Quan niệm về thế giới hiện tượng

Một phần của tài liệu Bản thể luận và nhận thức luận trong tư tưởng triết học Ngô Thì Nhậm (Trang 37)

Trực tiếp sống và thể nghiệm về thời thế, thế thời, Ngô Thì Nhậm đặc biệt quan tâm đến sự tồn tại của thế giới hiện tượng. Điều này được thể hiện rõ trong quan niệm về vận động và sự lý giải về Lý. Sự lý giải về Lý của Ngô Thì Nhậm trong tác phẩm Trúc lâm tông chỉ nguyên thanh là sự kết hợp giữa Lý trong tư tưởng Phật giáo và Lý học Tống Nho trên tinh thần “Khu dĩ Thích nhập Nho”.

Giải thích về Lý theo quan niệm của Tống Nho: Chu Hy cho rằng: Lý

được sinh ra từ Thái cực, Lý là nguồn gốc sinh ra vạn vật, dù lớn như trời đất hay nhỏ bé như con dế, con kiến thì đều có Lý. Lý là bản tính riêng của sự vật, có trước khi các sự vật ấy tồn tại. Lý là cái tuyệt đối, vĩnh viễn, siêu thời gian, siêu không gian. Quan niệm về Lý của Chu Hy là sự phóng đại những quy luật của sự vật được con người nhận thức thành một thực thể tồn tại độc lập, tuyệt đối, tách rời các sự vật, hiện tượng cụ thể mà nó phản ánh. Thực

chất, đó là biểu hiện của chủ nghĩa duy tâm khách quan trong quan điểm của Chu Hy nói riêng và Lý học Tống Nho nói chung.

Giải thích về Lý theo quan niệm của Phật giáo: khi bàn về Lý, nhà Phật

thường xem xét dưới góc độ lý thuyết, triết lý (tức là ngược lại với “Sự” là thực hành, thực hiện). Phật gia nói “Lý Sự viên dung” nghĩa là lý thuyết và thực hành đều đầy đủ trọn vẹn. Tìm hiểu về “Lý” nghĩa là tìm ra bản chất của vạn vật, thực tướng của vạn pháp nói chung, bản lai tự tính của con người nói riêng. Đây là vấn đề quan trọng nhất của bản thể luận, và cũng là mấu chốt quan trọng nhất của giải thoát luận trong Phật giáo. Con người chỉ giải thoát khỏi khổ đau khi đã triệt ngộ về Lý.

Trong Từ điển Phật học, Huệ Quang định nghĩa về Lý như sau: “Lý” là đạo lý, tức phép tắc làm tiêu chuẩn cho sự tồn tại biến hoá của tất cả sự vật; là lý tính, tức là lý chân thật bình đẳng nhất như, là bản thể của vạn tượng sai biệt. lý có hai đức tuỳ duyên và bất biến, tức là tuỳ duyên mà biến hoá ra vạn pháp sai biệt, nhưng tính của nó vẫn thường trụ bất biến. Vì nó vượt ra ngoài tri thức tương đối của phàm phu, cho nên không thể dùng ngôn ngữ văn tự để biểu hiện” [5, tr.2416].

Ngô Thì Nhậm cũng coi Lý với tư cách là quy luật của sự vật được người ta nhận thức, đồng thời cũng là đạo lý phải theo. Trước hết, Lý được hiểu là quy luật khách quan, “Lý giống như lý lẽ của cây có đốt” (Lý như mộc tiết lý chi lý) [24, tr.125]. Vì Lý của sự vật như thớ, đốt của cây, nên nếu nhận biết được nó sẽ dễ dàng thành công. Lý chỉ có một nhưng sự tồn tại của Lý lại thể hiện ở nhiều vẻ khác nhau. Thiền sư Hải Hoà giải thích: “Cái lý sở dĩ có lý, vì nó có ngang, có chếch, có cong, có thẳng, như cái lý của đốt cây”. (Lý chi vi lý, hữu hoành tà, hữu khúc trực, như mộc chi lý) [24, tr.130]. Theo cách giải thích này thì Lý mang tính khách quan, Lý là cái tự nhiên của sự vật, hiện tượng, giống như:

Hoa nở hết buổi sớm lại buổi chiều, tựa kiến bò quanh mâm”. (Thuỷ khứ Đông Tây lô chuyển trục

Hoa khai tảo vãn nghĩ ma bàn) [24, tr.125-126].

