1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi dân gian tại trường mầm non Tiền Phong, Mê Linh, Hà Nội

67 557 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 612,01 KB

Nội dung

Do vậy, là một giáo viên mầm non tương lai, tôi đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua trò chơi dân gian... TS Nguyễn Ánh Tuyết trong tác phẩm

Trang 1

KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

========

NGUYỄN THU TRANG

PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI

THÔNG QUA TRÒ CHƠI DÂN GIAN TẠI TRƯỜNG MẦM NON TIỀN PHONG,

MÊ LINH, HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Phương pháp phát triển ngôn ngữ

HÀ NỘI, 2016

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường Đại học Sư phạm

Hà Nội 2, các thầy cô khoa giáo dục mầm non đã giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường và tạo điều kiện cho em được làm khóa luận tốt nghiệp

Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo Vũ Thị Tuyết đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em để em có thể hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất

Trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nên

em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn

Em xin chân thành cảm ơn!

Nguyễn Thu Trang

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi dân gian tại trường mầm non Tiền Phong” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, những số liệu và kết quả trong khóa luận là hoàn toàn trung thực Đề tài chưa được công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào khác

Hà Nội, ngày…tháng…năm…

Sinh viên

Nguyễn Thu Trang

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 3

3 Mục đích nghiên cứu 5

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

5 Đối tượng nghiên cứu 5

6 Phạm vi nghiên cứu 6

7 Phương pháp nghiên cứu 6

NỘI DUNG 7

Chương 1 Cơ sở lý luận 7

1.1 Khái niệm chung về ngôn ngữ, phát triển ngôn ngữ 7

1.1.1 Khái niệm ngôn ngữ 7

1.1.2 Phát triển ngôn ngữ 9

1.2 Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ 5-6 tuổi 10

1.3 Vai trò của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi 14

1.3.1 Vai trò của ngôn ngữ trong việc phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo lớn 14

1.4 Khái lược về các trò chơi được sử dụng trong trường mầm non 16

1.4.1 Khái quát về các trò chơi được sử dụng trong trường mầm non 16

1.4.2 Trò chơi dân gian 21

Chương 2 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi dân gian 33

2.1 Vai trò của trò chơi dân gian trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi 33

2.2 Tổ chức phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi dân gian 35 2.2.1 Khảo sát đề xuất hoạt động 35

KẾT LUẬN 60

Trang 5

DANH MỤC VIẾT TẮT

NXB: Nhà xuất bản PGS TS: Phó giáo sư Tiến sĩ

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Trong những giai đoạn trước, việc giáo dục mầm non ở đất nước ta chưa thực sự được xã hội quan tâm, chú trọng Trẻ em hầu hết được chăm sóc về mặt thể chất, việc trẻ đi mẫu giáo trong quan niệm của người lớn chỉ dừng lại ở mức “gửi trẻ” để các bậc cha mẹ có thời gian lo toan cuộc sống thường nhật Nhưng đối với

xã hội hiện nay, giáo dục trong đó giáo dục mầm non là một trong những nhiệm vụ được đưa lên hàng đầu, bởi trường mầm non là nền móng, là mắt xích đầu tiên của

hệ thống giáo dục quốc dân Nói cách khác, muốn xây một ngôi nhà bền vững cần

có một móng nhà chắc chắn – muốn có một con người tài đức cần chuẩn bị nền tảng vững vàng

Nhiệm vụ giáo dục cho trẻ mầm non hướng đến sự phát triển toàn diện trên các khía cạnh: đức, trí, thể, mĩ Trong đó, ngôn ngữ là một trong những công cụ thiết yếu và quan trọng nhất để trẻ phát triển toàn diện thông qua hoạt động giao tiếp, học tập, vui chơi Ngôn ngữ giữ vai trò quyết định sự phát triển tâm lí của trẻ

em, là phương tiện để giáo dục trẻ bao gồm sự phát triển về đạo đức, nhận thức, tư duy, các chuẩn mực hành vi văn hóa

Vào tuổi mẫu giáo, các hình thức hoạt động của trẻ khá phong phú như: học tập, vui chơi, lao động… nhưng hoạt động vui chơi được coi là hoạt động chủ đạo

Lí do không phải vì ngẫu nhiên hay vì trẻ dành nhiều thời gian để vui chơi mà chính

vì các trò chơi đã gây ra những biến đổi về chất, chi phối toàn bộ tâm lí trẻ Điều đó khiến tuổi thơ của trẻ mang nhiều nét đặc trưng riêng ở từng cá nhân, từng lứa tuổi, mang nhiều màu sắc độc đáo và theo trẻ suốt cuộc đời sau này

Hệ thống trò chơi trong trường mầm non khá đa dạng, được sử dụng đan xen trong các hoạt động học tập, vui chơi, hoạt động ngoài giờ lên lớp, trải nghiệm sáng tạo, hoạt động giáo dục kĩ năng mềm,… Có thể kể đến một số loại hình trò chơi tiêu biểu như: trò chơi vận động, trò chơi đóng vai theo chủ đề, trò chơi học tập… Hiện

Trang 7

nay phổ biến trò chơi tích hợp các loại hình với nhau khiến trò chơi lôi cuốn, trẻ được hoạt động tích cực hơn

Trò chơi và tuổi thơ là hai người bạn gắn bó thân thiết Trong lịch sử mỗi dân tộc đều có một kho tàng lớn trò chơi dành cho trẻ em được tích lũy và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Trò chơi dân gian là một trong những loại hình văn hóa kết tinh tinh hoa của dân tộc ta từ truyền thống Âu Lạc với nền văn minh lúa nước lâu đời Mỗi một trò chơi đều mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, không phải những thứ cầu kì cao sang, mà dân dã, dung dị, chân chất nhưng hết sức đáng trân trọng đúng như tính cách vốn có của người dân Việt Nam từ xưa đến nay Trò chơi dân gian khá phổ biến được các em nhỏ yêu thích vì mang lại nhiều điều bổ ích, thỏa mãn tâm lí vui chơi Đúng như PGS TS Nguyễn Văn Huy đã nói: “ Trò chơi dân gian nó chứa đựng cả nền văn hóa dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc Những tâm hồn được chắp thêm đôi cánh, giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo những cái mới và cho trẻ sự khéo léo Không chỉ có vậy mà trẻ còn hiểu thêm về tình bạn, tình yêu gia đình, tình yêu quê hương đất nước”

Thông qua trò chơi dân gian , trẻ được tự do hoạt động, vừa học vừa chơi Ngoài việc học về văn hóa – lịch sử dân tộc, khám phá thế giới tự nhiên, thế giới xã hội của người lớn… trẻ còn được rèn luyện phát triển ngôn ngữ Khi chơi, trẻ vừa được chơi, vừa được đọc, vừa được hát những bài vè, đồng dao, câu đố… vừa được rèn luyện ngôn ngữ

5 – 6 tuổi là giai đoạn quan trọng trong sự hình thành nhân cách, trong sự phát triển ngôn ngữ đối với trẻ Việc phát triển ngôn ngữ trong giai đoạn này có thể thực hiện qua nhiều đường kênh khác nhau Và phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua trò chơi dân gian là một đường kênh Hình thức này đem lại cho trẻ sự hào hứng khi tham gia, việc rèn luyện phát triển ngôn ngữ cũng trở nên dễ dàng hơn

Do vậy, là một giáo viên mầm non tương lai, tôi đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua trò chơi dân gian Vì thế

Trang 8

chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “ Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi thông

qua trò chơi dân gian tại trường mầm non Tiền Phong, Mê Linh, Hà Nội”

2 Lịch sử vấn đề

Từ xa xưa, trò chơi là hình thức giải trí không thể thiếu trong đời sống con người, nó mô tả lại đời sống tự nhiên, xã hội, mô tả lại những hoạt động, công việc của con người và nó được truyền từ đời này qua đời khác, trở thành nét văn hóa, giá trị văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia Trò chơi thỏa mãn được nhu cầu của cá nhân, tập thể thậm chí cộng đồng người Chúng ta không thể phủ nhận giá trị mà trò chơi đem lại trong đời sống Trong hoạt động học tập trò chơi có tác dụng phát triển trí tuệ như rèn trí thông minh, óc sáng tạo, phát triển phản xạ nhanh nhẹn, hoạt bát, góp phần tăng thêm sự đoàn kết, tương thân, tương ái, ngoài ra nó còn là phương tiện dạy học rất hiệu quả mà lại ít tốn kém Thực tế cho thấy hoạt động vui chơi nói chung, trò chơi dân gian nói riêng từ lâu đã cuốn hút sự quan tâm của các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như sinh học, tâm lý học, xã hội học, giáo dục học… Nhưng đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX các nhà khoa học mới nghiên cứu hoạt động này một cách sâu sắc Vấn đề lý luận và phương pháp tổ chức trò chơi nói chung và trò chơi dân gian nói riêng được các nhà sư phạm thế giới và Việt Nam quan tâm, bởi lẽ họ thấy được ý nghĩa đích thực của trò chơi trong việc giáo dục và dạy học cho trẻ

