Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 5Giải pháp 1: Xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học phù hợp, Giải pháp 5: Tăng cường tuyên truyền phối kết hợp với các bậc phụ huynh t
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI
Ở TRƯỜNG MẦM NON NGA HƯNG
Người thực hiện: Mai Thị Lụa Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Nga Hưng SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn
THANH HOÁ, NĂM 2017
Trang 22.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 32.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 5Giải pháp 1: Xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học phù hợp,
Giải pháp 5: Tăng cường tuyên truyền phối kết hợp với các bậc phụ
huynh trong việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 19
Tài liệu tham khảo
Danh mục các đề tài sáng kiến đã được xếp loại
Trang 31 MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài:
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”
Trẻ em là nhân tố quyết định tương lai của đất nước, ngay từ nhỏ trẻ cầnphải được quan tâm chăm sóc giáo dục tốt giúp trẻ phát triển toàn diện, nên vị trí
của giáo dục mầm non trong chiến lược "Phát triển nguồn lực con người" Là
vô cùng quan trọng, được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm.Vậy đòi hỏinhững nhà giáo dục phải giáo dục trẻ những gì? Giáo dục trẻ như thế nào? Vàchất lượng giáo dục mầm non sẽ ra sao? Đó là điều mà ngành giáo dục và toàn
xã hội quan tâm
Những năm học gần đây Giáo dục và Đào tạo nói chung, giáo dục Mầmnon nói riêng, không ngừng đổi mới về hình thức tổ chức và phương pháp dạyhọc để đáp ứng với yêu cầu giáo dục hiện nay Việc xây dựng trường mầm non
“Lấy trẻ làm trung tâm” [1] là giúp giáo viên có khả năng tự thiết kế, kế hoạch
giảng dạy để dạy trẻ đạt kết quả tốt nhất Căn cứ vào khả năng, nhu cầu học tập,kinh nghiệm sống của trẻ để xác định mục tiêu, nội dung cụ thể trong từng hoạtđộng và đảm bảo tốt mục tiêu giáo dục đề ra Giáo viên có nhiều sáng tạo trongviệc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động nhằm pháthuy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ trong quá trình tham gia các hoạtđộng giáo dục tại trường Có nhiều sáng tạo trong việc làm đồ dùng, đồ chơiphong phú, đa dạng mang tính giáo dục và thẩm mỹ cao Trẻ sẽ tích cực, chủđộng tham gia các hoạt động, làm việc theo nhóm để được trải nghiệm, trao đổi,chia sẻ và trình bày ý kiến của mình; biết suy nghĩ và vận dụng những điều đãhọc vào thực tế cuộc sống, giải quyết các tình huống mà trẻ gặp phải… Từ đó,trẻ mạnh dạn, tự tin, tích cực, chủ động, tư duy, sáng tạo, thích thú tìm tòi, khámphá trong quá trình tham gia các hoạt động giáo dục ở trường, ở lớp
Là giáo viên mầm non đã dạy lâu năm, qua quá trình chăm sóc giáo dục, tôithấy nhận thức và kĩ năng sống của trẻ còn nhiều hạn chế, trẻ còn nhút nhát,chưa tích cực mà còn hay bị thụ động, tự ti, nên vấn đề đặt ra với tôi hiện nay là:Giáo dục trẻ căn cứ vào khả năng nhu cầu học tập, kinh nghiệm sống của trẻ đểlựa chọn các hình thức, lựa chọn nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp vớikhả năng nhận thức của trẻ Xuất phát từ những vấn đề trên, để nâng cao chất
lượng giáo dục cho trẻ khi dạy trẻ tôi luôn “Lấy trẻ làm trung tâm” có nghĩa là
tôi luôn tạo mọi cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động như: Hoạt độngtrải nghiệm, hoạt động giao tiếp, suy ngẫm, trao đổi và khi dạy trẻ tôi luôn quantâm đến: Trẻ đã biết cái gì? muốn biết cái gì? để tạo cơ hội, hướng dẫn gợi mởgiúp đỡ trẻ chiếm lĩnh kiến thức Chính vì thế tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài:
Trang 4- Rút ra bài học kinh nghiệm về cách lập kế hoạch trên quan điểm giáo dụclấy trẻ làm trung tâm.
