1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN tâm lý học tìm HIỂU ý CHÍ TRONG học tập của học VIÊN các NHÀ TRƯỜNG

24 137 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 130,5 KB

Nội dung

Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới, thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mở cửa hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Để quá trình này diễn ra thành công đòi hỏi có sự đóng góp của tất cả các tầng lớp nhân dân, trong đó thế hệ trẻ Việt Nam đóng vai trò tiên phong. Thanh niên là lớp người trẻ và là lực lượng đi đầu trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

Trang 1

TÌM HIỀU Ý CHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN

Ở NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI

MỞ ĐẦU

Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới, thực hiện quá trình côngnghiệp hoá, hiện đại hoá, mở cửa hội nhập với các nước trong khu vực và trênthế giới Để quá trình này diễn ra thành công đòi hỏi có sự đóng góp của tất cảcác tầng lớp nhân dân, trong đó thế hệ trẻ Việt Nam đóng vai trò tiên phong.Thanh niên là lớp người trẻ và là lực lượng đi đầu trong quá trình công nghiệphoá- hiện đại hoá đất nước Vị trí, vai trò quan trọng của thanh niên, sinh viên

đã được khẳng định trong các văn bản của Đảng và Nhà nước Văn kiện Đạihội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định: “đối với thế hệ trẻ, chăm lo giáodục, bồi dưỡng đào tạo phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lốisống, văn hoá, sức khoẻ, nghề nghiệp; giải quyết việc làm, phát triển tài năng

và sức sáng tạo, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc”1

Cùng với xu hướng chung đó, thế hệ thanh niên là học viên trong cácnhà trường quân đội đang ngày, đêm đóng góp công sức của tuổi trẻ cho sựnghiệp xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiệnđại góp phần không nhỏ vào sự phát triền chung của đất nước

Thời gian qua, chất lượng đào tạo học viên ở các nhà trường quân đội, đã

có những tiến bộ đáng kể Tuy nhiên, so với yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễnhoạt động quân sự thì học viên tốt nghiệp còn thiếu nhiều kỹ năng nghềnghiệp cần thiết, chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của quân đội hiện nay

Sự bất cập đó do nhiều nguyên nhân, trong đó học viên còn thiếu ý chí khắcphục những khó khăn khách quan, chủ quan vươn lên chiếm lĩnh những trithức, kỹ năng, kỹ xảo cần thiết đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống thựctiễn là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất

Để học viên có thể đóng góp được nhiều nhất sức lực và trí tuệ vào quátrình xây dựng quân đội, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước

1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb: Chính trị Quốc gia,

tr 126

Trang 2

thì trước hết học viên phải tự trang bị cho mình những tri thức, kỹ năng, thái

độ phù hợp thông qua hoạt động học tập Tuy nhiên, hoạt động học tập ở nhàtrường quân sự là hoạt động đòi hỏi sự tự chủ và nỗ lực ý chí rất lớn màkhông phải học viên nào cũng có được Nhìn chung, ý chí trong hoạt độnghọc tập của học viên trong nhà trường quân đội hiên nay còn chưa cao

Việc nghiên cứu chỉ ra thực trạng ý chí trong hoạt động học tập của họcviên quân sự; các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển ý chí củahọc viên; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển ý chí của họcviên trong hoạt động học tập là việc làm có ý nghĩa thiết thực

1.1.1 Khái niệm ý chí trong triết học

Quan niệm của trường phái ý chí luận trong Triết học (chủ nghĩa duy tâm)

Ý chí luận phủ nhận quy luật khách quan và tính tất yếu trong tự nhiêncũng như trong xã hội Trường phái này cho rằng ý chí con người quyết địnhtất cả Khuynh hướng ý chí luận có từ thời trung cổ, các đại diện tiêu biểu củatrường phái này là Saint Augustin, Duns Scotus và Schopenhauer

