Quan niệm về bản thể

Một phần của tài liệu Bản thể luận và nhận thức luận trong tư tưởng triết học Ngô Thì Nhậm (Trang 27)

Những năm gần đây, trong giới nghiên cứu, một số người thường nói triết học Việt Nam chỉ là hình ảnh thu nhỏ của triết học Trung Quốc, hoặc chỉ là bản sao rời rạc của triết học Trung Quốc và triết học Ấn Độ.

Trước hết phải khẳng định, tư tưởng triết học Việt Nam dù được hình thành trên cơ sở bản địa hay kế thừa từ bên ngoài, song, tất cả đều trải qua một quá trình vận động và phát triển ở Việt Nam, đều bị thực tiễn Việt Nam chi phối, nên nó mang những nét đặc trưng khác biệt.

Về tổng quát, triết học Việt Nam chưa đúc kết thành hệ thống. Trong lịch sử tư tưởng, Việt Nam đã hình thành những lý luận ở mức độ khái quát, những lý luận giữ vai trò thế giới quan và phương pháp luận cho các lĩnh vực hoạt động tinh thần, hoạt động dựng nước và giữ nước. Ở đó, tuy chưa đạt tới trình độ triết học thực thụ, nhưng đã vượt qua giai đoạn tiền triết học. Tuy

chưa phải là triết học thuần túy, nhưng đã đề cập tới một số vấn đề của triết học.

Trong lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam, tuy chưa xuất hiện các khái niệm tư duy và tồn tại, tinh thần và vật chất, biện chứng và siêu hình như ở Tây Âu, nhưng đã có các phạm trù và vấn đề tương đương.

Ứng với tư tưởng xoay quanh các vấn đề mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa tinh thần và vật chất, là các tư tưởng về Trời - Người, Hình - Thần, Tâm - Vật, Hữu - Vô, Lý - Khí (vấn đề cơ bản của triết học). Ứng với tư tưởng xoay quanh các vấn đề cơ bản của chính trị - xã hội (triết học về xã hội) là quan niệm về đường lối trị nước, trị - loạn, về quan hệ vua - dân, thành bại... Ứng với vấn đề cơ bản của con người (triết học về con người) là các quan niệm về bản chất con người, về đạo làm người, về xây dựng con người, chuẩn mực đạo đức của con người...

Nếu thế giới quan của các nước châu Âu thời kỳ Trung đại là Thiên chúa giáo thì thế giới quan của Việt Nam thời xưa là một thể kết hợp giữa Nho, Phật, Đạo. Ba đạo này tuy có khác nhau, có khi chống đối nhau, nhưng đã gắn bó với nhau, bổ sung cho nhau trong một thế giới quan. Ngoài ra, tư tưởng của một Đạo nào đó trong một lúc nào đó nổi lên hàng đầu thì không phải do ý muốn chủ quan của một người nào, một tầng lớp nào, mà là do yêu cầu của thực tiễn xã hội và tình thế xã hội lúc đó. Tình hình đó cũng khác với các nước phương Đông khác.

Ở nước ta, các ngành văn, sử, triết học có quan hệ với nhau rất chặt chẽ và hình như cả ba ngành đều thống nhất với nhau trong “đạo”. Ở đó, triết học là cốt lõi của “đạo học”, văn học với phương châm “văn dĩ tải đạo” (văn là để chuyên chở đạo), là phương tiện truyền bá đạo, còn sử là lĩnh vực dùng sự kiện để chứng minh cho đạo. Tình hình đó, rất dễ nhầm lẫn triết học với đạo học, hoặc xem tư tưởng trong lịch sử là tư tưởng văn học hay tư tưởng trong thông sử.

Trong lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam, tư tưởng Ngô Thì Nhậm vừa chịu ảnh hưởng của tư tưởng Lý học Tống Nho, vừa kế thừa những quan điểm triết học của Thiền phái Trúc Lâm thời Trần. Tuy nhiên, là một nhà nho yêu nước và thức thời, Ngô Thì Nhậm không tiếp thu một cách rập khuôn, mà còn có những nhận thức mới, phù hợp với thời cuộc.

