1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thực trạng sức khỏe sinh sản ở phụ nữ từ 18 đến 49 tuổi đến thăm khám tại trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh bình định từ năm 2016 2017

123 29 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Sức Khỏe Sinh Sản Ở Phụ Nữ 18 – 49 Tuổi Đến Khám Tại Trung Tâm Chăm Sóc Sức Khỏe Sinh Sản Tỉnh Bình Định, Năm 2016 – 2017
Tác giả Văn Thị Mỹ Hồng
Người hướng dẫn PGS.TS. Võ Văn Toàn, Thạc sỹ Ngô Thị Kim Thoa, Thạc sỹ Bác sỹ Văn Hữu Tài
Trường học Trường Đại học Quy Nhơn
Chuyên ngành Sinh học thực nghiệm
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2017
Thành phố Bình Định
Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 2,27 MB

Nội dung

Theo Tổ chức Y tế thế giới, vấn đề sức khỏe sinh sản chiếm 33% gánh nặng bệnh tật ở phụ nữ so với 12,3% ở nam giới và năm 2015; phụ nữ ở các nước đang phát triển đối mặt nguy cơ tử vong

Trang 1

VĂN THỊ MỸ HỒNG

THỰC TRẠNG SỨC KHỎE SINH SẢN Ở PHỤ

NỮ 18 – 49 TUỔI ĐẾN KHÁM TẠI TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN TỈNH BÌNH ĐỊNH, NĂM 2016 – 2017

LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC THỰC NGHIỆM

Bình Định – Năm 2017

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

VĂN THỊ MỸ HỒNG

THỰC TRẠNG SỨC KHỎE SINH SẢN Ở PHỤ

NỮ 18 – 49 TUỔI ĐẾN KHÁM TẠI TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN TỈNH BÌNH ĐỊNH, NĂM 2016 – 2017

Chuyên ngành : SINH HỌC THỰC NGHIỆM

MÃ SỐ : 60 42 01 14

Người hướng dẫn: PGS.TS VÕ VĂN TOÀN

Bình Định – Năm 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Học viên thực hiện luận văn

Văn Thị Mỹ Hồng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy: PGS.TS Võ Văn Toàn, Giảng viên

Khoa Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp, Trường Đại học Quy Nhơn đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn Cô: Thạc sỹ Ngô Thị Kim Thoa, Giảng viên

Bộ môn Giải phẫu – Sinh lý người, Khoa Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp, Trường Đại học Quy Nhơn đã giúp tôi có được những tài liệu quý báu về sức khỏe sinh sản ở phụ nữ

Tôi xin đồng cảm ơn Bác sỹ Nguyễn Thị Bích, Giám đốc Trung tâm

chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Bình Định đã giúp tôi trong quá trình thu số liệu và tư vấn chuyên môn y khoa liên quan đến luận văn; cảm ơn Thạc sỹ -

Bác sỹ Văn Hữu Tài, Giảng viên, Trưởng bộ môn Nội, Trường Đại học Y

Tây Nguyên đã giúp tôi trong phương pháp chọn mẫu nghiên cứu và xử lý, phân tích số liệu của luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô Khoa Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp, Trường Đại học Quy Nhơn, cùng quý Bác sỹ, cán bộ và nhân viên Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Bình Định đã tạo điều kiện giúp

đỡ tôi hoàn thành luận văn này

Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn những người thân trong gia đình tôi và bạn bè đã động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này

Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả

Bình Định, tháng 7 năm 2017

Học viên thực hiện

Văn Thị Mỹ Hồng

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU 1

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Sơ lược về sức khỏe sinh sản ở phụ nữ 4

1.2 Một số bệnh lý thường gặp về sức khỏe sinh sản ở phụ nữ 7

1.3 Thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản ở phụ nữ 19

1.4.Một số nghiên cứu trước đây về sức khỏe sinh sản ở phụ nữ tối sinh đẻ 23

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32

2.1 Đối tượng nghiên cứu 32

2.2 Nội dung nghiên cứu 33

2.3 Phương pháp nghiên cứu 34

2.4 Y đức 43

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 44

3.1 Đặc điểm dân số của mẫu nghiên cứu 44

3.2 Thực trạng một số đặc điểm sức khỏe sinh sản ở phụ nữ 18 – 49 tuổi 49

3.3 Một số yếu tố liên quan với viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ từ 18 – 49 tuổi 64

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

AIDS : Acquired Immune Deficiency Syndrom (Hội chứng suy giảm

miễn dịch mắc phải) HIV : Human Immunodeficiency Virus (Virus suy giảm miễn dịch

ở người) HPV : Human Papilloma Virus (Virus u nhú ở người)

KTC95% : Khoảng tin cậy 95%

p : Probability (Xác suất)

PR : Prevalence Ratio (Tỷ số tỷ lệ hiện mắc)

VNĐSDD : Viêm nhiễm đường sinh dục dưới

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 1.1 Tỷ lệ VNĐSDD trong các nghiên cứu trước đây 26

Bảng 3.1 Phân bố mẫu nghiên cứu theo một số biến số nền 46

Bảng 3.2 Phân bố tỷ lệ mẫu nghiên cứu theo một số yếu tố liên quan với VNĐSDD 49

Bảng 3.3 Trung bình một số đặc điểm sinh đẻ ở phụ nữ 51

Bảng 3.4 Tỷ lệ một số đặc điểm sinh đẻ ở phụ nữ 53

Bảng 3.5 Tỷ lệ bệnh VNĐSDD ở phụ nữ 55

Bảng 3.6 Tỷ lệ vị trí VNĐSDD ở phụ nữ 56

Bảng 3.7 Tỷ lệ tác nhân gây VNĐSDD ở phụ nữ 58

Bảng 3.8 Tỷ lệ rối loạn kinh nguyệt và đau khi hành kinh ở phụ nữ 59

Bảng 3.9 Tỷ lệ một số bệnh lý tử cung, buồng trứng, vú và vô sinh ở phụ nữ 60

Bảng 3.10 Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai ở phụ nữ 62

Bảng 3.11 Tỷ lệ nạo phá thai ở phụ nữ 63

Bảng 3.12 Tỷ lệ khám thai ở phụ nữ khi mang thai 64

Bảng 3.13 Tỷ lệ tiêm phòng uốn ván ở phụ nữ, tiêm HPV và khám phụ khoa định kỳ ở phụ nữ 65

Bảng 3.14 Tỷ lệ VNĐSDD theo nhóm tuổi 67

Bảng 3.15 Tỷ lệ VNĐSDD theo khu vực sống 68

Bảng 3.16 Tỷ lệ VNĐSDD theo học vấn 68

Bảng 3.17 Tỷ lệ VNĐSDD theo nghề nghiệp 70

Bảng 3.18 Tỷ lệ VNĐSDD theo tình trạng hôn nhân 71

Bảng 3.19 Tỷ lệ VNĐSDD theo tuổi kết hôn 71

Bảng 3.20 Tỷ lệ VNĐSDD theo số con 73

Bảng 3.21 Tỷ lệ VNĐSDD theo nạo phá thai 74

Bảng 3.22 Tỷ lệ VNĐSDD theo biện pháp tránh thai 75

Trang 8

Bảng 3.23 Tỷ lệ VNĐSDD dưới theo rối loạn kinh nguyệt 76

Bảng 3.24 Tỷ lệ VNĐSDD dưới theo khám phụ khoa định kỳ 77

Bảng 3.25 Tỷ lệ VNĐSDD theo tiền sử VNĐSDD 78

Bảng 3.26 Tỷ lệ VNĐSDD theo hành vi nguy cơ ở phụ nữ 79

Bảng 3.27 Tỷ lệ VNĐSDD theo điều kiện sống của phụ nữ 81

Bảng 3.28 Tỷ lệ VNĐSDD theo tiếp nhận thông tin về VNĐSDD 83

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

Trang

Hình 1.1 Đặc điểm giải phẫu âm đạo – cổ tử cung 9

Hình 2.1 Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Bình Định 34

Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ bệnh VNĐSDD ở phụ nữ 55

Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ các vị trí VNĐSDD ở phụ nữ 57

Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ các tác nhân gây VNĐSDD ở phụ nữ 58

Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ u xơ tử cung, u nang buồng trứng, viêm vú, u vú và vô sinh ở phụ nữ 60

Biểu đồ 3.5 Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai ở phụ nữ 62

Biểu đồ 3.6 Tỷ lệ tiêm phòng uốn ván, tiêm HPV và khám phụ khoa định kỳ ở phụ nữ 65

Biểu đồ 3.7 Tỷ lệ VNĐSDD theo nghề nghiệp ở phụ nữ 70

Biểu đồ 3.8 Tỷ lệ VNĐSDD theo số con ở phụ nữ 73

Biểu đồ 3.9 Tỷ lệ VNĐSDD theo biện pháp tránh thai ở phụ nữ 75

Biểu đồ 3.10 Tỷ lệ VNĐSDD theo rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ 76

Biểu đồ 3.11 Tỷ lệ VNĐSDD theo tiền sử VNĐSDD ở phụ nữ 78

Biểu đồ 3.12 Tỷ lệ VNĐSDD theo tiếp nhận thông tin về VNĐSDD 83

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển năm 1994 tại Cairo cho thấy sức khỏe sinh sản là những khía cạnh cơ bản nhất của cuộc sống loài người

Đó là sự duy trì và bảo vệ giống nòi, vấn đề quan hệ tình dục, thai nghén sinh

đẻ, viêm nhiễm sinh dục, bệnh lây truyền qua đường tình dục Chăm sóc sức khỏe sinh sản bao gồm sự phối hợp các phương pháp, kỹ thuật và dịch vụ để bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em và sức khỏe tình dục [14]

Theo Tổ chức Y tế thế giới, vấn đề sức khỏe sinh sản chiếm 33% gánh nặng bệnh tật ở phụ nữ so với 12,3% ở nam giới và năm 2015; phụ nữ ở các nước đang phát triển đối mặt nguy cơ tử vong trong khi mang thai hoặc biến chứng liên quan đến sinh con cao gấp 15 lần so với phụ nữ ở các nước phát triển; thực trạng sức khoẻ sinh sản trên thế giới hiện nay có nhiều bất ổn: Hàng năm có khoảng 340 triệu phụ nữ mắc bệnh lây qua đường tình dục, 20 triệu người mắc bệnh phụ khoa, 60 – 80 triệu người vô sinh, 20 triệu phá thai không an toàn và mỗi ngày có khoảng 830 phụ nữ tử vong do biến chứng khi mang thai hoặc khi sinh con [63],[65] Tại Việt Nam, Quỹ dân số liên hợp quốc, Tổ chức y tế thế giới và Bộ y tế đã nêu ra các vấn đề chủ yếu trong lĩnh vực sức khỏe sinh sản ở phụ nữ Việt Nam: Mặc dù các chỉ số sức khỏe sinh sản nói chung và các chỉ số về tử vong mẹ, tử vong sơ sinh nói riêng của Việt Nam là tương đối khả quan so với các quốc gia khác có cùng mức phát triển

về kinh tế – xã hội, nhưng thực trạng về sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh của Việt Nam vẫn còn là bức tranh chưa thực sự đầy đủ và rõ ràng, nhất là ở vùng cao và đồng bào dân tộc thiểu số, với tỷ lệ mắc bệnh viêm sinh dục, bệnh lây truyền qua đường tình dục còn cao và nguyên nhân tử vong hàng đầu của bà

mẹ là nhiễm trùng và ung thư đường sinh dục với phổ biến là ung thư cổ tử cung và ung thư vú [23],[34],[36],[40]

