Một số giáo viên chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc phát triển thể chấtcho trẻ 5-6 tuổi, chưa lựa chọn đúng nội dung, hình thức tổ chức chưa sáng tạohấp dẫn, việc lồng ghép, tích hợp
Trang 1BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1 Lời giới thiệu
Trẻ em là giống nòi, là tương lại của đất nước, là chủ nhân của Tổ quốc sau này Những “Chủ nhân tương lai” có thể chất tốt thì Đất nước mới thịnh Trong những năm qua, Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng nhiệm vụ phát triển thể chất cho trẻ em và được coi là nội dung cơ bản của chiến lược con người góp phần nâng cao tầm vóc người Việt, tạo nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Ở bậc học mầm non, giáo dục phát triển thể chất là một trong những mục tiêu được đặt lên hàng đầu trong chương trình giáo dục
Phát triển thể chất đối với trẻ nói chung, đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nói riêng là vô cùng quan trọng Nó không chỉ là sự phát triển về hình thái cơ thể bên ngoài của trẻ, mà nó còn là yếu tố giúp trẻ phát triển các mặt khác như nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm-xã hội, thẩm mỹ
Là một giáo viên mầm non đang trực tiếp thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở độ tuổi 5-6 tuổi, tôi luôn mong muốn mình cần làm
gì để giúp trẻ phát triển thể chất một cách toàn diện Nên tôi đã tìm ra “Một số giải pháp phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non”
2 Tên sáng kiến
“Một số giải pháp phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm
non”.
3 Tác giả sáng kiến
- Họ và tên: Hoàng Thị Thoa
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường mầm non Hướng Đạo
- Điện thoại: 0989412332
- E_mail: hoangthithoa.c0huongdao@vinhphuc.edu.vn
4 Chủ đầu tư sáng kiến
Nhà giáo Hoàng Thị Thoa - Giáo viên Trường mầm non Hướng Đạo - Tam Dương - Vĩnh Phúc
5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Lĩnh vực giáo dục phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
Tháng 02 năm 2018 đến tháng 02 năm 2019
7 Mô tả bản chất của sáng kiến
7.1 Về nội dung của sáng kiến
7.1.1 Cơ sở lý luận
Trang 2Ở giai đoạn 5-6 tuổi, cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ nhưng vẫn còn non nớt chưa ổn định, khả năng vận động còn hạn chế Hệ thần kinh của trẻ chưa hoàn thiện đầy đủ để thực hiện các chức năng của mình Trẻ đã có khả năng quan sát, phán đoán, hình thành kỹ năng vận động và phân biệt được các hiện tượng xung quanh Hệ xương của trẻ chưa phát triển hoàn thiện so với người lớn, có nhiều sụn xương, xương mềm, yếu, dễ bị cong hoặc gãy Hệ cơ của trẻ phát triển yếu và không đồng đều, tổ chức cơ bắp còn ít Các sợ cơ nhỏ, mảnh, thành phần nước trong cơ tương đối nhiều, ít đạm, mỡ và các muối vô cơ, nên sức mạnh cơ bắp còn yếu, cơ nhanh mệt mỏi Khớp của trẻ chưa vững chắc,
ổ khớp còn nông, dây chằng lỏng lẻo chưa mềm dẻo, linh hoạt Hệ hô hấp, hệ tuần hoàn vẫn đang hoàn thiện Cơ thể trẻ còn non yếu, dễ bị phát triển lệch lạc, mất cân đối Nếu không được chăm sóc, giáo dục đúng đắn có thể gây nên nhưng thiếu sót trong sự phát triển cơ thể trẻ mà không dễ khắc phục được
7.1.2 Thực trạng hiện nay của trẻ 5-6 tuổi
