Các nhà giáo dục cho rằng: cần giáodục trẻ kỹ năng tự phục vụ ngay khi trẻ một tuổi, việc nắm bắt các kỹ năng tự phục vụ sẽ giúp trẻ tăng cường tính độc lập và cảm giác về sự thànhcông,
Trang 1PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG
TRƯỜNG MẦM NON KIM LONG
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi có thói quen
tự phục vụ ở trường mầm non năm học 2018 – 2019”
Tác giả sáng kiến: Trần Thị Phượng
Trang 2
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1 Lời giới thiệu
Hiện nay, xu hướng giáo dục mầm non trên thế giới, đặc biệt là Mỹ và Nhật Bản rất quan tâm đến giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ Họ cho rằng:thiếu kỹ năng tự phục vụ sẽ dẫn đến hệ lụy trẻ lười biếng, thụ động và khó khăn khi tham gia vào các hoạt động tập thể Các nhà giáo dục cho rằng: cần giáodục trẻ kỹ năng tự phục vụ ngay khi trẻ một tuổi, việc nắm bắt các kỹ năng tự phục vụ sẽ giúp trẻ tăng cường tính độc lập và cảm giác về sự thànhcông, không chỉ có lợi cho sự phát triển của trẻ mà hữu ích cho cả người lớn,cho toàn xã hội
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây việc giáo dục kỹ năng sống - đặcbiệt là giáo dục kỹ năng lao động tự phục vụ cho trẻ mầm non được quan tâm.Giáo dục kỹ năng tự phục vụ được đưa vào chương trình giáo dục mầm non đốivới trẻ từ 12 tháng tuổi đến 6 tuổi Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành công
văn số 463/BGDĐT-GDTX: “Hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục kỹ năng
sống tại các cở sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên” Trong đó hướng dẫn giáo dục kỹ năng sống cho bậc học mầm non đã
đề cập đến việc thực hiện giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non
Giáo dục mầm non là ngành học hàng đầu trong hệ thống giáo dục quốcdân, chiếm vị trí quan trọng Giáo dục mầm non có nhiệm vụ xây dựng những
cơ sở ban đầu đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người Đây làthời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, tất cả mọi việc đều bắt đầu Trẻ em như
tờ giấy trắng uấn nắn thế nào là do người lớn chúng ta Quá trình phát triển tâm
lý của trẻ khác nhau qua từng độ tuổi Đặc biệt là trẻ ở độ tuổi 3-4 tuổi các cháuthích làm mọi việc mình thích, thích làm những công việc giúp người lớn Vìvậy vai trò của người lớn chúng ta là rất quan trọng, đặc biệt đối với giáo viênmầm non, cô là người hướng trẻ tới những hành vi đúng, tránh xa hành vi nhữngthói hư tật xấu Một ngày các cháu đến trường với cô từ sáng đến chiều mọi sinhhoạt học hành ăn ngủ đều do cô giáo hướng dẫn Một tay cô giáo chăm, một tay
cô giáo dạy bảo Vì vậy cần hình thành cho trẻ tính tự lập ngay từ khi học lớpmẫu giáo
Như chúng ta đã biết: Nếu trẻ biết tự phục vụ, trẻ sẽ thấy quý trọng bảnthân, nuôi dưỡng những giá trị sống và là nền tảng hình thành những kỹ năng
Trang 3sống tích cực trong trẻ, giúp trẻ cân bằng cuộc sống trên bốn lĩnh vực nền tảng:thể trạng, tâm hồn, trí tuệ và tinh thần; từ đó xây dựng cho trẻ những kỹ năngsống hòa nhập với môi trường xung quanh
Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dạy: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo sức
