Quan niệm của Ngô Thì Nhậm về “Dục” và “Tâm”

Một phần của tài liệu Bản thể luận và nhận thức luận trong tư tưởng triết học Ngô Thì Nhậm (Trang 60)

Quan niệm về dục: Ngô Thì Nhậm rất quan tâm đến cách thức và con

đường nhận thức bản tính và lý của sự vật. Bởi vậy, Ngô Thì Nhậm chủ trương kết hợp giữa lý - dục - tâm trên cơ sở thống nhất Nho giáo và Phật giáo.

Trong tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh, Ngô Thì Nhậm cho

rằng, “Dục như nước muốn chảy xuống, như lửa nóng bốc lên”. (Dục như thuỷ tẩu hạ, hoả viêm thượng chi dục) [24, tr.125]. Nước luôn chảy xuống và lửa nóng sẽ bốc lên, như là bản năng vốn có của nước và lửa nóng vậy. Tuy nhiên, bản năng cũng có trình tự, trật tự của nó chứ hoàn toàn không phải là sự hỗn loạn. Bản năng mà Ngô Thì Nhậm đề cập đến ở đây chính là Lý, quy luật mà Ngô Thì Nhậm đã khẳng định rất nhiều. Đó là lẽ tự nhiên thông thường của trời đất. Nếu Lý là cái vốn có, tất yếu trong mọi sự vật, chi phối,

quy định muôn vật thì Dục là cái tự nhiên có trong tâm. Dục được ví như

“ham muốn vốn là tính tự nhiên, luôn luôn thể hiện ở những hoạt động thường ngày, như đói thì muốn ăn, khát thì muốn uống, không có không được” (Dục tính dã, nhật dục thường hành, như cơ thực khát ẩm chi bất khả vô) [24, tr.145]. Trong Không thanh, thông qua nhân vật Hải Lượng đại thiền sư, Ngô Thì Nhậm lý giải về Dục:

“Dậy, dậy,dậy! Đánh mà chẳng dậy,

Ngủ, ngủ, ngủ! Chửi mà vẫn ngủ”. (Khởi, khởi, khởi! Đả bất khởi,

Thụy, thụy, thụy! Mạ nãi thụy) [24, tr.126].

Ngô Thì Nhậm đã kế thừa quan điểm giác ngộ vô chấp của Tuệ Trung Thượng Sỹ (1230 - 1291). Theo Tuệ Trung, giác ngộ phải vượt lên trên giáo

lý, chứ không dừng lại ở giáo lý, càng không nên khư khư bám vào giáo lý. Tuệ Trung viết:

"Ăn thịt và ăn cỏ,

Chúng sinh loài nào có thói quen của loài đó" (Khiết thảo dữ khiết nhục,

Chúng sinh các sở thực) [7, tr.290].

Quan niệm về Dục của Ngô Thì Nhậm cũng là sự kế thừa "tùy duyên" của Trần Nhân Tông trong Cư trần lạc đạo phú:

"Ở đời vui đạo hãy tùy duyên

Đói cứ ăn đi mệt ngủ liền" [32, tr.615].

Như vậy, Dục được hiểu như bản tính tự nhiên, khách quan của loài, là nhu cầu mang tính bản năng. Vì thế, ai cũng có lòng dục. Đứa trẻ ra đời đã khóc đòi bú, đó là dục. Nếu như coi Dục chỉ là những dục vọng xấu xa, ích kỷ của con người thì tư tưởng trên là đúng đắn. Nhưng Dục của Ngô Thì Nhậm cũng giống như Dục của Phật giáo, bao hàm tất cả mọi dục vọng mà không phân biệt tốt hay xấu. Đây là một bước lùi trong tư tưởng của Ngô Thì Nhậm khi ông đến với Phật giáo.

Từ quan niệm về Dục, Ngô Thì Nhậm cho rằng, con người còn Dục nên không thể nhận thức được sự vật, không thể noi theo Lý. Vì Dục làm cho người ta mờ tối, mà mờ tối thì sẽ gây ra nghiệp chướng, từ đó không nhận thức được Lý. Vì thế, ông chủ trương xoá Dục để nhận thức Lý, tức là cần đạt tới “vô dục”.

