1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH CKL việt nam

75 47 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 3,23 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KINH TẾ BÁO CÁO TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: KẾ TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CKL VIỆT NAM Họ và tên sinh viên: LÊ THỊ HỒNG HẠNH..

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KINH TẾ

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI: KẾ TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM

HỮU HẠN CKL VIỆT NAM

Họ và tên sinh viên: LÊ THỊ HỒNG HẠNH

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đề tài: “Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH CKL Việt Nam” là một công trình nghiên cứu độc lập không có sự sao chép của người khác

Đề tài là một sản phẩm mà em đã nổ lực nghiên cứu trong quá trình học tập tại trường củng như thực tập tại công ty TNHH CKL Việt Nam Trong quá trình viết bài có sự tham khảo một số tài liệu có nguồn gốc rõ ràng, dưới sự hướng dẫn của cô Phạm Bình

An – giảng viên hướng dẫn tốt nghiệp em xin cam đoan nếu có vấn đề gì em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin gửi tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Thủ Dầu Một, quý thầy cô khoa kinh tế lời chúc sức khỏe, lời chào trân trọng và lời cảm ơn sâu sắc nhất.Nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của Quý thầy cô em đã hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp của mình với đề tài: “KẾ TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH CKL VIỆT NAM ”

Để có được thành quả báo cáo này em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Phạm Bình An, giảng viên trực tiếp hướng dẫn và chỉ ra những điểm còn thiếu sót trong bài để em nhanh chóng khắc phục và hoàn thành bài báo cáo một cách tốt nhất

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Quý công ty TNHH CKL Việt Nam đã tạo điều kiện tốt nhất và giúp đỡ em trong suốt thời gian qua Đặc biệt là chị Nguyễn Thị Tuyết Trinh, người đã trực tiếp, giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo cho em những tài liệu liên quan đến đề tài mà em thực hiện về công ty TNHH CKL Việt Nam trong suốt thời gian em thực tập tại công ty

Cuối cùng, em xin kính chúc Ban Giám hiệu Nhà trường cùng với quý thầy cô luôn mạnh khỏe, vui vẻ và tành công trong sự nghiệp trồng người cao cả Kính chúc Ban Giám đốc công ty TNHH CKL Việt Nam và các chị trong phòng kế toán luôn mạnh khỏe, vui vẻ, gặt hái được nhiều thành công trong công việc Kính chúc Quý công ty ngày càng phát triển lớn mạnh hơn nữa

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU - SƠ ĐỒ iv

DANH MỤC HÌNH ẢNH v

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1

4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu 2

5 Ý nghĩa của đề tài 2

6 Kết cấu của đề tài 2

NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH CKL VIỆT NAM 3 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH CKL Việt Nam 3

1.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty 3

1.1.2 Quá trình phát triển 4

1.1.3 Ngành nghề kinh doanh: 5

1.1.4 Quy trình công nghệ sản xuất 7

1.2 Tổ chức bộ máy của công ty 8

1.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 8

1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ giữa các phòng ban 9

1.3 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty 10

1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 10

Trang 5

1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ: 11

1.4 Chế độ, chính sách kế toán và hình thưc kế toán áp dụng tại công ty 11

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG CỦA CÔNG TY TNHH CKL VIỆT NAM 14

2.1 Nội dung 14

2.2 Nguyên tắc kế toán 15

2.3 Tài khoản sử dụng 17

2.4 Chứng từ, sổ sách kế toán 18

2.4.1 Chứng từ sử dụng: 18

2.4.2 Sổ sách kế toán 19

2.5 Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty TNHH CKL Việt Nam 21

2.6 Phân tích biến động của khoản mục tiền gửi ngân hàng 42

2.7 Phân tích báo cáo tài chính 45

2.7.1 Phân tích Bảng cân đối kế toán 46

2.7.2 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 54

2.7.3 Phân tích các chỉ số tài chính 58

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT – GIẢI PHÁP 62

3.1 Nhận xét 62

3.2 Giải pháp 63

KẾT LUẬN 65

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1 GTGT : Giá trị gia tăng

2 HACCP: Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU - SƠ ĐỒ

Bảng 1.1: Danh sách các sản phẩm 5

Sơ đồ 1.2: quy trình công nghệ sản xuất 7

Sơ đồ 1.3: Tổ chức bộ máy công ty TNHH CKL ( Việt Nam) 8

Sơ đồ 1.4: Bộ máy tổ chức kế toán 10

Sơ đồ 1.5: Quy trình ghi chép chứng từ 13

Bảng 2.24: Phân tích biến động chiều ngang của khoản của khoản mục tiền gửi ngân hàng tháng 4/2019 so với tháng 5/2019 42

