Một đứa trẻ có một trí tuệ tốt, thông minh, nhanh nhẹn thì yếu tố đầu tiên là phải có một thể chất tốt, đó là trẻ khỏe mạnh, có cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi
Trang 1BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1 Lời giới thiệu
Câu hát “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” trong bài hát cùng tên của
nhạc sĩ Lê Mây đã được mọi người biết đến như một thông điệp có ý nghĩa vô cùng sâu sắc: Trẻ em là tương lai của đất nước là hạnh phúc của mọi gia đình, việc bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ không là trách nhiệm của riêng ai mà là trách nhiệm của mọi người trong xã hội Chăm sóc giáo dục trẻ em ngay từ những tháng năm đầu của cuộc đời là một việc làm hết sức cần thiết và vô cùng quan trọng
Một đứa trẻ có một trí tuệ tốt, thông minh, nhanh nhẹn thì yếu tố đầu tiên là phải có một thể chất tốt, đó là trẻ khỏe mạnh, có cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi, thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế, có khả năng phối hợp các giác quan, vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian, có kỹ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay, đôi chân……
Để giúp trẻ phát triển thể lực được tốt, có cơ thể khỏe mạnh hài hòa, cân đối
là một trong những nhiệm vụ quan trọng của trường mầm non Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, để phát triển tốt thể chất cho trẻ thì cần hai yếu tố, hai yếu
tố này luôn luôn song hành, bổ trợ cho nhau, góp sức cùng nhau để tạo dựng một
thân hình, một trí tuệ tốt đó chính là “Phát triển vận động và giáo dục dinh dưỡng sức khỏe” Đó là hai nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao chất
lượng của quá trình giáo dục thể chất cho trẻ nhằm đào tạo thế hệ trẻ phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức
Phát triển vận động là một vế có tầm quan trọng vô cùng, giúp trẻ hoạt bát, nhanh nhẹn, tự tin, vững vàng trong từng bước đi, từng động tác bò, trườn, trèo, chạy, nhảy… nhằm hình thành, phát triển đầy đủ khả năng vận động của một con người Bên cạnh đó còn rèn luyện sự dẻo dai, phát triển các cơ bắp, hệ thần kinh, lanh tay, lẹ mắt, và phán đoán trước được những khó khăn khi đi, chạy, trèo, leo qua chướng ngại vật…
Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục thể chất đối với trẻ mầm non tôi đã rất lỗ lực cố gắng trong việc giáo dục phát triển thể chất cho trẻ nhưng bên cạnh đó tôi nhận thấy còn có một số khó khăn khiến cho kết quả của việc giáo dục phát triển thể chất cho trẻ chưa cao như:
Đa số trẻ là con nông thôn lên việc tập luyện thể dục và chế độ dinh dưỡng trong các bữa ăn chưa được thực hiện hợp lí theo khoa học
Trang 2Nhận thức của phụ huynh về môn giáo dục thể chất không quan trọng màchỉ là một môn phụ không cần quan tâm.
Số lượng học sinh trong lớp là nam nhiều hơn nữ vì vậy các cháu rất hiếuđộng cũng gây trở ngại trong các hoạt động
Một số trẻ suy dinh dưỡng và thấp còi độ 1 nên việc vận động gặp nhiềuhạn chế
Có nhiều trẻ nhút nhát không tự tin khi thực hiện các bài tập vận động
Nhà trường không có phòng học thể chất riêng Một số dụng cụ thể dụcchưa phù hợp, chưa đầy đủ, phong phú (thang thể dục, hố cát…)
Từ những thực trạng phát triển thể chất ở trẻ lớp mình Tôi đã băn khoăn suynghĩ và muốn tìm ra những biện pháp tốt hơn để việc giáo dục phát triển vận độngcho trẻ đạt hiệu quả cao, vì vậy tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài:
“Một số biện pháp phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non” nhằm giúp trẻ phát triển vận động đạt kết quả cao nhất.