Saint Augustin (354- 430) khẳng định, thượng đế có sức mạnh vạn năng,

có quyền lực tuyệt đối Vậy ý chí con người có tự do trước ý chí và hành độngcủa thượng đế không? Trên thực tế nếu con người có tự do ý chí và hành độngtheo lý trí và tình cảm của mình thì có nghĩa là thượng đế không thống trịđược con người Saint Augustin không chấp nhận quan điểm đó, ông cho rằng

“ý chí con người là tự do, nhưng chỉ trong giới hạn tiền định của thượng đế” Mỗi người đều có thể hành động tuỳ thuộc vào mình, nhưng cái gì con ngườilàm thì Chúa cũng làm

Trang 3

Duns Scotus (1270- 1308) cho rằng: “ý chí mạnh hơn lý tính, con người

phải phục tùng ý chí của thần thánh” “Sự tự do của ý chí không phải là mộthậu quả hợp lý của lý trí, trái lại nó là một tác động duy nhất, độc đáo trong

số các tác động nằm trong bản tính tự nhiên của con người” Ý chí theo quanniệm của Duns Scotus mang tính hai cực: “ý chí có thể có hai thái độ phảnứng tích cực đối với một sự vật cụ thể hay hoàn cảnh cụ thể, nghĩa là nó cóthể yêu hay tìm kiếm điều gì tốt, hoặc nó có thể ghét hay xa lánh điều gì xấu”

Schopenhauer (1788- 1860) là một đại diện tiêu biểu của trường phái ý

chí luận Ông cho rằng: “thế giới là ý chí và tưởng tượng” Schopenhauer chorằng: “con người dường như được kéo về phía trước, nhưng thực ra thì nóđược đẩy từ phía sau, từ một nơi bí hiểm sâu thẳm Sức mạnh ấy chính là ýchí sống vô thức, nó không hề biến đổi, tồn tại trong mọi mạch tư duy vàhành vi con người Cả trí nhớ cũng chỉ là cô hầu gái của ý chí Những gì conngười gọi là tính cách hay nhân cách đều do ý chí quyết định Mọi chức nănghữu thức đều thấm mệt và cần đến giấc ngủ, duy chỉ có ý chí là vĩnh viễn tỉnhtáo, giống như sự hô hấp, như hoạt động của trái tim, không ngừng và khôngbao giờ mệt mỏi, vì tất cả đều diễn ra một cách vô thức”

Theo ông, “mọi sự vật đều là một sự biểu đạt, một sự hiện thực hoá của

ý chí ngự trị trong nó Sức mạnh của ý chí ngự trị khắp nơi Sức mạnh ấykhiến cho cỏ cây đâm chồi nẩy lộc và úa tàn, khiến cho nam châm quay vềhướng bắc cực, khiến viên đá rơi xuống trái đất, khiến trái đất hướng về mặttrời…nghĩa là cả thế giới đều là sự khách thể hoá của ý chí, thế giới là ý chí”.Schopenhauer cho rằng: “sự biểu đạt mạnh mẽ nhất của ý chí sống làđộng lực duy trì nòi giống Động lực này mạnh tới mức khiến cho con ngườiphớt lờ cả cái chết của cá nhân”

Tóm lại, ý chí luận là quan điểm duy tâm trong Triết học về ý chí củacon người Ý chí luận đã phủ nhận tính khách quan trong việc hình thành vàphát triển các đặc điểm tâm lý của con người nói chung, ý chí nói riêng Đó làthứ quan điểm triết học duy ý chí và vô lý trong cách nhìn nhận mối quan hệ

Trang 4

giữa con người với thế giới khách quan Phủ nhận quy luật khách quan vàđiều kiện thực tế trong việc hình thành ý chí của con người

Quan niệm của các nhà triết học Macxít về ý chí

Theo Lênin: “Chủ nghĩa duy vật triết học Macxít phản đối ý chí luận.Cái quyết định tiến trình của lịch sử không phải là “ý chí”, là một nhân vậtkiệt xuất mà là những quy luật xã hội khách quan Chỉ có dựa vào sự hiểu biếtnhững quy luật phát triển khách quan và hành động không trái lại mà phù hợpvới những quy luật ấy thì ý chí con người mới có tự do chân chính, con ngườimới có tự do hoạt động”2