Trên Thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ như:

Winhem Preyer với Trí óc của trẻ em: Một tác phẩm miêu tả chi tiết về sự

phát triển ngôn ngữ của trẻ em phát triển về vận động, hình thành ngôn ngữ và trí nhớ cụ thể thông qua cậu bé Alex

A N Xookolop với Lời nói bên trong và tư duy: Tác giả nghiên cứu những

vấn đề lí luận về ngôn ngữ và tư duy của trẻ em

Ở Việt Nam tiêu biểu là tác giả Nguyễn Xuân Khoa với Phát triển ngôn ngữ

cho trẻ mầm non dưới 6 tuổi đã đưa ra các phương pháp cụ thể giúp trẻ phát triển

Trang 9

ngôn ngữ, vốn từ của mình PGS TS Nguyễn Ánh Tuyết trong tác phẩm Trò chơi

của trẻ em đã giới thiệu về khái niệm chơi, đồ chơi và vai trò của đồ chơi, sự phân

loại các trò chơi và tác dụng giáo dục của trò chơi đối với sự phát triển toàn diện của trẻ lứa tuổi mẫu giáo; tập trung nghiên cứu khai thác trò chơi với tư cách là một phương pháp, phương tiện phát triển trí tuệ cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo

Bên cạnh những thành tựu trên đã có nhiều công trình đi sâu nghiên cứu về

sự phát triển trí tuệ như các công trình của Nguyễn Kế Hào nghiên cứu về sự phát triển trí tuệ của trẻ em trước tuổi học, Phạm Hoàng Gia về trí thông minh Tác giả Nguyễn Thuý Loan, Đặng Diệu Trang, Nguyễn Huy, Trần Hoàn sưu tập và biên

soạn Đồng dao và trò chơi trẻ em người Việt, Bộ với khúc đồng dao của NXB Giáo

dục Chính nội dung của những bài đồng dao đã góp phần phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ về môi trường xung quanh và phát triển óc sáng tạo đặc biệt nó làm tăng tính hấp dẫn của trò chơi dân gian với trẻ

Trò chơi dân gian rất phong phú, đa dạng và có ý nghĩa sâu sắc trong việc giáo dục trẻ Vì vậy, nó được các nhà tâm lý, giáo dục quan tâm nghiên cứu tiêu biểu như: PGS TS Nguyễn Ánh Tuyết, Trương Kim Oanh, Đào Thu Trang, Huy Hà… Họ đã đề cập đến lý luận và phương pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo Các tác giả đã sưu tầm và giới thiệu được một số tài liệu tham khảo về trò

chơi như: Hướng dẫn trẻ chơi như thế nào, Trò chơi của trẻ em, Trò chơi dân gian

cho trẻ em dưới 6 tuổi, đặc biệt là đã sưu tầm và lựa chọn được những trò chơi dân

gian mang tính trí tuệ như trò chơi ô ăn quan, chơi chuyền, chơi cờ, chơi tang…

Đây là những tài liệu giúp giáo viên mầm non thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ trong trường mầm non, nhất là những nơi không đủ điều kiện tổ chức các loại trò chơi cho trẻ mẫu giáo

Để trò chơi dân gian trở thành một trong những phương tiện giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ mầm non, trong những năm gần đây có một số tác giả đi sâu nghiên cứu biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo như: Thạc sĩ

Huỳnh Kim Vui với Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo

Trang 10

bé nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất cho trẻ; Thạc sĩ Đặng Thị Sáu với Một số biện pháp gây hứng thú đối với trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo lớn…

Điểm qua các công trình nghiên cứu trên cho thấy, từ trước đến nay trò chơi nói chung, trò chơi dân gian nói riêng được sử dụng nhiều trong các trường mầm non Việt Nam và được coi là một bộ phận quan trọng trong chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non Nhưng trên thực tế giáo viên chưa khai thác hết tiềm năng của các loại trò chơi, đặc biệt là trò chơi nhằm mục đích phát triển trí tuệ, ngôn ngữ cho trẻ

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xây dựng cơ sở lý luận của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi

- Xây dựng cơ sở lý luận của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi dân gian

- Thực trạng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi dân gian

- Đề xuất cách tổ chức một số trò chơi dân gian

5 Đối tƣợng nghiên cứu

Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua trò chơi dân gian Nghiên cứu sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua các trò chơi dân gian ở trường mầm non Tiền Phong, Mê Linh, Hà Nội

Trang 11

6 Phạm vi nghiên cứu

Trẻ mầm non 5 – 6 tuổi trường mầm non Tiền Phong, Mê Linh, Hà Nội

7 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phương pháp xử lí thông tin

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp điều tra

Trang 12

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ Sở LÝ LUậN 1.1 Khái niệm chung về ngôn ngữ, phát triển ngôn ngữ

1.1.1 Khái niệm ngôn ngữ

V Lênin đã khẳng định rằng: “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người” Ngôn ngữ là một hệ thống các ký hiệu có cấu trúc, quy tắc và ý nghĩa Đồng thời, ngôn ngữ cũng là phương tiện để phát

triển tư duy, truyền đạt và tiếp nhận những nét đẹp của truyền thống văn hóa lịch sử

từ thế hệ này sang thế hệ khác Cũng có khái niệm khác về ngôn ngữ, theo E L Tikhêeva – Nhà giáo dục học Liên xô cũ đã khẳng định rằng: “Ngôn ngữ là công cụ

để tư duy, là chìa khóa để nhận thức, là vũ khí để chiếm lĩnh kho tàng kiến thức của dân tộc, của nhân loại Do ngôn ngữ giữ vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người…”

Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội, là hệ thống tín hiệu đặc biệt, là phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất của con người Ngôn ngữ là phương tiện để

tư duy

1.1.2 Bản chất và chức năng của ngôn ngữ

a Bản chất của ngôn ngữ

* Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội

Con người khác với con vật ở chỗ là con người có ngôn ngữ Ngôn ngữ của con người không phải là một hiện tượng tự nhiên, cũng không phải là sự phản xạ có tính bản năng như phản xạ có điều kiện ở một số sinh vật Nó cũng không phải là hiện tượng có tính cá nhân, Tuy rằng ngôn ngữ có liên quan tới mỗi cá nhân con người, nhưng lại không lệ thuộc vào cá nhân con người Ngôn ngữ là sản phẩm của tập thể, nó tồn tại và phát triển với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người

Ngôn ngữ chỉ sinh ra trong xã hội do ý muốn và nhu cầu của con người phải giao tiếp với nhau trong quá trình sống, lao động, sinh hoạt, tồn tại và phát triển

Trang 13

Ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội tuy nhiên không mang tính di truyền, tự có Con người hình thành ngôn ngữ là nhờ có sự học tập, tiếp thu từ những người xung quanh, trong cộng đồng Nhất là ở trẻ em, để có ngôn ngữ nhất định trẻ phải trải qua một quá trình học tập và rèn luyện lâu dài

Sự đa dạng của ngôn ngữ thể hiện ở việc mỗi quốc gia, mỗi dân tộc lại có một ngôn ngữ riêng, trong đó lại chia nhỏ ở các cộng đồng người nhỏ hơn (gọi là tiếng địa phương) Trong quá trình phát triển, ngôn ngữ luôn tiếp thu những yếu tố mới để hoàn thiện thêm và phong phú hơn

Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác, ngôn ngữ thể hiện ý thức xã hội, sự tồn tại và phát triển của ngôn ngữ gắn liền với sự tôn tại và phát triển của xã hội Do vậy ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt, không thuộc hạ tầng, không thuộc thượng tầng,cũng không phải là công cụ sản xuất Đặc thù riêng biệt của ngôn ngữ giúp ngôn ngữ phân biệt với các hiện tượng xã hội khác đó là ngôn ngữ phuỵc vụ xã hội, làm phương tiện giao tiếp giữa con người với con người

b Chức năng của ngôn ngữ

* Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu đặc biệt, là phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất của con người

Theo các nhà ngôn ngữ học thì ngôn ngữ là một hệ thống bao gồm các bộ phận: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách ngôn ngữ Các đơn vị của ngôn ngữ là: âm vị, hình vị, từ, câu, đoạn văn, văn bản Từ đó, ngôn ngữ hình thành nên cấu trúc riêng, có các quy tắc ý và ý nghĩa riêng được sử dụng trong giao tiếp Các kí hiệu có thể được kết hợp, được tổ chức để truyền đạt một khối lượng thông điệp vô cùng đa dạng và phức tap Vì là một hệ thống tín hiệu đặc biệt nên ngôn ngữ có phạm vi sử dụng vô cùng to lớn, luôn luôn có tính sang tạo Các nhà tâm lí học cho rằng: “ Ngôn ngữ là quá trình con người sử dụng trực tiếp tiếng nói để giao tiếp với người khác” Ngoài ngôn ngữ ra, con người còn có các phương tiện giao tiếp khác như cử chỉ, điệu bộ, các loại dấu hiệu, kí hiệu khác nhau (kí hiệu toán học, tín hiệu

