skkn một số biện pháp phát triển vận động cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non

26 7.2K 21
skkn một số biện pháp phát triển vận động cho trẻ 5  6 tuổi ở trường mầm non

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỌ XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG CHO TRẺ 5 - 6TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường Mầm non Xuân Vinh – Thọ Xuân SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

THANH HÓA: NĂM 2017

Trang 2

- Đối tượng nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu

- Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

- Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

- Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm - Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

* Giải pháp 1: Nghiên cứu tài liệu để nắm vững phương

pháp tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi

* Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động phát triển vận động đảm bảo tính khoa học và vừa sức đối

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường

Trang 3

1 MỞ ĐẦU1.1 Lý do chọn đề tài:

Người xưa có câu “ Có sức khỏe thì có tất cả

Không sức khỏe thì không có gì”

Đúng như vậy câu nói đó rất có ý nghĩa trong cuộc sống của tất cả chúng ta, Có sức khỏe thì làm việc gì cũng không ngại và có hiệu quả còn đối với trẻ có khỏe mạnh trẻ mới chơi ngoan, học tập và tiếp thu kiến thức tốt và phát triển toàn diện Nhưng trên thực tế và kinh nghiệm giảng dạy của mình ở trường mầm non Xuân Vinh bản thân tôi thấy việc phát triển vận động vẫn chưa thực sự được chú trọng Tôi vẫn băn khoăn tại sao các hoạt động học khác như: Âm nhac, Văn học, Tạo hình thì trẻ rất hứng thú còn giờ học Thể dục trẻ không hứng thú để học, trẻ chưa thật sự biết kiên nhẫn để chờ đến lượt mình để thực hiện bài tập nên giờ tổ chức hoạt động học có chủ đích: Thể dục mà bản thân tôi tổ chức cho trẻ chưa đạt hiệu quả cao Dẫn đến trẻ chưa có sức bền trong các hoạt động :

Tham gia hoạt động học liên tục trẻ mệt mỏi và tỏ ra không hứng thú Đặc biệt trẻ không nhanh nhẹn khéo léo trong các bài tập tổng hợp Khi chơi trò chơi dân gian chưa có đủ sức khỏe, sức bền để chiến thắng đội bạn

Bên cạnh đó việc giáo dục phát triển vận động cho trẻ chưa tốt nên dẫn đến trẻ chưa phát triển toàn diện đặc biệt là mặt thể chất, các cháu nhỏ hơn, yếu hơn các bạn cùng tuổi ở các trường bạn Từ đó dẫn đến kết quả học tập của trẻ chưa cao, còn nhiều trẻ thấp còi Điều đó đã nhắc nhở tôi muốn dành cho các cháu có một sức khỏe tốt phát triển cân đối về chiều cao và cân nặng thì mỗi giáo viên cần phải làm gì để giúp trẻ phát triển toàn diện, trẻ có khỏe mạnh thì mới thông minh đó là điều mà các cô giáo và cha mẹ học sinh mong muốn Phát triển vận động còn tăng cường sức khỏe cho trẻ đồng thời cung cấp những kiến thức giáo dục nhằm phát triển một cơ thể cân đối hài hòa và phát triển toàn diện về nhân cách cho trẻ chuẩn bị tâm thế tạo tiền đề cho trẻ bước vào lớp 1 trường tiểu học Đồng thời trên thực tế trường tôi chưa có ai thực sự có kinh nghiệm cho việc làm tốt công tác giáo dục phát triển vận động cho trẻ.

Là giáo viên mầm non tôi nhận thấy bản thân mình có vai trò rất quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ, giáo viên phải có phương pháp như thế nào để cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ theo từng giai đoạn trong độ tuổi để dạy trẻ cho phù hợp.

