1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

sáng kiến một số biện pháp giúp trẻ 5 6 tuổi đến với trò chơi dân gian tại trường mầm non

11 57 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN Họ và tên: Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: Chức vụchức danh: Giáo viên. Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Đơn vị: Trường Mầm Non …………….. 1. Tên sáng kiến:“Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi đến với trò chơi dân gian tại trường Mầm Non ……..” 2. Lĩnh vực áp dụng 2.1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:Áp dụng cho trẻ 56 tuổi A tại trường Mầm Non ……………. 2.2. Mục tiêu Ở lứa tuổi mẫu giáo hoạt động vui chơi được xem là hoạt động chủ đạo. Thông qua vui chơi, trẻ không chỉ được thỏa mãn nhu cầu vui chơi, giải trí mà còn phát triển toàn diện về nhân cách. Xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động vui chơi đối với trẻ em, việc giáo viên tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi nói chung và đặc biệt trò chơi dân gian nói riêng là việc làm cần thiết và có ý nghĩa. Trong đó, trò chơi dân gian là một trong những trò chơi được trẻ thơ đón nhận một cách say mê hào hứng bởi nội dung, hình thức rất phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí trẻ. Chính vì lẽ đó, ở trường mầm non, tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian là một hoạt động quan trọng và cần thiết góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Song tổ chức cho trẻ chơi trò chơi gì, chơi như thế nào, chơi vào thời điểm nào...để đem lại hiệu quả cao thì không hề đơn giản nhưng bản thân tôi muốn đưa trò chơi dân gian vào thực hiện chính cháu của lớp mình phụ trách để ngoài lúc được chơi ở trường thì khi về nhà, trẻ cũng có thể tự chơi được và chơi cùng với các bạn trong xóm. Từ đó sẽ hạn chế việc trẻ cứ luôn ngồi xem tivi, đòi điện thoại ba mẹ để chơi, vì chơi với những đồ dùng điện tử này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ và trẻ cũng không quan tâm đến mọi thứ diễn ra xung quanh trẻ. Từ đó vô tình hình thành cho trẻ nhân cách sống không tốt ngay từ nhỏ. Vì những lí do trên, bản thân tôi luôn trăn trở tìm tòi, nghiên cứu làm cách nào để đưa trẻ lớp tôi đến với các trò chơi dân gian một cáchhứng thú nhất. Qua thực tế đã thực hiện tại lớp, nên tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi đến với trò chơi dân gian tại Trường Mầm Non Ninh Hải”để áp dụng các lớp tại đơn vị tôi và chia sẻ một vài đơn vị bạn ở khu vực vùng biển. 2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Lớp mẫu giáo 56 tuổi A trường mầm non …………. do tôi phụ trách với số lượng 32 cháu. Thời gian thực hiện: Năm học 20192020 3. Cơ sở pháp lý: Trò chơi dân gian là một di sản văn hóa quý báu của dân tộc. Nó được kết tinh từ quá trình lao động và sinh hoạt, thể hiện trí tuệ và niềm vui sống của bao thế hệ người Việt xưa. Đặc biệt đối với trẻ em, trò chơi dân gian với những chức năng đặc biệt của nó đã mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí, vui chơi, quyền được chia sẻ niềm vui cho các em với bạn bè, cộng đồng. Qua trò chơi dân gian, thế giới xung quanh đối với trẻ mẫu giáo trở nên đẹp hơn và rộng mở hơn. Tuổi thơ của các em sẽ trở thành những kỉ niệm quý báu theo suốt cuộc đời, làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ cho trẻ. Trò chơi dân gian là những trò chơi có tính chất tương tác mạnh mẽ, tạo được bầu không khí vui tươi, thân thiện. Hầu hết trẻ có thể chơi các trò chơi dân gian ở mọi lúc mọi nơi. Qua các trò chơi dân gian trẻ sẽ được hình thành và phát tác phẩm chất về thể lực, trí tuệ, tình cảm và đạo đức. Xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động vui chơi đối với trẻ và ý nghĩa của hoạt động này, tôi thấy việc tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa. Đúng như PGS.TS Nguyễn Văn Huy, giám đốc bảo tàng dân tộc học Việt Nam đã nói: “Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu được những trò chơi”. Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả một nền văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo. Ngày nay các em ở một xã hội công nghiệp, chỉquen với máy móc và không có khoảng thời gian chơi đó cũng là một thiệt thòi, thiệt thòi hơn khi các em không được làm quen và chơi những trò chơi dân gian của thiếu nhi ngày trước và các trò chơi đó đang ngày càng mai một và quên lãng, không chỉ ở thành phốmà còn cả các vùng quê. 4. Thực trạng Tôi nhận thấy với độ tuổi mẫu giáo trẻ nên được vui chơi, giải trí, thỏa mãnnhu cầu vui chơi thông qua các trò chơi dân gian giúp trẻ phát triển toàndiện vềnhân cách sống. Ưu điểm: Luôn được sự hướng dẫn, chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng giáo dục và sự quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt của Ban Giám Hiệu nhà trường để giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn. Trường Mầm Non ………. có sự thuận lợiluôn nhận được sự giúp đỡ của các bậc phụ huynh, tình cảm quan tâm chia sẻ của các tổ dân phố và đặc biệt được các mạnh thường quân đóng chân trên địa bàn quan tâm đầu tư cơ sở vật chất. Diện tích lớp, sân trường rộng, tạo được môi trường bên ngoài lớp học,đồ dùng đồ chơi đa dạng phong phú thuận lợi cho việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ. Trong đó có các trò chơi dân gian trên sân trường như nhảy lò cò, ô ăn quan....tạo cho trẻ sự thích thú khi đến trường. Trẻ 