Ngô Thì Nhậm kế thừa quan niệm này từ Phật giáo, đặc biệt là phạm trù Giới. Phật giáo cho rằng Giới nghĩa là ngăn cản, phòng ngừa sự sai trái của thân và tâm. Giới là giai đoạn đầu tiên, tất yếu với mục đích dìu dắt người tu hành từng bước đến với đạo. Con người chỉ có thể tập trung trí tuệ cao độ nếu thân tâm trong sạch. Khi trong đầu óc còn đầy những khát vọng, ham

bản của Thiền học và Ngô Thì Nhậm đã kế thừa quan niệm loại bỏ “vọng niệm” của con người để đạt tới “vô niệm”.

Vô dục có nghĩa là không để cho lòng ham muốn riêng che lấp mất lý trí sáng suốt của mình. Muốn nhận thức được Lý thì lý trí phải sáng, muốn lý trí sáng thì phải từ bỏ tất cả mọi dục vọng cá nhân. Quan niệm về vô dục của Ngô Thì Nhậm thể hiện xu thế kết hợp ba học thuyết Nho - Phật - Đạo, cho dù sự kết hợp này là khiên cưỡng. Đó cũng là xu thế chung của lịch sử tư tưởng nước ta thế kỷ XVIII. Ngô Thì Nhậm cho rằng: “nhà Nho nói “chính tâm”, nói “thành tính”; nhà Phật nói “minh tâm”, nói “kiến tính” đều là nói: “Đạo người quân tử rộng khắp mà kín đáo” (Thị cố Nho thuyết “chính tâm” thuyết “thành tính”; Phật thuyết “minh tâm” thuyết “kiến tính”, giai sở vị “quân tử chi đạo, phí nhỉ ẩn) [24, tr.236]. Hoà thượng Hải Âu đã giải thích quan niệm trên của Ngô Thì Nhậm như sau: “Nhà Nho nói “chính tâm”, nói “thành tính”.

Biết chính tâm (lòng ngay thẳng), biết thành tính (có tính thành thực) thì

không phải là vì người (vị nhân) nữa. Đã không vì người (vị nhân) nữa, thì phát huy đến chỗ “không cầu ăn no”, “không cầu ở yên”, “không cầu thanh danh”, “không cầu tri ngộ”. Phật nói về “minh tâm”, về “kiến tính”, đã có thể

minh tâm (làm sáng rõ), đã có thể kiến tính (tính tình thấy rõ) thì không còn vì

mình nữa. Đã không vì mình thì phát huy đến chỗ cắt đứt sáu trần, tiêu ma bảy nghiệp, không giả không dối, diệt được định được, cực kỳ lớn lao mà không thể có biết được” (Thị cố Nho thuyết “chính tâm” “thành tính”. Năng chính tâm thành tính, tắc bất vi nhân hỹ. Bất vi nhân tắc sung chi vi vô cầu bão vô cầu an, bất cầu an bất cầu tri. Phật thuyết minh tâm kiến tính, năng minh tâm kiến tính, tắc bất vị kỷ hỹ. Bất vị kỷ tắc sung chi vi cát đoán lục trần, tiêu ma thất nghiệp, bất quỷ bất khi, năng diệt năng định, cực kỳ đại nhi

bất khả tri) [24, tr.237-238].Quan niệm về Dục của Ngô Thì Nhậm được thể

hiện một cách nhất quán và tuyệt đối. Ông đòi hỏi phải loại bỏ tất cả mọi dục vọng của con người. Trong Thoát thanh (Tiếng thoát), đồ đệ hỏi thầy:

"- Tại sao chúng sinh lại bị đày xuống địa ngục nhiều đến thế? (Chúng sinh hà đa đọa địa ngục)