Từ đó tôi đã suy nghĩ để tìm ra: “Một số biện pháp phát triển vận động

cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non Xuân Vinh”

1.2 Mục đích nghiên cứu:

Trang 4

Thực hiện sự chỉ đạo của Sở giáo dục và Đào tạo Thanh hóa, phòng Giáo dục và Đào tạo Thọ Xuân về việc thực hiện chuyên đề phát triển vận động nhằm rèn luyện phát triển thể lực, tăng cường khả năng vận động cho trẻ Thực hiện nhiệm vụ năm học 2016 - 2017 của trường, chính vì vậy nhà trường rất quan tâm xây dựng kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng cho hoạt động phát triển vận động của tất cả các độ tuổi trong nhà trường

Trong chương trình chăm sóc giáo dục mầm non, hoạt động giáo dục phát triển vận động ở lớp mẫu giáo 5 tuổi đóng vai trò rất quan trọng để giúp trẻ phát triển hài hòa cân đối về thể lực cũng như về chiều cao và cân nặng của trẻ Trong quá trình cho trẻ tập luyện các bài tập phát triển các cơ vận động thì giáo viên là người hướng dẫn, tổ chức cho trẻ trải nghiệm thực hành tập các động tác đúng kỹ thuật của bài tập.

Ở chương trình khung đặt ra yêu cầu nội dung giáo dục của từng độ tuổi và đưa ra kết quả mong đợi cuối độ tuổi Để đạt được kết quả mong đợi cuối độ tuổi, đặc biệt là trẻ 5 tuổi có các bài tập đánh giá chỉ số nên giáo viên phải chủ

động lựa chọn bài dạy cho phù hợp với nội dung và yêu cầu cần đạt của trẻ

Song trên thực tế giáo viên chúng tôi còn gặp khó khăn khi thực hiện chuyên đề giáo dục phát triển vận động, việc lựa chọn bài dạy vận động chúng tôi hay vấp phải lỗi như các bài tập hay trùng nhóm cơ, giáo viên cung cấp kiến thức cũng như kỹ thuật động tác chưa chính xác, chưa biết cách sửa sai cho trẻ, sửa sai còn lúng túng, nề nếp học tập của trẻ chưa ngoan, kỹ năng động tác không dứt khoát, khẩu hiệu của cô chưa rõ ràng, trẻ chưa mạnh dạn thể hiện, tổ chức trò chơi vận động chưa sáng tạo và trò chơi chưa mang tính chất củng cố và ôn vận động cơ bản Hình thức tổ chức các hoạt động thể dục còn mang tính gò bó chưa linh hoạt, giáo viên chưa biết cách dẫn dắt chuyển tiếp sáng tạo trong các bước lên lớp Sự phối hợp bao quát lớp giữa các giáo viên chưa hiệu quả dẫn đến kết quả của các giờ dạy chưa cao.

Với trẻ mẫu giáo lớn thì cơ thể của trẻ đang phát triển nếu không có biện pháp giáo dục hay chọn nội dung phù hợp sẽ không tạo cơ hội cho trẻ tham gia rèn luyện thể chất dẫn đến thể lực của trẻ sẽ phát triển không đồng đều Vì thế giáo dục phát triển vận động là nhiệm vụ quan trọng cần thiết cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Việc tạo cơ hội cho trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động giáo dục phát triển vận động khỏe mạnh là rất quan trọng giúp hệ thần kinh, các giác quan của trẻ sẽ nhanh nhạy hơn và có tác dụng nâng cao năng lực, sức khỏe cũng như về nhận thức tinh thần của trẻ.

Trang 5

Đối với trẻ mẫu giáo nói chung và đặc điểm của trẻ 5 tuổi nói riêng hoạt động giáo dục phát triển vận động là giúp trẻ có thể lực tốt, biết tập những bài tập vận động cơ bản nhằm phát triển một cơ thể khỏe mạnh thông qua những bài vận động thô, vận động tinh một cách dẻo dai có bài bản để giúp trẻ hoạt động sinh hoạt trong hàng ngày mà không phải bỡ ngỡ Đó cũng là yếu tố vô cùng quan trọng giúp trẻ tập luyện để nâng cao thể chất phòng bệnh béo phì giảm tỷ lệ bệnh còi xương suy dinh dưỡng ở trẻ trong độ tuổi.

Lựa chon đề tài này nhằm giúp cho trẻ lớp tôi nói riêng và trẻ mầm non của trường Xuân Vinh nói chung nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ Góp phần phát triển toàn diện cho trẻ mầm non.

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

Với đề tài này tôi sẽ nghiên cứu về đặc điểm phát triển vận động của trẻ 5 -6 tuổi, nghiên cứu thực tế việc giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 - -6 tuổi ở trường mầm non Xuân Vinh từ đó đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

* Đề tài này được thực hiện với một số phương pháp sau đây:

- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Để tìm hiểu đặc điểm phát triển của trẻ mầm non 5 - 6 tuổi

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Nghiên cứu tình hình tại lớp để đưa ra các biện pháp phù hợp.