2 Tên sáng kiến
Đề tài sáng kiến: Một số biện pháp phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
3 Tác giả sáng kiến
Họ và tên: Nguyễn Thị Châm
Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường mầm non Hợp hòa
Số điện thoại: 0961201986
Gmail: nguyenthicham.c0hophoa@vinhphuc.edu.vn
4 Chủ đầu tư sáng kiến
Tôi Nguyễn Thị Châm chính là tác giả đã đầu tư sáng kiến với quỹ thời giannghiên cứu; mua các tài liệu nghiên cứu, toàn bộ hồ sơ sổ sách, nguyên vật liệu đểlàm đồ dùng đồ chơi phục vụ các giờ học
5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi thông qua các tiết thể dục sáng,tiết học chính(hoạt động chung), các trò chơi, lồng luồn vào một số hoạtđộng khác theo mục tiêu thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5- 6 tuổi
Sáng kiến được áp dụng tại lớp 5- 6 tuổi B ở trường mầm non Hợp Hòa, cóthể nhân rộng ra toàn khối và các lớp 5- 6 tuổi tại các trường mầm non trong toànHuyện
6 Ngày sáng kiến được áp dụng
Trang 3Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến “Một số biện pháp phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non” được áp dụng lần đầu và
được thử nghiệm từ tháng 02 năm 2018 và kết thúc vào ngày 22 tháng 02 năm
2019
7 Mô tả bản chất của sáng kiến
7.1 Về nội dung của sáng kiến
Phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng để tìm hiểu nguyên nhân của thựctrạng, làm cơ sở cần thiết để áp dụng thực nghiệm đề tài nghiên cứu
Khi tiến hành nghiên cứu và ứng dụng trong giảng dạy tại lớp nhằm tìm ranhững nguyên nhân các mặt tích cực và hạn chế của việc thực hiện chương trìnhdạy phát triển vận động của của bản thân, của giáo viên trong nhà trường, đồngthời tìm ra được các giải pháp khắc phục những tồn tại và hạn chế
Giúp cho bản thân nhìn nhận đúng thực trạng để xây dựng kế hoạch phùhợp với tình hình của lớp, trẻ, cải tiến những tồn tại và phát huy những thành tựu
đã đạt được trong thực hiện hiệu quả phát triển lĩnh vực phát triển thể chất trongchương trình giáo dục mầm non mới ở trường mầm non
Giúp trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động phát triển vận động góp phầnphát triển toàn diện, hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩnăng xã hội và thẩm mỹ, chuẩn bị cho trẻ vào học tiểu học
Tuyên truyền tới các bậc phụ huynh, để các bậc phụ huynh có nhận thứcđúng đắn về việc phát triển vận động cho trẻ trong cấp học mầm non
Với đề tài “Một số biện pháp phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non” khi tiến hành nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến tôi tiến hành như
Trang 4- Đưa ra biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận độngcho trẻ 5- 6 tuổi trong trường Mầm non.
* Thực trạng vấn đề nghiên cứu
a Thuận lợi
Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục, Ban giám hiệu nhàtrường bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bịdạy học tương đối đầy đủ
Bản thân là giáo viên có trình độ chuyên môn trên chuẩn, nhiệt tình, yêunghề, mến trẻ Tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Các đồng chí giáo viên trong tổ luôn có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhauhoàn thành nhiệm vụ
Trẻ cùng một độ tuổi
Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em mình
Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện trang
bị đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi đặc biệt là đồ dùng để tổ chức các hoạtđộng phát triển vận động cho trẻ
Sân trường rộng, bằng phẳng, thuận lợi cho giáo viên trong việc tổ chức cáchoạt động tập thể: đồng diễn thể dục, ngày hội thể thao…
Phòng học rộng rãi, có nhiều phòng hợp lý nên giáo viên dễ dàng thiết kếgóc vận động ngay trong lớp cho trẻ hoạt động
c Thực trạng
* Về giáo viên
Trang 5Giáo viên chưa thực sự tìm hiểu trong việc thiết kế và sưu tầm các trò chơimới lạ cho trẻ, đa số là sử dụng những trò chơi cũ, không mang lại hứng thú chotrẻ, do đó trẻ không tích cực và hứng thú tham gia hoạt động
Một số giáo viên trong tổ nhận thức chưa linh hoạt và đúng đắn về việc giáodục phát triển thể chất cho trẻ
Chưa biết tích hợp các nội dung giáo dục thể chất thông qua các hoạt động
Tổ chức các hoạt động còn cứng nhắc, máy móc và chưa tổ chức cho trẻ rèn luyệnthường xuyên
Kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất còn rất hạn chế
Khối lượng công việc lớn, nên thời gian dành cho công tác phối hợp với cha
mẹ trẻ, cộng đồng còn hạn chế
Trình độ chuyên môn, kĩ năng tuyên truyền của giáo viên không đồng đềulàm ảnh hưởng đến chất lượng công tác truyền thông Nội dung công tác phối hợpcòn sơ sài, đôi khi thiếu tính thực tế và không phù hợp và chưa được cập nhậtthông tin kịp thời dẫn đến hiệu quả chưa cao, chưa thu hút được sự quan tâm củacác bậc phụ huynh được nhiều
* Về phụ huynh
Nhận thức của phụ huynh về môn giáo dục thể chất không quan trọng mà chỉ
là một môn phụ không cần quan tâm, bên cạnh đó thì một số phụ huynh lại nuôngchiều, bao bọc con quá khiến trẻ trở nên thụ động và ít có khả năng tự phục vụ theolứa tuổi
Một số phụ huynh chưa trao đổi và phối hợp tốt với giáo viên trong công tácchăm sóc, giáo dục trẻ
* Về trẻ
Trẻ chưa tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục phát triển thể chất
Một số trẻ nhút nhát chưa dám thực hiện một số vận động có sử dụng cụ thểdục
Số lượng học sinh trong lớp là nam nhiều hơn nữ vì vậy các cháu rất hiếuđộng cũng gây trở ngại trong các hoạt động
Một số trẻ suy dinh dưỡng và thấp còi độ 1 nên việc vận động gặp nhiềuhạn chế
Việc điều tra thực trạng là một vấn đề rất quan trọng và cần thiết cho việcnghiên cứu Điều tra thực trạng sẽ giúp chúng ta thấy được những ưu điểm vànhững tồn tại của những vần đề liên quan đến đề tài nghiên cứu Từ đó giúp ngườinghiên cứu định hướng được những vấn đề ta cần làm để có biện pháp cụ thể, phù
Trang 6hợp với thực tế, thực hiện có hiệu quả Chính vì vậy để thực thi đề tài này tôi đãtiến hành điều tra thực trạng về kết quả giáo dục thể chất của trẻ ở một số trườngtrong huyện cụ thể như sau:
Biểu 1: Biểu thống kê tình hình dội ngũ giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi các trường mầm non
Tên trường
Số lớp 5 tuổi
Số giáo viên dạy lớp 5 tuổi
Trình độ đào tạo
Biểu 2: KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRẺ ĐẦU NĂM
Biểu 2A: Lớp 5TB – Trường Mầm non Hợp Hòa
(Tổng số trẻ điều tra: 36 trẻ: 18 nam - 18 nữ)
Biểu 2A: Lớp 5TA – Trường Mầm non Tam Dương
