1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An

89 338 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 316 KB

Nội dung

Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An

Trang 1

1.1.1 Khái niệm .5

1.1.2 Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Thương Mại 7

1.2 Tín dụng của Ngân hàng Thương Mại 9

1.2.1 Khái niệm 9

1.2.2 Các hình thức tín dụng của Ngân hàng Thương Mại 10

1.3 Chất lượng tín dụng ngân hàng 14

1.3.1 Quan niệm chất lượng tín dụng ngân hàng 14

1.3.2 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng 16

1.3.3- Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng 19

1.3.4- Các nhân tốảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng 26

CHƯƠNG 2: THỰCTRẠNGCHẤTLƯỢNGTÍNDỤNGTẠI CHINHÁNH NHNO& PTNT QUẢNG AN2.1 Khái quát chung về Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An 362.1.1- Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An 36

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An 37

2.1.3 Khái quát về kết quả hoạt động của Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An 39

2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT 46

2.2.1 Quy mô tín dụng 46

Trang 2

3.1.1 Định hướng chung 63

3.1.2 Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng 65

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An 66

3.2.1- Thực hiện chính sách tín dụng phù hợp với tình hình thực tế 66

3.2.2- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định 67

3.2.3- Xây dựng chiến lược khách hàng đúng đắn hiệu quả 68

3.2.4- Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ của chi nhánh 69

3.2.5- Một số giải pháp khác 70

3.3 Một số kiến nghị 71

3.3.1- Kiến nghị với cơ quan nhàn nước có thẩm quyền, Quốc hội, Chính phủ 71

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam .72

3.3.3 Kiến nghị với cơ quan các cấp 73

3.3.4 Kiến nghị với NHNo & PTNT Việt Nam .74

KẾTLUẬN 77

Trang 3

TÀILIỆUTHAMKHẢO 78

Trang 4

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong năm 2006, nền kinh tế xã hội nước ta gặp nhiều khó khăn như giá xăng dầu, giá vàng biến động gây sức ép tăng giá các mặt hàng khác Mặt khác, với sự tác động không thuận lợi của thiên tai bất thường, dịch bệnh cúm gia cầm, lở mồm long móng nguy cơ tái phát gây khó khăn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp vàđời sống Nhưng với quyết tâm của Chính phủ, chỉđạo của các Ban ngành cùng sự phấn đấu vượt khó của các thành phần kinh tế, nền kinh tế nước ta tiếp tục tăng trưởng, GDP tăng 8,17%, lạm phát kiềm chếở mức thấp hơn tổng GDP,….

Trong hoạt động Ngân hàng những năm gần đây tiếp tục phát triển tốt, góp phần kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Các Ngân hàng Thương mại (NHTM) mở rộng mạng lưới hoạt động từng bước tiến tới cổ phần hóa để thu hút vốn đầu tư và công nghệ Các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cũng tăng dần thị phần hoạt động tín dụng và có thế mạnh về công nghệ và kinh nghiệm thị trường Lãi suất đầu vào có xu hướng tăng, nhất làở các Ngân hàng Thương mại Cổ phần, rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng nhất là lĩnh vực cấp tín dụng có biểu hiện tăng: Nợ xấu có xu hướng tăng cao, thị trường nhàđất trầm lắng thu hồi vốn chậm, tình trạng nợ trong xây dựng cơ bản xử lý chậm, kéo theo vốn vay của các NHTM bị tồn đọng.

Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An là một chi nhánh cấp I trực thuộc NHNo & PTNT Việt Nam được thành lập năm 2004 Tuy là một chi nhánh mới thành lập lại hoạt động trên địa bàn thủđô là trung tâm kinh tế chính trị của cả nước, tập trung nhiều NHTM lớn và có sự cạnh tranh khốc liệt nhưng Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An đãđứng vững được trên

Trang 5

thịtrường trở thành một trong số các chi nhánh hoạt động hiệu quả nhất của NHNo & PTNT Việt Nam tại Hà Nội vàđang trên đà phát triển mở rộng thị phần

Tuy nhiên, do là một đơn vị mới thành lập cơ sở vật chất còn thiếu so với yêu cầu đòi hỏi của hoạt động Ngân hàng Mạng lưới tổ chức chưa đủ, thị phần còn thấp, đang trong giai đoạn gây dựng thương hiệu uy tín khách hàng chiếm lĩnh thị phần Hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa và hoạt động tín dụng nhưng do phải cạnh tranh với các NHTM lớn tại Hà Nội nên hoạt động tín dụng tuy có phát triển song tiềm ẩn rủi ro khá lớn Là một cán bộ tín dụng của Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An trong qua trình làm việc, tiếp cận với thực tế bằng kinh nghiệm vàđánh giá của bản thân đã giúp tôi nhận biết được phần nào thực trạng chất lượng tín dụng tại chi nhánh trong

những năm qua Vì vậy, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài " Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An" để hoàn thành

luận văn Thạc sỹ kinh tế của mình

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng : Chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại

- Phạm vi nghiên cứu: Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An từ thời gian 2004 đến thời gian 2006

Trang 6

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận: Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử- Tư duy logích biện chứng: Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử

- Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong bài: Phân tích, thống kê, tổng hợp, điều tra, kiểm soát

5 Đóng góp của đề tài

Luận văn là vận dụng lý thuyết để phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng đối với Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An trong thời gian qua, từđó thấy được những thành công cũng như hạn chế và xác định rõ nguyên nhân làm căn cứđưa ra những giải pháp thích hợp nâng cao chất lượng tín dụng góp phần tăng hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh của chi nhánh.

6 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mởđầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương với nội dung căn bản sau:

Chương 1: Chất lượng tín dụng của Ngân hàng Thương mại

Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An

Trang 7

Chương 1

CHẤTLƯỢNGTÍNDỤNGCỦA NGÂNHÀNG THƯƠNGMẠI

1.1 Ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm Ngân hàng Thương mại

Theo giới sử học, ngân hàng đầu tiên đã ra đời cách đây hơn 2000 năm ở Hy Lạp Ngân hàng khi đó chỉ mang ý nghĩa là nơi đổi từ ngoại tệ sang bản tệ cho khách du lịch và chiết khấu thương phiếu cho các nhà buôn, với cách tổ chức ban đầu rất gọn nhẹ chỉ là một người ngồi ở chiếc bàn nhỏ hoặc

một cửa hiệu nhỏ Vì vậy khái niệm “ngân hàng”, xuất phát từ chữ La tinh là “bancus” có nghĩa là “bàn tiền”.

Trong chếđộ chiếm hữu nô lệ và phong kiến, nghiệp vụ ngân hàng gắn liền với việc cho vay nặng lãi, với những người đi vay chủ yếu là tầng lớp thống trị và những người sản xuất hàng hoá giản đơn Vào giữa thế kỷ 16, khi tầng lớp thống trị không thu được thuế của dân, họ dựa vào quyền lực mà tuyên bố không trả nợ ngân hàng dẫn đến hàng loạt ngân hàng bị phá sản.

Chuyển sang phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển, nhu cầu vốn vay tăng lên Nhưng các nhà tư bản không chịu vay vốn của các ngân hàng vì lãi suất quá cao, chiếm hết toàn

Trang 8

bộlợi nhuận và một phần vốn tự có của họ Họđã hùn vốn lập ra các ngân hàng để cho vay với mức lãi suất vừa phải thấp hơn lợi nhuận bình quân, làm cho các ngân hàng cho vay nặng lãi từ thời Trung cổ bắt đầu buộc phải hạ lãi suất và chuyển sang kinh doanh như các ngân hàng tư bản Trong suốt thế kỷ 18, các ngân hàng ở lục địa châu Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹđãđời hàng loạt.

Việc ứng dụng phương thức sản xuất lớn trong thời kỳ này đòi hỏi một sự mở rộng tương tứng trong thương mại toàn cầu để tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp, do đó kéo theo yêu cầu phát triển các phương thức thanh toán và tín dụng mới Chính vì vậy đã làm cho hoạt động ngân hàng trở nên đa dạng hơn về loại hình

Ngày nay, hệ thống ngân hàng thương mại là hệ thống ngân hàng cấp hai, có mối quan hệ trực tiếp với mọi thành phần kinh tế Và ngân hàng thương mại đã trở thành một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất bởi nó không chỉđơn thuần nhận tiền gửi và cho vay mà còn đóng vai trò là trung gian thanh toán, làđại lí, người bảo lãnh, hay góp phần thực hiện chính sách của Chính phủ nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội Do đó, khái niệm về ngân hàng thương mại cũng rất phong phú.

Ở Mỹ, “bất kỳ tổ chức nào cung cấp tài khoản tiền gửi cho phép khách

hàng rút tiền theo yêu cầu (như bằng cách viết séc hay bằng việc rút tiền điện tử) và cho vay đối với các tổ chức kinh doanh hay cho vay thương mại sẽđược xem là một ngân hàng” Tuy nhiên để phân biệt ngân hàng thương

mại với các tổ chức tài chính phi ngân hàng khác, Cục dự trữ liên bang

Mỹđã quy địng rằng: “việc cho vay đối với cá nhân và hộ gia đình cũng là

một trong những hoạt động ngân hàng tiêu biểu để phân biệt ngân hàng với các tổ chức tài chính khác” Quốc hội Mỹ cũng đã thêm vào quy định của

Trang 9

mình, theo đó: “ngân hàng được định nghĩa như một công ty là thành viên

của Công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang”.

Mặt khác, với cách tiếp cận dựa trên những loại hình dịch vụ mà các

ngân hàng cung cấp thì “ngân hàng là tổ chức loại hình tổ chức tài chính

cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán - và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”.

Trên nhiều góc độ, các cơ quan chức năng của Mỹđãđưa ra những cách tiếp cận khác nhau về khái niệm ngân hàng thương mại Trong khi đó, hệ thống ngân hàng Việt Nam trước đây là hệ thống ngân hàng một cấp, vừa làm nhiệm vụ của ngân hàng phát hành, vừa thực hiện chức năng của ngân hàng kinh doanh tiền tệ Trước yêu cầu đổi mới toàn diện nền kinh tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam đãđược chuyển thành hệ thống ngân hàng hai cấp Các ngân hàng thương mại được thành lập và hoạt động dưới sựđiều chỉnh của pháp lệnh ngân hàng, sau đó là luật các tổ chức tín dụng và các văn bản pháp luật khác có liên quan Theo đó:

“Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt

động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác”

Mà “tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy định

của Luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán.”

Do đó, ngân hàng thương mại ở Việt Nam là: “ngân hàng được thực

hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên

Trang 10

quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của nhà nước”.

Như vậy, ngân hàng thương mại, với tư cách là một trung gian tài chính, tương tự các tổ chức kinh doanh khác là lấy lợi nhuận làm mục tiêu hoạt động, nhưng khác ởđối tượng kinh doanh vìđối tượng kinh doanh của các ngân hàng thương mại là hàng hoáđặc biệt - tiền tệ.

1.1.2 Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Thương Mại

Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán Hoạt động của một ngân hàng thương mại xét về một khía cạnh nào đó cũng khá giống như một doanh nghiệp kinh doanh bình thường, điểm khác biệt là các NHTM kinh doanh "quyền sử dụng tiền tệ" Với hai chức năng chủ yếu là tạo tiền và kinh doanh tiền tệ nhằm mục tiêu sinh lợi, một ngân hàng thương mại có các hoạt động chủ yếu sau đây:

a) Hoạt động huy động vốn

Đểđáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng, ngoài nguồn vốn của bản thân mình, các ngân hàng thương mại tiến hành huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế dưới các hình thức khác nhau, bao gồm:

- Nguồn tiền gửi: Tiền gửi là nền tảng cho sự thịnh vượng và phát triển

của ngân hàng, là cơ sở của các khoản cho vay và do đó là nguồn gốc sâu xa của lợi nhuận và sự phát triển của ngân hàng Khách hàng gửi tiền vào ngân hàng với rất nhiều mục đích khác nhau hoặc để tiết kiệm hoặc để thanh toán, tuỳ theo mục đích của khách hàng ngân hàng có các hình thức huy động như: tiền gửi giao dịch, tiền gửi phi giao dịch.