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài đã nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc dạy học lấy trẻ làmtrung tâm Đồng thời đã đề xuất được 5 biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâmcho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Nga Hưng
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
+ Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
+ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp thu thập thông tin xử lý số liệu
+ Phương pháp thực hành trải nghiệm
2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lý luận.
Chiến lược giáo dục giai đoạn hiện nay không ngừng đổi mới để đáp ứng
được nhu cầu dạy và học Để đáp ứng được điều đó đòi hỏi giáo viên, nhàtrường, các cấp phải nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo về mọi mặt cho trẻ vàphải bắt đầu ngay từ bậc học giáo dục Mầm non như không quá nặng nề, áp đặt
trẻ mà phải nhẹ nhàng làm cho trẻ có cảm giác thoải mái “Học bằng chơi, chơi
mà học”[2].
Các nhà giáo dục đều phải thừa nhận một điều rằng cách tiếp cận tốt nhất
để giáo dục trẻ đó là “Lấy trẻ làm trung tâm” [1] và ứng dụng các phương pháp
dạy học tích cực để thúc đẩy sự phát triển tính chủ động, khả năng tư duy phânbiệt và giải quyết vấn đề cho trẻ Các cách tiếp cận tốt thường thể hiện tính tíchhợp cao và kết nối việc học với thực tế đời sống của trẻ
Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, chúng khác nhau về thể chất, tình cảm,
xã hội, trí tuệ, hoàn cảnh gia đình, văn hóa và tâm lý Do đó, mỗi trẻ em có hứngthú, cách học, tốc độ học tập khác nhau và chúng đều có thể thành công Trẻ họcbằng chơi tốt nhất khi có người lớn hỗ trợ và mở rộng những gì chúng đanghứng thú và đang thực hiện Trẻ em là chủ thể của hoạt động, khi trẻ được trảinghiệm, giao tiếp, chia sẻ thì mọi hoạt động giáo dục đạt được hiệu quả caonhất Mặt khác trẻ em lại là đối tượng của hoạt động, trẻ thích khám phá nhữngđiều mới lạ, vì thế tôi đã nhận thấy rằng, nhiệm vụ của mình nói riêng hay tất cảcác giáo viên nói chung là nên dạy những điều trẻ cần, cho trẻ làm quen những
gì trẻ thích Vì vậy cần xây dựng kế hoạch hướng vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm
là quan trọng Chúng ta cần căn cứ vào khả năng, nhu cầu học tập, kinh nghiệmsống của trẻ Tổ chức hoạt động luôn đặt trẻ làm trung tâm của quá trình giáodục, có nghĩa là tạo mọi cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động Trẻ cầnđược thí nghiệm, trải nghiệm, được học qua thực tế bằng việc làm cụ thể của trẻ.Theo kết quả điều tra EDI Việt Nam, 50,68% tỷ lệ trẻ trong độ tuổi 5 – 6tuổi được điều tra bị thiếu hụt hoặc có nguy cơ thiếu hụt ít nhất là một lĩnh vựcphát triển Đây là vấn đề báo động của giáo dục mầm non Để thực sự nâng caochất lượng giáo dục mầm non, đã đến lúc cần có sự thay đổi Vì vậy tổ chứchoạt động giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” là một cách hiệu quả, đảm bảo chất
Trang 5lượng và sự phát triển toàn diện phù hợp với từng cá nhân trẻ, đạt được mục tiêu
giáo dục đã đề ra [3].
Chính vì thế mà năm học 2016 - 2017 bậc học Mầm non đã mở chuyên đề:
"
Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” [2]. để có kế hoạch giáo dục
cho trẻ phù hợp với khả năng của trẻ, phát huy được tính tích cực của trẻ giúptrẻ tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng
Cùng với việc đổi mới toàn diện về giáo dục mầm non Vụ giáo dục Mầmnon đã và đang chỉ đạo thực hiện chương trình Mầm non mới với quan điểm
giáo dục " Lấy trẻ làm trung tâm" thực sự phát huy được tính tích cực của trẻ, môi
trường học tập của trẻ được chuẩn bị chu đáo, thuận lợi gây được hứng thú tronghoạt động học tập, tính độc lập, mạnh dạn, tự tin trong mọi tình huống cũng nhưtrong học tập, phát huy được tính tích cực của trẻ nhằm giúp trẻ tiếp thu lĩnh hộikiến thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái, không gò bó áp đặt và mang lại hiệuquả giáo dục cao
