1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trường mầm non đại thịnh – mê linh (2017)

109 381 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 1,73 MB

Nội dung

Theo ý mình bởi vậy, có thể khẳng địnhrằng, hoạt động vẽ là một trong những phương tiện tích cực để phát triển ở trẻcác khả năng hoạt động trí tuệ như: óc quan sát, trí nhớ, tư duy, tưởn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình

Hướng dẫn khoa học: Th.S Vũ Long Giang

Hà Nội - 2017

1

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo trường Đại học Sư phạm

Hà Nội 2 đã tận tình truyền thụ những kiến thức, những phương pháp giảngdạy ở bậc học giáo dục mầm non giúp cho việc học tập và nghiên cứu, tiếpthu kiến thức, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ đạt được kết quả như mongmuốn

Chân thành cảm ơn Thầy Vũ Long Giang đã tận tình hướng dẫn, cung

cấp những tri thức, những kinh nghiệm quý báu, động viên, khuyến khích,giúp đỡ tôi hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này

Chân thành cảm ơn cán bộ giáo viên, nhân viên trường Mầm non ĐạiThịnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Do thời gian có hạn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót Tôirất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các Thầy, Cô giáo, bạn bè vàbạn đọc để đề tài này được hoàn thiện hơn

Hà Nội, tháng 5 năm 2017

Sinh viên

Trịnh Thị Thu Hiền

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận là kết quả cố gắng của bản thân tôi trong quá trình học tập

và nghiên cứu ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Tôi xin cam đoan kết quả

nghiên cứu của đề tài “Tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trường

mầm non Đại Thịnh – Mê Linh” không có sự trùng lặp với bất kì một đề tài

nào khác Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2017

Sinh viên

Trịnh Thị Thu Hiền

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu 2

3 Mục đích nghiên cứu 3

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

5.Phạm vi nghiên cứu 3

6 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4

7.Phương pháp nghiên cứu 4

8 Cấu trúc khóa luận 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG VẼ CỦA TRẺ 5 – 6 TUỔI 5

1.1.HOẠT ĐỘNG VẼ CỦA TRẺ MẦM NON 5

1.2 VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG VẼ ĐỐI VỚI TRẺ 5 – 6 TUỔI 7

1.2.1 Vai trò của hoạt động vẽ đối với sự phát triển trí tuệ, nhận thức 7

1.2.2 Vai trò của hoạt động vẽ đối vói giáo dục tình cảm, đạo đức, kỹ năng xã hội 8

1.2.3 Vai trò của hoạt động vẽ đối với việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 10

1.2.4 Vai trò của hoạt động vẽ đối vói sự phát triển thể chất của trẻ 11

1.3 ĐẶC ĐIỂM VẼ CỦA TRẺ 5 – 6 TUỔI 11

1.3.1 Khả năng vận động và nhận thức của trẻ 5 -6 tuổi 11

1.3.1.1.Vận động tinh 11

1.3.1.2 Khả năng nhận thức của trẻ 5 -6 tuổi 11

1.3.1.3 Khả năng quan sát của trẻ 5 – 6 tuổi 12

1.3.1.4 Khả năng so sánh của trẻ 5 – 6 tuổi 12

1.3.2.Đặc điểm khả năng thể hiện bằng đường nét, hình dáng 13

1.3.3.Đặc điểm khả năng thể hiện bằng màu sắc 13

1.3.4 Đặc điểm khả năng xây dựng bố cục 14

1.4 NỘI DUNG VẼ CỦA TRẺ 5 – 6 TUỔI TRONG CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Ở TRƯỜNG MẦM NON 14

1.4.1 Hoạt động vẽ theo mẫu 14

1.4.2 Hoạt động vẽ theo đề tài 15

1.4.3 Hình thức tổ chức hoạt động vẽ của trẻ 5 – 6 tuổi 16

1.4.3.1 Hoạt động vẽ trên tiết học 17

1.4.3.2 Hoạt động vẽ ngoài tiết học 18

1.4.3.3 Tổ chức hoạt động vẽ trong lớp học 20

1.4.3.3.1 Hoạt động vẽ chung cho toàn lớp 20

1.4.3.3.2 Hoạt động vẽ theo nhóm 21

1.4.3.4 Tổ chức hoạt động vẽ ngoài lớp học 22

Trang 5

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VẼ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

VẼ CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI THỊNH 24

2.1 MỘT SỐ NÉT VỀ TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI THỊNH 24

2.2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VẼ CỦA TRẺ 5 – 6 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI THỊNH 25

2.2.1 Khái quát về tổ chức nghiên cứu thực trạng 25

2.2.1.1 Mục đích nghiên cứu 25

2.2.1.2 Nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu thực trạng 25

2.2.1.3 Phương pháp nghiên cứu 25

2.2.1.4 Tiêu chí đánh giá 27

2.2.2 Kết quả nghiên cứu thực trạng 28

2.2.2.1 Kết quả quan sát tự nhiên của hoạt động vẽ nói chung 28

2.2.2.2 Hoạt động vẽ theo từng nội dung 29

2.2.2.3 Kết quả điều tra 30

Kết quả điều tra như sau 31

2.2.2.4 Kết quả phân tích sản phẩm 38

2.3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG VẼ CHO TRẺ 5- 6 TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI THỊNH 40

2.3.1 Cơ sở đề xuất biện pháp tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trường mầm non 40

2.3.2 Biện pháp tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ 5 – 6 tuổi của trường mầm non Đại Thịnh 42

2.3.2.1 Biện pháp1: Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ 5 – 6 tuổi 42

2.3.2.2 Biện pháp 2: Đa dạng hóa các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học cho trẻ 5 - 6 tuổi 46

2.3.2.3.Biện pháp 3: Đa dạng hóa về vật liệu và phương tiện vẽ 61

2.3.2.4.Biện pháp 4: Phát triển kỹ năng thực hành vẽ cho giáo viên 63

Tiểu kết chương 2 63

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 65

PHỤ LỤC 67

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

Trang 6

ra các sản phẩm có hình thể và màu sắc đẹp, đem lại khóai cảm thẩm mĩ chongười xem – nhận ra cái đẹp và cảm xúc trước cái đẹp Trong số hoạt độngcủa trẻ mầm non, hoạt động tạo hình là một hoạt động mang tính nghệ thuật,giúp trẻ nhận thức về vẻ đẹp thế giới xung quanh và phản ánh thế giới thôngqua các hình tượng nghệ thuật Nó góp phần phát triển chất lượng giáo dụcmột cách toàn diện giúp trẻ được thể hiện mình một cách sáng tạo nhất.Trẻmầm non dễ nhạy cảm với cái đẹp xung quanh, đây là thời kì phát triển nhữngcảm xúc thẩm mĩ đó là những cảm xúc tích cực được nảy sinh khi trẻ tiếp xúctrực tiếp với cái đẹp của nghệ thuật tạo hình Ở đây trẻ biết tạo ra sản phẩmmột cách sáng tạo, ngộ nghĩnh, đáng yêu, tự do thể hiện bản thân trước cáiđẹp có ở xung quanh mình Hoạt động tạo hình của trẻ vừa thật, vừa hư, trongsáng, hồn nhiên, ngây thơ và đáng yêu như tuổi thơ của chúng vậy Có thể nóirằng hoạt động tạo hình là bạn đồng hành với trẻ và trong suốt cuộc đời củachúng.