của mình” Quả đúng vậy, chúng ta cần phải rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ
ngay từ khi còn nhỏ và bắt đầu từ việc nhỏ nhất, vừa sức với trẻ, có như vậy trẻmới biết quý trọng lao động, từ đó có thể giúp trẻ tăng cường tính độc lập, sự tựtin Đây là cơ hội tốt nhất giúp trẻ nhanh chóng khôn lớn và trưởng thành trongcuộc sống, trẻ sống có trách nhiệm hơn với chính mình, qua đó trẻ còn tạo dựng
được tinh thần tập thể, biết quan tâm và giúp đỡ những người xung quanh… Từ đó
chúng ta mới thấy việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ là vô cùng cần thiết Đó
là phương tiện không thể thiếu để giúp trẻ tăng năng lực hội nhập, tích cực, chủđộng, sáng tạo, tự tin vững vàng trước mọi khó khăn thử thách
Vậy, muốn thực hiện được những nhiệm vụ to lớn đó thì mỗi gia đình, nhàtrường, các thầy cô giáo và toàn xã hội chịu trách nhiệm giáo dục trẻ thànhnhững đứa trẻ có những đức tính tốt, biết cách lao động và làm việc để sau nàytrở thành người có ích cho xã hội
Tuy nhiên trong thực tế hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy mộtthực tế: nhiều trẻ đã 3-4 tuổi mà vẫn chưa tự làm được những việc tự phục vụbản thân như: tự xúc cơm, tự kéo khóa áo, cất đồ dùng cá nhân Đó là kết quảcủa việc cha mẹ đã tự làm thay trẻ mọi việc mà không biết mình đã vô tình tước
đi của trẻ cơ hội để trẻ tự lập Những đứa trẻ được bao bọc quá kỹ sẽ luôn ỷ lại,dựa dẫm, nhút nhát, khả năng giao tiếp kém và không biết cách xử lí những vấn
đề không may xảy ra trong cuộc sống thường ngày khi không có người lớn bêncạnh Vì phần lớn các gia đình đều chỉ có một hoặc hai con nên trẻ được mọingười chiều chuộng, chỉ cần đòi cái gì là sẽ được đáp ứng ngay, cha mẹ thườnglàm thay trẻ mọi việc nên từ đó khiến trẻ có tính phụ thuộc cao Các cha mẹ luôn
lo lắng những điều không hay sẽ xảy đến với con mình nên sẵn sàng làm thay trẻmọi chuyện, điều đó làm cho trẻ cứ gặp khó khăn là lại nhờ người lớn giúp, gặpphải vấn đề là thu mình
Nhiều cha mẹ lại có thói quen suy nghĩ và quyết định giúp con mọi thứ và
họ cho rằng điều đó tốt cho trẻ Hay có cha mẹ lại luôn lo lắng khi thấy conmình không chủ động trong học hành, luôn phải giám sát bên cạnh thì con mớilàm, còn không sẽ không làm theo những yêu cầu của cha mẹ Nhiều cha mẹ
Trang 4cũng muốn để con tự lập, nhưng thường không đủ kiên nhẫn để theo đuổi trongquá trình rèn luyện cho con và cuối cùng bỏ cuộc Có cha mẹ an ủi rằng “việcnày khó quá, trẻ con sao làm được” rồi sau đó lại làm hộ con
Thời gian qua, dư luận phản ánh khá nhiều về thực trạng trẻ thiếu kiến thức
về kỹ năng sống mà trong đó cơ bản nhất là kỹ năng tự phục vụ bản thân không
có Đa phần các em sống rất ích kỷ, chỉ biết đến bản thân, chỉ biết hưởng thụ màkhông biết cho đi Ở trường cũng như ở nhà, các em hầu như hoàn toàn thiếu sựsáng tạo, luôn ỷ lại, phụ thuộc vào người lớn; mỗi khi gặp tình huống trong thực
tế thì lúng túng không biết xử lý như thế nào