(Tổng số trẻ điều tra: 35 trẻ: 17 nam - 18 nữ)
Trang 7Qua khảo sát ban đầu tôi thấy tôi thấy trẻ đã biết tập các động tác theo nội
dung của các bài tập vận động Tuy nhiên số lượng trẻ đạt ở các nội dung thấp cònmột số hạn chế như sau:
Trẻ chưa có thói quen tự giác tập thể dục, các động tác phát triển nhóm
cơ và hô hấp trẻ tập chưa dứt khoát
Trẻ thực hiện các động tác đi, chạy chưa đúng kĩ năng mang tính chất trẻtập theo ý của trẻ không làm theo hướng dẫn của cô giáo
Nhiều trẻ nhút nhát chưa thực hiện những bài tập nhảy, ngoài ra còn
nhiều trẻ tập chưa đúng tư thế của bài tập
Đối với những bài tập Bò, trườn, trèo phần lớn trẻ chưa thực hiện đúng các
tư thế
Với những bài tập có nội dung Tung, ném, bắt trẻ chưa mạnh dạn thực
hiện và tỷ lệ đạt chưa cao: có trẻ tung được nhưng không bắt được, trẻ ném chưatrúng đích, hoặc tung, ném chưa đúng khoảng cách…
Trẻ chưa thường xuyên được chơi trò chơi vận động lên trẻ chơi chưa
đúng cách chơi, luật chơi, nhiều trẻ nhút nhát chưa dám chơi
7.2 Về khả năng áp dụng của sáng kiến
Trước thực trạng đó, với trách nhiệm là một nhà giáo mầm non tôi nhận thấycần phải có biện pháp để nâng cao chất lượng trong việc giáo dục phát triển thểchất cho trẻ là rất cần thiết và cấp bách Tuy nhiên qua nghiên cứu tôi thấy có rấtnhiều biện pháp để giáo dục phát triển thể chất cho trẻ sau đây tôi xin đưa ra một
số biện pháp mà bản thân đã áp dụng có hiệu quả:
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch
Ngay từ đầu năm học tôi đã đầu tư quỹ thời gian, để xây dựng kế hoạch thực hiện chăm sóc giáo dục trẻ Đặc biệt trú trọng đến lĩnh vực phát triển thể
Trang 8chất, và lựa chọn những nội dung phù hợp với đăch điểm tình hình sức khỏe của trẻ ở lớp mình phụ trách.
Đầu năm học do trẻ còn nhỏ và nhút nhát lên tôi lựa chọn những bài tập mang tính chất đơn giản, những trò chơi gần gũi với trẻ và có nội dung phù hợp với chủ đề.
Ví dụ: Ở chủ đề Trường mầm non tôi lựa chọn những bài tập đơn giản như: Bật tách- khép chân, đi thăng bằng trên ghế thể dục, bật xa…
Sau đó tôi lựa chọn những bài tập mang tính chất tăng dần độ khó và các động tác, trò chơi vận động phức tạp hơn.
Khi trẻ đã có các kĩ năng tập thể dục tốt, các động tác chính xác và dứt khoát tôi sẽ lựa chọn những bài tập vận động tổng hợp như: “Bật liên tục qua vòng, ném trúng đích nằm ngang”, “Trèo qua ghế thể dục, đập và bắt bóng”
Biện pháp 2: Thay đổi hình thức tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ.
Nhìn chung, trẻ được vận động tích cực sẽ luôn ở trong trạng thái thoải máinhất Chúng cảm thấy khỏe khoắn, hài lòng, và vì vậy sẽ luôn tự tin Sự nhanhnhẹn giúp trẻ có được lòng tôn trọng từ phía các bạn cùng chơi, và điều
này càng giúp trẻ củng cố thêm những nhận thức về bản thân mình Hãy cốgắng tạo tối đa các cơ hội để trẻ được vận động với một số vật dụng đơn giản Hãycho phép trẻ nô đùa thay vì ra những mệnh lệnh buộc trẻ “ngồi im”
* Thay đổi hình thức tổ chức giờ thể dục sáng cho trẻ
Tập luyện thường xuyên liên tục đúng giờ (Đối với thể dục sáng)