Trang 11

Cho đến nay, nhiều nghiên cứu về sức khỏe sinh sản ở phụ nữ tại Việt Nam cho thấy thực trạng sức khỏe sinh sản thay đổi theo từng vùng miền, theo điều kiện sinh sống, theo dân tộc với những thói quen sinh hoạt khác nhau [7],[34] Viêm nhiễm đường sinh dục dưới hay gặp hàng đầu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ với tỷ lệ khoảng 20 – 85% [3],[37],[56] với triệu chứng của bệnh

có thể âm thầm nhưng nếu không được điều trị sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống vợ chồng, là nguyên nhân chính gây vô sinh, thai ngoài tử cung, sẩy thai, đẻ non, và điều kiện thuận lợi gây nên ung thư cổ tử cung về sau [16]

Bình Định là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nằm ở trung tâm của trục Bắc – Nam, trong những năm gần đây sự phát triển của nền kinh tế công nghiệp, thương mại và du lịch đã thu hút rất nhiều công nhân lao động nữ Đây chính là nơi tiềm ẩn những nguy cơ lây lan nhanh của các bệnh lây truyền qua đường tình dục, dễ vướng phải những vấn nạn xấu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản, đặc biệt ảnh hưởng đến tình trạng viêm nhiễm phụ khoa của nữ giới Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này với câu hỏi nghiên cứu đặt ra là tỷ lệ và trung bình một số đặc điểm sức khỏe sinh sản ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đến khám phụ khoa tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Bình Định năm 2016 – 2017 là bao nhiêu? Yếu tố nào liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ?

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu thực trạng sức khỏe sinh sản ở phụ nữ từ 18 – 49 tuổi đến khám tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Bình Định năm 2016 – 2017

- Xác định một số yếu tố liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ

nữ 18 – 49 tuổi đến khám tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Bình Định năm 2016 – 2017

Trang 12

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1 Ý nghĩa khoa học

Xác định được thực trạng sức khỏe sinh sản ở phụ nữ từ 18 – 49 tuổi và các yếu tố liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ từ 18 – 49 tuổi

3.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả của đề tài là cơ sở cho việc đề ra các giải pháp nhằm nâng cao sức khỏe sinh sản ở phụ nữ 18 – 49 tuổi, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của phụ nữ trong toàn tỉnh Bình Định

Trang 13

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 SƠ LƯỢC VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN Ở PHỤ NỮ

1.1.1 Định nghĩa

Tại Cairo (Ai Cập) năm 1994, Hội nghị quốc tế về Dân số và phát triển

đã định nghĩa: "Sức khỏe sinh sản là sự hoàn toàn thoải mái không chỉ về thể chất, tinh thần mà cả về những quan hệ xã hội Đây không phải chỉ là tình trạng các bộ máy sinh sản không có bệnh tật, không bị bất lực mà còn là tiến trình hoạt động của các bộ máy này với đầy đủ chức năng Do đó sức khỏe sinh sản có nghĩa là con người có thể hoạt động tình dục tự do và an toàn, tự quyết định khi nào có con và khoảng cách giữa các lần sinh Điều này cũng

có nghĩa là tất cả mọi người, kể cả nam và nữ, đều có quyền được nhận thông tin về các biện pháp kế hoạch hóa gia đình an toàn và hữu hiệu, có thể chấp nhận các biện pháp này, có quyền tiếp cận các dịch vụ y tế, bảo đảm cho người phụ nữ được có thai, sinh sản an toàn và cho những cặp vợ chồng cơ hội tốt nhất để có những đứa con khỏe mạnh với một khởi đầu tốt đẹp cho sự phát triển tinh thần và thể chất” [14],[23]

Theo định nghĩa trên thì sức khỏe sinh sản gồm hai khía cạnh, một khía cạnh là những vấn đề liên quan đến hệ thống sinh sản, những chức năng và quá trình của nó như mang thai, sinh con… Mặt khác, sức khỏe sinh sản còn

là vấn đề liên quan đến quyền lựa chọn các biện pháp, quyền được tiếp cận thông tin với những phương pháp khác mà cả hai lựa chọn Như vậy, có thể nói khía cạnh thứ nhất hàm ý những vấn đề liên quan đến bản năng sinh học của con người đối với quá trình sinh sản, khía cạnh thứ hai đề cập đến quyền được quyết định của con người đối với quá trình đó Sức khỏe sinh sản bàn đến những khía cạnh cơ bản nhất của cuộc sống loài người Đó là sự duy trì

và bảo vệ giống nòi, vấn đề quan hệ tình dục, thai nghén sinh đẻ, viêm nhiễm

Trang 14

sinh dục, bệnh lây truyền qua đường tình dục…Như vậy, chăm sóc sức khỏe sinh sản bao gồm sự phối hợp các phương pháp, kỹ thuật và dịch vụ để bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em và sức khỏe tình dục [14],[23]

1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản: Bao gồm 4 yếu tố sau [14]:

- Trình độ học vấn và văn hóa của người phụ nữ

- Vị trí của người phụ nữ trong xã hội như tôn giáo, tục lệ

- Sự phát triển kinh tế hay mức thu nhập

- Dịch vụ chăm sóc sức khỏe y tế

1.1.3 Mục tiêu chăm sóc sức khỏe sinh sản

Mục tiêu 1: Tạo được sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức cũng như sự ủng

hộ và cam kết thực hiện các mục tiêu và các nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản trong mọi tầng lớp nhân dân, trước hết là trong cán bộ lãnh đạo các cấp

Mục tiêu 2: Duy trì vững chắc xu thế giảm sinh Bảo đảm quyền sinh con

và lựa chọn các biện pháp tránh thai, lựa chọn các biện pháp tránh thai có chất lượng của phụ nữ và các cặp vợ chồng, giảm có thai ngoài ý muốn và các tai biến do nạo hút thai

Mục tiêu 3: Nâng cao tình trạng sức khỏe của phụ nữ và các bà mẹ, giảm tỷ

lệ bệnh tật, tử vong mẹ, tử vong chu sinh và tử vong trẻ em một cách đồng đều hơn giữa các vùng và các đối tượng, đặc biệt chú ý đến các vùng khó khăn và các đối tượng chính sách

Mục tiêu 4: Dự phòng có hiệu quả để làm giảm số mới mắc và điều trị tốt

các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, kể cả HIV/AIDS và tình trạng vô sinh

Mục tiêu 5: Chăm sóc sức khỏe sinh sản tốt hơn cho phụ nữ cao tuổi, phát

hiện và điều trị sớm các trường hợp ung thư vú và các ung thư khác của đường sinh sản

Mục tiêu 6: Cải thiện tình hình sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục của vị

Trang 15

thành niên thông qua giáo dục, tư vấn và cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản phù hợp với lứa tuổi

Mục tiêu 7: Nâng cao sự hiểu biết của phụ nữ và nam giới về giới tính và

tình dục để thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm sinh sản, xây dựng quan hệ tình dục an toàn, có trách nhiệm, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau nhằm nâng

cao sức khỏe sinh sản và chất lượng cuộc sống [14]

1.1.4 Các nội dung chính của chăm sóc sức khỏe sinh sản

Nội dung chính của sức khỏe sinh sản được thể hiện rõ qua Chiến lược quốc gia về sức khỏe sinh sản tại Việt Nam 2001 – 2010 chi tiết hoá thành 10 nội dung cụ thể như sau [14],[23]:

Nội dung 1 Làm mẹ an toàn

Nội dung 2 Kế hoạch hoá gia đình

Nội dung 3 Phá thai an toàn

Nội dung 4 Giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên

Nội dung 5 Phòng các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản

Nội dung 6 Phòng các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nội dung 7 Phòng ung thư vú và ung thư sinh dục

Nội dung 8 Vô sinh

Nội dung 9 Sức khoẻ về tình dục và giáo dục về tình dục

Nội dung 10 Thông tin, giáo dục, truyền thông về sức khỏe sinh sản

Như vậy các vấn đề về sức khỏe sinh sản trở nên rất quan trọng đối với

nữ giới vì nữ giới có vai trò rất quan trọng trong việc tái sản xuất xã hội Cho nên, những kiến thức về sức khỏe sinh sản không những ảnh hưởng trực tiếp tới bản thân họ mà còn ảnh hưởng tới gia đình và cuộc sống tương lai [14]

Trang 16

1.2 MỘT SỐ BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN Ở PHỤ NỮ

Theo Tổ chức y tế thế giới, bệnh lý sức khỏe sinh sản được định nghĩa

là tình trạng bệnh hoặc rối loạn đường sinh sản hoặc bệnh lý do hậu quả của hành vi sinh sản, bao gồm mang thai, sẩy thai, sinh đẻ và hành vi tình dục Bệnh lý sức khỏe sinh sản ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của phụ nữ và nên cần được ưu tiên chú ý về phòng chống [63]

Một số bệnh lý thường gặp về sức khỏe sinh sản ở nữ giới như sau:

1.2.1 Viêm nhiễm đường sinh dục dưới (VNĐSDD): Bệnh rất phổ biến

trong đời sống của người phụ nữ, nguyên nhân đa dạng, diễn biến phức tạp dẫn đến việc điều trị khó khăn và có thể để lại biến chứng như viêm tiểu khung, vô sinh, chửa ngoài tử cung, ung thư cổ tử cung, sẩy thai, đẻ non, viêm kết mạc mắt ở trẻ em [16],[65]

Hình 1.1 Đặc điểm giải phẫu âm đạo – cổ tử cung [1]

1.2.1.1 Đặc điểm giải phẫu âm hộ, âm đạo và cổ tử cung: Bao gồm [1]:

Âm hộ: Âm hộ được cấu tạo gồm phần da ở ngoài và phần niêm mạc ở bên

Trang 17

trong Phía trong, bên trong âm hộ có tuyến Bartholin và hai bên lỗ niệu đạo,

có tuyến Skène, các tuyến này tiết dịch tham gia một phần vào hệ thống chống nhiễm khuẩn tự nhiên của dịch âm đạo