Trong hoạt động tạo hình, hoạt động vẽ là một trong những nội dung giáodục thẩm mỹ nhằm phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo, thông qua đó nângcao năng lực cảm giác, tri giác, cảm thụ và sáng tạo, đồng thời vẽ còn là sựbiểu lộ thái độ, tình cảm yêu ghét của trẻ đối với thế giới xung quanh Đối vớitrẻ, thế giới xung quanh thật mới mẻ và lý thú, trẻ luôn muốn thông qua mọiphương tiện để biểu đạt những cảm xúc của mình Trong điều kiện khả năngngôn ngữ phát triển chưa hoàn thiện thì hội họa là phương tiện thuận lợi nhất

Trang 7

để biểu đạt hiệu quả, lý thú, đặc biệt là với trẻ ở gần tuổi đi học lớp một Hơnthế nữa, tranh vẽ cũng là một phương pháp truyền đạt thông tin khá hiệu quảcủa trẻ Khi tham gia hoạt động vẽ sẽ giúp trẻ không chỉ vẽ được các bài vẽtheo mẫu (vẽ hoa quả, động vật, ) mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho chúngkhi vẽ trang trí, vẽ tranh, nặn, xé dán, chắp ghép Thông qua hoạt động vẽ trẻdần dần nhận ra vẻ đẹp của đối tượng về hình dáng, đường nét, cấu trúc vàmàu sắc, đồng thời bồi dưỡng cho trẻ thị hiếu thẩm mĩ lành mạnh, đúng đắn

Từ đó trẻ biết yêu quý, trân trọng và bảo vệ cái đẹp trong cuộc sống hàngngày, hình thành tình cảm đạo đức - hành động theo cái đẹp

Trong quá trình thực tập tại trường mầm non Đại Thịnh- Mê Linh tôinhận thấy rằng giáo viên chưa thực sự giúp trẻ phát triển tiềm năng cũng như

là sự khám phá phương tiện truyền cảm của hoạt động vẽ Trong quá trìnhhọat động giáo viên thường cho trẻ quan sát những hiện tượng cụ thể, tìmhiểu về đối tượng được mô tả sẵn, mà ít quan tâm đến việc trẻ có khả năng vẽđược như vậy không? Từ đó gây khó khăn cho trẻ, chính vì vậy mà hiệu quảcủa hoạt động vẽ ở trường mầm non chưa cao.Các phương pháp mà giáo viên

áp dụng cho trẻ mang tính áp đặt, rập khuân theo mẫu làm cho trẻ chưa thực

sự phát huy được khả năng của mình Và hơn nữa trường mầm non Đại Thịnh

về cơ sở vật chất vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn nên các hoạt độngtạo hình và đặc biệt là hoạt động vẽ chưa đạt kết quả cao

Xuất phát từ những lí do trên mà tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu

“Tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ 5 - 6 tuổi trường mầm non Đại Thịnh- Mê Linh- Hà Nội” nhằm nâng cao kiến thức cho bản thân và rèn luyện kĩ năng và

rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho mình

2 L ch ị sử nghiên c u ứ

Tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ 5 - 6 tuổi là vấn đề luôn được quan tâm vàchú ý cả trong nước và ngoài nước Trên thế giới có nhiều công trình nghiên

cứu về vấn đề này như: Tác giả Kazakova, (1995), Hãy phát triển tính sáng

tạo của trẻ mẫu giáo, NXB Sư phạm Hà nội; Vưgotxki, (1985), Trí tưởng

Trang 8

tượng và sáng tạo ở tuổi thiếu nhi, NXB phụ nữ Các công trình này tập trung

nghiên cứu vấn đề nâng cao khả năng sáng tạo cho trẻ

Ở Việt Nam có các công trình nghiên cứu: Tác giả Nguyễn Quốc Toản

(2006), Phương pháp tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ mầm non,NXB Giáo dục;

Lê Thanh Thủy, Các quan điểm tâm lí học về nguồn gốc và bản chất hoạt

động tạo hình của trẻ em, NXB Đại học sư phạm (2006) Các công trình này

cung cấp toàn diện về phương pháp tổ chức, đặc điểm, hình thức tổ chức hoạtđộng tạo hình của trẻ mầm non trong đó có hoạt động vẽ

Tất cả các công trình nghiên cứu trên đã đề cập rất nhiều đến hoạt động

vẽ cho trẻ mầm non nói chung Trên cơ sở đó tôi chọn đề tài: “Tổ chức hoạtđộng vẽ cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Đại Thịnh- Mê Linh- Hà Nội”,mong muốn đề tài này sẽ làm giáo viên và những người quan tâm hiểu sâu sắchơn về hoạt động vẽ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

3 Mục đích nghiên c u ứ

Thông qua đề tài “Tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ 5- 6 tuổi trường Mầmnon Đại Thịnh- Mê Linh- Hà Nội” tôi sẽ đề xuất một số biện pháp nhằm nângcao chất lượng hoạt động vẽ trẻ ở trường mầm non Đại Thịnh

4 Nhi m ệ vụ nghiên

cứu

- Nghiên cứu lý luận: Phân tích, hệ thống hóa, khái quát hóa một số vấn đề lý

luận liên quan đến đề tài nghiên cứu

- Nghiên cứu thực trạng: Tìm hiểu thực trạng tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ 5 –

6 tuổi tại trường mầm non Đại Thịnh- Mê Linh

- Đề xuất nghiên cứu: Đề xuất nghiên cứu một số biện pháp nâng cao chất

lượng tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trường mầm non Đại

Thịnh-Mê Linh

5.Phạm vi nghiên c u ứ

Nghiên cứu việc tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường mầm nonĐại Thịnh

Trang 9

6 Khách thể và đối tượng nghiên c u ứ

- Khách thể nghiên cứu: Quá trình hoạt động vẽ của trẻ 5 – 6 tuổi

- Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa phương pháp tổ chức và hoạt động

vẽ của trẻ 5 – 6 tuổi

7.Ph ươ pháp nghiên c u ng ứ

- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Tìm hiểu, đọc, phân tích, tổng hợp và hệ

thống hóa các tài liệu về cơ sở phương pháp luận, những tài liệu sinh lí học,tâm lí học, các công trình nghiên cứu thực tiễn đã công bố nhằm làm rõ cơ sở

lí luận liên quan đến đề tài nghiên cứu

- Phương pháp quan sát.

- Phương pháp điều tra.

- Phương pháp thực nghiệm.

- Phương pháp phân tích sản phẩm: Thu thập các sản phẩm của trẻ sau đó có

thể đánh giá được nội dung ý tưởng, vốn hiểu biết và kinh nghiệm, khả năng

Chương 1: Cơ sở lí luận về hoạt động vẽ của trẻ 5 – 6 tuổi

Chương 2: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất biện pháp nhằm nâng cao chất

lượng hoạt động vẽ của trẻ 5 – 6 tuổi

Trang 10

CHƯƠNG 1

CƠ S Ở LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG VẼ CỦA TRẺ 5 – 6

TU I Ổ 1.1.HOẠT ĐỘNG VẼ C A Ủ TRẺ M M Ầ NON

Hoạt động vẽ của trẻ là một hoạt động tổng hợp khá phức tạp, qua hoạtđộng đó trẻ bộc lộ đặc điểm của một nhân cách đang được hình thành vàmang bản chất xã hội khá rõ nét

Khi tìm hiểu về họạt động vẽ, tác giả Nguyễn Ánh Tuyết cho rằng vẽ làmột dạng thức của hoạt động tạo hình bên cạnh nặn, cắt, dán Ở đó trẻ đượctiếp thu những kiến thức, kỹ năng và còn tạo ra sản phẩm mang tính nghệthuật Theo tác giả Lê Thanh Thủy vẽ chính là sự thể hiện những biểu tượng,

ấn tượng và suy nghĩ, tình cảm của trẻ, là s\ự giao tiếp, “ nói chuyện” bằngcác hình thức, phương tiện mang tính vật thể Vẽ sẽ giúp trẻ phát triển khảnăng suy nghĩ và hình thành các ý tưởng sáng tạo Như vậy, hoạt động vẽ củatrẻ vừa là một quá trình lĩnh hội các kinh nghiệm xã hội, vừa là một hoạt độngsáng tạo nghệ thuật, phản ánh những suy nghĩ, tình cảm, những ấn tượng từcuộc sồn của đứa trẻ bằng các phương tiện, chất liệu nghệ thuật thông quahoạt động mang tính nghệ thuật