Như chúng ta đã biết ,tác dụng của thể dục buổi sáng đối với trẻ em hàngngày có ý nghĩa to lớn về giáo dục và sức khỏe cho trẻ em, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổimẫu giáo và mầm non Buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy tập thể dục đơn giản, trẻtích lũy được sự sảng khoái cho cả ngày
Tập luyện thường xuyên như vậy, cơ thể của trẻ nâng cao hoạt động của các
cơ quan của cơ thể, thúc đẩy sự phát triển những kỹ năng vận động cần thiết, củng
cố các nhóm cơ, hình thành tư thế đúng Vì vậy tôi cho trẻ tập thể dục sáng hàngngày vào một thời gian nhất định sau giờ đón trẻ Thời gian tập khoảng 10-15 phút,trang bị dụng cụ như gậy, nơ, vòng, hoa tua, cờ …thể dục phù hợp với động tác đểtạo hứng thú cho trẻ tập
Không những thế tôi còn cùng với các đồng giáo viên trong trường thường
xuyên lựa chọn trên internet những bài nhạc vui nhộn như: “Nhảy cùng bibi” các bài dân vũ tập thể để cho trẻ luân phiên tập trong các giờ thể dục sáng như: “Vui đến trường”, “Thật đáng yêu”, “Cả nhà thương nhau”, “Chú bộ đội”, “Đàn gà
Trang 9trong sân”, “Nắng sớm”…và được trẻ rất thích thú tham gia Giờ tập thể dục sáng
cũng là thời gian lý tưởng để trẻ được tham gia các trò chơi vận động tập thể như:Mèo đuổi chuột, lộn cầu vồng, bóng tròn to, sóng xô…Những trò chơi vận độngnày không chỉ giúp trẻ tăng cường thể lực mà còn cho trẻ nhiều kỹ năng hoạt độngtập thể và lồng ghép dạy trẻ được nhiều trò chơi dân gian đang dần bị mai một
*Thay đổi hình thức tổ chức giờ học thể dục
Việc thay đổi hình thức tổ chức các hoạt động, đặc biệt là hoạt động học saocho sáng tạo, mới lạ, thu hút trẻ tham gia một cách tích cực mà vẫn đảm bảophương pháp của bộ môn là điều tôi luôn quan tâm Với giờ học phát triển thể chấtgiáo viên thường tổ chức tiến trình giờ học theo các bước đã định sẵn, khiến trẻcảm thấy nhàm chán, giảm hứng thú Để giúp trẻ vừa tiếp thu được kiến thức vừađược hoạt động một cách tích cực chủ động, tôi đã áp dụng một số hình thức tổchức hoạt động giáo dục như sau:
VD 1: Đề tài “ Bật liên tục qua 5 ô”
Cách tổ chức thông thường: Ở phần dạy vận động cơ bản là cô cho trẻ
đứng thành 2 hàng dọc quay mặt vào nhau, sau khi cô làm mẫu vận động 2 lần, lầnlượt mỗi hàng một trẻ sẽ lên thực hiện vận động, các trẻ khác quan sát Như vậytrong mỗi tiết học, một trẻ chỉ thực hiện được từ 2-3 lần
Cách tổ chức mới: Sau khi cô làm mẫu vận động 2- 3 lần, cô chia trẻ về các
nhóm, mỗi nhóm không quá 5 trẻ thực hiện vận động Hai cô giáo, mỗi cô sẽ baoquát 2 nhóm trẻ thực hiện Như vậy với mỗi nhóm 5 trẻ, số lần trẻ thực hiện vậnđộng sẽ tăng lên, đồng thời quãng thời gian trẻ phải chờ đợi các bạn thực hiện đểđến lượt mình cũng sẽ giảm đi Cách làm này vừa phát huy được tính tích cực củatrẻ lại vừa thu hút trẻ khiến trẻ không nhàm chán
VD 2: Đề tài: Bài tập“ Đi trên ván dốc”
Cách tổ chức thông thường: Cô chuẩn bị 2 ván dốc có độ dốc như nhau,
sau khi cô tập mẫu, trẻ sẽ lần lượt tập ở lần 1 và tập thi đua ở lần 2
Cách tổ chức mới: Cô chuẩn bị 2 ván dốc có độ dốc khác nhau và những
chiếc khay nhỏ, một rổ bóng Sau khi cô tập mẫu và phân tích rõ động tác cô sẽcho trẻ lựa chọn xem mình tự tin với ván dốc nào thì sẽ tập ở ván dốc đó Nếu trẻchưa tự tin thì đi trên ván dốc ít, trẻ mạnh dạn hơn thì đi trên ván dốc nhiều Ở lầnthực hiện thứ 2 của trẻ cô cho trẻ nâng cao độ khó bằng cách cho trẻ nào cảm thấy