Âm đạo: Âm đạo là một ống đi từ cổ tử cung tới âm môn (Âm hộ) Âm đạo

nằm sau bàng quang và niệu đạo, nằm trước trực tràng Âm đạo và tử cung thường gấp theo một góc 90º Âm đạo dài khoảng 8cm, chạy chếch ra trước

và xuống dưới, tạo cùng với đường ngang một góc 70º Âm đạo dẹt trước sau, bình thường thành trước gắn vào thành sau thành một khe có nhiều nếp gấp

Cổ tử cung: Bao gồm phần trên âm đạo (Nằm trong ổ bụng và nằm ngoài

phúc mạc) và phần trong âm đạo (Đoạn dưới cổ tử cung) Cổ tử cung ở phía sau dính vào 1/3 trên âm đạo, phía trước dính vào 1/3 dưới, nên phần trong

âm đạo ở phía sau cao hơn phía trước Lúc chưa đẻ, cổ tử cung trơn đều, lỗ tròn Sau khi đẻ, càng đẻ nhiều lần, cổ tử cung càng dẹt và rút ngắn lại

1.2.1.2 Khái niệm viêm nhiễm đường sinh dục dưới

VNĐSDD là viêm đường sinh dục từ âm hộ đến cổ tử cung dưới vòng bám âm đạo gồm: Viêm cổ tử cung, viêm âm hộ, viêm âm đạo và tuyến sinh dục Các thể bệnh bao gồm: Viêm âm hộ, âm đạo do tạp khuẩn; viêm âm hộ,

âm đạo, cổ tử cung do Trichomonas vaginalis; viêm âm đạo do nấm Candida albicans, trobicalis, krusei; viêm sinh dục do lậu; viêm tuyến Bartholin và

viêm loét cổ tử cung [1] Khái niệm VNĐSDD do Hiệp hội sức khoẻ phụ nữ thế giới đưa ra năm 1987, nay được sử dụng rộng rãi trên thế giới, là một tập hợp gồm 3 nhóm bệnh [14]:

- Các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục: Giang mai, lậu,

HIV/AIDS, nhiễm Chlamydia trachomatis…

- Các nhiễm khuẩn nội sinh do phát triển quá mức các vi sinh vật sống cộng

sinh trong đường sinh dục: Viêm âm đạo không đặc hiệu, nhiễm nấm Candida

- Các nhiễm khuẩn do vi sinh vật xâm nhập từ ngoài vào không qua đường tình dục, như thực hiện các kỹ thuật thăm khám phụ khoa, sinh đẻ hoặc kế

Trang 18

hoạch hóa gia đình, từ môi trường tự nhiên do thiếu vệ sinh…

1.2.1.3 Một số yếu tố liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục dưới

Nhóm yếu tố về nơi ở: Những vùng có điều kiện tự nhiên khác nhau sẽ có

tỷ lệ mắc bệnh khác nhau bởi các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, hệ động thực vật, dân cư cùng các đặc trưng khác trong môi trường của một vùng địa lý nhất định luôn chi phối sự hình thành và duy trì bệnh tại nơi đó

Nhóm yếu tố cá nhân: Tuổi và nghề nghiệp là những yếu tố có ảnh hưởng

mạnh nhất đến tình trạng VNĐSDD ở phụ nữ Tiếp xúc nghề nghiệp có ảnh hưởng rất rõ rệt tới sức khoẻ và bệnh tật Sự khác nhau về tỷ lệ mắc bệnh và

tử vong thông qua các yếu tố có tính chất nghề nghiệp như tư thế và thời gian lao động, môi trường tiếp xúc với tiếng ồn, bụi, hoá chất, nước bẩn Các vi sinh vật từ môi trường tự nhiên xâm nhập vào qua đường âm đạo, vì vậy nghề nghiệp ảnh hưởng càng rõ đến tỷ lệ và cơ cấu mắc bệnh

Nhóm yếu tố vệ sinh: Tắm và sử dụng xà phòng trong tắm giặt, vệ sinh

hàng ngày và vệ sinh kinh nguyệt là các hình thức thực hiện vệ sinh cần thiết đối với phụ nữ Nguồn nước sinh hoạt, các công trình vệ sinh như nhà tắm, nhà xí đều ảnh hưởng đến VNĐSDD ở phụ nữ

Sinh đẻ, nạo hút thai: Phụ nữ sinh nhiều con và nạo hút thai thường có tỷ

lệ VNĐSDD cao hơn

Các biện pháp tránh thai: Những phụ nữ dùng dụng cụ tử cung có nguy

cơ mắc bệnh phụ khoa cao hơn so với những phụ nữ không dùng biện pháp tránh thai hay các biện pháp tránh thai khác Uống thuốc tránh thai kéo dài cũng là một điều kiện thuận lợi để nguy cơ bị viêm nhiễm đường sinh dục do mất cân bằng nội tiết làm thay đổi môi trường và tiết dịch âm đạo có thể gây viêm niệu đạo sinh dục [16]

1.2.1.4 Sinh lý bệnh của VNĐSDD: VNĐSDD không chỉ là vấn đề vi khuẩn,

đó là tương quan kết hợp của 3 yếu tố [16]:

Vật chủ: Cơ quan sinh dục nữ với các phương tiện bảo vệ Bình thường âm

Trang 19

đạo dễ dàng tự chống lại các tác nhân gây bệnh bằng nhiều cơ chế Biểu mô niêm mạc âm đạo chứa nhiều glycogen Các tế bào biểu mô âm đạo bẻ gãy glycogen thành các monosaccharid rồi sau đó được chuyển đổi thành acid lactic bởi bản thân tế bào và lactobaccilli (Trực khuẩn Doderlein) duy trì pH

âm đạo dưới 5,5 không thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển Mặt khác, ở niêm mạc âm đạo có dịch thấm từ mạng tĩnh mạch, bạch mạch có sẵn tính bảo vệ tự nhiên

Vi khuẩn, virus: Vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng Gồm hai nhóm:

- Tác nhân gây nhiễm khuẩn đặc hiệu: Các tác nhân này nói chung lây

truyền bằng tiếp xúc tình dục và gây ra các thương tổn đặc hiệu, bao gồm:

Neisseria Gonorhoeae, Chlamydia Trachomatis, Gardnerella Vaginalis, HIV, Trichomonas vaginalis, Nấm Candida

- Tác nhân gây nhiễm khuẩn không đặc hiệu: Mầm bệnh không gây ra

thương tổn đặc hiệu, có thể tìm thấy ở cổ tử cung - âm đạo trong trạng thái bình thường với số lượng ít, khi môi trường âm đạo ở trạng thái không bình thường các tác nhân này mới có cơ hội gây nên tình trạng viêm nhiễm đường sinh dục

Yếu tố lan truyền: Bao gồm ba yếu tố: Quan hệ tình dục chỉ là yếu tố thuận

lợi cho nhiễm khuẩn đặc hiệu Thầy thuốc có thể gây ra nhiễm khuẩn với nhiều mầm bệnh không đặc hiệu khi làm các thủ thuật sản phụ khoa Các yếu

tố trong cơ thể người bệnh bao gồm: Dị dạng sinh dục; mang dụng cụ tử cung; các khối u lành tính hay ác tính; đái tháo đường, thiếu estrogen, suy giảm miễn dịch; suy kiệt, dinh dưỡng kém; môi trường sống, nhà ở, nguồn nước, ánh sáng, bụi; tuổi tác; sự thay đổi sinh lý như quan hệ tình dục, có thai

1.2.1.5 Chẩn đoán: VNĐSDD thường biểu hiện bằng 4 triệu chứng lâm sàng

chính [16]: Khí hư, ngứa, viêm loét và đau bụng dưới Trong đó khí hư và viêm loét là hai triệu chứng quan trọng nhất: (1) Khí hư: Khi bị viêm, niêm mạc đường sinh dục phản ứng lại các tác nhân gây bệnh bằng phản ứng viêm

Trang 20

Khí hư chính là dịch viêm của đường sinh dục Số lượng, màu sắc và mùi khí

hư khác nhau phụ thuộc vào đặc điểm riêng của tác nhân và mức độ viêm (2) Ngứa, rát khó chịu: Tự nhiên hay khi quan hệ tình dục (3) Viêm loét ở cơ quan sinh dục: Biểu hiện viêm đường sinh dục trên lâm sàng là tình trạng tấy

đỏ, ngứa và có thể loét (4) Đau bụng dưới: Đau âm ỉ và liên tục

Hiện nay, cách phổ biến nhất trong phân loại các phương pháp chẩn đoán gồm các phương pháp chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng Về lâm sàng có 2 cách tiếp cận: Chẩn đoán theo căn nguyên và chẩn đoán theo hội chứng Về cận lâm sàng có các phương pháp: Chẩn đoán vi sinh vật, chẩn đoán miễn dịch, chẩn đoán mô tế bào, chẩn đoán hình ảnh Mỗi phương pháp có ưu điểm và hạn chế riêng, có phạm vi ứng dụng khác nhau [14],[23]

1.2.1.6 Các thể bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới thường gặp:

VNĐSDD thường gặp các thể bệnh như sau [16]:

Viêm âm hộ, âm đạo do nấm

* Đặc điểm vi sinh vật: Hay gặp nhất là nấm Candida albicans

* Các yếu tố nguy cơ: Trong trạng thái bình thường, 15% phụ nữ có nấm trong âm đạo Thay đổi vi khuẩn và pH âm đạo có thể cho phép nấm phát triển và gây rối loạn

- Mặc quần áo quá chật hoặc thay đổi các sản phẩm dùng cho vệ sinh phụ nữ

- Thai nghén: Trong khi có thai, biểu mô âm đạo quá sản và giải phóng nhiều glycogen Doderlein chuyển đổi glycogen thành acid lactic làm hạ pH âm đạo xuống 3,6 rất thuận lợi cho nấm phát triển

- Tránh thai nội tiết: Nhất là loại viên tránh thai kết hợp chứa 50mcg Ethynylestradiol, tạo thuận lợi cho độ toan âm đạo và mất cân bằng vi khuẩn chí âm đạo

- Các kháng sinh kéo dài tiêu diệt các vi khuẩn ở âm đạo dẫn đến môi trường

âm đạo bị biến đổi, nấm dễ dàng phát triển

Trang 21

- Các thuốc Corticoid và các hóa chất chống ung thư làm giảm sức đề kháng của cơ thể Các loại xà phòng, thuốc sát khuẩn làm thay đổi độ pH của âm đạo

- Một số bệnh nhân đái đường, lao, ung thư và tất cả các bệnh làm rối loạn nặng tình trạng toàn thân làm người bệnh dễ bị mắc nấm

