1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đa dạng hình thức tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ 5 6 tuổi tại trường mầm non đỗ đình thiện lạc thủy hòa bình

70 205 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 1,28 MB

Nội dung

Khi tiếp xúc với hoạt động vẽ, trẻ có cơ hội được trải nghiệm, thể hiệncảm xúc phong phú, thể hiện các hình ảnh - hình tượng theo cảm xúc và ýtưởng riêng từ việc thay đổi màu sắc, nét vẽ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

NGUYỄN MINH THƯ

ĐA DẠNG HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VẼ CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON ĐỖ ĐÌNH THIỆN - LẠC THỦY - HÒA BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Giáo dục mầm non

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

NGUYỄN MINH THƯ

ĐA DẠNG HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VẼ CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON ĐỖ ĐÌNH THIỆN - LẠC THỦY - HÒA BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình

Người hướng dẫn khoa học: Ths.Vũ Long Giang

HÀ NỘI – 2018

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo trường Đại học Sư phạm

Hà Nội 2 đã tận tình truyền thụ những kiến thức, những phương pháp giảngdạy ở bậc học giáo dục mầm non giúp cho việc học tập và nghiên cứu, tiếpthu kiến thức, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ đạt được kết quả như mongmuốn

Chân thành cảm ơn Thầy Vũ Long Giang đã tận tình hướng dẫn, cung

cấp những tri thức, những kinh nghiệm quý báu, động viên, khuyến khích,giúp đỡ tôi hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này

Chân thành cảm ơn cán bộ giáo viên, nhân viên trường Mầm non ĐỗĐình Thiện đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Do thời gian có hạn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót Tôirất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các Thầy, Cô giáo, bạn bè vàbạn đọc để đề tài này được hoàn thiện hơn

Hà Nội, tháng 5 năm 2018

Sinh viên

Nguyễn Minh Thư

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận là kết quả cố gắng của bản thân tôi trong quá trình học tập

và nghiên cứu ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Tôi xin cam đoan kết

quả nghiên cứu của đề tài “Đa dạng hình thức tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ 5

- 6 tuổi tại trường mầm non Đỗ Đình Thiện - Lạc Thủy - Hòa Bình” không

có sự trùng lặp với bất kì một đề tài nào khác Nếu sai tôi xin chịu tráchnhiệm hoàn toàn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2018

Sinh viên

Nguyễn Minh Thư

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Đối tượng nghiên cứu 3

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 3

4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

4.2 Mục đích nghiên cứu 3

5 Phạm vi nghiên cứu 4

6 Phương pháp nghiên cứu 4

7 Cấu trúc khóa luận: 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐA DẠNG HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VẼ CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI 6

1 Hoạt động vẽ của trẻ mầm non 6

2 Vai trò quan trọng của hoạt động vẽ với trẻ mẫu giáo lớn 9

2.1 Hoạt động vẽ với sự phát triển trí tuệ, nhận thức cho trẻ 9

2.2 Hoạt động vẽ với giáo dục đạo đức 9

2.3 Hoạt động vẽ với giáo dục thẩm mỹ 11

2.4 Hoạt động vẽ với phát triển thể chất: 12

3 Đặc điểm vẽ của trẻ 5 - 6 tuổi: 12

4 Nội dung hoạt động vẽ của trẻ 5 - 6 tuổi trong chương trình GDMN 16 4.1 Vẽ theo mẫu 16

4.2 Vẽ theo đề tài 17

5 Các hình thức tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ 5 - 6 tuổi: 18

5.1 Hoạt động vẽ trên tiết học 19

5.2 Hoạt động vẽ ngoài tiết học 20

Trang 6

5.3 Tổ chức hoạt động vẽ trong lớp học 21

5.4 Tổ chức hoạt động vẽ ngoài lớp học 23

6 Lý luận về đa dạng hình thức tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ 5 - 6 tuổi 26 6.1 Vai trò của hình thức tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ 5 - 6 tuổi 26

6.2 Tác động của thay đổi hình thức tổ chức hoạt động vẽ 27

6.3 Ảnh hưởng của đa dạng hình thức tổ chức hoạt động vẽ với trẻ 5 - 6 tuổi28 CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VẼ CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON ĐỖ ĐÌNH THIỆN - LẠC THỦY - HÒA BÌNH 29

1 Một số nét về trường mầm non Đỗ Đình Thiện 29

2 Nội dung khảo sát thực trạng hình thức tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Đỗ Đình Thiện - Lạc Thủy - Hòa Bình 30

2.1 Nội dung khảo sát thực trạng hình thức tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ 5 - 6 tuổi30 2.2 Kết quả khảo sát thực trạng hình thức tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ 5 - 6 tuổt tại trường mầm non Đỗ Đình Thiện 32

2.3 Nội dung khảo sát về nhận thức của giáo viên 35

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐA DẠNG HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VẼ CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON ĐỖ ĐÌNH THIỆN - LẠC THỦY - HÒA BÌNH 43

1 Cơ sở đề xuất biện pháp 43

2 Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động vẽ cho trẻ 5 -6 tuổi 44

2.1 Tích hợp hoạt động vẽ thông qua các môn học khác 44

2.2 Tổ chức hoạt động vẽ theo phương pháp Giáo dục Montessori 49

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 54

1 Kết luận chung 54

2 Một số khuyến nghị sư phạm 54

Trang 7

TÀI LIỆU THAM KHẢO 56 PHỤ LỤC

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Theo bước phát triển của nhân loại, ta dễ dàng nhận thấy rằng hoạtđộng tạo hình, đặc biệt là hoạt động vẽ đóng vai trò vô cùng lớn trong đờisống, sinh hoạt của con người Từ khi chưa phát minh ra ngôn ngữ, cha ông ta

đã biết sử dụng các loại hình vẽ như một phương tiện giao tiếp và truyển đạtkinh nghiệm cho thế hệ sau Điều đó chứng tỏ, hoạt động tạo hình là hoạtđộng vô cùng quan trọng và thiết yếu với con người

Đối với trẻ mầm non, đa số trẻ đều biết vẽ trước khi biết viết, hoạt động

vẽ là một trong những nội dung giáo dục toàn diện, giúp trẻ phát triển về mọimặt: đạo đức, trí tuệ, thể lực, thầm mỹ, lao động.Thông qua đó còn phát triểncho trẻ cảm xúc, tri giác, cảm thụ và khả năng sáng tạo,đồng thời hoạt động

vẽ giúp trẻ biểu hiện thái độ, tình cảm, cảm xúc của mình với thế giới xungquanh Trẻ nhỏ luôn muốn thông qua mọi phương tiện để biểu đạt cảm xúccủa mình với cuộc sống muôn màu đầy mới mẻ và lý thú, trong điều kiệnngôn ngữ phát triển chưa toàn diện thì hội họa là phương tiện đắc lực để giúptrẻ thỏa mãn nhu cầu đó Hiện nay, vẽ là hoạt động phổ biến ở các trườngmầm non, hoạt động này được trẻ yêu thích và làm quen ngay từ lứa tuổi nhàtrẻ Khi tiếp xúc với hoạt động vẽ, trẻ có cơ hội được trải nghiệm, thể hiệncảm xúc phong phú, thể hiện các hình ảnh - hình tượng theo cảm xúc và ýtưởng riêng từ việc thay đổi màu sắc, nét vẽ, từ đó phát huy sự sáng tạo, nhạycảm, linh hoạt của trẻ Đồng thời, việc tham gia hoạt động vẽ không chỉ giúptrẻ thđược các bài vẽ theo hướng dẫn mà còn tạo tiền đề thuận lợi để trẻ thựchiện các hoạt động tạo hình khác như vẽ trang trí, nặn, xé dán, chắp ghép,…

Đối với trẻ 5 - 6 tuổi, đây là độ tuổi trẻ chuẩn bị bước và học cấp I, đặcđiểm tâm sinh lý của trẻ gần như đã phát triển toàn diện Thời điểm này, trẻ

