1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn kinh nghiệm tổ chức hoạt động góc cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non lương nội bá thước thanh hóa

20 6,1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 158,5 KB

Nội dung

trong đó hoạt động góc là một trong những phương tiện phát triển toàn diện cho trẻ về đức, trí, thể, mĩ, lao động....Trẻ đến trường không chỉ được chăm sóc, học tập mà còn được vui chơi

Trang 1

MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GÓC

CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI TRONG TRƯỜNG MẦM NON LƯƠNG

NỘI, HUYỆN BÁ THƯỚC, TỈNH THANH HÓA.

I Mở đầu.

1.1 Lý do chọn đề tài.

Tâm hồn trẻ thơ rất nhạy cảm với thế giới xung quanh vì thế giới xung quanh chứa đựng bao điều mới lạ hấp dẫn gây sự tò mò đối với trẻ, trẻ dễ bị lôi cuốn với các đồ chơi hấp dẫn, nhiều màu sắc, ngộ nghĩnh, dễ chơi

Trong trường mầm non “Hoạt động chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ em lứa

tuổi mẫu giáo” [1] trong đó hoạt động góc là một trong những phương tiện phát triển toàn diện cho trẻ về đức, trí, thể, mĩ, lao động Trẻ đến trường không chỉ được chăm sóc, học tập mà còn được vui chơi vì với trẻ : học mà chơi, chơi bằng học, qua chơi trẻ lĩnh hội được những kiến thức cũng như được chia sẻ kinh nghiệm cho bạn chơi, trẻ giàu vốn từ hơn, sống tình cảm hơn, thân thiện hơn với mọi người xung quanh

Đối với trẻ vui chơi với bạn, với các loại đồ chơi là nhu cầu không thể thiếu đối với cuộc sống của trẻ, tuy nhiên không phải trường nào, phụ huynh nào cũng quan tâm và có đủ kinh phí để đầu tư cho việc bổ sung đồ dùng, đồ chơi cho các cháu Là một giáo viên được phân công phụ trách lớp 5 – 6 tuổi tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để thỏa mãn hoạt động vui chơi cho trẻ.Ở trường mầm non muốn trẻ phát triển tốt thì cô giáo phải là người thực hiện tốt được nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục của mình, luôn linh động, sáng tạo giúp trẻ lĩnh hội kiến thức thông qua chơi là một phương pháp hiệu quả và nhẹ nhàng nhất đối với trẻ Với bất cứ hoạt động nào người giáo viên cũng phải đưa ra được mục đích của mình như cần dạy cho trẻ gì trong trò chơi này? Hay chơi cái gì? Chơi như thế nào? Chơi bằng cái gì?, để rèn luyện các kĩ năng đơn lẻ, hiẻu biết về thế giới xung quanh để khi vào

Trang 2

hoạt động có chủ đích trẻ chỉ tổng hợp các kĩ năng đã biết, đã được trải nghiệm để

áp dụng vào thực tiễn phục vụ cho việc phát triển tư duy, nhận thức của trẻ

Chính vì lẽ đó đồ chơi càng phong phú, đa dạng bao nhiêu thì càng kích thích sự tò mò, ham hiểu biết, thích khám phá và chinh phục cái mới kích thích hứng thú và ham muốn của trẻ bấy nhiêu, Mà thực tiễn đồ dùng, đồ chơi của lớp tôi lại không phong phú để cho trẻ chơi

Trẻ em tham gia vào xã hội của người lớn theo cách riêng của chúng, trẻ tự đóng vai một vị trí của người lớn trong xã hội mà chúng biết như: Ông, bà, bố, mẹ, anh, chj, chú công an, bác sỹ hay cô giáo Chúng thể hiện hoặc tái tạo lại những lời nói, hành động, cử chỉ, điệu bộ của từng nhân vật mà mình được đảm nhận, trẻ tái tạo lại một xã hội thu nhỏ, từ đó chúng ta thấy trẻ quan sát công việc của người lớn rất tỉ mỉ và khi thể hiện cũng thể hiện được cả tình cảm nhân vật trong vai chơi

Ví dụ: Trẻ đóng vai Bác sỹ thì khi thấy bệnh nhân đến bác sỹ niềm nở chào hỏi bệnh nhân và khi tiêm thì vừa tiêm vừa động viên một tay xoa nhẹ để giúp bệnh nhân đỡ đau

