1. Trang chủ
  2. » Mầm non - Tiểu học

skkn một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5 6 tuổi thông qua trò chơi dân gian ở trường mầm non

18 851 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 27,69 KB

Nội dung

Chính vì vậy trò chơi vận động có một giá trị to lớn trong giáo dục và chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động phát triển thể chất ở trường mầm non.. Muốn tổ chức tốt một trò chơi dân gi

Trang 1

Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi dân gian

ở trường mầm non

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Giáo dục thể chất là một trong những nội dung phát triển toàn diện cho trẻ trong trường mầm non Nhiệm vụ của giáo dục thể chất là củng cố sức khoẻ của trẻ, rèn luyện tư thế đúng, phát triển các vận động cho trẻ, các lĩnh vực như thể lực, trí tuệ của trẻ Đối với trẻ 5-6 tuổi các vận động đã dần đi đến hoàn thiện, vận động được hình thành một cách nhanh chóng và dễ củng cố, trẻ có nhu cầu vận động cao, thích vận động Vì vậy việc phát triển vận động cho trẻ là khá quan trọng, trẻ khoẻ mạnh thì sẽ nhanh nhẹn và tích cực tham gia hoạt động, tìm hiểu và khám phá môi trường xung quanh từ đó trẻ sẽ phát triển toàn diện về mọi mặt

Đối với trẻ 5 - 6 tuổi, phát triển vận động luôn giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện cho trẻ Lứa tuổi này trẻ chưa học chữ, trẻ tìm hiểu xã hội, tìm hiểu thiên nhiên thông qua các giác quan và hệ vận động Chơi mà học là phương châm giáo dục của trẻ mầm non Về mặt thể chất, thông qua trò chơi vận động rèn luyện thân thể, phát triển các tố chất: nhanh, mạnh, bền, khéo cho trẻ Thông qua trò chơi vận động trẻ biết đoàn kết với nhau, hỗ trợ nhau giành chiến thắng, trong các trò chơi rèn cho trẻ tính hoạt bát, khéo léo, tôn trọng kỷ luật và phát triển trí thông minh Chính vì vậy trò chơi vận động có một giá trị to lớn trong giáo dục và chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động phát triển thể chất ở trường mầm non Đặc biệt vận động của trẻ chưa có nhiều kỹ năng, trong khi đó trò chơi dân gian lại mang nhiều chức năng và mục đích giáo dục Chức năng cơ bản nhất là thỏa mãn nhu cầu, năng lực sáng tạo của trẻ Vả lại trò chơi vận động vừa là nội dung học tập vừa là phương pháp

tổ chức vui chơi tích cực được trẻ rất ham thích, đặc biệt là trò chơi dân gian Trò chơi dân gian dễ chơi, dễ hiểu và gây được nhiều hứng thú đối với trẻ Trò chơi dân gian đối với trẻ mầm non là một trong các tiêu chí để xây dựng “Trường học thân thiện học sinh tích cực” Với chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay thì việc xây dựng “Trường học thân thiện học sinh tích cực” đối với trẻ là một vấn đề rất quan trọng, trẻ được gần gũi cô giáo, gần gũi với bạn bè, mà trò chơi dân gian lại là một trò

Trang 2

chơi rất gần gũi thân thiện với trẻ, với xu thế hiện nay đối với giáo viên trường mầm non thì việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ là rất phổ biến Tuy nhiên trong quá trình thực hiện hoạt động giáo dục thể chất, các giáo viên còn nặng nề về hình thức truyền thống, chưa phát huy được tính sáng tạo, tích cực vận động của trẻ

