Giá trị của tư tưởng triết học Ngô Thì Nhậm

Một phần của tài liệu Bản thể luận và nhận thức luận trong tư tưởng triết học Ngô Thì Nhậm (Trang 72)

Qua tìm hiểu nội dung bản thể luận và nhận thức luận trong tư tưởng triết học của Ngô Thì Nhậm cũng như cuộc đời hoạt động tích cực của ông, có thể thấy một sự nhất quán giữa tư tưởng, đạo đức và hành động. Sự nhất quán đó là một chủ nghĩa yêu nước kết hợp với quan điểm nhân dân được nhận thức như là quy luật và đạo đức cơ bản mà người trí thức Việt Nam trong thế kỷ XVIII nhất thiết phải tuân theo. Từ sự nhất quán và tư tưởng cơ bản ấy, Ngô Thì Nhậm đã suy nghĩ, hành động và trước tác để đạt đến những đỉnh cao mà không một nhà trí thức, nhà tư tưởng nào của dân tộc ta trong thế kỷ XVIII đạt được. Những đóng góp của ông thể hiện cả trên bình diện tư tưởng và bình diện thực tiễn.

Trên bình diện tư tưởng, những triết lý của Ngô Thì Nhậm đã thể hiện rõ sự linh hoạt và sáng tạo trong cách kế thừa, chọn lọc những tinh hoa của

nhân loại. Ông đã xây dựng nên những quan điểm triết học mang khuynh

hướng duy vật và biện chứng, dù còn mang tính thô sơ, chất phác. Sau khi vương triều Tây Sơn suy vi, Ngô Thì Nhậm vừa mất Người - Tri - Kỷ vừa mất niềm tin tuyệt đối vào đạo Nho. Đây là giai đoạn ông đem toàn bộ tâm huyết của mình nghiên cứu về Phật giáo, đặc biệt là Thiền phái Trúc Lâm. Từ một nhà nho nhiệt tín, một nhà chính trị nhiệt tín, ông trở thành đệ tứ Tổ của Thiền tông Việt Nam khi “Phong khí nhà Thiền có vẻ vắng lặng. Cái tuệ giác ở năm trăm năm về trước nhờ có Tân thanh của Ngô Thì Nhậm mới lại được phát huy” [31, tr.210]. Qua các trước tác để lại có thể thấy những đóng góp đó thể hiện chủ yếu trong tác phẩm Trúc lâm tông chỉ nguyên thanh.

Có thể nói rằng, với tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh, lần đầu tiên trong lịch sử tư tưởng Việt Nam và lịch sử văn học Việt Nam, Hải Lượng thiền sư Ngô Thì Nhậm đã cố gắng lý giải quan niệm Tam giáo đồng nguyên nói chung, xu hướng "Khu Thích dĩ nhập Nho" nói riêng một cách nhất quán. Tuy nhiên, so với các bậc tiền bối thì tư tưởng của ông không có tính hệ

thống. Ngô Thì Nhậm chỉ bàn luận về một số tư tưởng lẻ tẻ của Phật giáo, nên xét về mức độ tu hành ông chưa đạt đến chỗ thấu đáo như Trúc Lâm Tam Tổ. Tuy nhiên, ông vẫn phát huy được phong khí nhà Thiền ở Trúc Lâm Tam Tổ trên những nét chính yếu nhất, tạo tiền đề lý luận mới cho việc khôi phục Thiền Phái Trúc Lâm lúc bấy giờ.

Nhận xét tổng quát có thể thấy, Ngô Thì Nhậm đã phát huy được những tư tưởng cơ bản của Trúc Lâm tam Tổ.

Thứ nhất, Ngô Thì Nhậm đã kế tục được tư tưởng phá chấp của Tam tổ

thể hiện ở chỗ ông không mắc kẹt vào những cái bề ngoài hay giáo lý mà bỏ qua cái tinh bên trong. Tư tưởng này đã khiến ông có những quyết định mà trong con mắt của nhà nho đương thời là việc không nên làm, đó là bỏ đi mối "ngu trung" mà phục vụ cho triều đại Tây Sơn.

Thứ hai, Ngô Thì Nhậm đã kế thừa được tinh thần tu không tách rời

tục, lấy hữu dục để đạt đến trạng thái vô dục, sống an nhiên tự tại, đứng trên cả dục lẫn vô dục. Có thể nói, về điểm này Ngô thì Nhậm xứng đáng là Trúc Lâm đệ tứ tổ mà các học trò đã phong cho ông.