Bảng 2.25: Bảng phân tích biến động chiều ngang của khoản của khoản mục tiền gửi ngân hàng tháng 5/2019 so với tháng 6/2019 43

Bảng 2.26: Bảng phân tích biến động chiều dọc của khoản của khoản mục tiền gửi ngân hàng tháng 4/2019 so với tháng 5/2019 44

Bảng 2.27: Bảng phân tích biến động chiều dọc của khoản của khoản mục tiền gửi ngân hàng tháng 5/2019 so với tháng 6/2019 44

Bảng 2.28: Phân tích cơ cấu và diễn biến tài sản tháng 4/2019 so với tháng 5/2019 46

Bảng 2.29: Phân tích cơ cấu và diễn biến tài sản tháng 5/2019 so với tháng 6/2019 48

Bảng 2.30: Phân tích cơ cấu và diễn biến nguồn vốn tháng 4/2019 so với tháng 5/2019 50

Bảng 2.31: Phân tích cơ cấu và diễn biến nguồn vốn tháng 5/2019 so với tháng 6/2019 52

Bảng 2.32: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tháng 4/2019 so với tháng 5/2019 54

Bảng 2.33: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tháng 5/2019 so với tháng 6/2019 56

Bảng 2.34: Các chỉ số khả năng thanh toán 59

Bảng 2.35: Các chỉ số khả năng sinh lời 60

Trang 8

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1: Sổ cái tài khoản 112 tại công ty TNHH CKL Việt Nam 20

Hình 2.2: Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH CKL Việt Nam 20

Hình 2.3: Phiếu chi ngày 11/9/2019 21

Hình 2.4: Ủy nhiệm chi ngày 11/09/2019 22

Hình 2.5: Giấy kê khai công tác ngày 11/09/2019 22

Hình 2.6: Giấy tờ liên quan ngày 11/09/2019 23

Hình 2.7: phiếu chi ngày 16/09/2019 24

Hình 2.8: Ủy nhiệm chi ngày 16/09/2019 25

Hình 2.9: Hóa đơn GTGT ngày 16/09/2019 26

Hình 2.10: Phiếu chi ngày 27/09/2020 27

Hình 2.11: Ủy nhiệm chi ngày 27/09/2019 28

Hình 2.12: Phiếu thu ngày 30/09/2019 29

Hình 2.13: Giấy báo có ngày 30/09/2019 30

Hình 2.14: Phiếu thu ngày 12/09/2019 31

Hình 2.15: Chứng từ giao dịch ngày 12/09/2019 32

Hình 2.16: Chứng từ ghi sổ 06 tháng 09/2019 33

Hình 2.17: Chứng từ ghi sổ 07 tháng 09/2019 34

Hình 2.18: Sổ cái tài khoản tiền gửi ngân hàng tháng 09/2019 36

Hình 2.19: Sổ chi tiết tài khoản tiền gửi ngân hàng tháng 9 năm 2019 37

Hình 2.20: Bản sao kê chi tiết ngân hàng ICB 38

Hình 2.21: Trích bảng cân đối tài khoản 09/2019 39

Hình 2.22: Trích bảng cân đối kế toán tháng 09/2019 40

Hình 2.23: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tháng 09/2019 41

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hiện nay, trong cơ chế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, các doanh nghiệp đều phải đứng trước những thách thức to lớn, đòi hỏi phải luôn có sự đổi mới và hoàn thiện để phát huy những ưu điểm và ngành nghề kinh doanh của mình Trong điều kiện đó muốn tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp cần xác định mục tiêu hoạt động phù hợp với năng lực của mình, có phương án sản xuất và sử dụng nguồn vốn sao cho đạt được hiệu quả cao nhất Muốn làm được, thì trước hết các doanh nghiệp phải nắm vững được tình hình tài chính Trong đó việc quản lý chặt chẽ

và hiệu quả về hệ thống của các quy trình và dòng tiền tài chính củng góp phần cho doanh nghiệp hoạt động phát triển nhanh hơn, tốt hơn Chính vì lẽ đó và củng nhân dịp

làm đề tài báo cáo tốt nghiệp, em đã chọn đề tài: “Kế toán tiền gửi ngân hàng tại

công ty TNHH CKL Việt Nam” Đề tài sẽ giúp em hiểu sâu hơn cách thức quản lý

tài khoản tiền gửi ngân hàng tại một doanh nghiệp, kiến thức chuyên sâu vào tài khoản tiền gửi nhất định, và tình hình tài chính của công ty từ đó em có thể so sánh, đưa ra nhận xét về lý thuyết đã được học trên giảng đường và trên thực tế để bổ sung kiến thức cho bản thân Tuy nhiên trong quá trình làm đề tài sẽ có những thiếu xót em mong giảng viên có thể góp ý và chỉnh sửa những thiếu xót này