Các nhà Lý học Tống Nho đã bàn khá rõ về vấn đề này. Chu Đôn Di (1017 - 1073) đã coi trạng thái hỗn độn đầu tiên của thế giới là Thái cực, coi Thái cực là vô hình, vô thanh, vô thuỷ, vô chung, nên cũng gọi là “vô cực”. Chu Đôn Di coi “Thái cực”, “lý” của tinh thần khách thể là tính thứ nhất, sinh ra thế giới vạn vật. Cũng như Chu Đôn Di, Thiệu Ung cũng coi trạng thái nguyên sơ của vũ trụ là “Thái cực”. Trình Hạo, Trình Di lại quan niệm bản thể của thế giới là “lý” hay “thiên lý”.

Đại biểu xuất sắc nhất của Lý học Tống Nho và cũng là người có ảnh hưởng nhiều nhất đến tư tưởng của các nhà nho Việt Nam, đó là Chu Hy (1130 - 1200). Chu Hy đã tổng hợp học thuyết “Thái cực” của Chu Đôn Di, tư tưởng về “lý” và “khí” của Trình Di, để phát triển lên trình độ mới cao hơn. Theo Chu Hy, Thái cực bao hàm “lý” và “khí”, trong đó lý có trước và khí có sau. “Lý” được coi là Đạo, là hình nhi thượng, là gốc sinh ra vạn vật. Khí là thuộc hình nhi hạ, là khí cụ, là chất liệu để tạo thành sự vật. “Lý” có trong mọi sự vật, sự vật nào thì “lý” ấy và sự tồn tại của “lý” trong sự vật là khách quan, “đạo lý sở dĩ nhiên” [9, tr.556].

Nhìn chung, quan niệm về nguồn gốc thế giới của các nhà Lý học Tống Nho mang tính duy tâm khách quan. Vì vậy, thật dễ hiểu khi quan niệm về bản thể của Ngô Thì Nhậm cũng như của các nhà Nho đương thời không thể vượt ra ngoài các quan điểm về Âm dương, Thái cực, Trời…

Trên cơ sở kế thừa quan điểm của Lý học Tống Nho, Ngô Thì Nhậm đã

nhiều lần đề cập đến “Thái cực”, “Âm dương” và Trời. Trong bài Ký đình

dương trước hết ở một khuyên thái cực. Số “một” là nơi hoá công chứa cái

“vô tận”và thánh nhân chứa đựng cái không bao giờ cạn kiệt”. (Thiên địa chi

số, thuỷ ư nhất nguyên, âm dương chi lý, thuỷ ư nhất khuyên. Nhất giả hoá

công sở dĩ tàng vô tận, thánh nhân sở dĩ sừ bất kiệt) [20, tr.445]. Ngô Thì

Nhậm đã tiếp thu quan niệm của Chu Hy về sự thống nhất của thế giới ở Thái cực, ở “số một”. Vì thế, “Gộp muôn số thành một, hợp những cái khác nhau thành xâu, lý số âm dương của trời đất đều ở đó. Cho nên có câu: Trời được “một” thì trong, đất được “một” thì yên, thánh nhân được “một” thì thiên hạ trị bình”. (Hội vạn vu nhất, hợp thù vu quán, thiên địa âm dương chi lý số tại thị yên. Cố viết thiên đắc nhất nhi thanh, địa đắc nhất nhi ninh, thánh nhân đắc nhất nhi thiên hạ) [20, tr.446].