2.2 Thực trạng vấn đề.
Trường mầm non Nga Hưng nằm ở vị trí trung tâm chính trị văn hóa - xãhội của xã, trên địa bàn có bề dày trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ Nhưngtôi thấy, nhận thức và kỹ năng sống của trẻ còn chưa cao Bản thân tôi là mộtgiáo viên trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ trong độ tuổi mầm non, trong quá trìnhchăm sóc giáo dục trẻ tôi luôn trăn trở, suy nghĩ, tôi phải làm thế nào để họcsinh của tôi cảm thấy thoải mái trong các hoạt động mà vẫn đạt được kết quảnhư mục tiêu đề ra để giáo dục thực sự là lấy trẻ làm trung tâm
Năm học 2016 - 2017 tôi được ban giám hiệu nhà trường phân công tráchnhiệm chăm sóc giáo dục trẻ lớp 5 -6 tuổi với số trẻ là 33 cháu Qua thời gianthực hiện chuyên môn tôi rút ra được những mặt thuận lợi và khó khăn như sau:
2.2.1 Thuận lợi.
Đối với giáo viên
Được sự quan tâm của Ban Giám Hiệu và đồng nghiệp, gia đình và phụhuynh học sinh tạo điều kiện thuận lợi cho tôi làm tốt công tác chăm sóc giáo
dục trẻ nhất là đối với việc thực hiện chuyên đề: " Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm"[2].
Năm học 2016 - 2017 cũng như các năm học trước được tham gia đầy đủcác lớp tập huấn của Phòng giáo dục và Đào tạo, của nhà trường tổ chức Ngoài
ra bản thân tôi không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụbằng cách thăm lớp dự giờ đồng nghiệp, tham gia tiết dạy mẫu, học tập áp dụngnhững sáng kiến kinh nghiệm hay, sự sáng tạo của đồng nghiệp, có ý thức thamgia vào các hoạt động của chuyên môn, của nhà trường, của ngành tổ chức thigiáo viên giỏi trường, giỏi huyện, làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo Bản thân có tâmhuyết với nghề, yêu nghề mến trẻ và tôi luôn yêu quý trẻ như con của mình
Đối với học sinh
Trẻ được học và phân lớp theo đúng độ tuổi, 100% cháu ăn, ngủ tại trường Nămhọc 2016-2017 tổng số học sinh lớp tôi là 33 cháu, đa số các cháu ngoan ngoãn, lễphép, là học sinh vùng nông thôn nên các cháu biết vâng lời cô giáo và cha mẹ
Bên cạnh những thuận lợi trên bản thân tôi cũng gặp phải không ít khó khăn
Trang 62.2.2 Khó khăn.
Đối với giáo viên
Do điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học còn nhiềuthiếu thốn, không có phòng chức năng để áp dụng công nghệ thông tin nên cũngảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tiếp thu của trẻ
Đồ dùng, đồ chơi, đồ học liệu cho trẻ thực hành còn hạn chế
Những đồ dùng cần thiết để làm một số thí nghiệm cho trẻ còn chưa phongphú về chủng loại, chủ yếu là cô tự làm
Khó khăn đối với học sinh
Sự nhận thức không đồng đều của phụ huynh nên dẫn đến còn thiếu sựquan tâm đối với việc giáo dục trẻ Vì đa số trẻ con nhà nông nên khả năng nhậnthức chậm, nhút nhát, trẻ không tự tin khi giao tiếp với người lạ, chưa mạnh dạnkhi tham gia vào các hoạt động Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đếnviệc mua sắm đồ dùng học tập cho trẻ, chưa thực sự quan tâm việc đưa đón trẻđến trường đúng giờ quy định
Với những thuận lợi và khó khăn trên là một giáo viên Mầm non qua thực
tế giảng dạy và qua thực tế của địa phương giúp tôi đúc rút những kinh nghiệm
và từng bước giáo dục trẻ từ đó tôi đã đúc rút một số kiến thức, kỹ năng về
“Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” Vì thế tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài này
và từng bước tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất để góp phần giáo dục trẻ ở
lớp tôi nói riêng và trẻ trong toàn trường nói chung
2.2.3 Kết quả thực trạng:
Năm học 2016 - 2017, tôi được phân công chủ nhiệm lớp Mẫu giáo 5 - 6tuổi, tôi nhận thấy trong các hoạt động giáo dục trẻ chưa mạnh dạn ,còn nhútnhát, tự ti, chưa chủ động, sáng tạo và trẻ tham gia vào hoạt động chưa hứngthú, kỹ năng thực hành và tư duy chưa trìu tượng Chính vì vậy, ngay đầu nămhọc, tôi đã tiến hành khảo sát trên trẻ để nắm được kết quả cụ thể, từ đó tôi đã đisâu vào nghiên cứu đề tài này và bước đầu khảo sát trên trẻ ở nhóm lớp, kết quảthu được như sau:
B¶ng kÕt qu¶ kh¶o sát trẻ tháng 9 năm 2016.