* Triệu chứng: Bệnh nhân thường ngứa nhiều Khí hư có màu trắng đục như váng sữa, nhiều hay ít, không hôi Triệu chứng kèm theo: Đau khi giao hợp kèm theo cảm giác bỏng rát sau giao hợp, đái khó, bỏng rát khi tiểu tiện

- Khám lâm sàng: Âm hộ đỏ, phù nề, môi lớn có chất bựa trắng ngà bao phủ, tổn thương đỏ có xu hướng lan ra nếp bẹn, mông, có thể thấy sần mụn nước rải rác Qua mỏ vịt thấy niêm mạc âm đạo đỏ, dễ chảy máu, có lớp bựa trắng bao phủ Trong túi cùng sau, khí hư rất nhiều giống như chất bã đậu Cổ tử cung đỏ, phù nề, đôi khi bị loét trợt

- Xét nghiệm: Soi tươi hoặc nhuộm gram tìm nấm Nuôi cấy ở môi trường Sabouraud Chứng nghiệm Sniff (Whiff test): Âm tính Đo PH < 4,5

Viêm âm hộ, âm đạo do Trichomonas vaginalis

* Đặc điểm vi sinh học: Trichomonas là sinh vật đơn bào có roi hình ô van và

hơi lớn hơn tế bào bạch cầu một chút Con người là vật chủ duy nhất của

Trichomonas Sinh vật này ưa thích môi trường mà độ pH = 5 hoặc hơi lớn hơn một chút Trichomonas là một sinh vật kỵ khí có khả năng tạo ra hydro để

kết hợp với oxy và tạo ra một môi trường yếm khí Ở phụ nữ, sinh vật này chỉ gây nhiễm chủ yếu âm đạo và cổ tử cung nhưng có thể gây viêm niệu đạo, bàng quang và đường ruột (đại tràng)

* Yếu tố nguy cơ: Quan hệ tình dục với nhiều người và người bị nhiễm

Trichomonas vaginalis Thiếu estrogen và âm đạo bị kiềm tính, pH âm đạo > 4,5 là thuận lợi cho Trichomonas vaginalis Ngoài ra, bệnh có thể lây qua

đường bồn tắm, khăn tắm ẩm ướt

* Triệu chứng: Khí hư: Số lượng nhiều, loãng có bọt, màu vàng xanh, hôi Đây

Trang 22

là triệu chứng khá đặc hiệu, giúp phân biệt với tác nhân là nấm hay các tác nhân khác Có thể kèm theo ngứa, đi tiểu khó và đau khi giao hợp

- Khám: Người bệnh rất đau khi đặt mỏ vịt, khi thăm âm đạo Viêm âm hộ, âm đạo và cổ tử cung với hình ảnh niêm mạc đỏ rực với các chấm đỏ, thậm chí xung huyết Dịch tiết nhiều, lỏng, xanh nhạt, có bọt

- Xét nghiệm: Soi tươi thấy Trichomonas ở giữa các bạch cầu Trichomonas di

chuyển theo các hướng khác nhau, màng tế bào lượn sóng Độ nhạy của phương pháp soi tươi phát hiện Trichomonas là từ 50% đến 95% Chứng nghiệm Sniff (Whiff test): Nhỏ một giọt KOH 10% vào dịch khí hư thấy mùi

cá ươn và mất đi nhanh Đo PH > 4,5

Viêm âm đạo do vi khuẩn

Viêm âm hộ, âm đạo không đặc hiệu, bệnh nhân ra nhiều khí hư nhưng không có biểu hiện đau, không có biểu hiện viêm âm hộ - âm đạo Bệnh không lây qua đường tình dục nên không cần điều trị cho chồng hoặc bạn tình

* Đặc điểm vi sinh vật: Chủ yếu là do các vi khuẩn Gardnerella vaginalis, Mycoplasma Hominis, Prevotella, Mobiluncus có thể phối hợp với một số vi

khuẩn yếm khi khác

* Triệu chứng: Ra khí hư nhiều, mùi hôi như mùi tanh cá

- Khám lâm sàng: Khí hư mùi hôi như mùi cá ươn, màu trắng xám, đồng nhất n

hư kem phết vào thành âm dạo một lớp mỏng, không có biểu hiện viêm ở thành

âm đạo

- Xét nghiệm: Tiêu chuẩn chẩn đoán dựa vào nhuộm gram hoặc có 3 trong 4 tiêu chí của Amsel: Ra khí hư, PH âm đạo > 4,5, có Clue cells (Soi tươi hoặc nhuộm gram có tế bào âm đạo dính với vi khuẩn), test Shiff (+)

Viêm cổ tử cung

Cổ tử cung nằm trong âm đạo Viêm âm đạo và cổ tử cung thường phối hợp vì do cùng một biểu mô phủ và là tổn thương hay gặp Các nguyên nhân

Trang 23

gây viêm âm đạo đều có thể gây viêm cổ tử cung cho nên việc điều trị viêm

âm đạo thường liên quan đến điều trị viêm cổ tử cung

* Đặc điểm vi sinh vật: Các vi khuẩn thông thường: Liên cầu khuẩn, tụ cầu

khuẩn, trực cầu khuẩn, hay các ký sinh trùng như Trichomonas, các loại nấm gây bệnh, các vi sinh như Gardnerella, virus Herpes lúc đầu gây viêm âm đạo

và cổ tử cung, sau đó hiện tượng viêm sẽ làm biểu mô lát tầng bị phá hủy, tạo điều kiện cho biểu mô tuyến mọc ra ngoài cổ tử cung gây lộ tuyến

* Triệu chứng: Triệu chứng chủ yếu hay gặp là ra khí hư

- Khám lâm sàng: Khí hư có thể có màu vàng xanh, có bọt, có mùi hôi và có thể ra trong cả tháng, ra nhiều gây khó chịu

- Xét nghiệm: Cổ tử cung được cấu tạo bởi 2 loại biểu mô: Biểu mô lát tầng (Squamous epithelium) và biểu mô trụ (Glandular epithelium) Nguyên nhân gây viêm cổ tử cung phụ thuộc loại biểu mô nào bị nhiễm trùng Biểu mô phủ ngoài cổ tử cung liên tiếp với biểu mô phủ âm đạo và bị viêm bởi cùng một

loại vi sinh vật gây viêm âm đạo như Trichomonas, Candida, Herpes simplex, HPV Ngược lại, lậu cầu và Chlamydia trachomatis chỉ gây viêm cho biểu mô

trụ và gây ra triệu chứng ra khí hư mủ Chẩn đoán nguyên nhân khí hư mủ bằng cách lấy dịch trong ống cổ tử cung, nhuộm gram để tìm song cầu khuẩn lậu và thử ELISA, nuôi cấy, miễn dịch huỳnh quang trực tiếp hoặc PCR để

tìm Chlamydia

1.2.2 U xơ tử cung

U xơ tử cung là khối u lành tính, có nguồn gốc từ tế bào cơ trơn tử cung, chiếm khoảng 20 – 25% ở phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ, kích thước thường dưới 15 cm U xơ tử cung thường ít triệu chứng, tuy nhiên khi khối u lớn thì

có thể gây rong kinh, rong huyết, đau và vô sinh Nguyên nhân chưa được biết

rõ nhưng giả thuyết về cường Estrogen được nhiều tác giả ủng hộ [17]

Triệu chứng u xơ tử cung thường ít biểu hiện và được phát hiện tình cờ

Trang 24

Các triệu chứng thường được biểu hiện phụ thuộc vào vị trí và kích thước khối u

- Triệu chứng thiếu máu phụ thuộc vào mức độ mất máu

- Khí hư loãng như nước Rong kinh và cường kinh là triệu chứng chính hay gặp trong 60% các trường hợp Đau vùng hạ vị hay vùng hố chậu

- Khám: Sờ nắn bụng: Khối u vùng hạ vị có mật độ chắc, di động liên quan đến tử cung Khám âm đạo phối hợp với sờ nắn bụng: Phát hiện toàn bộ tử cung to, chắc, nhẵn, đều (có khi gồ ghề), không đau Khám trực tràng: Rất cần thiết để phân biệt u xơ tử cung phát triển ra phía sau hay khối u trực tràng

- Cận lâm sàng: Siêu âm: Giúp chẩn đoán xác định, chẩn đoán vị trí và kích thước u xơ, ngoài ra còn giúp chẩn đoán kích thước của tử cung Chụp điện toán cắt lớp chỉ có chỉ định khi cần phân biệt với các ung thư ở tiểu khung Soi buồng tử cung để chẩn đoán và điều trị các u xơ dưới niêm mạc

1.2.3 Ung thƣ cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư ác tính, đứng hàng thứ hai sau ung thư

vú ở người phụ nữ, chiếm khoảng 12% các loại ung thư đường sinh dục [18]

Các yếu tố nguy cơ: Nhiễm Human Papilloma virus (HPV), Herpes virus

Tuổi từ 40 – 70 Hút thuốc lá Sinh con nhiều (Từ 5 con trở lên) Quan hệ tình dục sớm Có nhiều bạn tình Vệ sinh cá nhân kém Suy giảm hệ thống miễn dịch do HIV/AIDS hoặc dùng Corticoides kéo dài Thuốc ngừa thai dạng uống Tiền sử VNĐSDD nhiều lần Yếu tố gia đình

Triệu chứng

- Lâm sàng: Bệnh nhân thường đến khám với triệu chứng ra máu âm đạo bất thường giữa kỳ kinh, ra máu sau giao hợp, hoặc khí hư hôi lẫn máu, có thể phối hợp với cơ thể suy kiệt Khám mỏ vịt: Khối u sùi, dễ chảy máu khi chạm vào Khi bôi Lugol vùng tổn thương không bắt màu (Nghiệm pháp Schiller

âm tính) Một số trường hợp muộn hơn sẽ thấy cổ tử cung biến dạng, loét sâu

Trang 25

- Cận lâm sàng: Tế bào âm đạo: Giúp phát hiện các thay đổi ở mức độ tế bào theo hướng tiền ung thư hoặc ung thư Soi cổ tử cung không chuẩn bị: Tổn thương dạng sùi hoặc loét, bề mặt dễ chảy máu, nhiều mạch máu tăng sinh Chứng nghiệm Hinselmann: Khi bôi acid acetic 3%, vùng tổn thương trở nên trắng đục, có thể có hình chấm đáy hoặc hình lát đá Chứng nghiệm Schiller: Bôi dung dịch Lugol 3%, vùng tổn thương không bắt màu nâu Sinh thiết: Được lấy từ vùng chuyển tiếp và vùng nghi ngờ, cho phép khảo sát mô học một cách chính xác và đầy đủ