2 Mục tiêu nghiên cứu

_Tìm hiểu chung về công ty TNHH CKL Việt Nam

_Tìm hiểu về cơ cấu tổ chức của đơn vị và cơ cấu bộ máy kế toán

_Tìm hiểu sâu vào kế toán tiền gửi ngân hàng, tình hình tài chính tại đơn vị

_Đưa ra một số nhận xét và kiến nghị

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: các cơ cấu tổ chức của công ty, phòng ban kế toán và chuyên sâu về tài khoản tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH CKL Việt Nam

Trang 10

Phạm vi nghiên cứu: em chọn công ty TNHH CKL Việt Nam làm công ty

nghiên cứu và thực tập

4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu

Phương pháp nghiên cứu:

+Phương pháp thu thập: Thu thập các thông tin, dữ liệu từ doanh nghiệp, thu thập các quy định của pháp luật về công tác kế toán

+Phương pháp tập hợp: tập hợp các chứng từ, sổ sách liên quan đến tài khoản tiền gửi ngân hàng tại công ty

+Phương pháp quan sát: quan sát việc lập các chứng từ, cách vào sổ tài khoản tiền gửi và trình bày lên báo cáo tài chính

+Phương pháp so sánh đối chiếu: so sánh giữa lý thuyết với thực tế

Nguồn dữ liệu: nguồn dữ liệu được tổng hợp thu thập từ các thông tin từ doanh

nghiệp, các nguồn thông tin quy định từ pháp luật, và nguồn dữ liệu tra cứu trong

lý thuyết

5 Ý nghĩa của đề tài

Đề tài tìm hiểu sâu về tài khoản tiền gửi ngân hàng trong thực tế, từ đó có thể giúp sinh viên hiểu rõ và tiếp thu tốt hơn về kiến thức củng như kĩ năng công việc trong tương lai, đề tài củng sẽ góp phần cung cấp thêm nguồn tài liệu, cứ liệu khoa học, bổ sung thêm nguồn tri thức mới

6 Kết cấu của đề tài

Nội dung đề tài được chia làm 3 chương:

Chương 1: Giới thiệu khái quát về công ty TNHH CKL Việt Nam Chương 2: Thực trạng kế toán tiền gửi ngân hàng của công ty TNHH CKL Việt Nam

Chương 3: Nhận xét – giải pháp

Trang 11

1.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty

Công ty TNHH CKL Việt Nam là công ty có vốn đầu tư 100% của Singapore Công

ty được thành lập theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 642043000697 (giấy phép cũ số 1636/GP ) do bộ kế hoạch và đầu tư cấp ngày 27/01/2014 dưới sự quản lý trực tiếp của ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương

 Tên công ty: công ty TNHH CKL Việt Nam

Trang 12

Cùng với quá trình hội nhập và phát triển đó là sự hợp tác liên doanh giữa Việt Nam với nước ngoài để cùng nhau phát triển dựa trên lợi ích cho cả hai bên.

Công ty TNHH CKL Việt Nam là một công ty có trụ sở tại Bình Dương, có vốn 100% của Singapore ( China Khim Food Industries Pte Ltd )

Ngay từ những ngày đầu hoạt động, công ty TNHH CKL đã là một đơn vị sản xuất kinh doanh nước giải khát không gas mang tính đa dạng về sản phẩm, không chỉ phục vụ cho thị trường nội địa mà còn xuất khẩu Điều quan trọng hơn là ngay từ lúc này công ty đã hình thành nên bộ phận bán hàng chuyên nghiệp nhằm đưa thương hiệu của mình đến nhiều người tiêu dùng hơn

Trong quá trình hoạt động, công ty TNHH CKL Việt Nam luôn luôn coi trọng về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và luôn đặt vấn đề này lên hàng đầu để đưa đến cho người tiêu dùng những sản phẩm đồ uống uy tín chất lượng cao, có lợi cho sức khỏe con người

Vì thế nên công ty đã xây dựng chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm (HACCP) Các sản phẩm của công ty đều được sản xuất trên dây chuyền thiết bị hiện đại, kín và luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho ra đời những dòng sản phẩm đạt chất lượng

Trang 13

Từ lúc mới thành lập đến nay hơn 20 năm, từ lúc Việt Nam chúng ta bắt đầu bước vào thời kì hội nhập đến nay thì doanh nghiệp đã trải qua nhiều khó khăn thách thức cùng với cuộc chạy đua với rất nhiều doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực kinh doanh để phát triển ổn định bền vững trên thị trường cả Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.