Trang 14

giao thông…), những kết hợp âm thanh của âm nhạc, sự pha trộn đường nét và màu sắc của hội họa,… nhưng ngôn ngữ vẫn là phương tiện trọng yếu nhất

Trong quá trình sống của mình, con người dùng ngôn ngữ với tư cách là một công cụ để giao tiếp và tư duy, từ đó xác lập mối quan hệ với thế giới xung quanh, với cộng đồng để nhận thức và cải tạo trở lại Hai chức năng này của ngôn ngữ được thể hiện không tách rời nhau, trong một số trường hợp nhất định chúng xuất hiện cùng nhau bổ sung hỗ trợ cho nhau

* Ngôn ngữ là phương tiện để tư duy

Chức năng giao tiếp của ngôn ngữ gắn liền với chức năng thể hiện tư duy của

nó bởi vì việc giao tiếp bằng ngôn ngữ có thể giúp ta trao đổi tư tưởng tình cảm với nhau Do đó chúng ta có sự hiểu biết lẫn nhau, cùng nhau tổ chức công việc chung trên mọi lĩnh vực hoạt động nếu bản thân ngôn ngữ đó tích trữ kinh nghiệm, tư tưởng, tình cảm của con người Chức năng này thể hiện tư duy của ngôn ngữ ở hai khía cạnh:

+ Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng Không có từ ngữ, không có câu nói, câu văn nào biểu hiện được khái niệm hay tư tưởng của người nói, ngươi viết Ngược lại, không có ý nghĩ tư tưởng nào không tồn tại dưới dạng ngôn ngữ Ngôn ngữ là biểu hiện thực tế của tư tưởng

+ Ngôn ngữ trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành tư tưởng Mọi ý nghĩ,

tư tưởng chỉ trở nên rõ rang khi được biểu hiện bằng ngôn ngữ Không có ngôn ngữ thì không có tư duy Không có tư duy thì ngôn ngữ chỉ là những âm thanh trống rỗng, vô nghĩa, thực chất là không có ngôn ngữ

1.1.3 Phát triển ngôn ngữ

Khái niệm phát triển: Theo từ điển tiếng việt thì phát triển là sự mở mang, từ

bé thành lớn, từ yếu thành mạnh Phát triển cũng có thể được hiểu là diễn biến khi

nó đứng trong chiều hướng tang từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp

Trang 15

Ngôn ngữ bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách ngôn ngữ Vì thế phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo là việc mở rộng vốn từ, khả năng đặt câu, giúp trẻ nghe hiểu lời nói của loài người và có thể sử dụng hệ thống kí hiệu từ ngữ thành thạo, từ đó trẻ nhận thức được về xã hội loài người

1.2 Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ 5 – 6 tuổi

Giai đoạn 5 – 6 tuổi là giai đoạn mà trẻ rất nhạy cảm với sự hình thành ngôn ngữ Đây là bước ngoặt quan trọng nhất cần có những biện pháp tác động đúng lúc

và kịp thời vì mọi sự chậm trễ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ Muốn đưa ra được hướng phát triển phù hợp, nhà giáo dục cần nắm rõ đặc điểm ngôn ngữ của trẻ ở giai đoạn này

Về vốn từ:

Vốn từ của trẻ mẫu giáo lớn tăng lên đáng kể Trẻ nắm được khoảng 3000 –

4000 từ vào cuối tuổi lên 5 Trong đó trẻ thường xuyên sử dụng khoảng 1033 từ tích lũy khá phong phú về danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ… Danh từ, động

từ được sử dụng đa số nhưng trẻ cũng đã biết vận dụng tính từ và các loại từ khác một cách linh hoạt Khả năng hiểu nghĩa của từ tăng lên Trẻ đã biết sử dụng các từ chỉ khái niệm thời gian , các từ đồng nghĩa, các từ mang sắc thái biểu cảm hay các

Trong ngôn ngữ nói chung, sự lên xuống giọng nói luôn truyền tải ý nghĩa nhất định Chẳng hạn, ta thường lên giọng khi hỏi và hạ giọng khi ra lệnh hay có

Trang 16

một âm điệu đặc biệt khi cảm thán Sự biến đổi giọng khi ấy tác động lên toàn bộ câu nói và hiện tượng này gọi là ngữ điệu Trẻ mầm non cũng vậy Trẻ biết sử dụng ngữ điệu khi giao tiếp hay khi kể chuyện, khi biểu lộ cảm xúc Ngữ điệu của trẻ thay đổi theo tâm trạng, đó là đặc điểm phổ biến nhất ở trẻ mầm non Trẻ thường nhẹ nhàng, ngọt ngào, trìu mến để biểu lộ sự yêu thương, nũng nịu khi giận dỗi hay thô và mạnh khi giận dữ

Về sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc:

Ngôn ngữ mạch lạc thể hiện tốc độ phát triển tương đối cao không những về phương diện ngôn ngữ mà còn cả về phương diện tư duy Đây chính là hình thức cao nhất của ngôn ngữ, là kỹ năng khó nhất phải đến tuổi mẫu giáo lớn mới thể hiện rõ

Ngôn ngữ mạch lạc của trẻ mẫu giáo lớn xuất phát từ nhu cầu vốn từ tăng nhanh, trẻ muốn diễn đạt những suy nghĩ có liên quan đến nhau về một chủ đề nhất định được diễn đạt bởi từ ngữ chính xác, có hình ảnh, trong đó câu nói được xây dựng đúng theo các quy luật ngữ pháp, logic chặt chẽ

Ngôn ngữ muốn được coi là mạch lạc cần đầy đủ những yếu tố sau:

+ Các câu phải đúng ngữ pháp và có nghĩa + Nội dung thông báo phải đầy đủ, khúc chiết, chính xác, hợp lí, có chủ đề nhất định

+ Có sử dụng các phép liên kết hợp lí

Trang 17

+ Các hoạt động, chức năng của ngôn ngữ được thể hiện trong các câu phải dung hợp nhau và thể hiện được chức năng giao tiếp của ngôn ngữ

+ Có sắc thái biểu cảm trong lời nói Khác với lứa tuổi 1 – 2 tuổi mới có thể sử dụng được một từ, 2 – 3 tuổi sử dụng được một câu, trẻ 5 – 6 tuổi nhờ có ngôn ngữ mạch lạc mà có thể giao tiếp đầy

đủ và trọn vẹn nhất, đem đến hiệu quả tốt nhất Trẻ được thể hiện một cách đầy đủ suy nghĩ của mình, lĩnh hội được thông tin truyền đạt từ người khác thông qua ngôn ngữ chính xác hơn

Ở tuổi mẫu giáo bé, trẻ sử dụng ngôn ngữ tình huống là chủ yếu Khi giao tiếp với những người xung quanh, trẻ sử dụng nhiều yếu tố trong tình huống giao tiếp để hỗ trợ cho ngôn ngữ của mình Vì vậy, chỉ có những người đang giao tiếp với trẻ lúc đó mới hiểu trẻ muốn nói gì Dần dần cuộc sống đòi hỏi trẻ em cần phải xây dựng cho mình kiểu ngôn ngữ mới phụ thuộc vào tình huống hơn, nhất là khi trẻ phải mô tả lại cho người khác những điều mà mình mắt thấy tai nghe Ở đây, trẻ phải nói năng sao cho người khác có thể hình dung ra được những điều mình định

mô tả mà không thể dựa vào tình huống cụ thể trước mắt Kiểu ngôn ngữ này là ngôn ngữ ngữ cảnh mang tính rõ rang, khúc chiết Mặt khác ở tuổi này trẻ có nhu cầu giải thích cho các bạn cùng tuổi về nội dung trò chơi, cách tạo ra đồ chơi và nhiều chuyện khác, trẻ muốn giải thích cho người lớn (cha mẹ, anh chị, cô giáo,…) những điều mà trẻ cần họ hiểu Ngôn ngữ giải thích đòi hỏi trẻ phải trình bày ý kiến của mình theo một trình tự nhất định, phải nêu bật được những điểm chủ yếu và mối quan hệ lien kết các sự vật và hiện tượng một cách hợp lí để người nghe dễ đồng tính, có nghĩa và nó yêu cầu phải có tính chặt chẽ và mạch lạc, do đó còn gọi là ngôn ngữ mạch lạc

Kiểu ngôn ngữ mạch lạc có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc hình thành những mối quan hệ qua lại trong nhóm trẻ em và những người xung quanh, đặc biệt là đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ em Muốn cho ngôn ngữ được mạch lạc thì những điều trẻ định nói ra cần phải được suy nghĩ kĩ càng, mạch lạc ngay từ