Trẻ yêu thích, hào hứng tham
2 Trẻ chủ động tham gia hoạt
động, làm việc, trao đổi, chia sẻ
Trang 7Tỷ lệ 12% 24% 40% 24%
Qua khảo sát ban đầu tôi thấy thực trạng của việc giáo dục lấy trẻ làm trungtâm cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tỷ lệ chưa đạt còn rất thấp Để công việc dạy họclấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả tốt hơn, nên tôi đã mạnh dạn đưa ra một sốbiện pháp tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi ở
trường mầm non Nga Hưng làm đề tài nghiên cứu trong năm học này
3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Qua kết quả khảo sát để đáp ứng nhu cầu về khả năng hiểu biết của trẻ vềnhu cầu lấy trẻ làm trung tâm trong chương trình giáo dục hiện nay Tôi đã ápdụng một số biện pháp sau:
Giải pháp 1 Xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học phù hợp, kích thích trẻ hoạt động.
Môi trường giáo dục trong trường Mầm non là tổ hợp những điều kiện tựnhiên – xã hội cần thiết, trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dụctrẻ ở trường Mầm non Hiệu quả của những hoạt động này nhằm góp phần thựchiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ
Việc xây dựng môi trường giáo dục phù hợp sẽ là phương tiện, là điều kiện
để họ phát triển phù hợp với từng trẻ và từng lứa tuổi Ðối với phụ huynh và xãhội, quá trình xây dựng môi trường giáo dục và xây dựng môi trường giáo dụclấy trẻ làm trung tâm sẽ thu hút được sự tham gia của các bậc phụ huynh và sựđóng góp của cộng đồng xã hội để thỏa mãn mong đợi của họ đối với sự pháttriển của trẻ trong từng giai đoạn, từng thời kì
a Môi trường trong lớp học:
Trong lớp học không thể thiếu những góc chơi của trẻ, do đó để làm tăng sựhứng thú, hào hứng của trẻ cuốn hút trẻ tích cực tham gia vào hoạt động tôi luôntạo nên một môi trường lớp học với những màu sắc sinh động, những nhân vật ngộnghĩnh… Môi trường có không gian, cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, quen thuộcvới cuộc sống thực hàng ngày của trẻ; phản ánh kinh nghiệm, văn hóa của địaphương; thường xuyên thay đổi theo chủ đề theo đề tài của mỗi hoạt động, tạo ra sựhấp dẫn mới lạ đối với trẻ Các góc hoạt động chính được duy trì thường xuyên,chúng không cần phải di chuyển đi hoặc đóng lại Vì vậy tôi luôn chú trọng về việc
bố trí, sắp xếp các góc rất linh hoạt phù hợp để phát huy tính tích cực của trẻ
Ví dụ: để thay đổi sự tập trung của góc phân vai từ trò chơi gia đình sang
trò chơi bệnh viện, hoặc tạo ra không gian cho giờ ngủ trưa bằng cách di chuyểnmột số giá để đồ
* Tạo khoảng cách riêng, yên tĩnh, đảm bảo ánh sáng, diện tích cho trẻ hoạt động.