Nhìn chung công ty đã có những bước phát triển lớn mạnh, không chỉ về kim ngạch xuất khẩu hàng năm tăng dần, mà quy mô năng lực sản xuất kinh doanh củng tăng lên đáng kể, nguồn nhân lực mạnh về trí tuệ và tinh thần làm việc chăm chỉ đạt năng xuất cao

1.1.3 Ngành nghề kinh doanh:

Công ty sản xuất nước giải khát không gas, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu trên nhiều quốc gia với nhãn hiệu sản phẩm mang tên SAGIKO,GOLDCOW, RED EARGLE

Công ty đã cho ra đời 39 loại nước, bảng danh sách các sản phẩm của công ty được nêu trong bảng 1.1:

Bảng 1.1: Danh sách các sản phẩm

HÀNG

Trang 14

9 Sagiko Lychee Nước vải

Ninja

khác

25 Sagiko Mango Float With Real Bits Nước trái xoài với xoài

nhuyễn thể

26 Sagiko Peach Float With Real Bits Nước trái đào với đào nhuyễn

thể

27 Sagiko Orange Float With Real Bits Nước cam với tép cam

28 Sagiko Pineapple Float With Real Bits Nước trái khóm với khóm

nhuyễn thể

29 Sagiko Mixed Fruit Float With Real Nước trái cây hỗn hợp với hỗn

Trang 15

31 Iceberg Mango Nước xoài

Nguồn: Danh sách sản phẩm công ty TNHH CKL Việt Nam

Hiện nay công ty đang đẩy mạnh việc nghiên cứu, chế biến và từng bước nâng cao chức năng sản xuất để đưa ra thị trường nhiều loại nước trái cây phong phú, đa dạng hơn Nhằm khẳng định thương hiệu của mình đối với người tiêu dùng Cùng với việc nghiên cứu, nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu nhằm tiết kiệm để công ty ngày càng phát triển và đi lên

1.1.4 Quy trình công nghệ sản xuất

Công ty hiện có 110 công nhân viên bao gồm 40 nhân viên văn phòng, 70 công nhân sản xuất Ngoài phân xưởng và văn phòng làm việc công ty còn có các kho bãi chứa hàng với diện tích hàng nghìn m2

Sản xuất trên dây chuyền công nghệ khép kín với công suất 500 lon/phút

Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất:

Sơ đồ 1.2: quy trình công nghệ sản xuất

Nguồn: Công ty TNHH CKL Việt Nam

Trang 16

Căn cứ vào phương án mà chỉ tiêu kế hoạch đề ra để tăng cường việc sản xuất, và

dựa trên cơ sở trang thiết bị dây chuyền khép kín hiện có, đảm bảo chất lượng cao,

nhằm mục đích góp phần đưa thương hiệu sản phẩm ngày càng được nâng cao Thực

hiện đầy đủ mọi chính sách do nhà nước ban hành trong sản xuất kinh doanh

Cùng với công đoàn chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty,

nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên mộn để có đội ngũ cán bộ trẻ, lành nghề Nhằm

phục vụ cho việc quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có

hiệu quả

1.2 Tổ chức bộ máy của công ty

1.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

Cơ cấu tổ chức của công ty dựa vào cấu trúc trực tuyến chức năng, sơ đồ tổ chức

bộ máy quản lý ( xem sơ đồ 1.3)

Chủ tịch hội đồngquản trị

Giám đốc điều hành

Sơ đồ 1.3: Tổ chức bộ máy công ty TNHH CKL ( Việt Nam)

Nguồn: Công ty TNHH CKL Việt Nam

Trang 17

1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ giữa các phòng ban

_Giám đốc điều hành: Là người đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt

động kinh doanh của công ty Là người đề ra các chiến lược hoạt động kinh doanh, tổ chức sản xuất sao cho có hiệu quả và vẫn phù hợp với định hướng chiến lược chung, cụ thể là:

+ Đề ra kế hoạch sản xuất của công ty

+ Quan hệ giao dịch, ký hợp đồng với khách hàng

+ Nghiên cứu mở rộng sản xuất đúng quy định của pháp luật

+ Quyết định số lao động cần thiết và tạo môi trường làm việc tốt nhất cho họ

_Giám đốc tài chính: chịu trách nhiệm quản lý phòng tài chính kế toán và phòng

hành chính nhân sự, đồng thời tham mưu cho giám đốc điều hành để xử lý toàn bộ hoạt động của công ty

_Giám đốc kinh doanh: chịu trách nhiệm quản lý phòng kinh doanh, gồm phòng

kinh doanh nội địa và kinh doanh xuất khẩu

_Giám đốc kho vận: chịu trách nhiệm quản lý phòng nguyên liệu và kho thành

phẩm

_Giám đốc công nghệ: Quản lý phòng kĩ thuật.