Mặc dù là một nhà Nho, nhưng do thời thế nên Ngô Thì Nhậm lại có khuynh hướng Phật giáo. Bởi vậy, quan niệm về bản thể thế giới của ông ít nhiều chịu ảnh hưởng của Thiền Tông Việt Nam, dù vẫn chưa thoát khỏi cơ sở của Lý học Tống Nho. Theo Trần Thái Tông (1218 - 1277) thì “bản thể,

khởi nguyên, cội nguồn của vũ trụ, vạn vật chính là Không. Không chính là

hư và ngược lại hư cũng chính là Không. Trong tác phẩm Khóa hư lục, Trần

Thái Tông đã khẳng định: “Nguyên lai, tứ đại vốn là không, ngũ uẩn cũng

chẳng có. Từ không khởi ra hư vọng, từ hư vọng thành ra sắc tướng mà sắc

tướng là từ cái chân không” [45, tr.34]. Ở Trần Thái Tông, bản thể còn là

Phật tính, Chân tâm, cũng được gọi là Chân như, tức cái tính chân thực, chưa

hề biến cải, chẳng sinh chẳng diệt, từ mầm thiện, mầm giác ngộ trong mỗi con người. Ta cũng bắt gặp quan niệm về bản thể Không trong tư tưởng của Tuệ Trung Thượng Sĩ (1230 - 1291), nhà Thiền học xuất sắc của thời Trần. Tuệ Trung viết:

“Bản thể tròn đầy mãi mãi là điều tự nhiên” (Bản thể như như chỉ tự nhiên) [7, tr.253].

Theo Tuệ Trung, bản thể “như như” nghĩa là bản thể lúc nào cũng như thế, là như nhiên, tự nhiên, không cần phải ngược xuôi tìm ở đâu cả. Bản thể muôn đời cứ như thế, không tăng không giảm, không thêm không bớt, không mất không được, nên ông mới nói:

“Bản thể của nó cứ như thế và không tịch”

(Bản thể như như tự không tịch) [7, tr.272]. Chỗ khác Tuệ Trung lại viết: “Phiền não và bồ đề vốn chẳng phải là hai, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chân như và vọng niệm hết thảy đề là không” (Phiền não bồ đề nguyên bất nhị,

Chân như vọng niệm tổng giai không)

Phiền não, bồ đề hay chân như, vọng niệm đều chung một tính Không, cũng như mọi sự vật trong thế giới đều quy về Không [7, tr.248-249].

Ngô Thì Nhậm đã kế thừa quan niệm coi bản thể của thế giới là Không

từ Trần Thái Tông và Tuệ Trung. Trong tác phẩm Trúc lâm tông chỉ nguyên

thanh, Ngô Thì Nhậm trình bày quan điểm thiền của mình bằng 24 thanh.

Những quan điểm này (24 thanh) được coi là những nguyên lý đầu tiên, nguyên thủy, phát ra từ Đạo lớn, lưu hành, phát tán khắp nơi. Theo Ngô Thì Nhậm thì Thanh là giáo lý của con người, cũng tương ứng 24 khí của trời đất. Thanh Không là thanh đầu tiên của 24 thanh âm, được coi là bản thể của thế giới. Mọi thứ đi ra từ cái Không và cũng trở về với cái Không.

Trong Ẩn thanh (Thanh ẩn), Hoà thượng Hải Âu đã giải thích cho quan điểm của Ngô Thì Nhậm như sau: “Xuân đến thì hoa nở, thu về thì hoa rụng, đó là sự sinh ra và mất đi của vật. Suy cho cùng, thì đều đi đến chỗ không có cái gì”. (Xuân đáo hoa khai, thu đáo hoa lạc, vật chi sinh diệt dã. Cực cầu chi, tổng quy ư vô hà hữu chi hương) [24, tr.159]. Nhìn từ góc độ Phật học, Không là thể tính của vạn vật, bất sinh bất diệt, không từ đâu tới, cũng không đi về đâu, không thể diễn đạt được bằng ngôn ngữ. Sự vật trong thế giới hiện

hay nhỏ đều do nhân duyên hòa hợp mà thành, nên nó không có thực thể, không có tự tính, không thể tồn tại tự bản thân chúng. Do đó “không có cái gì” không phải là trống không. Ngô Thì Nhậm đã kế thừa tính Không của Phật giáo cũng như của Thiền tông Việt Nam.