Là một trong những trường thuộc vùng nông thôn, đa số phụ huynh làm nông nên ít có điều kiện quan tâm đến con cái, đặc biệt là vấn đề phát triển thể lực cho trẻ Do vậy tình trạng sức khỏe của trẻ trong toàn trường nói chung và lớp tôi nói riêng không đồng đều Bên cạnh đó các bậc phụ huynh quá bận rộn với công việc, để mặc cho con trẻ ngồi hàng giờ chơi với các thiết bị điện tử (như là ti vi, máy tính, điện thoại), điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng vận động của trẻ, trẻ lười vận động, không thích di chuyển dẫn đến béo phì và các vấn đề sức khỏe khác Thêm vào đó là chế độ ăn uống tại gia đình trẻ chưa hợp lý, chưa cân đối nên tỉ lệ thừa cân, béo phì tăng nhanh ở trẻ nhỏ trong những năm gần đây
Một số giáo viên chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi, chưa lựa chọn đúng nội dung, hình thức tổ chức chưa sáng tạo hấp dẫn, việc lồng ghép, tích hợp chưa linh hoạt, sáng tạo, đồ dùng học liệu chưa phong phú, chưa khoa học; chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ; sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường còn chưa chặt chẽ Dẫn đến giáo dục phát triển thể chất chưa đạt hiệu quả như mong đợi
Vào đầu năm học tôi có tiến hành điều tra khảo sát trẻ 5 tuổi trong trường mầm non Để đánh giá được chất lượng giáo dục thể chất của trẻ trước khi áp dụng giải pháp đề xuất Tôi đã dựa vào các tiêu chí như: Trẻ có các thói quen, hành vi có lợi cho sức khỏe; Trẻ có kĩ năng vận động cơ bản; Trẻ có kĩ năng vận động tinh; Trẻ khỏe mạnh, cân nặng chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi
Đối tượng phục vụ cho quá trình nghiên cứu là trẻ 5-6 tuổi, lớp 5 tuổi A2
và 5 tuổi A3 trường mầm non Hướng Đạo Số lượng trẻ tham gia vào quá trình nghiên cứu là 54 trẻ
Trang 3Bảng 1: Khảo sát trẻ đầu năm học (Tháng 09/2018)
(Tổng số trẻ được khảo sát: 54 trẻ)
Tiêu chí khảo sát Số lượng trẻ được
KS
Trẻ có các thói quen, hành vi có lợi
Trẻ có kĩ năng vận động cơ bản 54 38 70% 16 30% Trẻ có kĩ năng vận động tinh 54 32 59% 22 41% Trẻ khỏe mạnh, cân nặng chiều cao
phát triển bình thường theo lứa tuổi 54 46 85% 8 15%
7.1.3 “Một số giải pháp phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non”.
Trước thực trạng trên, cũng như nhận thức được tình hình thực tế hiện nay tôi đã suy nghĩ và tìm ra các giải pháp để chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ ngày càng được nâng cao tôi mạnh danh đưa ra những biện pháp sau:
1 Giải pháp 1: Xây dựng môi trường phát triển thể chất
Môi trường thể chất trong và ngoài lớp học có ý nghĩa vô cùng quan trọng,
là điều kiện để giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển thể chất
* Xây dựng môi trường phát triển thể chất bên trong lớp học