1.2.4 U nang buồng trứng

Định nghĩa: U nang buồng trứng là những khối u buồng trứng có vỏ mỏng,

bên trong có chứa dịch đơn thuần hay phối hợp với các thành phần khác

Bình thường u nang buồng trứng có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp nhất là 30 – 50 tuổi Chẩn đoán tương đối dễ nhưng triệu chứng và tiến triển phức tạp nên việc điều trị và tiên lượng còn gặp nhiều khó khăn [19]

Triệu chứng

- Cơ năng: U nang nhỏ: Triệu chứng nghèo nàn, khối u tiến triển nhiều năm, bệnh nhân vẫn hoạt động bình thường, được phát hiện khi khám sức khỏe, khi khám phụ khoa hoặc khi siêu âm U nang lớn: Cảm giác nặng bụng dưới, có triệu chứng chèn ép tạng xung quanh gây tiểu khó, tiểu rắt, bí đại tiện

- Thực thể: Khi u nang lớn, thấy bụng dưới to lên như mang thai, sờ thấy khối

u di động có thể kèm theo đau Khám âm đạo: Tử cung nhỏ, cạnh tử cung có khối tròn đều, di động dễ dàng, ranh giới biệt lập với tử cung

- Cận lâm sàng: Siêu âm là cận lâm sàng quan trọng nhất giúp chẩn đoán xác định u nang buồng trứng Phản ứng hCG âm tính

1.2.5 Bệnh tuyến vú

Ở nữ giới, mô vú có cấu tạo phức tạp hơn, có kích thước lớn, và chịu nhiều ảnh hưởng của nội tiết tố, vì vậy tuyến vú cũng là nơi có nhiều loại bệnh

Trang 26

Một số bệnh tuyến vú hay gặp ở nữ giới [15]:

Viêm tuyến vú (Viêm vú hay viêm tuyến sữa):

* Triệu chứng: Triệu chứng có thể xuất hiện đột ngột như: Đau vú hoặc ấm khi chạm vào, thường cảm thấy khó chịu, sưng vú, đau hoặc cảm giác nóng rát liên tục hoặc trong khi cho con bú, đỏ da, sốt 38,30C hoặc cao hơn Mặc dù bệnh viêm vú thường xảy ra trong vài tuần đầu tiên cho con bú nhưng nó vẫn

có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong thời gian cho con bú

* Nguyên nhân: Ống dẫn sữa bị tắc: Tắc ống dẫn sữa làm sữa bị lưu lại và gây

ra nhiễm trùng vú Vi khuẩn xâm nhập vào vú thông qua vết nứt hoặc vết nứt

ở da của núm vú hoặc thông qua việc mở các ống dẫn sữa ở núm vú

U nang vú

* U nang vú là túi chứa đầy dịch trong vòng ngực Có thể có một hoặc nhiều u nang vú Chúng thường được mô tả như là khối tròn hay hình bầu dục với các cạnh khác biệt Phổ biến ở phụ nữ tuổi 30 – 40, thường không cần điều trị trừ khi

u lớn, đau đớn hoặc không thoải mái U nang thường biến mất sau mãn kinh

* Triệu chứng: Các dấu hiệu và triệu chứng của u nang vú bao gồm: Mịn, dễ dàng di chuyển, tròn hoặc hình bầu dục với các cạnh khác biệt Đau ngực hoặc đau ở khu vực của khối u vú Tăng kích thước vú và đau vú ngay trước khi thời gian kỳ kinh; giảm kích thước vú và giải quyết các dấu hiệu và triệu chứng khác sau thời kỳ kinh

* Có một hoặc nhiều u nang vú đơn giản không làm tăng nguy cơ ung thư vú Nguyên nhân của u nang vú vẫn còn chưa biết Một số bằng chứng cho thấy estrogen dư trong cơ thể có thể đóng một vai trò trong sự phát triển nang vú

Ung thƣ vú: Là u ác tính thường gặp ở phụ nữ, chiếm 30% ung thư phụ

khoa, đứng hàng thứ nhất trong các loại ung thư ở phụ nữ các nước đang phát triển Ung thư vú tăng rất nhanh ở phụ nữ kể từ sau 40 tuổi, trung bình 50 –

60 tuổi và tử vong do ung thư vú tăng một cách đều đặn mỗi năm

Trang 27

* Yếu tố nguy cơ: Tiền sử gia đình: Có mẹ hoặc chị bị ung thư vú, đặc biệt là

bị trước thời kỳ mãn kinh Chưa sinh đẻ Thai nghén muộn sau 30 tuổi Tiền sử ung thư các tuyến khác như ung thư niêm mạc tử cung, buồng trứng và ruột

* Triệu chứng

- Lâm sàng: Ung thư vú xâm lấn có thể biểu hiện lâm sàng khác nhau tùy theo giai đoạn Triệu chứng chính là sờ thấy khối u ở vú Triệu chứng kèm theo: Dấu hiệu có kéo da, dấu hiệu da cam, vết loét trợt, mất cân xứng hai bên vú, tiết dịch bất thường ở vú Sờ thấy hạch nổi to ở nách trong giai đoạn muộn

- Cận lâm sàng: Chụp X quang vú: Giá trị chẩn đoán 80% các trường hợp với các hình ảnh ác tính: Hình ảnh gai đá, khối u không đều, các điểm canxi hóa nhỏ, không đều, tập trung thành từng đám, da vùng khối u dày Siêu âm vú: Hữu ích đối với các trường hợp vú có mật độ cao, cho phép thấy tổn thương không đồng nhất với giới hạn mờ Chọc hút tế bào kim nhỏ cho phép chẩn đoán chính xác 90% các trường hợp Sinh thiết: Giúp chẩn đoán xác định

1.2.6 Vô sinh

 Định nghĩa: Theo Tổ chức y tế thế giới một cặp vợ chồng được gọi là vô sinh khi sống chung trên một năm và không dùng biện pháp tránh thai nào mà vẫn không có con [20]

 Phân loại [20]: Vô sinh nguyên phát: Hai vợ chồng chưa bao giờ có thai mặc dù đã sống chung trên một năm và không dùng biện pháp tránh thai nào

Vô sinh thứ phát: Hai vợ chồng trước kia đã có con hoặc đã có thai nhưng sau

đó không thể có thai mặc dù đã sống chung trên một năm và không dùng biện pháp tránh thai nào

 Nguyên nhân [20]: Nguyên nhân do nam giới: Bất thường tinh dịch, bất thường giải phẫu, rối loạn chức năng và các nguyên nhân khác (Chấn thương tinh hoàn, triệt sản nam, viêm nhiễm sinh dục, di truyền) Nguyên nhân do nữ giới: Bất thường phóng noãn, nguyên nhân từ vòi trứng, nguyên nhân tại tử

Trang 28

cung và cổ tử cung, nguyên nhân khác (Tâm lý, chứng giao hợp đau, di dạng đường sinh dục dưới Vô sinh không rõ nguyên nhân: Chiếm khoảng 10%

1.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN 1.3.1 Thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản trên thế giới

Trong ba thập kỷ qua, rất nhiều tác giả ở các nước trên thế giới đặc biệt

là châu Âu và châu Mỹ đã tiến hành nghiên cứu nhiều khía cạnh thuộc lĩnh vực sức khỏe sinh sản của phụ nữ Năm 1994, hội nghị “Dân số và phát triển” họp tại Cairo đã đề cập đến khái niệm sức khỏe sinh sản một cách toàn diện, theo đó chăm sóc sức khỏe sinh sản phải bắt đầu từ thời kỳ bào thai và tiếp tục đến già Từ sau hội nghị, sức khỏe sinh sản của phụ nữ càng được nhiều nhà khoa học quan tâm [14],[23]

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 20 triệu ca nạo phá thai không an toàn Ở Châu Phi, thai nghén ngoài dự định dao động

từ 50% – 90% trong số vị thành niên chưa chồng và 25% – 40% trong số vị thành niên có chồng” [65]

Các công trình nghiên cứu gần đây đã tập trung nghiên cứu về nhận thức, niềm tin, thái độ, hành vi của phụ nữ; điều tra tỷ lệ của các vấn đề sức khỏe sinh sản ở phụ nữ như: Nạo phá thai, vô sinh, viêm nhiễm đường sinh sản và các yếu tố ảnh hưởng; loãng xương và xơ vữa động mạch ở phụ nữ mãn kinh; tình dục ở phụ nữ, ung thư vú và ung thư nội mạc tử cung ở phụ nữ, những thay đổi về hóa sinh, huyết học ở tuổi mãn kinh [65]

Vấn đề sức khỏe sinh sản, vấn đề tình dục đã được nghiên cứu từ rất sớm

nữ giới đa phần đã được cung cấp đầy đủ các thông tin về sức khỏe sinh sản nhưng ở một số quốc gia tỷ lệ quan hệ tình dục trước hôn nhân hay tình trạng nạo phá thai vẫn còn rất cao bởi những giới hạn về chủng tộc, trình độ văn hóa và sức khỏe của họ [65]

Trang 29

1.3.2 Thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản ở Việt Nam

Trong những năm 1990, chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình tại Việt Nam được đầu tư nhiều nhằm mục đích hạ thấp tỷ lệ tăng dân số, góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước Ngoài chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình, các chương trình khác như bảo

vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em cũng được đầu tư đáng kể Tuy nhiên nếu các chương trình này hoạt động riêng lẻ, sẽ có nhiều khó khăn trong tổ chức, trùng lặp khi thực hiện và gây lãng phí tài nguyên Chính vì vậy, bước vào thế

kỷ 21, chúng ta phải có chiến lược bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em theo một quan niệm rộng lớn hơn, theo nội dung về “Sức khỏe sinh sản” của Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển năm 1994 tại Caro đã đề ra [23]

Đến nay, mặc dù các chỉ số sức khỏe sinh sản nói chung và các chỉ số về

tử vong mẹ và tử vong sơ sinh nói riêng của Việt Nam là tương đối khả quan

so với các quốc gia khác có cùng mức phát triển về kinh tế – xã hội, nhưng hiện trạng về sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh của Việt Nam vẫn còn là bức tranh chưa thực sự đầy đủ và rõ ràng, nhất là ở vùng cao và đồng bào dân tộc thiểu số Bên cạnh đó, hiểu biết, thái độ và thực hành của cộng đồng, của phụ

nữ cũng như gia đình họ về các vấn đề bệnh tật và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của phụ nữ và trẻ em nói chung còn chưa đầy đủ [36],[40]; ngoài ra, theo điều tra công tác cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn trên toàn quốc năm 2010 cho thấy: Mặc dù đã có những thành tích đáng kể nhưng vẫn còn một số dịch vụ chưa đầy đủ theo chức năng nhiệm vụ và phân tuyến kỹ thuật, đặc biệt là các dịch vụ cận lâm sàng dẫn tới

tỷ lệ trạm y tế đạt tiêu chuẩn cấp cứu sản khoa thiết yếu cơ bản thấp (28,3% trạm y tế có đỡ đẻ tại trạm)