Đây là vấn đề của toàn xã hội, việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ sẽ giúpcho trẻ có những nền tảng vững chắc trong việc tạo dựng tư thế chủ động sángtạo của một đứa trẻ năng động Đó cũng là cách giúp trẻ đối đầu và tìm cáchvượt qua những áp lực tâm lý về công việc, học tập cũng như các mối quan hệphức tạp khác trong cuộc sống sau này
Năm nay tôi được phân công trực tiếp giảng dạy trẻ lớp 3-4 tuổi Ngay từđầu năm học tôi đã xác định được vai trò và nhiệm vụ của mình sẽ là ngườihướng lái cho các cháu có một thói quen tốt, một nề nếp tốt Trong thời gian đầuqua quá trình làm quen, trò chuyện, hoạt động và gần gũi trẻ tôi thấy nhiều trẻlớp tôi còn nhút nhát, ỉ lại, lười vân động, các cháu chưa có nề nếp, chưa có tính
tự lập Mọi hoạt động của trẻ đều do cô giáo phục vụ hay nhắc trẻ làm thì bạ đâutrẻ cũng để, cũng vứt Trẻ chưa có tính tự giác, chưa chủ động trong mọi hoạtđộng, chưa phát huy được tính sáng tạo của mình Vì vậy tôi thấy rằng cầm hìnhthành cho trẻ một thói quen, một nề nếp tốt để giúp trẻ sáng tạo và có khả năng
tự phục vụ bản thân
Trước những băn khoăn trăn trở đó, tôi đã đặt ra mục tiêu phải đạt đượctrong năm học này là làm gì, làm sao, làm như thế nào để giúp trẻ lớp mình cónhững thói quen tự phục vụ tốt khi ở trường mầm non? Điều đó không chỉ có lợicho sự phát triển của trẻ mà hữu ích cho cả người lớn, cho toàn xã hội Trăn trởvới mục tiêu chung của giáo dục, và đứng trước thực trạng của lớp học, tôi nhậnthấy việc giúp trẻ có thói quen tự phục vụ khi ở trường mầm non là rất cấp thiết Xuất phát từ những lý luận và thực tiễn trên tôi mạnh dạn chọn đề tài:
“Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi có thói quen tự phục vụ ở trường mầm
non năm học 2018 – 2019” để nghiên cứu.
2 Tên sáng kiến
Trang 5“Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi có thói quen tự phục vụ ở trường mầmnon năm học 2018 – 2019”
6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Tháng 9/2018
7 Mô tả bản chất của sáng kiến
7.1 Về nội dung của sáng kiến
7.1.1 Nội dung lý luận của vấn đề nghiên cứu
Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân,chịu trách nhiệm chăm sóc - giáo dục trẻ từ 0 - 6 tuổi Đây là giai đoạn đặt nềnmóng đầu tiên quan trọng của nhân cách con người Nếu không làm tốt việcchăm sóc - giáo dục trẻ trong những năm này thì việc giáo dục lại hết sức khókhăn, phức tạp Vì vậy, Nghị quyết TW2, khoá VIII của Đảng cộng sản ViệtNam về Định hướng chiến lược giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệphoá, hiện đại hoá đã đề ra mục tiêu giáo dục Mầm non phải trang bị cho trẻnhững gì tốt nhất kể cả về mặt vật chất và tinh thần một cách toàn diện
Tính tự lập được hình thành rất sớm và là một biểu hiện tâm lí có ảnhhưởng trực tiếp đến quá trình hình thành các phẩm chất nhân cách của trẻ Một
số dấu hiệu đáng tin cậy của việc bắt đầu hình thành tính tự lập, đó là nhu cầu tựkhẳng định mình xuất hiện Trẻ muốn tự làm một số công việc trong sinh hoạthằng ngày Giáo dục tính tự lập cho trẻ ngay từ khi còn bé không những tạo racho trẻ khả năng tự lập trong sinh hoạt hằng ngày mà còn là một trong những
Trang 6điều kiện quan trọng để hình thành sự tự tin, năng động, sáng tạo, làm cơ sởhình thành các kỹ năng sống sau này.