Lý mang tính khách quan nhưng luôn tương đối cả về thời gian - không gian, sớm - muộn, bắt đầu - kết thúc, hướng Đông - hướng Tây. Khi cần giếng xoay tròn thì đâu là Đông, đâu là Tây; con kiến bò quanh mâm thì đâu là điểm bắt đầu, đâu là điểm kết thúc; lúc nào là sớm lúc nào là muộn. Vì thế, cần phải nhận thức cả tính tương đối của Lý. Ngô Thì Nhậm viết:

“Xuôi nước đi thuyền, Ghìm cương chỗ hiểm, Vừa đi vừa dừng, Ý ta chẳng muốn”.

(Thuận thuỷ hành chu, Hiểm đồ án bí,

Nhất chí nhất hành, Tịnh phi ngô ý) [24, tr.126].

Tiếp tục khẳng định sự tồn tại khách quan của Lý, Ngô Thì Nhậm còn

cho rằng, Lý chi phối toàn bộ sự biến hoá của trời đất. Trong bài Ký đình tự

mục, ông khẳng định: “Truyện của họ Trình nói: “Buông thả thì khắp sáu cõi,

thu lại thì cất giấu kín đáo”. Nơi kín đáo đó cùng với sáu cõi chỉ là một “lý” mà thôi” (Trình Truyện viết: Phóng chi tắc di lục hợp, quyển chi tắc thoái tàng ư mật. Mật dữ lục hợp nhất lý dã, nhân dữ thiên địa nhất cơ dã) [20, tr.456].

Nếu không có sự chi phối của Lý thì sự vật, hiện tượng không thể vận động, biến đổi được, như “Hoa ưa đàm nở hay rụng, vốn không liên can gì đến gió mưa, thế mà nói gặp gió mới nở, gặp mưa mới rụng, là vì lòng từ bi của Giác Hoàng chỉ muốn cho người đời biết rằng, mọi vật đều có thiên tính tự nhiên của nó, nên noi theo lý mà không thông, thì trở thành ngưng trệ”. (Đàm hoa khai tạ, tự dữ phong vũ vô can, phong nãi khai, vũ nãi tạ giả, Giác Hoàng từ tâm, chỉ yếu nhân tri vật, vật hữu tự nhiên chi thiên, nhi tuần lý bất thông, phản thành ngưng trệ) [24, tr.130]. Rõ ràng, sự tồn tại của Lý mang

chính bản thân sự vật. Con người cần phải nhận thức được Lý của sự vật thì mới hiểu được sự vật và hành động đúng. Tuy nhiên, Ngô Thì Nhậm cũng chỉ ra rằng, “Lý không thể noi theo hết được”, chỉ có những bậc đại lực lượng mới thấy hết được cái Lý.

Tư tưởng về Lý của Ngô Thì Nhậm rất gần với quan điểm của triết học Mác: vật chất vận động theo quy luật. Con người không sáng tạo ra quy luật mà chỉ nhận thức và hành động theo quy luật mà thôi. Về mặt xã hội, con người muốn đạt tới tự do, thì con người phải nhận thức được cái tất yếu. Ngô Thì Nhậm cũng chỉ ra cho chúng ta thấy, để nhận thức được Lý thật không giản đơn vì Lý được coi như là chân lý tuyệt đối không dễ gì nắm bắt.