Thầy đáp: “Ấy là vì chúng sinh từ bi, Hữu Ngu Thị không từ bi, Phật Thích Ca cũng không từ bi, cho nên phá được địa ngục” (Duyên chúng sinh từ bi, Hữu Ngu Thị bất từ bi, Thích Ca Mâu Ni Phật, diệc bất từ bi, cố năng phá đắc địa ngục) [24, tr.211]. Bởi lẽ từ bi thì phạm vào nghiệp chướng tình ái. Rơi xuống bể tình thì bị mắc lưới, đi qua bể ái thì phần đông gặp bến mê, vì thế mà sa xuống địa ngục. Tư tưởng của Ngô Thì Nhậm trước sau vẫn muốn triệt để xóa Dục. Từ bi được quan niệm như là một biểu hiện của Dục, nên còn từ bi thì còn Dục. Đề xuất việc xóa bỏ ngay cả lòng từ bi không phải là ý nói Ngô thì Nhậm không có lòng từ bi, nhân ái mà ông muốn nhấn mạnh phải xóa bỏ tất cả mọi dục vọng, ham muốn để cho tâm được tuyệt đối trong sáng. Ông đòi hỏi người ta phải rèn luyện sao cho đạt đến bản tính không còn dục vọng nữa.

Vậy Dục có xoá hết được không? Trong Trúc lâm tông chỉ nguyên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thanh, ông đã đưa ra cuộc đối thoại giữa đồ đệ và thiền sư trong Ngộ thanh:

“Đồ đệ bạch với thầy:

Dục còn có thể cắt đứt hết được hay không? (Dục hoàn khả tận đoán ma).

Thầy nói:

"Không cắt đứt thì đứt, muốn cắt đứt thì lại không đứt". (Bất đoán đoán, đoán bất đoán) [24, tr.144].

Nghĩa là, ngay đến dục vọng muốn cắt đứt Dục cũng cần phải xoá bỏ. Bởi lẽ, còn dục vọng ấy tức là còn Dục; đã còn Dục thì không thể cắt dục được. Cho nên mới nói “muốn cắt đứt thì lại không đứt”. Ngược lại, một khi đã đạt đến trạng thái “vô dục” thì tự nhiên dục vọng muốn cắt đứt Dục cũng không còn nữa. Đến trình độ ấy là đã cắt được Dục. Vì vậy, bậc Chân giác có

đứt". Tinh thần này của Ngô Thì Nhậm chính là sự tiếp thu tư tưởng của Tuệ Trung:

"Trì giới và nhẫn nhục,

Chỉ chuốc tội chứ không chuốc phúc. Muốn biết không tội phúc,

Thì đừng trì giới, nhẫn nhục" (Trì giới kiêm nhẫn nhục, Chiêu tội bất chiêu phúc. Dục tri vô tội phúc,

Phi trì giới nhẫn nhục) [7, tr.290].

Tuệ Trung cho rằng trong khi trì giới và nhẫn nhục mà không biết rằng mình đang trì giới và nhẫn nhục thì mới là cái mà người trì giới cần đạt tới. Còn khi trì giới mà lúc nào cũng nghĩa rằng mình đang trì giới thì chỉ chuốc tội chứ không thêm phúc. Quan niệm của Phật giáo Thiền tông đã đạt đến trình độ vô chấp khi khẳng định sự giác ngộ phải vượt lên trên giáo lý, chứ không dừng lại ở giáo lý. Cũng như quan điểm của Trúc Lâm Tam tổ, Ngô Thì Nhậm xem thực chất của vô dục và hữu dục là kết quả tạo tác của dòng nhận thức, và do vậy vấn đề chỉ còn là ở chỗ làm thế nào để thoát ra khỏi những trói buộc của nhận thức, không bị mắc kẹt vào định kiến, mê lầm từ chúng.

Như vậy, những kiến giải về Dục, vô dục của Ngô Thì Nhậm đã chứng tỏ ông kế thừa và phát huy được phần lớn cái cốt lõi của tư tưởng Thiền học ở Trúc Lâm Tam tổ, phát huy được phong khí nhà thiền đã trở lên vắng lặng vào thế kỷ XVIII.

Có thể nói, mục đích của nhận thức trong quan niệm Ngô Thì Nhậm là đạt được "tâm sáng", từ đó nắm được Lý của sự vật. Tìm hiểu lôgic của 24 thanh trong tác phẩm Đại chân Viên giác thanh, ta thấy quan niệm của ông về

người) ta phải xả vọng (đẽo), phải nhất tâm bất loạn (nhất, chốt), trước cảnh tâm không động, không dính nhiễm (ngoài trong hay biểu lý). Khi trong yên, ngoài không làm động tới tâm, thì mọi hành động đều trúng, tâm trí trong suốt (đỗng), sáng suốt (minh)" [31, tr.233].