56 tuổi nhanh nhẹn, khỏe mạnh, năng động, thông minh thích tham gia vào các trò chơi cùng bạn bè trong xóm, đặc biệt là thích chơi các trò chơi dân gian. Nhược điểm: Những năm gần đây, trò chơi dân gian trong các trường mầm non gần như bị quên lãng, ít được đưa vào trong các hoạt động của trẻ. Nếu có chỉ là một số trò chơi nghèo nàn, đơn điệu chưa tạo được cho trẻ sự thu hút, lôi cuốn, hứng thú. Việc sưu tầm, tuyển chọn và cải biên về các trò chơi dân gian cho trẻ còn nhiều hạn chế. Việc lồng ghép trò chơi dân gian vào trong các hoạt động cho trẻ còn hạn chế. Trong lớp còn một số trẻ rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin và không thích tham gia vào các hoạt động tập thể. Phụ huynh chưa có sự phối hợp tốt với nhà trường trong việc hướng dẫn tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian tại gia đình. Nguyên nhân tồn tại của vấn đề: Do phụ huynh bận rộn công việc nên chưa quan tâm đến quá trình học của trẻ tại lớp cũng như tại gia đình. Xã hội ngày càng phát triển, công nghệ ngày càng hiện đại đa số trẻ chỉ thích chơi các trò chơi trên điện thoại, ipad.... mà ngày càng quên lãng đi những trò chơi dân gian mà dân tộc ta từ xưa đến nay. Cô chưa chịu khó nghiên cứu, sưu tầm, cải biên thêm các trò chơi dân gian thú vị và đặc sắc hơn, chỉ theo các trò chơi đơn điệu lâu nay nên không mang lại cho trẻ sự hứng thu khi tham gia chơi. Có chăng cũng chỉ là chơi một cách ép buộc do cô yêu cầu. Do cô chưa hiểu rằng trò chơi dân gian hàng ngày đã có lồng ghép vào các hoạt động cho trẻ từ hoạt động học đến chơi nên chưa có sự linh hoạt và tính sáng tạo cao để biến tấu, cải biên cho thêm hấp dẫn và tạo môi trường nhằm kích thích trẻ hứng thú khi tham gia vui chơi. Do có một số trẻ chưa được đi học qua các độ tuổi 34 tuổi hay 45 tuổi chưa có sự hòa nhập trong tập thể nên còn bỡ ngỡ, nhút nhác khi tham gia vào các hoạt động nhóm, tập thể. Sự nhận thức của phụ huynh về vai trò của trò chơi dân gian đối với sự phát triển của trẻ còn hạn chế cùng vớihiện nay phụ huynh bận rộn với công việc hàng ngày nên chưa quan tâm đến và cho rằng cô tuyên truyền vậy là chuyện bình thường. 5. Mô tả sáng kiến 5.1. Về nội dung của sáng kiến: Tổ chức cho trẻ được làm quen và được chơi các trò chơi dân gian đó là việc làm cần thiết và hết sức quan trọng. Giúp trẻ tăng khả năng phối hợp với bạn bè, hòa đồng với bạn thông qua các trò chơi dân gian. Trẻ cùng nhau chơi nhằm tạo hứng thú, cảm thấy không còn nhàm chán khi tham gia vào trò chơi. Mặt khác, trẻ thường xuyên chơi các trò chơi dân gian giúp trẻ tự hơn, phát triển về mọi mặt như thể lực, trí tuệ, tư duy sáng tạo có kỉ niệm về tuổi thơ. Từ những điều đó nên tôi quyết tâm chọn lựa những biện pháp hợp lí sau để đưa trẻ đến với trò chơi dân gian một cách say mê, hứng thú hơn. Biện pháp 1: Sưu tầm lựa chọn cải biên thành tập các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi Kho tàng trò chơi dân gian Việt Nam rất phong phú, đa dạng. Vì thế, cần lựa chọn trò chơi phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi mầm non theo từng chủ đề, chủ điểm, giúp trẻ hứng thú mà vẫn đảm bảo nguyên tắc “Học bằng chơi, chơi mà học” Tham khảo ý kiến của một số đồng nghiệp, phụ huynh các ông bà các người xưa lớn tuổi về các trò chơi dân gian của địa phương, sưu tầm trên sách báo, mạng internet về các trò chơi dân gian của các vùng miền khác nhau (Để hiểu xuất xứ, nội dung, cách chơi...). Từ đó, lựa chọn và ghi chép lại những trò chơi phù hợp với trẻ và tiến hành phân loại (theo độ tuổi, theo các lĩnh vực phát triển chủ đạo, mức độ khó, dễ...) để tìm tài liệucho bản thân và đồng nghiệp cùng tham khảo. Ví dụ: 1. Trò chơi “ Mèo đuổi chuột” chủ điểm thế giới động vật + Chuẩn bị: Sân rộng, nhóm trẻ hoặc cả lớp chơi. + Cách chơi: Trẻ đứng thành một vòng tròn rộng, khép kín, tất cả cầm tay nhau cách nhau 1 sải tay. Một trẻ đóng giả làm mèo, 1 trẻ đóng giả làm chuột và ngồi quay lưng vào nhau ở giữa vòng tròn. Khi có hiệu lệnh xuất phát thì chuột phải chạy thật nhanh và mèo thì ra sức đuổi bắt chuột. Khi chạy phải chạy xen kẽ giưã các trẻ với nhau không được chui ra ngoài. Mèo có nhiệm vụ đuổi bắt chuột, khi đuổi kịp chột mèo vỗ nhẹ vào lưng chuột như vậy chuột đã bị bắt. Trò chơi lại tiếp tục bằng đôi trẻ khác đóng giả chuột và mèo. 2. Trò chơi “Chồng nụ, chồng hoa”, “Chọi cỏ gà” , “ Cướp lá” chủ đề thế giới thực vật Trẻ lứa tuổi mầm non cũng đã thể hiện cái tôi một cách rõ ràng, có trẻ thì sôi nổi, thích hòa đồng trong tập thể, trẻ thì trầm tĩnh hoặc còn nhút nhát. Vì vậy với những trẻ còn nhút nhát giaos viên cần động viên trẻ tham gia chơi trò chơi tập thể và đóng vai chính. Bên cạnh đó có các trẻ hiếu động giáo viên nên khuyến khích trẻ chơi các trò chơi tĩnh. Ngoài những trò chơi mang tính tập thể thì cũng có một số trò chơi phân chia giới tính, tính cách. Ví dụ: Các bạn trai thích chơi “kéo co”, “nhảy lò cò”, “nhảy bao bố”, “nhảy ngựa”, “bịt mắt bắt dê”...