Thực tế hiện nay cho thấy, đối với gia đình, chủ yếu là cha mẹ còn có nhiềusai lầm về giáo dục nói chung và giáo dục tính tự lập cho trẻ nói riêng Thứ nhất
là nuông chiều con quá mức, khiến trẻ chỉ biết hưởng thụ, sau này dễ trở thànhngười có tính ích kỉ, vụng về, thiếu tự tin trong cuộc sống Thứ hai là không tinvào khả năng của trẻ, trẻ muốn làm nhưng thấy trẻ làm lóng ngóng, chậm chạpthì tỏ ra khó chịu, nên người lớn thường “sốt ruột” và làm thay trẻ, dẫn đến trẻ
có thái độ thờ ơ dần dần tạo ra sự ỉ lại, lười biếng mất tự tin ở trẻ
Đối với giáo viên, chưa có sự hiểu biết nhiều về nội dung phải dạy trẻ lứatuổi mầm non những kỹ năng sống cơ bản nào, việc hướng dẫn trẻ hoạt động đểhình thành tính tự phục vụ cho trẻ còn rất hạn chế Nguyên nhân là do ngườigiáo viên cho rằng trẻ còn quá nhỏ để rèn tính tự lập, bên cạnh đó điều quantrọng là cô giáo ngại khó, sợ tốn thời gian (vì trẻ thực hiện chậm chạp, lóngngóng, vụng về ) và có tư tưởng “thà làm cho xong” Vì vậy để hình thành vàphát triển tính tự phục vụ cho trẻ nói chung và trẻ mẫu giáo nhỡ nói riêng giáoviên mầm non cần phối kết hợp với cha mẹ trẻ để có những biện pháp giáo dụcphù hợp nhằm phát huy khả năng tự phục vụ, làm cơ sở cho sự hình thành nhâncách cho trẻ sau này
7.1.2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu
7.1.2.1 Thuận lợi
Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Sở, Phòng giáo dục, Ban giám hiệunhà trường bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, đầu tư cơ sở vật chất, trangthiết bị dạy học tương đối đầy đủ
Trang 7Nhà trường luôn quan tâm, tạo điều kiện cho giáo viên học tập và làm theotấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua nhiều phong trào hoạt động như: Phổ biếncác câu nói hay của Bác cho giáo viên học tập Động viên giáo viên sưu tầm
thêm các bài hát, bài thơ, câu chuyện của Bác để dạy cho trẻ
Bản thân là giáo viên có trình độ chuyên môn trên chuẩn, nhiệt tình, yêunghề, mến trẻ, luôn coi học sinh như chính con đẻ của mình Tích cực học tập
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ Các đồng chí giáo viên trong tổ luôn
có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ
Trẻ cùng một độ tuổi
Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em mình, đã phần nàohiểu hơn về tầm quan trọng của bậc học mầm non nên họ có ý thức cho con đihọc đều, đưa đón đúng giờ quy định
Nhiều phụ huynh chưa hiểu và quan tâm đến việc giáo dục rèn luyện kĩnăng tự phục vụ cho trẻ
Nhiều cháu khả năng tự phục vụ còn rất kém, còn rụt rè nhút nhát nên buộc
cô giáo phải hết sức gần gũi và nhẹ nhàng mới có thể tiếp cận và hiểu được trẻ.Bên cạnh đó lại có những cháu thích tự làm theo ý mình nên sẽ gây khó khăncho tôi trong việc rèn nề nếp, thói quen cho các cháu
Trẻ bị ảnh hưởng bởi cuộc sống phát triển hiện đại như: Internet, tivi, cáctrò chơi điện tử…
Trẻ được sống trong môi trường quá bao bọc khiến trẻ quen dựa dẫm,không có tính tự lập, ích kỷ, lãnh cảm với môi trường xung quanh
Trang 87.1.2.3 Thực trạng
* Đối với giáo viên