Tôi luôn tận dụng diện tích phòng học, trang trí lớp học lồng ghép nội dung giáo dục thể chất thay đổi theo từng chủ đề Sắp xếp thiết bị, đồ chơi ở các góc chơi trong lớp lôgic, gọn gàng, linh hoạt mang tính mở; tận dụng mọi điều kiện phù hợp với từng vận động của trẻ để tạo cơ hội cho trẻ được vận động ở mọi lúc mọi nơi, tăng cường vận động trong thời gian trẻ ở trường mầm non Lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng bằng cách làm các con rối để minh họa cho câu chuyện ở góc tạo hình, sử dụng các nguyên vật liệu phế thải như dùng giấy báo để bồi thành các loại hoa quả, báo mua sắm… để tạo thành các bài tập trong các góc phám phá khoa học, bé làm nội trợ… phù hợp với nội dung giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe Sưu tầm tranh ảnh, sách báo có nội dung giáo dục vệ sinh, dinh dưỡng cho góc thư viện Chụp ảnh ghi lại những hoạt động chăm sóc giáo dục vệ sinh và trưng bày tại góc tuyên truyền và góc thư viện Sưu tầm những thứ có sẵn trong thiên nhiên như đất, cát, nước, đá, sỏi, lá cây, hoa, củ quả, hạt giống, vỏ sò… hay những thứ sưu tầm trong sinh hoạt hàng ngày như hộp cũ thùng cát tông, sách báo, bìa, giấy, vải vụn, đồ dùng - dụng cụ gia đình… hoặc đồ dùng học tập như bút, kéo, nhạc cụ… để làm phong phú thêm đồ dùng, học liệu cho trẻ
Trang 4(Hình ảnh đồ dùng đồ chơi tự làm)
* Xây dựng môi trường phát triển thể chất bên ngoài lớp học
Môi trường bên ngoài lớp học rất tốt đối với việc phát triển thể chất của trẻ
Cụ thể, trẻ được vận động toàn thân, phát triển kĩ năng vận động thô như: đi, chạy, nhảy, leo trèo, giữ thăng bằng đó là những kĩ năng rất quan trọng cho sự phát triển cơ thể của trẻ; trẻ thoải mái chạm tay vào mọi thứ xung quanh và tự khám phá môi trường xung quanh bằng các giác quan và cảm xúc của mình Tôi
đã tham mưu với ban giám hiệu để khu vực hoạt động ngoài trời được quy hoạch, thiết kế phù hợp, an toàn, sạch đẹp Các cô giáo trong nhà trường cùng phối hợp bố trí thời gian để thay đổi tạo cảnh quan sư phạm mới mẻ, hấp dẫn Môi trường ngoài trời có khu vực chung rộng lớn để trẻ tập thể dục, học giờ học có chủ đích phát triển thể chất, chơi các trò chơi vận động, trò chơi dân gian
(Hoạt động trẻ chơi trò chơi kéo co)
Trang 5Có khu vực vận động để chơi đu quay, cầu trượt, bập bênh… Ở khu vực này chúng tôi đã trải thảm cỏ để đảm bảo an toàn và vệ sinh cho trẻ; Tận dụng những chiếc lốp xe đạp, xe máy, ô tô cũ để sơn mới lại làm hàng rào xung quanh, làm xích đu, thang leo thiết kế một hố cát rộng để trẻ bật sâu, nhảy xa Những hoạt động này khuyến khích phát triển kĩ năng vận động thô của cơ bắp, các tố chất nhanh, mạnh, khéo léo, thăng bằng, phối hợp nhịp nhàng tay mắt Khu vực tiếp theo là khu vực môi trường thiết kế vườn hoa, cây cảnh, vườn rau, các chậu có đất để gieo hạt, trồng rau, trồng cây Với một số đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ (cào, xẻng nhỏ, xô, gáo nhỏ, bình tưới nước ), một số con vật nuôi mà trẻ yêu thích (bể cá cảnh, hồ ếch nhỏ, các con vật nuôi: thỏ, chim, vẹt)
để trẻ hoạt động lao động như chăm sóc cây cối, động vật Ở khu vực này trẻ còn được phát triển cảm giác, giác quan khi chơi với cát, nước, đất, sỏi, đá như với cát ướt có thể dùng khuân để in bánh, vẽ ngón tay trên cát; với cát khô có thể đổ vào chai, lọ có vòi nhỏ để vẽ; chơi đong, đếm nước, cát, đá, sỏi và so sánh, làm thí nghiệm vật nổi - vật chìm
(Hoạt động trẻ đang chăm sóc cây hoa)
Trang 6Các phương tiện luyện tập đa dạng đảm bảo sự bền vững, an toàn và được sắp xếp ngăn nắp, trưng bày một cách hấp dẫn để trẻ dễ nhìn, dễ lấy khi cần