- Phương pháp quan sát: Quan sát khả năng hoạt động của trẻ

- Phương pháp đàm thoại: Đàm thoại trò chuyện và phân tích những động tác những bài tập để trẻ tiếp thu và thực hiện được tốt

- Phương pháp thực hành: cho trẻ thực hành các bài tập để phát triển khả năng vận động của trẻ 5-6 tuổi

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1 Cơ sở lý luận:

Mục tiêu giáo dục mầm non là: “Hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên

của nhân cách con người xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Giáo dục phát triển vận động là một trong những nhiệm vụ của giáo dục phát triển thể chất nhằm phát triển toàn diện cho trẻ mầm non, dưới góc độ sinh lý học, vận động là sự chuyển động của cơ thể con người, Trong đó sự tham gia của hệ cơ, hệ xương và sự điều khiển của hệ thần kinh, Vận động (Vận động dù ở mức độ đơn giản hay phức tạp) Là sự điều khiển của cơ thể con người nhiều mặt khác nhau Dưới tác động của giáo dục, các hoạt động nhằm phát triển vận động cho trẻ sẽ được nghiên cứu, lựa chọn một cách khoa học để đạt được mục

Trang 6

tiêu giáo dục đề ra (Tài liệu Hướng dẫn tổ chức các hoạt động phát triển vận

`Mục đích việc tổ chức hoạt động phát triển vận động là hướng đến sự phát triển tính tích cực tham gia vào các hoạt động vận động của cơ thể, giúp hình thành cho trẻ mầm non những kỹ năng kỹ xảo vận động giống người lớn và phát triển các tố chất nhanh nhẹn, thể lực khỏe mạnh, khéo léo, bền bỉ để cho cơ thể phát triển hài hòa cân đối Thông qua giáo dục phát triển vận động tốt sẽ giúp trẻ có nhận thức ban đầu về cuộc sống về cái đẹp, gìn giữ cái đẹp, yêu thích mong muốn tạo ra cái đẹp ở xung quanh Giúp trẻ thông minh, ham hiểu biết, thích tìm tòi trải nghiệm các cảm giác mạnh của hoạt động giáo dục phát triển vận động.

Vì thế vai trò phát triển vận động đối với cơ thể trẻ đã được các nhà nghiên cứu Thạc sĩ Hoàng Thị Hoài khoa Giáo dục mầm non và Tiến sĩ Hồ Lam

Hồng viện nghiên cứu Đại học Sư phạm Hà nội đã khẳng định rằng :“Hoạt

động phát triển vận động có ý nghĩa quan trọng trong việc rèn luyện thể lựccho trẻ, nếu rèn luyện thể lực đều đặn và có hệ thống sẽ giúp cơ thể phát triểntoàn diện, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể và thích ứng với sự thay đổi củamôi trường”.

Cho nên rèn luyện thường xuyên sẽ giúp trẻ duy trì sự cân bằng của cơ thể, làm cho việc trao đổi chất được tốt hơn, củng cố hệ thống tuần hoàn, hô hấp Qua các nhà nghiên cứu những trẻ ít vận động thì các chức năng hoạt động của cơ thể, nhận thức thường kém phát triển, hoạt động hệ tuần hoàn và hệ hô hấp bị hạn chế, khả năng lao động chân tay giảm sút, thường hay mệt mỏi không thích tham gia vào các hoạt động Đó là biểu hiện của những trẻ còi sương suy dinh dưỡng, còn nếu trẻ bình thường mà lười hoạt động trẻ thì trọng lượng cơ thể tăng nhanh dẫn đến trẻ bị béo phì Còn những trẻ nhanh nhẹn thích tham gia vào các hoạt động thì cơ thể sẽ phát triển hài hòa cân đối về thể chất lẫn trí tuệ Vì thế phát triển vận động có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể, ở mỗi một giai đoạn thì nhu cầu và lượng vận động sẽ khác nhau mỗi trẻ cũng có cách vận động khác nhau.

Cho nên trẻ 5 tuổi các bài tập vận động có tác dụng chung đến toàn bộ cơ thể, kích thích các cơ bắp, các hệ cơ quan tham gia hoạt động trong cơ thể Các bài tập vận động phải phù hợp với từng độ tuổi, với từng khả năng của trẻ Ngoài ra cần tăng cường ưu tiên tập luyện các bài tập phát triển các nhóm cơ bắp tay, chân giúp cơ thể trẻ có một cơ thể cân đối khỏe mạnh.

