao cho hoạt động hàng ngày Để thực tốt cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ thời kỳ nay, giáo viên, nhân viên phải nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp không ngừng tiếp tục học tập làm theo gương đạo đức Hồ Chí Minh Cơng tác phối kết hợp với gia đình cộng đồng thống phương pháp, nội dung chăm sóc giáo dục trẻ bảo vệ mơi trường cần thiết, giáo viên thực tâm huyết, cố gắng giáo dục trẻ bảo vệ môi trường nhận thức trẻ gia đình nâng lên THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ TÁC GIẢ PHỤ LỤC Hình : Bộ đồ chơi câu cá Hình 2: Bộ đồ chơi đập bóng Hình : đồ chơi tự tạo từ nguyên vật liệu mở Hình 4: đồ chơi tự tạo từ nguyên vật liệu mở Hình trẻ làm đồ chơi nguyên vật liệu mở Hình 6: Tạo mơi trường xanh lớp Hình 7: Viếng bia tưởng niệm địa phương Hình 8: tham quan dã ngoại suối nước nóng Trường Xn Hình 9: Trẻ tham gia dọn vệ sinh Hình 10: Bé trồng Hình 10: chăm sóc vườn rau Hình 12: phối hợp với phụ huynh ... đạt số kết tiến hành đề tài ? ?Một số giải pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ – tuổi trường mầm non? ??, tìm biện pháp tích cực phù hợp để nâng việc giáo dục trẻ nâng cao ý thức bảo vệ. .. sát cho thấy việc ý thức giữ gìn vệ sinh bảo vệ môi trường trẻ lớp chưa cao muốn giáo dục trẻ nâng cáo ý thức bảo vệ môi trường trước hết phải cho trẻ biết tác dụng bảo vệ môi trường sống Từ trẻ. .. hợp với phụ huynh nâng cao ý thức trẻ bảo vệ môi trường: Để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trẻ không dừng lại việc giáo dục trường mầm non mà cần kết hợp giáo dục gia đình trẻ Giáo viên cần

Ngày đăng: 24/08/2021, 21:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w