Hoạt động góc là một hình thức hoạt động đặc biệt trong đời sống của trẻ
Mầm non, đó là nơi trẻ thỏa mãn sở thích, nhu cầu vui chơi, nhận thức và cảmnhận về thế giới xung quanh Hoạt động góc giúp trẻ rèn luyện, củng cố kiếnthức đã học, là nơi trải nghiệm, khám phá những cái mới và phát huy khả năngsáng tạo của trẻ Để trẻ tham gia hoạt động một cách tích cực, có thời gian chơisau một nội dung mà trẻ đã lựa chọn không bị chi phối bởi các yếu tố xung
Trang 8quanh, tôi luôn quan tâm đến việc tạo khoảng cách riêng, đảm bảo yên tĩnh vàánh sáng trong quá trình hoạt động của trẻ, để trẻ tập trung suy nghĩ và thực hiện
kỹ năng chơi của mình một cách có hiệu quả Do vậy tôi đã bố trí các góc chơitrong lớp phù hợp với diện tích phòng học và đảm bảo yêu cầu xen kẽ giữa gócđộng và tĩnh.Vì vậy, tôi đã bố trí các góc trong lớp phù hợp như:
- Góc yên tĩnh xa góc ồn ào hoặc các góc có thể sắp xếp cạnh nhau như:+ Góc phân vai xa góc học tập, góc sách
+ Góc xây dựng và góc phân vai kề nhau tạo sự liên kết các nhóm chơi ởtrong hai góc, góc xây dựng tránh nơi đi lại
+ Góc thiên nhiên: Tôi đã tận dụng khoảng hiên ngoài lớp cho trẻ hoạtđộng thoải mái tránh sự ồn ào cho các góc khác
Bên cạnh việc sắp xếp phù hợp, tôi còn tạo ranh giới giữa các góc hoạtđộng như: Tận dụng các giá đồ chơi tạo thành ranh giới các góc, khoảng rộng ởcác góc cách nhau hợp lý để đảm bảo an toàn và thuận tiện cho trẻ hoạt động.Ranh giới ở các góc không che tầm nhìn của trẻ và không cản trở việc quan sátcủa giáo viên Bố trí một số góc cố định, một số góc có thể thay đổi được chophù hợp với chủ đề thực hiện, tạo sự mới lạ, kích thích hứng thú của trẻ
Đặt tên góc đơn giản, gần gũi, dễ hiểu phù hợp nội dung chủ đề đang thực hiện
VD: Khi thực hiện chủ đề “Gia đình”, ở góc sách có thể đặt tên “Thư viện gia đình bé” nhưng ở chủ đề “Thế giới thực vật” có thể đặt tên “Vườn cổ tích”
hay “Thư viện các loài cây” và góc học tập dán ô bìa gương để gắn chữ cái, sốthay đổi theo chủ đề (Chủ đề nào học đến chữ cái nào thì gắn chữ cái đó kết hợpvới tranh có từ) hay ở góc sách học đến bài thơ nào thì dán bài thơ đó lên.Không dán khít các mảng tường mà phải để dành khoảng trống để trẻ dán sảnphẩm của mình theo chủ đề Bên cạnh đó để gây được sự hứng thú và hấp dẫnđối với trẻ để trẻ cảm thấy luôn mới lạ Xuất phát từ đặc điểm này sau mỗi chủ
đề tôi thường thay đổi, sắp xếp, trang trí lại các góc Nhưng để tiết kiệm về thờigian và kinh phí tôi phối hợp với các giáo viên trong trường đổi các hình ảnhtrang trí, các đồ chơi, cho nhau
Cửa sổ Cửa sổ Cửa chính trước
Góc tạohình
Góc
mở chủ đềchính
Trang 9Hình ảnh: Sơ đồ hoạt động góc lớp mẫu giáo 5-6 tuổi
Trường Mầm Non Nga Hưng
Ví dụ: Với chủ đề: “Phương tiện giao thông” tôi trang trí mảng tường ở
đường bộ, đường thủy” Cứ thế ở mảng tường tôi tận dụng hết các diện tích để
trang trí và làm các bài tập mở phù hợp với các góc phát huy tính tích cực của trẻ.Ngoài ra để có những mảng hoạt động phù hợp với nội dung và tính chấtcủa từng trò chơi, tận dụng được nhiều diện tích chơi, triển khai được nhiều hìnhthức chơi phong phú tại góc tôi đã sử dụng sàn nhà, bàn, mảng tường để trẻhoạt động