Hầu hết các trạm y tế đều không đảm bảo tính đồng bộ về cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc và dịch vụ tối thiểu cần có để thực hiện dịch vụ

Trang 30

chăm sóc sức khỏe sinh sản Cơ sở vật chất cho chăm sóc sức khỏe sinh sản ở các trạm y tế còn rất khó khăn Mặc dù rất ít trạm y tế không có bộ dụng cụ thiết yếu chăm sóc sức khỏe sinh sản nào (1,3%), nhưng hầu hết các bộ dụng

cụ đều không đầy đủ các chi tiết nên tỷ lệ trạm y tế có ít nhất một bộ đủ cho mỗi loại cũng thấp (dưới 50%) Nhân lực của trạm y tế chưa đạt chuẩn y tế xã với 91,3% trạm y tế có nữ hộ sinh/y sỹ sản nhi [10],[11] và nhu cầu đào tạo

về chẩn đoán và điều trị bệnh phụ khoa của cán bộ y tế còn cao [33] Nghiên cứu của tác giả Nguyen Huu Chau Duc cho thấy trong giai đoạn 12 năm 2000 – 2011, sự bất bình đẳng trong việc sử dụng dịch vụ chăm sóc bà mẹ trước sinh và việc cung cấp dịch vụ y tế giảm ở Việt Nam và việc sử dụng các dịch

vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản đã tạo thuận lợi cho các bà mẹ có điều kiện trong năm 2000 và khoảng cách về sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản vẫn còn tồn đọng trong năm 2011 Phụ nữ có nhiều con, có trình độ học vấn thấp, sống ở nông thôn và trẻ tuổi có khả năng sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản thấp hơn [52]

Những vấn đề tồn tại trong công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản tại VIệt Nam trong giai đoạn hiện nay tập trung thành ba vấn đề chính như sau [23]:

- Vấn đề tăng dân số: Mô hình nhỏ chưa được chấp nhận rộng rãi, chưa được

thực hiện triệt để Quyền của mỗi cá nhân và của từng cặp vợ chồng để quyết định việc có con và tự do chọn lựa biện pháp tránh thai chưa được phổ biến Thất bại của các biện pháp ngừa thai còn cao do sự yếu kém trong việc cung cấp các thông tin và dịch vụ tránh thai thích hợp cho sự lựa chọn của người sử dụng Mức sinh tuy đã giảm nhưng chất lượng công tác kế hoạch hóa gia đình còn yếu, thể hiện tỷ lệ thất bại trong sử dụng các biện pháp tránh thai còn cao với số con trung bình của phụ nữ tuổi sinh đẻ là 2,3 nhưng ở các vùng trung

du, miền núi, duyên hải miền trung và Tây Nguyên, số này còn ở mức trên 3 hoặc 4 con Tình hình nạo thai khoảng 51,9 ca nạo thai trên 100 ca sinh sống

Trang 31

với khoảng 70 – 80 ca tử vong mỗi năm do nạo thai không an toàn, làm cho Việt Nam trở thành nước có tỷ lệ nạo thai cao nhất vùng Châu Á và là một trong 5 nước có tỷ lệ nạo thai cao nhất thế giới Thiếu cơ sở vật chất, số lượng

và chất lượng nhân lực y tế chăm sóc sức khỏe sinh sản phụ nữ, các chương trình cập nhật kiến thức và kỹ năng chưa đạt đáp ứng được yêu cầu

- Vấn đề chăm sóc sức khỏe bà mẹ: Nhìn chung sức khỏe của bà mẹ còn kém

Tỷ lệ phụ nữ mắc các bệnh viêm sinh dục, bệnh lây truyền qua đường tình duch còn cao Công tác chăm sóc bà mẹ trước, trong và sau sinh để đảm bảo mục đích làm mẹ an toàn còn chưa tốt, hậu quả là các tai biến sản khoa, tỷ lệ

tử vong mẹ, tử vong chu sinh còn cao Tỷ lệ còn cao ở phụ nữ mắc các bệnh như suy dinh dưỡng, thiếu máu, viêm sinh dục, sốt rét, ung thư và bệnh tim mạch Năm 1994, có đến 41% phụ nữ bị suy dinh dưỡng, có đến 40% phụ nữ

bị viêm sinh dục nhưng ở vùng nông thôn, vùng sâu và vùng xa, tỷ lệ này lên đến 60 – 70% do thiếu nước sạch và điều kiện vệ sinh kém Hai nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ là nhiễm trùng và ung thư hóa với hai loại ung thư hay gặp nhất là ung thư cổ tử cung và ung thư vú Việc chăm sóc phụ nữ có thai và các bà mẹ còn nhiều thiếu sót Tỷ lệ bà mẹ được khám thai và khi đẻ được cán bộ chuyên môn giúp còn thấp, việc chăm sóc sau sinh, việc hướng dẫn cho bú mẹ và cách nuôi con còn chưa được chú ý làm tốt Nguyên nhân là do sự yếu kém của hệ thống cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, đặc biệt là ở một số vùng khó khăn Tỷ lệ vô sinh ở các cặp vệ chồng trong độ tuổi sinh đẻ còn cao nhưng các biện pháp dự phòng và điều trị vô sinh, nhất là việc áp dụng các kỹ thuật cao còn hạn chế

- Vấn đề sức khỏe sinh sản lứa tuổi vị thành niên: Tình hình sức khỏe sinh sản

và sức khỏe tình dục của thanh thiếu niên đang bị đe dọa bởi nhiều nguy cơ là vấn đề cần được ưu tiên giải quyết Trong sự phát triển của mỗi con người, tuổi vị thành niên (10 – 19 tuổi là giai đoạn chuyển tiếp cực kỳ quan trọng từ

Trang 32

thời kỳ niên thiếu sang tuổi trưởng thành Chăm sóc sức khỏe sinh sản nói chung, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho trẻ vị thành niên có tầm quan trọng cho tương lai đất nước Nhưng đến nay, công tác này vẫn chưa được thực hiện tốt, trẻ vị thành niên chưa được trang bị các kiến thức đúng đắn về giới tính và tình dục Hậu quả là tỷ lệ có thai, phá thai

ở nữ vị thành niên khá cao Theo điều tra nhân khẩu học năm 1997, tỷ lệ có thai ở nữ vị thành niên là 5,7%, tỷ lệ sinh con đầu lòng ở lứa tuổi này là 3,5%

1.4 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN

Ở PHỤ NỮ LỨA TUỔI SINH ĐẺ

1.4.1 Tỷ lệ các đặc điểm sức khỏe sinh sản

1.4.1.1 Đặc điểm về sinh đẻ

Tuổi kết hôn: Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Lơ [22], Phạm Đình

Nhường [32], Tehrani [61] và Mani [51] cho thấy tuổi kết hôn trung bình khoảng 20 - 23 tuổi Nghiên cứu của Srivastava [60] tuổi kết hôn < 18 tuổi (80%) và  18 tuổi (20%)

Tuổi sinh con đầu lòng: Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Lơ [22] cho

thấy trung bình tuổi sinh con đầu lòng là 25,8 tuổi

Khoảng cách sinh: Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Lơ [22] cho thấy

khoảng cách sinh trung bình là 62 tháng Nghiên cứu của Phạm Đình Nhường [32] ở dân số dân tộc ÊĐê tại Đắk Lắk, khoảng cách sinh < 36 tháng chiếm 16,4%

Số lần có thai: Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Lơ [22], Tehrani [61],

Nguyen [53] cho thấy số lần có thai trung bình là 1,8 – 3,1 lần Nghiên cứu của Goto [45] và Mani [51]: Chưa mang thai (10,0 – 35,3%), 1 – 2 lần (32,7 – 67,7%), và  3 lần (22,3 – 32,1%)

Số lần hư thai: Nghiên cứu của tác giả Phan Thị Liên [56] và Nielsen [54]

tỷ lệ sẩy thai là 3,3 – 28,1%

Trang 33

Số con hiện tại: Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Lơ [22], Phạm Đình

Nhường [32], Phan Thị Liên [56], Nguyen [53], và Tehrani [61] cho thấy số con trung bình là 1,6 – 2,7 con Nghiên cứu của Cấn Hải Hà [4], Mani [51] và Nguyen [53]: Chưa có con (1,3 – 31,4%), 1 – 2 con (59,0 – 84,8%),  3 con (3,4 – 37,9%) Nghiên cứu của Nguyen Huu Chau Duc [52]: 1 con (45,3%), 2 con (38,3%) và  3 con: 16,4%

1.4.1.2 Đặc điểm về bệnh phụ khoa

Tỷ lệ và đặc điểm VNĐSDD

Tỷ lệ VNĐSDD trong các nghiên cứu trước đây được trình bày trong

bảng 1.1

Bảng 1.1 Tỷ lệ VNĐSDD trong các nghiên cứu trước đây

Tác giả Địa điểm nghiên cứu Tỷ lệ VNĐSDD

Trang 34

Tác giả Địa điểm nghiên cứu Tỷ lệ VNĐSDD

Nguyễn Thị Ngọc Thảo [37] Trung tâm CSSKSS 82,9%

PCBXH: Phòng chống bệnh xã hội CSSKSS: Chăm sóc sức khỏe sinh sản Kết quả ở bảng 2.1 cho thấy tỷ lệ VNĐSDD trong các nghiên cứu trước đây khoảng 20 – 85%, trong đó các nghiên cứu tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản, Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội và Bệnh viện có xu hướng cao hơn các nghiên cứu tại cộng đồng Ngoài ra, tỷ lệ VNĐSDD còn phụ thuộc vào phương pháp chẩn đoán VNĐSDD bằng thăm khám phụ khoa bởi nhân viên y tế hay phỏng vấn qua bộ câu hỏi

Trang 35

Các nghiên cứu trình bày của các tác giả trình bày trong bảng 2.1 cho thấy

vị trí VNĐSDD ở phụ nữ hay ở âm đạo khoảng 20 – 70%, cổ tử cung khoảng 25 – 50%, phối hợp giữa âm đạo và cổ tử cung khoảng 30 – 35% Tác nhân gây

VNĐSDD hay gặp nhất là vi khuẩn khoảng 60 – 85%, nấm Candida khoảng 10 – 70%, Trichomonas khoảng 1 – 25%, tác nhân khác khoảng 10 – 15%

Rối loạn kinh nguyệt: Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Lơ [22] là 12%,

trong khi đó nghiên cứu của Tehrani [61] tại Iran cho thấy tỷ lệ này khá cao 30,1%