Trong quan niệm về Lý, “tuy nói là muôn vẻ khác nhau, mà lý thì chỉ có một mà thôi” (Tuy viết vạn thù lý nhất) [24, tr.776]. Theo Ngô Thì Nhậm, Lý chỉ có một, được sinh ra từ Thái cực, nhưng sự thể hiện ra bên ngoài lại phong phú, bao gồm cả “lý thuận” và “lý nghịch”. Đây chính là quan niệm về tính phổ biến và đặc thù của Lý. Lý thuận tức là Lý mang tính phổ biến, thể hiện ở chỗ “muôn sông dòng thảy đều chảy về đông, đó là lý; hoa trăm loài đều nở về mùa xuân, đó là lý. Phương Đông là chỗ thở hút, cho nên mọi sông đều dồn về; mùa xuân là mùa sinh sôi nảy nở, cho nên cỏ cây đều đâm chồi nảy lộc” (Vạn thuỷ đông lưu lý dã, bách hoa xuân phát lý dã. Đông vi khiếp hấp chi địa, cố phàm thuỷ giai quy; xuân vi sinh dục chi thời, cố phàm thuỷ giai phát) [24, tr.128]. Nếu tuân theo lý thuận thì cũng giống như “ngựa gặp đường bằng đi không vướng”. Nhưng trong nhiều trường hợp khác nhau, cần phải chú ý đến lý nghịch, tức tính đặc thù của Lý:

“Vạn sông chảy về Đông, riêng sông Nhược chảy về Tây Hoa cúc không cùng với trăm hoa, nở đầy”.

(Vạn thuỷ giai đông, Nhược thuỷ tê Cúc hoa bất dữ bách hoa tề) [24, tr.125].

Sông Nhược chảy về Tây, hoa cúc không nở cùng trăm hoa là bởi tính đặc biệt của nó. Vì “Nhược Thuỷ có thể nhấn chìm được lông chim, lông thú, vì nó thanh khiết không bao dung vật tục; hoa cúc có thể thắng được tuyết sương, vì nó cao ngạo, không chịu ngang hàng với vật khác. Cương nghị cho nên đọng lại ở phương Tây, nơi có đất cứng rắn; quật cường cho nên cao ngạo nở vào mùa thu là mùa khắc nghiệt”. (Nhược Thuỷ năng trầm vũ mao, giới nhi vật dung vật dã; cúc hoa năng thắng sương tuyết, ngạo nhi bất tề vật dã. Cương cố giới tụ ư tây kiên cương chi địa; cường cố ngạo, khai ư thu vi túc sát chi thời) [24, tr.128]. Rõ ràng, chúng ta không thể cứng nhắc trong việc nhận thức sự vật, cần phải chú ý tới điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của sự tồn tại sự vật.

Sự khẳng định tính thuận - nghịch của Lý thể hiện rất rõ sự kết hợp Nho - Phật - Đạo một cách nhất quán trong tư tưởng Ngô Thì Nhậm. Tây phương là cõi Phật, đất Thánh, chỉ có nước hoàn toàn thanh khiết, không nhơ bẩn thì mới chảy ngược dòng. Ở đây, Nhược thuỷ chỉ cho người tu hành thanh tịnh, tâm không ngũ dục làm cho mê mờ, đắm nhiễm. Cũng như trăm hoa đua nở vào mùa xuân tiết trời trong lành, ấm áp, mùa thu sương gió rét lạnh thì trăm hoa héo tàn, chỉ có hoa cúc mới chịu đựng được nên mới có thể nở hoa làm đẹp cho đời. Phải chăng thiền sư chỉ cho người học thấy được rằng những người nhẫn nại tu tâm dưỡng tính, thân tâm thanh tịnh, làm đẹp cho cuộc đời, mới về được cảnh Tịnh độ ở Tây phương cực lạc.

Quan niệm trên của Ngô Thì Nhậm trong chừng mực nào đó đã phản ánh tính cụ thể của chân lý. Ông viết: “Nói theo lẽ thường thì không bao giờ có hai “lý” cùng đúng. Nam nữ không tự trao tay cho nhau, đó là lý. Nhưng chị dâu chết đuối, em giai chồng vớt lên, cũng có thể coi đó là phi lý chăng?". (Lý nhất nhi dĩ. Ngữ thường, tắc lý vô nhị thị. Nam nữ bất thân thụ thụ, lý dã. Tâu nịch thúc vận, diệc khả dĩ phi lý thi chi dư?) [24, tr.128].