Ngô Thì Nhậm không những đã tiếp thu tư tưởng của Thiền tông về

tính không mà còn có bước phát triển lên cao hơn. Với chủ trương “khu dĩ

Thích nhập Nho”, Ngô Thì Nhậm cho rằng, Không không chỉ là thể tính của vạn vật mà còn là Thái cực. Vạn vật của vũ trụ suy đến cùng đều sinh ra từ Thái cực.

Ngô Thì Nhậm còn chịu ảnh hưởng quan niệm về “Đạo” của Lão Tử. Tiếp thu tư tưởng về Đạo rộng lớn, bao la mà cũng rất nhỏ bé, ẩn vi,... Ngô Thì Nhậm cho rằng: “Thái cực tức là Đạo, tinh thần và hình thể của Thái cực là những cái rộng lớn và ẩn vi của Đạo”. (Thái cực giả đạo dã, tính tình hình thể giả, Đạo chi ẩn chất dã) [20, tr.834]. Đạo cũng là những cái thể hiện ngay trong bản thân mỗi sự vật, là nguồn gốc của vạn vật trong thế giới. Trong Lời

tựa của Đại Chân Viên Giác Thanh có viết: “Cái lớn lao của Đạo, xuất phát

từ trời, rồi lưu hành vũ trụ, thể hiện ra ở vạn vật. Tuy cái thể thì như nhau nhưng cái dụng thì khác, cũng như cùng một gốc mà vạn cành riêng biệt. Đường đi của nó dường như khác nẻo, nhưng thâu tóm lại đến tận gốc, tới chỗ cực kỳ tinh vi thiết yếu, thì vẫn không vượt ra khỏi cái lý lẽ ấy” (Đạo chi đại thiên xuất ư thiên, lưu hành ư vũ trụ, kiến ư vạn vật. Đồng thể dị dụng, nhất thể vạn thù. Kỳ đồ triệt nhược tương kỳ, nhi thống tông hội nguyên, đáo tinh thiết cực chi xứ, tổng bất việt giá cả đạo lý) [24, tr.37]. Vì thế, Đạo rất gần gũi và chỉ có duy nhất Đạo. Ngô Thì Nhậm viết:

“Đạo rộng hay kín chỉ có một, kể chi Phật hay Tiên, “nói hay lặng, hành hay tàng” không bị che lấp, đó là Đạo”. (Đạo phí ẩn nhất như, vô luận vi Thích vi Tiên, ná ngữ mặc hành tàng, bất truất xứ thị Đạo) [21, tr.505].

Bên cạnh việc quan niệm coi Thái cực, Âm dương, Chân như, Đạo là nguồn gốc của vũ trụ, Ngô Thì Nhậm cũng bàn đến hoá công, trời. Ông cho rằng, bản thể của vũ trụ còn là hoá công, chính hoá công đã làm cho vũ trụ có

hình hài tương đối hoàn chỉnh như hiện nay.Ông nói:

“Sự sắp đặt phần nhiều do hoá công Trái đất xưa nay là cái bè hỗn độn”. (Ai bài tối thị hoá công đa

Đại khối do lai hỗn độn xà) [21, tr.57]

Thế giới còn khởi nguồn từ trời, nhờ có trời mà vạn vật được sinh sôi, nảy nở và có trật tự: “Bốn biển vòng quanh khắp đất, lai láng mênh mông, nhưng khởi nguồn từ trời”. (Tứ hải cắng địa, uông dương bành bái, nhi nguyên vu thiên) [20, tr.771]. Trời quy định vạn vật, thế sự và cả việc hưng vong của xã hội trong mỗi giai đoạn lịch sử: “Thế sự đổi thay… do lòng trời sắp đặt, chứ sức người thì làm sao có thể làm nổi”. (Sự thế suy vi… thử nãi thiên tâm vị hối quá, phi nhân lực phi năng sở năng cập dã) [20, tr.728]. Đồng thời, “việc hưng vong, dài ngắn hay kỳ hạn, thời vận, quả thực là do trời định cả, không phải do sức người có thể làm được”. (Nhiên nhi phế hưng tu đoản, kỳ vận thực thiên sở thụ, phi phù nhân chi sở năng vi dã) [21, tr.632].