Biện pháp giúp trẻ có thói quen tự phục vụ ở trưởng mầm non chưa phù hợp.Chưa có sự hiểu biết nhiều về nội dung phải dạy trẻ lứa tuổi mầm nonnhững kỹ năng sống cơ bản nào, chưa đổi mới phương pháp giáo dục, chưa biếtvận dụng từ những kế hoạch định hướng chung để rèn luyện kỹ năng tự phục vụcho trẻ mầm non
Việc tích hợp nội dung của các lĩnh vực trong mọi hoạt động còn máy móc,còn mang tính hình thức, hiệu quả thấp
Chưa lôi cuốn được trẻ vào các hoạt động Trẻ chưa hứng thú và tập trungtrong hoạt động học tập
* Đối với phụ huynh
Nhận thức của một số phụ huynh còn hạn chế, có phụ huynh chiều con quámức thích gì có nấy, cũng có phụ huynh do công việc bộn bề kiếm sống nêngiao hẳn việc chăm sóc giáo dục con cái cho ông bà
Một số phụ huynh chưa hiểu tầm quan trọng của việc giúp trẻ có thói quen
tự phục vụ cho con em ở lứa tuổi mầm non nên thường khoán trắng cho cô giáo
tủ mà phải để cô giáo cất hộ
* Qua nghiên cứu thực trạng về thói quen tự phục vụ của trẻ đầu năm họctôi đã thu được kết quả sau:
Biểu 1 (Tháng 9/2018)
Tổng số trẻ: 24 Nội dung khảo sát
Trang 9Tổng số trẻ: 24 Nội dung khảo sát
- Gấp chăn gọn gàng và để đúng nơi quy
- Cất đồ dùng, đồ chơi đúng vị trí quy định 5 20,8 19 79,2
- Trẻ biết rửa tay đúng cách bằng xà phòng 0 0 24 100Thời gian đầu khi mới nhận lớp, tôi thấy khả năng tự phục vụ của đa số trẻcòn hạn chế (Biểu 1), bên cạnh đó cũng có một số trẻ có kĩ năng tự phục vụ rấttốt nhưng lại thiếu tính chủ động, trẻ luôn đợi chờ người lớn nhắc nhở thì mớichịu làm, chính những điều đó làm cho lớp học luôn trở nên lộn xộn khiến tôiluôn cảm thấy mệt mỏi và phiền lòng mỗi khi phải đến lớp dạy dỗ và chăm sóctrẻ
Trước những băn khoăn trăn trở đó, tôi đã đặt ra mục tiêu phải đạt đượctrong năm học này là làm gì, làm sao, làm như thế nào để giúp trẻ lớp mình cónhững thói quen tự phục vụ tốt khi ở trường mầm non? Điều đó không chỉ cókhông chỉ có lợi cho sự phát triển của trẻ mà hữu ích cho cả người lớn, cho toàn
xã hội Vậy để có những biện pháp hay, thiết thực nhằm hướng dẫn trẻ có thóiquen tự phục vụ ở trường mầm non đạt hiệu quả, tôi sẽ phải làm gì trước tiên?Đầu tiên tôi sẽ tìm hiểu những nguyên nhân đưa đến việc trẻ chưa có khả năng
tự phục vụ và ý thức tự phục vụ của trẻ chưa tốt
7.1.2.4 Nguyên nhân
Nguyên nhân thứ nhất: Xuất phát từ phía phụ huynh, do mỗi gia đình ViệtNam ngày nay thường chỉ có một hoặc hai con, tất cả tình cảm cha mẹ dành trọncho những đứa con yêu qúy của mình Ngoài ra, có những trẻ là con trai, cháuđích tôn trong gia đình nên được ông bà, cha mẹ chiều chuộng hết mức Trẻ luônđược đáp ứng ngay mọi yêu cầu, mọi mong muốn của trẻ, ba mẹ và người lớntrong gia đình làm thay trẻ tất cả mọi việc vì họ sợ con vất vả, sợ qúa sức củacon, sợ con làm không được theo ý mình, sợ mất thời gian Điều này lâu dầnhình thành ở trẻ tính ỷ lại, luôn dựa dẫm vào người khác, thiếu kiên nhẫn và lười
Trang 10lao động Ngoài ra còn có vô số các nguyên nhân khác chủ quan hay khách quan
đã làm cho trẻ thiếu kĩ năng và thói quen tự phục vụ
Nguyên nhân thứ 2: Xuất phát từ giáo viên, do cô không chịu khó, khôngkiên trì hướng dẫn cho trẻ những kĩ năng tự phục vụ nên cô hay làm giúp trẻ cho