Theo Ngô Thì Nhậm, cái Lý đúng ở đây cũng giống như ngọn cây trúc hướng lên là lẽ tự nhiên, nhưng khi chặt trúc làm gậy thì ngọn trở xuống dưới cũng là đúng Lý. Hình ảnh “Thầy chống ngược gậy trúc, đi lên am làm lễ Thế

Tôn” cũng là một phương thức giảng giải về Lý rất độc đáo, mà không cần

dùng đến ngôn ngữ. Cây trúc, khi chưa chặt làm gậy thì gốc ở dưới, ngọn ở trên; khi chặt làm gậy, thì ngọn chống xuống, gốc ở trên. Cách nói trên cho thấy thuận hay nghịch, gốc hay ngọn cũng không ra ngoài Lý. Vậy làm sao theo hết được Lý? Thiền sư không chống xuôi mà lại chống ngược gậy trúc, tức là chống gốc gậy trúc xuống đất là muốn dạy người học quay trở về nguồn cội Trúc Lâm. Phải chăng, Lý mà thiền sư muốn cho người học hướng về là triết lý của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử thời Trần.

Không chỉ chú ý tới Lý, Ngô Thì Nhậm còn chú ý tới cái toàn thể và cái bộ phận. Theo ông, thân chim và hồn hoa chỉ là cái bộ phận của chim và hoa nên không thể nhầm lẫn giữa cái bộ phận với cái toàn thể. Ông viết:

“Thân chim, không phải chim, Hồn hoa, không phải hoa” (Điểu thân phi điểu, Hoa hồn phi hoa) [24, tr.127].

Muốn nhận biết được đâu là chim và thân chim, đâu là hoa và hồn hoa thì chỉ có bậc Đại thiền sư với trí tuệ nhìn thấu lý mà không bị cảnh làm cho mê hoặc mới có thể đạt được.

Thông qua quan sát những sự vật, hiện tượng cụ thể, trong những hoàn cảnh và điều kiện cụ thể, Ngô Thì Nhậm hướng đến một phương pháp tư duy đúng đắn: phải xuất phát từ thế giới khách quan để nhận thức lý của sự vật. Minh chứng cho điều này, ông viết: “Hồ sở dĩ lớn như vậy, chẳng phải do sức nước của các dòng sông tạo thành sao? Các dòng sông hợp lại mà thành hồ, đó chẳng phải là cái khéo của tạo hoá sao? Cái khéo của tạo hoá, vẽ không hết ý, tả không hết lời, người biết góp nhặt lại mà điểm xuyết ra, há chẳng phải là cách nhìn của người hiểu rõ sự lý đó sao”. (Hồ chi sở dĩ đại, phi phù chúng lưu chi lực dư? Chúng lưu tụ nhi vi hồ, phi phù tạo hoá chi xảo dư? Tạo hoá

chi xảo, đồ bất tận ý, thủ bất tận ngôn. Năng thu thập nhi điểm xuyết chi giả, phi phù đạt nhân chi quan dư) [22, tr.157].

Ngô Thì Nhậm không chỉ đòi hỏi bản thân mình mà còn yêu cầu các sĩ phu đương thời phải đạt tới điều đó. Đó chính là phương pháp nhìn nhận sự vật, thời cuộc mà người đại lực lượng cần phải đạt tới. Ở nước ta, trong suốt chế độ phong kiến, trước và sau Ngô Thì Nhậm thì không có ai nhấn mạnh tính khách quan của Lý đến như vậy, cũng không có ai đòi hỏi phải hành động theo Lý một cách nghiêm ngặt đến thế.