Kho tàng dân gian Việt Nam, thì trò chơi dân gian thực sự là một hình thức giáo dục trẻ có hiệu quả, nó gần gũi với nhân dân ta từ xa xưa, nhưng tiếc rằng nó đã dần dần bị mai một Trong thực tế, ngày nay bản sắc truyền thống của dân tộc ta dần không còn nữa, vì vậy tôi đã tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ để trẻ được chơi và lấy lại nền văn hoá cho dân tộc mình Muốn tổ chức tốt một trò chơi dân gian cho trẻ thông qua các hoạt động phát triển thể chất thì ngoài việc nắm vững kỹ năng tổ chức, hướng dẫn trẻ đúng phương pháp chơi mà còn phải chọn được những trò chơi sao cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ

Năm học 2018 - 2019 là năm học đầu tiên trường mầm non 10-10 cũng như các trường mầm non trong Quận Hoàng Mai thực hiện đánh giá trẻ theo Mục tiêu giáo dục, mà trong 107 Mục tiêu đánh giá sự phát triển của trẻ 5 tuổi đã đưa ra một số mục tiêu để đánh giá trẻ trong lĩnh vực phát triển thể chất từ mục tiêu số 01 Mục tiêu 07,cô giáo Phan Thị Ngọc Bích nhận thấy trong 107 mục tiêu đánh giá trẻ 5 tuổi có một số mục tiêu phù hợp với trẻ, nhưng một số mục tiêu thì quá cao so với trẻ lớp tôi Với mong muốn là trẻ có thể đạt được các mục tiêu theo đúng các mục tiêu đã đưa ra, đồng thời tôi cũng đã nhìn thấy mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của các trò chơi dân gian trong qua trình phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi trong lớp tôi Vì vậy cô đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua trò chơi dân gian ở trường mầm non" nhằm phát triển thể chất cho trẻ đạt được theo đúng 107 mục tiêu đánh giá trẻ 5 tuổi

II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 Cơ sở lý luận:

Các hoạt động thể chất có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển thể chất của trẻ 5-6 tuổi Như chúng ta đã biết trò chơi là một phương tiện giáo dục mà thông qua

Trang 3

đó cô giáo có tác động đến tất cả mọi mặt cá nhân trẻ: Đến ý thức, tình cảm, ý chí, hành vi của trẻ và sử dụng trò chơi nhằm mục đích phát triển trí tuệ, đạo đức, thẩm

mỹ và thể lực cho trẻ Trẻ cần được tập luyện phát triển các kỹ năng nhằm giúp trẻ có thể điều khiển được mọi hoạt động của bản thân và hoàn thành các nhiệm vụ được giao Trò chơi vận động ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện và bảo vệ sức khỏe cho cơ thể bé Sự hoạt động tích cực vận động của trẻ trong quá trình chơi kích thích trạng thái hoạt động cơ thể, đẩy mạnh tất cả các chức năng quan trọng và phản ứng trao đổi chất Sự hoạt động muôn hình muôn vẻ của trò chơi đòi hỏi sự tham gia của tất cả các nhóm cơ trên cơ thể cũng như các giác quan Việc tư duy và sự vận động trong trò chơi sẽ làm cho tất cả các vùng vận động của vỏ đại não hoạt động tích cực hơn Bởi vậy trò chơi tác động đến toàn bộ cơ thể trẻ làm cho chức năng liên hệ lẫn nhau của các cơ quan, các hệ thống mà trước tiên là hệ thần kinh hoạt động tích cực nâng cao mức độ, hoạt động tâm lý trẻ

Đối với trẻ 5-6 tuổi mức độ tập trung của trẻ còn hạn chế, mà trò chơi vận động lại góp phần vào việc giáo dục trí tuệ, trong trò chơi vận động có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sự tập trung chú ý, óc tưởng tượng, trí nhớ, sự nhanh trí tích cực của trẻ Mà trò chơi dân gian lại dễ chơi, số lượng người chơi không cố định có thể 2-3 người, có thể một tốp người, nhóm người hoặc cả lớp chơi Thời gian cũng không bắt buộc, có thể tuỳ thuộc vào hứng thú của trẻ, thích thì chơi, không thích thì thôi Địa điểm chơi cũng rất thoải mái, có thể chơi trong lớp, chơi ngoài sân, ngoài ra còn rất thuận tiện cho trẻ là khi về nhà trẻ cũng có thể chơi