để thể hiện sức mạnh. Còn các bạn gái thích chơi “nu na nu nống”, “nhảy dây”, “đánh chuyền”,...thể hiện nữ tính. Một số trẻ thích thể hiện sự khéo léo thì chơi “chọi cỏ gà” , “tập tầm vông”...trẻ nào thích tìm tòi, khám phá thì chơi “ô ăn quan”, “oẳn tù tì”.... (Hình 1: Trẻ chơi bịt mắt bắt dê trên sân trường và ô ăn quan tại lớp) Biện pháp 2:Đưa trò chơi dân gian vào các hoạt động trong ngày của trẻ a) Đưa trò chơi dân gian vào trong hoạt động có chủ đích Thông thường, giờ hoạt động có chủ đích của trẻ thường được bố trí trong một khoảng thời gian nhất định. Trong thời gian đó, trẻ tiếp thu kiến thức một cách có kế hoạch. Nếu giáo viên không biết cách tổ chức sắp xếp, đan xen các hoạt động hợp lí sẽ gây cho trẻ sự mệt mỏi và căng thẳng. Việc kết hợp giữa trò chơi dân gian và các hoạt động khám phá giúp giờ học thêm sôi nổi, thu hút được trẻ say mê, hứng thú thyam gia vào hoạt động. Cô và trẻ cùng chơi, cùng khám phá các hoạt động học tập được phối hợp nhịp nhàng sẽ tạo nên hiệu quả bất ngờ. Ví dụ, trò chơi dân gian được đưa vào đầu hoạt động sẽ kích thích sự hứng thú cho trẻ, nếu đưa vào giữa các hoạt động sẽ đóng vai trò như một hình thức chuyển tiếp hoạt động. Nếu đưa vào cuối hoạt động sẽ tạo cho trẻ cảm giác thích thú, luyến tiếc với giờ hoạt động, từ đó làm tăng thêm hứng thú cho giờ học lần sau. b)Tổ chức trò chơi dân gian trong giờ hoạt động ngoài trời Hoạt động ngoài trời với sân trường rộng rãi là nơi tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội được chơi các trò chơi dân gian một cách thoải mái, tích cực. Vì vậy, lựa chọn những trò chơi dân gian mang tính tập thể nhằm phát triển thể chất giúp cho đa số trẻ trong lớp đều được hòa đồng trong bầu không khí sôi động là vô cùng thích hợp. Lớp 56 tuổi A trường mầm non Ninh Hải đã góp phần không nhỏ trong việc tạo bầu không khí sôi động khi hoạt động ngoài trời. Điều này dễ thấy khi đến sân trường trong giờ hoạt động ngoài trời, ta sẽ có cảm giác trở về tuổi thơ ngày xưa với những nhóm trẻ tụm năm, tụm bảy chơi các trò chơi dân gian, ê a hát những câu hát đồng dao: “chi chi chành chành”, “thả đĩa ba ba”... góc sân này trẻ đang reo hò, cổ vũ cho các bạn chơi kéo co, góc sân kia cô và trẻ cùng chơi trò chơi “rồng rắn lên mây”, “mèo đuổi chuột”. Những gương mặt hân hoan cầm tay nhau chơi “dung dăng dung dẻ”.....sân chơi rộng rãi, bóng cây mát mẻ tạo không gian lí tưởng giữa cô và trẻ thỏa sức tham gia những trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. c)Trò chơi dân gian trong ngày hội, ngày lễ Hằng năm, nhà trường tổ chức các ngày hội, ngày lễ như: “Ngày hội đến trường”, “tết trung thu”, “ngày 2011”, “ngày 83”, “hội thi bé khỏe, bé ngoan”, “ngày tết thiếu nhi 16”, “lễ ra trường cho bé 5 tuổi”. Các ngày hội, ngày lễ được tổ chức long trọng với phần lễ và phần hội. Thường trong phần lễ trẻ ít được hoạt động mà chủ yếu ngồi theo lớp, nghe đọc diễn văn kỉ niệm, phát biểu. Phần hộ, trẻ được tham gia múa hát và các trò chơi, đặc biệt là trò chơi dân gian khiến trẻ hào hứng và thích thú. Ví dụ: Trong “ngày hội đến trường của bé” sau phần lễ, giáo viên tổ chức cho trẻ trong lớp chơi các trò chơi dân gian, các trò chơi tập thể như: mèo đuổi chuột, bịt mắt bắt dê, rồng rắn lên mây...các trò chơi theo nhóm như: nhảy dây, chơi chuyền, đi cà kheo....có chơi chơi thi đua giữa các khối 56 tuổi như: nhảy bao bố, kéo co, cướp cờ..... Ngoài những trò chơi trên giáo viên có thể cho trẻ xem các trò chơi dân gian từ các vùng miền khác nhau trong các dịp tết Nguyên Đán như: ném cồn, đi cầu thùm...nhằm giúp trẻ hiểu thêm về các phong tục tập quán để giáo dục trẻ về tình yêu quê hương, đất nước và tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc. (Hình 2: Trẻ chơi trò chơi kéo co trong hội thi măng non) Biện pháp 3:Khuyến khích trẻ làm đồ dùng, đồ chơi cho các trò chơi dân gian Trong các giờ hoạt động góc hay sinh hoạt chiều, giáo viên hướng dẫn trẻ làm một số đồ dùng, đồ chơi dễ làm từ những nguyên vật liệu gần gũi như: lá dừa, giấy, sỏi đá,bao tải....trẻ rất hứng thú, tích cực hoạt động khi chơi những trò chơi có sử dụng đồ dùng do chính tay mình tạo ra. Việc làm đồ dùng, đồ chơi không những tận dụng được nguyên vật liệu phế thải mà còn bảo vệ môi trường giảm được một lượng kinh phí đáng kể cho nhà trường mà còn khơi dậy khả năng sáng tạo của trẻ. Ví dụ: Trong giờ hoạt động góc, cô cho trẻ làm những con trâu bằng lá mít, cào cào bằng lá dừa...(chủ đề thế giới động vật). Ra hoạt động ngoài trời, cô cho trẻ chơi trò chơi chọi trâu. Hoặc để chuẩn bị cho trẻ chơi “thả diều” thì chiều hôm trước cô trao đổi với trẻ: ngày mai có một cuộ thi thả diều. Hôm nay các con hãy thi đua gấp những chiếc diều giấy thật đẹp để xem diều của ai bay cao hơn nhé. Nghe cô nói trẻ rất hào hứng, thích thú. Không những trẻ say mê hứng thú tham gia hoạt động mà còn biết tô màu, xé dán, trang trí tạo được nhiều mẫu diều sinh động và hấp dẫn như: diều chim, cá, bướm, ong... Ví dụ: Để chuẩn bị cho Ngày Tết Trung Thu, cô trò chuyện để trẻ biết chơi trò chơi gì. Rất nhiều ý kiến khác nhau, nhưng cuối cùng cả lớp thống nhất trò chơi “Múa Lân”. Cô yêu cầu trẻ về nhà sưu tầm giấy báo, giấy thùng, vải vụn, bao ni lông...mang đến lớp. Cô cùng trẻ tạo những đầu lân và những chiếc mặt nạ ông địa cho trẻ tự cắt, vẽ, tô màu, dán các hình trang trí cho đồ dùng của mình. Được tự mình tạo ra những sản phẩm trẻ rất vui và phấn khởi, háo hức muốn được chơi với các đồ chơi đó. Để phát huy tối đa tác dụng của đồ dung, đồ chơi giáo viên cần linh động trong việc sáng tạo ra đồ chơi cũng như sử dụng đồ dùng , đồ chơi đó. Đồ chơi được làm ra không chỉ đơn thuần cho một trò chơi mà có thể sử dụng trong nhiều trò chơi khác. Vì vậy nên để đồ chơi dưới dạng mở để dễ thay đổi. Ví dụ: với đồ dùng cho trẻ đi cà kheo, tôi dùng gáo dừa hoặc hộp nhựa đục lỗ xỏ dây. Khi chơi trò chơi đi cà kheo trẻ úp gáo dừa xuống hai tay cầm dây điều khiển. Khi chơi bán hàng bán hàng trẻ có thể sử dụng làm quang gánh. (Hình 3: Cô và trẻ cùng làm đồ dùng, đồ chơi bằng lá cây) Biện pháp 4:Cải biên luật chơi và đồ dùng, đồ chơi để đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ Để tránh việc trẻ chơi lặp đi lặp lại một trò chơi dẫn đến sự nhàm chán, đơn điệu và tận dụng đồ dùng, đồ chơi sẵn có trong lớp, giáo viên có thể sưu tầm những trò chơi của người lớn để cải biên luật chơi, thay lời nhằm phù hợp với chủ đề giáo dục và đặc điểm tâm sinh lú của trẻ. Ví dụ: + Trò chơi “đi cà kheo” thường phải dùng cây tre hoặc gậy cao để đi nhưng nếu dùng cho trẻ mầm non thì không đảm bảo an toàn. Vì vậy tôi thay bằng những chiếc gáo dừa, khối gỗ nhỏ, hộp nhựa...