Bên cạnh phạm trù lý, Ngô Thì Nhậm còn quan tâm đến sự tồn tại của thế giới thông qua phạm trù vận động. Đây là phạm trù được Ngô Thì Nhậm kế thừa từ quan niệm Phật giáo và Lý học Tống Nho. Trong Lý học Tống Nho Trung Hoa phạm trù vận động cũng đã được đề cập đến, nhưng chỉ xoay quanh sự chuyển hoá của Thái cực, Âm dương, động tĩnh, nhu cương, nóng lạnh, tuần hoàn. Điển hình là quan niệm của Chu Đôn Di cho rằng "Thái cực bao hàm trong đó hai thể động và tĩnh, tự vận động biến hoá sinh ra âm dương. Âm dương là hai mặt đối lập nhưng quan hệ tương tác nhau mà sinh ra 5 yếu tố: kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ và mọi sự tồn tại trong thế giới đều do 5 yếu tố vật chất ấy sinh ra" [9, tr.521].

Không chỉ dừng lại ở những quan niệm về vô thường, Ngô Thì Nhậm còn bàn đến nhiều khía cạnh khác nhau của sự vận động gần giống như quan niệm của phép biện chứng duy vật.

Ngô Thì Nhậm khẳng định, nguồn gốc chung của vận động xuất phát từ “đạo”, tất cả đều là sự lưu hành của Đạo. Ngô Thì Nhậm viết: “Thái cực động thì sinh dương, tĩnh thì sinh âm. Một âm một dương gọi là Đạo”. (Thái cực động nhi sinh dương, tĩnh nhi sinh âm, nhất âm nhất dương chi vị đạo) [24, tr.363].

Quan niệm này đã được Ngô Thì Nhậm kế thừa từ Chu Đôn Di và trong Kinh dịch. Vì đạo có trong bản thân các sự vật, hiện tượng nên ông tiến

tới quan niệm coi vận động của sự vật là quá trình tự thân trong chính bản thân sự vật. Trong Lưu động thanh ông viết: “Một năm có cái xoay vòng của một năm, một tháng có cái xoay vòng của một tháng. Vì có cái bánh xe (luân), cho nên mới có vòng (hồi), ví như sự quay vòng của nhà Nho, vì là cái vòng (hoàn) nên mới có thể ven theo vòng (tuần), không có cái vòng thì không thể ven theo vòng được. Nhà Phật nói cái bánh xe, nhà Nho nói cái vòng tròn. Cái bánh xe và cái vòng tròn là đạo trời vậy”. (Niên hữu nhất niên chi luân hồi, nguyệt hữu nhất nguyệt chi luân hồi, nhật hữa nhất nhật chi luân hồi. Luân cố năng hồi, như nho tuần hoàn nhất ban. Hoàn nãi khả nho gia thuyết hoàn. Luân hoàn thiên đạo dã) [24, tr.386]. Tăng Hải Hoà đã giải thích quan niệm này của Ngô Thì Nhậm: “Vật gì tròn thì lăn chạy, vật gì vuông thì dừng. Lăn chạy thì có chỗ bắt đầu và có chỗ kết thúc, kết thúc rồi lại bắt đầu, xoay quanh vận chuyển, không ngừng một giây một phút nào. Cái bánh xe vì tròn, cho nên xoay được; cái vòng cũng vì tròn, cho nên ven theo được”. (Vật chi viên giả năng hành, phương giả năng chỉ, chỉ giả trú trước nhi bất khả di động. Hành giả thuỷ nhi hữu chung, chung nhi phục thuỷ, chu lưu vận chuyển, nhi vô nhất tức chi đình. Luân dĩ viên cố năng hồi, hoàn dĩ viên cố năng tuần) [24, tr.389]. Ngô Thì Nhậm đã kế thừa thuyết Luân hồi trong giáo lý Phật giáo. Thuyết luân hồi của nhà Phật chủ yếu đề cập đến vấn đề mọi chúng sinh sau khi chết, tuỳ theo hành nghiệp thiện hay ác của chính bản thân họ mà sau này sẽ tái sinh vào cõi tốt hay xấu. Nghiệp (hành động tạo tác) là nhân tố quyết định sự tốt hay xấu của cuộc sống sau khi tái sinh. Nhà Phật

Một phần của tài liệu Bản thể luận và nhận thức luận trong tư tưởng triết học Ngô Thì Nhậm (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)