Hoạt động tạo hình cho trẻ nhỏ chưa phải là một hoạt động sáng tạo nghệthuật thực thụ Quá trình hoạt động và sản phẩm hoạt động tạo hình của trẻthể hiện các đặc điểm của một nhân cách đang được hình thành Hoạt độngtạo hình của trẻ em không nhằm mục đích tạo nên những sản phẩm phục vụ

xã hội, cải tạo thế giới hiện thực xung quanh Mục đích và kết quả to lớn nhấtcủa quá trình hoạt động chính là sự biến đổi, phát triển của chính bản thân chủthể hoạt động (trẻ em)

Một đặc điểm rất rõ nét trong hoạt động tạo hình của trẻ em đó là tính duy

kỷ Xem tranh vẽ của trẻ nhỏ ta thấy cái mà trẻ quan tâm hơn cả trong quátrình vẽ đó là việc “vẽ cái gì?” chứ không phải “vẽ như thế nào?” Tính duy

kỷ làm cho trẻ nhỏ đến với hoạt động vẽ một cách rõ ràng: trẻ sẵn sàng vẽ bất

cứ cái gì, không biết sợ, không biết tới khó khăn trong miêu tả Càng nhỏ tuổi,

Trang 11

cố gắng truyền đạt, giúp người xem hiểu được những suy nghĩ, những thái độ,tình cảm của mình qua những gì được miêu tả Bởi vậy, sự hạn chế của khảnăng tạo hình thường được trẻ bù đắp rất tích cự bằng âm thanh, lời nói, cửchỉ, điệu bộ, Sự chú ý vào ý tưởng của tranh vẽ thường làm cho trẻ (đặc biệt

ở lứa tuổi mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ) hài lòng với các hình vẽ sơ đồ đơngiản

Cùng với tính duy kỷ, tính không chủ định cũng là một đặc điểm tâm lí rấtđặc trưng cho sản phẩm hoạt động tạo hình của trẻ vẻ hấp dẫn riêng Do tínhkhông chủ định mà trong hoạt động tạo hình, trẻ mẫu giáo chưa có khả năngđộc lấp suy tính công việc sắp tới một cách chi tiết, các ý định miêu tả của trẻthường nảy sinh một cách tình cờ Để thực hiện mục đích tạo hình trẻ cũngphác ra kế hoạch chung, song các kế hoạch đó thường dễ bị thay đổi bởi cácyếu tố ngẫu nhiên xuất hiện trong quá trình quan sát, trong hoạt động của trínhớ hay cảm xúc

Tranh vẽ của trẻ nhỏ dường như là một “câu chuyện đồ họa” Khi kể “câuchuyện ấy”, cũng như khi kể câu chuyện bằng lời nói, trẻ thường vẽ bất đầu

từ một chi tiết nào đó, sau đó thêm dần các chi tiết mới Đôi khi trẻ liên kếtvào một bức tranh tới vài hành động, vài sự kiện xảy ra với cùng một nhân vật(nhân vật đó được vẽ nhiều lần, ở nhiều vị trí, tư thế trong bức tranh) và kếtquả là tạo ra một kết cục rất ấu trĩ Khi vẽ tranh, trẻ thường khó phân biệt sựvật, nhân vật chính vả chưa biết cách làm cho chúng nổi bật, những gì trẻmuốn thể hiện thường được liệt kê theo luồng suy nghĩ chưa được mạch lạc.Chú tâm vào nội dung thể kiện ý tưởng, trẻ thường vẽ rất say sưa nhưng khác

Trang 12

mà người ta đã tận dụng để đi sâu tìm kiếm đặc điểm tâm lí của trẻ Tuynhiên, cứ để lặp lại hiện tượng này thì có thể là một nhược điểm gây khó khăncho sự phát triển của hình tượng nghệ thuật Để khắc phục nhược điểm này,cần giúp trẻ bổ sung cho nội dung tranh vẽ của mình bằng những kinh nghiệmthu từ quá trình quan sát, từ các sự vật, hiện tượng có trong hiện thực, nhữnghình tượng có trong tác phẩm nghệ thuật.

1.2 VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG VẼ ĐỐI VỚI TRẺ 5 – 6 TUỔI

1.2.1 Vai trò của hoạt động vẽ đối với sự phát triển trí tuệ, nhận

Trang 13

thức

- Hoạt động vẽ là một hoạt động nhận thức đặc biệt mang tính hình

tượng Trong hoạt động vẽ, trẻ có nhiều cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu các đốitượng miêu tả để có được hiểu biết, hình dung về các đối tượn đó, từ đó xâydựng các biểu tượng, hình tượng Theo ý mình bởi vậy, có thể khẳng địnhrằng, hoạt động vẽ là một trong những phương tiện tích cực để phát triển ở trẻcác khả năng hoạt động trí tuệ như: óc quan sát, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng.Trong quá trình tri giác các đối tượng miêu tả, các tính chất, các thuộc tínhcủa các sự vật, hiện tượng như màu sắc, hình dáng, kích thước, tỉ lệ, được trẻtích cực ghi nhận, đối chiếu với các chuẩn mẫu cảm giác mà trẻ đã biết, đểtiếp đó trẻ được phân loại, bổ sung và hình thành những biểu tượng, dần dầnmang đến những hình tượng mang tính nghệ thuật Quá trình này đòi hỏi phảihoạt động nỗ lực của các thao tác trí tuệ như phân tích, đối chiếu, so sánh,tổng hợp, khái quát hóa, cụ thể hóa

Trang 14

- Hoạt động vẽ giúp trẻ tiếp thu, mở rộng và hệ thống hóa các chuẩn cảmgiác về hình, màu, kích thước, tỷ lệ, Nhờ quá trình quan sát đối tượng miêu

tả mà trẻ thường xuyên sử dụng tích cực các chuẩn cảm giác để tìm hiểu ,khám phá những điều chưa biết về các sự vật hiện tượng Thông qua các hoạtđộng này trẻ tích lũy được phần lớn các thông tin hình ảnh cùng những hiểubiết về các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống xung quanh

- Khi thực hiện nhiệm vụ vẽ, trẻ cần huy động vốn hiểu biết, vốn biểutượng đã tích lũy được để “nhào nặn”, “chế biến” thành những hình tượngmới Nhờ hoạt động vẽ mà vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh luônđược tăng lên, ngày càng trở lên “giàu có” thêm cả về lượng và về chất

- Trong quá trình tạo hình trẻ được lĩnh hội các kỹ năng sử dụng các loạidụng cụ, chất liệu như công cụ lao động của con người Đây là điều kiện rấtthuận lợi cho sự phát triển trí tuệ và nhân cách

- Hoạt động vẽ với các quá trình tìm hiểu, đánh giá đối tượng miêu tả vàsản phẩm tạo hình sẽ tạo điều kiện cho trẻ phát triển vốn từ, lời nói hìnhtượng truyền cảm và phát triển ở trẻ ngôn ngữ mạch lạc

- Tham gia quan sát, phân tích và tìm hiểu trong hoạt động vẽ, trẻ sẽ dầndần học hỏi, nắm bắt được các kinh nghiệm hoạt động nhận thức, rèn luyệnkhả năng độc lập tổ chức, điều khiển, điều chỉnh quá trình nhận thức củamình

- Hoạt động vẽ chính là điều kiện thuận lợi làm hình thành ở trẻ các phẩmchất trí tuệ như: tính tự giác, tính ham hiểu biết, tính tích cực nhận thức và ócsáng tạo,

1.2.2 Vai trò của hoạt động vẽ đối vói giáo dục tình cảm, đạo đức,

kỹ năng xã hội.