“Triết học Mác xít khẳng định rằng: cũng như các năng lực tinh thầnkhác, con người ta sinh ra không phải đã có sẵn ý chí kiên cường hay bạcnhược Ý chí con người chịu sự qui định của những nguyên nhân được xácđịnh và ý chí được phát triển trong đời sống xã hội và trong hoạt động của cánhân”3

Trong cuốn Lênin toàn tập, tập 18, khi bàn về tự do và tính tất yếu,Lênin cho rằng: “tự do ý chí không phải là cái gì khác hơn là năng lực quyếtđịnh trên cơ sở hiểu biết rõ sự việc”

“Ănghen chỉ nói đơn giản rằng tính tất yếu của giới tự nhiên là cái cótrước, còn ý chí và ý thức của con người là cái có sau”

“Khi chúng ta đã biết được quy luật đó, quy luật tác động không lệ thuộcvào ý chí và ý thức của chúng ta, thì chúng ta trở thành người chủ của giới tựnhiên”

Tóm lại, các nhà Triết học duy vật Macxít quan niệm rằng: ý chí thựcchất là “năng lực quyết định” trên cơ sở hiểu rõ sự việc; ý chí là cái có saucòn “tính tất yếu của giới tự nhiên” là cái có trước

Những quan niệm đúng đắn của các nhà Triết học Macxít về ý chí là nềntảng lý luận quan trọng cho các nghiên cứu về ý chí được tiến hành trong Tâm

lý học

2 Lê nin toàn tập, Tập 18, Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, Nxb Matxcơva, 1980, Tr 360.

Trang 5

1.1.2 Khái niệm ý chí trong tâm lý học

Định nghĩa

Theo Từ điển Tâm lý học, “ý chí là tính tích cực của con người nhằm đạtđược mục đích đã đặt ra Ý chí đòi hỏi ở con người tinh thần khắc phục khókhăn và sự nỗ lực có ý thức”4 Ý chí ở mỗi người được hình thành và pháttriển trên cơ sở hành động có chủ định Ý chí phát triển trong hoạt động vàđặc biệt bị chi phối bởi ảnh hưởng của giáo dục và tự giáo dục của mỗi cánhân

Trong cuốn “Tâm lý học” (1974) do nhóm tác giả của Cục tuyên Tổng cục chính trị biên soạn cho rằng, khái niệm ý chí có thể định nghĩa nhưsau: “ý chí chính là năng lực của con người chỉ huy và điều chỉnh những hànhđộng của mình để đạt cho được những mục đích đã đề ra trên cơ sở đã tínhtoán đến tình hình thực tế khách quan”5 Định nghĩa này chưa đề cập đến sự

huấn-nỗ lực khắc phục khó khăn, chưa thấy sự khác biệt đáng kể của ý chí (hànhđộng ý chí) so với hành động thông thường là sự vượt qua những trở ngại khókhăn để đạt được mục đích đặt ra

Trong cuốn “Tâm lý học” (1988) do nhóm tác giả Phạm Minh Hạc, LêKhanh, Trần Trọng Thuỷ biên soạn đã định nghĩa: “ý chí là mặt năng độngcủa ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện những hành động có mục đích, đòihỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn”6 Các tác giả còn khẳng định ý chí

là một thuộc tính tâm lý của nhân cách Ý chí không phải tự nhiên mà có Ýchí được hình thành trong quá trình lao động Là mặt năng động của ý thức, ýchí “là hình thức tâm lý điều chỉnh hành vi tích cực nhất ở con người Sở dĩnhư vậy là vì ý chí kết hợp trong mình cả mặt năng động của trí tuệ, lẫn mặtnăng động của tình cảm đạo đức”7

Trong cuốn “Tâm lý học” do nhóm tác giả Phạm Minh Hạc, Nguyễn KếHào, Nguyễn Quang Uẩn (1991) biên soạn, khái niệm ý chí được định nghĩa

4 Vũ Dũng (2000), Từ điển Tâm lý học, Nxb KHXH, Hà Nội, Tr 424.

5 Tổ nghiên cứu Tâm lý học- Cục tuyên huấn- Tổng cục Chính trị (1974), Tâm lý học , Nxb QĐND, Hà Nội,

tr 400.