Trang 9

có nhiều ham muốn học hỏi, tìm tòi, khám phá sáng tạo, đặc biệt trẻ bị thu hút

và rất thích thú với hoạt động tạo hình, trong đó hoạt động vẽ là hoạt động màtrẻ có được những nét đặc trưng riêng biệt nhất

Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng việc tổ chức hoạt động vẽ tạitrường mầm non Đỗ Đình Thiện đã được quan tâm trú trọng, trẻ rất có tiềmnăng, tuy nhiên, hoạt động vẽ của trẻ mầm non nói chung và trẻ lứa tuổi mẫugiáo lớn nói riêng tại trường còn có thể phát triển hơn nữa

Vì vậy, xuất phát từ vấn đề trên, đồng thời nhận thấy ảnh hưởng tíchcực của giáo dục qua hoạt động vẽ là rất lớn, tôi đã lựa chọn đề tài “Đa dạnghình thức tổ chức hoạt động tạo vẽ cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường mầm non ĐỗĐình Thiện - xã Cố Nghĩa - huyện Lạc Thủy - tỉnh Hòa Bình” làm đề tàinghiên cứu

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trong giáo dục mầm non, tạo hình được coi là môn học trọng tâm vàhoạt động vẽ đặc biệt được các quốc gia quan tâm và trú trọng Trên thế giới

có rất nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động này như: Tác giả Kazakova,

(1995), Hãy phát triển tính sáng tạo của trẻ mẫu giáo, NXB Sư phạm Hà nội; Vưgotxki, (1985), Trí tưởng tượng và sáng tạo ở tuổi thiếu nhi, NXB phụ nữ.

Các công trình này tập trung nghiên cứu vấn đề nâng cao khả năng sáng tạocho trẻ

Ở Việt Nam, đã có nhiều nhà khoa học tiến hành nghiên cứu về hoạtđộng vẽ cho trẻ mầm non như:

- Tác giả Nguyễn Quốc Toản: Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hìnhcho trẻ mầm non

- Tác giả Lê Đức Hiền: Tạo hình và phương pháp hướng dẫn trẻ mầmnon hoạt động tạo hình

Trang 10

- Tác giả Lê Thanh Thủy: Các quan điểm tâm lý học về nguồn gốc vàbản chất hoạt động tạo hình cho trẻ em Các quan điểm này tập trung vào việctrả lời cho câu hỏi “ Trẻ em vẽ gì?”

- Tác giả Ngô Bá Công: Tư duy và cảm xúc của trẻ mẫu giáo qua tranh vẽ

Tuy nhiên, đề tài “Đa dạng hình thức tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ 5 - 6tuổi tại trường mầm non Đỗ Đình Thiện - xã Cố Nghĩa - huyện Lạc Thủy -tỉnh Hòa Bình” thì chưa được tìm hiểu.Vì vậy, tôi chọn đề tài này để tiến hànhthực hiện nghiên cứu

3 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa hình thức tổ chức và hoạt

động vẽ

- Khách thể nghiên cứu : Quá trình hoạt động vẽ

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu lý luận: Phân tích và hệ thống hóa 1 số vấn đề lý luận cóliên quan đến đề tài nghiên cứu

- Nghiên cứu thực trạng: Tìm hiểu thực trạng tổ chức hoạt động vẽ, đặcbiệt là các hình thức tổ chức hoạt động vẽ của trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầmnon Đỗ Đình Thiện

- Nhằm đề xuất 1 số hình thức tổ chức phát triển hoạt động vẽ cho trẻ 5

- 6 tuổi tại trường mầm non Đỗ Đình Thiện

4.2 Mục đích nghiên cứu

Thông qua đề tài “Phát triển hình thức tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ 5- 6tuổi tại trường Mầm non Đỗ Đình Thiên - Lạc Thủy - Hòa Bình” tôi sẽ đềxuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động vẽ trẻ ở trườngmầm non Đỗ Đình Thiện

Trang 11

5 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu hình thức tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trườngmầm non Đỗ Đình Thiện - xã Cố Nghĩa - huyện Lạc Thủy - tỉnh Hòa Bình,thời gian thực hiện từ 12/2017 đến 5/2018

6 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý luận

Tìm đọc, tìm hiểu và phân tích các tài liệu về cơ sở phương pháp luận ,những tài liệu giáo trình tâm lý học, giáo dục học, các công trình nghiên cứuthực tiễn đã công bố,… nhằm làm rõ cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiêncứu

- Phương pháp quan sát tự nhiên

Quan sát các tiết vẽ của trẻ và cách tổ chức hoạt động vẽ của giáo viênnhằm tìm hiểu khả năng sáng tạo của trẻ theo các tiêu chí đã đưa ra Đồngthời thu nhập 1 số thông tin để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu

- Phương pháp phỏng vấn

Dùng phiếu câu hỏi đối với các giáo viên đứng lớp ở trường mầm non

Đỗ Đình Thiện để tìm hiểu thêm thông tin về nhận thức và việc tổ chức,hướng dẫn, đánh giá trẻ vẽ tranh theo hướng khuyến khích trẻ tưởng tượngsáng tạo của giáo viên đó

Trang 12

và khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ.

Tuy nhiên, trẻ mầm non nhiều khi không thể hiện hết được ý muốnhoặc hiểu biết của mình qua sản phẩm Với một kết quả như nhau nhưng cáchthức, tốc độ tạo ra sản phẩm đó có thể có sự khác nhau Vì thế tôi luôn kết hợpđánh giá sản phẩm với đánh giá qua ý tưởng, tiến trình trẻ làm ra sảnphẩm đó Ngoài ra, tôi cũng chú ý đến sự tập trung chú ý và hứng thú của trẻtrong suốt qúa trình trẻ vẽ tranh

7 Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung chính của khóaluận bao gồm:

Chương 1: Cơ sở khoa học của đa dạng hình thức tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ 5 - 6 tuổi

Chương 2: Nghiên cứu thực trạng tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ 5

-6 tuổi tại trường mầm non Đỗ Đình Thiện - Lạc Thủy - Hòa Bình

Chương 3: Đề xuất 1 số hình thức phát triển tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Đỗ Đình Thiện - Lạc Thủy - Hòa Bình

Trang 13

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐA DẠNG HÌNH THỨC TỔ CHỨC

HOẠT ĐỘNG VẼ CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI

1 Hoạt động vẽ của trẻ mầm non

Vẽ là một hoạt động được rất nhiều trẻ em yêu thích, trẻ có nhiều điềukiện thể hiện những cảm xúc, ấn tượng của mình ở mọi lúc mọi nơi mà khôngphải chờ đến khi có điều kiện mới thực hiện được Như chúng ta đã biết, hoạtđộng vẽ có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻmầm non, nó giúp trẻ phát triển các mặt thể lực, thẩm mỹ, trí tuệ, đạo đức, laođộng Từ đó, hoạt động vẽ trở thành công cụ đắc lực giúp trẻ phát triển tìnhcảm, khả năng sáng tạo, tư duy, trí tưởng tượng phong phú,… giúp trẻ hìnhthành và phát triển nhân cách Quan trọng hơn, hoạt động vẽ góp phần giúptrẻ có những kiến thức sơ đẳng về tự nhiên và xã hội, tạo tiền đề cho trẻ họctập tốt ở các bậc học tiếp theo

Về khái niệm “hoạt động vẽ” thì có rất nhiều những ý kiến được đưa ra.Theo từ điển tiếng Việt thì “Vẽ là dùng bút mà tả hình trạng các vật cho đượcnhư thực bằng đường nét, màu sắc” Tác giả Nguyễn Quốc Toản thì cho rằng

“Hoạt động vẽ là hoạt động tạo ra sản phẩm trên mặt phẳng bằng nhiều chấtliệu khác nhau” Tóm lại, có rất nhiều quan điểm khác nhau về hoạt động vẽnhưng tựu chung lại đều có những điểm giống nhau là hoạt động vẽ là hoạtđộng tạo ra sản phẩm trên mặt phẳng bằng đường nét và màu sắc

Khi tìm hiểu về hoạt động vẽ, tác giả Lê Thanh Thủy cho rằng vẽ chính

là sự thể hiện những biểu tượng, ấn tượng và suy nghĩ tình cảm của trẻ, làcách thức để trẻ giao tiếp bằng các hình thức, phương tiện mang tính vật thểkhi ngôn ngữ còn đang hạn chế Theo tác giả Nguyễn Ánh Tuyết cho rằng vẽ

là một dạng thức của hoạt động tạo hình ( bên cạnh cắt, nặn, xé dán) mà ở đó

Trang 14

trẻ được lĩnh hội những kiến thức, kỹ năng để tạo ra những sản phẩm mangtính nghệ thuật Từ đó có thể khẳng định rằng, hoạt động vẽ vừa là một quátrình quan trọng giúp trẻ thu nhận các kinh nghiệm, kiến thức xã hội, vừa làmột hoạt động sáng tạo nghệ thuật phản ánh những suy nghĩ, cảm nhận, tìnhcảm về cuộc sống của đứa trẻ bằng các phương tiện, chất liệu nghệ thuậtthông qua hoạt động mang tính nghệ thuật.