tự tin thì vừa đi trên ván dốc vừa kết hợp cầm thêm khay bóng, trẻ nào khôngmuốn thì cô cúng không ép trẻ Cách làm này vừa kích thích trẻ hứng thú thực hiệnvừa giúp trẻ có thể thử sức mình với nhiều mức độ khó khác nhau mà vẫn đảm bảophương pháp bộ môn
Trang 10VD3: Đề tài: Bài tập TH: “Bật liên tục qua 5 ô, Ném đích ngang”
Cách tổ chức thông thường: Ở phần dạy vận động cơ bản là cô cho trẻ
đứng thành 2 hàng dọc quay mặt vào nhau, ở giữa là sơ đồ tập Sau khi cô làm mẫuvận động 2 lần, lần lượt mỗi hàng một trẻ sẽ lên thực hiện lần lượt từng vận động.Như vậy thời gian trẻ thực hiện hết các vận động rất dài nên các trẻ khác phải chờđợi lâu mới đến lượt mình thực hiện Trẻ sẽ không còn hứng thú, phấn khích màthay vào đó là cảm giác chán nản Số lần thực hiện bài tập của trẻ cũng sẽ được ít,giờ học thường bị kéo dài so với quy định
Cách tổ chức mới: Ở phần vận động cơ bản, cô tập trung trẻ đứng ở một góc
của phòng tập Cô cho trẻ nhìn vào sơ đồ tập và những đồ dùng cô chuẩn bị rồiđoán xem hôm nay trẻ sẽ được tập bài tập gì? Đây đều là những vận động trẻ đãđược hướng dẫn thực hiện ở những tiết học trước rồi nên cô có thể mời trẻ khá lênthực hiện lại vận động cho cả lớp xem Nếu trẻ đã thực hiện tốt thì cô chỉ nhắc lạinhững kỹ thuật cơ bản của bài tập Nếu trẻ thực hiện chưa tốt thì cô làm mẫu kếthợp phân tích động tác cho trẻ xem Sau đó cô cho trẻ thực hiện bài tập tổng hợptheo thể thức vòng tròn(theo sơ đồ minh họa)
2
3 1
Theo sơ đồ trên, hai cô giáo sẽ chia vị trí đứng phù hợp để bao quát được trẻ
ở các vị trí tập Trẻ đầu tiên sẽ tập hết sân số 1 sang sân số 2 thì trẻ thứ hai bắt đầutập ở sân số 1 Cứ như vậy trẻ tập lần lượt ở cả 3 vị trí tập rồi lại về vị trí ban đầu.Cách làm trên số lần trẻ tập được nhiều hơn, trong khi trẻ di chuyển vị trí để đi đếncác sân tập, trẻ cũng có thời gian nghỉ ngơi nhẹ trước khi bắt đầu bài tập tiếp theo
Trang 11* Thay đổi hình thức hồi tĩnh trong tiết học thể dục của trẻ
Trong mỗi tiết học thể dục của trẻ thì hình thức hồi tĩnh là không thể thiếu
và có vai trò rất quan trọng trong cấu trúc của một tiết học Sau những lần tậpluyện hăng say đầy cố gắng của trẻ, giây phút hồi tĩnh khiến trẻ được thư giãn, cânbằng nhịp tim, nhịp thở Hoạt động hồi tĩnh rất quan trọng như vậy nhưng lạithường được tổ chức với những động tác đi lại nhẹ nhàng rất nhàm chán Có khi côgiáo làm động tác “Chim bay, cò bay” thì trẻ chỉ đưa tay lên xuống cho đúng độngtác chứ không kết hợp với việc hít vào thở ra để điều hòa vì những động tác đókhông kích thích được trẻ hứng thú tham gia sau khi đã tập luyện mệt mỏi Hiểuđược tâm lý đó tôi đã luôn tìm những hình thức hồi tĩnh mới để đưa vào cho trẻthực hiện trong mỗi tiết học thể dục Tôi lên mạng xem những clip về tập dưỡngsinh, tập yoga , chon lọc những động tác dễ và phù hợp để cho trẻ hồi tĩnh Các bạngái lớp tôi thì rất thích thú với những động tác hồi tĩnh yoga đơn giản kết hợp với
âm nhạc, còn các bạn trai lại rất hào hứng với những động tác quyền nhẹ nhàngcủa bài tập dưỡng sinh
Biện pháp 3: Đưa yếu tố âm nhạc vào các hoạt động phát triển thể chất