Để góp phần nâng cao tính hiệu quả trong việc giúp trẻ phát triển vận động thì giáo viên cần thông qua nhiều hình thức phong phú phù hợp với đặc

Trang 7

điểm phát triển của trẻ như trò chơi vận động, thể dục sáng, hoạt động phát triển vận động, trò chơi dân gian, tổ chức đa dạng các hình thức thi đua các tổ trong lớp, các lớp trong khối.

Do đó tính tích cực vận động trong hoạt động phát triển vận động cho trẻ em cần được tiến hành một cách mạnh mẽ, dứt khoát toàn diện rất cần được sự quan tâm của giáo viên, của nhà trường tạo điều kiện trang bị về dụng cụ thể dục để cho trẻ luyện tập phát triển tốt nhất.

Bên cạnh đó chương trình giáo dục mầm non hiện nay đòi hỏi giáo viên thực sự có kiến thức, kỹ năng về lĩnh vực phát triển thể chất, có tư duy sáng tạo, hiểu biết sâu rộng về hoạt động phát triển vận động và có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, tâm huyết với công việc được giao, tích cực học hỏi để nâng cao năng lực chuyên môn Vì thế mỗi giáo viên chúng ta không ngại chuẩn bị dụng cụ đồ dùng và đưa trẻ xuống sân để tổ chức hoạt động.

2.2 Thực trạng vấn đề: - Khảo sát thực tế:

* Thuận lợi:

+ Về cơ sở vật chất: lớp học thoáng mát, rộng rãi.

+ Nhà trường có khu sân chơi vận động ngoài trời rộng cho trẻ hoạt động + Giáo viên nhiệt tình có tinh thần trách nhiệm trong công việc.

* Khó khăn:

+ Về cơ sở vật chất:

+ Không có phòng thể chất, dụng cụ thể dục còn thiếu chưa đảm bảo đủ kích cỡ cho cô và trẻ tập luyện.

+ Đồ chơi ngoài trời chưa phong phú cho trẻ phát triển vận động.

+ Là 1 trường mầm non nông thôn nên chưa có nhiều đồ dùng phát triển vận động hiện đại.

+ Hình thức tổ chức hoạt động chưa linh hoạt sáng tạo + Các bài tập cơ bản chưa biết cách nâng cao độ khó.

+ Một số trẻ chưa tập trung chú ý, còn nhút nhát chưa mạnh dạn với hoạt động giáo dục phát triển vận động.

+ Phụ huynh chưa nhận thức tốt về tầm quan trọng của ngành học mầm non, chưa nhiệt tình tham gia các cuộc vận động ủng hộ nhà trường làm góc vận động cho trẻ để cung cấp thêm những nguyên vật liệu cho lớp để làm đồ dùng đồ chơi cho các hoạt động.

- Số liệu điều tra:

Năm học 2016 - 2017 tôi được phân công phụ trách lớp 5 - 6 tuổi với tổng số cháu: 29 cháu, đa số các cháu là ở nông thôn điều kiện gia đình còn khó khăn

Trang 8

nên chưa quan tâm chăm sóc đến sức khỏe của trẻ vì vậy mà tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng còn cao, trẻ chưa mạnh dạn tham gia các bài tập vận động và kỹ năng thực hiện các vận động cơ bản của trẻ chưa tốt, vì vậy đầu năm học tôi đã khảo sát chất lượng vận động của trẻ kết quả như sau:

Từ kết quả thực trạng trên cho thấy số trẻ có thể trạng yếu, chậm chạp còn chiếm tỷ lệ cao Còn nhiều cháu chưa có kỹ năng tập bài tập cơ bản Trẻ chưa tự tin, mạnh dạn để tham gia hoạt động Từ đó bản thân tôi rất băn khoăn trăn trở và đưa ra một số biện pháp để phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.

2.3 Các giải pháp để giải quyết vấn đề.

*Giải pháp 1: Nghiên cứu tài liệu để nắm vững phương pháp tổ chức

các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi.