Ở trẻ nhỏ, hoạt động tạo hình chưa phải là một hoạt động sáng tạo nghệthuật thực thụ Với hoạt động này, chúng ta không đặt nặng mục đích rằngnhững đứa trẻ phải tạo nên những sản phẩm phục vụ xã hội, cải tạo thế giớihiện thực xung quanh Mục đích cốt lõi và quan trọng nhất vẫn là sự biến đổi,phát triển về các mặt của đứa trẻ

Nổi bật nhất trong đặc điểm tạo hình của trẻ là tính duy kỷ Trẻ thườngkhông quan tâm đến việc vẽ như thế nào, các bước vẽ ra sao mà thường quantâm hơn đến việc mình đang vẽ cái gì Đặc điểm này đã khiến cho trẻ nhỏ tiếpcận với hoạt động vẽ một cách rõ ràng hơn: trẻ có thể vẽ bất cứ cái gì vớitrạng thái sẵn sàng, dễ dàng lựa chọn đối tượng miêu tả bởi đó thường là cái

nó thích, nó muốn vẽ chứ không phải cái dễ vẽ

Ở giai đoạn này, hoạt động vẽ của trẻ đại đa số được thể hiện bằngnhững nét vẽ thô sơ, có khi còn nghệch ngoạc, nên mối quan tâm chính tronghoạt động tạo hình của trẻ phải được tập trung vào cảm xúc, biểu cảm, sự thểhiện chứ không phải hình thức bên ngoài của tác phẩm Đối với trẻ càng nhỏ,điều này được thể hiện càng rõ, bản thân trẻ càng nhỏ càng ít quan tâm đến

“hình thức” của tác phẩm mà chỉ cố gắng thể hiện và truyền đạt giúp ngườixem hiểu được suy nghĩ, thái độ, tình cảm của mình qua những gì được miêu

tả Đồng thời, với người xem, không nên chú trọng đánh giá thẩm mỹ mà nênquan tâm đến cảm xúc được gửi gắm trong đó

Ngoài ra, hoạt động tạo hình của trẻ còn có một đặc điểm tâm lý rất nổibật là tính không chủ định Do đặc điểm này, trẻ mẫu giáo thường nảy sinh

Trang 15

các ý định miêu tả một cách bất chợt, ngẫu hứng mà chưa có suy nghĩ độc lập

tự chủ trong việc sắp xếp công việc sắp diễn ra một cách chi tiết, hợp lý và có

kế hoạch Khi chuẩn bị tạo hình, trẻ cũng có những suy nghĩ về từng bước đểthực hiện sản phẩm, tuy nhiên những suy nghĩ này có thể không rõ ràng và dễ

bị lung lay, thay đổi bởi các yếu tố ngoại cảnh bất chợt xuất hiện

Quan sát tranh của trẻ, đôi khi chúng ta có thể rất khó khăn khi phải tìm

ra bố cục hay sự vật, nhân vật chính, có lúc tranh tồn tại những cái rất phi lýnếu nhìn từ góc độ của người lớn Bởi tính chân thực, hồn nhiên trong tranh

vẽ của trẻ được thể hiện rõ nét qua hình thức, cách thức mô tả, trẻ chưa phânbiệt được nội dung chính trong tranh và chưa biết cách làm nổi bật nó Đặcbiệt với những trẻ lứa tuổi nhỏ hơn, hoạt động vẽ mang tính bản năng, tranhtrẻ vẽ thường là những nét ngang, gạch, vòng vo, chồng chéo, to nhỏ, dàingắn khác nhau, chưa ra hình cụ thể Hình vẽ của trẻ tự nhiên, đơn giản, trẻ vẽbằng sự thích thú hơn là hiểu biết Trẻ vẽ để cảm nhận, để khám phá cuộcsống và “nói” lên những gì mình thấy khi mà chưa đủ vốn từ để diễn đạt Vìthế, một số người đánh giá tranh vẽ của trẻ là vẽ “ linh tinh” , “vẽ bậy”, làchưa thật sự hiểu về trẻ

Tổng kết lại, những gì người lớn nhìn thấy và những gì trẻ vẽ ra chưahẳn đã giống nhau Bởi trẻ nhìn đối tượng bằng một lăng kính khác, vẽ theonhững gì nó nghĩ, nó biết và nó thích Đây là một đặc điểm đáng lưu ý, mộtđiều kiện thuận lợi mà người ta đã tận dụng để đi sâu tìm kiếm đặc điểm tâm

lí của trẻ Tuy nhiên, cứ để lặp lại hiện tượng này thì có thể là một nhượcđiểm gây khó khăn cho sự phát triển của hình tượng nghệ thuật Để khắc phụcnhược điểm này, cần giúp trẻ bổ sung cho nội dung tranh vẽ của mình bằngnhững kinh nghiệm thu từ quá trình quan sát, từ các sự vật, hiện tượng cótrong hiện thực, những hình tượng có trong tác phẩm nghệ thuật

Trang 16

2 Vai trò quan trọng của hoạt động vẽ với trẻ mẫu giáo lớn

2.1 Hoạt động vẽ với sự phát triển trí tuệ, nhận thức cho trẻ

Khi thực hiện quá trình tạo hình, trẻ có rất nhiều cơ hội để tiếp xúc vớinhững sự vật, hiện tượng xung quanh Trẻ sẽ có cơ hội khám phá và thu nhậnkiến thức về đặc điểm của từng sự vật cụ thể như hình dáng, màu sắc, kích cỡ,đặc điểm đặc trưng, Từ đó, xây dựng những biểu tượng đơn giản về sự vậthiện tượng, dần dần trong quá trình tri giác, trẻ sẽ tiếp thu, bổ sung hình thànhhoàn chỉnh các biểu tượng, mang đến những hình tượng có tính nghệ thuật.Quá trình này cần có thời gian và sự nỗ lực thực hiện các thao tác như phântích, so sánh, đối chiểu, tổng hợp, khái quát,… từ đó tạo cơ hội cho trẻ rènluyện các kỹ năng kể trên

Theo lứa tuổi, trẻ thực hiện yêu cầu vẽ sẽ vận dụng vốn kiến thức đã cókhám phá, tạo dựng những hình tượng mới Vốn hiểu biết sẽ ngày một tănglên, phong phú và hấp dẫn hơn

Ngoài ra, trẻ còn được tìm hiểu bản chất của các vật liệu tạo hình, sựliên quan gắn kết giữa vật liệu tạo hình với kết quả thu được, các kỹ năng sửdụng dụng cụ, chất liệu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ vẽ

Đặc biệt, quá trình vẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, khi trẻ nhận biết,phân tích đối tượng, so sánh, nhận xét sản phẩm tạo hình của mình và của bạn

sẽ kích thích trẻ phát triển vốn từ, lời nói lưu loát, ngôn ngữ mạch lạc Đồngthời, quá trình này cũng giúp trẻ học hỏi được các bài học về khả năng độc lập

tổ chức, điểu khiển, điều chỉnh việc nhận thức của bản thân,… là điều kiệnthuận lợi để trẻ hình thành, rèn luyện và phát triển các phẩm chất trí tuệ nhưtính tự giác, ham hiểu biết, khả năng tưởng tượng sáng tạo, tính tích cực trongnhận thức

2.2 Hoạt động vẽ với giáo dục đạo đức

Hoạt động vẽ có vai trò rất lớn trong việc giáo dục đạo đức và hình

Trang 17

Vẽ không phải là hoạt động chốc nhát sẽ cho ra kết quả, vì thế khi thamgia vào hoạt động vẽ trẻ sẽ học được tính kiên trì, kiên nhẫn và tích cực chủđộng để hoàn thiện sản phẩm.