đỡ mất thời gian, đỡ phải bực tức khi cháu làm không được Việc này lâu dần sẽkhiến cho trẻ có tư tưởng ỷ lại, không chịu làm Vì trẻ nghĩ: “Mình không làmthì cô cũng làm thôi”
Nguyên nhân thứ ba: Xuất phát từ phía trẻ, có một số cháu có do khả năngtiếp thu chậm hoặc không chịu tập trung khi người lớn hướng dẫn, điều này sẽkhiến cho người lớn dễ trở nên dễ bực mình và có thể la mắng hoặc đánh trẻ.Việc này cứ thế lâu dần hình thành ở trẻ thói quen ỷ lại, sợ làm việc và không cóthói quen tự phục vụ bản thân
7.2 Về khả năng áp dụng của sáng kiến
Để khắc phục tình trạng trên, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sau,bước đầu đã thu được một số kết quả đáng kể Song trong quá trình thực hiện vẫnkhông tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Kính mong sự giúp đỡ và góp ý chânthành của Hội đồng khoa học Nhà trường, Hội đồng thi đua cấp trên, cùng bạn bèđồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện và áp dụng có hiệu quả hơn
7.2.1 Biện pháp 1: “Cụ thể hóa nội dung những thói quen tự phục vụ cơ bản cần có ở trẻ 3-4 tuổi”
Sau khi nghiên cứu kỹ tâm lý lứa tuổi, nhu cầu, khả năng của trẻ 3-4 tuổi.Tôi lập ra danh sách một số việc mà trẻ lớp tôi có khả năng làm được và cầnthiết phải làm được như:
- Trẻ biết rửa tay đúng cách bằng xà phòng
- Tự rửa mặt đúng cách
- Tự mình ăn trong các bữa cơm
- Tự dọn bát sau khi ăn
- Tự cất bàn ghế sau ăn
- Tự mình thay quần áo
- Gấp chăn gọn gàng và để đúng nơi quy định sau khi ngủ dậy
- Cất đồ dùng, đồ chơi đúng vị trí quy định
Trang 11Lập ra được các nội dung cần hướng dẫn trẻ, tôi thấy công việc trở nên đơngiản hơn rất nhiều và dễ dàng thực hiện hơn Cũng vì thế mà thói quen tự phục
vụ của trẻ lớp tôi dần được hình thành, trẻ dần đi vào nề nếp và có thói quen, kỹnăng của trẻ tốt hơn khi ở trường
7.2.2 Biện pháp 2: “Cô làm gương cho trẻ”
Hàng ngày trẻ đến lớp phần lớn thời gian trong ngày trẻ được học tập vàsinh hoạt cùng cô Cô giáo vừa là bạn vừa là người mẹ hiền thứ 2 của trẻ cùngchơi, cùng học, chăm chút cho trẻ từ bữa ăn, giấc ngủ Vì vậy vai trò của cô giáorất quan trọng trong việc hình thành những thói quen, nề nếp cho trẻ Cô là tấmgương cho trẻ noi theo
cô trẻ thấy mình được làm việc có ích, thích được làm việc, từ đó hình thành chotrẻ một thói quen, nề nếp giữ gìn vệ sinh chung
+ Ví dụ: Trước giờ ăn cô rửa tay trước khi chia cơm và nhắc trẻ rửa taysạch sẽ trước khi ăn cơm ăn cơm xong nhắc trẻ cất ghế, cất bát, lau mặt, uốngnước, súc miệng
- Rèn cho trẻ thói quen rửa tay khi tay bẩn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.Hình thành cho trẻ nề nếp gọn gàng, dần dần trẻ có một thói quen tốt làm đâugọn đấy
7.2.3 Biện pháp 3: “Tổ chức lồng ghép giáo dục tính tự lập vào các hoạt động”
Giờ đón-trả trẻ: Khi trẻ mới đến lớp tôi hướng dẫn trẻ gấp quần áo, mũ,khăn gọn gàng cất vào balo rồi để vào nơi quy định, khi cần tìm sẽ dễ dàng vànhanh hơn , trước khi ra về trẻ tự kiểm tra lại đồ dùng của mình Sau khoảng 1tháng tôi nhắc nhở và ngày nào trẻ cũng được thực hành các thao tác đó nên trẻ cất
Trang 12và lấy đồ dùng rất thành thạo và không cần đến sự giúp đỡ của người lớn nữa.