Ví dụ: Có những trò chơi có thể chơi trên sàn nhà như trò chơi xây dựng,
lắp ghép, trò chơi: Ô ăn quan, trò chơi đô mi nô, ghép tranh với những trò chơinày tôi cho trẻ hoạt động thoải mái trong góc chơi
* Tạo nguồn nguyên vật liệu, nhất là vật liệu từ thiên nhiên cho trẻ hoạt động
Đồ dùng đồ chơi là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu đối với đời sống tinh
thần của trẻ Mỗi một lứa tuổi, một giới tính, một lĩnh vực phát triển lại cần đếnnhững loại đồ chơi khác nhau Để đáp ứng yêu cầu này tôi chú trọng tìm kiếmcác nguyên vật liệu từ thiên nhiên, phế liệu trẻ được thực hành trải nghiệm thôngqua các hoạt động học và chơi Các đồ chơi, học liệu được làm từ nguyên vậtliệu thiên nhiên, phế liệu dễ tìm, và không mất tiền, không gây độc hại mà trẻ lạithích thú Giải quyết vấn đề này tôi tuyên truyền, phối hợp với các bậc phụhuynh và các đoàn thể trong việc đóng góp các nguyên vật liệu như: các loại hộthạt, rơm khô, xơ mướp, vỏ trai, sò, ốc, mo cau, mao ngô, cùi ngô và các phếliệu như vải vụn, len, lịch cũ họa báo Các loại vỏ hộp nhựa Tùy thuộc vào cácnguyên vật liệu mà tôi sắp xếp để vào các góc cho phù hợp để cho trẻ hoạt động.Các loại hạt ngô, đậu, hạt na, hạt gấc, hạt nhãn, rơm, xơ mướp vải vụn, vỏ
ốc trai, sò tôi để vào góc nghệ thuật
Trang 10Với các nguyên vật liệu, phế liệu họa báo, lịch cũ, hột hạt, sỏi, tôi để vàogóc học tập Vì những vật liệu này trẻ có thể chơi xếp chữ cái, chữ số bằng hộthạt, cắt các hình ảnh từ họa báo làm am bum, dùng sỏi chơi trò chơi ô ănquan, Với những chai lọ, hộp tôi để ở góc bán hàng, góc thiên nhiên cho trẻđược chơi đong cát, nước Từ các nguồn nguyên vật liệu tôi đã chuẩn bị và sắpxếp ở các góc hợp lý giúp trẻ dễ lấy, dễ cất nhằm gây được hứng thú và kíchthích sự sáng tạo của trẻ, trẻ được học, và nhất là từ nguồn nguyên vật liệu sưutầm trên tôi đã tổ chức cho trẻ làm ra những đồ dùng đồ chơi mà trẻ thích, từ đókích thích trẻ có sự ham thích, sáng tạo, bộc lộ ý tưởng, phát triển khả năng tưduy của trẻ
Ví dụ: Với chủ đề “Thế giới thực vật”
Đề tài: Dạy trẻ làm bông hoa
Chuẩn bị: Giấy màu vàng, màu xanh, keo, kéo, que tre
Tiến hành:
- Cho trẻ kể về một số loài hoa quen thuộc
- Cho trẻ quan sát một số loài hoa và đàm thoại với trẻ về các bộ phận củahoa
- Hướng dẫn trẻ làm bông hoa:
+ Bước 1: Trẻ vẽ những bông hoa mà trẻ thích lên mặt xốp sau đó tôihướng dẫn trẻ vẽ từng bông hoa có các kích thước khác nhau
+ Bước 2: Trẻ cắt các bông hoa mà trẻ vừa vẽ theo từng nét vẽ mà khôngcắt vào trong cánh hoa hoặc ra ngoài các nét cong
+ Bước 3: Trẻ xếp lần lượt từ bông hoa to đến các bông hoa nhỏ xếp so lechồng lên nhau để tạo thành một bông hoa và sau đó tôi cho trẻ phết keo lên bềmặt bông hoa cho trẻ rắc kim tuyến và nhũ lên các cánh hoa sau, đó để cố địnhcho các bông hoa khô lại để tạo thành một bông hoa hoàn chỉnh
+ Bước 4: Cho trẻ gắn bông hoa vừa làm xong vào một que tre để làm thâncho bông hoa và gắn lá cho bông hoa
- Ngoài ra tôi còn gợi ý thêm cho trẻ sáng tạo khi làm bông hoa như: Làmthế nào để cho bông hoa thêm đẹp hơn? (lá to, lá nhỏ, các loại lá khác nhau, vàcác loại hoa khác nhau) Sau khi trẻ làm xong bông hoa nếu còn thời gian tôikhuyến khích trẻ làm thêm một bông hoa khác theo ý thích của trẻ