Như vậy, tâm sáng trong quan niệm của Ngô Thì Nhậm là tâm loại bỏ hết thảy mọi dục vọng cá nhân, không bị những dục vọng và hoàn cảnh bên ngoài chi phối. Đó là tâm mà "Chuông trống ở đằng trước mà tai không bị loạn; gấm vóc ở đằng trước mà mắt không bị loá; thiên binh vạn mã ở đằng trước mà tâm không bị dao động. Được như vậy mới gọi là “tịch” (lặng lẽ)" (Chung cổ tại tiền, nhi nhĩ bất vi loạn. Ỷ la tại tiền, nhi mục bất vi huyễn.

Thiên binh vạn mã tại tiền, nhi tâm bất vi động. Phù thị chi vị tịch) [24,

tr.248]. Tâm của Ngô Thì Nhậm chính là sự kế thừa Tâm của Phật giáo Thiền Tông, đặc biệt là tư tưởng của Trần Thái Tông. Tâm của Trần Thái Tông là “tâm hư”, tức “trạng thái tĩnh lặng, rỗng không, tuyệt đối không vọng động, đã tẩy sạch mọi dục vọng, ham muốn đời thường đeo bám, có thể ví như chiếc gương soi chẳng dính chút mảy may bụi bặm” [11, tr.42].

Để đạt được trạng thái tâm sáng thì cần phải loại bỏ mọi tạp niệm chi

phối. trong Phát tưởng thanh, Ngô Thì Nhậm đã rất sáng tạo khi dùng hình

ảnh ẩn dụ đang ăn mà nghẹn để biểu đạt trạng thái tâm trí bị vướng bận: "Hải Lượng Đại thiền sư đang ăn mà nghẹn. Đồ đệ bạch thầy rằng: - Thầy nghẹn thì có tưởng được gì không? (Sư, ế hữu tưởng ma?) Thầy đáp:

- Ta tưởng cái phi tưởng, chưa tưởng được cái phi phi tưởng, cho nên nghẹn (Ngã tưởng phi tưởng, vị đáo phi phi tưởng, cố ế) [24, tr.170].

Người đang ăn mà nghẹn là vì tâm trí khi ấy không chuyên chú vào việc ăn mà đang hướng đến việc khác. Tưởng là trạng thái cảm nhận bị chi phối bởi bản năng tâm lý. Phi tưởng là trạng thái cảm nhận được rằng cái ta đang tưởng tượng đó chưa hẳn đã đúng. Phi phi tưởng là trạng thái minh tĩnh,

cảm nhận được rằng cả tưởng và phi tưởng vẫn bị chi phối bởi bản năng tâm lý, từ đó mà thoát ra được. Ngay cả Hải Lượng Đại thiền sư cũng chưa đạt được tới phi phi tưởng chính là cái cớ để bàn tiếp về sự tu thân.

Giai đoạn Ngô Thì Nhậm về sống tại thiền viện, viết tác phẩm Trúc lâm

tông chỉ nguyên thanh là lúc ông kế thừa được tinh thần cơ bản của Thiền

Trúc Lâm Tam tổ. Kết quả nhận thức của thiền là thấy được cái bản thể, chân tâm, Phật tính của chính mình, nghĩa là thấy được Phật trong tâm. Ngô Thì Nhậm lý giải "Tâm" thông qua hình ảnh về chim bay qua đầm nước: “Cần phải thấy được cái bản thể chân thực của ta, thì mới không sinh ra chướng ngại. Cái ở ngoài vào, vẫn theo cái ở ngoài đi, như chim bay qua đầm nước trong, chim bay đi mà đầm không giữ lại bóng, tỉ dụ như hoa tuyết và gương băng vậy”. (Tu kiến đắc ngã chân thể, bất sinh chướng ngại. Ngoại lai nhưng tòng ngoại khứ. Điểu quá thanh đàm, điểu khử nhi đàm bất lưu ảnh, tuyết hoa băng kính chi dụ dã) [24, tr.249]. Như vậy, Ngô Thì Nhậm muốn nói điều quan trọng là phải có tâm sáng để nhận thức được Lý của sự vật. muốn là được điều này thì phải hướng vào “bản thể chân thực của ta”, nghĩa là hướng vào lòng mình. Ngô Thì Nhậm đã chuyển từ lập trường duy tâm khách quan sang lập trường duy tâm chủ quan trong quan niệm về Tâm. Qua đó, chúng ta thấy, Tâm của Ngô Thì Nhậm giống với Tâm của Phật giáo nhưng không phải là một. Bởi lẽ, Tâm của phật giáo là Tâm nhập thế, còn Tâm của Ngô Thì Nhậm là nhập thế tích cực, giúp đời. Nhưng Tâm của Ngô Thì Nhậm rất gần