để trẻ dễ sử dụng. + Trò chơi “bắt vịt dưới ao” nếu chơi đúng luật chơi phải có ao và vịt thật nhưng đối với trẻ, chỉ cần vẽ một chiếc vòng tròn to ở sân trường làm ao, tất cả trẻ đóng vịt đứng trong vòng và một vài trẻ đóng làm người bắt vịt. Khi hô bắt vịt thì các trẻ trong vòng tròn chạy còn trẻ đóng người bắt vịt đuổi theo để bắt những con vịt. Chú vịt nào bị người bắt vịt chạm trúng thì bị bắt và loại khỏi vòng chơi. + Trò chơi “rồng rắn lên mây” rất phù hợp với chủ đề nghề chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên tôi có thể thay đổi lời cho phù hợp với các chủ đề khác để tạo sự hứng thú đối với trẻ. Ví dụ: chủ đề “ thế giới thực vật” tôi tổ chức cho trẻ chơi: một trẻ đóng vai chủ quán, các trẻ còn lại đóng vai mẹ con rồng rắn đi mua rau, lời ca như sau: “Rồng rắn lên mây Mẹ con rồng rắn đi đâu? Có cây lúc lắc Đi mua rau sạch. Có hàng bán rau Về làm gì? Hỏi thăm chủ quán Về nấu cháo cho bé ăn.... Có nhà hay không .....tha hồ mà đuổi”. Với những trò chơi tưởng chừng rất khó tổ chức cho trẻ chơi nhưng nếu được cải biên ngắn gọn và đơn giản thì vẫn được trẻ đón nhận một cách say sưa hứng thú. (Hình 4: trẻ chơi trò chơi rồng rắn lên mây) Biện pháp 5:Phối hợp với phụ huynh trong việc đưa trò chơi dân gian đến với trẻ Trong cuộc sống hiện đại, nhất là các trung tâm đô thị lớn, không gian của trò chơi dân gian bị thu hẹp và lãng quên. Thay vào đó là các trò chơi điện tử có nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và sự phát triển nhân cách của trẻ. Để nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ Việt Nam thật sâu sắc và hiệu quả qua trò chơi dân gian thì không chỉ kể đến vai trò của giáo viên mà cả phụ huynh cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Vì thế, sau mỗi ngày hoạt động vào giờ phụ huynh đón trẻ, giáo viên sưu tầm một số trò chơi dân gian và hướng dẫn phụ huynh luật chơi, cách chơi để về nhà cùng chơi với trẻ. Ngày hôm sau, giáo viên trao đổi với phụ huynh xem về nhà khi hướng dẫn trẻ chơi có gặp khó khăn gì không, trò chơi có hấp dẫn, có tạo được hứng thú cho trẻ không....khi phụ huynh đã thấy được trò chơi dân gian đã tạo niềm vui, thích thú cho trẻ thì việc kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn. (Hình 5: giáo viên trao đổi với phụ huynh về trò chơi dân gian) 5.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến a) Khả năng mang lại lợi ích thiết thực Đối với giáo viên Sau thời gian tích cực tìm hiểu, tham khảo các nguồn tài liệu, bản thân tôi đã tích lũy và sưu tầm được nhiều trò chơi dân gian trên khắp các vùng miền của đất nước. Qua đó góp phần thêm tư liệu trong việc hổ trợ giáo viên tổ chức hoạt động cho trẻ tại trường Mầm Non Ninh Hải. Một số giáo viên trong trường đã áp dụng biện pháp sáng kiến của tôi trong việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian và đạt được kết quả tốt. Đối với trẻ 100% trẻ hứng thú, tích cực, chủ động khi tham gia các trò chơi dân gian. Trẻ được mở rộng vốn kiến thức và có thêm nhiều hiểu biết về các trò chơi dân gian, các phong tục truyền thống của dân tộc. Khi chơi các trò chơi dân gian, trẻ được làm quen với các bài đồng dao, ca dao giúp ngôn ngữ của trẻ phát triển hơn. Trò chơi dân gian giúp trẻ trong lớp thêm gắn bó, thân thiện, hòa đồng, nâng cao tinh thần đoàn kết và ý thức tập thể. Trẻ đã biết tự tổ chức chơi các trò chơi dân gian với các bạn trong lớp và các bạn hàng xóm. Qua việc thường xuyên được tham gia vào các trò chơi dân gian, trẻ hào hứng và tích cực tham gia các trò chơi do giáo viên tổ chức. Đối với phụ huynh Nhận thức rõ tầm quan trọng của trò chơi dân gian đối với trẻ Tích cực sưu tầm trò chơi dân gian và nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi ủng hộ cho lớp. b) Giải pháp còn có khả năng áp dụng: tại đơn vị mình và một vài trường khác c) Điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp: Môi trường trong và ngoài lớp học rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ phù hợp cho trẻ chơi các trò chơi dan gian. Về mặt kinh tế thì các trò chơi dân gian không tốn kém nhiều, như tận dụng những dây neo của những người đi biển để chơi trò chơi “kéo co”. Giáo viên cần trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng chăm sóc cũng như giáo dục tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi mang tính truyền thống quý báu của dân tộc. Phụ huynh quan tâm đến con em mình và nhận thức sâu sắc về trò chơi dân gian đối với trẻ quan trọng như thế nào. 6. Những thông tin cần bảo mật: Không 7. Kết luận Việc tổ chức các trò chơi dân gian trong các trường học nói chung và các trường mầm non nói riêng là hết sức cần thiết và quan trọng, không những chỉ góp phần giữ gìn di sản văn hóa dân tộc mà nó còn hình thành ở trẻ một nhân cách tốt. Việc làm này không chỉ có ý nghĩa lớn lao đối với các nhà nghiên cứu mà còn rất có ý nghĩa đối với các trường mầm non, đặc biệt là các giáo viên mầm non cần nghiên cứu, sưu tầm tìm ra những biện pháp để tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ phù hợp với thực tế của địa phương, của lớp mình.Giáo viên mầm non ngoài lòng yêu nghề mến trẻ cần phải có năng lực sư phạm, năng lực chuyên môn, thích tìm tòi khám phá và say mê nghiên cứu học hỏi.