+ Bước 5: Cho trẻ mang những bông hoa của mình lên cắm vào lọ hoa đểtrưng bày sản phẩm cho các bạn nhận xét, cho trẻ giới thiệu về sản phẩm của trẻ,nói lên ý tưởng sáng tạo hơn khi làm những bông hoa của mình
+ Bước 6: Nhận xét chung bài của cả lớp và lồng ghép giáo dục trẻ
Kết quả: Với hoạt động này trẻ tỏ ra rất hăng say, thích thú, thể hiện được
khả năng sáng tạo, bộc lộ ý tưởng cho sản phẩm mà chính tay mình làm ra mặc
dù có lúc trẻ gặp khó khăn Với những bông hoa của trẻ tôi cho trẻ dùng để trangtrí góc học tập, trang trí lớp học của trẻ giúp cho môi trường trong lớp học thêmsinh động, hấp dẫn
b Môi trường ngoài lớp học:
Môi trường ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt độngnâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ Ngay từ đầu năm tôi đãtham mưu với nhà trường tập trung xây dựng môi trường giáo dục ngoài lớp học
Trang 11an toàn, đẹp, hấp dẫn trẻ Đó là diện tích đất trong nhà trường, diện tích sânvườn và diện tích các khu vực bổ trợ cho hoạt động ngoài trời của trẻ, để bố trícác khu vực cho trẻ hoạt dộng vui chơi, sinh hoạt, học tập ngoài trời một cáchkhoa học và phù hợp hơn Những yêu cầu về môi trường ngoài lớp học luônđược tôi ưu tiên nghiên cứu, tìm hiểu như: Khu vực sân tập thể dục cho trẻ toàntrường và khu chơi thể thao (cột bóng rổ, thang leo…); khu vực chơi với đồ chơingoài trời (cầu trượt, đu quay, bập bênh, nhà bóng…); khu vực chơi “giaothông”, khu vực chơi với đất, cát, nước, đá, sỏi…; khu vực trẻ trồng rau, trồngcây và chăm sóc cây cối, khu chơi với các nhân vật cổ tích, hay còn gọi là “vườn
cổ tích”, khu trồng cỏ, trồng hoa, trồng cây cảnh, cây ăn quả, cây bóng mát trênsân trường… hệ thống đường đi lối lại trên sân, độ cao của hệ thống tường bao,
độ rộng của cổng và biển trường, khu đặt bảng tuyên truyền, hộp thư cha mẹ…Ðặc biệt, với yếu tố thời tiết khí hậu nắng nóng nhiều, tôi luôn xác định sân chơi
của trẻ phải là nơi có cây xanh bóng mát, hệ thống mái tôn Môi trường giáo dục
phải thực sự an toàn và có tính thẩm mỹ cao
Cần đa dạng, phong phú, kích thích sự phát triển của trẻ qua các trang thiết
bị ngoài trời, kích thích các vận động khác nhau của trẻ
Ví dụ: Tận dụng khoảng không của sân trường tôi tổ chức cho trẻ chơi một
số trò chơi sinh hoạt tập thể đơn giản, trò chơi sinh hoạt cộng đồng cũng rất thuhút trẻ như: Trò chơi kéo co, mèo đuổi chuột, trời nắng trời mưa, đổi chỗ chobạn, bẫy cá, cá sấu lên bờ… hoặc cũng có thể cho trẻ hát theo một số bài hátsinh hoạt tập thể đơn giản như: Bạn ở đâu, quả bóng tròn, ra đây xem…
Thông qua chơi giúp trẻ củng cố lại kiến thức, kỹ năng mà trẻ đã học và quachơi trẻ được giao tiếp, trao đổi với bạn giúp trí tuệ của trẻ phát triển tốt hơn
Ngoài trò chơi vận động theo chương trình chăm sóc giáo dục trẻ tôi đãlinh hoạt thay đổi luật chơi, thay đổi tên trò chơi nhằm thu hút trẻ và hấp dẫn trẻvào các trò chơi
Ví dụ:
- Trò chơi đổi chỗ cho bạn có thể đổi thành trò chơi gió thổi
- Trò chơi kéo co có thể thay đổi tên là kéo pháo
- Cùng làm với cô những đồ chơi ngoài trời: quả cầu làm từ dây nilon và nắp nhựa, hay nhặt những chiếc lá khô cùng đếm, so sánh đoán với nhau lá gì…