Vì vậy việc cho trẻ phát triển thể chất thông qua các trò chơi dân gian là rất hợp với tâm sinh lý của trẻ 5-6 tuổi Trò chơi dân gian rất dễ chơi, tạo hứng thú cho trẻ, trẻ có thể hiểu được mục đích yêu cầu của trò chơi, việc phát triển thể chất cho trẻ thông qua các trò chơi dân gian góp phần hoàn thiện các vận động của trẻ, phát triển các kỹ năng vận động, góp phần tăng cường sức khoẻ, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện hơn

2 Cơ sở thực tiễn:

a Đặc điểm chung:

Trang 4

Trường Mầm non nơi tôi đang công tác là một ngôi trường có bề dày thành tích về mọi mặt trong nhiều năm qua Trường ở vị trí trung tâm, khu dân cư và gần nhau rất thuận lợi cho việc chăm sóc giáo dục trẻ, thuận tiện cho phụ huynh đưa con đến trường

Với trình độ Đại Học, cô Bích được phân công phụ trách lớp mẫu giáo lớn A2 cùng 2 cô có trình độ Đại học

Tổng số cháu đầu năm là 52 cháu, có nhiều trẻ là con em của các hộ gia đình ở các nơi khác đến tạm trú làm ăn

b Thuận lợi

Ban giám hiệu có trình độ chuyên môn, quản lý tốt, luôn quan tâm sát sao, chỉ đạo giúp đỡ về mọi mặt để giáo viên thực hiện tốt công việc chăm sóc giáo dục trẻ Nhất

là các tài liệu hướng dẫn

Nhà trường có đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động phát triển thể chất như:

Có khu vận động rộng rãi đầy đủ đồ dùng vận động, phòng chức năng, lớp rộng, Trình độ giáo viên đứng lớp đạt trên chuẩn, có trình độ chuyên môn vững vàng

Tạo các góc mở cho trẻ hoạt động ở trong lớp, có rất nhiều các trò chơi dân gian ở các góc giúp trẻ hứng thú

c Khó khăn

Số trẻ trong lớp phát triển thể lực không đồng đều nên việc chăm sóc giáo dục trẻ còn hạn chế rất nhiều

Giáo viên chưa tổ chức nhiều các trò chơi dân gian, chưa sáng tạo được nhiều lời

ca để thu hút trẻ khi hoạt động

Phụ huynh còn chịu nhiều áp lực về công việc nên chưa thực sự quan tâm đến trẻ nhiều

3 Các biện pháp

a Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch thực hiện

Trang 5

Việc xây dựng kế hoạch thực hiện theo từng tháng trong năm học là rất cần thiết đối với giáo viên, nó giúp cho giáo viên thực hiện một cách có hệ thống và khoa học

Kế hoạch mà tôi đưa ra phải phù hợp với nội dung chương trình, theo từng tháng và từng chủ đề chính trong tháng

Với các chủ đề khác nhau, cô giáo đã lên kế hoạch hoạt động, sau đó tôi lựa chọn các trò chơi dân gian sao cho phù hợp với chủ đề của từng tháng, phù hợp với lứa tuổi của trẻ và tuỳ thuộc vào thời điểm để thực hiện, sau đó tôi soạn giáo án cho từng hoạt động, để các giờ hoạt động đạt kết quả cao hơn tôi đã chuẩn bị đồ dùng, rèn thói quen và kỹ năng cho trẻ tự thay trang phục để phục vụ cho các hoạt động được tốt hơn