Thứ ba, Ngô Thì Nhậm đã kế thừa truyền thống tam giáo của Trúc Lâm

Tam tổ, truyền thống mà nhờ đó Thiền Trúc Lâm có tinh thần nhập thế, quan tâm đến thời cuộc. Nếu ở Trúc Lâm Tam tổ, sự kết hợp tam giáo dựa trên cơ sở Phật giáo thì ở Ngô Thì Nhậm sự kết hợp này lại dựa trên cơ sở Nho giáo. Vì vậy, thiền ở Ngô Thì Nhậm không phóng khoáng, thanh thoát như thiền của Trúc Lâm Tam Tổ. Nhưng dù Nho hay Phật thì tinh thần nhập thế của Ngô Thì Nhậm cũng là một sự nhập thế tích cực nhất mà ông có thể làm được. Ông coi nhập thế tích cực là một hành động xã hội, có mục đích rõ ràng chứ không phải là những hành động tự nhiên chủ nghĩa. Nhập thế tích cực là phải thường xuyên có trách nhiệm trước vận mệnh dân tộc, tham gia thường xuyên vào công việc của đất nước. Nếu như tinh thần nhập thế của Thiền phái Trúc Lâm chưa phải là một bộ phận nội tại, hữu cơ trong hệ thống triết học

của mình, thì quan điểm nhập thế trong triết học của Ngô Thì Nhậm là một phần quan trọng trong nội dung của chúng. Nhưng do tư tưởng Nho gia đã thâm nhập vào trong máu huyết của ông ngay từ nhỏ, nên đôi khi ông đã kéo các phạm trù triết học sâu sắc, cao thâm của nhà Phật về với các nguyên lý mang đậm chất thực tiễn nhằm tổ chức và cải tạo xã hội theo kiểu nhà Nho, cho nên không tránh khỏi sự khiên cưỡng, hình thức.

Có thể nói, với những kiến giải độc đáo trên tinh thần hòa đồng tam giáo, tư tưởng triết học của Ngô Thì Nhậm là một bước tiến mới của triết học Việt Nam nói chung, Thiền học Việt Nam nói riêng.

Tư tưởng của Ngô thì Nhậm được hình thành trong thời kỳ đầy biến động của lịch sử Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII. Nó phản ánh nỗi băn khoăn, trăn trở về thời cuộc, thế nước của một tầng lớp nho sĩ đang loay hoay tìm kiếm một giải pháp, một lối thoát trong sự bất lực, bế tắc của hệ tư tưởng Nho giáo. Cho dù những gì mà Ngô Thì Nhậm đã làm không được các nho sĩ, tăng sư thừa nhận, thậm chí ông còn bị thóa mạ, bôi nhọ phẩm giá và có những đánh giá độc địa về nhân cách nhưng Ngô Thì Nhậm vẫn xứng đáng là một nhân cách lớn, một nhà thơ, một nhà tư tưởng lỗi lạc trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Những phẩm giá đáng quý đó như ngọn đuốc chỉ lối giúp ông có được những cách hành xử đúng đắn, bước qua lời thề trung quân của mọi nho sĩ để đến với phong trào Tây Sơn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp vì dân, vì nước.

Ngày nay, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin và từ những tài liệu chính xác của lịch sử, các nhà khoa học Việt Nam đã dần dần có đầy đủ cơ sở để nhìn lại cuộc đời ông và trả lại cho ông chân giá trị của một người trí thức lỗi lạc, đã có những cống hiến rất lớn cho dân tộc mình trên mọi lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, triết học và văn học. Đồng thời phải có cái nhìn lịch sử - cụ thể để cảm thông cho những hạn chế - đó cũng là những hạn chế của lịch sử đối với tất cả các nhà tư tưởng và toàn bộ tầng lớp trí thức Việt

Nam sống trong thế kỷ XVIII. Điều quan trọng là ở chỗ trong cùng một khung cảnh lịch sử, Ngô Thì Nhậm đã đạt đến điều mà người khác không đạt được. Chính vì thế, ông đã có những cống hiến vừa đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn, vừa đưa lịch sử tư tưởng Việt Nam tiến lên một bước so với các nhà tư tưởng tiền bối của ông.

KẾT LUẬN

Thế kỷ XVIII là giai đoạn mà chế độ phong kiến khủng hoảng nghiêm trọng - thế kỷ của khởi nghĩa nông dân giành thắng lợi. Các mâu thuẫn xã hội bùng nổ, phải dùng đến chiến tranh để giải quyết, từ đó mới có thể thống nhất đất nước. Đây là thời kỳ tăm tối nhất của lịch sử phong kiến Việt Nam, kể cả về mặt kinh tế, chính trị và xã hội. Nhà Lê đã không thể nào “trung hưng” được nữa mà trái lại, tất cả đều nằm trong một sự đảo lộn đến tận cùng nhưng cuối cùng cũng không thể chuyển sang một phương thức sản xuất mới thay thế cho phương thức sản xuất cũ đã lỗi thời. Thời thế ấy vừa là cơ sở xã hội vừa hạn chế sự phát triển của triết học nước ta thế kỷ XVIII. Ngô Thì Nhậm sinh ra và lớn lên trong thời kỳ của những chuyển biến xã hội hết sức lớn lao và nhanh chóng của thế kỷ XVIII. Tư tưởng của Ngô Thì Nhậm là sản phẩm tất yếu của xã hội ấy. Vì thế, nó bao gồm cả những yếu tố tích cực và cả những hạn chế tất yếu mà Ngô Thì Nhậm đã thể hiện.