Trang 18

trong đầu, tức là cần được tư duy hỗ trợ Mặt khác chính ngôn ngữ mạch lạc là phương tiện làm cho tư duy của trẻ phát triển lên một chất lượng mới đó là việc nảy sinh yếu tố tư duy logic, nhờ đó mà toàn bộ sự hát triển của trẻ nâng lên một trình

độ mới cao hơn

Tóm lại, trong các độ tuổi của mẫu giáo, ngôn ngữ của trẻ được phát triển dần dần về các mặt: vốn từ, ngữ âm, ngữ pháp và xuất hiện dần kiểu ngôn ngữ mạch lạc Đến cuối tuổi mẫu giáo (5 – 6 tuổi) trẻ đã có khả năng nắm được ý nghĩa của từ vựng thông dụng, phát âm gần đúng sự phát âm của người lớn, biết dùng ngữ điệu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và đặc biệt là nắm được hệ thống ngữ pháp phức tạp bao gồm những quy luật ngôn ngữ tinh vi nhất về cú pháp, trẻ nói năng mạch lạc

và thoải mái Trẻ đã thực sự nắm vững tiếng mẹ đẻ trong phong cách sinh hoạt và ở một mức độ nào đó là phong cách nghệ thuật (tức là nói năng có văn hóa)

Tuy nhiên, trong thực tế còn khá nhiều trẻ em nói năng chưa đúng, phát âm ngọng, dùng từ sai, nói câu què cụt, ngôn ngữ chưa mạch lạc, điều này đáng để cho giáo dục phải suy nghĩ, cần phải có dạy đúng đắn để khi ra trường mẫu giáo, trẻ nắm vững được tiếng mẹ đẻ, nếu không trẻ sẽ khó khăn trong những năm tháng học tập phổ thông và trong bước đường trưởng thành sau này

Để làm việc đó một cách tích cực, ở gia đình cũng như ở trường mẫu giáo cần phải coi việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những nội dung quan trọng nhất của giáo dục mầm non và nhiệm vụ đó cần phải được thực hiện ngay từ năm đầu tiên cho tới cuối tuổi mẫu giáo đặc biệt là thời kì phát cảm ngôn ngữ (2 – 5 tuổi) Tất nhiên sau này cá nhân cần phải học thêm nhiều ở trường phổ thông, trong sách báo và ngoài cuộc sống để nắm vững một cách có ý thức hơn, toàn diện hơn, sâu sắc hơn tiếng mẹ đẻ với tư cách là một nhà khoa học, từ đó nắm vững nhiều phong cách đa dạng của ngôn ngữ có thể sử dụng trong nghề nghiệp và để nâng cao trình độ văn hóa chung của mình

Trang 19

1.3 Vai trò của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi

1.3.1 Vai trò của ngôn ngữ trong việc phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo lớn

*Vai trò của ngôn ngữ đối với giáo dục trí tuệ

Ngôn ngữ là phương tiện nhận thức thế giới xung quanh Trẻ em đặc biệt là trẻ mẫu giáo lớn luôn có nhu cầu muốn tìm hiểu thế giới xung quanh Thông qua ngôn ngữ lời nói của người lớn, trẻ làm quen với các sự vật hiện tượng và tìm hiểu những đặc điểm tính chất, cấu tạo, công dụng… của chúng và học được từ tương ứng

Ví dụ:

Trẻ làm quen với tàu hỏa, nắm được hình dáng, đặc điểm, cấu tạo, công dụng… của xe đạp và gọi tên được sự vật hiện tượng “tàu hỏa” Trẻ tiếp thu kiến thức từ môi trường xung quanh thông qua khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp, trên cơ sở đó trẻ khái quát về sự vật hiện tượng Không chỉ nhận biết các sự vật hiện tượng xung quanh gần gũi, trẻ còn tìm hiểu những sự vật hiện tượng không xuất hiện trực tiếp trước mắt trẻ, những sự vật hiện tượng xảy ra trong quá khứ và tương lai

Như vậy, ngôn ngữ không chỉ giúp trẻ củng cố kiến thức mà còn mở rộng hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh Ngôn ngữ phát triển tư duy ở trẻ do trẻ hiểu được những lời giải thích của người lớn nên hoạt động trí tuệ, các thao tác tư duy ngày càng được hoàn thiện, kích thích trẻ tích cực hoạt động trí tuệ

Ngôn ngữ là phương tiện hữu hiệu giúp trẻ nhận thức Khi trẻ đã nhận thức được thế giới khách quan, trẻ tiến hành các hành động động với nó và sử dụng ngôn ngữ để kể lại, miêu tả sự vật hiện tượng

Trong giao tiếp hàng ngày với mọi người xung quanh, trẻ sử dụng lời nói để trình bày ý nghĩ, tình cảm, hiểu biết của mình với mọi người xung quanh Cho nên việc tạo cho trẻ nghe hiểu và được nói là hết sức cần thiết trong giáo dục ngôn ngữ

*Vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục đạo đức

Trang 20

Ngôn ngữ đóng vai trò rất lớn trong việc điều chỉnh những hành vi và việc làm của trẻ Trong giao tiếp hàng ngày, thông qua chuyện kể, ca dao, đồng dao,… trẻ cảm nhận được cái hay cái đẹp trong ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, cái đẹp trong hành

vi, cuộc sống

Thông qua ngôn ngữ trẻ biết những gì nên – không nên, qua đó rèn luyện những phẩm chất đạo đức tốt, dần dần hình thành những khái niệm ban đầu về đạo đức: ngoan – hư, tốt – xấu,…

*Vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục thẩm mĩ

Trong giao tiếp với người lớn, trẻ nhận thức được cái đẹp trong thế giới xung quanh, khiến tâm hồn trẻ càng thêm bay bổng, trí tưởng tượng thêm phong phú, đồng thời trẻ biết yêu quý cái đẹp, trân trọng và có ý thức sáng tạo ra cái đẹp

Thông qua ngôn ngữ văn học, trẻ cảm nhận được cái hay cái đẹp trong ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, cái đẹp trong hành vi cuộc sống Từ đó giáo dục trẻ có ý thức trân trọng những sản phẩm văn hóa của dân tộc mình

*Vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục thể lực

Trong các buổi tập thể dục, giáo viên dùng lời để diễn đạt, hướng dẫn, giải thích cách thực hiện vận động Trẻ nghe và điều chỉnh vận động theo yêu cầu của giáo viên Hàng ngày, giáo viên hướng dẫn trẻ làm vệ sinh cá nhân, cách sử dụng thực phẩm, đồng thời giáo viên dùng lời nói hướng dẫn trẻ ăn uống có vệ sinh, có văn hóa

Như vậy, ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ Sự phát triển chậm trễ về ngôn ngữ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển toàn diện cho trẻ Cho nên việc phát triển lời nói đúng lúc và phù hợp từng lứa tuổi là rất cần thiết

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn đóng vai trò quan trọng giúp các quá trình nhận thức của trẻ diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn, từ đó góp phần giáo dục toàn diện, tạo cơ sở nền tảng để trẻ bước chân vào lớp 1

Trang 21

1.3.2 Ý nghĩa của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

Ở trẻ 5 – 6 tuổi, vốn ngôn ngữ xã hội phát triển nhanh Do đó trẻ không sử dụng ngôn ngữ như phương tiện thông báo mà bắt đầu sử dụng nó với ý nghĩa trao đổi và gián tiếp, ở lứa tuổi này trẻ đã có khả năng sử dụng tiếng mẹ đẻ tương đối thành thạo Trẻ có nhu cầu nắm bắt kĩ năng nghe ở những mức độ cao hơn trước đây – đó là kĩ năng diễn đạt mạch lạc trong lời nói Chính vì vậy việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ cả về vốn từ và lời nói mạch lạc và rất cần thiết và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển chung của trẻ ở giai đoạn này

Tư duy của trẻ mẫu giáo lớn chủ yếu là tư duy trực quan hành động và tư duy trực quan hình tượng Song trình độ tư duy của trẻ cũng được phát triển ngày càng cao theo lứa tuổi Đến cuối tuổi mẫu giáo lớn, ở trẻ đã xuất hiện kiểu tư duy trực quan hình tượng mới đó là tư duy trực quan sơ đồ Khi trẻ thực hiện hoạt động tư duy này, để thể hiện kết quả tư duy của mình trẻ phải dùng ngôn ngữ để giải thích, lập luận cho người khác hiểu theo trình tự các bước tư duy

Như vậy muốn phát triển tư duy logic cho trẻ cần tạo nền tảng về ngôn ngữ đặc biệt là vốn từ và lời nói mạch lạc, để có ngôn ngữ mạch lạc, trẻ cần phải có tư duy mạch lạc