Để đánh giá trẻ theo 107 mục tiêu đánh giá trẻ 5 tuổi thì cô Bích có lựa chọn một

số mục tiêu phù hợp để đưa vào trong kế hoạch giáo dục trẻ, trong các giờ hoạt động

có chủ đích tôi đã lựa chọn một số trò chơi dân gian vào trong các hoạt động nhằm bổ trợ cho các vận động tinh của trẻ, nhằm rèn luyện kỹ năng cho trẻ Tôi lên kế hoạch thực hiện các tháng cụ thể như sau:

* Tháng 9: Trường mầm non

Tuần 2: VĐCB: Đi bằng mép ngoài bàn chân, đi khuỵu gối

TC: Tung bóng

* Tháng 10: Bé với gia đình của bé

Tuần 2: VĐCB: Ném xa bằng một tay

TC: Ai nhanh hơn

Tuần 4: VĐCB: Bật liên tục vào vòng

TC: Ném bóng vào rổ

* Tháng 11: Nghề nghiệp

Tuần 2: VĐCB: Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát

TC: Truyền bóng

Trang 6

Tuần 4: VĐCB: Bò thấp chui qua cổng

TC: Mèo đuổi chuột

* Tháng 12: Thế giới động vật

Tuần 2: VĐCB: Bật xa 40 à50 cm

Ném xa bằng một tay

Tuần 4: VĐCB: Trèo lên xuống 7 gióng thang TC: Tung bóng

* Tháng 1: Thế giới thực vật

Tuần 2: VĐCB: Ném trúng đích bằng hai tay TC: Chạy tiếp sức

Tuần 4: VĐCB: Bò zich zac qua 7 điểm

TC: Kéo co

* Tháng 2: Tết và mùa xuân

Tuần 2: VĐCB: Bật qua 4-5 vòng

Lăn bóng 4m

Tuần 4: VĐCB: Ném trúng đích thẳng đứng TC: Cáo và thỏ

* Tháng 3: Phương tiện giao thông

Tuần 2: VĐCB: Bật tách khép chân qua 7 ô TC: Đập và bắt bóng

Tuần 4: VĐCB: Chuyền bóng qua đầu qua chân TC: Mèo đuổi chuột

* Tháng 4: Nước và hiện tượng thiên nhiên

Trang 7

Tuần 2: VĐCB: Bật qua vật cản – Bò chui qua ống dài

TC: Truyền bóng qua đầu

Tuần 4: VĐCB: Bò cao zic zăc qua 5 hộp cách nhau 1,5m

TC: Chuyền bóng

* Tháng 5: Quê hương – Thủ đô Hà Nội - Bác Hồ

Tuần 2: VĐCB: Ném xa bằng hai tay

TC: Nhảy lò cò ( 5m)

Kết quả: Khi đã lên kế hoạch hoạt động các chủ đề song, việc thực hiện các đề tài

sẽ dễ dàng hơn, tuy nhiên để hiệu quả của hoạt động được cao hơn thì đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt trong quá trình thực hiện, ngoài ra còn phải tuỳ thuộc vào khả năng tập luyện và sự hứng thú của trẻ, nếu khả năng thực hiện của trẻ chưa đạt kết quả cao tôi có thể cho trẻ thực hiện lại vận động vào các hoạt động ngoài trời, hoạt động góc hay hoạt động chiều

b Biện pháp 2: Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian vào trong hoạt động phát triển thể chất

Trong các giờ hoạt động có chủ đích giáo viên đã cố gắng để đưa các trò chơi dân gian vào một cách nhẹ nhàng mà trẻ không biết rằng mình đang tập các bài vận động, bên cạnh đó tôi còn tạo thói quen và kỹ năng cho trẻ để trẻ được thay trang phục khi đến các giờ hoạt động

* Các trò chơi dân gian không sử dụng các loại dụng cụ hay một loại đồ vật.