Giai đoạn cuối đời khi về ở ẩn, ông có nghiên cứu Phật giáo và ảnh hưởng của Thiền Tông Việt Nam. Theo ông, bản thể của thế giới là “Phật tính”, là “Chân như”, xuất phát từ cái Không. Tư tưởng của Ngô Thì Nhậm về bản thể thể hiện rất rõ sự dung thông Tam giáo, nhưng trên hết ông vẫn thể hiện mình là nhà Nho tích cực. Không giống với các bậc tiền bối dung thông Tam giáo trên cơ sở Nho giáo, sự dung thông Tam giáo của Ngô Thì Nhậm trên cơ sở Phật giáo. Những kiến giải độc đáo trên tinh thần hoà đồng Tam giáo của ông giúp cho Thiền Tông có bước phát triển mới. Bên cạnh đó, Ngô Thì Nhậm còn nhìn thế giới như một thể thống nhất bởi Đạo, vừa đa dạng, phong phú, vô cùng vô tận. Ông xem xét thế giới tồn tại với ba ngôi: Trời - Người - Đất. Tính nhất quán trong tư tưởng của Ngô Thì Nhậm về bản thể chính là lập trường duy tâm khách quan. Dù thế giới có tồn tại đa dạng, phong phú nhưng suy cho đến cùng đều chịu sự chi phối bởi một yếu tố tồn tại bên

ngoài con người, đó là Thái cực, là Đạo. Lập trường duy tâm khách quan của Ngô Thì Nhậm có thể được coi là điều tất yếu, bởi lẽ cũng giống như các nhà tư tưởng đương thời, ông không dễ gì có thể vượt ra khỏi những quan niệm của Lý học Tống Nho đã có bề dày lịch sử lâu đời ở Trung Hoa và ảnh hưởng mạnh mẽ đến Việt Nam.

Ngoài ra, Ngô Thì Nhậm còn hướng đến tìm hiểu các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới. Ông đã tìm ra cái Lý của sự vật. Theo ông, không có sự vật nào mà không có lý của nó. Lý - ngày nay chúng ta hiểu là quy luật của sự vật, mang tính khách quan, phổ biến và cũng mang tính đặc thù với “lý thuận” và “lý nghịch”. Lý chi phối sự tồn tại, biến đổi của mọi sự vật, hiện tượng. Vì thế, con người phải hành động theo Lý mới đạt đến sự thành công. Phạm trù Lý được Ngô Thì Nhậm kế thừa từ Lý học Tống Nho, nhưng ông không bê nguyên si mà có bước sáng tạo mới. Nhấn mạnh tính khách quan của Lý, ông đã đưa ra quan điểm nhất quán là cần phải đi từ sự quan sát những sự vật, hiện tượng cụ thể, tồn tại trong những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể để nhận thức Lý. Ngô Thì Nhậm cũng nhận thấy sự vật tồn tại trong sự vận động không ngừng nghỉ. Cũng giống như phạm trù Lý, vận động mang tính khách quan, phổ biến và đó là sự vận động tự thân của sự vật. Ông đã tiến gần tới quan niệm coi sự vật tồn tại có các mặt đối lập và quan hệ chuyển hoá giữa chúng là nguyên nhân của sự vận động. Có thể nói, quan niệm của Ngô Thì Nhậm về thế giới hiện tượng mang tính biện chứng sâu sắc. Đó là điểm tích cực của Ngô Thì Nhậm so với Lý học Tống Nho và các nhà tư tưởng đương thời. Tuy nhiên, ông cũng không tránh khỏi những hạn chế do thời đại quy định. Ông vẫn chưa nhìn ra được sự phát triển của sự vật. Với ông, sự vận động chỉ đơn thuần chỉ mang tính tuần hoàn.