Theo chương trình giáo dục trẻ mầm non, cấu trúc một tiết học giáo dục thểchất bao gồm 3 phần: Phần khởi động, trọng động và hồi tĩnh Thường thì các giáoviên tổ chức phần khởi động cho trẻ hát bài “một đoàn tàu” đi các kiểu chân sau đó
về hàng tập bài tập phát triển chung là các động tác tay – chân – bụng( lườn)– bậtvới nhịp hô của cô,… nếu tiết thể dục nào tôi cũng cho trẻ tập như vậy thì trẻ sẽchán, uể oải trong giờ học, không phát huy tính tích cực vận động ở trẻ
Vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa yếu tố âm nhạc vào trong giờ dạy thể dục Cụthể:
- Với phần khởi động tôi dẫn dắt hoặc kể câu chuyện phù hợp với chủ đềcho trẻ hát một bài hát phù hợp với chủ đề và đi khởi động kết hợp các kiểu chân.Sau đó cho trẻ về đội hình hàng dọc điểm số, tách hàng để tập bài tập phát triểnchung
- Bài tập phát triển chung tôi lựa chọn là bài tập erobic có động tác phù hợpvới bài tập vận động cơ bản đầy đủ các động tác tay – chân – thân – bật có nhịpđầy đủ, có động tác nhấn mạnh cho vận động cơ bản
- Và khi tập vận động cơ bản, quá trình trẻ tập tôi cho trẻ tập cùng nhạc lànhững bài hát phù hợp với chủ đề, khi tập cùng bài hát trẻ rất hào hứng thực hiệnbài tập của mình
Đặc biệt khi trẻ thi đua theo tổ tôi lựa chọn những bản nhạc thiếu nhi sôiđộng phù hợp với chủ đề để thêm phần hào hứng, sôi nổi
Trang 12- Đến phần hồi tĩnh tôi cho trẻ vận động nhẹ nhàng như: Tập dưỡng sinh,yoga kết hợp với nhạc du dương, nhẹ nhàng tạo cho trẻ thấy thoải mái và vui vẻhoàn thành bài tập Khi đưa biện pháp này vào dạy trẻ trong tiết học giáo dục thểchất tôi thấy trẻ lớp tôi học tốt hơn, hứng thú hơn và kiến thức, kỹ năng của trẻđược nâng lên rõ rệt.
Biện pháp 4: Tổ chức trò chơi vận động mọi lúc mọi nơi phù hợp với hoạt động
Biện pháp này có tác dụng nhằm gây hứng thú cho trẻ đến bài tập vận động,giúp trẻ thực hiện nhiều lần mà không nhàm chán, đánh giá được tương đối kháchquan kết quả vận động của trẻ Khi chơi trò chơi vận động, hệ vận động được củng
cố, các hệ cơ bắp của cơ thể trở nên rắn chắc hơn, các khớp xương và dây chằngtrở nên linh hoạt, có tác dụng củng cố, tăng cường sức khỏe cho trẻ, tạo điều kiệncho việc rèn luyện thể lực, củng cố kĩ năng vận động trong điều kiện thay đổi
* Sử dụng trò chơi phong phú phù hợp với các hoạt động
Trò chơi vận động cho trẻ có thể tổ chức cả trong và ngoài tiết học với nhiềuhình thức khác nhau Tuy nhiên với trẻ mẫu giáo lớn như học sinh lớp tôi, tôi nhậnthấy rằng những trò chơi vận động quen thuộc như: Mèo đuổi chuột, chuyền bóng,kéo co, chạy tiếp cờ, cáo và thỏ, mèo và chim sẻ do được tổ chức thường xuyênqua các độ tuổi nên đã dần nhàm chán với trẻ Chính điều đó đã kích thích tôi tìmtòi, nghiên cứu, học hỏi để thiết kế ra những trò chơi mới hấp dẫn hơn với trẻ, kíchthích trẻ vận động tích cực hơn Những trò chơi dưới đây đã được tôi thiết kế và ápdụng tại trường để mang lại niềm vui và sự phát triển toàn diện cho trẻ và giảmgánh nặng công việc cho giáo viên mầm non Đây là những trò chơi kết hợp pháttriển được nhiều kỹ năng và tố chất của trẻ trong một lần chơi Có thể tổ chứcnhững trò chơi này trong nhà hay ngoài trời và phù hợp với trẻ mẫu giáo lớn
Trò chơi 1: “Nhảy bao bố đôi”
+ Chuẩn bị:4 bao bố, hoa, bảng dán, thảm.