Như vậy: trong hoạt động góc trẻ ngoài việc phát triển tư duy sáng tạo tư duy

lô gíc, phát triển ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội, vận động thì trẻ còn học được cách hợp tác, trao đổi, thương lượng, thân thiện, phát triển tư duy tưởng tượng, ghi nhớ, mở rộng hơn trong mỗi quan hệ qua lại giữa trẻ

Hoạt động góc trong trường mầm non có giá trị lớn và trở thành phương tiện hữu hiệu để giáo dục trẻ phát triển một cách toàn diện nhân cách trẻ, nhận thức được vai trò và trách nhiệm của bản thân về vẫn đề này tôi luôn trăn trở tìm các biện pháp để tỏ chức tốt hoạt động vui chơi cho trẻ Vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn

đề tài: “ Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trường mầm non Lương Nội, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.”, để nói lên

kinh nghiệm thưc hiện nhiệm vụ tại đơn vị của bản thân

1.2 Mục đích nghiên cứu:

Trang 3

Hoạt động góc là hoạt động được nhiều trẻ hứng thú tham gia nhất Thông qua hoạt động góc có thể giúp trẻ tái tạo lại những gì trẻ nhận biết được trong cuộc sống, không những vậy trẻ biết được cuộc sống quanh mình có nhiều điều mới lạ, trẻ thích khám phá tìm hiểu xem ở đó có gì và như thế nào, nhất là trẻ được hoạt động tái tạo lại cuộc sống hiện thực của đời sống Hoạt động góc có một đặc trưng rất riêng vì hoạt đồng chơi của trẻ không phải là thật, mà là giả vờ, nhưng sự giả vờ

ấy mang tính chất rất thật Trẻ có thể giả vờ làm cô giáo, làm bác sỹ, làm chú công nhân xây dựng nhưng lại diễn lại cảnh thật xung quanh trẻ những cô việc của mọi

người đã làm sự liên kết giữa các nhóm chơi được nảy sinh và “xã hội trẻ em”

được hình thành trong hoạt động góc Thông qua hoạt động này trẻ có thể phát triển toàn bộ kỹ năng của từng lĩnh vực phát triển như: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, quan hệ tình cảm và thẩm mỹ, bởi có nhiều góc chơi về nhiều lĩnh vực khác nhau như góc tạo hình, âm nhạc, xây dựng, thiên nhiên, sách, phân vai bác sỹ, cô nuôi, bán hàng…

Qua hoạt động góc trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu khám phá của trẻ, tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn và thích ứng với môi trường tự nhiên đồng thời trẻ tự tin, mạnh dạn trong cuộc sống Đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5 tuổi chúng ta càng phải quan tâm hơn và giúp trẻ phát triển theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi, chuẩn bị một hành trang cho trẻ bước vào lớp một vững vàng hơn

1 3 Đối tượng nghiên cứu:

Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trường mầm non xã Lương Nội - huyện Bá Thước - tỉnh Thanh Hóa

1 4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Đọc và sử dụng các tài liệu, sách báo, tạp chí giáo dục mầm non, mạng Internet có liên quan đến đề tài

Phương pháp khảo sát thực tiễn: Khảo sát các hoạt động của trẻ trong lớp để

nhận biết về khả năng tiếp thu, nhận thức và giáo tiếp của trẻ

Trang 4

Phương pháp thu thập thông tin: Trao đổi với đồng nghiệp, với phụ huynh của

trẻ để nắm bắt về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và hoàn cảnh gia đình, điều kiện khách quan để từ đó cô giáo có những biện pháp phù hợp hiệu quả

Phạm vi thực hành: Tổ chức các hoạt động vui chơi bằng nhiều hình thức khác nhau, trẻ được tham gia hoạt động trải nghiệm nhiều

Phương pháp toán học: Thống kê số liệu

Trang 5

II Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:

2.1 Cở sở lí luận.

Đối với giáo dục mẫu giáo, phương pháp giáo dục phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “Chơi mà học, học bằng chơi” Chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm kích thích

và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ Kết hợp hài hoà giữa giáo dục trẻ trong nhóm bạn với giáo dục cá nhân, chú ý đặc điểm riêng của từng trẻ để có phương pháp giáo dục phù hợp Tổ chức hợp lí các hình thức hoạt động cá nhân, theo nhóm nhỏ và cả lớp, phù hợp với độ tuổi của nhóm /lớp, với khả năng của từng trẻ, với nhu cầu và hứng thú của trẻ và với điều kiện thực tế [1]