_Giám đốc sản phẩm: quản lý các phân xưởng sản xuất.

_Phòng tài chính kế toán: Làm công tác thống kê, lên sổ sách và báo cáo tình hình

hoạt động tài chính của công ty

_Phòng hành chính nhân sự: chịu trách nhiệm về mặt hành chính và quản lý nhân

sự của doanh nghiệp, sắp xếp các phòng ban cho phù hợp với tình hình công ty

Trang 18

_Phòng kinh doanh:

+Phòng kinh doanh nội địa: chịu trách nhiệm tổ chức tiêu thụ sản phẩm cho

nhà máy ở thị trường trong nước

+Phòng kinh doanh xuất khẩu: chịu trách nhiệm xuất khẩu hàng hóa ra thị

trường nước ngoài và nghiên cứu mở rộng thị trường

_Phòng nguyên liệu, kho thành phẩm: Xây dựng kế hoạch sản xuất cho từng thời

kỳ, đề ra phương án cụ thể trong thu mua từng loại nguyên liệu nhằm đảm bảo hiệu quả

kinh tế cao, xây dựng kế hoạch phát triển trên toàn công ty

_Phòng kĩ thuật: Là phòng qua trọng nói lên hoạt động và sản xuất sản phẩm bởi

nhiệm vụ xây dựng các công trình phục vụ cho việc sản xuất, sữa chữa và sử lý kịp

thời các sự cố về kĩ thuật

_Phân xưởng sản xuất: là nơi trực tiếp sản xuất gồm các khâu phối chế, chiết

rót, đóng gói, lưu kho, xuất thành phẩm

1.3 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty

1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty

Hiện nay tổ chức bộ máy kế toán tại công ty có cấu trúc như sau:

KẾ TOÁN TRƯỞNG

KẾ TOÁN TỔNG HỢP

KẾ TOÁN THANH

Trang 19

1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ:

_Kế toán trưởng: Tổ chức và điều hành bộ máy kế toán, lập kế hoạch tài

chính, định mức sử dụng vốn

_Kế toán tổng hợp: là người thực hiện việc tổng hợp các số liệu chứng từ, sổ

sách, giám sát kiểm tra các nghiệp vụ kế toán phát sinh hằng ngày nhằm giúp đỡ cho kế toán trưởng trong việc tổ chức quản lý công tác kế toán tại công ty

_Kế toán thanh toán kiêm công nợ bán hàng: theo dõi chi tiết công nợ phải

thu của khách hàng, tạm ứng của cán bộ công nhân viên, thu khác Đôn đốc, thu hồi các khoản phải thu đúng thời hạn, xét duyệt đơn đặt hàng trước khi xuất bán Kiểm tra các khoản chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, hỗ trợ bán hàng, thưởng, chi phí vận chuyển cho khách hàng Hàng tháng đối chiếu công nợ với khách hàng Lập báo cáo công nợ phải thu theo định kì hoặc có yêu cầu của cấp trên

_Kế toán chi phí phải trả: theo dõi chi tiết các khoản công nợ phải trả cho từng

nhà cung cấp Theo dõi các khoản công nợ để lập kế hoạch thanh toán công nợ báo cáo lãnh đạo công ty cân đối tài chính thanh toán kịp thời cho nhà cung cấp

_Kế toán kho: là người nắm rõ tình hình vật tư , hàng hóa trong kho, kiểm

tra hàng hóa vật tư hàng ngày để kịp thời giải quyết

_Kế toán thuế và ngân: lưu trữ các chứng từ có liên quan Cập nhật kịp thời

các chính sách, quy định nhà nước về thuế Kiểm tra tổng hợp lập báo cáo thuế theo quy định

1.4 Chế độ, chính sách kế toán và hình thưc kế toán áp dụng tại

Trang 20

ban đầu, thu nhận kiểm tra chứng từ, ghi chép sổ sách hạch toán nghiệp vụ phục vụ cho yêu cầu quản lý sản xuất kinh doanh của từng bộ phận đó, lập báo cáo nghiệp

vụ và chuyển chứng từ cùng báo cáo về phòng kế toán doanh nghiệp để xử lý và tiến hành công tác kế toán

Ưu điểm: Bộ máy kế toán ít nhân viên củng đảm bảo được việc cung cấp thông tin kế toán kịp thời cho việc quản lý và chỉ đạo sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Công ty thực hiện kế toán theo phương thức kê khai thường xuyên: mọi nghiệp

vụ kinh tế phát sinh của công ty từ lập chứng từ ban đầu đến sổ sách kế toán chi tiết, tổng hợp đều thực hiện tại phòng kế toán Hàng tồn kho được tính theo phương pháp nhập trước xuất trước ( FIFO)