Cô giáo hướng dẫn trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định
Trong hoạt động học: tôi chọn một số kỹ năng để hướng dẫn trẻ như: cáchrửa tay bằng xà phòng, cách chải tóc, cách cài cúc, cách gấp quần áo Khi hướngdẫn trẻ một kĩ năng nào đó, tôi hướng dẫn một cách chậm rãi từng thao tác một.Thấy trẻ đã nắm được thao tác này thì tôi mới chuyển sang thao tác khác
Giờ học rửa tay
Trang 13Những buổi cần đến đồ dùng của trẻ, tôi chỉ chuẩn bị đồ dùng đặt sẵn trênbàn hoặc trên tủ giá và yêu cầu trẻ tự lên lấy đồ dùng học tập về vị trí ngồi củamình, kết thúc tiết học cũng vậy trẻ tự thu gom đồ dùng, dụng cụ cất cất gọngàng ngăn nắp đúng nơi qui định Được tự lấy đồ dùng học tập như vậy tôi thấytrẻ rất tích cực, hứng thú học và luôn muốn khám phá xem mình được học gì từ
đồ dùng đó
Trẻ tự lấy đồ dùng học tập
Giờ hoạt động ngoài trời: Tôi tổ chức cho trẻ tham gia một số hoạt độngnhư: Nhặt lá rụng , nhổ cỏ, bắt sâu, tưới nước, nhặt rác bỏ vào thùng Tôi chiatrẻ thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm 5-7 trẻ) và hướng dẫn mỗi nhóm một côngviệc khác nhau Khi tháy trẻ gặp khó khăn khi thực hiện những kỹ năng mới tôitham gia cùng làm với trẻ tôi kết hợp trò chuyện để hiểu vì sao cần chăm sóccây, con vật, cho trẻ hiểu ý nghĩa tác dụng của việc đang làm giúp trẻ thân thiệnvới môi trường, có ý thức bảo vệ môi trường, yêu mến cảnh vật thiên nhiên ,yêulao động Và khi trẻ tự mình làm hoàn thành tốt nhiệm vụ do cô giao và đượckhen, trẻ thấytự tin vào bản thân, trẻ trở nên năng động tích cực tham gia cáchoạt động của lớp
Trang 14Các bé nhặt lá rụng giờ hoạt động ngoài trời
Giờ hoạt động góc: Tôi gợi ý để trẻ tự chọn góc chơi, vai chơi, hướng dẫntrẻ cách sử dụng đồ chơi, và tạo tình huống cho trẻ tự giải quyết vấn đề, để trẻ tựchơi, tự khám phá, và tìm hiểu, chỉ giúp đỡ khi bé thực sự cần Khi hết giờ chơitrẻ tự cất đồ chơi vào chỗ quy định
Trẻ cất đồ chơi đúng nơi quy định