Đặc biệt với hoạt động góc giúp trẻ từ chỗ không biết, chưa biết rõ đến nắm được mục đích của nội dung làm giàu vốn kinh nghiệm tăng thêm sự hiểu biết và phát triển nhận thức cho trẻ Khi tổ chức hoạt động góc giáo viên phải “Tận dụng các nguồn nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để trẻ khám phá, đặc biệt là nguồn nguyên liệu tự nhiên và phế liệu”[2] Hoạt động góc giúp trẻ phát triển khả năng giao lưu, tình cảm của trẻ được hình thành qua mối quan hệ giữa con người và lao động, giữa trẻ và gia đình, tình cảm đó được thể hiện một cánh chân thành qua các trò chơi như: Gia đình, Bán hàng, Xây dựng…Thông qua hoạt dộng góc trẻ tạo được: "Quan hệ giữa cô và trẻ, người lớn, với trẻ phải thể hiện tình cảm yêu thương, thái độ tôn trọng, tin tưởng trẻ, tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ những suy nghĩ, tâm tư nguyện vọng của mình Tạo điều kiện cho trẻ giao tiếp và thể hiện sự quan tâm của mình đối với mọi người, đối với sự vật hiện tượng gần gũi xung quanh".[2]

Thông qua hoạt động chơi còn giúp trẻ có lòng dũng cảm, cương quyết, có tính phấn đấu, vui vẻ Khi chơi xong trẻ tích cực học tập mang lại những giá trị tinh

Trang 6

thần tốt cho sức khoẻ Khi chơi trẻ được thực hiện những động tác tự nhiên với đồ dùng, đồ chơi và có ý thức giữ gìn đồ chơi ở các góc

2.2 Thực trạng của vẫn đề.

2.2.1 Thuận lợi:

Trường mầm non Lương Nội có một khuôn viên rộng rãi, xanh, sạch ,đẹp, thân thiện, có đủ phòng học, có các loại đồ chơi ngoài trời theo quy định Nhà trường đã ưu tiên phòng học và các đồ dùng theo yêu cầu tối thiểu cho lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi

Trẻ đã được làm quen với hoạt động góc ở lớp 4- 5 tuổi Trẻ tương đối đồng đều về thể lực và trí tuệ Trẻ luôn thích tìm hiểu, khám phá Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, ngoan ngoãn

Giáo viên đã tự làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để phục vụ cho việc dạy và học

Bản thân có trình độ trên chuẩn và ham học hỏi, nhiệt tình trong mọi hoạt động

2.2.2 Khó khăn:

Là một trường thuộc vùng sâu của huyện miền núi nên đời sống nhân dân rất nghèo,việc đầu tư cho con em đến trường còn hạn chế

Đồ dùng, đồ chơi có tương đối đầy đủ theo danh mục nhưng chưa đồng bộ, chưa đa dạng, chưa phong phú

Đồ dùng tự làm chưa thẩm mỹ, độ bền chưa cao và còn nghèo nàn Trẻ chưa mạnh dạn trong giao tiếp cũng như trong vui chơi, hoặc khi chơi chỉ đảm nhận một vai chơi từ đầu đến cuối, chưa biết tạo tình huống trong khi chơi,chơi chưa thoải mái

Cách sắp xếp đồ dùng đồ chơi, nguyên học liệu chưa khoa học,chưa theo hướng mở để hấp dẫn, thuận tiện cho trẻ chơi

Trang 7

Một số giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc tổ chức cho trẻ chơi và nhập vai chơi cùng trẻ, chưa hiểu làm đồ dùng phục vụ cho mục đích gì? Làm cho góc nào? Chưa biết cách tạo tình huống để trẻ giao lưu hoặc đổi vai chơi sau một khoảng thời gian nhất định