Để truyền cảm hứng cho trẻ, khi chơi những trò chơi dân gian, giáo viên phải có sự yêu thích, gắn bó và nhận thức rõ được trách nhiệm của bản thân, trong việc bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Để giúp trẻ chơi một cách có hiệu quả, giáo viên cần chọn những trò chơi hấp dẫn, lôi cuốn, thu hút, phù hợp với khả năng và đặc điểm tâm sinh lí của trẻ, biết vận dụng vào giờ chơi, giờ học một cách hợp lí.Phát huy được tính tích cực sáng tạo của trẻ, yêu thích khi đến lớp hơn tạo cho cô niềm vui, say mê, yêu nghề hơn. Trên đây là một số kinh nghiệm tôi rút ra được khi áp dụng các biện pháp để đưa trẻ 5 6 tuổi đến với trò chơi dân gian vào Trường mầm non Ninh Hải. Hi vọng bài viết của tôi sẽ đóng góp một ít giá trị về kinh nghiệm cũng như công tác thực hiện thông qua công tác soạn giảng giáo án, giảng dạy, sáng kiến kinh nghiệm cho các đồng nghiệp của trường cũng như đồng nghiệp ở các trường bạn. Rất mong Ban giám hiệu nhà trường, các chị em đồng nghiệp đóng góp ý kiến để tôi thêm nhiều kinh nghiệm tổ chức tốt các hoạt động. Tôi xin chân thành cảm ơn.. Ninh Hải, ngày 01tháng 9năm 2020 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ TÁC GIẢ

CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự - Hạnh phúc ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN -Họ tên: Giới tính: Nữ - Ngày, tháng, năm sinh: - Chức vụ/chức danh: Giáo viên - Trình độ chuyên môn: Cao đẳng - Đơn vị: Trường Mầm Non …………… Tên sáng kiến:“Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi đến với trò chơi dân gian trường Mầm Non …… ” Lĩnh vực áp dụng 2.1 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:Áp dụng cho trẻ 5-6 tuổi A trường Mầm Non …………… 2.2 Mục tiêu Ở lứa tuổi mẫu giáo hoạt động vui chơi xem hoạt động chủ đạo Thông qua vui chơi, trẻ không thỏa mãn nhu cầu vui chơi, giải trí mà cịn phát triển tồn diện nhân cách Xuất phát từ vai trò quan trọng hoạt động vui chơi trẻ em, việc giáo viên tổ chức cho trẻ chơi trị chơi nói chung đặc biệt trị chơi dân gian nói riêng việc làm cần thiết có ý nghĩa Trong đó, trò chơi dân gian trò chơi trẻ thơ đón nhận cách say mê hào hứng nội dung, hình thức phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí trẻ Chính lẽ đó, trường mầm non, tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian hoạt động quan trọng cần thiết góp phần phát triển tồn diện nhân cách trẻ Song tổ chức cho trẻ chơi trị chơi gì, chơi nào, chơi vào thời điểm để đem lại hiệu cao khơng đơn giản thân tơi muốn đưa trị chơi dân gian vào thực cháu lớp phụ trách để ngồi lúc chơi trường nhà, trẻ tự chơi chơi với bạn xóm Từ hạn chế việc trẻ ln ngồi xem tivi, địi điện thoại ba mẹ để chơi, chơi với đồ dùng điện tử ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ trẻ không quan tâm đến thứ diễn xung quanh trẻ Từ vơ tình hình thành cho trẻ nhân cách sống không tốt từ nhỏ Vì lí trên, thân tơi ln trăn trở tìm tịi, nghiên cứu làm cách để đưa trẻ lớp tơi đến với trị chơi dân gian cáchhứng thú Qua thực tế thực lớp, nên chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi đến với trò chơi dân gian Trường Mầm Non Ninh Hải”để áp dụng lớp đơn vị chia sẻ vài đơn vị bạn khu vực vùng biển 2.3 Đối tượng phạm vi nghiên cứu: Lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A trường mầm non ………… phụ trách với số lượng 32 cháu Thời gian thực hiện: Năm học 2019-2020 Cơ sở pháp lý: Trị chơi dân gian di sản văn hóa quý báu dân tộc Nó kết tinh từ q trình lao động sinh hoạt, thể trí tuệ niềm vui sống bao hệ người Việt xưa Đặc biệt trẻ em, trò chơi dân gian với chức đặc biệt mang lại cho giới trẻ thơ nhiều điều thú vị bổ ích, đồng thời thể nhu cầu giải trí, vui chơi, quyền chia sẻ niềm vui cho em với bạn bè, cộng đồng Qua trò chơi dân gian, giới xung quanh trẻ mẫu giáo trở nên đẹp rộng mở Tuổi thơ em trở thành kỉ niệm quý báu theo suốt đời, làm giàu nguồn tình cảm trí tuệ cho trẻ Trị chơi dân gian trị chơi có tính chất tương tác mạnh mẽ, tạo bầu khơng khí vui tươi, thân thiện Hầu hết trẻ chơi trị chơi dân gian lúc nơi Qua trị chơi dân gian trẻ hình thành phát tác phẩm chất thể lực, trí tuệ, tình cảm đạo đức Xuất phát từ vai trò quan trọng hoạt động vui chơi trẻ ý nghĩa hoạt động này, thấy việc tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian việc làm cần thiết có ý nghĩa Đúng PGS.TS Nguyễn Văn Huy, giám đốc bảo tàng dân tộc học Việt Nam nói: “Cuộc sống trẻ em khơng thể thiếu trị chơi” Trị chơi dân gian khơng đơn trị chơi trẻ mà chứa đựng văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo giàu sắc Trị chơi dân gian khơng chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo Ngày em xã hội công nghiệp, chỉquen với máy móc khơng có khoảng thời gian chơi thiệt thịi, thiệt thịi em không làm quen chơi trò chơi dân gian thiếu nhi ngày trước trị chơi ngày mai qn