Ngoài việc giúp trẻ có những nhận thức về thế giới xung quanh, hoạtdộng vẽ còn là phương tiện giúp trẻ bộc lộ cảm xúc, tình cảm của mình vớicuộc sống muôn màu qua những gì trẻ thể hiện Tham gia và hoạt động vẽ trẻ

có nhiều điều kiện tiếp thu các chuẩn mực đạo đức trong xã hội, trải nghiệmcác xúc cảm, tình cảm trong giao tiếp, học hỏi về các kỹ năng trong xã hội vàđánh giá các hành vi văn hóa xã hội qua các hình tượng, các sự kiện, hiệntượng được miêu tả

Hoạt động tạo hình của trẻ có nguồn gốc xã hội và thể hiện sự địnhhướng xã hội cho sự phát triển nhân cách của trẻ Ở lứa tuổi nhỏ, khi ngônngữ chưa phát triển thì hoạt động tạo hình đóng vai trò là một phương tiệngiao tiếp quan trọng Việc trẻ vẽ như một hành động thay lời nói để truyền đạtnhững gì trẻ hiểu, trẻ biêt, trẻ nghĩ, qua hoạt động vẽ, trẻ mong muốn ngườixem hiểu được những điều trẻ gửi gắm trong tác phẩm của mình Đồng thời,trẻ luôn mong muốn được người khác tiếp nhận và cảm nhận, luôn háo hức,chờ đợi những phản ứng tích cực ở người xem như việc khen ngợi, động viên,khuyến khích,… Việc thể hiện sự định hướng xã hội còn được thể hiện rõtrong nội dung miêu tả của trẻ, thông thường trẻ hay vẽ những sự vật, conngười, hiện tượng thiên nhiên gần gũi với cuộc sống của trẻ Điều đó chứng tỏhoạt động vẽ là nhân tố quan trọng dẫn dắt trẻ hòa nhập với cuộc sống, nhanhchóng trở thành một phần của xã hội, giúp trẻ không cảm thấy lạ lẫm với cuộcsống muôn hình vạn trạng

Hoạt động vẽ còn thể hiện tính xã hội và ý thức cộng đồng rất rõ nét.Khi tham gia vào hoạt động vẽ với mục đích tạo ra những sản phẩm đẹp chomình và người khác, trẻ sẽ có cơ hội trải nghiệm những xúc cảm đặc biệt như

Trang 18

tình yêu thương, mong muốn làm những điều tốt đẹp cho mọi người,… điểu

đó dần hình thành nhân cách tốt, tình cảm đẹp với vạn vật, tính chu đáo, biếtchia sẻ, quan tâm,… đồng thời, đó còn là cơ hội để trẻ rèn rũa các kỹ nănggiao tiếp xã hội

2.3 Hoạt động vẽ với giáo dục thẩm mỹ

Ở trường mầm non, hoạt động tạo hình nói chung và hoạt động vẽ nóiriêng khá được trú trọng và chiếm nhiều thời gian Là một hoạt động nghệthuật, hoạt động vẽ mang đến cho trẻ những tác động mạnh trong việc pháttriển cảm giác, tri giác thẩm mỹ Trong quá trình vẽ, giáo viên tạo điều kiệncho trẻ tiếp xúc, quan sát, tri giác để nhận ra các đặc điểm thẩm mỹ của sự vậtqua hình dáng, màu sắc, kích cỡ,… Không chỉ dừng lại ở đó, việc cho trẻ tiếpxúc, khám phá những sự vật tươi đẹp sẽ kích thích trẻ nảy sinh những cảmxúc, rung động thẩm mỹ (ví dụ như việc trẻ thích thú, xúc động khi nhìn thấymột khung cảnh tuyệt diệu hay một màu sắc rực rỡ) Từ tiền đề là những cảmxúc tích cực đó, trẻ hình thành được tình cảm và thái độ thẩm mỹ Trẻ biếtcảm nhận, thưởng thức cái đẹp, biết đưa ra những nhận xét đơn giản về cuộcsống và các tác phẩm nghệ thuật

Thông qua tiết học vẽ, trẻ được tiếp cận với cái đẹp trong cuộc sống vàcái đẹp của nghệ thuật thông qua các tranh ảnh, hình vẽ tượng,…

Sự phản ánh hiện thực và biểu lộ tình cảm qua các phương tiện truyềncảm đặc trưng cho loại hình nghệ thuật vật thể như đường nét, hình dạng, màusắc, bố cục không gian, chính là con đường lĩnh hội các kinh nghiệm vănhóa thẩm mĩ rất phù hợp với lứa tuổi trẻ em Trên cơ sở đó hình thành thị hiếuthẩm mĩ sau này

Trong quá trình thực hiện tạo hình, năng khiếu sáng tạo nghệ thuật củatrẻ được phát triển, trẻ biết vận dụng những hiểu biết về cái đẹp vào cuộcsống hàng ngày như biết lựa chọn trang phục ăn mặc sao cho đẹp, biết bày

Trang 19

biện trang trí phòng riêng, biết ở gọn gang ngăn nắp,… từ đó hình thành ýthức tôn trọng và biết bảo vệ cái đẹp.

2.4 Hoạt động vẽ với phát triển thể chất:

Hoạt động vẽ có vai trò rất lớn đối với phát triển thể chất của trẻ, đặcbiệt là sức khỏe tinh thần

Khi tham gia các giờ hoạt động vẽ với bầu không khí thoải mái, vui vẻ,

tự do khám phá và tìm tòi sẽ mang đến cho trẻ tâm lý thích thú, háo hức, hưngphấn Chính sự hưng phấn này sẽ tạo ra những ảnh hưởng tích cực cho hệthần kinh, tạo tiền đề dẫn đến sự điều hòa đều đặn cho các hoạt động của bộphận trong cơ thể

Không chỉ có thế, hoạt động vẽ có ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triểnvận động tinh cho trẻ Việc thực hành các thao tác vẽ sẽ giúp trẻ rèn luyện các

kỹ năng cầm, nắm, di chuyển,… của bàn tay, ngón tay và cách kết hợp taymắt nhịp nhàng, linh hoạt Trẻ nhỏ thường quá vui vẻ, phấn khích chú tâmvào hoạt động chính mà quên đi các quy định về tư thế khi hoạt động, nhằmtránh cho trẻ những tác động tiêu cực đến sức khỏe như: cận thị, cong vẹo cộtsống, lệch vai, giáo viên cần bao quát, chú ý nhắc nhở, điều chỉnh cho trẻ

tư thế ngồi đúng

Đặc biệt hơn, hoạt động vẽ còn được coi là liều thuốc đặc biệt khi làmột trong những biện pháp trị liệu tâm lý hữu dụng và phổ biến cho những trẻkhuyết tật hay mắc bệnh tâm lý

3 Đặc điểm vẽ của trẻ 5 - 6 tuổi

Về tâm - sinh lý, trẻ mẫu giáo lớn các bộ phận và các chức năng dầnđược hoàn thiện và ổn định Chính vì thế mà đặc điểm về các mặt tâm sinh lí

có sự biến đổi và phát triển vượt bậc Trẻ đã có thể tập chung, chú ý vào các

sự vật, hiện tượng trong khoảng thời gian lâu hơn; các đặc điểm về ngôn ngữ,

tư duy, thể chất, tri giác thể hiện sự thay đổi rõ rệt Trẻ nắm được các kỹ năng

Trang 20

tạo hình và hoạt động hứng thú, có kết quả khả quan, thể hiện được sự cảmthụ và hiểu biết về cuộc sống xung quanh.