Trang 12Hình ảnh: Các hoạt động tập thể của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
ở môi trường ngoài lớp học
Ví dụ: Ở chủ đề: ‘Giao thông” tôi tận dụng khu vực sân chơi để vẽ ngã tư
đường phố để cho trẻ được chơi, được thực hành luật giao thông đường bộ giúptrẻ thích được chơi giao thông Qua đó trẻ tự tổ chức với các bạn cùng chơi vàtrẻ hiểu biết về ý thức chấp hành luật lệ giao thông như: Luật đi qua đường,đường dành cho người đi bộ, đi trên vỉa hè, luật của đường ngược chiều, luật củađèn tín hiệu, đèn đỏ phải dừng lại, đèn xanh mới qua
Có thể nói việc xây dựng môi trường giáo dục trong Trường Mầm non làthực sự cần thiết và quan trọng Nó được ví như người giáo viên thứ hai trongcông tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạtđộng của trẻ, thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàndiện Một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học tronglớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự pháttriển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết củatrẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo Môi trường giao tiếp cởi mở, thânthiện giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với môi trường xung quanh sẽtạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ, giãi bày tâm sự, nguyện vọng, mong ước của trẻvới cô, với bạn bè, nhờ vậy mà cô hiểu trẻ hơn, trẻ hiểu nhau hơn, hoạt độngphối hợp nhịp nhàng hơn nên hiệu quả hoạt động cũng cao hơn, trẻ yêu trường,yêu lớp, yêu cô giáo và bạn bè hơn
Giải pháp 2 Tạo cơ hội cho trẻ được thực hành, trải nghiệm và thí nghiệm.
Tạo cơ hội cho trẻ được thực hành, trải nghiệm, thí nghiệm Là một hoạt
động không thể thiếu để phát triển nhận thức một cách có hệ thống cho trẻ ở lứatuổi mẫu giáo đặc biệt là đối với trẻ 5-6 tuổi Hoạt động thực hành, trải nghiệm,thí nghiệm có nhiều cách tiến hành khác nhau, trẻ có thể được thực hành, trảinghiệm, thí nghiệm bằng cách sử dụng các giác quan để tìm ra đặc điểm, tínhchất của sự vật hiện tượng, nhưng có khi trẻ phải thực hiện những thí nghiệm đểbiết sự thay đổi của sự vật hiện tượng Lựa chọn một hoạt động phù hợp khảnăng nhận thức của độ tuổi, phù hợp với đặc điểm riêng biệt của cá nhân trẻ phảidựa vào sự linh hoạt, sáng tạo của giáo viên
Ví dụ: Khi dạy trẻ về chủ đề: “Thế giới thực vật – Tết nguyên đán” với
hoạt động khám phá khoa học “Sự nảy mầm của hạt”
Mục đích: giúp trẻ nắm được sự cần thiết của nước, ánh sáng đối với sự
nảy mầm của hạt như thế nào? Trẻ biết được cây cũng cần thức ăn, ánh sáng vànước mới sinh trưởng và phát triển được
Chuẩn bị: Hạt đậu tương, đậu đen 3 khay đất, bình nước tưới.
Tiến hành: Tôi hướng dẫn trẻ ngâm hạt vào trong nước ấm từ một đến hai
tiếng, sau đó tôi cho trẻ quan sát và nhận xét đất ở trong 3 khay nhỏ rồi cùng trẻgieo hạt đậu vào 2 khay đất ẩm, một khay đất khô cùng một thời gian
Khay đất ướt thứ nhất: Để nơi mà có nhiều ánh sáng mặt trời chiếu vào (Đểphía trước hiên của lớp) và cho trẻ tưới nước hàng ngày
Khay đất ướt thứ hai: Để ở trong nhà nơi không có ánh sáng chiếu vào.Khay đất khô: Để cạnh khay đất ướt thứ nhất