lãng, khơng thành phốmà cịn vùng quê Thực trạng Tôi nhận thấy với độ tuổi mẫu giáo trẻ nên vui chơi, giải trí, thỏa mãnnhu cầu vui chơi thơng qua trị chơi dân gian giúp trẻ phát triển toàndiện vềnhân cách sống *Ưu điểm: - Luôn hướng dẫn, đạo sát chun mơn phịng giáo dục quan tâm tạo điều kiện mặt Ban Giám Hiệu nhà trường để giáo viên nâng cao trình độ chun mơn - Trường Mầm Non ……… có thuận lợiln nhận giúp đỡ bậc phụ huynh, tình cảm quan tâm chia sẻ tổ dân phố đặc biệt mạnh thường quân đóng chân địa bàn quan tâm đầu tư sở vật chất Diện tích lớp, sân trường rộng, tạo mơi trường bên ngồi lớp học,đồ dùng đồ chơi đa dạng phong phú thuận lợi cho việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ Trong có trị chơi dân gian sân trường nhảy lị cị, ăn quan tạo cho trẻ thích thú đến trường - Trẻ 5-6 tuổi nhanh nhẹn, khỏe mạnh, động, thông minh thích tham gia vào trị chơi bạn bè xóm, đặc biệt thích chơi trị chơi dân gian * Nhược điểm: - Những năm gần đây, trò chơi dân gian trường mầm non gần bị quên lãng, đưa vào hoạt động trẻ Nếu có số trò chơi nghèo nàn, đơn điệu chưa tạo cho trẻ thu hút, lôi cuốn, hứng thú - Việc sưu tầm, tuyển chọn cải biên trò chơi dân gian cho trẻ nhiều hạn chế - Việc lồng ghép trò chơi dân gian vào hoạt động cho trẻ hạn chế - Trong lớp số trẻ rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin khơng thích tham gia vào hoạt động tập thể - Phụ huynh chưa có phối hợp tốt với nhà trường việc hướng dẫn tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian gia đình * Nguyên nhân tồn vấn đề: -Do phụ huynh bận rộn công việc nên chưa quan tâm đến trình học trẻ lớp gia đình Xã hội ngày phát triển, cơng nghệ ngày đại đa số trẻ thích chơi trò chơi điện thoại, ipad mà ngày quên lãng trò chơi dân gian mà dân tộc ta từ xưa đến - Cô chưa chịu khó nghiên cứu, sưu tầm, cải biên thêm trò chơi dân gian thú vị đặc sắc hơn, theo trò chơi đơn điệu lâu nên không mang lại cho trẻ hứng thu tham gia chơi Có chơi cách ép buộc cô yêu cầu - Do cô chưa hiểu trò chơi dân gian hàng ngày có lồng ghép vào hoạt động cho trẻ từ hoạt động học đến chơi nên chưa có linh hoạt tính sáng tạo cao để biến tấu, cải biên cho thêm hấp dẫn tạo môi trường nhằm kích thích trẻ hứng thú tham gia vui chơi - Do có số trẻ chưa học qua độ tuổi 3-4 tuổi hay 4-5 tuổi chưa có hịa nhập tập thể nên cịn bỡ ngỡ, nhút nhác tham gia vào hoạt động nhóm, tập thể - Sự nhận thức phụ huynh vai trò trò chơi dân gian phát triển trẻ hạn chế vớihiện phụ huynh bận rộn với công việc hàng ngày nên chưa quan tâm đến cho cô tuyên truyền chuyện bình thường Mơ tả sáng kiến 5.1 Về nội dung sáng kiến: Tổ chức cho trẻ làm quen chơi trò chơi dân gian việc làm cần thiết quan trọng Giúp trẻ tăng khả phối hợp với bạn bè, hịa đồng với bạn thơng qua trò chơi dân gian Trẻ chơi nhằm tạo hứng thú, cảm thấy khơng cịn nhàm chán tham gia vào trò chơi Mặt khác, trẻ thường xuyên chơi trò chơi dân gian giúp trẻ tự hơn, phát triển mặt thể lực, trí tuệ, tư sáng tạo có kỉ niệm tuổi thơ Từ điều nên tơi tâm chọn lựa biện pháp hợp lí sau để đưa trẻ đến với trò chơi dân gian cách say mê, hứng thú Biện pháp 1: Sưu tầm lựa chọn cải biên thành tập trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi - Kho tàng trò chơi dân gian Việt Nam phong phú, đa dạng Vì thế, cần lựa chọn trò chơi phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi mầm non theo chủ đề, chủ điểm, giúp trẻ hứng thú mà đảm bảo nguyên tắc “Học chơi, chơi mà học” - Tham khảo ý kiến số đồng nghiệp, phụ huynh ông bà người xưa lớn tuổi trò chơi dân gian địa phương, sưu tầm sách báo, mạng internet trò chơi dân gian vùng miền khác (Để hiểu xuất xứ, nội dung, cách chơi ) Từ đó, lựa chọn ghi chép lại trò chơi phù hợp với trẻ tiến hành phân loại (theo độ tuổi, theo lĩnh vực phát triển chủ đạo, mức độ khó, dễ ) để tìm tài liệucho thân đồng nghiệp tham khảo Ví dụ: Trị chơi “ Mèo đuổi chuột” chủ điểm giới động vật + Chuẩn bị: Sân rộng, nhóm trẻ lớp chơi + Cách chơi: Trẻ đứng thành vòng tròn rộng, khép kín, tất cầm tay cách sải tay Một trẻ đóng giả làm mèo, trẻ đóng giả làm chuột ngồi quay lưng vào vịng trịn Khi có hiệu lệnh xuất phát chuột phải chạy thật nhanh mèo sức đuổi bắt chuột Khi chạy phải chạy xen kẽ giưã trẻ với khơng chui ngồi Mèo có nhiệm vụ đuổi bắt chuột, đuổi kịp chột mèo vỗ nhẹ vào lưng chuột chuột bị bắt Trị chơi lại tiếp tục đơi trẻ khác đóng giả chuột mèo Trị chơi “Chồng nụ, chồng hoa”, “Chọi cỏ gà” , “ Cướp lá” chủ đề giới thực vật - Trẻ lứa tuổi mầm non thể cách rõ ràng, có trẻ sơi nổi, thích hịa đồng tập thể, trẻ trầm tĩnh cịn nhút nhát Vì với trẻ cịn nhút nhát giaos viên cần động viên trẻ tham gia chơi trò chơi tập thể đóng vai Bên cạnh có trẻ hiếu động giáo viên nên khuyến khích trẻ chơi trị chơi tĩnh - Ngồi trị chơi mang tính tập thể có số trị chơi phân chia giới tính, tính cách Ví dụ: Các bạn trai thích chơi “kéo co”, “nhảy lị cị”, “nhảy bao bố”, “nhảy ngựa”, “bịt mắt bắt dê” để thể sức mạnh Cịn bạn gái thích chơi “nu na nu nống”, “nhảy dây”, “đánh chuyền”, thể nữ tính Một số trẻ thích thể khéo léo chơi “chọi cỏ gà” , “tập tầm vơng” trẻ thích tìm tịi, khám phá chơi “ơ ăn quan”, “oẳn tù tì” (Hình 1: Trẻ chơi bịt mắt bắt dê sân trường ô ăn quan lớp) Biện pháp 2:Đưa trò chơi dân gian vào hoạt động ngày trẻ a) Đưa trò chơi dân gian vào hoạt động có chủ đích - Thơng thường, hoạt động có chủ đích trẻ thường bố trí khoảng thời gian định Trong