+Tiền gửi giao dịch đòi hỏi ngân hàng phải thanh toán ngay các lệnh rút tiền của khách hàng Đây là một trong những nguồn vốn biến động nhất, kỳ hạn tiềm năng của tiền gửi giao dịch là ngắn nhất bởi vì nó có thểđược rút ra bất kỳ

Trang 11

lúc nào mà không cần phải báo trước Tiền gửi giao dịch gồm tiền gửi có thể phát hành séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, tài khoản NOW, mạng.

+ Tiền gửi phi giao dịch là loại tiền được hình thành từ nguồn vốn của những người muốn dành một khoản tiền cho những mục tiêu hay nhu cầu tài chính được dự tính trước trong tương lai Lãi suất của loại tiền gửi này cao hơn nhiều so với tiền gửi giao dịch.

- Huy động vốn thông qua việc phát hành kỳ phiếu, tiết kiệm trái phiếu,

chứng chỉ tiền gửi

- Nguồn vay NHTW, các tổ chức tín dụng khác

NHTW là ngân hàng của các ngân hàng, là người cho vay cuối cùng của các tổ chức tín dụng trong trường hợp họ không cóđủ khả năng thanh toán Trong trường hợp này các ngân hàng thương mại vay tiền để bùđắp thiếu hụt, đảm bảo khả năng thanh khoản trong trường hợp cần thiết Việc huy động vốn một cách hợp lý, với chi phí và cơ cấu phù hợp sẽ góp phần không nhỏ vào hiệu quả kinh doanh của một ngân hàng.

b) Hoạt động tín dụng

Khả năng cho vay đối với khách hàng chính làđiều kiện để ngân hàng tồn tại và phát triển Huy động được vốn rồi, ngân hàng phải có kế hoạch sử dụng nguồn vốn đó sao cho hợp lý và có hiệu quả nhất Chỉ có lãi thu được từ hoạt động tín dụng mới bùđắp được chi phí tiền gửi, chi phí dự trữ, chi phí kinh doanh, chi phí quản lý Khi nền kinh tế phát triển nhu cầu sử dụng vốn tăng lên, các doanh nghiệp tìm đến với ngân hàng như một chỗ dựa.

c) Hoạt động trung gian

Các nghiệp vụ trung gian bao gồm: thanh toán hộ, chuyển tiền, thu hộ, bảo lãnh, mở L/C, cung cấp thông tin về kinh doanh, đầu tư và quản trị doanh nghiệp, quản lý hộ tài sản…, các nghiệp vụ này được thực hiện theo sự uỷ nhiệm của khách hàng trên cơ sở khách hàng có tài khoản thanh toán tại ngân hàng Những nghiệp vụ này cũng mang lại cho ngân hàng một khoản thu nhập

Trang 12

dưới dạng phí dịch vụ Điều đó cóý nghĩa lớn trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng và nhu cầu phát triển cũng như cạnh tranh của ngân hàng.

1 2 Tín dụng của Ngân hàng Thương mại 1.2.1 Khái niệm

Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động chủ yếu của ngân hàng Tín dụng là chức năng kinh tế hàng đầu của các ngân hàng thương mại, nhằm tài trợ cho các doanh nghiệp, cá nhân và các cơ quan Chính phủ Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu vốn ngày càng tăng, hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại lại ngày một cần thiết hơn.

Tín dụng là một quan hệ kinh tế trong đó có sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (hình thái tiền tệ hay hiện vật) từ người sở hữu sang người sử dụng để sau một thời gian thu về một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu với những điều kiện mà hai bên thoả thuận Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng bằng tiền tệ giữa một bên là Ngân hàng với một bên là tất cả các tổ chức cá nhân trong xã hội, trong đó Ngân hàng giao quyền sử dụng tiền cho họ với những điều kiện thoả thuận nhất định (thời gian, lãi suất, khối lượng, điều kiện đảm bảo).

Theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống

đốc Ngân hàng Nhà nước định nghĩa như sau về hoạt động cho vay: "Cho vay

là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi".

1.2.2 Các hình thức tín dụng của Ngân hàng thương mại

Việc phân loại các hình thức tín dụng thường được dựa vào một số tiêu thức nhất định Căn cứđó ngân hàng thiết lập quy trình cho vay, nâng cao hiệu quả tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng được tốt hơn.

Trang 13

a) Căn cứ vào mục đích

- Cho vay bất động sản: bao gồm các khoản cho vay xây dựng ngắn hạn

và giải phóng mặt bằng cũng như các khoản cho vay dài hạn tài trợ cho việc mua đất canh tác, nhà, trung tâm thương mại và mua các tài sản nước ngoài Đối với loại hình cho vay này, ngân hàng được bảo đảm bằng chính tài sản thực: đất đai, toà nhà và các công trình khác.

- Cho vay đối với các tổ chức tài chính: bao gồm các khoản tín dụng

dành cho ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty tài chính và các tổ chức tài chính khác.

- Cho vay nông nghiệp: nhằm hỗ trợ nông dân trong hoạt động gieo

trồng, thu hoạch và bảo quản sản phẩm.

- Cho vay công nghiệp và thương mại: giúp doanh nghiệp trang trải các

chi phí như mua hàng, nhập kho, trả thuế, trả lương cho cán bộ công nhân viên.

- Cho vay đối với các cá nhân: giúp tài trợ cho việc mua ô tô, nhàở, trang

thiết bị gia đình, vật liệu xây dựng để sửa chữa, hiện đại hóa nhà cửa hay trang trải các khoản viện phí và các chi phí cá nhân khác.

- Cho vay khác: gồm các khoản cho vay không được xếp ở trên và các

khoản cho vay kinh doanh chứng khoán.

- Tài trợ thuê mua: ngân hàng mua thiết bị máy móc hay phương tiện và

cho khách hàng thuê.

b) Căn cứ vào kỳ hạn

- Cho vay ngắn hạn: những khoản cho vay có kỳ hạn tối đa đến 12

tháng, được xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng.

- Cho vay trung, dài hạn: những khoản cho vay được xác định chủ yếu

đểđầu tư mua sắm tài sản cốđịnh, đổi mới trang thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dựán có quy mô thu hồi vốn lớn Loại cho vay này đang ngày càng được các ngân hàng chú trọng phát triển, một mặt

Trang 14

chúng đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, mặt khác chúng cũng phù hợp với khả năng vốn của các ngân hàng thương mại Thời hạn cho vay trung hạn là từ 12 tháng đến 60 tháng, thời hạn cho vay dài hạn từ 60 tháng trở lên nhưng không quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép thành lập đối với pháp nhân và không quá 15 năm đối với cho vay các dựán đầu tư phục vụđời sống.

c) Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng

- Tín dụng không bảo đảm: là loại tín dụng không có tài sản thế chấp,

cầm cố hay bảo lãnh của người thứ ba, việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng Ngân hàng không nắm giữ một loại tài sản nào của người vay để thanh lý nhằm thu hồi khoản vay khi có vi phạm hợp đồng mà thay vào đó là những điều kiện: phương án kinh doanh được ngân hàng đánh giá có tính khả thi, có khả năng đem lại lợi nhuận cao; doanh nghiệp phải kinh doanh có lãi trong hai năm liền kề thời điểm vay vốn Khách hàng là những khách hàng tốt, trung thực trong kinh doanh, khả năng tài chính lành mạnh, quản trị có hiệu quả, khi đó ngân hàng dựa vào uy tín của khách hàng mà không cần nguồn thu nợ bổ sung.

- Tín dụng có bảo đảm: là hình thức tín dụng dựa trên cơ sở ngân hàng

nắm giữ các tài sản thuộc sở hữu trực tiếp của người đi vay hoặc thuộc sởhữu của người bảo lãnh Các hình thức bảo đảm thường gặp là: thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh Mục đích của việc này là khi có sự vi phạm hợp đồng tín dụng ngân hàng có quyền xử lý các tài sản đóđể thu hồi tiền cho vay Sự bảo đảm này là căn cứ pháp lýđể ngân hàng có thêm một nguồn thứ hai, bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất thiếu chắc chắn Các tài sản bảo đảm ởđây thường là các bất động sản, động sản thuộc quyền sở hữu của bên đi vay, được phép giao dịch, không có tranh chấp, tài sản được bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

Trang 15

d) Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng

- Tín dụng bằng tiền: là loại hình tín dụng được cung cấp bằng tiền Đây

là hình thức cấp tín dụng chủ yếu của ngân hàng vàđược thực hiện bằng các kỹ thuật khác nhau như: tín dụng ứng trước, thấu chi, tín dụng thời vụ, tín dụng trả góp.

- Tín dụng bằng tài sản: là hình thức cho vay bằng tài sản rất phổ biến

vàđa dạng, màđiển hình nhất là tài trợ thuê mua Theo phương thức này ngân hàng hoặc công ty thuê mua (công ty con của Ngân hàng) cung cấp trực tiếp tài sản cho khách hàng và theo định kỳ khách hàng hoàn trả nợ vay gồm cả gốc và lãi.

e) Căn cứ vào xuất xứ của tín dụng

- Cho vay trực tiếp: ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho những khách hàng

có nhu cầu, đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng.

- Cho vay gián tiếp: là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua

lại các khếước hoặc chứng từ nợđược phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán Các hình thức này gồm có: chiết khấu, mua lại các phiếu bán hàng, nghiệp vụ thanh lý

f) Căn cứ vào phương thức cho vay

Theo quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng ban hành ngày 31/12/2001, ngân hàng tiến hàng cho vay theo các phương thức như sau:

- Cho vay từng lần: mỗi lần vay vốn khách hàng và ngân hàng tiến hành

thực hiện những thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng Phương thức này áp dụng với những khách hàng có nhu cầu vay vốn không thường xuyên, sản xuất không ổn định, kinh doanh theo thời vụ, thương vụ.

- Cho vay theo hợp đồng tín dụng: ngân hàng và khách hàng xác định,

thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh.

Trang 16

- Cho vay theo dựán đầu tư: ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thực

hiện đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dựán đầu tư phục vụđời sống.

- Cho vay hợp vốn: một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một

dựán vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng Trong đó có một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác Ngoài ra cho vay hợp vốn còn phải thực hiện theo quy chếđồng tài trợ của các tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Cho vay hợp vốn cóưu điểm là san sẻđược rủi ro song nhược điểm là nới lỏng việc kiểm soát tiền vay khách hàng.

- Cho vay trả góp: khi vay vốn, ngân hàng và khách hàng xác định và

thoả thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc chưa được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng: khách hàng và ngân hàng xác định và

thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định Việc cho vay và thu nợđan xen nhau, không phân định ranh giới, thời điểm cụ thể lúc nào cho vay, lúc nào thu nợ Phương thức này áp dụng đối với các khách hàng có nhu cầu vay trả thường xuyên, tình hình kinh doanh ổn định, vòng quay vốn nhanh và có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng.

- Cho vay theo dựán đầu tư: Tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn

để thực hiện các dựán đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dựán đầu tư phục vụđời sống.

- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Tổ

chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tựđộng hoặc điểm ứng tiền mặt làđại lý của tổ chức tín dụng Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, tổ chức tín dụng và khách hàng

Trang 17

phải tuân theo các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Tổ chức tín dụng cam kết

đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định Tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng.

- Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng

thoả thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

Các phương thức cho vay khác mà pháp luật không cấm, phù hợp với

quy định tại Quy chế cho vay vàđiều kiện hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng vàđặc điểm của khách hàng vay

1.3 Chất lượng tín dụng Ngân hàng 1.3.1 Quan niệm chất lượng tín dụng Ngân hàng

Hoạt động tín dụng hiện nay mang lại phần lợi nhuận lớn nhất cho các ngân hàng thương mại Tuy nhiên, lợi nhuận trong hoạt động tín dụng lại gắn liền với chất lượng tín dụng, Vậy chất lượng tín dụng là gì?

Khi nói đến chất lượng người ta thường nghĩđến chất lượng của hàng hoá và dịch vụ thông thường Đó là sựđáp ứng các yêu cầu của khách hàng về tính năng kỹ thuật và tính kinh tế (thể hiện ở chi chí cóđược sản phẩm, chi phíđể sử dụng sản phẩm và hiệu quả sử dụng sản phẩm).

Như vậy, chất lượng của hàng hoá dịch vụ nói chung là chất lượng đối với khách hàng (người tiêu dùng), là một trong những yếu tốđể thu hút khách hàng Ví dụ như, khi đi mua một chiếc ti vi màu, bạn thường xem xem chiếc tivi đó hình ảnh có sắc nét không, âm thanh có trung thực, hình dáng kích thước

Trang 18

của tivi có gọn nhẹ, bắt mắt hay không, việc điều khiển tivi có dễ dàng tiện lợi không Tất cả những biểu hiện trên đều phản ánh chất lượng của hàng hoá là chiếc tivi màu Hoặc đối với dịch vụ cắt tóc, chất lượng của dịch vụ này thể hiện ở tay nghề của người thợ có thể tạo ra cho khách hàng một kiểu tóc hợp với khuôn mặt cùng với thái độ phục vụ niềm nở, lịch sự Cũng giống như chất lượng hàng hoá dịch vụ thông thường, chất lượng tín dụng là yếu tố sống còn đối với hoạt động của một ngân hàng thương mại bởi chất lượng tín dụng thể hiện ở khả năng hoàn trả nợđúng hạn của người đi vay cho ngân hàng Nhưng điểm khác cơ bản ởđây là: chất lượng tín dụng không phải làđiểm thu hút sự quan tâm của những người đi vay mà chất lượng tín dụng là yếu tố quan tâm của các nhân viên tín dụng và các nhà quản trị ngân hàng.

Mặc dù hệ thống ngân hàng thương mại của các quốc gia trên thếđã rất phát triển, nhiều ngân hàng lớn đã vươn tầm hoạt động tín dụng của mình ra nhiều khu vực, nhiều nước trên thế giới, nhưng vẫn chưa có một định nghĩa chính xác về chất lượng tín dụng của một ngân hàng thương mại Chất lượng tín dụng vẫn chỉđược bao hàm trong chất lượng tài sản có của ngân hàng Mà chất lượng tài sản có của ngân hàng là chỉ tiêu tổng hợp nhất nói lên khả năng bền vững về mặt tài chính, khả năng sinh lời và năng lực quản lý của một ngân hàng.

Chất lượng tín dụng có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động tín dụng nói chung cũng như tổng thể hoạt động của ngân hàng Chất lượng tín dụng quyết định khả năng thu hồi vốn và lãi cho ngân hàng Trong khi các khoản cho vay đối với khách hàng (là các tổ chức kinh tế và các cá nhân) chiếm đến 70% tổng tài sản có, nguồn thu nhập từ lãi cho vay là nguồn thu nhập chủ yếu của một ngân hàng thương mại Vì vậy chất lượng tín dụng quyết định khả năng thu lợi nhuận của ngân hàng Chất lượng tín dụng tốt không chỉ nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động của mỗi ngân hàng riêng lẻ mà còn cho cả hệ thống bởi mối quan hệ mật thiết của các ngân hàng thương mại với tổng thể nền kinh tế cũng

Trang 19

như với từng chủ thể kinh tế bằng vai trò thực thi chính sách tiền tệ vàđiều tiết vĩ mô nền kinh tế của mình.

Do vây có thể hiểu “Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp, phản

ánh sức mạnh cạnh tranh, sự thích nghi của ngân hàng với môi trường bên ngoài để ngân hàng có thể tồn tại và phát triển”

1.3.2 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng

a, Chất lượng tín dụng đối với phát triển của nền kinh tế - xã hội

Sinh ra từ nền sản xuất hàng hoá, tín dụng đã có những đóng góp đáng kể trong việc thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn để thúc đẩy tiến trình phát triển của xã hội Lịch sửđã chứng minh điều đó thông qua sự ra đời và phát triển xã hội loài người qua các hình thái kinh tế xã hội.