1.4 Khái quát về trò chơi được sử dụng trong trường mầm non

1.4.1 Khái niệm trò chơi

Theo những quan điểm giáo dục, trò chơi vừa là phương tiện phát triển toàn diện nhân cách vừa là hình thái tổ chức cuộc sống Đối với trẻ em, trò chơi là hoạt động giúp trẻ tái tạo các hành động của người lớn và các quan hệ giữa họ, định hướng nhận thức đồ vật và nhận thức xã hội Trong trò chơi, nhu cầu và các phẩm chất của trẻ về thể lực, trí tuệ, đạo đức và ý chí được hình thành, thỏa mãn, thể hiện

và phát triển Do vậy, chơi là hoạt động chủ đạo trong giáo dục trẻ em

Tina Bruce, một tác giả hàng đầu về Giáo dục mầm non đã tóm tắt về giá trị của việc chơi đùa như sau: "Các nghiên cứu về não bộ, cũng như nghiên cứu trong

Trang 22

các lĩnh vực khác, đã cho thấy ngày càng rõ hơn về nhu cầu được vui chơi của tuổi thơ Chơi đùa đóng vai trò là cơ chế tiếp sức cho những suy nghĩ mang tính can đảm, sáng tạo và nghiêm túc ở tuổi trưởng thành" Vui chơi đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ vì thông qua đó trẻ học được rất nhiều thứ về môi trường xung quanh, phát triển các giác quan, tìm hiểu sở thích của bản thân v v Cha mẹ cần hiểu về việc chơi đùa của trẻ cũng như vai trò của mình trong việc này Thay vì việc mua những đồ chơi đắt tiền và để đó cho trẻ chơi, người lớn cần chơi cùng trẻ, hòa mình vào cuộc sống của trẻ thơ Việc vui chơi cho phép trẻ hiểu được tương tác xã hội là thế nào, để tìm ra cách giải quyết vấn đề, để tưởng tượng, để khám phá và tìm ra những gì là an toàn và những gì thì không Nói một cách khác, trẻ em học thông qua việc chơi Nhiều người trong chúng ta còn chưa đánh giá đúng mức sự ích lợi của trò chơi trong việc giáo dục trẻ em Đôi khi họ còn cho rằng đó

là một thứ công việc vô bổ, mất thời giờ quan niệm đó hoàn toàn sai lầm

Với người lớn, trò chơi là giải trí, thư giãn, giúp cho đầu óc bớt căng thẳng sau những giờ làm việc mệt nhọc Với trẻ em, ngoài sự giải trí, trò chơi còn là một nhu cầu cần thiết cho sự phát triển trí, đức, thể và nhân cách con người Đối với việc phát triển ngôn ngữ, trò chơi là một con đường hiệu quả trong những phương pháp giáo dục, giúp trẻ em rèn luyện ngôn ngữ và phát triển toàn mỹ các giác quan chính, làm cho trẻ khéo léo hơn, trí tưởng tượng phong phú hơn Trò chơi còn giúp trẻ biết quan sát và phản ứng nhanh, biết tôn trọng kỷ luật, biết tự chủ, từ đó nảy nở tình đồng đội, đoàn kết thương yêu nhau

Trong phương pháp giáo dục hiện đại, trò chơi là một môn huấn luyện quan trọng Nước Bỉ đứng hàng đầu về tiến bộ sư phạm, thấy rõ sự quan trọng và ích lợi của trò chơi trong công tác giáo dục nên đã đưa bộ môn trò chơi vào trong chương trình giáo dục quốc gia Nhà tâm lý học Kunkel người Anh nói: “Trò chơi là một phương tiện để tái tạo lại tâm lý ổn định cho một số em khó tính, dở người, vô trật tự…vì trong lúc chơi, trẻ em không thu mình lại, chúng sẽ vui vẻ hẳn lên, thích hoạt động hơn… Khi bị khép vào luật chơi, các em sẽ dần dần có trật tự, kỷ luật và sinh động hơn…” Thông qua trò chơi, các nhà giáo dục sẽ hiểu rõ hơn về tính tình của

Trang 23

từng em như: mạnh bạo, nhút nhát, ích kỷ, vị tha, nóng nảy, điềm đạm, thông minh, khéo léo, vụng về…

Trong quan điểm giáo dục mầm non, hoạt động vui chơi là một trong các loại hình hoạt động của trẻ ở trường mầm non, là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo được người lớn tổ chức, hướng dẫn nhằm giúp trẻ thỏa mãn các nhu cầu vui chơi và nhận thức, đồng thời nhằm giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ

1.4.2 Phân loại trò chơi

Trò chơi của trẻ mẫu giáo rất đa dạng, phong phú về nội dung, tính chất cũng như cách thức thức tổ chức Trong nhà trường mầm non, các trò chơi bao gồm:

• Trò chơi đóng vai theo chủ đề, trò chơi đóng kịch

- Tăng cường sức khỏe: Trò chơi thường được tổ chức ngoài thiên nhiên thoáng đãng, không khí trong lành Có nhiều trò chơi cần đến sự vận động cơ bắp như: chạy nhảy, kéo đẩy, mang vác…

- Luyện giác quan: Với những trò chơi phản ứng nhanh, ghi nhớ, nhanh mắt, thính tai, lẹ tay, quan sát, tập trung tư tưởng… (trò chơi Kim, thò thụt, cái tát bất ngờ, bịt mắt bắt dê )

Trang 24

- Luyện ý chí và ý thức: Hăng say đua tranh để giành chiến thắng; tự chủ, không rụt rè, sợ hãi, không bị lôi cuốn bởi nhiệt tình bồng bột; chấp hành kỷ luật của trò chơi; kiên nhẫn trong khi chơi; biết sáng tạo, linh động

- Luyện tính tình: Các em trở nên vui vẻ, sôi động; rèn luyện tính đồng đội, biết đoàn kết gắn bó với nhau để giành chiến thắng, phát triển năng khiếu tốt, sự can đảm, gan dạ, lòng vị tha…

Trò chơi còn giáo dục các em biết ý thức công dân, những em biết tự giác tôn trọng luật chơi, khi lớn lên, cũng sẽ tự giác giữ đúng pháp luật của quốc gia, luật lệ của hàng xóm nếu các em không tự giác thì chúng ta phải uốn nắn dần dần

Trò chơi cũng có thể chữa trị cho những em bị trầm uất, bị căng thẳng hay suy nhược thần kinh… Đối với đối tượng nghiên cứu là trẻ mầm non, hoạt động vui chơi mang lại những lợi ích đặc thù riêng biệt

Hoạt động vui chơi là phương tiện giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo Hoạt động vui chơi góp phần củng cố, chính xác hóa, cụ thể hóa, làm phong phú vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh vì nội dung hoạt động vui chơi của trẻ phản ánh thế giới xung quanh sẽ giúp trẻ hiểu sâu sắc hơn về thế giới xung quanh Để thỏa mãn nhu cầu chơi, trẻ không những vận dụng những hiểu biết

đã có mà trong quá trình chơi hấp dẫn, sự hứng thú và tính chủ thể hoạt động thúc đẩy trẻ tới chiếm lĩnh tri thức mới Điều này ảnh hưởng tích cực đến nhu cầu nhận thức của trẻ

- Hoạt động vui chơi là mảnh đất tốt để phát triển hoạt động thức của trẻ như cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, đặc biệt là trí tưởng tượng và ngôn ngữ

- Hoạt động vui chơi là phương tiện giáo dục và phát triển đạo đức cho trẻ mẫu giáo Chơi là hoạt động có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm tư, tình cảm, đạo đức của trẻ

Trang 25

Có thể nói rằng vui chơi là mắt xích nối liền trẻ với các qui tắc đạo đức, giúp các quá trình hình thành các phẩm chất đạo đức diễn ra dễ dàng, tự nhiên và bền vững hơn

- Hoạt động vui chơi là phương tiện giáo dục và phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo Vui chơi mang lại niềm vui cho trẻ giúp phát triển thể lực và tinh thần khỏe mạnh, sảng khoái Các trò chơi vận động phù hợp giúp đẩy mạnh trao đổi chất, tăng cường hô hấp và tuần hoàn máu, giúp trẻ phát triển thể chất và hoàn thiện các vận động cở bản nhưng cần có sự hướng dẫn của giáo viên

- Hoạt động vui chơi là phương tiện giáo dục và phát triển thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo Thông qua các trò chơi, trẻ cảm nhận được cái đẹp ở màu sắc, hình dạng, kích thước của đồ chơi, cảm nhận được cái đẹp trong hành vi, cách ứng xử, lời nói khi tre thực hiện vai chơi Trẻ còn có cơ hội, điều kiện để tạo ta cái đẹp thông qua trò chơi trong quá trình chơi Hoạt động vui chơi là phương tiện giáo dục và phát triển lao động cho trẻ mẫu giáo Khi chơi, dưới sự hướng dẫn của cô, trẻ sẽ hình thành được một số kỹ năng sử dụng đồ dùng, đồ chơi và hình thành các phẩm chất đạo đức của người lao động trong tương lai như tính mục đích, sáng tạo, kiên trì, yêu lao động