Hình thức kế toán đang áp dụng tại công ty là hình thức Chứng Từ Ghi Sổ, phương tiện tính toán và xử lí số liệu bằng máy vi tính (phần mềm kế toán )

Trang 21

Quy trình ghi chép:

Sơ đồ 1.5: Quy trình ghi chép chứng từ

Nguồn: Công ty TNHH CKL Việt Nam

Kí hiệu sơ đồ:

: Ghi hằng ngày : Ghi cuối tháng : Ghi đối chiếu Trình tự ghi sổ:

_ Công việc hằng ngày: hằng ngày, căn cứ vào các Chứng từ kế toán đã đƣợc kiểm tra đƣợc dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ, sau đó đƣợc dùng để ghi vào

Sổ cái Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ đƣợc dùng để ghi vào Sổ chi tiết có liên quan Sổ chi tiết sẽ đƣợc đƣa lên Bảng tổng hợp chi tiết

_ Công việc cuối tháng: Cuối tháng phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh Nợ - Có và số dƣ của từng tài khoản trên Sổ cái Căn cứ vào Sổ cái lập Bảng cân đối tài khoản

_Sau khi đối chiếu khớp đúng: giữa số liệu trên Bảng cân đối tài khoản và Bảng tổng hợp chi tiết, giữa Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ và Bảng cân đối tài khoản, Báo cáo tài chính sẽ đƣợc lập dựa trên Bảng tổng hợp chi tiết

Trang 22

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG CỦA

CÔNG TY TNHH CKL VIỆT NAM 2.1 Nội dung

Tài khoản tiền gửi ngân hàng (112) dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản tiền gửi không kỳ hạn tại Ngân hàng của doanh nghiệp Căn cứ để hạch toán trên tài khoản 112 “tiền gửi Ngân hàng” là các giấy báo Có, báo Nợ hoặc bản sao kê của Ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc (uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc chuyển khoản, séc bảo chi,…)

 Bên Nợ:

- Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng tiền tệ gửi vào Ngân hàng;

- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tại thời điểm báo cáo (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam)

- Chênh lệch đánh giá lại vàng tiền tệ tăng tại thời điểm báo cáo

 Bên Có:

- Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng tiền tệ rút ra từ Ngân hàng;

- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ (trường hợp

tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam)

- Chênh lệch đánh giá lại vàng tiền tệ giảm tại thời điểm báo cáo

Số dư bên Nợ: Số tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng tiền tệ hiện còn gửi tại Ngân

hàng tại thời điểm báo cáo

Trang 23

 Tài khoản 112 - Tiền gửi Ngân hàng, có 3 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 1121 - Tiền Việt Nam: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại Ngân hàng bằng Đồng Việt Nam

- Tài khoản 1122 - Ngoại tệ: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại Ngân hàng bằng ngoại tệ các loại đã quy đổi ra Đồng Việt Nam

- Tài khoản 1123 - Vàng tiền tệ: Phản ánh tình hình biến động và giá trị vàng tiền tệ của doanh nghiệp đang gửi tại Ngân hàng tại thời điểm báo cáo

2.2 Nguyên tắc kế toán

Khi nhận đƣợc chứng từ của Ngân hàng gửi đến, kế toán phải kiểm tra, đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo Nếu có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán của doanh nghiệp, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của Ngân hàng thì doanh nghiệp phải thông báo cho Ngân hàng để cùng đối chiếu, xác minh và xử

lý kịp thời Cuối tháng, chƣa xác định đƣợc nguyên nhân chênh lệch thì kế toán ghi

sổ theo số liệu của Ngân hàng trên giấy báo Nợ, báo Có hoặc bản sao kê Số chênh lệch (nếu có) ghi vào bên Nợ TK 138 “Phải thu khác” (1388) (nếu số liệu của kế toán lớn hơn số liệu của Ngân hàng) hoặc ghi vào bên Có TK 338 “Phải trả, phải nộp khác” (3388) (nếu số liệu của kế toán nhỏ hơn số liệu của Ngân hàng) Sang tháng sau, tiếp tục kiểm tra, đối chiếu, xác định nguyên nhân để điều chỉnh số liệu ghi sổ

Ở những doanh nghiệp có các tổ chức, bộ phận phụ thuộc không tổ chức kế toán riêng, có thể mở tài khoản chuyên thu, chuyên chi hoặc mở tài khoản thanh toán phù hợp để thuận tiện cho việc giao dịch, thanh toán Kế toán phải mở sổ chi tiết theo từng loại tiền gửi (Đồng Việt Nam, ngoại tệ các loại)

Phải tổ chức hạch toán chi tiết số tiền gửi theo từng tài khoản ở Ngân hàng để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu

Trang 24

Khoản thấu chi ngân hàng không được ghi âm trên tài khoản tiền gửi ngân hàng mà được phản ánh tương tự như khoản vay ngân hàng

Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo nguyên tắc:

- Bên Nợ TK 1122 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế Riêng trường hợp rút quỹ tiền mặt bằng ngoại tệ gửi vào Ngân hàng thì phải được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá ghi sổ kế toán của tài khoản 1122, 1112

- Bên Có TK 1122 áp dụng tỷ giá ghi sổ Bình quân gia quyền

Vàng tiền tệ được phản ánh trong tài khoản này là vàng được sử dụng với các chức năng cất trữ giá trị, không bao gồm các loại vàng được phân loại là hàng tồn kho sử dụng với mục đích là nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm hoặc hàng hoá

để bán Việc quản lý và sử dụng vàng tiền tệ phải thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành

Tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp phải đánh giá lại số dư ngoại tệ và vàng tiền tệ theo nguyên tắc:

- Tỷ giá giao dịch thực tế áp dụng khi đánh giá lại số dư tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ là tỷ giá mua ngoại tệ của chính ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản ngoại tệ tại thời điểm lập Báo cáo tài chính Trường hợp doanh nghiệp có nhiều tài khoản ngoại tệ ở nhiều ngân hàng khác nhau và tỷ giá mua của các ngân hàng không có chênh lệch đáng kể thì có thể lựa chọn tỷ giá mua của một trong số các ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản ngoại tệ làm căn cứ đánh giá lại

- Vàng tiền tệ được đánh giá lại theo giá mua trên thị trường trong nước tại thời điểm lập Báo cáo tài chính Giá mua trên thị trường trong nước là giá mua được công bố bởi Ngân hàng Nhà nước Trường hợp Ngân hàng Nhà nước không công bố

Trang 25

giá mua vàng thì tính theo giá mua công bố bởi các đơn vị đƣợc phép kinh doanh vàng theo luật định

2.3 Tài khoản sử dụng

Tại công ty hiện nay tài khoản ngân hàng bao gồm các số hiệu tài khoản cấp 2

và cấp 3 sau

Cấp 1: TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

Cấp 2: TK 1121 : Tiền gửi ngân hàng VNĐ

Cấp 3: TK 11211 : Tiền VNĐ gửi ICB

TK11212: Tiền VNĐ gửi Maybank

TK 11213 - Tiền VNĐ gửi ACB

Cấp 2: TK 1122: Tiền gửi ngân hàng USD

Cấp 3: TK 11221 - Tiền USD gửi ACB

TK 11223 - Tiền USD gửi ICB Công ty TNHH CKL Việt Nam có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tài khoản tiền gửi ngân hàng như sau:

Bên nợ: Phản ánh các nghiệp vụ tăng tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH

CKL Việt Nam, bao gồm:

Trang 26

- Chi tiền trả cho nhà cung cấp hoặc ứng trước tiền cho người bán

- Chi tiền mua văn phòng phẩm

- Chi tiền trả lương nhân viên

- Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt

- Chi tiền mua dịch vụ

 Ủy nhiệm thu

 Ủy nhiệm chi

 Sec chuyển khoản

 Sec bảo chi

 Sao kê ngân hàng

Mục đính và cách lập chứng từ:

_ Giấy báo có: Là chứng từ ngân hàng cung cấp thể hiện tiền trong ngân hàng tăng lên; giấy báo có được lập khi tiền trong tài khoản của đơn vị được tăng lên nhờ khách hàng thanh toán,…

_Giấy báo nợ: Là chứng từ ngân hàng cung cấp cho doanh nghiệp thể hiện tiền trong ngân hàng của doanh nghiệp giảm đi; giấy báo nợ được lập khi doanh nghiệp chi trả tiền cho nhà cung cấp,…

_Ủy nhiệm thu: là việc ngân hàng thực hiện theo đề nghị của bên thụ hưởng thu hộ một số tiền nhất định trên tài khoản thanh toán của bên trả tiền để chuyển

Trang 27

cho bên thụ hưởng trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản về việc ủy nhiệm thu giữa bên trả tiền và bên thụ hưởng

_Ủy nhiệm chi: là một loại chứng từ giao dịch mà phía người trả tiền sẽ lập với mục đích ủy quyền cho ngân hàng thanh toán số tiền cho nhà cung cấp

Ủy nhiệm chi được lập khi thanh toán, chuyển tiền giữa hai tài khoản trong hoặc cùng hệ thống

Nếu sử dụng UNC để thanh toán thì khi thực hiện lệnh chi, số tiền của lệnh này sẽ được chuyển trực tiếp vào tài khoản thanh toán của người thụ hưởng

Nếu dùng UNC để chuyển tiền thì số tiền sẽ được chuyển vào tài khoản thanh toán của người thụ hưởng nếu cùng hệ thống ngân hàng Trong trường hợp khác tài khoản ngân hàng thì sẽ trả cho người thụ hưởng qua tài khoản Chuyển tiền phải trả _ Sec chuyển khoản: Séc chuyển khoản là tờ séc do chủ tài khoản ký phát và trực tiếp giao cho người thụ hưởng để thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình..