+ Cách chơi: Mỗi đội sẽ có 12 bạn với nhiệm vụ: Cứ 2 bạn một lần sẽ cùng
vào một bao bố và nhảy đến đích lấy một bông hoa rồi lại nhảy quay về gắn lênbảng của đội mình
+ Luật chơi:Trò chơi diễn ra theo luật tiếp sức Khi nhảy phải phối hợp sao
cho không bị ngã Đội nào lấy được nhiều hoa sẽ chiến thắng
+ Tổ chức:Trò chơi này có thể tổ chức cả trong và ngoài tiết học với điều
kiện phải có vị trí sân bằng phẳng, đảm bảo an toàn cho trẻ Trò chơi này vừa pháttriển thể lực cho trẻ vừa đòi hỏi trẻ phải biết phối hợp với bạn, khéo léo trong quátrình chơi
Trang 13Trò chơi 2: “Bắc cầu”
+ Chuẩn bị:10 tấm xốp, trống.
+ Cách chơi:Chia trẻ thành 4 đội: 2 đội cổ vũ, 2 đội chơi Mỗi đội chơi sẽ có
4 bạn di chuyển trên 3 tấm xốp theo hình thức bắc cầu để đi đến đích
+ Luật chơi:Chỉ di chuyển trên tấm xốp, không được giẫm chân xuống sàn.
Đội nào về đích trước là thắng cuộc
+ Tổ chức:Trò chơi này là trò chơi vừa dễ chuẩn bị vừa dễ tổ chức lại mang
đến sự hứng thú rất cao cho trẻ Giáo viên chỉ cần vài tấm xốp và 2 vạch đích là đã
có thể tổ chức thành trò chơi bổ ích Trò chơi này có thể áp dụng cả trong và ngoàitiết học nhưng vị trí chơi cần bằng phẳng, không trơn, trượt để đảm bảo an toàncho trẻ
Trò chơi 3: “Chuyển bóng”
+ Chuẩn bị: 20 quả bóng , đài, nhạc.
+ Cách chơi: Mỗi đội sẽ có 12 bạn với nhiệm vụ: 2 bạn đầu hàng của mỗi
đội sẽ đứng sát vào nhau kẹp quả bóng vào giữa phần ngực của 2 bạn, sau đó dichuyển đến đích và cho bóng vào rổ và chạy nhanh về cuối hàng Bạn tiếp theo sẽxuất phát
+ Luật chơi: Trò chơi diễn ra theo luật tiếp sức, không được dùng tay giữ
bóng, nếu để rơi bóng sẽ bị loại Hết thời gian một bản nhạc, đội nào chuyển đượcnhiều bóng hơn là thắng cuộc
+ Tổ chức: Trò chơi này có thể tổ chức cả trong và ngoài tiết học và có thể
áp dụng được rất nhiều chủ đề VD: chủ đề “Thực vật” thì có thể chuyển rau, củ,quả; Chủ đề “ Nước và các hiện tượng tự nhiên” thì cho trẻ chuyền chai nước,mũ
Trò chơi 4: “Đua thuyền”
+ Chuẩn bị: Sàn nhà sạch sẽ, bằng phẳng.
+ Cách chơi: Mỗi đội sẽ có 12 bạn chia thành 2 nhóm với nhiệm vụ: Các
bạn sẽ ngồi trên sàn, người ngồi sau vắt chân lên đùi người ngồi trước tại vạch xuấtphát Khi có hiệu lệnh “Xuất phát”, các thành viên phải dùng lực của 2 tay chốngdưới sàn đồng thời đẩy mạnh người lên phía trước
+ Luật chơi: Khi di chuyển các thành viên không được để rơi chân xuống
sàn Đội nào về đích trước sẽ chiến thắng
Để trẻ tham gia trò chơi vận động nhiều lần mà không nhàm chán giáo viêncần lưu ý: Tăng dần độ khó của các trò chơi (về yêu cầu, luật chơi, hành độngchơi…) đồng thời có thể khuyến khích trẻ tự nghĩ ra các trò chơi mới