Trong kho tàng các trò chơi dân gian có nhiều các trò chơi rất phổ biến, các trò chơi này không cần sử dụng bất kỳ loại dụng cụ hay đồ vật gì mà trẻ có thể chơi được,trẻ rất hứng thú khi chơi như trò chơi: Chi chi chành chành, Lộn cầu vồng, Dung dăng dung dẻ, Nu na nu nống, Bịt mắt bắt dê, Rồng rắn lên mây, Trồng nụ trồng hoa Các trò chơi này giúp cho các vận động của hai bàn tay và chân của trẻ được nhịp nhàng hơn, các vận động đi, chạy được củng cố rất nhiều Khi thực hiện đánh giá trẻ theo mục tiêu 02 ( Không làm rơi vật đang đội trên đầu khi đi trên ghế

Trang 8

thể dục ) tôi đã lựa chọn trò chơi "Rồng rắn lên mây" để bổ trợ phát triển vận động tinh cho trẻ, lần đầu cho trẻ thực hiện tôi thấy trẻ còn lúng túng, sau khi đưa trò chơi vào tôi thấy trẻ có kỹ năng hơn nên tôi đã đưa trò chơi vào trong hoạt động với luật chơi và cách chơi như sau:

Cách chơi: Số trẻ chơi 8 -10 trẻ Một cô sẽ làm thầy thuốc đứng họăc ngồi một chỗ Các cháu khác túm đuôi áo nhau đi theo một cô thành “rồng rắn” vừa đi theo cô vừa hát:

Rồng rắn lên mây

Có cây xúc xắc

Có nhà khiển binh

Hỏi thăm thầy thuốc

Có nhà hay không?

Cô và trẻ dừng lại ở câu này đứng trước thầy thuốc rồi cùng nhau đối thoại

- Có, mẹ con rồng rắn đi đâu?

+ Rồng rắn đi lấy thuốc cho con

- Con lên mấy?

+ Con lên 1à

- Thuốc ngon vậy, xin khúc đầu

+ Cùng xương cùng xẩu

- Xin khúc giữa

+ Cùng máu cùng me

- Xin khúc đuôi

+ Tha hồ mà đuổi

Trang 9

Nghe thấy mẹ con rồng rắn trả lời như vậy “Thầy thuốc” đuổi bắt mẹ con “rồng rắn”.

Cô đứng đầu hàng giả làm mẹ phải cản tay thầy thuốc để thầy thuốc không bắt được các con mình, còn “ Thầy thuốc dùng mọi cách để bắt mẹ con “rồng rắn” Nếu thầy thuốc bắt được được “rồng rắn” bị đứt đuôi hoặc đứt khúc giữa thì mẹ con rồng rắn thua

Đây là một trò chơi trẻ rất hứng thú, sự di chuyển của trò chơi giúp trẻ vận động chạy nhanh nhẹn, hoạt bát hơn

* Các trò chơi dân gian có sử dụng các loại dụng cụ hay một loại đồ vật

Trò chơi dân gian là một loại trò chơi thu hút được rất nhiều trẻ khi hoạt động Tuy nhiên có nhiều loại trò chơi khác nhau, có loại không sử dụng dụng cụ, có loại cần nhiều dụng cụ, có loại chỉ cần một dụng cụ hay đồ vật khi hoạt động như trò chơi:

“Kéo co”, cướp cờ, bịt mắt đánh trống, ném còn, gánh nước, nhảy dây Khi chơi các trò chơi này trẻ được chơi theo tập thể, theo đồng đội, hay theo lượt chơi của mình, hết lượt mình thì đến lượt bạn, cứ như vậy quay vòng

Với trò chơi: “Kéo co”

Chuẩn bị: Một dây thừng dài khoảng 8 – 10m, chắc, khoẻ, số lượng trẻ chơi không bắt buộc mỗi đội khoảng (6 – 8 trẻ hoặc 10 – 12 trẻ), số lượng trẻ giữa 2 đội phải bằng nhau, có 1 vạch ngăn cách giữa 2 đội, ngoài ra mỗi bên phải có một vạch đích