Bác Hồ của chúng ta đã nói : “ Học, học nữa, học mãi ” thật vậy:

Bản thân là một giáo viên trực tiếp đứng lớp, muốn có chất lượng giáo

dục thực chất như kết quả mong đợi ở “Chương trình giáo dục mầm non” hiện

nay thì đòi hỏi người giáo viên mầm non phải có tâm, yêu nghề mến trẻ và ham học hỏi để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của mình

Cho nên tôi nghĩ mình là giáo viên đã có thời gian dài công tác trong ngành, hàng năm vẫn có những thay đổi về hình thức cũng như phương pháp tổ chức các hoạt động Với những phương pháp dạy cũ cũng không sai nhưng với chương trình giáo dục mầm non hiện nay đã có rất nhiều thay đổi về hình thức tổ chức hoạt động, yêu cầu mỗi giáo viên phải tự tìm tòi bồi dưỡng chuyên môn, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm giảng dạy, sáng tạo trong thực hiện các hoạt

Trang 9

động để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao sức khỏe cho trẻ trong hoạt động giáo dục phát triển vận động ngày một tốt hơn.

Tôi đã nghiên cứu vận dụng những kiến thức trong sách hướng dẫn chương trình giáo dục mầm non hiện nay vào giảng dạy như:

- Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻtrong trẻ trong trường mầm non.

- Các trò chơi phát triển vận động cho trẻ mầm non.

Bên cạnh đó tôi thường đọc tham khảo các tập san có nội dung về giáo dục vận động để chọn đề tài cho phù hợp Tiếp thu bồi dưỡng chuyên đề do phòng tổ chức Từ việc nắm vững phương pháp để tiến hành xây dựng cụ thể cách tiến hành hoạt động vừa sức, phù hợp, phát huy tích cực của trẻ trong hoạt động giáo dục phát triển vận động Đặc biệt quan tâm đến các hoạt động vận động trong lớp học như các góc có liên quan đến phát triển vận động thô, vận động thô như góc âm nhạc, góc phân vai, vận động tinh như góc tạo hình kích thích trẻ sáng tạo khi nặn các sản phầm theo từng chủ đề, biết xếp các đồ chơi mô hình trong các trò chơi vận động theo ý tưởng rêng của trẻ, xác định tính chất của bài tập, khi tổ chức hoạt động cho trẻ đảm bảo vừa sức, phù hợp với hài hòa giữa các vận động Quan tâm đến các vận động đảm bảo tính nhanh nhạy và chính xác trẻ được trải nghiệm.

Nhận thức được điều này bằng những kinh nghiệm sư phạm của mình tôi luôn trao đổi, bàn luận với đồng nghiệp để lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động phát triển vận động nhằm cung cấp kiến thức kỹ năng đúng Còn những vận động ôn chỉ cần tổ chức lồng ghép thông qua trò chơi ôn luyện một cách nhẹ nhàng nhưng đúng kỹ thuật của bài tập

Trên lớp cần chú ý quan sát đến quá trình tập luyện phát triển vận động của từng cá nhân trẻ, tạo cho trẻ luyện tập một cách nhẹ nhàng, thoải mái, đã mang lại kết quả cao sau mỗi hoạt động của trẻ, giúp cho trẻ khỏe mạnh nhanh nhẹn hoạt bát hơn trong mọi hoạt động

Qua những tìm tòi nghiên cứu đã giúp tôi có thêm kiến thức hiểu biết về hình thức tổ chức cũng như phương pháp các hoạt động phát triển vận động cho trẻ Tôi thấy được những kết quả bước đầu trong các hoạt động khi thực hiện tôi thấy mình bình tĩnh, tự tin hơn khi đứng trước trẻ và kiến thức, kỹ thuật vận động chính xác hơn Cách sử dụng các khẩu lệnh rõ ràng, lời nói ngắn gọn dễ hiểu, luôn chủ động trong các tình huống, biết cách phát huy tính tích cực của trẻ nhiều hơn sau mỗi bài tập Kỹ năng, kỹ thuật của trẻ tập chính xác có tác dụng rõ rệt trong mọi hoạt động mà trẻ thực hiện, trẻ nhanh nhẹn khỏe mạnh thì có sức dẻo dai và bền bỉ hơn, còn trẻ yếu chậm chạp thì sức khỏe của trẻ ngày

Trang 10

một tốt hơn Từ những kiến thức bước đầu mà đã mang lại hiệu quả cho trẻ nên tôi lựa chọn biện pháp tiếp theo là lập kế hoạch tổ chức các trong hoạt động giáo dục phát triển vận động theo các chủ đề.

* Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động phát triểnvận động đảm bảo tính khoa học và vừa sức đối với trẻ.

Việc xây dựng kế hoạch đảm bảo tính khoa học và phù hợp với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi để tổ chức tốt các hoạt động phát triển vận động cho trẻ là rất quan trọng và cần thiết, dựa trên kế hoạch phát triển vận động của nhà trường năm học 2016 - 2017 tôi xây dựng nội dung trong chương trình theo độ tuổi mẫu giáo lớn Căn cứ vào thời gian thực hiện chủ đề ở các giai đoạn của chương trình trong năm học thì vào đầu năm tôi đã xây dựng kế hoạch hoạt động theo từng tuần ứng với từng chủ đề trong năm học.

Căn cứ vào mức độ phát triển, khả năng thực tế của trẻ ở lớp mình, tôi đã xây dựng kế hoạch các bài tập vận động phù hợp cho trẻ theo các chủ đề từ đầu đến cuối năm học, xác định nâng cao độ khó của từng bài tập và sắp xếp theo trình tự để đưa vào kế hoạch dạy trẻ sao cho thứ tự các bài tập đảm bảo đi từ dễ đến khó Học kỳ I lượng kiến thức cũng như các bài tập sẽ nhẹ hơn so với học kỳ II, các bài tập ôn luyện củng cố đưa vào các hoạt động nhằm củng cố những kỹ năng vận động đã học vào cuối năm học

Cụ thể các bài tập được sắp xếp theo chủ đề từ dễ đến khó.

Để những hoạt động phát triển vận động của tôi đạt kết quả cao khi xây dựng cụ thể cho từng hoạt động tôi cần nghiên cứu kỹ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, giới tính, sức khỏe, khả năng tiếp thu của trẻ trong lớp, tôi đã xây dựng bài tập vận động đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức đối với trẻ sao cho phù hợp, cân đối các vận động giữa chân và tay, giữa các bài tập cần đến sự linh hoạt nhanh nhẹn với bài tập cần có sự kết tập trung chính xác sự bền bỉ kết hợp khéo léo của cơ thể

* Ví dụ: Bài tập phát triển chung (Chú ý cơ chân tập nhiều hơn)

VĐCB: Nhảy lò cò 5 bước liên tục rồi đổi bên (Chỉ số 9)

TCVĐ: Cáo ơi ngủ à

Khi xây dựng kế hoạch giáo dục phát triển vận động cần nâng cao độ khó của các bài tập để kích thích trẻ phát huy tích cực trải nghiệm của mình qua các bài tập phát triển các nhóm cơ tay, cơ chân hay cần sự vận động của toàn cơ thể.

* Ví dụ: VĐCB: Bật qua suối nhỏ bò qua đường dích dắc có mang vật

trên lưng.

Trang 11

Từ đó cô giáo có thể tăng dần khả năng thích ứng với các vận động khác nhau, khi thực hiện cô phát huy tính tích cực của trẻ như nâng cao độ xa, độ khó và độ chính xác hơn của các bài tập

Trong khi đưa vào bài dạy tôi cũng rất lưu ý dạy từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, biết cân đối lượng kiến thức cho các bài tập vận động để trẻ chậm chạp có thể theo kịp, Tôi hiểu rõ đặc điểm nhận thức của từng trẻ để xây dựng kế hoạch vận động đảm bảo vừa sức, khi thực hiện sau mỗi hoạt động chúng tôi lại rút ra được những bài học trong cách tổ chức cũng như cách xử lý các tình huống xảy ra khi thực hiện hoạt động, từ đó có thêm kinh nghiệm cho mình và đồng nghiệp về hình thức tổ chức các bước lên lớp một cách linh hoạt sáng tạo phù hợp với khả năng tiếp thu của trẻ, để trẻ có thể trạng yếu, vận động chậm chạp sẽ không bị mệt sẽ tự tin về bản thân và hứng thú luyện tập, trẻ có thể trạng tốt khả năng vận động nhanh nhạy hơn có thể vươn lên những tầm xa với những bài tập để tăng dần độ khó

Nếu bài dạy có nội dung quá đơn giản, khối lượng vận động quá ít sẽ khiến tác dụng rèn luyện cơ thể không cao và cũng khiến cho trẻ tập không hứng thú, ngược lại nếu nội dung và lượng vận động quá cao có thể sẽ khiến trẻ tập sợ hãi và không hứng thú tiếp thu được bài tập.