6 Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thuỷ (1988), Tâm lý học, T1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, Tr 236.

7 Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thuỷ (1988), Tâm lý học, T1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, Tr 237.

Trang 6

như sau: “ý chí là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiệnnhững hành động có mục đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khănbên ngoài và bên trong”8 Các tác giả cho rằng ý chí là mặt biểu hiện cụ thểcủa ý thức trong thực tiễn, cần phải phân biệt mặt nội dung (hay cường độ)với mặt đạo đức của ý chí

Tác giả Bùi Văn Huệ (1996) cho rằng: “ý chí là mặt điều chỉnh của ýthức, là khả năng tâm lý cho phép con người vượt qua những khó khăn và trởngại để thực hiện được những hành động có mục đích”9

Trong cuốn Tâm lý học đại cương của nhóm tác giả Nguyễn Quang Uẩn,Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành (2003) khi bàn đến khái niệm ý chí chorằng: “ý chí là một phẩm chất nhân cách, ý chí thể hiện năng lực thực hiệnnhững hành động có mục đích đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khókhăn”10

Nhìn chung, định nghĩa của các tác giả về ý chí khá thống nhất Các tácgiả đều cho rằng, ý chí là một phẩm chất nhân cách của con người, ý chí làmặt năng động của ý thức; là mặt biểu hiện trong thực tiễn của ý thức; ý chíkhông phải là cái tự nhiên mà có ở mỗi con người, phẩm chất này được hìnhthành trong hoạt động thực tiễn của con người Các tác giả đều thống nhất cầnphải phân biệt mặt nội dung và mặt đạo đức của ý chí

Từ sự phân tích trên, khái niệm ý chí có thể được hiểu như sau: ý chí làmột phẩm chất của nhân cách, mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở nănglực thực hiện những hành động có mục đích đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắcphục những khó khăn chủ quan và khách quan

Các phẩm chất ý chí của nhân cách

Trong quá trình thực hiện những hành động ý chí chinh phục và cải tạohiện thực khách quan, con người hình thành cho mình những phẩm chất ý chí,vừa đặc trưng cho họ với tư cách là một nhân cách, vừa có ý nghĩa to lớntrong đời sống thực tiễn của mỗi cá nhân

8 Phạm Minh Hạc, Nguyễn Kế Hào, Nguyễn Quang Uẩn (1991), Tâm lí học , Nxb Giáo dục, Hà Nội, Tr 121.

9 Bùi Văn Huệ (1996), Tâm lý học, Nxb ĐHQG, Hà Nội, Tr 67.

10 Nguyễn Quang Uẩn, Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành (2003), Tâm lý học đại cương, Nxb ĐHQGHN,

Trang 7

Xung quanh vấn đề phẩm chất của ý chí có nhiều nhà Tâm lý học quantâm nghiên cứu.

Trong cuốn “Tâm lý học” (1974) do nhóm tác giả của Cục tuyên Tổng cục chính trị biên soạn cho rằng những phẩm chất ý chí của mỗi cá nhângồm có:

vụ Đặc biệt nó chỉ rõ mức độ khẩn trương của hành động, cường độ cao của

sự nỗ lực ý chí và tiêu hao lớn các năng lượng tinh thần và thể lực của conngười” (Tr 420) Thực ra đây là biểu hiện phẩm chất dũng cảm của ý chí conngười

Trong cuốn “Tâm lý học” (1988) do nhóm tác giả Phạm Minh Hạc, LêKhanh, Trần Trọng Thuỷ biên soạn cho rằng ý chí có một số phẩm chất cơbản sau:

11 Tổ nghiên cứu Tâm lý học- Cục tuyên huấn- Tổng cục Chính trị (1974), Tâm lý học , Nxb QĐND, Hà Nội,

Tr 416

12 Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thuỷ (1988), Tâm lý học, T1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, Tr 242-246.