thời gian đó, trẻ tiếp thu kiến thức cách có kế hoạch Nếu giáo viên khơng biết cách tổ chức xếp, đan xen hoạt động hợp lí gây cho trẻ mệt mỏi căng thẳng - Việc kết hợp trò chơi dân gian hoạt động khám phá giúp học thêm sôi nổi, thu hút trẻ say mê, hứng thú thyam gia vào hoạt động Cô trẻ chơi, khám phá hoạt động học tập phối hợp nhịp nhàng tạo nên hiệu bất ngờ Ví dụ, trị chơi dân gian đưa vào đầu hoạt động kích thích hứng thú cho trẻ, đưa vào hoạt động đóng vai trị hình thức chuyển tiếp hoạt động Nếu đưa vào cuối hoạt động tạo cho trẻ cảm giác thích thú, luyến tiếc với hoạt động, từ làm tăng thêm hứng thú cho học lần sau b)Tổ chức trò chơi dân gian hoạt động trời - Hoạt động trời với sân trường rộng rãi nơi tạo điều kiện cho trẻ có hội chơi trị chơi dân gian cách thoải mái, tích cực Vì vậy, lựa chọn trị chơi dân gian mang tính tập thể nhằm phát triển thể chất giúp cho đa số trẻ lớp hòa đồng bầu khơng khí sơi động vơ thích hợp - Lớp 5-6 tuổi A trường mầm non Ninh Hải góp phần khơng nhỏ việc tạo bầu khơng khí sơi động hoạt động ngồi trời Điều dễ thấy đến sân trường hoạt động trời, ta có cảm giác trở tuổi thơ với nhóm trẻ tụm năm, tụm bảy chơi trò chơi dân gian, ê a hát câu hát đồng dao: “chi chi chành chành”, “thả đĩa ba ba” góc sân trẻ reo hị, cổ vũ cho bạn chơi kéo co, góc sân trẻ chơi trị chơi “rồng rắn lên mây”, “mèo đuổi chuột” Những gương mặt hân hoan cầm tay chơi “dung dăng dung dẻ” sân chơi rộng rãi, bóng mát mẻ tạo khơng gian lí tưởng cô trẻ thỏa sức tham gia trị chơi dân gian mang đậm sắc văn hóa dân tộc c)Trò chơi dân gian ngày hội, ngày lễ - Hằng năm, nhà trường tổ chức ngày hội, ngày lễ như: “Ngày hội đến trường”, “tết trung thu”, “ngày 20/11”, “ngày 8/3”, “hội thi bé khỏe, bé ngoan”, “ngày tết thiếu nhi 1/6”, “lễ trường cho bé tuổi” Các ngày hội, ngày lễ tổ chức long trọng với phần lễ phần hội Thường phần lễ trẻ hoạt động mà chủ yếu ngồi theo lớp, nghe đọc diễn văn kỉ niệm, phát biểu Phần hộ, trẻ tham gia múa hát trò chơi, đặc biệt trò chơi dân gian khiến trẻ hào hứng thích thú Ví dụ: Trong “ngày hội đến trường bé” sau phần lễ, giáo viên tổ chức cho trẻ lớp chơi trò chơi dân gian, trò chơi tập thể như: mèo đuổi chuột, bịt mắt bắt dê, rồng rắn lên mây trị chơi theo nhóm như: nhảy dây, chơi chuyền, cà kheo có chơi chơi thi đua khối 5-6 tuổi như: nhảy bao bố, kéo co, cướp cờ - Ngồi trị chơi giáo viên cho trẻ xem trị chơi dân gian từ vùng miền khác dịp tết Nguyên Đán như: ném cồn, cầu thùm nhằm giúp trẻ hiểu thêm phong tục tập quán để giáo dục trẻ tình yêu quê hương, đất nước tự hào truyền thống văn hóa dân tộc (Hình 2: Trẻ chơi trị chơi kéo co hội thi măng non) * Biện pháp 3:Khuyến khích trẻ làm đồ dùng, đồ chơi cho trị chơi dân gian - Trong hoạt động góc hay sinh hoạt chiều, giáo viên hướng dẫn trẻ làm số đồ dùng, đồ chơi dễ làm từ nguyên vật liệu gần gũi như: dừa, giấy, sỏi đá,bao tải trẻ hứng thú, tích cực hoạt động chơi trị chơi có sử dụng đồ dùng tay tạo Việc làm đồ dùng, đồ chơi tận dụng nguyên vật liệu phế thải mà cịn bảo vệ mơi trường giảm lượng kinh phí đáng kể cho nhà trường mà cịn khơi dậy khả sáng tạo trẻ Ví dụ: Trong hoạt động góc, cho trẻ làm trâu mít, cào cào dừa (chủ đề giới động vật) Ra hoạt động ngồi trời, cho trẻ chơi trị chơi chọi trâu Hoặc để chuẩn bị cho trẻ chơi “thả diều” chiều hôm trước cô trao đổi với trẻ: ngày mai có cuộ thi thả diều Hơm thi đua gấp diều giấy thật đẹp để xem diều bay cao Nghe nói trẻ hào hứng, thích thú Khơng trẻ say mê hứng thú tham gia hoạt động mà cịn biết tơ màu, xé dán, trang trí tạo nhiều mẫu diều sinh động hấp dẫn như: diều chim, cá, bướm, ong Ví dụ: Để chuẩn bị cho Ngày Tết Trung Thu, trị chuyện để trẻ biết chơi trị chơi Rất nhiều ý kiến khác nhau, cuối lớp thống trò chơi “Múa Lân” Cô yêu cầu trẻ nhà sưu tầm giấy báo, giấy thùng, vải vụn, bao ni lông mang đến lớp Cô trẻ tạo đầu lân mặt nạ ông địa cho trẻ tự cắt, vẽ, tơ màu, dán hình trang trí cho đồ dùng Được tự tạo sản phẩm trẻ vui phấn khởi, háo hức muốn chơi với đồ chơi - Để phát huy tối đa tác dụng đồ dung, đồ chơi giáo viên cần linh động việc sáng tạo đồ chơi sử dụng đồ dùng , đồ chơi Đồ chơi làm khơng đơn cho trị chơi mà sử dụng nhiều trị chơi khác Vì nên để đồ chơi dạng mở để dễ thay đổi Ví dụ: với đồ dùng cho trẻ cà kheo, dùng gáo dừa hộp nhựa đục lỗ xỏ dây Khi chơi trò chơi cà kheo trẻ úp gáo dừa xuống hai tay cầm dây điều khiển Khi chơi bán hàng bán hàng trẻ sử dụng làm quang gánh (Hình 3: Cơ trẻ làm đồ dùng, đồ chơi cây) * Biện pháp 4:Cải biên luật chơi đồ dùng, đồ chơi để đáp ứng nhu cầu chơi trẻ - Để tránh việc trẻ chơi lặp lặp lại trò chơi dẫn đến nhàm chán, đơn điệu tận dụng đồ dùng, đồ chơi sẵn có lớp, giáo viên sưu tầm trò chơi người lớn để cải biên luật chơi, thay lời nhằm phù hợp với chủ đề giáo dục đặc điểm tâm sinh lú trẻ Ví dụ: + Trị chơi “đi cà kheo” thường phải dùng tre gậy cao để dùng cho trẻ mầm non khơng đảm bảo an tồn Vì tơi thay gáo dừa, khối gỗ nhỏ, hộp nhựa để trẻ dễ sử dụng + Trò chơi “bắt vịt ao” chơi luật chơi phải có ao vịt thật trẻ, cần vẽ vòng tròn to sân trường làm ao, tất trẻ đóng vịt đứng vịng vài trẻ đóng làm người bắt vịt Khi hơ bắt vịt trẻ vịng trịn chạy cịn trẻ đóng người bắt vịt đuổi theo để bắt vịt Chú vịt bị người bắt vịt chạm trúng bị bắt loại khỏi vòng chơi + Trò chơi “rồng rắn lên mây” phù hợp với chủ đề nghề chăm sóc sức khỏe Tuy nhiên tơi thay đổi lời cho phù hợp với chủ đề khác để