Ngoài việc sử dụng những dụng cụ, đồ dùng luyện tập sẵn có, tôi luôn tận dụng những nguyên vật liệu tái sử dùng, vật liệu đã qua sử dụng: giấy bìa, thùng cát tông, chai lọ, lốp xe… để làm dụng cụ, đồ dùng thêm sinh động, hấp dẫn, thân thiện với môi trường Hay sử dụng khối gỗ, thanh gỗ, thăng bằng, đệm nhảy giúp trẻ phát triển vận động thô, các loại hộp và vật liệu vẽ, tạo hình khuyến khích trẻ sáng tạo Hỗ trợ việc học của trẻ, kích thích giác quan thu hút trẻ vào giờ hoạt động thể chất để đạt kết quả cao
2 Giải pháp 2: Lựa chọn nội dung, tổ chức thực hiện
Việc giáo viên lựa chọn đúng, phù hợp nội dung phát triển thể chất có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với trẻ
* Giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe
Giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe cho trẻ là cung cấp cho trẻ kiến thức sơ đẳng về vệ sinh, dinh dưỡng, phòng bệnh và trau dồi các kĩ năng nhằm hình thành các thói quen, hành vi có lợi cho sức khỏe
- Lựa chọn nội dung:
Ngay từ đầu năm học, tôi đã căn cứ vào nội dung, kết quả mong đợi của chương trình giáo dục mẫu giáo 5-6 tuổi trong chương trình giáo dục mầm non do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành, khả năng thực tế của trẻ trong lớp mẫu giáo, điều kiện cơ sở vật chất của trường, lớp để lựa chọn các nội dung đưa vào kế hoạch giáo dục của năm học Nội dung giáo dục được tôi tích hợp theo chủ đề, gắn với các mối quan hệ qua lại giữa trẻ với môi trường sống, mở rộng dần nội dung hiểu biết của trẻ nhằm giáo dục trẻ các kĩ năng sống đơn giản, gần gũi tùy theo khả năng phát triển và cá nhân của trẻ Một
số nội dung tôi triển khai ngay từ đầu năm học sau đó tiếp tục lặp đi lặp lại ở các chủ đề khác nhau trong suốt năm học để tạo thói quen, nền nếp tốt đồng thời rèn luyện một số kĩ năng cho trẻ trong sinh hoạt hằng ngày
Ví dụ: Nội dung giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe ở chủ đề trường mầm non: Nghe giới thiệu các món ăn hằng ngày ở lớp; Cách chế biến một số món ăn đơn giản
Luyện tập và thức hiện các thói quen trong ăn uống, vệ sinh, sinh hoạt: mời trước khi ăn, ăn hết suất, ăn nhiều loại thức ăn, không vừa ăn vừa nói… rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, vệ sinh răng miệng
Quan sát và trò chuyện về những vật dụng, nơi nguy hiểm trong trường, lớp mầm non, không được lại gần và đùa nghịch
Nội dung giáo dục sinh dưỡng - sức khỏe ở chủ đề bản thân:
Nhận biết thực phẩm theo các nhóm, ích lợi của chúng đối với sức khỏe Thực hành vệ sinh cá nhân: Tập đánh răng, rửa mặt, rửa tay bằng xà phòng; vệ sinh các giác quan
Trang 7(Hình ảnh trẻ đang rửa mặt)
- Hình thức tổ chức hoạt động:
Khi tổ chức hoạt động tôi đã tích hợp nội dung giáo dục vào các hoạt động học của các lĩnh vực khác một cách tự nhiên, khéo léo giúp trẻ dễ hiểu, dễ nhớ
Ví dụ: Khi hướng dẫn trẻ hoạt động khám phá khoa học “Một số bộ phận trên
cơ thể và chức năng của chúng”, cần đảm bảo yêu cầu: trẻ gọi đúng tên, biết chức năng của một số bộ phận trên cơ thể Sau đó hướng dẫn trẻ thực hành vệ sinh cá nhân (Tập đánh răng, rửa mặt, rửa tay bằng xà phòng; vệ sinh các giác quan)
Do khả năng nhận thức của trẻ còn hạn chế, trẻ mau quên - dễ chán, chưa hiểu được hết ý nghĩa của thói quen vệ sinh nên tôi luôn hướng dẫn tỉ mỉ, kiên trì, nhẹ nhàng với trẻ Ở giai đoạn đầu tiên phải lặp đi lặp lại các kĩ năng cách nhau không xa, cho trẻ được thường xuyên luyện tập với trình tự nhất định của hoạt động Cần thiết phải nói với trẻ nhiều lần khi bảo trẻ làm một việc nào đó Nên nhắc lại một thông điệp qua nhiều ngày Ví dụ “Trước khi ăn cơm, các con nhớ rửa tay bằng xà phòng” cho đến khi trẻ tiếp nhận và ghi nhớ lời nói của cô Hoạt động chủ đạo của trẻ là hoạt động vui chơi nên tôi đặc biệt chú ý giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe thông qua hoạt động chơi: trò chơi vận động, trò chơi gia đình, trò chơi bán hàng, trò chơi đóng kịch, kể chuyện, đọc thơ, đồng dao, tập xé, dán, vẽ, nặn…Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe thông qua các hoạt động sinh hoạt hằng ngày trong trường mầm non; bản tin, ngày hội, ngày lễ của nhà trường; các hoạt động ngoại khóa: Hội chợ quê, đi siêu thị, làm vườn cùng các chú bộ đội
Trang 8* Giáo dục phát triển vận động
Giáo dục phát triển vận động bao gồm các bài tập phát triển các nhóm cơ
và hô hấp, bài tập phát triển chung, bài tập vận động cơ bản, các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay – mắt và sử dụng một số đồ dùng dụng cụ nhằm giúp trẻ khỏe mạnh, có kĩ năng vận động thô - tinh, phát triển các tố chất nhanh nhẹn, khéo léo, dẻo dai, sức mạnh của cơ bắp cũng như khả năng giữ thăng bằng của cơ thể trong quá trình vận động
* Bài tập phát triển các nhóm cơ và hô hấp
- Lựa chọn nội dung:
Bao gồm các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp theo yêu cầu của
độ tuổi 5-6 tuổi trong Chương trình Giáo dục mầm non
Lựa chọn các bài tập phát triển các nhóm cơ và hô hấp Mỗi bài tập thường
có 4 - 5 động tác, mỗi động tác tập từ 3-4 lần Các động tác trong bài tập được sắp xếp theo một trình tự: Động tác hô hấp - động tác phát triển cơ tay và bả vai
- các động tác phát triển cơ lưng, bụng rồi đến các động tác phát triển cơ chân
- Tổ chức thực hiện:
+ Bài tập thể dục sáng
Các bài tập phát triển các nhóm cơ và hô hấp được sử dụng trong bài thể dục sáng Tôi và các cô giáo trong trường cho trẻ tập thể dục thường xuyên vào các buổi sáng, thực hiện ở ngoài trời với không khí trong lành, thoáng mát Trước khi tập cho trẻ khởi động nhẹ nhàng khoảng 1-2 phút; sau đó cho trẻ đứng thành 2-3 hàng ngang hoặc thành vòng tròn để tập Với bài tập trẻ đã biết, tôi hô
để trẻ tập; với bài tập mới, trẻ chưa biết, tôi tập cùng với trẻ kết hợp sử dụng âm nhạc hoặc bài hát phù hợp với chủ đề để trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động
Trang 9(Hình ảnh trẻ đang tập thể dục)
+ Bài tập phát triển chung
Các bài tập phát triển các nhóm cơ và hô hấp còn được sử dụng trong bài tập phát triển chung Nội dung bài tập bao gồm các động tác và thực hiện theo trình tự: Động các tay, vai - động tác lưng, bụng - động tác bật nhảy, trong đó có động tác hỗ trợ cho vận động cơ bản với số lần tập tăng thêm từ 1-2 lần Trẻ thực hiện bài tập ở các đội hình khác nhau (đứng tự do, đứng thành vòng tròn, đứng theo hàng dọc hoặc hàng ngang) tạo sự thoải mái và sau mỗi chủ đề có sự điều chỉnh, thay đổi các động tác; Cô thực hiện các động tác chuẩn xác, chậm vừa phải, trẻ nhìn cô làm và tập theo; Nên lựa chọn các động tác phù hợp với vận động cơ bản của hoạt động học