Trang 8

Trong cuốn Tâm lý học đại cương, tập 2, do nhóm tác giả Phạm TấtDong, Nguyễn Hải Khoát, Nguyễn Quang Uẩn (1995) biên soạn cho rằng cácphẩm chất ý chí cơ bản bao gồm:

Trong cuốn Tâm lý học đại cương, do nhóm tác giả Nguyễn Quang Uẩn,Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành (2003) biên soạn cho rằng các phẩm chất

Từ các quan niệm trên có thể thấy ý chí được thể hiện qua các phẩm chấtchủ yếu sau:

13 Phạm Tất Dong, Nguyễn Hải Khoát, Nguyễn Quang Uẩn (1995), Tâm lý học đại cương, Viện Đại học mở

Hà Nội, Tr 91-99.

14 Nguyễn Quang Uẩn, Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành (2003), Tâm lý học đại cương, Nxb ĐHQGHN,

Trang 9

Sau đây chúng ta sẽ xem xét từng phẩm chất cụ thể của ý chí:

Tính mục đích: là phẩm chất quan trọng hàng đầu của ý chí Tính mục

đích cho phép con người điều chỉnh hành vi hướng vào mục đích tự giác; “là

kỹ năng của con người biết đề ra cho hoạt động và cuộc sống của mình nhữngmục đích gần và xa, biết bắt hành vi của mình phục tùng các mục đích ấy”15.Tính mục đích trong hoạt động ý chí được thể hiện cụ thể ở việc: tự đề ra mụctiêu; tự vạch ra kế hoạch thực hiện mục tiêu; tự lựa chọn công cụ, phương tiện

để đảm bảo mục tiêu được thực hiện; tự điều khiển, điều chỉnh hành độngkhông xa rời mục tiêu; tự kiểm tra, đánh giá làm chủ quá trình thực hiện mụctiêu mang lại hiệu quả cao nhất Tính mục đích mang tính đạo đức rõ nét Do

đó, khi xem xét ý chí của một cá nhân cũng cần lưu ý xem xét cả mặt đạo đứccủa mục đích mà cá nhân theo đuổi

Tính mục đích trong hoạt động học tập của học viên được biểu hiện ởviệc đề ra cho mình những mục tiêu phù hợp trong từng tiết học, từng mônhọc, từng học kỳ và từng khâu, từng giai đoạn của quá trình học tập; biết tựvạch ra kế hoạch, lựa chọn công cụ, phương tiện để thực hiện mục tiêu; biết

tự kiểm tra, đánh giá, nhận xét việc thực hiện mục tiêu của bản thân

Tính độc lập: “là phẩm chất ý chí cho phép con người quyết định và thực

hiện hành động theo những quan điểm và niềm tin của mình”16 Tuy nhiên,tính độc lập không loại trừ việc cá nhân từ bỏ ý kiến của mình nghe và làmtheo ý kiến của người khác khi ý kiến đó là đúng đắn, phù hợp với điều kiệnkhách quan Tính độc lập hoàn toàn khác với tính bảo thù, trì trệ Khăngkhăng giữ ý kiến của mình khi biết ý kiến đó là không phù hợp với việc tự

15 Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thuỷ (1988), Tâm lý học, T1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, Tr 243.

16 Nguyễn Quang Uẩn, Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành (2003), Tâm lý học đại cương, Nxb ĐHQGHN,

Tr 168.