Trong lý luận nhận thức, Ngô Thì Nhậm khẳng định đối tượng của nhận thức không phải là những cái mang tính bề ngoài mà là Lý (bản chất của sự vật). Tiếp thu tư tưởng “cùng lý” của Tống Nho, ông phê phán những nhận

thức hời hợt bề ngoài mà không đi sâu vào lý tận cùng của sự vật. Muốn nhận thức Lý, cần phải đi từ hiện tượng đến bản chất, bên ngoài vào bên trong, cái thô vào cái tinh. Tiếp thu quan niệm của Thiền Tông, ông khẳng định Lý không dễ nắm bắt. Muốn biết được lý thì cần phải “vô dục” và chỉ có những người đại lực lượng mới là được điều này. Vô dục thì mới nhận ra được Lý của sự vật. Ngô Thì Nhậm đã dựa trên cơ sở phương pháp tam học của Phật giáo về Giới - Định - Tuệ để xây dựng lên quan điểm của mình về Dục, Tâm. Tâm của Ngô Thì Nhậm chính là Tâm hư, tâm nhập thế của Trúc Lâm Tam tổ nhưng luôn là tâm của một nhà Nho yêu nước.

Dù còn nhiều hạn chế, nhưng Ngô Thì Nhậm đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển tư tưởng nước nhà, trong đó phải kể đến những tư tưởng xuất thế cứu giúp đời. Tư tưởng triết học của Ngô Thì Nhậm chỉ được ông coi là điều kiện để phân tích thời đại và xác định đúng con đường đi của mình. Ông đã vạch ra cái lý của người trí thức phải theo trong hoàn cảnh xã hội Việt Nam thế kỷ XVIII và cái lý đó không chỉ dành riêng cho ông mà còn soi sáng cho những người trí thức cùng thời.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngọc Anh (2003), “Ngô Thì Nhậm - Tấm gương sáng về đạo làm người

trong thời kỳ biến loạn lịch sử”, Tạp chí Triết học, (5), tr.32-35.

2. Ngô Thị Lan Anh (2008), “Ảnh hưởng “Tâm” trong Phật Giáo đối với

tư duy của người Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Phật học,

(4), tr.37-39.

3. Trần Ngọc Ánh (2006), Tư tưởng Ngô Thì Nhậm, Luận án Tiến sĩ Triết

học, Viện khoa học xã hội vùng Nam bộ, Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (1977), Nghị quyết Trung ương hai,

khoá VIII của Đảng, Nhiệm vụ của các lĩnh vực khoa học và công nghệ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.46.

5. Thích Minh Cảnh (Chủ biên - 2009), Từ điển Phật học Huệ Quang, tập

2, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, tr.2416.

6. Phan Tú Châu (1997), Hoàng Lê nhất thống chí - văn bản, tác giả và

nhân vật, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

7. Nguyễn Huệ Chi (1988), Thơ văn Lý - Trần, tập 2, quyển Thượng, Nxb.

Khoa học Xã hội, Hà Nội.

8. Trường Chinh (1975), Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam,

Nxb. Sự thật, Hà Nội.

9. Doãn Chính (1997), Đại cương triết học Trung Quốc, Nxb. Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

10. Trịnh Doãn Chính (1997), Tư tưởng giải thoát trong Triết học Ấn Độ cổ

đại, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Doãn Chính, Nguyễn Ngọc Phượng (2009), “Tư tưởng triết học Trần

12. Doãn Chính, Nguyễn Thị Hồng Phương (2010), “Ngô Thì Nhậm - Hải Lượng đại thiền sư”, Tạp chí Triết học, (1), tr.80-88.

13. Phạm Trung Chính (2008), “Giáo lý Phật giáo mang tính khả thi cao

trong cuộc sống”, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, (4), tr.40-42.

14. Trương Văn Chung (1998), Tư tưởng triết học của Thiền phái Trúc Lâm

đời Trần, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Trương Văn Chung (2003), “Tìm hiểu tư tưởng Thiền học của Ngô Thì

Nhậm”, Tạp chí Triết học, (1), tr.30-35.

16. Nguyễn Đức Diện (2000), Tư tưởng triết học của Tuệ Trung Thượng Sĩ,

Luận án tiến sĩ Triết học, Viện Triết học, Hà Nội.

17. Nguyễn Đức Diện (2008), “Phật giáo Việt Nam những ảnh hưởng đối

với xã hội”, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, (4), tr.20-23.

18. Nguyễn Đức Diện (2009), “Quan điểm phá chấp trong Thiền học của

Tuệ Trung Thượng Sĩ”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, (10), tr.30-35.

19. Nguyễn Tài Đông (2008), “Việt Nam hóa Phật giáo ở Trần Nhân Tông”,

Tạp chí triết học, (12), tr.38-46.

20. Lâm Giang (2003), Ngô Thì Nhậm toàn tập, tập 1, Nxb. Khoa học Xã

Một phần của tài liệu Bản thể luận và nhận thức luận trong tư tưởng triết học Ngô Thì Nhậm (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)