với "Phật tại tâm" của Thiền tông Việt Nam. Trong Khóa hư lục, Trần Thái

Tông đã viết: “Ngã nhân tức Phật thân thị, vô hữu nhị tướng” (thân ta là thân Phật, không có hai tướng), hay “Khái thức Bồ đề giác tính, cá cá viên thành” (sao lại không biết tính giác Bồ đề, mọi người đều có đầy đủ). Điều này có nghĩa rằng, Phật không ở đâu xa mà ở trong tâm mỗi con người, không tách biệt thành hai, mọi chúng sanh ai nấy đều có đầy đủ bản tánh giác ngộ. Bởi “Phật tại tâm” nên chớ câu nệ điều gì, mọi người đều có thể dẫn đến giải

thoát, quan trọng là con người biết quay về với bản tánh vốn có của mình. Quan niệm "Phật tại tâm" còn được thể hiện một trình độ cao hơn ở Tuệ Trung với khẳng định “TÂM VẠN PHÁP = TÂM PHẬT = TÂM TA”. Với tư tưởng trên, Tuệ Trung đã nêu lên một nguyên tắc muốn đến với Phật phải đưa tâm ta phù hợp với tâm vạn pháp. Tâm vạn pháp ở đây chính là thế giới hiện tượng xung quanh con người với sự phức tạp và đa dạng vốn có của nó. Con đường giải thoát mà Tuệ Trung đề cấp là hoà vào đời, lấy cuộc đời làm môi trường để tu luyện. Theo ông, đạo và đời không tách rời nhau, đời cũng là đạo mà đạo cũng là đời. Sau Tuệ Trung, Trần Nhân Tông cũng đã diễn tả quan niệm “tức Tâm tức Phật” (quan niệm cơ bản của Thiền học) với một sắc thái mới: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Bụt ở trong nhà Chẳng phải tìm xa

Nhân khuấy bổn nên ta tìm Phật

Đến cốc hay chỉn Bụt là ta” [32, tr.617].

Tiếp thu quan niệm "Phật tại tâm" của Trúc Lâm Tam tổ, Ngô Thì

Nhậm cũng tìm thấy Phật tính trong mọi người. Trong Kiến thanh có viết:

"Trong thành nước Hỏa Xa có vô số trai lành, gái lành, hành lễ trước đức Phật Thích Ca Mâu Ni, để cầu xin con trai, con gái. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, bèn hóa làm trăm nghìn vạn ức thân La hán, sinh ra trăm vạn ức con trai, con gái. La hán sâu mắt, con trai con gái cũng sâu mắt. La hán đen mông, con trai con gái cũng đen mông. Nhưng cũng có con trai con gái thân thể thanh tú, không giống La hán. Vì vậy, ai nấy đều thấp hương dâng hoa lễ bái Hải Lượng Đại thiền sư, mà hỏi về cái thân chân thực của mình. Đại Thiền Sư bèn niệm Thích Ca Mâu Ni Phật, thấy được cái thân của Phật Thích Ca Mâu Ni, nhưng không thấy trăm nghìn vạn ức thân La hán. Con trai, con gái đều nhận được cái thân chân thực của mình" ("Hỏa Xá quốc thành trung, hữu vô số thiện nam tử, thiện nữ nhân, đính lễ Thích Ca Mâu Ni Phật, nhi nguyện sinh

nam tử nữ nhi. Thích Ca Mâu Ni Phật, nãi hóa tác bách thiên vạn ức thân La hán thân, sinh xuất bách thiên vạn ức nam tử nữ nhi. La hán thâm mục thân, nam tử nữ nhi diệc thâm mục thân. La hán hắc đồn thân, nam tử nữ nhi diệc

Một phần của tài liệu Bản thể luận và nhận thức luận trong tư tưởng triết học Ngô Thì Nhậm (Trang 60)