Trang 10

giác từ bỏ ý kiến của mình khi biết ý kiến đó không phù hợp với điều kiệnkhách quan là hai việc hoàn toàn khác nhau Tính độc lập của ý chí và tinhthần ham học hỏi, tham khảo ý kiến của người khác không hề mâu thuẫnnhau Tính độc lập của cá nhân thể hiện của một lối sống biết dựa vào sứcmạnh của mình là chính (biết đi bằng đôi chân của chính mình), không ỷ lại,dựa dẫm vào người khác nhưng tích cực học tập người khác làm cho tính độclập của mình đạt hiệu quả cao hơn

Tính độc lập trong hoạt động học tập của học viên được biểu hiện ở việc

tự chủ vạch ra những mục tiêu phù hợp trên cơ sở đánh giá năng lực cũng nhưđiều kiện của bản thân Ở việc cá nhân có khả năng độc lập tiến hành hoạtđộng học tập, độc lập đánh giá một cách khách quan kết quả của hoạt độnghọc tập so với mục tiêu đặt ra lúc đầu Thể hiện ở chỗ: nếu kết quả đạt đượckhông phù hợp với mục tiêu ban đầu thì chủ thể của hoạt động học tập có khảnăng xác định lại mục tiêu học tập hoặc xác định lại công cụ, phương tiện đểđạt mục tiêu ban đầu Tính độc lập trong hoạt động học tập của học viên cònđược thể hiện ở việc kiên quyết từ chối các cám dỗ của đời sống thường nhật

để tập trung vào việc học tập

Tính quyết đoán: “là khả năng đưa ra những quyết định kịp thời, dứt

khoát trên cơ sở cân nhắc, tính toán kỹ càng chắc chắn”17 Không trần trừ, dodự; kịp thời đề ra những quyết định trên cơ sở hiểu biết sâu sắc, chính xác về

sự vật, hiện tượng, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế của bản thân.Người có tính quyết đoán là người tin tưởng sâu sắc rằng mình phải làm nhưthế này, mà không thể làm như thế khác Tiền đề của tính quyết đoán là sựhiểu biết bản chất của sự vật, hiện tượng, sự sang suốt và minh mẫn của trítuệ Người không có tính dũng cảm thì không thể là người quyết đoán Giữaquyết đoán và sự hiểu biết có mối quan hệ khăng khít Nắm vững quy luậtkhách quan, bản chất của lĩnh vực mà mình công tác là tiền đề cho sự quyếtđoán của cá nhân đó Quyết đoán khác với làm liều một cách mù quáng

17 Nguyễn Quang Uẩn, Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành (2003), Tâm lý học đại cương, Nxb ĐHQGHN,

Trang 11

Ngược lại với quyết đoán là sự trần trừ bất quyết- con đẻ của sự thiếu hiểubiết, thiếu dũng cảm…

Tính quyết đoán trong hoạt động học tập của học viên được thể hiện ởviệc học viên đề ra cho mình những mục tiêu phù hợp với điều kiện hoàncảnh của bản thân; biết huy động toàn bộ sức lực của bản thân mình thựchiện mục tiêu đó mà không có chút trần trừ, do dự Không chỉ có thế, tínhquyết đoán trong hoạt động học tập còn được thể hiện ở chỗ cá nhân kịp thờiđưa ra những cách thức, phương tiện khác nhau để đạt mục tiêu khi các công

cụ, phương tiện đang sử dụng không còn phù hợp và không có khả năng hiệnthực hóa mục tiêu

Tính dũng cảm: “là khả năng sẵn sàng và nhanh chóng vươn tới mục

đích bất chấp khó khăn, nguy hiểm cho tính mạng hay lợi ích của bản thân”18.Đây là phẩm chất ý chí quan trọng đi đôi với tính quyết đoán Tính dũng cảmđược thể hiện trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người: lao động, học tập,vui chơi…Đối lập với tính dũng cảm là sự bạc nhược và nhút nhát Tính dũngcảm là điều kiện để vươn tới mục đích đòi hỏi phải vượt qua những khó khănlớn lao, thâm chí nguy hiểm Dũng cảm trên cơ sở hiểu biết sâu sắc cách thứctiến hành công việc đang làm, khác hẳn với sự liều lĩnh một cách ngu xuẩn Trong hoạt động học tập của học viên tính dũng cảm được thể hiện ởviệc dám đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực trong học đường và thi cử: viphạm nội quy học tập; quay cóp; chạy điểm v…v…