để quan sát xem đội nào phạm luật chạm vạch trước, trên dây phải buộc một dây đỏ

để ngăn cách

Tổ chức cho trẻ chơi: Cô giới thiệu cách chơi cho trẻ biết, 2 đội đứng cách vạch đích khoảng 1m Khi có hiệu lệnh 2 đội phải dùng sức của mình kéo dây lại về phía của đội mình, đội nào kéo được dây qua vạch ở phía đội mình trước thì đội đó thắng cuộc

* Các trò chơi dân gian cần nhiều loại đồ dùng đồ chơi

Các trò chơi mà cần nhiều loại đồ dùng, dụng cụ này, khi chơi trẻ có đồ chơi riêng của mình mà không phải tranh dành với bạn, bên cạnh đó nó lại giúp trẻ được tự do

Trang 10

tuỳ theo ý muốn của mình, phải tổ chức cho trẻ chơi theo nhóm 2- 4 trẻ chơi Như trò chơi “Cắp của bỏ giỏ”, “Ô ăn quan”, “Chọi gà”

Trò chơi : “Cắp cua bỏ giỏ”

Cách chơi: Trẻ chơi theo từng nhóm của mình từ 2 -4 trẻ Mỗi trẻ 20 viên sỏi hay các loại hột hạt khác nhau Bắt đầu trẻ sẽ chọn ra người chơi trước Ai được chơi trước thì cầm tất cả số sỏi đó rồi tung lên, sau đó úp 2 bàn tay vào nhau, các ngón tay đan vào nhau, 2 ngón tay trỏ duỗi ra làm “càng cua”, cắp từng viên sỏi để vào giữa 2 lòng bàn tay của mình, nếu đầy có thể để ra ngoài Khi gắp sỏi không được chạm vào vào viên sỏi bên cạnh, nếu bị chạm coi như mắt lượt., đến lượt bạn khác đi Cứ như vậy lần lượt đến từng trẻ Cô sẽ kiểm trẻ số cua của từng trẻ ai gắp được nhiều hơn thì bạn đó thắng cuộc

Tuy nhiên vào thời gian đầu năm khi cho trẻ chơi trò chơi này tôi chỉ giúp trẻ có được

sự khéo léo bằng cách chỉ cho trẻ đan tay vào nhau cho đúng, khi trẻ đã biết cách đan tay rồi tôi cho trẻ làm cách cắp cua, để giúp cho đôi bàn tay của trẻ được khéo léo hơn, như vậy các hoạt động khác sẽ dễ dàng hơn

Kết quả: Qua một vài trò chơi này ta thấy các trò chơi dân gian này giúp trẻ phát

triển tư duy, trí nhớ một cách sâu sắc hơn, nhất là trò chơi vận động sẽ giúp cho các hoạt động phát triển thể chất mang lại sự thoải mái, tự tin và tinh thần đoàn kết cho trẻ, tính tập thể được thiết lập và điều quan trọng hơn là các vận động của trẻ được chuyển thành các kỹ năng vận động

c Biện pháp 3: Tổ chức cho trẻ chơi ở mọi lúc, mọi nơi

Việc cho trẻ chơi ở mọi lúc mọi nơi là rất tốt đối với trẻ, nó có thể giúp trẻ nhớ lâu hơn, vì ở lứa tuổi này trẻ mau nhớ những cũng mau quên, vì vậy phải cho trẻ chơi thường xuyên thì mới hình thành được kỹ năng cho trẻ Trong các giờ hoạt động tôi

đã đưa các trò chơi dân gian vào để tạo không khí cho trẻ hoạt động

* Hoạt động có chủ đích.

Với chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay thì việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ vào trong các hoạt động là rất cần thiết, trẻ được chơi ở mọi lúc mọi nơi

Ngày đăng: 26/02/2020, 09:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w