Về khả năng vận động, trẻ phân biệt tay trái và phải Trẻ biết gấp tờgiấy làm đôi bằng cách so các góc vào nhau.Trẻ có thể dùng các ngón tay đểnặn các đồ vật nhỏ Đồng thời, trẻ có thể vẽ một số hình đơn giản Thích tômàu và viết chữ Đặc biệt, trẻ có thể vẽ nét theo ý muốn, điều khiển các khớptay, cổ tay một cách linh hoạt

Về nhận thức, trẻ 5 - 6 tuổi đã có 1 vốn kiến thức về một số sự vật, hiệntượng nào đó nhưng chưa có hiểu biết đầy đủ về sự vật, hiện tượng đó Trẻ cóthể tự tạo ra các thí nghiệm để xem việc gì sẽ xảy ra và nghĩ ra lời giải thíchcho những gì trẻ quan sát được, mặc dù trẻ vẫn chưa đủ khả năng sử dụng suyluận lô-gic và trừu tượng

Trẻ cũng có thể làm một số thí nghiệm do cô hướng dẫn và có thể giảithích theo nhiều cách khác nhau Trẻ thường dành nhiều thời gian và chú ý hơnvào các hoạt động mà trẻ thích Thích chơi theo nhóm 5 - 6 trẻ và thích traođổi trong nhóm nhỏ, thích vẽ và viết để lưu lại các sự vật, sự việc Biết sosánh để nhận biết sự khác nhau về các đối tượng và biết đặt tên cho các sảnphẩm của mình (tranh tĩnh vật, tranh phong cảnh,…), gọi được tên các dụng cụtạo hình (bút chì, bút màu, bút dạ,…)

Về khả năng trí giác, trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, tri giác nhìn và tri giácnghe đã phát triển đáng kể Tuỳ hoàn cảnh mà trẻ tự mình phát biểu lên nhữngđiều đã tri giác theo nhiệm vụ do cô giáo đặt ra Điểm mới trong tri giác củatrẻ là xuất hiện các hình tượng nghệ thuật Trẻ biết quan sát khi không chỉnhìn tất cả các sự vật, hiện tượng mà còn ghi nhớ sự tồn tại, trật tự và nhất làmối liên hệ giữa các chi tiết đó Khi có sự hướng dẫn của người lớn thì trẻ có

sự quan sát phù hợp, ghi nhớ sự vật, hiện tượng tốt hơn, hiểu đúng bản chất

Có khả năng phân tích, phán đoán lý giải khi có những sự vật tương tự, hoặc

Trang 21

có mối liên hệ nhất định về các sự vật đã biết Ở lứa tuổi này trẻ biết tậptrung quan sát từ chi tiết nhỏ đến chi tiết lớn, từ đặc điểm hình dáng đơn giảnđến phức tạp theo hướng dẫn của giáo viên, từ đó trẻ ghi nhớ lại các hình ảnh

mà mình đã quan sát được, hiểu bản chất đối tượng, và có thái độ thẩm mĩmột cách khá rõ ràng

Về khả năng so sánh, ở lứa tuổi này khả năng so sánh ở mức biết, hiểu

và vận dụng những điều đã học vào vào việc giải quyết vấn đề:

Trẻ biết nhắc lại bằng lời hay hành động trình tự các bước của quy trình

so sánh của 2 đối tượng như cô đã chỉ dẫn.Trẻ hiểu và giải thích được bằnglời hay hành động từng bước của quy trình so sánh hai đối tượng trong mốiquan hệ với nhau Đặc biêt, trẻ biết cách vận dụng sự biết và hiểu để tự sosánh hai hay ba đối tượng bất kì

Về khả năng thể hiện bằng đường nét và hình dáng, ở trẻ 5 - 6 tuổi đã

có sự phát triển vượt bậc về mặt thể chất, vận động tinh đã được rèn rũa nên

đã có khả năng tạo ra các đường nét khá phức tạp đòi hỏi sự khéo léo Ở lứatuổi nhỏ hơn, do khả năng thao tác còn hạn chế nên hình vẽ của trẻ còn mangtính sơ đồ, lắp ráp từ những hình học Sau đó, sự phát triển về cả chất vàlượng của vốn kiến thức, cảm xúc, tình cảm khiến trẻ cảm thấy không hàilòng với các sản phẩm trước đây của mình do sự hạn chế về đường nét, hình

vẽ Từ đó, với trình độ phát triển chung của năng lực nhận thức thẩm mỹ và

kỹ năng vận động, trẻ ở lứa tuổi này có thể cảm nhận được tính nguyên thểcủa các đối tượng, hình ảnh và biết dùng các đường nét liền mạch, mềm mại,uyển chuyển để mô phỏng, truyền đạt vào tác phẩm, hình dạng của sự vật mộtcách hợp lý, đồng thời thể hiện tư thế vận động khá linh hoạt trong việc biếnđổi, phối hợp các đường nét và hình để thể hiện vẻ độc đáo, riêng biệt củahình sự vật, sự việc cụ thể Chính vì thế, tranh của trẻ ở giai đoạn này đã trởnên “dễ nhìn”, hình tượng đã đến gần với thế giới hiện thực hơn

Trang 22

Về khả năng thể hiện màu sắc, trẻ ở độ tuổi này có những biến chuyển

rõ rệt Màu sắc là yếu tố không thể thiếu trong quá trình khơi gợi, đem lạihiệu quả thẩm mỹ cao cho hình ảnh và cũng là nhân tố tác động mạnh nhất tớithẩm mỹ của trẻ cũng như người xem tranh Trẻ thường ít quan tâm đến sự thểhiện màu sắc mặc dù dấu hiệu về màu sắc được trẻ nhận biết, phân biệtnhanh hơn so với dấu hiệu hiệu hình dáng (ví dụ trẻ biết và phân biệt rấtnhanh tên các màu, nhưng trong quá trình hoạt động vẽ thường không áp dụngnhiều màu sắc, hoặc chỉ tô lặp đi lặp lại 1 màu sắc lên các chi tiết của sự vật,hiên tượng) Có 2 cách sử dụng màu sắc trong hoạt động vẽ của trẻ là “vẽ màukhông bắt chước” và “vẽ màu bắt chước” Trẻ có thể “vẽ màu bắt chước”kiểu thuộc lòng và sao tô lại màu quy định, đặc trưng của sự vật, hiện tượng(ví dụ như mặt trời màu đỏ, lá cây màu xanh,…) hoặc trẻ “vẽ màu không bắtchước” theo kiểu tự do ngẫu nhiên mà không theo bất cứ quy tắc màu sắc nào(ví dụ trẻ tô lá cây màu đỏ, nền đất màu vàng, mặt trời màu xanh,…), nhưngtình trạng sử dụng màu ngẫu hứng kiểu, thích thì tô mà không có liên hệ gìvới nội dung miêu tả thì vẫn còn tồn tại khá nhiều Tuy nhiên, dù sử dụngcách nào thì hai cách sử dụng màu này đều có ảnh của tranh vẽ, là sự truyềncảm của hình tượng đã được trẻ tạo nên và tăng hứng thú và niềm say mê củatrẻ khi hoạt động tạo hình Trẻ ở độ tuổi này đã có thể vẽ màu tươi sáng, đãchú ý đến độ đậm nhạt của màu vẽ và vẽ màu gọn gàng hơn trong hình Một

số trẻ đã trang bị cho mình một khối lượng kiến thức về màu sắc khá phongphú, đã có kỹ năng độc lập quan sát để thấy được sự biển chuyển linh hoạtcủa màu sắc cũng như một số cách phối hợp màu sắc sao cho đẹp và nổi bật.Việc phát triển và có cơ hội mài rũa các kỹ năng quan sát và tính tích cực nhậnthức là tiền đề giúp trẻ khám phá, đào sâu việc sử dụng màu sắc, ngoài việchạn chế được tình trạng sử dụng màu ngẫu hứng không suy nghĩ trẻ còn biết

sử dụng màu một cách sinh động, sáng tạo, có tính nghệ thuật, biết sử dụngmàu để bộc lộ thái độ yêu - ghét, cảm xúc của mình với sự vật hiện tượng