Hoạt động vui chơi có tầm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ mẫu giáo lớn Thông qua trò chơi, việc tiếp thu ngôn ngữ, cách trẻ học ngôn ngữ trở nên dễ dàng và lí thú hơn rất nhiều bởi trò chơi là con đường tự nhiên nhất đưa trẻ đến với ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp Trẻ không cảm thấy bị áp lực khi nói chuyện trao đổi, thể hiện suy nghĩ tình cảm bằng lời nói, hay quá khó khăn trong việc hiểu nghĩa của từ, cách dung từ đặt câu Trẻ học được cách giao tiếp có văn hóa với ngôn từ trong sang, giàu hình ảnh phù hợp với lứa tuổi của mình

Trang 26

1.4.4 Trò chơi dân gian

1.4.4.1 Khái niệm trò chơi dân gian

Trò chơi thiếu nhi dân gian là hình thức vui chơi giải trí Nó dùng những phương tiện gợi cảm để mô tả lại đời sống tự nhiên và xã hội (mô tả việc làm, mô phỏng cuộc sống người lớn) nhằm thoả mãn nhu cầu cá nhân hoặc tập thể Trò chơi trẻ em Việt Nam thường bắt nguồn từ những bài đồng dao, một thể loại văn vần độc đáo của dân tộc Đấy là những bài ca có nhịp điệu đơn giản gieo vần một cách thoải mái, có thể ngắn dài bất kỳ hoặc lặp đi lặp lại không dứt Trò chơi dân gian là một hoạt động đặc thù chỉ trong xã hội loài người được nhân dân sáng tạo ra từ thực tiễn cuộc sống của họ, được lưu truyền tự nhiên qua nhiều thế hệ và luôn được cải biên, bổ sung cho phù hợp với từng nơi, từng lúc, nhằm thỏa mãn nhu cầu về vui chơi giải trí, giao lưu văn hóa và phát triển các mặt thể chất, tinh thần của con người

Trò chơi dân gian có nhiều thể loại phù hợp với các sở thích, cá tính khác nhau của nhiều đối tượng người chơi như sôi nổi, điềm đạm hay trầm tĩnh Mỗi trò lại có một quy luật riêng, mang những sắc thái khác nhau nên có một sức hút kì lạ

đối với trẻ em Có thể kể đến như trò chơi rồng rắn lên mây, cướp cờ, nhằm

rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo, sức khoẻ, phát huy tinh thần đoàn kết, tôn

trọng kỷ luật và khả năng đối đáp Trò đẩy gậy lại có nhiều nét tương đồng và gần gũi với môn thi đấu vật hay chọi trâu của người lớn Trò kéo co cũng thể hiện tinh thần thượng võ, rèn luyện thể lực và sự nhanh nhẹn, khéo léo Chơi chuyền, chơi ô

ăn quan lại rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cá nhân, khả năng tính toán, phán đoán

chính xác

Từ chỗ ganh đua mang tính chất tượng trưng, dần dần các trò chơi trở thành

những cuộc thi tài, thi khéo, các cuộc thi đấu thể thao như đá cầu, đẩy gậy,…

PGS TS Nguyễn Văn Huy, Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cho rằng: “Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu những trò chơi Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả một nền văn hóa

Trang 27

dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc Trò chơi dân gian không chỉ nâng cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, sự khéo léo mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước Trẻ em ở một

xã hội công nghiệp, chỉ quen với máy móc và không có khoảng trống để chơi cũng

là một thiệt thòi Thiệt thòi hơn khi các em không được làm quen và chơi những trò chơi dân gian của thiếu nhi thuở trước nên trò chơi dân gian đang ngày càng bị mai một và quên lãng, không chỉ ở các thành phố mà còn ở cả các vùng nông thôn, nơi

mà đang dần bị đô thị hóa mạnh mẽ Vì thế giúp các em hiểu và tìm về cội nguồn với những trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết”

Nhìn lại quá khứ, ở một góc độ nào đó, cuộc sống đẹp như một bức tranh sinh động nhờ sự hiện diện của trò chơi dân gian Tiếng trẻ con hò reo, cười khúc

khích trong các ngõ xóm khi chúng cùng chơi nhảy lò cò, bịt mắt bắt dê, rồng rắn

lên mây… Ngày xưa, vào những giờ giải lao, học sinh tụm năm, tụm ba cùng nhau

chơi những trò chơi như: đánh chuyền, nhảy dây, đá cầu, chơi ô ăn quan, mèo đuổi

chuột… Những trò chơi không đòi hỏi tốn nhiều thời gian chuẩn bị, không làm ảnh

hưởng nhiều đến thị lực, sức khoẻ Chỉ cần vài chiếc que, ít đá cuội và khoảng thời gian nho nhỏ là có thể tổ chức được một trò chơi dân gian

“Chất xúc tác” của trò chơi dân gian là những bài đồng dao trong sáng, mang đậm tính nhân văn nhưng lại dễ nhớ, người chơi có thể vừa chơi, vừa hát làm cho

không khí cuộc chơi thêm phần sôi nổi Khi hè về, con trai được chơi trò thả diều,

đánh bi, con gái chơi đánh chuyền, chơi ô ăn quan, nhảy dây, đi trống canh một…

1.4.4.2 Nguồn gốc trò chơi dân gian

Cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào viết chính xác về nguồn gốc của trò chơi dân gian , trò chơi – đồng dao, nhưng ta có thể khẳng định rằng nó là một phần của âm nhạc dân gian Trò chơi dân gian xuất hiện và lưu truyền cùng với những sinh hoạt đời thường của con người lao động Trò chơi dân gian có nhiều thể loại phù hợp với các sở thích, cá tính khác nhau của nhiều đối tượng người chơi như sôi nổi, điềm đạm hay trầm tĩnh Mỗi trò lại có một quy luật

Trang 28

riêng, mang những sắc thái khác nhau khiến trẻ em chơi suốt ngày mà không thấy chán Có thể nói khi con người có ý thức được sự sinh động của vạn vật xung quanh mình thì lúc ấy xuất hiện trò chơi dân gian Đa phần các bài đồng dao không rõ

nguồn gốc, thời gian xuất xứ ngoại trừ một số bài, điển hình là chi chi chành chành,

ô ăn quan, thả diều,…

Trong lịch sử Việt Nam, có rất nhiều giai thoại về các trạng trẻ em, các thần đồng như Lương Thế Vinh, Vũ Công Duệ, Lê Quý Đông… Những ông trạng này học rất giỏi và chơi cũng quá đỗi tài tình Những lúc thả diều, câu cá hoặc chơi bất

kì trò gì cùng bạn bè trang lứa, Lương Thế Vinh cũng tỏ ra nhiều sáng kiến và vượt trội hơn Người thời đó gọi Lương Thế Vinh là “thần đồng” để chỉ những người giỏi vượt bậc ở tuổi nhi đồng Giai thoại lúc ông chơi quả bưởi làm rơi xuống hố, khi lấy lên ông lẩm bẩm trong miệng mấy câu:

Bưởi ơi bưởi Nghe tao gọi Đừng quên lối Đừng bỏ tao

Từ đó ta thấy được sự sáng tạo rất tài tình của trẻ em ngày xưa dù là trong lúc chơi đùa Ta có thể xem đây là một câu hát, một bài đồng dao khá dễ nhớ, ngộ nghĩnh

Khi nói về trò chơi dân gian , ta không thể không nhắc đến vị vua lẫy lừng sau hơn một nghìn năm đô hộ Đinh Bộ Lĩnh (thế kỉ X) nổi tiếng với trò chơi Cờ lau tập trận và sự kiện giết trâu của Chúa đãi anh em chăn trâu Có thể lấy ví dụ về nguồn gốc của một số trò chơi dân gian :

*Trò chơi dân gian chi chi chành chành Nội dung bài đồng dao trò chơi chi chi chành chành trong quyển Tuyển tập

nghiên cứu phê bình của tác giả Trương Tửu có đoạn viết sau: “ Nguyên nó là một câu sấm của cổ nhân truyền mãi đến gần đây mới có hiệu nghiệm Câu đầu là “ Chu