Khi tổ chức thực hiện giáo viên ngoài việc quan tâm đến sức khỏe chung của toàn lớp còn cần quan sát bao quát hướng dẫn lại và giúp đỡ từng trẻ cá biệt trong lớp chưa thực hiện đúng kỹ thuật của bài tập, cần quan tâm đến từng cá nhân trẻ để đánh giá theo chỉ số đạt hay không đạt và có biện pháp rèn trẻ thông qua các trò chơi vận động Qua đó trẻ sẽ được tập lại kỹ năng của bài tập đó tốt hơn, xác định được điều đó tôi phải thực hiện thường xuyên cho trẻ thành thói quen nề nếp trong các hoạt động Kết hợp với y tế thường xuyên theo dõi hàng tháng kiểm tra chiều cao cân nặng với trẻ yếu chậm chạp, suy dinh dưỡng và cập nhật tình trạng phát triển của trẻ để kịp thời có các biện pháp phối kết hợp với gia đình cùng chăm sóc và giáo dục trẻ cho phù hợp.

Có thể nói rằng từ biện pháp xây dựng kế hoạch phát triển vận động phù hợp đã đem lại những thành quả bước đầu như đảm bảo về tính vừa sức, khả năng nhận thức của trẻ ngày một tiến bộ phát triển đồng đều hơn thông qua các hoạt động.

Từ những kết quả đã đạt được tôi thấy việc phối kết hợp giữa các giáo viên để thực hiện các hoạt động cũng rất cần thiết và quan trọng không chỉ đảm bảo đúng theo quy chế mà khi thực hiện hoạt động giáo dục phát triển vận động cô cần cho trẻ tập nhiều lần và quan sát, sửa sai động viên trẻ đặc biệt phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi

Trang 12

* Giải pháp 3 : Phát triển vận động trong hoạt động giáo dục hàng ngàycho trẻ.

Để làm tốt hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ thì nhất định giáo viên phải thực hiện đầy đủ và nghiêm túc chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ :

- Theo kế hoạch tuần thì mỗi tuần có 1 hoạt động học có chủ đích đó là: Thể dục - Hằng ngày có các hoạt động khác liên quan đến phát triển vận động đó là:

* Thể dục sáng:

Cứ mỗi buổi sáng khi nghe thấy tiếng nhạc thể dục bật lên là trẻ lấy dụng cụ thể dục theo các chủ đề như bông, gậy, vòng, thể dục để xuống sân cùng nhau tập thể dục sáng.

Các bài hát bài tập thể dục sáng có thể là nhạc theo chủ đề, hoặc để thay đổi tôi chọn 1 trong 9 bài thể dục sáng theo chủ đề để bật cho tất cả các cháu tập

* Ví dụ : Chủ đề Quê hương - Đất nước - Bác Hồ tập theo bài hát: “Như

có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” Hoặc tôi chọn bài tập của tháng 4 trong đĩa nhạc thể dục sáng dành cho trẻ mầm non.

Kế hoạch thể dục sáng tập theo từng tuần với các động tác của bài tập phát triển khác nhau để phát triển các nhóm cơ giúp cơ thể trẻ phát triển hài hòa cân đối

Chúng ta đã biết rằng hoạt động thể dục sáng có tác dụng điều hòa thân nhiệt đối với trẻ bị còi xương trẻ được ra sân tắm ánh nắng buổi sáng hít thở không khí trong lành của nắng sớm sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn, thể dục sáng đều đặn giúp cho trẻ có thói quen nề nếp học tập và sinh hoạt trong trường mầm non và trong cuộc sống của trẻ sau này, trẻ biết được ích lợi của việc thường xuyên tập thể dục có tác dụng rất tốt cho cơ thể và tinh thần của con người, sau khi ra sân tập thể dục sáng trẻ có một tinh thần thoải mái, phấn khởi bắt đầu được học tập vui chơi các hoạt động khác trong ngày tự tin thoải mái khả năng tiếp thu bài tốt hơn.

*Hoạt động lao động: Tôi cho trẻ sắp xếp lại góc chơi, kê bàn ghế giúp

cô, lau chùi đồ dùng đồ chơi trong các góc ….