- Hoạt động vẽ có một vai trò rất lớn trong việc giáo dục đạo đức cho trẻnhỏ Hoạt động này không chỉ đơn thuần là sự phản ánh các ấn tượng, kinhnghiệm mà trẻ thu được từ thế giới xung quanh, đây còn là sự biểu lộ thái độ,

Trang 15

tình cảm của trẻ đối với những gì mà chúng thể hiện Tham gia và hoạt động

vẽ trẻ có nhiều điều kiện tiếp thu các chuẩn mực thẩm mĩ – đạo đức trong xãhội, trải nghiệm các xúc cảm, tình cảm trong giao tiếp, học hỏi về các kỹ năngtrong xã hội và đánh giá các hành vi văn hóa xã hội qua các hình tượng, các

sự kiện, hiện tượng được miêu tả

- Hoạt động vẽ của trẻ em cóa nguồn gốc xã hội và thể hiện sự định hướng

xã hội cho sự phát triển nhân cách của trẻ em:

+ Sự định hướng xã hội của hoạt động vẽ làm cho trẻ luôn hướng tới nhữngngười khác như một thành viên của cộng đồng Coi sự thể hiện của cộng đồng

là một phương tiện giao tiếp , đứa trẻ luôn muốn được người khác tiếp nhận,cảm nhận và hiểu được ý nghĩa của những hình ảnh mà chúng đã tạo nên,luôn chờ đón những ý kiến, những lời động viên từ phía người khác và sẵnsàng biểu lộ thái độ tích cực đối với hoạt động khi có sự đồng cảm, đồng tình.+ Sự định hướng xã hội của hoạt động vẽ thể hiện rõ ở nội dung miêu tả:những gì trẻ phản ánh trong sản phẩm là những sự vật hiện tượng gần gũitrong thiên nhiên và cuộc sống xung quanh, Như vậy nội dung của hoạtđộng vẽ là con đường dẫn dắt trẻ nhanh chóng hòa nhập vào xã hội xungquanh, nhanh chóng trở thành một thành tố của xã hội đó

+ Tính xã hội của hoạt động vẽ còn được thể hiện ở động cơ của hoạtđộng Mục đích động cơ mang tính xã hội của hoạt động tác động rất rõ rệt tới

sự hình thành các phẩm chất và hành vi đạo đức của trẻ.Khi trẻ tham gia vàohoạt động vẽ với mục đích tạo ra một thứ gì đó thật đẹp cho mình, cho ngườikhác trẻ sẽ được trải nghiệm những cảm xúc dặc biệt như tình yêu thương,lòng mong muốn làm điều tốt đẹp cho người khác – đó là điều kiện để hìnhthành ở trẻ ính chu đáo, ý thức trong cộng đồng, thói quen chia sẻ, quan tâmchăm sóc tới người khác và các kỹ năng giao tiếp xã hội

- Quá trình vẽ của trẻ mầm non thường tổ chức như một hoạt động cùngnhau tạo nên sản phẩm chung

Trang 16

1.2.3 Vai trò của hoạt động vẽ đối với việc giáo dục thẩm mĩ cho

- Với tư cách là một hoạt động nghệ thuật, hoạt động vẽ tạo nên những

Trang 17

điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của cảm giác, tri giác thẩm mĩ: việcquan sát, tìm hiểu các sự vật, hiện tượng giúp trẻ nhận ra các đặc điểm thẩm

mĩ (hình dáng, màu sắc, cấu trúc, tỉ lệ, ) nhận ra được các nét độc đáo tạonên sức hấp dẫn của đối tượng miêu tả

- Các đặc điểm thẩm mĩ phong phú, đa dạng của các đối tượng miêu tả lànhững yếu tố kích thích sự xuất hiện của các rung động, những cảm xúc thẩm

- Khác với tham gia các hoạt độg khác trong trường mầm non, tham giacác hoạt động vẽ trẻ được làm quen không chỉ vói cái đẹp trong đời sống màcòn cả trong nghệ thuật (qua các tranh, ảnh, tượng, )

- Sự phản ánh hiện thực và biểu lộ tình cảm qua các phương tiện truyềncảm đặc trưng cho loại hình nghệ thuật vật thể như đường nét, hình dạng, màusắc, bố cục không gian, chính là con đường lĩnh hội các kinh nghiệm vănhóa thẩm mĩ rất phù hợp với lứa tuổi trẻ em Trên cơ sở đó hình thành thị hiếuthẩm mĩ sau này

Trang 18

1.2.4 Vai trò của hoạt động vẽ đối vói sự phát triển thể chất của trẻ

Hoạt động vẽ “dường như “ không có tác động trực tiếp tới sự phát triểnthể lực của trẻ nhỏ Tuy nhiên , khi xem xét kĩ người ta thấy ảnh hưởng của

nó tới sức khỏe tinh thần và sự phát triển thể chất của trẻ là rất to lớn

- Những công trình nghiên cứu tâm lí và giáo dục học ngày nay (ở các nướcNga, Mỹ, Anh) đã nhấn mạnh vai trò của hoạt động nghệ thuật, đặc biệt làhoạt động vẽ như những biện pháp tâm lí trị liệu rất có hiệu quả trong việcnâng cao sức khỏe và điều trị cho trẻ em khuyết tật, những trẻ em mắc một sốbệnh có nguồn gốc tinh thần

- Có thể coi hoạt động vẽ như “món ăn tinh thần” như một loại “vitamin”đặc biệt cho sự phát triển tâm lí, sinh lí của trẻ em

1.3.1.2 Khả năng nhận thức của trẻ 5 -6 tuổi

- Có nhiều thông tin về một số sự vật, hiện tượng nào đó nhưng chưa cóhiểu biết đầy đủ về sự vật, hiện tượng đó

- Có thể tự tạo ra các thí nghiệm để xem việc gì sẽ xảy ra và nghĩ ra lờigiải thích cho những gì trẻ quan sát được, mặc dù trẻ vẫn chưa đủ khả năng sửdụng suy luận lô-gic và trừu tượng

Trang 19

- Có thể làm một số thí nghiệm do cô hướng dẫn và có thể giải thích theonhiều cách khác nhau.

- Thường dành nhiều thời gian và chú ý hơn vào các hoạt động mà trẻthích Thích chơi theo nhóm 5 - 6 trẻ và thích trao đổi trong nhóm nhỏ

- Có thể nắm bắt các khái niệm trừu tượng nhưng trẻ vẫn cần các sự việc

có thực để giải thích các khái niệm đó

- Thích vẽ và viết để ghi lại các sự việc

1.3.1.3 Khả năng quan sát của trẻ 5 – 6 tuổi

- Trẻ biết quan sát khi không chỉ nhìn tất cả các sự vật, hiện tượng mà còn

ghi nhớ sự tồn tại, trật tự và nhất là mối liên hệ giữa các chi tiết đó Khi có sựhướng dẫn của người lớn thì trẻ có sự quan sát phù hợp, ghi nhớ sự vật, hiệntượng tốt hơn, hiểu đúng bản chất Có khả năng phân tích, phán đoán lý giảikhi có những sự vật tương tự, hoặc có mối liên hệ nhất định về các sự vật đãbiết

- Ở lứa tuổi này trẻ biết tập trung quan sát từ chi tiết nhỏ đến chi tiết lớn,

từ đặc điểm hình dáng đơn giản đến phức tạp theo hướng dẫn của giáo viên,

từ đó trẻ ghi nhớ lại các hình ảnh mà mình đã quan sát được, hiểu bản chất đốitượng, và có thái độ thẩm mĩ một cách khá rõ ràng

1.3.1.4 Khả năng so sánh của trẻ 5 – 6 tuổi

Khả năng so sánh của lứa tuổi này ở mức biết, hiểu và vận dụng nhữngđiều đã học vào vào việc giải quyết vấn đề:

- Biết : Trẻ nhắc lại bằng lời hay hành động trình tự các bước của quy trình so sánh của 2 đối tượng như cô đã chỉ dẫn