tạo hứng thú trẻ Ví dụ: chủ đề “ giới thực vật” tổ chức cho trẻ chơi: trẻ đóng vai chủ quán, trẻ cịn lại đóng vai mẹ rồng rắn mua rau, lời ca sau: “Rồng rắn lên mây Có lúc lắc Có hàng bán rau Hỏi thăm chủ qn Có nhà hay khơng - Mẹ rồng rắn đâu? - Đi mua rau - Về làm gì? - Về nấu cháo cho bé ăn mà đuổi” Với trò chơi tưởng chừng khó tổ chức cho trẻ chơi cải biên ngắn gọn đơn giản trẻ đón nhận cách say sưa hứng thú (Hình 4: trẻ chơi trò chơi rồng rắn lên mây) * Biện pháp 5:Phối hợp với phụ huynh việc đưa trò chơi dân gian đến với trẻ Trong sống đại, trung tâm đô thị lớn, không gian trò chơi dân gian bị thu hẹp lãng qn Thay vào trị chơi điện tử có nhiều ảnh hưởng khơng tốt đến sức khỏe phát triển nhân cách trẻ Để nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ Việt Nam thật sâu sắc hiệu qua trị chơi dân gian khơng kể đến vai trị giáo viên mà phụ huynh đóng vai trị vơ quan trọng Vì thế, sau ngày hoạt động vào phụ huynh đón trẻ, giáo viên sưu tầm số trò chơi dân gian hướng dẫn phụ huynh luật chơi, cách chơi để nhà chơi với trẻ Ngày hôm sau, giáo viên trao đổi với phụ huynh xem nhà hướng dẫn trẻ chơi có gặp khó khăn khơng, trị chơi có hấp dẫn, có tạo hứng thú cho trẻ khơng phụ huynh thấy trò chơi dân gian tạo niềm vui, thích thú cho trẻ việc kết hợp giáo viên phụ huynh dễ dàng hiệu (Hình 5: giáo viên trao đổi với phụ huynh trò chơi dân gian) 5.2 Về khả áp dụng sáng kiến a) Khả mang lại lợi ích thiết thực * Đối với giáo viên -Sau thời gian tích cực tìm hiểu, tham khảo nguồn tài liệu, thân tơi tích lũy sưu tầm nhiều trò chơi dân gian khắp vùng miền đất nước Qua góp phần thêm tư liệu việc hổ trợ giáo viên tổ chức hoạt động cho trẻ trường Mầm Non Ninh Hải - Một số giáo viên trường áp dụng biện pháp sáng kiến việc tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian đạt kết tốt * Đối với trẻ -100% trẻ hứng thú, tích cực, chủ động tham gia trò chơi dân gian - Trẻ mở rộng vốn kiến thức có thêm nhiều hiểu biết trò chơi dân gian, phong tục truyền thống dân tộc - Khi chơi trò chơi dân gian, trẻ làm quen với đồng dao, ca dao giúp ngôn ngữ trẻ phát triển - Trò chơi dân gian giúp trẻ lớp thêm gắn bó, thân thiện, hịa đồng, nâng cao tinh thần đoàn kết ý thức tập thể - Trẻ biết tự tổ chức chơi trò chơi dân gian với bạn lớp bạn hàng xóm - Qua việc thường xuyên tham gia vào trị chơi dân gian, trẻ hào hứng tích cực tham gia trò chơi giáo viên tổ chức * Đối với phụ huynh -Nhận thức rõ tầm quan trọng trò chơi dân gian trẻ - Tích cực sưu tầm trị chơi dân gian nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi ủng hộ cho lớp b) Giải pháp cịn có khả áp dụng: đơn vị vài trường khác c) Điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp: -Mơi trường ngồi lớp học rộng rãi, thoáng mát, phù hợp cho trẻ chơi trị chơi dan gian - Về mặt kinh tế trị chơi dân gian khơng tốn nhiều, tận dụng dây neo người biển để chơi trò chơi “kéo co” -Giáo viên cần trang bị cho kiến thức, kỹ chăm sóc giáo dục tổ chức cho trẻ chơi trị chơi mang tính truyền thống q báu dân tộc - Phụ huynh quan tâm đến em nhận thức sâu sắc trò chơi dân gian trẻ quan trọng Những thông tin cần bảo mật: Không Kết luận Việc tổ chức trò chơi dân gian trường học nói chung trường mầm non nói riêng cần thiết quan trọng, góp phần giữ gìn di sản văn hóa dân tộc mà cịn hình thành trẻ nhân cách tốt Việc làm khơng có ý nghĩa lớn lao nhà nghiên cứu mà có ý nghĩa trường mầm non, đặc biệt giáo viên mầm non cần nghiên cứu, sưu tầm tìm biện pháp để tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ phù hợp với thực tế địa phương, lớp mình.Giáo viên mầm non ngồi lịng u nghề mến trẻ cần phải có lực sư phạm, lực chun mơn, thích tìm tòi khám phá say mê nghiên cứu học hỏi.Để truyền cảm hứng cho trẻ, chơi trò chơi dân gian, giáo viên phải có u thích, gắn bó nhận thức rõ trách nhiệm thân, việc bảo tồn phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc Để giúp trẻ chơi cách có hiệu quả, giáo viên cần chọn trị chơi hấp dẫn, lơi cuốn, thu hút, phù hợp với khả đặc điểm tâm sinh lí trẻ, biết vận dụng vào chơi, học cách hợp lí.Phát huy tính tích cực sáng tạo trẻ, yêu thích đến lớp tạo cho cô niềm vui, say mê, yêu nghề 10 Trên số kinh nghiệm rút áp dụng biện pháp để đưa trẻ - tuổi đến với trò chơi dân gian vào Trường mầm non Ninh Hải Hi vọng viết tơi đóng góp giá trị kinh nghiệm công tác thực thông qua công tác soạn giảng giáo án, giảng dạy, sáng kiến kinh nghiệm cho đồng nghiệp trường đồng nghiệp trường bạn Rất mong Ban giám hiệu nhà trường, chị em đồng nghiệp đóng góp ý kiến để tơi thêm nhiều kinh nghiệm tổ chức tốt hoạt động Tôi xin chân thành cảm ơn./ Ninh Hải, ngày 01tháng 9năm 2020 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ TÁC GIẢ 11 ...đưa trẻ lớp tơi đến với trị chơi dân gian cáchhứng thú Qua thực tế thực lớp, nên chọn đề tài ? ?Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi đến với trò chơi dân gian Trường Mầm Non Ninh Hải”để... cho trẻ chơi trò chơi dân gian đạt kết tốt * Đối với trẻ -100% trẻ hứng thú, tích cực, chủ động tham gia trò chơi dân gian - Trẻ mở rộng vốn kiến thức có thêm nhiều hiểu biết trò chơi dân gian, ... chơi trò chơi dân gian giúp trẻ tự hơn, phát triển mặt thể lực, trí tuệ, tư sáng tạo có kỉ niệm tuổi thơ Từ điều nên tơi tâm chọn lựa biện pháp hợp lí sau để đưa trẻ đến với trò chơi dân gian

Ngày đăng: 24/08/2021, 21:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w