Trang 23

Màu sắc có vai trò quan trọng trong quá trình vẽ của trẻ, vì vậy trẻ cần

có sự kích thích đúng đắn và hợp lý từ giáo viên để cảm nhận được vẻ đẹpcủa màu sắc trong sự vật, hiện tượng Giáo viên tuyệt đối không được áp đặttrẻ trong việc sử dụng màu, điều đó sẽ làm sản phẩm của trẻ trở nên dậpkhuôn, nhàm chán, óc sáng tạo tưởng tượng của bị gò bó, vô tình làm cho sựhứng thú của trẻ với hoạt động này dần biến mất, sự truyền tải cảm xúc từ đócũng không được phát triển

Ở khả năng xây dựng bố cục tranh, ở lứa tuổi nhỏ hơn, rất khó để tìm ra

bố cục trong tranh của trẻ, nhưng với lứa tuổi mẫu giáo lớn, trẻ đã biết tạo ra

bố cục tranh theo thế cân bằng qua các cách sắp xếp đối xứng và không đốixứng (các hình ảnh không đồng đều: to - nhỏ, cao - thấp) Để tạo mối liên hệgiữa nội dung với hình thức của tranh, nhiều trẻ đã biết dùng cách sắp xếp thểhiện sự vận động, hành động và các mối quan hệ giữa các sự vật, nhân vật đểtạo ra một không gian có chiều sâu với nhiều tầng cảnh Tính nhịp điệu trongtranh vẽ của trẻ 5 - 6 tuổi được thể hiện ở nhiều vẻ: bằng sự sắp xếp lặp đi,bằng sự sắp xếp đan xen các hình ảnh không cùng loại bằng sự phân biệt, thểhiện quan hệ chính - phụ, Việc hạn chế trong xây dựng bố cục của trẻ ở lứatuổi này là các sự vật, nhân vật trong tranh của trẻ thường mang tính chất liệt

kê, trải dài các hình trên mặt giấy, không tuân theo tỉ lệ cũng như các quy tắctrước - sau, xa - gần trong thực tế

4 Nội dung hoạt động vẽ của trẻ 5 - 6 tuổi trong chương trình GDMN 4.1 Vẽ theo mẫu

Vẽ theo mẫu là việc trẻ nhìn mẫu có thực để mô tả, mô phỏng, vẽ lạitheo cách cảm nhận riêng của trẻ, nhằm lột tả những đặc điểm cơ bản của đốitượng Hoạt động vẽ theo mẫu tạo cho trẻ cơ hội nắm được những kỹ năngkhi vẽ các hình cơ bản, tạo điều kiện để thực hiện các loại bài vẽ khác mộtcách dễ dàng hơn

Trang 24

Trong quá trình thực hiện hoạt động vẽ theo mẫu, thông thường trẻ sẽđược nhìn và vẽ lại mẫu có thực, đôi khi trẻ sẽ nhớ lại và vẽ những gì trẻ đãnhìn thấy Mẫu vẽ cho trẻ phải được lựa chọn từ những sự vật sự việc quenthuộc trong cuộc sống hàng ngày như các đồ vật, các con vật, các loại quả,…Mẫu vẽ nên đơn giản, có hình dáng đường nét rõ ràng, màu sắc hài hòa, nổibật.

- Yêu cầu đối với trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động vẽ theo mẫu:

+ Quan sát: Từ bao quát đến chi tiết, tìm ra đặc điểm của hình mẫu:hình dáng, đường nét tiêu biểu và tỉ lệ bộ phận

+ Tìm ra cách vẽ: Từ hình hướng dẫn, trẻ biết vẽ gì trước, vẽ gì sau.+ Bố cục: Cân đối khổ giấy hay ở vở tập vẽ

Khi vẽ tranh theo đề tài cho trước, cả lớp sẽ vẽ một đề tài nhưng mỗitrẻ lại có một cách nhìn, cách cảm nhận, cách sắp xếp riêng nên sản phẩm tạo

ra vô cùng phong phú về hình ảnh và màu sắc

Với tiết vẽ tranh đề tài tự do, trẻ có quyền được lựa chọn đề tài trẻ yêuthích, thông thường trẻ hay lựa chọn các tranh đề tài phong cảnh hay vẽ chândung

Tiết vẽ tranh theo đề tài thường rất hấp dẫn trẻ vì trẻ được thoải máiphát huy tính sáng tạo và tưởng tượng của mình

- Yêu cầu đối với trẻ 5 - 6 tuổi khi vẽ tranh theo đề tài:

Trang 25

+ Biết cách vẽ tranh.

Trang 26

+ Trẻ biết được các loại tranh có các hình ảnh rõ nội dung.

+ Vẽ màu theo cảm nhận riêng: Vẽ màu kín mặt tranh, có đậm nhạt Như vậy, ở độ tuổi 5 - 6 tuổi, trẻ đã quen với hoạt động vẽ và vẽ có kếtquả khá rõ Vì thế tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ cần nhấn mạnh đến bố cục vàsuy nghĩ, tìm tòi để bài vẽ của trẻ có tính sáng tạo hơn về hình, về màu

5 Các hình thức tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ 5 - 6 tuổi

Khác với ở các cấp học phổ thông, ở trường mầm non, hoạt động chủyếu của trẻ là hoạt động vui chơi Vì thế, hình thức tổ chức hoạt động học tậpnói chung và tổ chức hoạt động vẽ nói riêng ở trường mầm non vừa phải cungcấp cho trẻ những kiên thức sơ đẳng về cuộc sống xung quanh, vừa phải hấpdẫn, vui nhộn, dễ hiểu, thoải mái, tránh gây nhàm chán, căng thẳng cho trẻ.Khối lượng tri thức và kĩ năng cung cấp cho trẻ mẫu giáo trên các hoạt độnghọc không đáng kể so với phổ thông Song khối lượng tri thức đó có ý nghĩa

vô cùng quan trọng để phát triển trí tuệ cho trẻ ở những cấp học tiếp theo

Có thể nói hình thức cơ bản của dạy học mẫu giáo là “hoạt động học”,

số lượng, thời gian cho hoạt động học là rất ít Do đó, ngoài các hình thức cơbản của dạy học còn có các hình thức ngoài hoạt động học, nhằm bổ trợ chotrẻ vốn hiểu biết và hệ thống tri thức phong phú hơn

- Tổ chức hoạt động tạo hình nói chung và tổ chức hoạt động vẽ nóiriêng là một trong những hoạt động dạy và học chính, chiếm khá nhiều thờigian trong trường mầm non

- Trong hoạt động vẽ của trẻ bao gồm các nội dung sau:

+ Hoạt động vẽ theo mẫu

+ Hoạt động vẽ tranh theo đề tài (Vẽ tranh đề tài theo chủ đề cho sẵn)

Có nhiều cách tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ ở trường mầm non Mỗihình thức đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định của nó Các hình thức

tổ chức hoạt động vẽ trong trường mầm non được chia thành 5 loại

Trang 27

5.1 Hoạt động vẽ trên tiết học

* Khái niệm

Hoạt động vẽ trên tiết học có thể xem là hoạt động dạy - học chínhkhóa như trước đây gọi là chính khóa Ở hoạt động dạy và học giữ vai trò chủyếu, bao gồm:

+ Giáo viên cung cấp kiến thức mới và các kĩ năng cơ bản

+ Trẻ em tiếp nhận kiến thức và kĩ năng theo cầu của bài, của chương trình

Ở hoạt động này trẻ có thể hoàn thành sản phẩm ngay trong tiết học,song chủ yếu là lĩnh hội kiến thức mới và kĩ năng thực hành chuẩn bị cho cácbài tập cùng loại tiếp theo Hoạt động vẽ trên tiết học được nêu ra ở chươngtrình chung cho tất cả các trường mầm non, các trường mầm non phải thựchiện từ nội dung chủ đề, loại bài, thời lượng của từng bài và phải hoàn thànhtrong thời gian qui định

* Đặc điểm

Hoạt động vẽ trên tiết học thường diễn ra trong lớp học, tiết học đượcthực hiện theo các yêu cầu sau:

- Về phía giáo viên:

Chuẩn bị thiết kế bài dạy

+ Đồ dùng dạy và học (theo nội dung)

+ Phương tiện, thiết bị (phù hợp với tiết học)

+ Lên lớp theo các hoạt động

- Với trẻ em:

+ Chuẩn bị phương tiện học tập các nhân (cô chuẩn bị cho trẻ)

+ Nơi học tập (ngồi theo bàn hoặc ngồi trên sàn lớp)

+ Làm bài tập theo các nhân hay nhóm (tùy theo sự sắp xếp của giáoviên và nội dung tiết học)

+ Hoàn thành sản phẩm theo quy định

Trang 28

+ Tham gia các hoạt động cùng giáo viên.