Đau khi hành kinh: Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Lơ [22] là 16,4%,

trong khi đó nghiên cứu của Tehrani [61] tại Iran cho thấy tỷ lệ này là 17,7%

Bệnh tử cung: U xơ tử cung trong nghiên cứu Phạm Thu Xanh [42]: 0,5%,

trong khi đó nghiên cứu của Tehrani [61] tại Iran cho thấy tỷ lệ này là 3,6%

Bệnh buồng trứng: U nang buồng trứng trong nghiên cứu Phạm Thu Xanh

[42]: 0,7%, trong khi đó nghiên cứu của Tehrani [61] tại Iran cho thấy tỷ lệ này là 16,8%

Vô sinh: Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Lơ [22] là 8,2%, và nghiên

cứu của Tehrani [61] tại Iran cũng cho thấy tỷ lệ này là 8,3%

Khám phụ khoa định kỳ: Nghiên cứu của tác giả Hoàng Minh Hằng [5],

tỷ lệ khám phụ khoa định kỳ là 57,6% Nghiên cứu của Nguyễn Khắc Minh [26] là 79,2% Nghiên cứu của Kaufman [48] là 14,8%

1.4.1.3 Đặc điểm về một số biện pháp can thiệp đến sức khỏe sinh sản

Biện pháp tránh thai: Nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Khanh [12],

Phạm Thu Xanh [42], Cấn Hải Hà [4], Phan Thi Lien [56], Mani [51], Nielsen [54] cho thấy tỷ lế ử dụng biện pháp tránh thai ở phụ nữ lứa tuổi chiếm khoảng 60 – 90%, trong đó hay gặp nhất là đặt dụng cụ tử cung chiếm khoảng

20 – 60%, bao cao su khoảng 15 – 40%, thuốc tránh thai 2 – 25% Các nghiên cứu Phạm Thu Xanh [42], Cấn Hải Hà [4], Goto [45], Nielsen [54] cho thấy

Trang 36

phụ nữ sử dụng nhiều phương pháp tránh thai bằng đặt dụng cụ tử cung, trong khi đó nghiên cứu của Phan Thi Lien [56] và Mani [51] cho thấy phụ nữ sử

dụng nhiều phương pháp tránh thai bằng bao cao su

Khám thai: Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đức Thanh [36] và Hạc Văn Vinh

[40] cho thấy tỷ lệ khám thai ít nhất 3 lần trong thai kỳ chiếm từ 40 – 60%

Nạo phá thai: Nghiên cứu của Phạm Thị Khanh [12], Cấn Hải Hà [4] và Li

[50]cho thấy tỷ lệ nạo hút thai khoảng 30 – 75%, trong đó nghiên cứu của Phạm Thị Khanh cho thấy nạo thai ít nhất hai lần chiếm 52,7%

Tiêm uốn ván: Nghiên cứu của tác giả Hạc Văn Vinh [40] cho thấy tỷ lệ

tiêm uốn ván ít nhất 2 lần chiếm 61,8%

Tiêm phòng HPV: Chúng tôi chưa thấy nghiên cứu nào đề cập về tỷ lệ này 1.4.2 Một số yếu tố liên quan với VNĐSDD

Liên quan với tuổi

Liên quan giữa VNĐSDD với tuổi khác nhau theo từng nghiên cứu Một số nghiên cứu của Nguyễn Khắc Minh [27], Trần Thị Lợi [24], Hoàng Thị Lương [25] và Trần Hùng Minh [28] và Li [50] cho thấy tỷ lệ VNĐSDD hay gặp ở lứa tuổi 25 – 29 nhưng khác nhau không có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm tuổi khác Một số nghiên cứu của Rathore [58], Zhang [66], Bilwar [43] và Kafle [47] cho thấy tỷ lệ VNĐSDD tăng dần theo tuổi, trong khi đó nghiên cứu của Ratnaprabha [59] và Mani [51] cho thấy tỷ lệ VNĐSDD giảm dần theo tuổi

Liên quan với trình độ học vấn

Các nghiên cứu của Hoàng Thị Lương [25], Lý Văn Sơn [35] và Rathore [58], Thekdi [62], Paneru [55], Goto [45], Srivastava [60] và Zhang [66] đều cho thấy tỷ lệ VNĐSDD tỷ lệ nghịch với trình độ học vấn, học vấn càng thấp thì tỷ lệ VNĐSDD càng cao Tuy nhiên, nghiên cứu của Nguyễn Khắc Minh [26], Nguyễn Quang Vinh [41], Cấn Hải Hà [4], Egbe [44], Kafle [47], Bhilwar [43] và Mani [51] sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê

Trang 37

Liên quan với nghề nghiệp

Nghiên cứu của Thekdi [62] và Goto [45] cho thấy tỷ lệ VNĐSDD ở phụ nữ làm nghề nông nghiệp cao hơn các nghề nghiệp khác có ý nghĩa thống

kê Tuy nhiên nghiên cứu của Nguyễn Văn Học [9], Nguyễn Khắc Minh [26], Trần Thị Lợi [24], Trần Hùng Minh [28] và Nguyễn Quang Vinh [41] cho thấy tỷ lệ VNĐSDD khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa nhóm nghề nghiệp khác nhau Ngược lại, nghiên cứu của Zhang [66] lại cho thấy tỷ lệ VNĐSDD ở phụ nữ làm nghề nông nghiệp thấp hơn các nghề nghiệp khác có

ý nghĩa thống kê (PR = 0,88)

Liên quan với tình trạng hôn nhân

Nghiên cứu của Lý Văn Sơn [35] và Goto [45] cho thấy phụ nữ không

có chồng có tỷ lệ VNĐSDD cao hơn so với phụ nữ đang có chồng và có ý nghĩa thống kê Tuy nhiên, nghiên cứu của Cấn Hải Hà [4], Rathore [58], Egbe [44], Ratnaprabha [59], Goto [45] và Mani [51] cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ VNĐSDD giữa hai nhóm phụ nữ này

Liên quan với tuổi kết hôn

Nghiên cứu của tác giả Zhang [66], tỷ lệ VNĐSDD giảm dần có ý nghĩa thống kê theo các nhóm tuổi kết hôn 18 – 20 tuổi, 21 – 25 tuổi và > 25 tuổi có ý nghĩa thống kê Ngược lại, nghiên cứu của tác giả Srivastara [60] và Kafle [47] cho thấy tỷ lệ VNĐSDD ở phụ nữ kết hôn sớm cao gấp 2,6 – 5,8 lần so với phụ nữ không kết hôn sớm Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả Mani [51] và Bhiwar [43], cho thấy tỷ lệ VNĐSDD ở phụ nữ theo tuổi kết hôn khác nhau không có ý nghĩa thống kê

Liên quan với số con

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Học [9], Lý Văn Sơn [35], Nguyễn Thị Ngọc Thảo [37], Cấn Hải Hà [4], Rathore [58], Kafle [47] và Zhang [66] đều cho thấy tỷ lệ VNĐSDD ở phụ nữ có con cao hơn có ý nghĩa thống kê

Trang 38

phụ nữ chưa có con và tỷ lệ thuận với số con hiện có Tuy nhiên, nghiên cứu của Hoàng Minh Hằng [6], Ratnaprabha [59] và Mani [51] sự khác biệt về tỷ

lệ tỷ lệ VNĐSDD không có ý nghĩa thống kê

Liên quan với nạo phá thai

Nghiên cứu của tác giả Hoàng Minh Hằng [6], Cấn Hải Hà [4] và Ratnaprabha [59] đều cho thấy tỷ lệ VNĐSDD ở phụ nữ có nạo thai cao hơn

so với không có nạo phá thai nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê

Liên quan với biện pháp tránh thai

Nghiên cứu của Cấn Hải Hà [4], Egbe [44] và Kafle [47] cho thấy phụ

nữ sử dụng biện pháp tránh thai có tỷ lệ VNĐSDD cao hơn so với phụ nữ không sử dụng biện pháp tránh thai có ý nghĩa thống kê, trong khi đó nghiên cứu của Ratnaprabha [59] lại cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống

kê về mối liên quan này Nghiên cứu của Nguyễn Văn Học [9], Rathore [58], Egbe [44], Mani [51], Bihwar [43], Goto [45] và Hawkes [46] đều cho thấy tỷ

lệ VNĐSDD cao nhất ở phụ nữ sử dụng biện pháp tránh thai bằng dụng cụ tử cung và thấp nhất ở phụ nữ dùng biện pháp tránh thai bằng bao cao su

Liên quan với rối loạn kinh nguyệt

Nghiên cứu của tác giả Paneru [55] và Kafle [47] cho thấy tỷ lệ VNĐSDD ở phụ nữ có rối loạn kinh nguyệt đều cao gấp lần lượt là 1,3 lần và 1,6 lần có ý nghĩa thống kê so với phụ nữ không có rối loạn kinh nguyệt

Liên quan với khám phụ khoa định kỳ

Nghiên cứu của tác giả Phạm Thu Xanh [42], Nguyễn Văn Học [9] và Nguyễn Thị Ngọc Thảo [37] cho thấy tỷ lệ VNĐSDD ở phụ nữ không khám phụ khoa định kỳ gấp lần lượt là 3,7 lần; 3,7 lần và 1,1 lần so với phụ nữ khám phụ khoa định kỳ có ý nghĩa thống kê Tuy nhiên, trong nghiên cứu của tác giả Cấn Hải Hà [4] và Nguyễn Khắc Minh [26] tỷ lệ VNĐSDD ở phụ nữ không khám phụ khoa định kỳ cao hơn phụ nữ có khám khoa định kỳ nhưng

sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê

Trang 39

Liên quan với tiền sử VNĐSDD

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Khắc Minh, tỷ lệ VNĐSDD ở phụ nữ

có tiền sử VNĐSDD cao gấp 1,1 lần so với phụ nữ không có tiền sử VNĐSDD có ý nghĩa thống kê

Liên quan với thói quen cho tay vào âm đạo khi vệ sinh bộ phận sinh dục dưới

Nghiên cứu của tác giả Phạm Thu Xanh [42] và Nguyễn Văn Học [9] cho thấy tỷ lệ VNĐSDD ở phụ nữ có thói quen cho tay vào âm đạo khi vệ sinh bộ phận sinh dục dưới cao gấp lần lượt 2,8 và 4,8 lần có ý nghĩa thống kê

so với phụ nữ không có thói quen này

Liên quan với thói quen vệ sinh bộ phận sinh dục dưới bằng dung dịch

xà phòng

Nghiên cứu của tác giả Lý Văn Sơn [35] cho thấy tỷ lệ VNĐSDD ở phụ nữ có thói quen vệ sinh bộ phận sinh dục dưới bằng dung dịch xà phòng cao gấp 1,4 lần so với phụ nữ không có thói quen này có ý nghĩa thống kê Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả Hoàng Minh Hằng [6] cho thấy mối liên quan này không có ý nghĩa thống kê