Trang 29

tri rành rành” nghĩa là báo cáo cho mọi người đều biết Câu thứ hai “Cái đanh nổ lửa” nói về sự kiện quân đội Pháp nổ sung xâm lược nước ta tại cửa biển Đà Nẵng năm 1958 Câu thứ ba “Con ngựa đứt cương” ám chỉ sự băng hà của vua Tự Đức và

sự rối loạn của triều đình lúc bấy giờ Bọn Tường, Thuyết giết hại nhiều người trung thực Chúng dám làm trái di chúc của tiên vương, bỏ Dục Đức vào ngục tối, lập Hiệp Hòa làm vua Sau chúng lại giết Hiệp Hòa đem Kiến Phúc thay vào, rồi lại giết Kiến Phúc đem Hàm Nghi lên ngôi báu Ba ông vua nối kế tiếp nhau nên mới

có câu “Ba vương lập đế” Đến triều vua Hàm Nghi (1885) thì Thuyết nổi lên bài Pháp, bị thất bại phải đem vua đi trốn Một mặt Pháp lo dẹp loạn, một mặt tìm bắt Hàm Nghi cho yên lòng dân Nên dân gian có câu “Cấp kế đi tìm” Sau rốt cuộc vì

có tên Ngọc phản bội vua mà vua bị bắt ập ở rừng Tuyên Hóa lúc ngài đang ngủ

Đó là nghĩa của câu “Hú im òa…ập…” Sau này trẻ em ở nhiều nơi hát biến tấu theo những kiểu khác nhau để đọc có thể vì nguyên văn của bài khó nhớ, hoặc cũng

có thể do tính ngẫu hứng cho nên ngày nay đồng dao có nhiều dị bản khác nhau Cũng vì lẽ ấy mà bên cạnh những bài đồng dao mang ý nghĩa thì cũng có những bài đồng dao không mang nghĩa gì, chủ yếu do trẻ em sáng tạo, ứng khẩu trong lúc chơi

*Trò chơi dân gian rồng rắn lên mây

Một trò chơi dân gian là một tổng thể diễn xướng mang tính tổng hợp , nguyên hợp nhiều yếu tố văn hóa và nghệ thuật khác nhau Muốn tìm hiểu cội nguồn lịch sử của nó ta phải lí giải cùng lúc nhiều yếu tố được t rình diễn và xem độ tích tụ các tín hiệu của nó gần gũi nhất với cổ mẫu diễn xướng nào trong văn hóa Đây là con đường mà nhà bác học Nguyễn Văn Huyên (theo sự tôn vinh của GS Hà

Văn Tấn), từ nửa đầu thế kỉ trước , đã làm khi giải mã bài đ ồng dao Chi chi chành

chành Kinh nghiệm và phương pháp của nhà dân tộc học số một Việt Nam này

được chúng tôi vận dụng vào trường hợp Rồng rắn lên mây

Bắt đầu từ yếu tố ngôn từ (lời xướng): Đây là bài đồng dao khó hiểu vì tính đứt đoạn các mệnh đề , các thông báo của nó Các hình ảnh được xướng lên có vẻ

Trang 30

ngẫu nhiên ráp lại , không ăn nhập với nhau Có nhiều bài đồng dao kiểu này Tên

trò chơi rồng rắn lên mây là lấy từ câu mở đầu của lời xướng Điều này thường thấy

trong việc gọi tên các bài bản dân ca Vậy nó nói lên điều gì ? Trước hết, bằng trực quan, ta thấy nó mô tả chuỗi người nắm áo nhau chuyển động ngoằn ngoèo như hình rồng rắn Tuy nhiên, rồng thường là vật thiêng , rắn thường là vật dữ , đáng sợ, vậy tại sao nó lại được trẻ em sử dụng để vui đùa Nhưng khi đặt vào thực hành trò chơi thì ta nhận ra ngay đây là động thái đoàn người xếp chu ỗi vận động vòng tròn hoặc uốn lượn Đội hình này tồn tại ở nhiều diễn xướng dân gian mà chúng ta còn biết tới: hơn 2000 năm trước, trên trống Đông Sơn đã có những đoàn 6 người hàng dọc, cầm theo nhạc cụ tiến đến ngôi nh à đang tiến hành nghi lễ ; các lễ hội Phật trong thời Bắc thuộc chắc chắn đã có đoàn người diễu quanh tháp tiến hành nghi lễ ; tục đâm trâu hay lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên cũng mang động thái diễu hành ; các loại nghi thức cầu đảo của thầy pháp cũng có động thái diễu hành quanh đàn hoặc quanh mộ vv… Chỉ riêng một dấu hiệu này ta thấy nó chưa tập trung ở một nguyên mẫu diễn xướng nào , hay nói cách khác , thông tin về nguyên mẫu hãy đang phân tán ra nhiều khả năng khác nhau Đến câu thứ hai thì ta thấy những dấu hiệu lạ: “Có cây núc nác !” (dị bản phổ biến nhất ) Nó là gì vậy ? Sao lại từ rồng rắn đến núc nác ? “Vào rừng chẳng thấy lối ra / Thấy cây núc nác ng ỡ là vàng tâm” (ca dao), “Tả lòng thanh vị núc nác / Vun đất ải rãnh mùng tơi ” (Nguyễn Trãi), “Mắt đĩa đèn / Lưỡi núc nác ” (thành ngữ dân gian tả ma quỷ ), hơn nữa, núc nác chính là đầu vị trong bài thuốc cúng giải trùng tang của nhà chùa , của thầy pháp Về cơ bản bài thuốc đó gồm : núc nác – hùng hoàng (hoặc chu sa) – lá mỏ (lá một loài dây leo ) – gỗ vông…Bao giờ núc nác cũng đứng đầu Không tin lên chùa Hàm Long (Bắc Ninh) hỏi các thầy c hùa sẽ rõ Đến đây ta thấy tín hiệu tập trung hơn: Diễu hành nghi lễ + thuốc giải trùng tang Câu thứ ba là “Có nhà điểm binh” Thuật ngữ quân sự ? Tuy nhiên, thuật ngữ này cũng dùng phổ biến cho thầy cúng , thầy pháp khi tử vi của họ có bao nhiêu „quân” , điểm danh và sai khiến được bao nhiêu “âm binh” Điểm binh ở đây không loại trừ việc phù chú điểm âm binh Ta nhận thấy dấu hiệu có kết cấu : Diễu hành nghi lễ + thuốc giải trùng tang + phù chú

Trang 31

điểm âm binh Đến câu thứ 4, hình ảnh “thầy thuốc” xuất hiện Nho, y, lí, số là nghiệp ngày xưa của nhà Nho Trong tình thế tam giáo đồng dụng, nghi lễ trừ tà giải ách được cả Phật, Nho, Đạo thực hành Tuy nhiên, là một phần của cuộc chơi, nhân vật “thầy thuốc” vừa là thầy pháp cho thuốc lại vừa nhập thân vào thần trùng đi bắt người sống, và cuộc ngả giá bắt đầu “Con ăn một…ăn hai…ăn ba… ”, tất cả đều

“không ngon” cả Tại sao lại không ngon ? Vì người dương gian không muốn thần trùng tác oai tác quái bắt đi ai cả Ngay cả các khúc cũng không thể bắt khúc nào :

“Khúc đầu lắm xương lắm xao / Khúc giữa lắm máu lắm me / Khúc đuôi lắm cứt lắm đái / Ba khúc thầy lấy khúc nào” Điều kiện đưa ra nhưng khúc nào cũng không

“xơi” được Có nghĩa là không muốn thần trùng bắt ai Đến đây ta nhớ những lời thầy pháp, hoặc các bà “độc canh” dặn hồn khi sang thế giới bên kia , gặp vong lạ thì giấu hết anh em họ hàng nội tộc , không để vong đó theo về bắt tiếp ai , đến cả quê quán nhà cửa cũng dấu biệt : “Nhà tôi ở dưới cây dâu / Ở trên cây khế biết đâu mà tìm” Cành dâu là roi trừ tà Cành khế giòn là nơi ma ranh trú ngụ Nói thế là để dọa vong lạ Cuối cùng là cảnh thầy thuốc nhập trùng đuổi bắt người dương thế và đoàn người chống lại định mệnh đó Đến đây, chuỗi dấu hiệu đã hoàn chỉnh : Diễu hành nghi lễ + thuốc giải trùng tang + phù chú điểm âm binh + kinh đọc dặn vong người chết trùng + hành vi chống lại định mệnh Độ tích tụ dấu hiệu có định hướng rõ

ràng trong một trò chơi nhỏ , cho ta thấy , trò chơi rồng rắn lên mây đã mô phỏng

nghi lễ giải trùng tang của thầy cúng thầy pháp vẫn thường thực hành trong nghi lễ

Nhưng ý kiến của diễn đàn Lý học Phương Đông lại cho rằng: “Cái trò chơi

rồng rắn lên mây ấy của trẻ con đem lại cái sảng khoái nhất là sau lúc ra câu “Tha

hồ thầy đuổi”, đó là lúc sôi động nhất, hồi hộp nhất, hò reo sảng khoái nhất, cười như nắc nẻ của sự tự do hoàn toàn, nhưng lại là rất tự do trong sự cố kết chặt cộng đồng để bảo vệ nhau, che chở cho nhau, (con rồng cộng đồng người ấy tha hồ mà uốn éo linh hoạt như là một sự năng động khôn khéo có tính sách lược), mà kẻ to xác nhất đứng đầu (như là cường quốc) lại là kẻ có trách nhiệm cố gắng nhất để che chở cho kẻ nhỏ nhất dính ở cái đuôi (kẻ yếu nhất) khỏi bị tóm và giật ra khỏi cộng đồng xã hội Tôi còn nhớ, vì đã chơi trò đó nhiều, lúc nhỏ tuổi Xếp hàng để dính