- Hiểu: Trẻ giải thích được bằng lời hay hành động từng bước của quy trình so sánh hai đối tượng trong mối quan hệ với nhau

- Vận dụng: Trẻ biết cách vận dụng sự biết và hiểu để tự so sánh hai hay bađối tượng bất kì

Trang 20

1.3.2.Đặc điểm khả năng thể hiện bằng đường nét, hình dáng

Đường nét, hình dáng là những dấu hiệu đầu tiên của hình vẽ giúp trẻnhận ra và hiểu được mối liên hệ giữa vật thật với hình ảnh biểu đạt sự vật đó.Tính chất của các dấu vết khác nhau do vận động của tay với bút để lại giúptrẻ hiểu được khả năng thông báo và khả năng biểu cảm rất dồi dào của đườngnét và hình dạng

Đối với trẻ 5 – 6 tuổi do sự phát triển nhanh về thể lực, cơ bắp và độ khéoléo của vận động, trẻ mẫu giáo đã có khả năng tạo nên các đường nét với tínhchất khác nhau khá phức tạp Với sự tăng lên ngày càng phong phú hơn củacác kinh nghiệm nhận thức, các ấn tượng, xúc cảm, tình cảm, trẻ mẫu giáo bắtđầu nhận ra được sự hạn chế và vẻ thiếu hấp dẫn của các hình vẽ khái quátvới những đường nét đơn điệu, sơ lược Với trình độ phát triển chung củanăng lực nhận thức thẩm mĩ và kỹ năng vận động, trẻ ở lứa tuổi này đã cócảm nhận được tính nguyên thể của các hình ảnh đối tượng miêu tả và biếtdùng các đường nét liền mạch, mềm mại, uyển chuyển để truyền đại hìnhdáng trọn vẹn của mọi vật trong cấu trúc hợp lí, đồng thời thể hiện tư thế vậnđộng, hành động phù hợp với nội dung sáng tạo Đặc biệt trẻ 5 – 6 tuổi khálinh hoạt trong việc biến đổi, phối hợp tính chất của đường nét và hình để thểhiện vẻ độc đáo, rất riêng của mỗi hình tượng sự vật cụ thể

1.3.3.Đặc điểm khả năng thể hiện bằng màu sắc

- Trong tranh vẽ cuả trẻ em, hình dạng là dấu hiệu hàng đầu để tạo nênhình ảnh sự vật, nhưng màu sắc mới là yếu tố mang lại hiệu quả thẩm mĩ chohình ảnh và gây tác động thẩm mĩ mạnh nhất tới “họa sĩ tí hon” cũng như tớingười xem tranh So với hình dáng thì dấu hiệu màu sắc trong các sự vật đượctrẻ mẫu giáo nhận biết, phân biệt nhanh hơn, song khi vẽ chúng lại thường rất

ít quan tâm tới sự thể hiện màu sắc

- Trẻ 5 – 6 tuổi, trẻ tiếp tục sử dụng đồng thời cả hai cách vẽ màu: “vẽ màukhông bắt chước” và “màu bắt chước” Tình trạng vẽ màu chưa suy nghĩ vẫn

Trang 21

còn khá phổ biến Điều này có nghĩa là, trẻ có thể vẽ “màu bắt chước” kiểuthuộc lòng các màu quy định theo chuẩn mẫu hoặc trẻ vẽ “màu không bắtchước” - kiểu tự do, ngẫu nhiên, hoàn toàn không liên hệ với nội dung ý đồmiệu tả Hai hiện tượng này đều có ảnh của tranh vẽ, là sự truyền cảm củahình tượng đã được trẻ tạo nên và tăng hứng thú và niềm say mê của trẻ khihoạt động tạo hình.

- Ở độ tuổi 5 - 6 tuổi, một số trẻ đã có vố hiểu biết khá phong phú về cảmgiác màu sắc, đã có khả năng độc lập quan sát để thấy được vẻ linh hoạt trong

sự thay đổi màu sắc của các sự vật, hiện tượng trong hiện thực và làm quenqua quá trình tri giác với một số cách phối hợp màu sắc Tính tích cực quansát, nhận thức chính là điều kiện giúp trẻ biết sử dụng màu sắc một cách sinhđộng để thể hiện một cách sinh động sáng tạo nội dung tranh vẽ, qua đó màbiểu lộ suy nghĩ, tình cảm, ước mơ của mình

1.3.4 Đặc điểm khả năng xây dựng bố cục

Ngoài khả năng tạo nhịp điệu, trẻ 5 – 6 tuổi đã biết tạo nên bố cục tranhvới thế cân bằng qua các cách sắp xếp đối xứng và không đối xứng (các hìnhảnh không đồng đều: to – nhỏ, cao – thấp) Để tạo mối liên hệ giữa nội dungvới hình thức của tranh, nhiều trẻ đã biết dùng cách sắp xếp thể hiện sự vậnđộng, hành động và các mối quan hệ giữa các sự vật, nhân vật để tạo ra mộtkhông gian có chiều sâu với nhiều tầng cảnh Tính nhịp điệu trong tranh vẽcủa trẻ 5 – 6 tuổi được thể hiện ở nhiều vẻ: bằng sự sắp xếp lặp đi, bằng sựsắp xếp đan xen các hình ảnh không cùng loại bằng sự phân biệt, thể hiệnquan hệ chính – phụ,

1.4 NỘI DUNG VẼ CỦA TRẺ 5 – 6 TUỔI TRONG CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Ở TRƯỜNG MẦM NON

1.4.1 Hoạt động vẽ theo mẫu

- Ở hoạt động này, trẻ nhìn mẫu có thực hoặc nhớ lại những gì đã thấy và

vẽ lại sao cho rõ đặc điểm Mẫu cho trẻ vẽ là các đồ vật, quả cây, con vật

Trang 22

Trẻ thể hiện bài vẽ của mình theo cảm nhận riêng, bài vẽ của trẻ thườngkhác với đối tượng về hình (to – nhỏ), màu sắc và đậm nhạt, những đặc điểm

đó cơ bản làm cho người xem nhận ra: Đó là cái gì? Con gì?

-Trong hoạt động này, trẻ nhìn mẫu có thực để tả lại, mô phỏng lại, vẽlại theo cách cảm nhận riêng, sao cho rõ đặc điểm Hoạt động này tạo chotrẻ em nắm được và có thể vẽ được các hình cơ bản, giúp cho chúng làm cácloại bài: Vẽ tranh, vẽ trang trí thuận lợi hơn

- Yêu cầu đối với trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động vẽ theo mẫu:

+ Quan sát: Từ bao quát đến chi tiết, tìm ra đặc điểm của hình mẫu:hình dáng, đường nét tiêu biểu và tỉ lệ bộ phận

+ Tìm ra cách vẽ: Từ hình hướng dẫn, trẻ biết vẽ gì trước, vẽ gì sau.+ Bố cục: Cân đối khổ giấy hay ở vở tập vẽ

+ Hình vẽ: Rõ đặc điểm

1.4.2 Hoạt động vẽ theo đề tài

- Trẻ tập vẽ các thể loại đơn giản như: tranh tĩnh vật, tranh phong cảnh,

tranh chân dung, tranh đề tài sinh hoạt và tranh các con vật quen thuộc

Ở độ tuổi này, trẻ quan sát, nhận biết và cản thụ vẻ đẹp ở các hình ảnh trongtranh, ảnh và tự mình vẽ tranh theo khả năng và cảm nhận riêng của mình

- Khi vẽ tranh theo đề tài cho trước (cả lớp cùng vẽ một đề tài) nhưng mỗitrẻ có cách vẽ khác nhau về sắp xếp hình ảnh và vẽ màu

- Vẽ tranh tự do – trẻ tự do chọn đề tài, nội dung theo ý thích, có thể

vẽ tranh về các con vật, tranh phong cảnh hoặc tranh chân dung

- Yêu cầu đối với trẻ 5 – 6 tuổi khi vẽ tranh:

+ Trẻ biết được các loại tranh: Tranh phong cảnh, tranh tĩnh vật,

+ Biết cách vẽ tranh

+ Trẻ biết được các loại tranh có các hình ảnh rõ nội dung

+ Vẽ màu theo cảm nhận riêng: Vẽ màu kín mặt tranh, có đậm nhạt

Trang 23

Như vậy, ở độ tuổi 5 – 6 tuổi, trẻ đã quen với hoạt động vẽ và vẽ có kếtquả khá rõ Vì thế tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ cần nhấn mạnh đến bố cục

và suy nghĩ, tm tòi để bài vẽ của trẻ có tính sáng tạo hơn về hình, về màu

1.4.3 Hình thức tổ chức hoạt động vẽ của trẻ 5 – 6 tuổi

- Sự phát triển của trẻ diễn ra trong đời sống hàng ngày của chúng, trongquá trình giao tiếp với người lớn, chơi với các bạn cùng tuổi, trong lao động,trong các buổi đi dạo, cũng như trong quá trình dạy học có hệ thống ở trườngmầm non Do hình thức hoạt động của trẻ ở trường phổ thông là học tập,còn ở trẻ mẫu giáo vui chơi là hoạt động chủ yếu nên nội dung và cáchthức tố chức các hoạt động ở trường mầm non có nhiệm vụ cung cấp chotrẻ những tri thức xác thực về khoa học, nhưng rất sơ đẳng về các sự vật,hiện tượng xung quanh Đó là tri thức văn hóa chung nhất biểu hiện dướidạng những biểu tượng gần gũi, dễ hiểu đối với trẻ em, những mối quan

hệ đơn giản, những nguyên nhân gần gũi giữa các sự vật, hiện tượng củamôi trường xung quanh Khối lượng tri thức và kĩ năng cung cấp cho trẻ mẫugiáo trên các hoạt động học không đáng kể so với phổ thông Song khối lượngtri thức đó có ý nghĩa quan trọng để phát triển trí tuệ

Có thể nói hình thức cơ bản của dạy học mẫu giáo là “hoạt động học”, sốlượng, thời gian cho hoạt động học là rất ít Do đó, ngoài các hình thức cơ bảncủa dạy học còn có các hình thức ngoài hoạt động học, nhằm bổ trợ chotrẻ vốn hiểu biết và hệ thống tri thức phong phú hơn

- Tổ chức hoạt động tạo hình nói chung và tổ chức hoạt động vẽ nóiriêng là một trong những hoạt động dạy và học chính trong trường mầm non

- Trong hoạt động vẽ của trẻ bao gồm các nội dung sau:

+ Hoạt động vẽ theo mẫu

+ Hoạt động vẽ tranh theo đề tài (Vẽ tranh đề tài theo chủ đề cho sẵn

Trang 24

* Vì sao trong trường mầm non lại gọi là hình thức tổ chức hoạt động vẽ

mà không gọi là phương pháp dạy học vẽ, bởi các lí do sau:

Trang 25

- Nội dung của hoạt động động vẽ ở mẫu giáo nhằm mục dích cho trẻ emtếp xúc và làm quen với cái đẹp của sự vật, hiện tượng, về hình dáng màusắc, chỉ là những kiến thức sơ đẳng của tạo hình.

- Trẻ em chưa có khả năng lĩnh hội bằng những lời giải thích, thông báo củagiáo viên, mà cần thông qua các hoạt động thực tiễn là hoạt động vẽ để từ

đó, dần dần trẻ nhận thức được vẻ đẹp của hình (hình dáng, hình khối), màusắc của đối tượng, có nghĩ là giáo dục trẻ qua các hoạt động là chủ yếu

- Việc sử dụng các hình thức tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ mẫu giáo làmột việc rất quan trọng Hình thức chính là cách tổ chức giờ học, là cách sắpxếp trẻ tham gia vào hoạt động vẽ Việc sử dụng các hình thức tổ chức hoạtđộng vẽ cho trẻ cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các hình thức dạy và họctrong lớp và ngoài lớp Không nên dồi nén nhiều kiến thức, kỹ năng vào cácbài dạy trên tết học và trong lớp Dồn nén kiến thức sẽ làm cho bài dạy thêmnặng nề, không phù hợp với đặc điểm lứa tuổi mẫu giáo Bởi trẻ em có độtuổi này là học và phải chơi song song, không tách rời: Học mà chơi, chơi

mà học Trẻ em chỉ lĩnh hội được kiến thức và kỹ năng khi chúng thấy hứngthú

Có nhiều cách tổ chức hoạt độngvẽ cho trẻ ở trường mầm non Mỗihình thức đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định của nó Các hìnhthức tổ chức hoạt động vẽ trong trường mầm non được chia như sau:

1.4.3.1 Hoạt động vẽ trên tiết học

* Khái niệm

Hoạt động vẽ trên tết học có thể xem là hoạt động dạy – học chínhkhóa như trước đây gọi là chính khóa Ở hoạt động dạy và học giữ vai trò chủyếu, bao gồm:

+ Giáo viên cung cấp kiến thức mới và các kĩ năng cơ bản

+ Trẻ em tếp nhận kiến thức và kĩ năng theo cầu của bài, của chương

Trang 26

trình.

Trang 27

Ở hoạt động này trẻ có thể hoàn thành sản phẩm ngay trong tiết học,song chủ yếu là lĩnh hội kiến thức mới và kĩ năng thực hành chuẩn bị chocác bài tập cùng loại tếp theo Hoạt động vẽ trên tết học được nêu ra ởchương trình chung cho tất cả các trường mầm non, các trường mầm nonphải thực hiện từ nội dung chủ đề, loại bài, thời lượng của từng bài và phảihoàn thành trong thời gian qui định.

*Đặc điểm

Hoạt động vẽ trên tiết học thường diễn ra trong lớp học, tết họcđược thực hiện theo các yêu cầu sau:

- Về phía giáo viên:

Chuẩn bị thiết kế bài dạy

+Đồ dùng dạy và học (theo nội dung)

+Phương tiện, thiết bị (phù hợp với tiết học)

+Lên lớp theo các hoạt động

-Với trẻ em:

+Chuẩn bị phương tiện học tập các nhân (cô chuẩn bị cho trẻ)

+Nơi học tập( ngồi theo bàn hoặc ngồi trên sàn lớp)

+Làm bài tập theo các nhân hay nhóm (tùy theo sự sắp xếp của giáo viên vànội dung tiết học)

+Hoàn thành sản phẩm theo quy định

+Tham gia các hoạt động cùng giáo viên

Như vậy, có thể hiểu hoạt động vẽ trên tết học là hoạt động day – học cơbản, có ý nghĩa mở màn cho các hoạt động thực hành ở các bài cùng dạngtiếp theo

1.4.3.2 Hoạt động vẽ ngoài tết học

* Khái niệm

Trang 28

Hoạt động vẽ ngoài tết học được xem như là hoạt động dạy và học mangtính hỗ trợ (hay còn gọi là ngoại khóa) Nhưng không có nghĩa là không quantrọng Hoạt động ngoài tiết học cũng được đề ra ở chương trình chung có nộidung, phương pháp và qui định thời gian cụ thể Hoạt động này có vai trò bổsung, củng cố làm phong phú kiến thức, kĩ năng cho hoạt động trên tiết học.

+Ngoài sân trường

+Trong công viên

+Ở phòng tranh, phòng triển lãm,

Nội dung dạy và học:

Hoạt động vẽ ngoài tiết học có nhiều nội dung phong phú và đa

dạng

-Thực hành vẽ ở sân để củng cố kiến thức Có thể:

+Thực hành theo cá nhân: Theo nội dung chung cho cả lớp và theo ý thích.+Thực hành theo nhóm: Mỗi nhóm có một nội dung do giáo viên giao hoặctùy theo ý thức của nhóm

-Mở rộng phát triển trí tuệ theo chủ đề, chuyên đề

Phương pháp dạy và học:

Để hoạt động vẽ ngoài tết học có hiệu quả, giáo viên nên chọn các phương pháp trọng tâm như:

- Phương pháp trực quan

Trang 29

- Phương pháp quan sát.