Liên quan với thói quen vệ sinh bộ phận sinh dục dưới trước và sau quan hệ tình dục

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Khắc Minh [26] và Paneru [55] cho thấy tỷ lệ VNĐSDD ở phụ nữ không có thói quen vệ sinh bộ phận sinh dục dưới trước và sau quan hệ tình dục cao gấp lần lượt là 1,3 lần và 3,1 lần có ý nghĩa thống kê so với phụ nữ có thói quen này Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Hoàng Minh Hằng [6], tỷ lệ VNĐSDD theo mối liên quan này không có

sự khác biệt có ý nghĩa thống kê

Liên quan với bạn tình có thói quen vệ sinh bộ phận sinh dục trước quan hệ tình dục

Nghiên cứu của tác giả Lý Văn Sơn [35] và Nguyễn Khắc Minh [26]

Trang 40

cho thấy tỷ lệ VNĐSDD ở phụ nữ có bạn tình không có thói quen vệ sinh bộ phận sinh dục trước quan hệ tình dục cao gấp lần lượt là 3,3 lần và 1,3 lần có

ý nghĩa thống kê so với phụ nữ có thói quen này

Liên quan với nguồn nước sử dụng hàng ngày

Nghiên cứu của tác giả Phạm Thu Xanh [42] và Nguyễn Văn Học [9] cho thấy tỷ lệ VNĐSDD ở phụ nữ sử dụng nước khác (Nước giếng, ao hồ) gấp lần lượt là 1,6 lần và 2,3 lần so với phụ nữ sử dụng nước máy Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Hoàng Minh Hằng [6] và Cấn Hải Hà [4] mối liên quan này khác biệt không có ý nghĩa thống kê

Liên quan với nhà vệ sinh khép kín

Nghiên cứu của tác giả Cấn Hải Hà [4] và Mani [51] cho thấy tỷ lệ VNĐSDD ở phụ nữ có nhà vệ sinh khép kín cao gấp lần lượt là 1,4 lần và 2,2 lần có ý nghĩa thống kê so với phụ nữ không có nhà vệ sinh khép kín Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả Phạm Thu Xanh [42] và Nguyễn Khắc Minh [26] thì sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê

Liên quan với sống chung với đại gia đình

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Khắc Minh [26] cho thấy tỷ lệ VNĐSDD ở phụ nữ sống chung với đại gia đình cao gấp 1,3 lần có ý nghĩa thống kê so với phụ nữ sống gia đình riêng Tuy nhiên nghiên cứu của tác giả Mani [51], sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê

Liên quan với tiếp nhận thông tin về VNĐSDD

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Khắc Minh [26] và Lê Hồng Cẩm [2] cho thấy tỷ lệ VNĐSDD ở phụ nữ không tiếp nhận thông tin về bệnh VNĐSDD cao hơn so với phụ nữ có tiếp nhận thông tin về bệnh lý này Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Cấn Hải Hà [4] và Ratnaprabna [59] thì sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê

Ngày đăng: 11/08/2021, 16:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Y tế (2009). Hướng dẫn chuẩn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. NXB Y học, Hà Nội, 313-341 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn chuẩn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản
Tác giả: Bộ Y tế
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2009
2. Lê Hồng Cẩm (2001). "Khảo sát tần suất viêm đạo cổ tử cung ở phụ nữ tuổi 15 - 49 có gia đình tại huyện Hóc Môn". Nội san Y học TP. Hồ Chí Minh, số 4, tr. 13-16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát tần suất viêm đạo cổ tử cung ở phụ nữ tuổi 15 - 49 có gia đình tại huyện Hóc Môn
Tác giả: Lê Hồng Cẩm
Năm: 2001
3. Lê Hoài Chương (2013). "Khảo sát nguyên nhân gây viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ đến khám phụ khoa tại Bệnh viện phụ sản Trung ương". Y học thực hành, số 868, tr. 66-69 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát nguyên nhân gây viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ đến khám phụ khoa tại Bệnh viện phụ sản Trung ương
Tác giả: Lê Hoài Chương
Năm: 2013
4. Cấn Hải Hà (2014). Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ ở phụ nữ 15-49 tuổi có chồng tại xã Kim Quan, Thạch Thất, Hà Nội và một số yếu tố liên quan. Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Dược Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ ở phụ nữ 15-49 tuổi có chồng tại xã Kim Quan, Thạch Thất, Hà Nội và một số yếu tố liên quan
Tác giả: Cấn Hải Hà
Năm: 2014
5. Hoàng Minh Hằng (2011). "Đánh giá nhận thức của phụ nữ 15 - 49 tuổi về viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ Vĩnh Bảo, Hải Phòng". Y học thực hành, số 771, tr. 13-15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá nhận thức của phụ nữ 15 - 49 tuổi về viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ Vĩnh Bảo, Hải Phòng
Tác giả: Hoàng Minh Hằng
Năm: 2011
6. Hoàng Minh Hằng (2011). "Đánh giá một số yếu tố liên quan đến tình hình mắc viêm nhiễm đường sinh dục dưới của phụ nữ Hải Phòng". Y học thực hành, số 768, tr. 152-154 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá một số yếu tố liên quan đến tình hình mắc viêm nhiễm đường sinh dục dưới của phụ nữ Hải Phòng
Tác giả: Hoàng Minh Hằng
Năm: 2011
7. Phạm Văn Hiền (2000). "Kiến thức, thái độ, thực hành và tỷ lệ mắc bệnh nhiễm trùng sinh sản ở phụ nữ tuổi 15 - 49 tại 5 tỉnh Việt Nam". Nội san da liễu, số 2-3, tr. 1-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến thức, thái độ, thực hành và tỷ lệ mắc bệnh nhiễm trùng sinh sản ở phụ nữ tuổi 15 - 49 tại 5 tỉnh Việt Nam
Tác giả: Phạm Văn Hiền
Năm: 2000
8. Nguyễn Văn Học (2011). "Tình hình bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới thường gặp ở phụ nữ từ 18 - 52 tuổi tại quận Kiến An, Hải Phòng năm 2009". Y học thực hành, số 762, tr. 67-69 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới thường gặp ở phụ nữ từ 18 - 52 tuổi tại quận Kiến An, Hải Phòng năm 2009
Tác giả: Nguyễn Văn Học
Năm: 2011
9. Nguyễn Văn Học (2011). "Một số yếu tố liên quan chính đến bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ từ 18 - 52 tuổi tại quận Kiến An, Hải Phòng năm 2009". Y học thực hành, số 762, tr. 130-132 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số yếu tố liên quan chính đến bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ từ 18 - 52 tuổi tại quận Kiến An, Hải Phòng năm 2009
Tác giả: Nguyễn Văn Học
Năm: 2011
10. Nguyễn Tuấn Hưng (2011). "Thực trạng công tác cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản tại trạm y tế xã, phường, thị trấn". Y học thực hành, số 798, tr. 67-73 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng công tác cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản tại trạm y tế xã, phường, thị trấn
Tác giả: Nguyễn Tuấn Hưng
Năm: 2011
11. Nguyễn Tuấn Hưng (2011). "Khảo sát thực trạng hệ thống tổ chức và nhân lực các cơ sở chăm sóc dịch vụ sức khỏe sinh sản toàn quốc năm 2010". Y học thực hành, số 791, tr. 45-50 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát thực trạng hệ thống tổ chức và nhân lực các cơ sở chăm sóc dịch vụ sức khỏe sinh sản toàn quốc năm 2010
Tác giả: Nguyễn Tuấn Hưng
Năm: 2011
12. Phạm Thị Khanh (2010). Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới và các yếu tố liên quan của phụ nữ tuổi từ 18 đến 45 tại Bệnh viện phụ sản Thanh Hóa. Luận án chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới và các yếu tố liên quan của phụ nữ tuổi từ 18 đến 45 tại Bệnh viện phụ sản Thanh Hóa
Tác giả: Phạm Thị Khanh
Năm: 2010
13. Vũ Thị Hoàng Lan và Lã Ngọc Quang (2011). "Nghiên cứu cắt ngang". Dịch tễ học: Sách đào tạo sau đại học. NXB Y học, Hà Nội, tr. 111-123 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu cắt ngang
Tác giả: Vũ Thị Hoàng Lan và Lã Ngọc Quang
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2011
14. Phạm Văn Lình và Cao Ngọc Thành (2007). "Sức khỏe sinh sản". Sản phụ khoa: Sách đào tạo bác sỹ đa khoa. NXB Y học, Hà Nội, tr. 699-708 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sức khỏe sinh sản
Tác giả: Phạm Văn Lình và Cao Ngọc Thành
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2007
15. Phạm Văn Lình và Cao Ngọc Thành (2007). "Bệnh vú lành tính - Ung thư vú". Sản phụ khoa: Sách đào tạo bác sỹ đa khoa. NXB Y học, Hà Nội, tr.600-626 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh vú lành tính - Ung thư vú
Tác giả: Phạm Văn Lình và Cao Ngọc Thành
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2007
16. Phạm Văn Lình và Cao Ngọc Thành (2007). "Viêm âm đạo - cổ tử cung". Sản phụ khoa: Sách đào tạo bác sỹ đa khoa. NXB Y học, Hà Nội, tr. 493- 504 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Viêm âm đạo - cổ tử cung
Tác giả: Phạm Văn Lình và Cao Ngọc Thành
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2007
17. Phạm văn Lình &amp; Cao Ngọc Thành (2007). "U xơ tử cung". sản phụ khoa, tập II. Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, NXB Y Học, tr. 553-561 Sách, tạp chí
Tiêu đề: U xơ tử cung
Tác giả: Phạm văn Lình &amp; Cao Ngọc Thành
Nhà XB: NXB Y Học
Năm: 2007
18. Phạm Văn Lình và Cao Ngọc Thành (2007). "Ung thư cổ tử cung". Sản phụ khoa: Sách đào tạo bác sỹ đa khoa. NXB Y học, Hà Nội, tr. 580-590 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ung thư cổ tử cung
Tác giả: Phạm Văn Lình và Cao Ngọc Thành
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2007
19. Phạm Văn Lình và Cao Ngọc Thành (2007). "Khối u buồng trứng". Sản phụ khoa: Sách đào tạo bác sỹ đa khoa. NXB Y học, Hà Nội, tr. 541-552 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khối u buồng trứng
Tác giả: Phạm Văn Lình và Cao Ngọc Thành
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2007
20. Phạm Văn Lình và Cao Ngọc Thành (2007). "Vô sinh". Sản phụ khoa: Sách đào tạo bác sỹ đa khoa. NXB Y học, Hà Nội, tr. 642-651 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vô sinh
Tác giả: Phạm Văn Lình và Cao Ngọc Thành
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2007

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w