1.2. Phép thử thực hiện Phép thử Phân tích mô tả định lượng – QDA Phân tích mô tả định lượng (Quantitative Descruptive Analysis – QDA) đã được phát triển trong những năm 1970 để hiệu chỉnh một vài vấn đề được nhận biết liên quan với phân tích mô tả mùi. Phân tích mô tả định lượng là phép thử được sử dụng phổ biến nhất trong nhóm phép thử mô tả. Khác với FP, kết quả thực nghiệm không được tạo ra từ khâu thảo luận thống nhất, trưởng hội đồng không phải là một thành viên chủ lực, và thang không cấu trúc được sử dụng để mô tả cường độ của các chỉ tiêu. Stone (1974) đã lựa chọn thang đồ thị đường thẳng, một đường thẳng kéo dài kéo dài vượt qua những điểm đầu mút có từ mô tả, bởi họ nhận thấy rằng loại thang điểm này có thể giảm xu hướng người thử chỉ sử dụng phần giữa của thang nhằm tránh cho điểm quá cao hoặc quá thấp. Quyết định của họ dựa trên một phần nghiên cứu của Aderson (1970) về phép đo hàm trong đánh giá tâm lý. Cũng như FP, QDA có rất nhiều người ủng hộ, và kỹ thuật này đã được xem xét lại một cách rộng rãi. 2. Mục đích thí nghiệm Nhằm mục đích mô tả các tính chất cảm quan nổi bật và đặc trưng cho các sản phẩm nước Xá xị của các nhãn hiệu khác nhau từ việc đánh giá hình dạng bên ngoài cho đến hậu vị của các sản phẩm. Xét xem các sản phẩm nước Xá xị của các nhãn hiệu khác nhau có mức độ về các tính chất cảm quan đặc trưng như thế nào, có chênh lệch nhiều hay không, tính chất cảm quan nào có mức độ phù hợp (có thể chấp nhận được) và tính chất cảm quan nào có mức độ không chấp nhận được (mức độ quá thấp hoặc quá cao). Để từ đó có những điều chỉnh sao cho phù hợp nhằm mang đến những sản phẩm có các tính chất cảm quan ở mức độ phù hợp với đa số người tiêu dùng.