Trang 32

nhau thành con rồng dài là đứa cao nhất (lớn tuổi nhất) đứng đầu, và thứ tự đến đứa lùn nhất (nhỏ tuổi nhất) là cái đuôi Về lời thoại theo tôi thuộc cũng đầy đủ như vậy nhưng câu đầu theo tôi vẫn thuộc là: “Rồng rắn lên mây/ Có cây núc nác/ Có nhà hộ sinh” Cây núc nác thì quen thuộc vì cũng hay chơi quả núc nác, nhưng núc nác = nước Nhà hộ sinh thì đúng là nhà của ông thầy thuốc vì hộ sinh là bảo vệ sự sống, Thầy thuốc còn là Thầy trị nước tức Thượng Đế, không bao giờ Thượng Đế nỡ để cho nước suy thoái đến mức “hết thuốc chữa”, nên sau trò diễn ra sau câu “Tha hồ thầy đuổi” là Thượng Đế đã ngầm khuyên cho là “chúng mày hãy cố gắng đoàn kết

mà bảo vệ lấy nhau, nếu để một đứa yếu nhất bị xé ra khỏi cộng đồng thì cộng đồng

ấy cũng rã luôn” tức là thua Thầy (Bởi vậy bây giờ UNESCO mới đang cố gắng bảo vệ các giá trị văn hóa phi vật thể cổ truyền, nhất là của các sắc tộc thiểu số bản địa) Có lẽ cái vui vẻ sảng khoái ấy của trò chơi trẻ con đã giúp chúng tôi lớn lên đến tuổi trưởng thành mà chẳng đứa nào bệnh tật gì, dù thời đó, còn đang có chiến tranh, chúng tôi ăn khoai lang, củ mì và rau nhiều hơn là gạo Trong cái rồng = rộng dài ấy của lịch sử nhân loại cũng chia ra ba thời kỳ “Khúc đầu” là thời “Những xương cùng xẩu”, thời mông muội, loài người đã phải chật vật với thiên nhiên trên trái đất để mưu sống, tồn tại và tiến lên Đó là thời MỘT Thời “Khúc giữa” là

“Những máu cùng me”, hàng ngàn năm nhân loại không khi nào không có chiến tranh chém giết lẫn nhau, tàn phá nhiều nền văn minh đã có, tàn phá môi trường và giết hại động vật hoang dã Đó là thời MAI, đã tồn tại thật dài Chỉ đến thời thứ ba tức thời MỐT, nó trở về tự nhiên như thời MỘT nhưng Sắc hơn khi loài người đã Ngộ ra như Thượng Đế ngầm khuyên nhủ: Phải đoàn kết thương yêu che chở cho

nhau thì mới mong có Thiên Hạ Thái Hòa “Đó là tính nhân văn trong trò chơi rồng

rắn lên mây của trẻ con Việt Tính minh triết của nó là cái Đạo Việt”

*Trò chơi dân gian ô ăn quan Hiện chưa rõ nguồn gốc cũng như thời điểm bắt đầu nhưng chắc chắn rằng ô

ăn quan đã có ở Việt Nam từ rất lâu đời, có thể nó được lấy cảm hứng từ những

cánh đồng lúa nước ở nơi đây Những câu truyện lưu truyền về Mạc Hiển Tích (chưa rõ năm sinh, năm mất), đỗ Trạng nguyên năm 1086 nói rằng ông đã có

Trang 33

một tác phẩm bàn về các phép tính trong trò chơi ô ăn quan và đề cập đến số ẩn (số âm) của ô trống xuất hiện trong khi chơi Ô ăn quan đã từng phổ biến ở khắp ba

miền Bắc, Trung, Nam của Việt Nam nhưng những năm gần đây chỉ còn được rất ít trẻ em chơi Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có trưng bày, giới thiệu và hướng dẫn trò chơi này

Theo các nhà nghiên cứu, ô ăn quan thuộc họ trò chơi mancala, tiếng Ả Rập là manqala hoặc minqala (khi phát âm, trọng âm rơi vào âm tiết đầu ở Syria và

âm tiết thứ hai ở Ai Cập) có nguồn gốc từ động từ naqala có nghĩa là di chuyển Bàn chơi mancala đã hiện diện ở Ai Cập từ thời kỳ Đế chế (khoảng 1580 - 1150 TCN) Tuy nhiên còn một khoảng trống giữa lần xuất hiện này với sự tồn tại của mancala ở Ceylon (Srilanka) những năm đầu Công nguyên và ở Ả Rập trước thời Muhammad Tuy nhiên có những dấu hiệu để nhận định rằng một số dạng mancala lan truyền từ phía Nam Ả Rập hoặc vùng cực Nam của biển Đỏ qua eo biển Bab El Mandeb sang bờ đối diện thuộc châu Phi rồi từ đó xâm nhập lục địa này Trong những giai đoạn sau, các tín đồ Hồi giáo đã phổ biến mancala sang những miền đất khác cùng với sự mở rộng của tôn giáo và văn hoá

*Trò chơi dân gian thả diều

Thả diều không chỉ là một trò chơi thú vị, hấp dẫn của trẻ con mà còn của

nhiều người thuộc các lứa tuổi khác nhau Một mảng trời mùa hạ sẽ là không gian rộng lớn cho những cánh diều mặc sức vút lên cao, mang theo những ước mơ, nhỏ

bé hay những hoài bão lớn của bao người Trò chơi thả diều đã có từ ngàn xưa, phổ

biến ở nhiều nước Đông Nam Á từ Thái Lan, Campuchia, Lào, Nam Trung Quốc, Việt Nam cho đến các nước Đông – Nam Á hải đảo Ở Campuchia và Thái Lan, việc thả diều có ý nghĩa cầu sự bình yên tốt lành Ở Việt Nam, hình ảnh những chú

bé ngồi trên lưng trâu thổi sáo thả diều như một biểu tượng của sự thanh bình rất quen thuộc trong tranh dân gian Việt Nam Theo ông Nguyễn Văn Bê, chủ nhiệm Câu lạc bộ Diều Huế thì diều Việt Nam có nguồn gốc đầu tiên tại Huế Thời xưa, diều được mô phỏng theo hiện tượng gió thổi tung bay giấy vàng mã trên các miếu

Ngày đăng: 13/03/2017, 21:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên), Nguyễn Như Mai, Đinh Kim Thoa (2005), Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non, NXB ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non
Tác giả: Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên), Nguyễn Như Mai, Đinh Kim Thoa
Nhà XB: NXB ĐHSP
Năm: 2005
2. Nguyễn Xuân Khoa (2003), Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo, NXB ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo
Tác giả: Nguyễn Xuân Khoa
Nhà XB: NXB ĐHSP
Năm: 2003
3. TS Đinh Hồng Thái (2009), Giáo trình Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
Tác giả: TS Đinh Hồng Thái
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2009
4. TS Đinh Hồng Thái (2007), Phương pháp phát triển lời nói cho trẻ em, NXB ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp phát triển lời nói cho trẻ em
Tác giả: TS Đinh Hồng Thái
Nhà XB: NXB ĐHSP
Năm: 2007
5. Đào Thanh Âm (1997), Giáo dục mầm non, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục mầm non
Tác giả: Đào Thanh Âm
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1997
6. Nguyễn Quang Uẩn (2000), Tâm lí học đại cương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học đại cương
Tác giả: Nguyễn Quang Uẩn
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2000
7. Nguyễn Khắc Viện (1992), Lòng con trẻ, NXB Phụ nữ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lòng con trẻ
Tác giả: Nguyễn Khắc Viện
Nhà XB: NXB Phụ nữ
Năm: 1992
8. Tạ Thị Ngọc Thanh (1980), Dạy trẻ phát âm đúng và làm giàu vốn từ cho trẻ, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy trẻ phát âm đúng và làm giàu vốn từ cho trẻ
Tác giả: Tạ Thị Ngọc Thanh
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1980
9. Trang web: www.mamnon.com; http://thuviengiaoan.vn; http://123doc.org 10. Lam Hồng (2015), Đồng dao và các trò chơi dân gian Việt Nam, NXB Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đồng dao và các trò chơi dân gian Việt Nam
Tác giả: Trang web: www.mamnon.com; http://thuviengiaoan.vn; http://123doc.org 10. Lam Hồng
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 2015
11. Minh Trang, Minh Hương (2012), Bộ sách Đồng dao và trò chơi dân gian , NXB Thanh niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ sách Đồng dao và trò chơi dân gian
Tác giả: Minh Trang, Minh Hương
Nhà XB: NXB Thanh niên
Năm: 2012

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w