* Bài tập vận động cơ bản
- Lựa chọn nội dung:
Lựa chọn các bài tập vận động cơ bản trong chương trình để đưa vào thực hiện trong mỗi chủ đề đều phải đầy đủ các vận động: đi, chạy; bò (trườn), trèo; tung, ném - bắt; nhảy - bật
Ví dụ: Chủ đề thế giới động vật, lựa chọn các bài tập vận động cơ bản: Chạy theo đường zích zắc, trườn chui qua cổng, ném xa bằng một tay, bật sâu 30-35 cm
Sắp xếp các vận động đưa vào bài tập theo trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp
Ví dụ: Vận động nhảy - bật, tôi lựa chọn các bài tập vận động cơ bản theo
trình tự: bật liên tục về phía trước -> bật (nhảy) xa 35-40 cm -> bật (nhảy) từ trên cao 30-35 cm xuống (bật sâu) -> bật nhảy chụm chân, tách chân -> bật qua vạch cản -> nhảy lò cò
Một số vận động khó, phức tạp, vận động trẻ chưa thuần thục, có thể tiếp tục đưa vào kế hoạch tập ở các chủ đề tiếp theo
Ví dụ: Tôi đưa vận động cơ bản Ném trúng đích nằm ngang vào chủ đề Thế
giới động vật (Đích là những vòng tròn và vật ném là túi cát), trẻ vẫn chưa thuần thục, tôi tiếp tục đưa vào chủ đề Thế giới thực vật với tên bài tập là Ném bóng vào rổ (Đích là rổ nhựa và vật ném là bóng)
- Tổ chức thực hiện:
Bài tập vận động cơ bản được tổ chức luyện tập trong hoạt động học Mỗi hoạt động học có 2 vận động cơ bản: một vận động tập mới hoặc vận động trẻ chưa thành thạo và một vận động củng cố thực hiện dưới hình thức trò chơi (hai vận động không cùng một dạng vận động)
Ví dụ: Bài tập Bò chui qua cổng và Chuyền bóng theo hàng dọc hoặc bài tập Chạy 18m trong khoảng 5-7 giây và Ném xa bằng một tay
Thời gian cho hoạt động học là 30-35 phút
Tiến hành hoạt động học gồm 3 hoạt động:
Trang 10+ Hoạt động 1: Khởi động: Trẻ di chuyển theo đội hình vòng tròn, đi hoặc chạy (thay đổi các kiểu đi/chạy hoặc kết hợp vận động nhẹ nhàng) 2 – 3 phút, sau đó đứng thành vòng tròn, vòng cung hoặc hàng ngang để tập bài tập phát triển chung
+ Hoạt động 2: Trọng động: Khoảng 25 - 30 phút
Tập bài tập phát triển chung với các động tác: tay – vai, lưng – bụng – lườn, chân
Tập 2 bài vận động cơ bản: 1 vận động mới, 1 vận động ôn luyện thực hiện
dưới hình thức trò chơi Ví dụ: vận động cơ bản Ném xa bằng 1 tay, trò chơi vận động Bật qua suối nhỏ Hoặc 1 vận động mới và 1 vận động trẻ đã chơi thành
thạo Ví dụ: Vận động cơ bản Tung – bắt bóng, đi khuỵu gối
Tập 1 vận động mới hoặc 1 vận động mới và 1 vận động trẻ đã chơi thành thạo
Cô làm mẫu:
- Lần 1: Cô thực hiện hoàn chỉnh vận động
- Lần 2: Cô thực hiện vận động kết kợp giải thích
Cô mời 1 đến 2 trẻ khá lên thực hiện vận động
Cô cho trẻ thực hiện vận động ( với hình thức lần lượt, nối tiếp, thi đua), cô chú ý sửa sai cho trẻ
Sau mỗi lần tập cô hỏi lại trẻ tên vận động
Tập 1 vận động ôn luyện thực hiện dưới dạng hình thức trò chơi
Cô giới thiệu tên trò chơi
Cô phổ biến cách chơi, luật chơi
Cô tổ chức cho trẻ chơi
Cô nhận xét kết quả chơi, động viên khen ngợi trẻ
+ Hoạt động 3: Hồi tĩnh: Vận động nhẹ nhàng 2 – 3 phút