Tóm lại, quan điểm về bản thể của Ngô Thì Nhậm vừa chịu ảnh hưởng của Lý học Tống Nho, vừa chịu ảnh hưởng của quan điểm bản thể không của Phật giáo Thiền tông. Ngoài ra, Ngô Thì Nhậm còn thể hiện quan điểm muốn dung hoà Tam giáo. Ngô Thì Nhậm đã lấy cái Không là khởi nguyên, là điểm xuất phát, Không còn là Thái cực, từ đó xuất hiện trời đất và trời đất vận hành sinh ra bốn mùa, tạo nên một quy luật khách quan vốn có của vũ trụ. Ông đề cao vai trò của Đạo, sự lưu hành của Đạo trong trời đất, nhờ có Đạo mà vạn vật mới vận hành và phát tán được.

Ngô Thì Nhậm không chỉ là người đầu tiên hướng đến sự dung hoà Tam giáo mà còn tạo điểm khác biệt. Ông không bê nguyên các phạm trù của

Nho, Phật, Đạo mà chỉ sử dụng các phạm trù đó như một phương tiện để giải thích các quan điểm triết học của mình.

Ngô Thì Nhậm không chỉ giải thích nguyên nhân sự xuất hiện của thế giới mà còn hướng đến sự quan sát thế giới xung quanh để lý giải sự tồn tại của thế giới. Ở điểm này, Ngô Thì Nhậm cũng giống như nhiều nhà triết học phương Đông khác, đều có thế giới quan triết học tự nhiên và ít nhiều mang tính tự phát. Theo Ngô Thì Nhậm, sự tồn tại của thế giới là vô cùng vô tận, vô bờ vô bến và sự tồn tại của con người trong thế giới giống như một hạt nhân nhỏ bé.

Ông viết: “Vũ trụ thái hoà, vô bờ vô bến”. (Thái hoà vũ trụ vô cương giới) [20, tr.188]. Ở chỗ khác, Ngô Thì Nhậm lại viết:

“Trời đất là vô cùng, [sinh mệnh người ta] như hạt gạo trong kho” (Càn khôn vô cùng mễ tại thương) [20, tr.185].

Trong thế giới vô cùng tận đó, mọi sự vật, hiện tượng luôn tồn tại trong trạng thái vừa thống nhất, vừa đa dạng. Điều này được thể hiện khá rõ trong

bài Ký đình tự mục, khi Ngô Thì Nhậm mượn hình ảnh cái đình để chỉ sự

phong phú, đa dạng của các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới được hợp nhất trong đình: “Trời nhờ đình để sinh muôn vật, đất dùng đình để nuôi muôn loài, người lấy đình để cùng nhau tụ họp, mà muôn loài muôn vật thì đều là khách. Cho nên, nơi người ta cùng nhau tụ họp gọi là đình… Có thể nói, trời đất là một toà nhà, mặt trời mặt trăng là đèn đuốc, núi sông là chái thềm. Người và vật đều là đồ dùng trong toà nhà; cỏ cây là những vật mà đèn đuốc soi tới, phong cảnh là những vật trong chái thềm. Những thứ đó đâu phải chỉ có đình này có? Cũng đâu phải đợi ta nói tới”. (Thiên dĩ đình dục vạn vật, địa dĩ đình súc vạn loại, nhân dĩ đình tương tụ, nhi vạn vật vạn loại vi chi tân. Cố ngô nhân ư tương tụ chi xứ hữu đình… Thiên địa nhất ốc lư dã, nhật (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Bản thể luận và nhận thức luận trong tư tưởng triết học Ngô Thì Nhậm (Trang 27)