Để hiệu quả cao không phải chỉ thực hiện đúng mà phải duy trì đều đặn, thường xuyên thay đổi hình thức để trẻ hưng thú ở mỗi hoạt động.

Tổ chức tốt hoạt động giáo dục phát triển vận động qua hoạt động học: Giờ thể dục được coi là hình thức cơ bản để tổ chức hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non, thường được thực hiện 1 lần/ tuần/ lớp, trong các giờ thể dục, giáo viên cung cấp rèn luyện cho trẻ những kỹ năng kỹ sảo vận động có mục đích, có tổ chức, có hệ thống và có kế hoạch, nhiệm vụ chuyên biệt của giờ thể dục là hình thành những kỹ năng vận

Trang 13

động đúng, qua đó, phát triển các tố chất thể lực cho trẻ ở các độ tuổi mầm non Để kết quả giờ dạy được cao tôi cần xác định nội dung trọng tâm của giờ thể dục đó là các bài tập vận động cơ bản của phần trọng động, các nội dung trọng tâm của giờ thể dục cần lựa chọn theo nguyên tắc hệ thống, nguyên tắc phát triển và nguyên tắc vừa sức

Xác định nội dung hỗ trợ các bài tập PTC ở phần trọng động, bài tập vận động cơ bản ở phần trò chơi vận động, khởi động và hồi tĩnh, bài tập đội hình,

đội ngũ về cơ bản đây là những bài tập vận động mà trẻ được làm quen (Tài

liệu hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻtrong trường mầm non)

Bên cạnh đó các hoạt động giáo dục phát triển vận động trẻ có tham gia tích cực hay không là do giáo viên phải biết cách lôi cuốn thu hút trẻ vào hoạt động một cách thoải mái không gò bó gây hứng thú cho trẻ Chính vì thế mà mục đích của chương trình giáo dục mầm non hiện nay là làm sao để tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm và thể hiện mình một cách tự tin khi tham gia vào các hoạt động cùng cô và các bạn, đó cũng là mục tiêu đầu tiên cho sự phát triển của trẻ

Từ đó tôi có suy nghĩ và áp dụng thực hiện hoạt động giáo dục phát triển vận động cần có những đồ dùng gì, biện pháp, hình thức tổ chức hoạt động như thế nào, cách chọn nhạc ra sao để đưa vào bài sao cho hợp lý với chủ đề và bài vận động Nên tôi đã lựa chon bài hát trong chương trình, các bài hát rất vui nhộn, nhạc chậm, nhạc nhanh để tổ chức các trò chơi, tất cả trẻ đều thích thú tích cực tham gia vào các hoạt động Bên cạnh đó tôi lựa chọn các hình thức

chuyển tiếp dẫn dắt nhẹ nhàng tự nhiên để đưa trẻ chuyển vào hoạt động khác

* Ví dụ: Khi dạy ở chủ đề trường mầm non tôi tổ chức theo hình thức

“Hội khỏe bé mầm non” để thực hiện hoạt động học:

Với hoạt động này tôi đã xác định kiến thức, kỹ năng rõ ràng và lựa chọn nhạc, chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ thể dục, cách tiến hành để hướng dẫn dạy trẻ.

Trước hết tôi soạn bài theo hình thức hội thi, ngay khi gây hứng thú trẻ đã thích thú điều này tạo tiền đề tốt cho tôi thực hiện các hoạt động tiếp theo của mình.

Phần vận động cơ bản: Tôi làm mẫu và phân tích kỹ động tác cho trẻ quan sát, chon những trẻ khá làm mẫu cho trẻ xem.

Trong quá trình trẻ thực hiện tôi quan sát kỹ và sửa sai cho trẻ.

Với bài tập bật liên tục qua vận cản khi quan sát trẻ thực hiện đối với những khỏe mạnh nhanh nhẹn thì bật rất tốt qua các vật cản từ độ cao dần của các vật cản khác nhau, nhưng với trẻ yếu chậm chạp thì cũng các vật cản như vậy mỗi lần trẻ bật thì trẻ đứng rất lâu trước vật cản mới dám bật qua Tôi thấy rằng sự chênh lệch về sức khỏe và khả năng của từng trẻ rất khác nhau và sự tự

Ngày đăng: 09/08/2017, 16:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan