1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú tại trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản nghệ an

56 707 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 558,42 KB

Nội dung

KÊ ĐƠN THUỐC TRONG BỆNH VIỆN 1.1.1 Khái niệm về Đơn Thuốc Đơn thuốc là một chỉ định của người thầy thuốc đối với bệnh nhân, nhằm giúp họ có được những thứ thuốc theo đúng phác đồ điều tr

Trang 1

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

Trang 2

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LƯƠNG THỊ KIỀU

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC NGOẠI TRÚ TẠI TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC

KHỎE SINH SẢN NGHỆ AN

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp Chuyên khoa cấp I, tôi đã được ban giám hiệu nhà trường cùng thầy cô trường Đại học Dược Hà Nội đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ trong suốt quá trình học tập

Trước hết, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng gửi tới thầy giáo GS-TS Nguyễn Thanh Bình đã luôn quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn tận tình trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược, Phòng sau đại học Trường đại học Dược Hà Nội đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, anh chị tại Khoa Dược, Phòng kế hoạch Trung tâm Chăm Sóc Sức Khỏe Sinh Sản Tỉnh Nghệ an đã tạo điều kiện, cung cấp số liệu và đóng góp ý kiến cho tôi hoàn thành luận văn này

Lời cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã luôn sát cánh động viên, giúp đỡ và khích lệ cho tôi hoàn thành luận văn

Hà nội, ngày tháng 11 năm 2016

Học viên

Lương Thị Kiều

Trang 4

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 :TỔNG QUAN 2

1.1 KÊ ĐƠN THUỐC TRONG BỆNH VIỆN 2

1.1.1 Khái niệm về Đơn Thuốc 2

1.1.2 Kê đơn thuốc Điều trị ngoại trú 2

1.1.3 Sử dụng thuốc trong bệnh viện 5

1.2 QUY ĐỊNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ 6

1.2.1 Quy Định về kê đơn 6

1.2.2 Chỉ số trong kê đơn 8

1.3 TÌNH HÌNH KÊ ĐƠN THUỐC VÀ SỬ DỤNG THUỐC 10

1.3.1.Tình hình kê đơn thuốc và sử dụng thuốc trên thế giới 10

1.3.2 Tình hình kê đơn thuốc và sử dụng thuốc tại Việt Nam 11

1.4 MỘT VÀI NÉT VỀ TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN NGHỆ AN 15

1.4.1 Chức năng nhiệm vụ của Trung tâm 15

1.4.3 Chức năng của Bộ phận Dược – Vật tư của Trung tâm 17

1.4.4 Mô hình bệnh tật điều trị tại Trung tâm 17

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 18

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18

2.2.1 Biến số nghiên cứu 18

2.2.4 Mẫu nghiên cứu 23

2.2.5 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 24

Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26

3.1 TUÂN THỦ QUY ĐỊNH TRONG KÊ ĐƠN 26

3.1.1 Tuân thủ thủ tục hành chính trong kê đơn 26

3.1.2 Thông tin về thuốc kê đơn 27

3.2 CHỈ ĐỊNH THUỐC TRONG KÊ ĐƠN 29

Trang 5

3.2.1 Số thuốc trong đơn 29

3.2.2 Phối hợp thuốc trong kê đơn 29

3.2.3 Tỷ lệ đơn thuốc có kháng sinh, Vitamin và khoáng chất 30

3.2.4 Chỉ tiêu về sử dụng kháng sinh 31

3.2.5 Đơn kê vitamin và khoáng chất theo khoa Khám bệnh 34

3.2.6 Chi phí thuốc cho 1 đơn 35

3.2.7 Chi phí cho thuốc kháng sinh, Vitamin và Khoáng chất 36

Chương 4: BÀN LUẬN 37

4.1 Tuân thủ quy chế kê đơn 37

4.2 Về các chỉ định thuốc trong kê đơn 39

4.3 Về chỉ tiêu sử dụng kháng sinh 40

4.4 Chi phí sử dụng thuốc 42

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 43

Trang 6

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

HĐT&ĐT Hội đồng thuốc và điều trị

INN International Nonproprietary Name ( Thuốc gốc )

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 Mô hình bệnh tật 17

Bảng 2 Biến số trong khảo sát 18

Bảng 3 Đơn thuốc phân bố theo khoa 24

Bảng 4 Tỷ lệ đơn thuốc tuân thủ thủ tục hành chính 26

Bảng 5 Ghi thông tin bệnh nhân 26

Bảng 6 Ghi tên thuốc trong đơn 27

Bảng 7 Ghi hướng dẫn sử dụng 28

Bảng 8 Phối hợp thuốc trong đơn 29

Bảng 9 Đơn có kháng sinh, Vitamin và khoáng chất 30

Bảng 10 Số kháng sinh trong một đơn 31

Bảng 11 Phối hợp kháng sinh trong đơn tự nguyện 31

Bảng 12 Phối hợp kháng sinh trong đơn BHYT 32

Bảng 13 Số ngày kê kháng sinh 33

Bảng 14 Đơn kê kháng sinh theo khoa khám bệnh 33

Bảng 15 Đơn kê Vitamin và khoáng chất theo khoa khám bệnh 34

Bảng 16 Chi phí cho một đơn 35

Bảng 17 Chi phí thuốc Kháng sinh, Vitamin và khoáng chất 36

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1 Một số yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng thuốc 3

Hình 2 Chu trình sử dụng thuốc 5

Hình 3 Sơ đồ mô hình tổ chức của trung tâm 16

Hình 4 Tóm tắt nội dung nghiên cứu 21

Hình 5 Số thuốc trong đơn 30

Hình 6 Đơn kê kháng sinh theo khoa khám bệnh 34

Hình 7 Chi phí cho một đơn 35

Trang 9

ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh viện là nơi khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân,

là nơi thực hiện năng lực và vai trò của ngành y tế trong chiến lược chăm sóc

và bảo vệ sức khỏe con người Việc đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý là một yếu

tố góp phần nâng cao chất lượng điều trị, giảm chi phí cho người bệnh và giảm gánh nặng cho nền kinh tế xã hội

Do cơ chế thị trường, lợi nhuận của ngành dược tác động tới hoạt động

kê đơn thuốc của người thầy thuốc dẫn đến lạm dụng thuốc, đơn thuốc được

kê nhiều loại thuốc và thuốc đắt tiền, do đó làm tăng chi phí và giảm chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người bệnh

Trung tâm Chăm Sóc Sức Khỏe Sinh Sản Nghệ An là một đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc sở y tế, chuyên khoa Phụ sản Ngoài công tác

dự phòng, chỉ đạo tuyến dưới về kế hoạch hóa gia đình cho toàn tỉnh nghệ an thì hằng năm tại Trung tâm CSSKSS có triển khai khám và điều trị các bệnh

về Sản – Phụ khoa, Hỗ trợ sinh sản Trong đó có đến hơn 70% là điều trị tự nguyện Vì vậy việc tăng cường sử dụng thuốc hiệu quả, an toàn và hợp lý trong đơn thuốc cần được quan tâm và chú trọng Vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu “ Phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú tại Trung tâm Chăm Sóc Sức Khỏe Sinh Sản Nghệ An ” với 2 mục tiêu sau:

1 Mô tả thực trạng tuân thủ quy chế kê đơn thuốc ngoại trú tại Trung tâm năm 2016

2 Phân tích việc chỉ định thuốc trong điều trị ngoại trú tại Trung tâm năm 2016

Trang 10

Chương 1 :TỔNG QUAN 1.1 KÊ ĐƠN THUỐC TRONG BỆNH VIỆN

1.1.1 Khái niệm về Đơn Thuốc

Đơn thuốc là một chỉ định của người thầy thuốc đối với bệnh nhân, nhằm giúp họ có được những thứ thuốc theo đúng phác đồ điều trị

Đơn thuốc là một văn bản chuyên môn mang tính chất pháp lý của người thầy thuốc, từ đó quy định chế độ điều trị, ăn uống, sinh hoạt cho người bệnh và quy định chế độ pha chế, cấp phát, bán thuốc cho cán bộ dược

Đơn thuốc là tổng hợp tất cả các loại thuốc kể cả thuốc bắt buộc phải bán theo đơn và những thuốc mua tự do Đơn thuốc liệt kê tên thuốc, số lượng, liều lượng, số lần dùng thuốc trong ngày và thời điểm dùng Một đơn thuốc tốt là phải đạt các yêu cầu sau: Hiệu quả điều trị cao, an toàn trong sử dụng và tiết kiệm [1][4]

1.1.2 Kê đơn thuốc Điều trị ngoại trú

Kê đơn thuốc là một việc làm thường xuyên, có tính chất chuyên nghiệp của bác sỹ Mỗi khi khám xong cho một bệnh nhân nào đó, người thầy thuốc thường có định hướng chẩn đoán xem họ mắc bệnh gì và kê đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán và tình trạng bệnh của người bệnh

Kê đơn tốt là phải đảm bảo sự cân bằng giữa các yếu tố hợp lý, an toàn, hiệu quả, kinh tế và tôn trọng sự lựa chọn của bệnh nhân

Một số nguyên tắc khi kê đơn: Việc kê đơn thuốc phải thực hiện đúng

quy chế kê đơn và dựa trên những nguyên tắc sau đây [14] :

- Khi thật cần thiết phải dùng đến thuốc

- Đúng mẫu đơn quy định

- Thuốc phải ghi theo tên gốc với thuốc đơn chất

- Kê những thuốc tối thiểu cần thiết và phải có đầy đủ thông tin về thuốc

- Chọn thuốc hợp lý cho người bệnh cụ thể, hợp lý về giá và hiệu quả

Trang 11

- Chú ý thận trọng với từng cơ địa, trạng thái bệnh lý của người bệnh

- Thận trọng với các phản ứng có hại của thuốc

Đơn thuốc là mối liên quan giữa bác sỹ - dược sĩ - người bệnh cho nên việc kê đơn rất quan trọng để điều trị thành công Tại cơ sở khám chữa bệnh ở Việt Nam, bác sỹ là người quyết định kê đơn, chỉ định sử dụng thuốc cho bệnh nhân Thực tế cho thấy có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng tới việc kê đơn thuốc:

Hình 1 Một số yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng thuốc [14]

Người kê đơn: Kiến thức, thông tin,thái độ, đạo đức nghề nghiêp, thói quen

Bệnh nhân : Đặc điểm bệnh,

có BHYT hay không

Quản lý nhà nước :Quy định, hướng dẫn, hệ thống giám sát và kiểm tra chất lượng

Các yếu tố khác: Sự sẵn có của thuốc, quảng cáo của các công ty

Đào tạo , thông

tin

Cơ chế quản lý

Chính sách

Sử dụng thuốc: Kê đơn, Chỉ định thuốc

Trang 12

Kiến thức, thông tin, thái độ và đạo đức nghề nghiệp của người kê đơn

có ảnh hưởng quan trọng đến việc kê đơn, chỉ định sử dụng thuốc Các yếu tố này được quyết định bởi quá trình đào tạo và sự tiếp cận với các thông tin cập nhật về các phác đồ điều trị, thuốc, quy trình lâm sàng, dược học, dược lâm sàng Dẫn đến kê đơn không phù hợp với tình trạng bệnh lý của người bệnh, người kê không tuân thủ danh mục thuốc, không tuân thủ phác đồ, hướng dẫn điều trị, không chú ý đến sự tương tác của thuốc trong đơn

Bệnh nhân và gia đình bệnh nhân đôi khi cũng có những ảnh hưởng nhất định đến việc kê đơn của bác sỹ Bệnh nhân có bảo hiểm y tế hay không cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến thực hành kê đơn thuốc của bác sỹ vì có sự ràng buộc với các quy định trong thanh toán chi phí điều trị

Các chính sách quản lý của Nhà nước có liên quan chặt chẽ tới việc thực hành điều trị và kê đơn thuốc của bác sỹ Vai trò quản lý Nhà nước được thể hiện thông qua việc ban hành phác đồ điều trị chuẩn điều trị cho các bệnh cũng như danh mục thuốc được sử dụng tại từng cơ sở khám chữa bệnh và các quy định khác liên quan được thể hiện bằng việc cơ quan quản lý ban hành các văn bản, chính sách pháp luật

Ngoài ra yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng đến thực hành kê đơn của bác

sỹ phải kể đến là vai trò của quảng cáo, tác động của các hãng dược phẩm, của các chính sách marketing đen Đôi khi các công ty dược phẩm vì lợi nhuận mà đưa đến các thông tin sai lệch, thông tin thiếu về sản phẩm ảnh hưởng đến việc kê đơn thuốc của bác sỹ

Kê đơn hợp lý giúp cho quá trình điều trị đạt hiệu quả và an toàn cho người bệnh, cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe và giảm chi phí điều trị cho bệnh nhân

Kê đơn thuốc không hợp lý là việc kê đơn và dùng thuốc không phù hợp với chẩn đoán, chi phí điều trị cao, và có nhiều tương tác thuốc xảy ra Vì vậy gây ra một số hậu quả không mong muốn về kinh tế cũng như sức khỏe:

Trang 13

-Làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc cũng như kéo dài thời gian điều trị, tăng tỷ lệ bệnh tật và tăng nguy cơ tử vong

-Khó kiểm soát các tác dụng không mong muốn, tác dụng phụ, và khả năng tương tác giữa các nhóm thuốc dẫn đến mất an toàn trong quá trình sử dụng và ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh

-Làm gia tăng tình trạng kháng thuốc, nhất là đối với thuốc kháng sinh -Gây lãng phí về chi phí điều trị

1.1.3 Sử dụng thuốc trong bệnh viện

Sử dụng thuốc là một trong bốn bước của chu trình cung ứng thuốc được mô tả như sau:

Hình 2 Chu trình sử dụng thuốc [2]

Sử dụng thuốc hợp lý là việc dùng thuốc đáp ứng được yêu cầu lâm sàng của người bệnh ở liều thích hợp trên từng cá thể người bệnh (đúng liều, đúng khoảng cách đưa thuốc và thời gian sử dụng thuốc), đáp ứng được những yêu cầu về chất lượng, khả năng cung ứng và có giá cả phù hợp nhằm giảm tới mức thấp nhất chi phí cho người bệnh và cộng đồng

Việc sử dụng thuốc không hợp lý đã và đang là vấn đề toàn cầu đáng quan tâm Sử dụng thuốc không hợp lý sẽ gây nên những hậu quả về kinh tế

xã hội rất nghiêm trọng: Làm tăng đáng kể chi phí cho hoạt động chăm sóc

Lựa chọn

Mua sắm

Sử dụng

Cấp phát thuốc

Trang 14

sức khoẻ và giảm chất lượng điều trị, tăng nguy cơ xảy ra phản ứng có hại và làm cho bệnh nhân lệ thuộc quá mức vào thuốc

Việc chẩn đoán là tất yếu khách quan của việc kê đơn thuốc đúng bệnh

Ngày nay, khoa học và công nghệ y học tạo điều kiện tốt cho chẩn đoán Tuy nhiên, cũng cần chú ý tránh việc lạm dụng công nghệ cao trong chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng gây lãng phí cho người bệnh và cho xã hội

Việc kê đơn và chỉ định dùng thuốc do bác sỹ thực hiện, các nguyên nhân sai sót ở khâu kê đơn, chỉ định dùng thuốc rất phức tạp, đa dạng có thể

do trình độ chẩn đoán bệnh, hiểu biết về thuốc, do thói quen, do ý thức trách nhiệm, y đức

Bộ Y Tế đã có nhiều văn bản liên quan đến việc quản lý sử dụng thuốc trong bệnh viện Việc sử dụng thuốc trong bệnh viện phải hợp lý, an toàn, có hiệu quả Hội đồng thuốc và điều trị có nhiệm vụ giúp Giám đốc bệnh viện trong việc giám sát kê đơn hợp lý, tổ chức theo dõi các phản ứng có hại và các vấn đề liên quan đến thuốc trong bệnh viện, tổ chức thông tin về thuốc Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm chỉ đạo hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong việc lựa chọn thuốc và sử dụng thuốc hợp lý, an toàn

1.2 QUY ĐỊNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ

Để đánh giá cũng như giám sát hoạt động kê đơn thuốc trong bệnh viện, Bộ Y tế cũng đã ban hành nhiều văn bản quy định về các hoạt động kê đơn thuốc trong bệnh viện: Thông tư 23/2011/TT-BYT Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh; 04/2008/QĐ-BYT Quyết định về việc ban hành quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú; 21/2013/TT-BYT Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện

1.2.1 Quy Định về kê đơn

Ngày 01/02/2008, Bộ Y tế đã ban hành Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BYT đã quy định trách

Trang 15

nhiệm của người kê đơn thuốc và cách ghi đơn thuốc như sau:

Người kê đơn thuốc phải chịu trách nhiệm về đơn thuốc do mình kê cho người bệnh và thực hiện các quy định sau:

 Chỉ được kê thuốc điều trị các bệnh được phân công khám, chữa bệnh hoặc các bệnh trong phạm vi hành nghề ghi trong giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp

 Chỉ được kê đơn thuốc sau khi trực tiếp khám bệnh

 Không kê đơn thuốc trong các trường hợp sau:

1 Kê đơn thuốc vào mẫu đơn, mẫu sổ quy định kèm theo

2 Ghi đủ các mục in trong đơn; chữ viết rõ ràng, dễ đọc, chính xác

3 Địa chỉ người bệnh phải ghi chính xác số nhà, đường phố hoặc thôn,

4 Với trẻ dưới 72 tháng tuổi: ghi số tháng tuổi và ghi tên bố hoặc mẹ

5 Viết tên thuốc theo tên chung quốc tế (INN, generic name) hoặc nếu ghi tên biệt dược phải ghi tên chung quốc tế trong ngoặc đơn (trừ trường hợp thuốc có nhiều hoạt chất)

6 Ghi tên thuốc, hàm lượng, số lượng, liều dùng, cách dùng của mỗi thuốc

7 Số lượng thuốc gây nghiện phải viết bằng chữ, chữ đầu viết hoa

8 Số lượng thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc viết thêm số 0 phía trước nếu số lượng chỉ có một chữ số

9 Nếu có sửa chữa đơn phải ký, ghi rõ họ tên, ngày bên cạnh

Trang 16

10 Gạch chéo phần đơn còn giấy trắng Ký, ghi (hoặc đóng dấu) họ tên

người kê đơn

MẪU ĐƠN THUỐC

(Ban hành kèm theo Quyết định số 04 /2008 /QĐ- BYT, ngày 01 tháng 02 năm

2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Đơn vị …… … ĐƠN THUỐC

Kích thước: 1/2 giấy khổ A4 ngang;

Giấy trắng, chữ VNTIMEH, Vntime

cỡ 14, màu đen;

Mục bác sĩ khám bệnh: ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu đơn vị khám bệnh;

Tuổi: ghi tuổi của người bệnh, với trẻ

< 72 tháng tuổi ghi số tháng tuổi;

Đơn được sử dụng kê đơn thuốc (trừ thuốc gây nghiện)

1.2.2 Chỉ số trong kê đơn

Để giải quyết các vấn đề sử dụng thuốc, có hai phương pháp chính để

tiến hành điều tra, đó là: Phương pháp phân tích dữ liệu tổng hợp sử dụng

thuốc và phương pháp nghiên cứu chỉ số Đây là phương pháp đề đơn giản

Trang 17

hóa và chuẩn hóa các nghiên cứu sử dụng thuốc do WHO và INRƯS đã đưa

ra để mô tả chi tiết một tập hợp các chỉ số đáng tin cậy để đo lường việc sử dụng thuốc cho bệnh nhân ngoại trú và phương pháp tiêu chuẩn để thu thập các dữ liệu cho các chỉ số này

Phương pháp phân tích chỉ số: Phương pháp trên được tổ chức WHO

đưa ra bằng các chỉ số sử dụng thuốc nhằm đo lường việc thực hiện tại cơ sở

y tế trên 3 lĩnh vực liên quan đến vân đề sử dụng thuốc trong chăm sóc sức khỏe ban đầu là: thực hành kê đơn thuốc của thầy thuốc, những vếu tố về chăm sóc bệnh nhân bao gồm cả việc khám lâm sàng của bác sỹ và phân phối thuốc của dược sĩ Các yêu tố đặc trưng của cơ sở để hỗ trợ cho việc sử dụng thuốc hợp lý Các chỉ số này được chuẩn hóa cao, áp dụng cho mọi quốc gia

và được khuyến cáo đưa vào bất kỳ nghiên cứu về sử dụng thuốc có sử dụng các chỉ số Các chỉ số này cung cấp một phương tiện đơn giản để đánh giá nhanh và đáng tin cậy một vài khía cạnh quan trọng của sử dụng thuốc ở cơ

sở chăm sóc sức khỏe ban đầu Các kết quả thu được sẽ chỉ ra các vấn đề sử dụng thuốc cụ thể, cần phải kiểm tra chi tiết

Ở Việt Nam,Các chỉ số này được ban hành kèm theo Thông tư số 21/TT-BYT ngày 08 tháng 8 năm 2013 của Bộ y tế bao gồm các chỉ số liên quan đến kê đơn thuốc điều trị ngoại trú [5]

a, Chỉ số kê đơn

- Số thuốc kê trung bình trong một đơn

- Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê theo tên chung quốc tế (INN)

- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có kháng sinh

- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có vitamin

b, Các chỉ số sử dụng thuốc toàn diện

- Chi phí cho thuốc trung bình của mỗi đơn

- Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho kháng sinh

- Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho vitamin

Trang 18

- Tỷ lệ phần trăm đơn kê phù hợp với phác đồ điều trị

Các chỉ số trên được các chuyên gia của WHO đưa ra nhằm đánh giá việc sử dụng thuốc tại các cơ sở y tế trong đó có hoạt động kê đơn thuốc Chúng không đánh giá tất cả các khía cạnh quan trọng của việc sử dụng thuốc, nhưng các chỉ số này trang bị công cụ cơ bản cho phép đánh giá nhanh chóng và đáng tin cậy một số vấn đề cốt lõi của việc sử dụng thuốc chăm sóc sức khỏe ban đầu

1.3 TÌNH HÌNH KÊ ĐƠN THUỐC VÀ SỬ DỤNG THUỐC

1.3.1.Tình hình kê đơn thuốc và sử dụng thuốc trên thế giới

Trong những năm gần đây nhu cầu thuốc trên thị trường thế giới có sự gia tăng mạnh mẽ, tổng doanh số ngành dược thế giới năm 2011 là 942 tỷ USD so với năm 2003 (567 tỷ USD) tăng trưởng 66,1% [11] Trong vấn đề sử dụng thuốc tồn tại hai vấn đề lớn, đó là sự tiêu thụ thuốc chưa đồng đều giữa các nước phát triển và đang phát triển và vấn đề đáng chú ý là việc kê đơn không hợp lý, không an toàn, vẫn có tình trạng bác sỹ kê đơn nhầm lẫn, lạm dụng thuốc, phối hợp thuốc không đúng, không ghi đủ liều lượng, dạng thuốc vẫn còn diễn ra Tình trạng bệnh nhân không tuân thủ theo chỉ định của bác

sỹ và việc kê quá nhiều thuốc cho một bệnh nhân, lạm dụng kháng sinh tiêm,

kê đơn kháng sinh cho bệnh nhân không nhiễm trùng vẫn còn tồn tại [13]

Khoảng 79% lượng thuốc ở thị trường dược phẩm thế giới là thuộc về các nước dẫn đầu về kinh tế như khu vực Bắc Mỹ, Châu Âu, Nhật [11]

Hiện nay xu hướng sản xuất và sử dụng các loại thuốc bán không cần đơn trên thế giới tương đối giống nhau và đang có xu hướng tăng lên,xu hướng này tăng mạnh ở các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật Bản, các quốc gia Tây Âu đã và đang ảnh hưởng tới quốc gia khác như Trung Quốc, Ấn Độ [13]

Thị trường dược phẩm các nước khối ASEAN có một số đặc điểm chung là thuốc thông dụng chiếm thị phần bình quân khoảng 40%, trong đó

Trang 19

Singapore thấp nhất là 9%,Việt Nam cao nhất 70% theo đánh giá của IMS

Trong các nước ASEAN, thuốc generic chiếm một tỷ trọng đáng kể Thuốc generic là một thị trường tiềm năng đồng thời là một giải pháp lựa chọn để người dân các nước đang phát triển có khả năng tiếp cận với thuốc thiết yếu theo chính sách của TCYTTG

Qua một số nghiên cứu ở một số bệnh viện trên thế giới cho thấy sai sót phổ biến là viết tắt không phù hợp, tiếp sau đó là tính sai liều, nguyên nhân thường là do chữ khó đọc Với đơn viết tay, một nửa số thuốc có sai sót y khoa 1/5 số đơn có thể gây hại, 82% có từ 1-2 sai sót, 77% không ghi cân nặng hay ghi sai, 6% không ghi ngày hay ghi sai ngày kê đơn, 38% sai sót dưới liều,18,8% là kê quá liều, sai sót do ghi thiếu hay sai khoảng thời gian

sử dụng là 28,3% và 0,9% Bác sỹ chủ yếu kê thuốc theo tên thương mại, kê thuốc theo tên gốc, tên INN chỉ chiếm 7,4% [10]

Việc sử dụng thuốc không hợp lý thường xuyên xảy ra với nhiều nguyên nhân khác nhau Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy cứ 3/10 bệnh nhân nhập viện là do dùng sai thuốc Thống kê tại Mỹ cho thấy sai sót sử dụng thuốc hàng năm ảnh hường tới 1,3 triệu người, trong đó có khoảng 180.000 sai sót gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng Và ở một số quốc gia sai sót trong đơn có thể lên tới 67%

1.3.2 Tình hình kê đơn thuốc và sử dụng thuốc tại Việt Nam

Kê đơn thuốc là một việc làm thường xuyên, có tính chuyên nghiệp của bác sỹ Tuy nhiên hoạt động này là một trong những hoạt động được Bộ Y tế yêu cầu nghiêm ngặt nhất đối với thầy thuốc Năm 2005, Bộ Y tế tổ chức hội nghị đánh giá thực hiện chỉ thị 05/2004/CT-BYT về việc chấn chỉnh công tác cung ứng, sử dụng thuốc trong bệnh viện đã cho thấy việc kê quá nhiều thuốc cho người bệnh, dẫn đến tương tác thuốc khi điều trị Bệnh viện Thống Nhất

có nhiều đơn kê 14 đến 16 thuốc trong một ngày cho một người bệnh, thậm chí có đơn kê đến 20 loại thuốc một ngày cho bệnh nhân [10]

Trang 20

Qua cuộc khảo sát của Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế tại một

số bệnh viện năm 2009 cho thấy: Mỗi bệnh nhân trong một đợt điều trị đã được sử dụng từ 0-10 thuốc, trung bình 3,63 ± 1,45 thuốc Nhóm thuốc bệnh nhân không có BHYT có số lượng thuốc trung bình trong một đợt điều trị

(4,00 ± 2,00 thuốc/ đợt) tăng hơn so với nhóm bệnh nhân có BHYT (3,63 ±

2,10 thuốc/đợt) [9] Mới đây, Cục Quản lý khám chữa bệnh đã công bố về tình hình sử dụng thuốc tại một số bệnh viện tuyến Trung ương

Theo một nghiên cứu tại bệnh viện Nhân dân 115 năm 2009, số thuốc trung bình trong một đơn ngoại trú là 3,62, trong đó số thuốc không thiết yếu

là 1,5 thuốc/1 đơn thuốc chiếm 41,46% tổng số thuốc trung bình một đơn [9] Trong quý I năm 2009, theo một nghiên cứu tại bệnh viện E số thuốc trung bình trong một đơn thuốc là 2,33 còn bệnh viện Bạch mai là 5,17

Theo một số nghiên cứu tại bệnh viện TW Quân đội 108 năm 2010, tại bệnh viện Tim Hà Nội năm 2010 và tại bệnh viện đa khoa Vĩnh Phúc năm

2011, số thuốc trung bình trong một đơn thuốc từ 4,2 đến 4,4

Một nghiên cứu khác tại bệnh viện Bạch Mai năm 2011 cũng cho tỷ lệ tương tự với số thuốc trung bình trong một đơn là 4,7 (với đơn không có BHYT) và 4,2 (với đơn BHYT) Trong đó, số đơn có 6 - 10 thuốc chiếm tỷ lệ

là 32,7% (với đơn không có BHYT) và 25,3% (với đơn BHYT) và có đơn (không có BHYT) sử dụng 11-15 thuốc, chiếm tỷ lệ 4,8% Tuy nhiên, một kết quả nghiên cứu khác tại bệnh viện TW Huế năm 2012, số thuốc trung bình trong một đơn thuốc BHYT là 2,88 [12]

Cũng trong nghiên cứu tại bệnh viện Bạch Mai, tỷ lệ đơn có kháng Sinh là 32,3% (với đơn không có BHYT) Trong đó sử dụng kết hợp kháng sinh tương đối phổ biến (45,9% các đơn không BHYT và 37,67% với các đơn BHYT) và chủ yếu là kết hợp 2 kháng sinh Các nghiên cứu tại bệnh viện TW Huế năm 2012, bệnh viện TW Quân đội 108 năm 2010 và bệnh viện Nhân Dân 115 cuối năm 2007 đến đầu năm 2008 cũng cho tỷ lệ khá tương đồng với

Trang 21

24,75 - 28% đơn có kháng sinh Trong khi đó, tại bệnh viện Đa khoa Vĩnh Phúc năm 2011,có đến 59,5% đơn thuốc ngoại trú có kê kháng sinh

Vitamin cũng là một hoạt chất được bác sỹ hay kê trong đơn Theo một khảo sát năm 2012 tại bệnh viện TW Huế, có 15,5% số đơn có kê vitamin đối với các đơn BHYT là do việc quy định giá trần (không quá 200.000đ/l đơn thuốc) Một khảo sát khác tại bệnh viện Tim Hà Nội năm 2010, có 35% đơn thuốc có kê vitamin, chủ yếu là vitamin nhóm B phối hợp các khoáng chất như Mg, Fe…và hầu như không có tình trạng bác sỹ kê nhiều vitamin trong cùng một đơn, tại bệnh viện Nhân dân 115 cùng cho tỷ lệ tương tự là 38% Trong khi đó, tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011 có đến 46,3% đơn thuốc ngoại trú và 43,5% hồ sơ bệnh án có kê vitamin

Việc thực hiện quy chế kê đơn, đặc biệt là kê đơn thuốc ngoại trú đã được cải thiện hơn trước do các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến Trung ương đa phần kê đơn điện tử Trước kia, bệnh viện Phổi TW năm 2009, do chưa dụng phần mềm trong kê đơn trên máy tính nên tỷ lệ thực hiện theo quy chế về ghi các thông tin về bệnh nhân và thông tin về thuốc là chưa cao, Có 35% đơn khảo sát ghi rõ ràng, đầy đủ địa chỉ bệnh nhân chính xác số nhà, đường phố hoặc thôn, xã; 100% ghi đầy đủ họ tên bệnh nhân; chẩn đoán bệnh nhân có ghi nhưng còn viết tắt nhiều; 62% số đơn ghi tên thuốc theo tên hoạt chất, 83% số đơn ghi đầy đủ hàm lượng, nồng độ, số lượng thuốc; 99% số đơn ghi hướng dẫn sử dụng trong 4cm; 100% số đơn đầy đủ liều dùng; 95% số đơn có ghi thời điểm dùng Một nghiên cứu khác ở bệnh viện Tim Hà Nội năm 2010 cũng cho kết quả khá tưomg đồng với 43,5% số đơn ghi rõ ràng, đầy đủ bệnh nhân chính xác đến số nhà, đường phố hoặc thôn, xã; 100% số đơn ghi đầy đủ

họ tên bệnh nhân; 100% số đơn ghi đầy đủ chẩn đoán bệnh nhưng viết tắt khá nhiều; 95% số đơn ghi liều dùng, thời gian dùng nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể Và theo nghiên cứu tại bệnh viện E năm 2009 cho thấy tỷ lệ đơn ghi đầy

đủ thông tin bệnh nhân chỉ đạt 11,33% do đa số các đơn không ghi tuổi bệnh

Trang 22

nhân; 100% đơn thuốc không ghi địa chỉ bệnh nhân đến số nhà, đường phố

mà chỉ ghi quận, huyện; tỷ lệ thuốc được kê theo tên gốc là 28,67%; 59,67% thuốc một thành phần kê theo tên biệt dược; tỷ lệ đơn thuốc ghi đầy đủ liều dùng cách dùng chỉ chiếm 22,0%; 40% số đơn ghi thiếu thời điểm dùng thuốc; đa số các đơn thuốc bác sỹ chi kí tên mà không ghi họ tên

Hiện nay, nhiều bệnh viện đã ứng dụng phần mềm trong kê đơn nên đã thực hiện tốt hơn quy chế kê đơn ngoại trú Theo nghiên cứu tại bệnh viện Đa khoa Vĩnh Phúc năm 2011, việc thực hiện kê đơn điện tử đã giảm được nhiều sai sót trong kê đơn, 100% đơn thuốc ghi đầy đủ họ và tên bệnh nhân; ghi chẩn đoán bệnh; ghi đúng, đầy đủ hàm lượng, nồng độ mỗi thuốc; ghi số lượng mỗi thuốc; ghi đầy đủ liều dùng một lần và liều dùng 24 giờ Tuy nhiên vẫn còn 29,5% đơn thuốc chưa ghi địa chỉ bệnh nhân chính xác số nhà, đường phố hoặc thôn, xã; 14,7% đơn thuốc không ghi rõ thời điểm dùng thuốc, cách dùng thuốc và vẫn còn một số đơn chưa ghi tuổi bệnh nhân và thiếu chữ ký của bác sỹ kê đơn Cũng theo nghiên cứu tại bệnh viện TW Huế năm 2012, về

cơ bản bệnh viện đã thực hiện đầy đủ quy chế kê đơn thuốc ngoại trú về ghi thông tin bệnh nhân, ghi tên thuốc, liều dùng, đường dùng, địa chỉ bệnh nhân được ghi chính xác đến xã, phường, vẫn còn 7,5% đơn viết tắt chẩn đoán bệnh và 21,5% số đơn chưa ghi đầy đủ thời điểm dùng thuốc

Tình hình sử dụng thuốc tại các bệnh viện cũng có phần thay đổi Năm

2010 tổng số tiền mua thuốc của 1018 bệnh viện là 15 nghìn tỷ đồng, tăng 4%

so với năm 2009, trong đó tỷ lệ tiền thuốc sản xuất tại Việt Nam chiếm 38,7% tăng nhẹ so với năm 2009 (38,2%) Tổng giá trị tiền mua thuốc sản xuất tại Việt Nam của 34 bệnh viện trung ương năm 2010 là hơn 378 tỷ đồng (11,9%), giảm nhẹ so với năm 2009 (12,3%) Tổng giá trị tiền mua thuốc sản xuất tại Việt Nam của 307 bệnh viện tỉnh thành phố năm 2010 là hơn 2.232 tỷ đồng (33,9%), tăng nhẹ so với năm 2009 (33,2%) [13]

Năm 2010, tỷ lệ tiền thuốc kháng sinh trong tổng số tiền thuốc đã sử

Trang 23

dụng chiếm 37,7% giảm nhẹ so với năm 2009 (38,4%) Tỷ lệ sử dụng Vitamin, Dịch truyền và Corticoid trong cơ cấu sử dụng thuốc giảm so với cùng kỳ năm 2009 Vitamin giảm từ 6,5% (năm 2009) xuống còn 4,7% (năm 2010) Đây là điều chuyển biến trong công tác sử dụng thuốc hợp lý tuy nhiên vẫn còn một số đơn vị đặc biệt là tuyến tỉnh, tuyến huyện chưa thực hiện tốt

sử dụng thuốc hợp lý, gây tăng chi phí không cần thiết cho người bệnh, tăng tình trạng kháng kháng sinh [13]

1.4 MỘT VÀI NÉT VỀ TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN NGHỆ AN

1.4.1 Chức năng nhiệm vụ của Trung tâm

Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh, là đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Sở Y tế, có chức năng giúp Giám đốc Sở Y tế chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước, các nhiệm vụ chuyên môn,

kỹ thuật về chăm sóc sức khỏe sinh sản trên địa bàn tỉnh Với các nhiệm vụ sau:

Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về sức khỏe sinh sản trên địa bàn toàn tỉnh trên cơ sở định hướng, chính sách, chiến lược, kế hoạch của Bộ Y tế

Làm đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, kỹ thuật về các hoạt động thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản đối với các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh

Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện công tác thông tin, truyền thông, giáo dục về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản trên địa bàn tỉnh Chịu trách nhiệm nội dung chuyên môn về chăm sóc sức khỏe sinh sản trong các hoạt động truyền thông

Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo liên tục cho cán bộ làm công tác chuyên môn, kỹ thuật thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản theo kế hoạch của tỉnh và Trung ương

Trang 24

Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản

Quản lý và tổ chức triển khai thực hiện các đề án, dự án, chương trình trong nước và ngoài nước về chăm sóc sức khỏe sinh sản trên địa bàn tỉnh được cấp có thẩm quyền phê duyệt

Tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ về chăm sóc sức khỏe sinh sản theo quy định của pháp luật

Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá, theo dõi, giám sát các hoạt động thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản trên địa bàn tỉnh Tham gia các đoàn thanh tra chuyên ngành về chăm sóc sức khỏe sinh sản khi có yêu cầu

1.4.2 Cơ cấu tổ chức của Trung tâm

Hình 3 Sơ đồ mô hình tổ chức của trung tâm

điều trị

1 Khoa Sức khỏe bà mẹ và Kế hoạch

hóa gia đình;

2 Khoa Sức khỏe trẻ em và phòng,

chống suy dinh dưỡng;

3 Khoa Sức khỏe sinh sản vị thành

niên và thanh niên;

4 Khoa Hỗ trợ sinh sản và Nam học;

5 Khoa Dược – Cận lâm sàng

-Phòng Tổ chức – Hành chính

Phòng Kế hoạch – Tài chính

Giám đốc Trung tâm

Trang 25

1.4.3 Chức năng của Bộ phận Dược – Vật tư của Trung tâm

Bộ phận Dược là một bộ phận nằm trong Khoa Dược – Cận lâm sàng,

chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc Trung tâm, có chức năng và nhiệm vụ:

- Tổng hợp nhu cầu, dự trù, cấp phát, quản lý thuốc, hóa chất, vật tư và các trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động của Trung tâm và của mạng lưới cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản trên địa bàn tỉnh thuộc các nguồn do Trung tâm chịu trách nhiệm quản lý

- Kiểm tra theo dõi việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý trong Trung tâm

- Triển khai và quản lý nhà thuốc bệnh viện

1.4.4 Mô hình bệnh tật điều trị tại Trung tâm

4 Tư vấn và thực hiện kế hoạch hóa gia đình 12687

Phụ khoa

5 Khám và điều trị viêm nhiễm phụ khoa, điều trị rối loạn

kinh nguyệt và rối loạn tiền mãn kinh

22365

8 Đốt điện và áp lạnh điều trị lộ tuyến Cổ Tử cung 574

Hỗ trợ sinh sản

Trang 26

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu:

Đơn thuốc ngoại trú tự nguyện và Đơn thuốc ngoại trú BHYT

Địa điểm nghiên cứu:

Trung tâm Chăm Sóc Sức Khỏe Sinh Sản Nghệ An

Thời gian nghiên cứu:

Đơn thuốc ngoại trú tự nguyện của bệnh nhân khám bệnh trong 3 tháng 6,7,8/2016

Đơn thuốc ngoại trú BHYT của bệnh nhân khám bệnh từ ngày 1/1/2016 – 30/8/2016

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Biến số nghiên cứu

Bảng 2 Biến số trong khảo sát

Thông tin

bệnh nhân

- Đơn thuốc có ghi đủ: họ tên, tuổi bệnh nhân, ghi địa chỉ người bệnh chính xác đến

số nhà, đường phố hoặc thôn, xã

- Đơn thuốc không ghi ít nhất một trong các nội dung trên

Biến phân loại (Có, Không )

Trang 27

Tên biến Khái niệm Giá trị biến Thuốc dạng

đơn chất

-Thuốc một thành phần ghi theo tên quốc

tế hoặc ghi theo tên biệt dược có ghi tên chung quốc tế trong ngoặc đơn -Thuốc một thành phần ghi theo tên biệt

dược

Biến phân loại

Liều dùng -Đơn thuốc có ghi đầy đủ liều dùng 1 lần

và liều 24h đối với tất cả các thuốc trong

từng thuốc trong đơn

-Đơn thuốc không ghi đủ một trong các

Trang 28

Tên biến Khái niệm Giá trị biến

-Đơn thuốc không có kháng sinh (Có, Không )

Là thời gian sử dụng kháng sinh trong đơn

phân loại theo 3 nhóm:

Ngày đăng: 13/03/2017, 23:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w