_ Sec bảo chi:là việc người bị ký phát bảo đảm khả năng thanh toán cho tờ séc khi tờ séc được xuất trình trong thời hạn xuất trình đòi thanh toán

_ Sao kê ngân hàng: là bản sao chi tiết những phát sinh giao dịch của tài khoản thanh toán của cá nhân hoặc tổ chức Những phát sinh giao dịch này bao gồm tất cả các giao dịch tín dụng ra và vào tài khoản Sao kê được lập khi thực hiện theo yêu cầu của chủ tài khoản nhằm giúp kế toán so sánh đối chiếu các nghiệp vụ phát sinh trong tháng

2.4.2 Sổ sách kế toán

Hiện nay công ty TNHH CKL Việt Nam đang sử dụng 2 loại sổ chính dùng cho tài khoản ngân hàng, các loại sổ này đều được lập trên phầm mềm kế toán:

Sổ cái ( xem hình 2.1)

Trang 28

Sổ chi tiết ( xem hình 2.2)

Hình 2.1: Sổ cái tài khoản 112 tại công ty TNHH CKL Việt Nam

Nguồn: Công ty TNHH CKL Việt Nam

Hình 2.2: Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH CKL Việt Nam

Nguồn: Công ty TNHH CKL Việt Nam

Trang 29

2.5 Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty TNHH CKL Việt

Nam

Để tìm hiểu rõ hơn về cách hạch toán, ghi sổ sách và trình bày lên báo cáo tài chính của tài khoản tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH CKL Việt Nam, em chọn

ra 5 nghiệp vụ bất kì phát sinh tăng và giảm tiền gửi ngân hàng trong tháng 9 năm

2019 để mô phỏng lại cách hạch toán và đƣa lên báo cáo tài chính cuối tháng

Nghiệp vụ 1:

Ngày 11/9/2019 chi tiền gửi ngân hàng ICB cho nhân viên Thái Kiệt đi công

tác, số tiền: 11.025.000 VNĐ

Dựa vào ủy nhiệm chi, phiếu chi đã đƣợc lập và các giấy tờ liên quan, kế toán

thanh toán tiến hành định khoản nghiệp vụ trên phiếu chi (xem hình 2.3, 2.4, 2.5, 2.6)

Hình 2.3: Phiếu chi ngày 11/09/2019

Nguồn: Công ty TNHH CKL Việt Nam

Trang 30

Hình 2.4: Ủy nhiệm chi ngày 11/9/2019

Nguồn: Công ty TNHH CKL Việt Nam

Hình 2.5: Giấy kê khai công tác ngày 11/09/2019

Nguồn: Công ty TNHH CKL Việt Nam

Trang 31

Hình 2.6: Giấy tờ liên quan ngày 11/09/2019

Nguồn: Công ty TNHH CKL Việt Nam

Trang 32

Nghiệp vụ 2:

Ngày 16/09/2019 trả tiền cơm nhân viên 2349 phần cơm, đơn giá 20.000đ/phần theo hóa đơn ngày 31/08/2019 cho công ty TNHH thương mại dịch

vụ Đại Đức Tài bằng tiền gửi ngân hàng ICB, thuế suất thuế GTGT 10%

Dựa vào ủy nhiệm chi, phiếu chi, hóa đơn GTGT, kế toán định khoản trên

phiếu chi ( xem hình 2.7, 2.8, 2.9 )

Hình 2.7: phiếu chi ngày 16/09/2019

Nguồn: Công ty TNHH CKL Việt Nam

Trang 33

Hình 2.8: Ủy nhiệm chi ngày 16/09/2019

Nguồn: Công ty TNHH CKL Việt Nam

Trang 34

Hình 2.9: Hóa đơn GTGT ngày 16/09/2019

Nguồn: Công ty TNHH CKL Việt Nam

Trang 35

Hình 2.10: Phiếu chi ngày 27/09/2020

Nguồn: Công ty TNHH CKL Việt Nam

Trang 36

Hình 2.11: Ủy nhiệm chi ngày 27/09/2019

Nguồn: Công ty TNHH CKL Việt Nam

Trang 37

Hình 2.12: Phiếu thu ngày 30/09/2019

Nguồn: Công ty TNHH CKL Việt Nam

Ngày đăng: 10/08/2021, 21:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w