Trang 30

- Phương pháp thực hành.

Đồng thời lựa chọn nội dung bổ sung sao cho phù hợp, ngắn gọn, xúc tích.Với mỗi hoạt động, có gắn kết với những gì đã học để trẻ em nhớ lại và làmcho nhận thức phong phú hơn

1.4.3.3 Tổ chức hoạt động vẽ trong lớp học

1.4.3.3.1 Hoạt động vẽ chung cho toàn lớp

Hoạt động này giáo viên cung cấp tất cả các kiến thức và kỹ năng cho cảlớp Sau đó, trẻ em thực hành để tạo ra sản phẩm như nhau, thể hiện ởcùng nội dung, có các hình ảnh và chất liệu (giấy, màu, sáp, )

VD: Cả lớp cùng vẽ con mèo

- Ưu điểm

Cách tổ chức này chỉ có hiệu quả với:

+ Các bài đầu tiên của các loại bài, nhằm cung cấp, củng cố kiến thức và kỹnăng của các loại bài

+ Trẻ em mới vào trường mầm non, chưa quen với hoạt động vẽ, cần tạo nềnếp học tập ngay từ những bài học đầu tiên, nhất là với trẻ mẫu giáo bé.Giáo viên cần chú ý từ cách cầm bút đến cách vẽ nét, vẽ hình, vẽ màu chocác em Vì thế hình thức tổ chức hoạt động vẽ cho toàn lớp là cần thiết và cóthể kéo dài một thời gian so với các đối tượng khác, điều này phụ thuộc vào

sự năng động của giáo viên

- Hạn chế

Hình thức tổ chức này, nếu kéo dài hoặc sử dụng thường xuyên sẽdẫn đến tình trạng:

+ Trẻ làm bài lặp đi lặp lại sẽ chán

+ Không phát huy được suy nghĩ và sự sáng tạo của trẻ

Trang 31

1.4.3.3.2 Hoạt động vẽ theo nhóm

- Số lượng

Tổ chức hoạt động tạo hình ttheo nhóm là chia trẻ ra từng nhóm sốlượng trẻ theo nhóm (nhiều hay ít, nhóm lớn hay nhóm nhỏ) là tùy thuộc vào:

+ Không gian trong lớp học (rộng hay hẹp)

+ Loại bài học: Chú ý đến vật liệu cà đồ dùng Đối với hoạt động vẽ thì trẻ ngồi ở bàn

Mỗi nhóm trẻ thường là từ 2 – 5 trẻ là vừa Số lượng trẻ ở mỗi nhóm sẽtạo điều kiện cho mọi thành viên được tham gia vào thực hành một cách tíchcực hơn

- Cách chia nhóm

Chia nhóm để trẻ em hoạt động có hiệu quả hơn, vì thế giáo viên cần

có kế hoạch trước

+ Nghiên cứu từng loại bài để có cách chia nhóm phù hợp

+ Có nhiều cách chia nhóm, tùy thuộc vào mục đích, yêu cầu chungcủa từng bài mà giáo viên có cách chia nhóm học tập khác nhau

+ chia nhóm theo tổ học tập

+Đan xen trình độ học tập cuả trẻ: Khá, trung bình,yếu Cách này tạođiều kiện giúp đỡ nhau học tập có hiệu quả hơn

+Theo nội dung bài học.

VD: Vẽ tranh tĩnh vật, vẽ tranh phong cảnh,

+Theo ý thích của trẻ: Trẻ tự tham gia vào nhóm phù hợp với khả năngcuả mình

Có thể chia nhóm như sau:

Trang 32

Hoạt động theo nhóm nhỏ: Là tổ chức hoạt động các nhân hoặc với những

trẻ gặp khó khăn trong hoạt động vẽ Nội dung của hoạt động học này không

Trang 33

theo một hệ thống chương trình chặt chẽ Tuy nhiên vẫn cần được chuẩn bị

và có kết quả từ trước

Hoạt động theo nhóm lớn: Nội dung bám sát vào chương trình tổ chức hoạt

động vẽ Không bắt buộc trẻ tham gia với cả lớp Trên các hoạt động học nàygiáo viên lần lượt làm việc với các nhóm, cung cấp cho trẻ hiểu biết, rènluyện cho trẻ các kĩ năng nhằm phục vụ cho các hoạt động bắt buộc Giáoviên lựa chọn nhóm tùy thuộc vào điều kiện của lớp và hứng thú của trẻ

1.4.3.4 Tổ chức hoạt động vẽ ngoài lớp học

Tổ chức hoạt động vẽ ngoài lớp học có nghĩa là đưa hoạt động dạy vàhọc ra ngoài không gian lớp học

- Mục đích, ý nghĩa

+ Nhằm thay đổi không khí học tập

+ Tạo cảm xúc mới lạ, gây cảm hứng cho trẻ em

+ Củng cố bổ sung làm phong phú thêm kiến thức về hoạt động vẽ chotrẻ

+ Góp phần giáo dục, bước đầu hình thành thế giới quan cho trẻ

Để giúp trẻ tiếp thu, tích lũy, mở rộng vốn kinh nghiệm tri giác, vốn biểutượng, hình tượng phong phú về thế giới xung quanh, cần bổ sung hệ

Trang 34

thống các giờ tổ chức hoạt động vẽ ít ỏi bằng các hoạt động phong phú ởmọi lúc mọi nơi, trong các giờ học khác, trong các hoạt động vui chơi, trongsinh hoạt của trẻ Nhờ đó trẻ không bị gò bó, phù hợp với hứng thú và tầmhiểu biết của

Trang 35

trẻ sẽ nuôi dưỡng ở trẻ lòng say mê đối với hoạt động vẽ và tạo điều kiện hình thành ở trẻ tính tích cực nhận thức và óc sáng tạo.

Có rất nhiều hình thức tổ chức hoạt động vẽ ngoài lớp học, thông qua đógiáo viên có thể cung cấp thêm cho trẻ những kiến thức về cái đẹp, kĩ năng,

kĩ xảo, đặc biệt là cảm xúc thẩm mỹ

Các hoạt động này có thể là một quá trình tri giác chuyên biệt ngoàilớp học, được chuẩn bị đầy đủ các bước, tri giác đối tượng được miêu tả tốthơn, hoặc có thể là các hoạt động chơi, hoạt động vẽ - - Hoạt động vẽ

và hoạt động chơi có mối liên hệ chặc chẽ với nhau, cùng là quá trình lĩnhhội các kinh nghiệm xã hội, quá trình phản ánh các hiện thực xã hội qualăng kính chủ quan của trẻ Qua đó, sẽ có được không gian cho hoạt động trítượng tượng sáng tạo trong hoạt động vẽ

Phương châm “học mà chơi, chơi mà học” sẽ có hiệu quả nếu chúng tabiết lồng ghép các biện pháp chơi và phương pháp dạy học cho trẻ Nó khôngchỉ giúp cho trẻ hứng thú với hoạt động vẽ mà còn tiếp thu được các tri thức,

kĩ năng, kĩ xảo tích cực hoạt động và tưởng tượng sáng tạo trong quá trìnhtri thức đối tượng miêu tả

Có nhiều hình thức tổ chức hoạt động vẽ ngoài lớp học cho trẻ em, điều

đó phụ thuộc vào sự năng động của giáo viên Cụ thể là nghiên cứu nội dungchương trình, các loại bài dạy để có các hình thức sao cho hợp lí, bổ ích, tranhchung chung

Khi tổ chức hoạt động vẽ thì giáo viên cần chuẩn bị:

+Địa điểm

+Phương tiện vật liệu: Bàn, ghế,

+Học sinh tham gia hoạt động vẽ theo cá nhân hay theo nhóm

Trang 36

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VẼ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VẼ CHO TRẺ 5 – 6

TUỔI TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI THỊNH 2.1 MỘT SỐ NÉT VỀ TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI THỊNH

Trong thời gian tm hiểu thực tế tại trường mầm non Đại Thịnh tôi đãđược tiếp xúc và trò chuyện với những giáo viên trong trường và đặc biệt làgiáo viên dạy ở lớp mẫu giáo lớn Trường mầm non Đại Thịnh nằm ở địa chỉĐại Thịnh – Mê Linh – Hà Nội Đây là ngôi trường đã thành lập được 4 năm,Tuy nhiên điều kiện cơ sở vật chất gặp nhiều khó khăn Trường có tổng số là

24 lớp, 1 phòng Hiệu trưởng, 1 phòng y tế và khu nhà bếp Trường có 840 trẻ,

49 giáo viên trong biên chế, 17 cô nuôi, 1 y tế, 1 kế toán, 2 bảo vệ trường Vềđội ngũ giáo viên đa số là các cô giáo trẻ, năng động, nhiệt tình trongmọi hoạt động, yêu nghề, mến trẻ Qua tm hiểu thực tế ở trường đa sốgiáo viên đã nhận thức tầm quan trọng của hoạt động vẽ cho trẻ mầmnon đặc biệt là với trẻ mẫu giáo lớn Tuy nhiên việc áp dụng các phươngpháp và hình thức giảng dạy để nâng cao chất lượng hoạt động vẽ vẫncòn nhiều hạn chế và chưa cho kết quả cao, các giáo viên chưa thể hiện được

sự sáng tạo của mình trong giảng dạy các tết học, chưa có sự kết hợpnhiều hình thức và các phương pháp giảng dạy với nhau hoặc giảng dạy mộtcách máy móc, theo khuân mẫu, nên quá trình tổ chức còn nặng về kết quảsản phẩm mà chưa chú ý đến các kỹ năng của trẻ, chưa biết vận dụng môitrường xung quanh để tạo cảm xúc cho trẻ Do đó nhiều trẻ vẫn còn yếu về

kỹ năng tạo hình ( kỹ năng cầm bút, kỹ năng tô màu, ) và chưa phát huyđược hết khả năng sáng tạo của bản thân Bên cạnh đó trẻ đã được gia đìnhquan tâm cho đi học đầy đủ, đây là điều kiện rất là thuận lợi để trẻ có thểphát triển tốt hơn vì khi ở trường trẻ có thể tham gia các hoạt động một

Trang 37

cách đầy đủ với bạn bè, cô giáo và được học tập trong môi trường phongphú.

Trang 38

Những vấn đề nêu trên có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển toàn diệncủa trẻ, đặc biệt là việc tổ chức các hoạt động học tập, cụ thể là hoạt động

vẽ Nói chung điều kiện cơ sở vật chất và môi trường học tập ảnh hưởngrất nhiều đến quá trình phát triển của trẻ và trong hoạt động vẽ Và để tmhiểu rõ hơn về thực trạng đó tôi đã tiến hành quan sát, điều tra, trưng cầu

ý kiến của các giáo viên và thu được những kết quả nhất định

2.2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VẼ CỦA TRẺ 5 – 6 TUỔI

TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI THỊNH

2.2.1 Khái quát về tổ chức nghiên cứu thực trạng

2.2.1.1 Mục đích nghiên cứu

Tìm ra những chỗ chưa hợp lí, còn hạn chế để nâng cao chất lượng tổchức hoạt động vẽ cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trường mầm non Đại Thịnh – MêLinh

2.2.1.2 Nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu thực trạng

Để hoạt động vẽ ở trường mầm non Đại Thịnh được nâng cao chất lượnghơn chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu các vấn đề sau:

- Nghiên cứu chương trình và giáo án tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ 5 – 6tuổi

- Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượnghoạt động vẽ cho trẻ

- Nghiên cứu về kết quả sản phẩm vẽ của trẻ 5 – 6 tuổi để tm ra những

ưu điểm và hạn chế để đưa ra các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt độngvẽ

2.2.1.3 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu trong đó phương phápquan sát và phương pháp điều tra bằng phiếu câu hỏi là phương pháp chủ

Trang 39

đạo, còn lại các phương pháp phân tích sản phẩm của hoạt động vẽ, phươngpháp trò chuyện là phương pháp bổ sung, hỗ trợ.

Trang 40

Phương pháp quan sát: Chúng tôi tiến hành dự giờ 2 hoạt động học có

chủ đích trong đó hoạt động tạo hình là hoạt động trọng tâm:

- Vẽ theo đề tài: Đồ chơi tặng bạn

- Vẽ theo đề tài: Người thân trong gia đình

Trong quá trình dự giờ chúng tôi ghi chép lại các hoạt động của giáo viên

và hoạt động của trẻ, đặc biệt là quan sát khi trẻ vẽ tranh theo các tiêu chísau:

+ Tốc độ vẽ : Trẻ vẽ nhanh hay vẽ chậm

+ Mức độ sẵn sàng vẽ: Sự chuẩn bị tâm lý cho hoạt động vẽ

+ Sự tẩy xóa, thay đổi chủ đề, nội dung trong qua trình vẽ Biểu hiện cảmxúc, độ tập trung,

Ngoài ra, chúng tôi còn quan sát các biện pháp mà giáo viên kích thích khảnăng tưởng tượng sáng tạo của trẻ

Phương pháp điều tra: Tôi sử dụng bảng câu hỏi cho 6 giáo viên đang phụ

trách trẻ 5 – 6 tuổi của trường mầm non Đại Thịnh – Mê Linh – Hà Nội Bảngcâu hỏi gồm 6 câu hỏi nhằm tìm hiểu:

- Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng tổchức hoạt động vẽ của trẻ 5- 6 tuổi

- Đánh giá của giáo viên về các hoạt động vẽ của trẻ, thực trạng khả năng vẽcủa trẻ

- Các biện pháp mà giáo viên sử dụng để nâng cao chất lượng tổ chức hoạtđộng vẽ của trẻ 5- 6 tuổi

- Ý kiến của giáo viên về các biện pháp để nâng cao chất lượng tổ chức chotrẻ 5 – 6 tuổi qua hoạt động

vẽ

Phương pháp đàm thoại: Những thông tin qua trò chuyện sau khi

hoàn thành bức tranh là rất quan trọng, nó cho phép làm rõ tâm tư của trẻđược thể hiện qua tranh vẽ và gợi ý và giản thích thêm những thông tin trẻ

Ngày đăng: 06/01/2020, 12:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Đào Thanh Âm – Trịnh Dân – Nguyễn Thị Hoài – Đinh Văn Vang (2005), Giáo dục học mầm non (Tập 2), NXB Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học mầm non (Tập 2)
Tác giả: Đào Thanh Âm – Trịnh Dân – Nguyễn Thị Hoài – Đinh Văn Vang
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm Hà Nội
Năm: 2005
[2]. Ngô Bá Công Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non, Nhà xuất bản Đại học sư phạm,(1992) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầmnon
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học sư phạm
[3]. Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên), Tâm lý học lứa tuổi mầm non, NXB Đại học sư phạm Hà Nội,( 1993) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học lứa tuổi mầm non
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm Hà Nội
[4]. Lê Thanh Thủy, Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non, NXB Đại học sư phạm, (2006) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầmnon
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm
[5]. Nguyễn Quốc Toản , Đại học Huế, trung tâm đào tạo từ xa), Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non, NXB Giáo dục, ( 2006) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phươngpháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non
Nhà XB: NXB Giáo dục
[6]. Kế hoạch giảng dạy của các lớp mẫu giáo lớn tại trường mầm non Đại Thịnh – Mê Linh – Hà Nội.[7]. Www.mamnon.vn Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w