Như vậy, có thể hiểu hoạt động vẽ trên tiết học là hoạt động day - học

cơ bản, có ý nghĩa mở màn cho các hoạt động thực hành ở các bài cùng dạngtiếp theo

5.2 Hoạt động vẽ ngoài tiết học

* Khái niệm

Hoạt động vẽ ngoài tiết học được xem như là hoạt động dạy và họcmang tính hỗ trợ (hay còn gọi là ngoại khóa) Nhưng không có nghĩa là khôngquan trọng Hoạt động ngoài tiết học cũng được đề ra ở chương trình chung cónội dung, phương pháp và qui định thời gian cụ thể Hoạt động này có vaitrò bổ sung, củng cố làm phong phú kiến thức, kĩ năng cho hoạt động trên tiếthọc

+ Ngoài sân trường

+ Trong công viên

+ Ở phòng tranh, phòng triển lãm,

Nội dung dạy và học:

Hoạt động vẽ ngoài tiết học có nhiều nội dung phong phú và đa dạng

Trang 29

- Mở rộng phát triển trí tuệ theo chủ đề, chuyên đề.

5.3 Tổ chức hoạt động vẽ trong lớp học

5.3.1 Hoạt động vẽ chung cho toàn lớp

Hoạt động này giáo viên cung cấp tất cả các kiến thức và kỹ năng cho

cả lớp Sau đó, trẻ em thực hành để tạo ra sản phẩm, thể hiện ở cùng nội dung,

có các hình ảnh và chất liệu (giấy, màu, sáp, )

VD: Cả lớp cùng vẽ con mèo

- Ưu điểm

Cách tổ chức này chỉ có hiệu quả với:

+ Các bài đầu tiên của các loại bài, nhằm cung cấp, củng cố kiến thức

và kỹ năng của các loại bài

+ Trẻ em mới vào trường mầm non, chưa quen với hoạt động vẽ, cần tạo

nề nếp học tập ngay từ những bài học đầu tiên, nhất là với trẻ mẫu giáo bé.Giáo viên cần chú ý từ cách cầm bút đến cách vẽ nét, vẽ hình, vẽ màu cho các

em Vì thế hình thức tổ chức hoạt động vẽ cho toàn lớp là cần thiết và có thểkéo dài một thời gian so với các đối tượng khác, điều này phụ thuộc vào sựnăng động của giáo viên

Trang 30

- Hạn chế

Hình thức tổ chức này, nếu kéo dài hoặc sử dụng thường xuyên sẽ dẫnđến tình trạng:

+ Trẻ làm bài lặp đi lặp lại sẽ chán

+ Không phát huy được suy nghĩ và sự sáng tạo của trẻ

5.3.2 Hoạt động vẽ theo nhóm

- Số lượng

Tổ chức hoạt động tạo hình ttheo nhóm là chia trẻ ra từng nhóm sốlượng trẻ theo nhóm (nhiều hay ít, nhóm lớn hay nhóm nhỏ) là tùy thuộc vào:

+ Không gian trong lớp học (rộng hay hẹp)

+ Loại bài học: Chú ý đến vật liệu cà đồ dùng Đối với hoạt động vẽ thìtrẻ ngồi ở bàn

Mỗi nhóm trẻ thường là từ 2 - 5 trẻ là vừa Số lượng trẻ ở mỗi nhóm sẽtạo điều kiện cho mọi thành viên được tham gia vào thực hành một cách tíchcực hơn

- Cách chia nhóm

Chia nhóm để trẻ em hoạt động có hiệu quả hơn, vì thế giáo viên cần có

kế hoạch trước

+ Nghiên cứu từng loại bài để có cách chia nhóm phù hợp

+ Có nhiều cách chia nhóm, tùy thuộc vào mục đích, yêu cầu chung củatừng bài mà giáo viên có cách chia nhóm học tập khác nhau

+ Chia nhóm theo tổ học tập

+ Đan xen trình độ học tập cuả trẻ: Khá, trung bình, yếu Cách này tạođiều kiện giúp đỡ nhau học tập có hiệu quả hơn

+ Theo nội dung bài học.

VD: Vẽ tranh tĩnh vật, vẽ tranh phong cảnh,

+ Theo ý thích của trẻ: Trẻ tự tham gia vào nhóm phù hợp với khả năngcủa mình

Trang 31

Có thể chia nhóm như sau:

Hoạt động theo nhóm nhỏ: Là tổ chức hoạt động các nhân hoặc với

những trẻ gặp khó khăn trong hoạt động vẽ Nội dung của hoạt động học nàykhông theo một hệ thống chương trình chặt chẽ Tuy nhiên vẫn cần đượcchuẩn bị và có kết quả từ trước

Hoạt động theo nhóm lớn: Nội dung bám sát vào chương trình tổ

chức hoạt động vẽ Không bắt buộc trẻ tham gia với cả lớp Trên các hoạtđộng học này giáo viên lần lượt làm việc với các nhóm, cung cấp cho trẻ hiểubiết, rèn luyện cho trẻ các kĩ năng nhằm phục vụ cho các hoạt động bắt buộc.Giáo viên lựa chọn nhóm tùy thuộc vào điều kiện của lớp và hứng thú của trẻ

5.3.3 Hoạt động vẽ tích hợp với các môn học khác

- Khái niệm: Là kết hợp hoạt động vẽ thông qua các môn học khác (văn học,

âm nhạc, làm quen với môi trường xung quanh,…), trong đó hoạt động vẽ làhoạt động chủ đạo

- Khái niệm: Tổ chức hoạt động vẽ ngoài lớp học có nghĩa là đưa hoạt động

dạy và học ra ngoài không gian lớp học

- Mục đích, ý nghĩa

+ Nhằm thay đổi không khí học tập

+ Tạo cảm xúc mới lạ, gây cảm hứng cho trẻ em

+ Củng cố bổ sung làm phong phú thêm kiến thức về hoạt động vẽ cho trẻ

+ Góp phần giáo dục, bước đầu hình thành thế giới quan cho trẻ em

Trang 32

5.4.1 Hoạt động vẽ chung cho toàn lớp

Hoạt động này giáo viên cung cấp tất cả các kiến thức và kỹ năng cho

cả lớp Sau đó, trẻ em thực hành để tạo ra sản phẩm như nhau, thể hiện ở cùngnội dung, có các hình ảnh và chất liệu (giấy, màu, sáp, )

- Ưu điểm

+ Dễ tập trung, bao quát trẻ hơn

+ Cách tổ chức này đặc biệt có hiệu quả với:

Các bài đầu tiên của các loại bài, nhằm cung cấp, củng cố kiến thức và

kỹ năng của các loại bài Trẻ em mới vào trường mầm non, chưa quen vớihoạt động vẽ, cần tạo nề nếp học tập ngay từ những bài học đầu tiên, nhất làvới trẻ mẫu giáo bé Giáo viên cần chú ý từ cách cầm bút đến cách vẽ nét, vẽhình, vẽ màu cho các em Vì thế hình thức tổ chức hoạt động vẽ cho toàn lớp

là cần thiết và có thể kéo dài một thời gian so với các đối tượng khác, điềunày phụ thuộc vào sự năng động của giáo viên

+ Không gian trong lớp học (rộng hay hẹp)

+ Theo nội dung bài học

Mỗi nhóm trẻ thường có từ 2 - 5 trẻ Số lượng trẻ ở mỗi nhóm sẽ tạođiều kiện cho mọi thành viên được tham gia vào thực hành một cách tích cựchơn

Chia nhóm để trẻ em hoạt động có hiệu quả hơn, vì thế giáo viên cần có

kế hoạch trước Nghiên cứu từng loại bài để có cách chia nhóm phù hợp

Có nhiều cách chia nhóm, tùy thuộc vào mục đích, yêu cầu chung của

Trang 33

+ Chia nhóm theo tổ học tập.