Phương pháp tổ chức của một số giáo viên còn cứng nhắc, chưa linh hoạt mềm dẻo để lôi cuốn trẻ vào vai chơi, chưa để trẻ tự nhận vai mình thích, chưa tôn trọng trẻ, chưa quan tâm đến trẻ cá biệt Có giáo viên chỉ cho trẻ lấy đồ chơi ở các góc chơi ra tự chơi tự do chứ không hướng dẫn trẻ chơi.Vì vậy dẫn đến kết quả trên trẻ chưa cao

Đa số phụ huynh ở lớp lớn đều là thành phần lao động chưa quan tâm đến việc học của con em mình, chưa hiểu hết công việc hằng ngày của cô giáo , hằng ngày con em mình được học những gì? Chơi gì? Chưa huy động được sự tham gia của cha mẹ trẻ trong việc đóng góp, làm đồ dùng, đồ chơi

Trẻ thích chơi những đồ chơi hiện đại nhưng trường chưa trang bị được

Giáo viên chưa động viên, khuyến khích kịp thời còn để trẻ tự chơi nhiều Nhiều trẻ chưa biết sử dụng ngôn ngữ của vai chơi, trong khi chơi còn nói tiếng dân tộc, chưa mạnh dạn đổi vai chơi khi có nhu cầu, chơi ở góc nào thì cứ chơi ở góc đó mãi hết tuần này đến tuần khác…

Giáo viên chưa tận dụng mọi cơ hội để phát huy tính tích cực cho trẻ, chưa khơi gợi để phát triển nội dung chơi cho trẻ để giúp trẻ không bị nhàm chán

Giáo viên chưa tôn trọng sở thích, hứng thú của trẻ mà còn áp đặt trẻ vào những trò chơi, vai chơi theo kịch bản định sẵn…

Cách tuyên truyền với phụ huynh chưa thực sự thuyết phục

Năm học 2016- 2017 được Ban Giám Hiệu phân công chủ nhiệm lớp 5 - 6 tuổi A2, tôi tiến hành khảo sát trước khi áp dụng các biên phâp

Trang 8

số trẻ

19

Số trẻ

% Số trẻ

% Số trẻ

%

1 Trẻ hứng thú tham gia hoạt động góc 10 53 7 37 2 10

3 Trẻ thể hiện được vai chơi thành thạo 7 37 5 26 7 37

4 Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ vai chơi 12 64 5 26 2 10

5 Trẻ biết tự đổi vai chơi khi có nhu cầu 5 26 5 26 9 48

6 Trẻ biết điều hành hợp tác trong khi

7 Trẻ biết tự tạo tình huống để liên kết

Qua bảng khảo sát ban đầu cho thấy kết quả trên trẻ chưa cao vì mới đầu năm nên trẻ chưa có kĩ năng chơi, một số trẻ đang còn nhút nhát trong khi chơi, trẻ chưa biết đổi vai chơi đang còn chơi một cách thụ động nhiều, chưa thực sự thể hiện được vai chơi một cách thành thạo, phần đa trẻ chưa tạo được tình huống chơi

mà còn phụ thuộc vào cô

Từ kết quả ban đầu tôi đã đưa ra một số biện pháp để áp dụng để cải thiện và nâng cao kĩ năng chơi cho trẻ được tốt hơn

2.3 Các biện pháp thực hiện:

2.3.1 Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động góc ngay từ đầu năm học Căn cứ kế hoạch nhà trường, kế hoạch chuyên môn tôi xây dựng kế hoạch

hoạt động vui chơi phù hợp với nhóm lớp của mình theo 10 chủ đề trong năm Khi lập kế hoạch tôi luôn phải đảm bảo để từng trẻ trong lớp được hỗ trợ để phát triển

và chú trọng đến các mục tiêu và kết quả mong đợi với việc hoạt động của trẻ, điều quan trọng là đảm bảo vật liệu và đồ dùng đủ cho các góc hoạt động, kế hoạch phải phù hợp với khả năng của từng trẻ

Trang 9

Trong mỗi lần lập kế họach chủ đề nhánh tôi thường chú ý hơn về hoạt động góc Tôi xây dựng các góc chơi làm sao để có mối quan hệ giữa các góc chơi với nhau trong một chủ đề

VD: ở chủ đề “Trường mầm non” tôi xây dựng kế hoạch hoạt động góc cho lớp mình như sau:

Góc phân

vai

+Trò chơi: Cô Giáo ; Cửa hàng tạp hóa

+ Cô giáo: Cô giáo đón trẻ, dạy trẻ hát, xem sách

+ Cửa hàng tạp hóa: Bán đồ dùng học tập (phấn, bảng, sách, bút…) ; Bán thực phẩm (rau, củ, quả…)

- Sách Một số đồ dùng bán hàng

Góc xây

dựng

Xây khuân viên trường, lớp học mầm non - Gạch, cây xanh,

các kiểu nhà Góc học tập

- sách

Xem tranh ảnh, truyện, sách, báo về trường mầm non

- Tranh ảnh, sách về trường mầm non

Góc nghệ

thuật

Tạo hình: Tô, Vẽ, Xé dán trường Mầm Non

Âm nhạc: Hát, múa những bài hát về trường Mầm Non

+ Bài hat: Trường chúng cháu là trường Mầm Non Cô giáo; Em đi mẫu giáo……

- Vở, sáp màu, giấy màu cho trẻ tạo hình

- Một số đồ dùng

âm nhạc

Góc thiên

nhiên

Quan sát, tưới cây, lau lá cây cảnh của lớp học

Gáo, nước, chậu, giẻ lau cho trẻ

Tương tự với từng chủ đề việc lựa chọn nội dung thực hiện cho phù hợp với

sự hứng thú của trẻ và làm sao để trẻ được thực hiện theo hệ thống kiến thức lô gic, biết phối hợp giữa các thành viên trong cùng một nhóm chơi Sự hợp tác giữa nhiều người trong một nhóm người này với một nhóm người khác là một đặc trưng của

Trang 10

xã hội loài người Bởi vậy để tiến hành một hoạt động nhằm mô phỏng lại đời sống

xã hội bắt buộc phải có nhiều trẻ cùng tham gia, cùng hoạt động với nhau Để thực hiện tốt việc phối hợp giữa các thành viên trong nhóm chơi thì trong khi lập kế hoạch chủ đề nhánh, tôi chia nhỏ các nội dung để phân bổ vào các nhánh cho phù hợp, tránh sự nhàm chán của trẻ

2.3.2 Bố trí, xắp xếp không gian, tạo môi trường an toàn cho trẻ hoạt động góc.

Là giáo viên chúng ta đều biết trẻ lứa tuổi mầm non trẻ rất ham học hỏi thích hoạt động với đồ vật, việc tạo môi trường hoạt động góc cho trẻ sẽ đem lại kết quả giáo dục tốt nhất cho trẻ Trẻ được học, được hoạt động trong môi trường thân thiện lành mạnh và an toàn Các đồ dùng đều gần gũi thân thiện, an toàn với trẻ, từ

đó sẽ phát triển một cách toàn diện cả về nhân cách và trí tuệ

Trang trí điểm nhấn ở các góc để nổi bật được yêu cầu đặc trưng của các góc

Ví dụ: Góc xây dựng trang trí hình ảnh bác thợ xây ,góc phân vai : Hình ảnh bác đầu bếp, góc bác sĩ : Hình ảnh bác sĩ đang khám bệnh cho em bé, góc nghệ thuật: Hình ảnh bạn nhỏ đang cầm micro hát…

Sắp xếp đồ chơi, đồ dùng, học liệu ở những nơi trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ dùng, dễ

cất Không cất đồ chơi vào tủ để trưng bày, vào túi để cất cho mới Không treo trên cao, dán lên tường quá tầm với của trẻ Không xếp chồng chất đồ chơi lên nhau

Hướng dẫn trẻ phân loại đồ chơi, đồ dùng theo góc hoạt động, đưa ra qui định

chỗ để nhất định, thường xuyên cho trẻ xếp đúng nơi quy định sau khi trẻ hoạt động chơi xong

Tạo ranh giới góc hoạt động rõ ràng bằng đồ chơi hoặc vật dụng an toàn (giá, kệ, hoa, cây, gạch nhựa, thảm…) để trẻ di chuyển dễ dàng, không cản trở nhau Sau mỗi chủ đề cần thay đổi cách bố trí và hoạt động ở các góc để tạo cảm giác mới lạ và hấp dẫn đối với trẻ Thường xuyên vệ sinh sắp xếp các giá góc, đồ dùng, đồ chơi gọn gàng sạch sẽ

Ngày đăng: 09/08/2017, 16:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w