Tính bền bì (hay kiên trì): “phẩm chất này của ý chí được biểu hiện ở kỹ

năng đạt được mục đích đề ra dù con đường đạt tới chúng có lâu dài và giankhổ đến đâu”19 Tính bền bỉ (kiên trì) là khả năng duy trì một sự nỗ lực đòi hỏiphải huy động sức mạnh cơ bắp và tinh thần trong một thời gian dài, là cường

độ của ý chí được huy động một cách thường xuyên để đạt được mục đích đề

ra Biểu hiện của tính kiên trì là tinh thần “thắng không kiêu, bại không nản”.Người có tính kiên trì không bao giờ ngủ quên trên chiến thắng, không bao

18 Nguyễn Quang Uẩn, Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành (2003), Tâm lý học đại cương, Nxb ĐHQGHN,

Tr 168.

19 Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thuỷ (1988), Tâm lý học, T1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, Tr 245.

Trang 12

giờ hài lòng với những thành công hiện tại, luôn luôn huy động sức lực và trítuệ của mình vươn tới mục đích cuối cùng Người có tính bền bỉ, kiên trì đứngtrước những thất bại tạm thời không hề nao núng, vẫn tích cực tìm tòi phântích nguyên nhân thất bại để trên cơ sở đó tìm biện pháp khắc phục với mụcđích cuối cùng là đạt mục đích đã đặt ra ban đầu

Tính bền bỉ, kiên trì trong hoạt động học tập của học viên được biểu hiện

ở sự duy trì một cường độ chú ý cao; một sự khắc phục khó khăn lâu dài trêncon đường đạt tới mục tiêu trong hoạt động học tập- nghiên cứu của học viên:

kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng nghiên cứu, những tri thức nói chung về thếgiới tự nhiên, xã hội và con người

Chức năng của ý chí

Từ điển Tâm lý học, tác giả Vũ Dũng chủ biên cho rằng: “Ý chí gắn liềnvới hành động và thực hiện hai chức năng có liên quan đến nhau: 1.chức năngkích thích- đem lại tính tích cực cho chủ thể; 2.chức năng ức chế- xuất hiệntrong sự kìm hãm những thèm muốn, dục vọng, thói quen…”20

Chức năng kích thích: Chức năng này thể hiện ở việc chủ thể nỗ lực ýchí tiến hành các hoạt động đa dạng khác nhau nhằm thích ứng, cải tạo hiệnthức khách quan, từ đó tạo ra sự phát triển tâm lý của chính bản thân chủ thểtiến hành hành động Chúng ta có thể quan sát thấy rõ chức năng này của ýchí được thể hiện qua sự nỗ lực ý chí của chủ thể từ việc xác định mục tiêuđến việc lựa chọn các công cụ, phương tiện và tiến hành hoạt động đến kếtquả của nó Nó như một lực đẩy thôi thúc cá nhân tích cực hành động nhằmđạt tới mục tiêu đặt ra ban đầu Trong hoạt động học tập của học viên ý chíthể hiện rõ chức năng kích thích- đem lại tính tích cực cho chủ thể học viêntrong hoạt động học tập nhằm chiếm lĩnh hệ thống tri thức, kĩ năng và kĩ xảotương ứng Học viên tự xác định mục tiêu học tập của mình, tự lựa chọn công

cụ, phương tiện để tiến hành hoạt động học tập…Học viên tự biến quá trìnhhọc tập ở đại học thành quá trình tự học một cách tự giác, có ý thức của bảnthân

Ngày đăng: 31/07/2021, 09:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w