+ Đan xen trình độ học tập cuả trẻ: Khá, trung bình, yếu Cách này tạođiều kiện giúp đỡ nhau học tập có hiệu quả hơn

+ Theo nội dung bài học

+ Theo ý thích của trẻ: Trẻ tự tham gia vào nhóm phù hợp với khả năng của

mình

Cũng có thể chia nhóm như sau:

Hoạt động theo nhóm nhỏ: Là tổ chức hoạt động cá nhân hoặc với

những trẻ gặp khó khăn trong hoạt động vẽ Nội dung của hoạt động học nàykhông theo một hệ thống chương trình chặt chẽ Tuy nhiên vẫn cần được chuẩn

bị và có kết quả từ trước

Hoạt động theo nhóm lớn: Nội dung bám sát vào chương trình tổ chức

hoạt động vẽ Không bắt buộc trẻ tham gia với cả lớp Trên các hoạt độnghọc này giáo viên lần lượt làm việc với các nhóm, cung cấp cho trẻ hiểu biết,rèn luyện cho trẻ các kĩ năng nhằm phục vụ cho các hoạt động bắt buộc Giáoviên lựa chọn nhóm tùy thuộc vào điều kiện của lớp và hứng thú của trẻ

Có rất nhiều hình thức tổ chức hoạt động vẽ ngoài lớp học, thông qua

đó giáo viên có thể cung cấp thêm cho trẻ những kiến thức về cái đẹp, kĩnăng, kĩ xảo, đặc biệt là cảm xúc thẩm mỹ

Việc tổ chức các hình thức hoạt động vẽ ngoài lớp học cho trẻ phụthuộc vào sự năng động của giáo viên Cụ thể là nghiên cứu nội dung chươngtrình, các loại bài dạy để có các hình thức sao cho hợp lí, bổ ích,…

Khi tổ chức hoạt động vẽ thì giáo viên cần chuẩn bị:

+ Địa điểm

+ Phương tiện vật liệu: Bàn, ghế,

+ Học sinh tham gia hoạt động vẽ theo cá nhân hay theo nhóm

Trang 34

5.4.3 Hoạt động vẽ tích hợp với các môn học khác

- Khái niệm: Là kết hợp hoạt động vẽ thông qua các môn học khác

(văn học, âm nhạc, làm quen với môi trường xung quanh,…), trong đó hoạtđộng vẽ là hoạt động chủ đạo

Hình thức tổ chức dạy học là sự biểu hiện bên ngoài của hoạt động phốihợp chặt chẽ giữa giáo viên và trẻ, được thực hiện trong một trật tự quy định

và quy luật xác định

Hình thức tổ chức hoạt động vẽ là cách giáo viên tổ chức thực hiện cáchoạt động phối hợp chặt chẽ với trẻ để tạo ra sản phẩm trên mặt phẳng bằngđường nét và màu sắc

Hình thức tổ chức gắn liền với các phương pháp giáo dục, đặc biệt làgiáo dục mầm non Hình thức tổ chức có vai trò rất to lớn trong Giáo dụcmầm non hiện đại nói chung và trong hoạt động vẽ nói riêng Ở cấp học mầmnon, hoạt động chủ đạo của trẻ là vui chơi, các phương pháp dạy học bìnhthường như ở THPT không thể đáp ứng được Vì vậy, buộc các giáo viên phải

sử dụng các hình thức tổ chức đặc thù để thông qua đó, trẻ có thể hình thành

Trang 35

và tiếp nhận kiến thức, phát triển kỹ năng, sự hứng thú khám phá cũng như trítưởng tượng, sáng tạo.

Hình thức tổ chức hoạt động vẽ vô cùng quan trọng trong việc giúp trẻtiếp nhận các kiến thức sơ đẳng về cuộc sống xung quanh cũng như làm quen,rèn luyện các kỹ năng trong hoạt động tạo hình Giúp trẻ đến với hoạt động vẽmột cách bài bản, có logic, từ đó tiếp thu bài học một cách nhanh hơn, khoahọc hơn

6.2 Tác động của thay đổi hình thức tổ chức hoạt động vẽ

Vai trò tích cực của mối quan hệ giữa hình thức tổ chức và hoạt dộngtạo hình đối với trẻ là điều không thể bàn cãi Tuy nhiên, thế giới quan của trẻcòn quá hạn hẹp nên chúng luôn có nhu cầu khám phá và tìm kiếm nhữngđiều mới mẻ Trẻ ưa những điều mới lạ, và nếu người lớn cứ luôn duy trì mộtcách truyền đạt kiến thức thì dù là kiến thức mới, trẻ cũng sẽ dễ bị nhàm chán,không còn sẵn sàng cũng như hứng thú tham gia vào hoạt động học

Việc thay đổi hình thức tổ chức hoạt động vẽ không chỉ luôn khơi gợi

ở trẻ cảm hứng muốn khám phá mà còn giúp trẻ có cơ hội tiếp xúc với nhiềuhình thức học tập, rèn luyện kỹ năng trong các môi trường khác nhau, pháttriển được toàn diện, tối đa khả năng của mình Đơn giản như việc chỉ tổ chứchoạt động vẽ trong lớp học, giáo viên có thể đan xen hình thức tổ chức hoạtđộng vẽ ngoài lớp học để thay đổi không khí học tập, củng cố làm phong phúthêm kiến thức vẽ cho trẻ ( ví dụ: khi tổ chức cho trẻ vẽ bông hoa, thay vì tổchức hoạt động trong lớp học, cho trẻ quan sát hình bông hoa qua tranh ảnh,video thì giáo viên có thể cho trẻ ra sân, quan sát bông hoa thật trong vườntrường và hướng dẫn trẻ vẽ )

Hình thức quyết định bới các phương pháp giáo dục, hình thức tổ chứccàng đa dạng thì càng tạo sự hấp dẫn cho trẻ Hiện nay, việc xây dựng môitrường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ngày càng được đẩy mạnh, vì vậy, việc

Ngày đăng: 17/09/2019, 08:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Nguyễn Thị Hòa (2009) Chương trình giáo dục mầm non - NXB SPHN [2] Nguyễn Quốc Toản (2006). Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình NXB ĐHSP Khác
[5] Lê Thanh Thủy (2010) phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình NXB ĐHSP Khác
[6] Trường mầm non Đỗ Đình Thiện - Lạc Thủy - Hòa Bình (2018) Kế hoạch giảng dạy các lớp mẫu giáo Khác
[7] Lê Đức Hiền (2005) Tạo hình và phương pháp hướng dẫn trẻ mầm non hoạt động tạo hình NXB Hà Nội Khác
[8] Lê Thị Thanh Bình (2012) Tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non NXB Giáo dục Khác
[9] Lê Hồng Vân (2000) Tạo hình và phương pháp hướng dẫn hoạt động tạo hình cho trẻ em NXB Đại học quốc gia Hà Nội Khác
[10] Nguyễn ánh Tuyết, Nguyễn Thị Như Mai, Đinh Thị Kim Thoa (2004).Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non. NXB ĐHSPHN Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w