Ngày nay, cùng với sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá, tín dụng cũng ngày càng phát triển nhằm cung cấp thêm các phương tiện giao dịch đểđáp ứng nhu cầu giao dịch ngày càng tăng trong toàn xã hội Trong điều kiện đó, chất lượng tín dụng ngày càng được quan tâm, bởi lẽ:

- Đảm bảo chất lượng tín dụng làđiều kiện để ngân hàng làm tốt vai trò

trung tâm thanh toán: Khi chất lượng tín dụng được đảm bảo sẽ tăng vòng quay

vốn tín dụng, với một khối lượng tiền như cũ, có thể thực hiện số lần giao dịch lớn hơn, tạo điều kiện tiết kiệm tiền trong lưu thông, củng cố sức mua của đồng tiền.

- Chất lượng tín dụng tạo điều kiện cho ngân hàng làm tốt chức năng

trung gian tín dụng trong nền kinh tế quốc dân: là cầu nối giữa tiết kiệm vàđầu

tư, tín dụng góp phần điều hoà vốn trong nền kinh tế Tăng cường chất lượng tín dụng sẽ giảm thiểu lượng tiền thừa trong lưu thông Điều đó không chỉ giải quyết mối quan hệ cung cầu về vốn trong nền kinh tế mà còn tạo điều kiện để mở rộng phạm vi thanh toán không dùng tiền mặt, từđó tiết kiệm chi phí lưu thông cho xã hội, góp phần vào việc điều hoà vàổn định lưu thông tiền tệ.

Trang 20

- Chất lượng tín dụng góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, tăng

trưởng kinh tế, tăng uy tín quốc gia: Điều này xuất phát từ nghiệm vụ tín dụng

của NHTM có quan hệ chặt chẽ với khối lượng tiền mặt trong lưu thông, thông qua cho vay chuyển khoản, thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, các NHTM có khả năng mở rộng tiền ghi sổ gấp nhiều lần so với số tiền thực có Xét về bản chất kinh tế, số tiền này bắt nguồn từđiều “kỳ diệu” của hệ thống ngân hàng (thường gọi là “khả năng tạo tiền”), chúng do “cơ sở” tạo ra nhưng khi đi vào lưu thông chúng đều có “quyền” thanh toán và chi trả như các phương tiện khác để rồi cuối cùng với xu hướng chung chúng sẽđược chuyển thành phương tiện có tính lỏng nhất, đó là tiền mặt Chính vì vậy, tín dụng còn là nguyên nhân tiềm ẩn của lạm phát Đảm bảo chất lượng tín dụng sẽ tạo điều kiện cho các NHTM cung cấp tổng phương tiện thanh toán phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế, tạo khả năng giảm bớt lượng tiền thừa trong lưu thông, góp phần hạn chế lạm phát, ổn định tiền tệ, tăng uy tín của quốc gia bằng việc phát huy tác dụng của các sản phẩm, dịch vụ trong tương lai của các công trình đầu tư.

- Tín dụng là công cụđể thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội theo từng ngành, từng lĩnh vực Mặt khác,

thông qua sự phân tích, đánh giá khả năng phát triển của các đối tượng định đầu tưđể có những quyết định đầu tưđúng đắn nhằm khai thác tiềm tàng về tài nguyên, lao động, tiền vốn… để tăng cường năng lực sản xuất, cung cấp ngày càng nhiều sản phẩm cho xã hội, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động… Chất lượng tín dụng được nâng cao sẽ góp phần tăng hiệu quả sản xuất xã hội, đảm bảo sự phát triển cân đối giữa các ngành các vùng trong cả nước, ổn định và phát triển nền kinh tế.

- Chất lượng tín dụng góp phần lành mạnh hoá quan hệ tín dụng: Hoạt

động tín dụng được mở rộng với các thủ tục được đơn giản hoá, thuận tiện nhưng vẫn tuân thủ các nguyên tắc tín dụng sẽ góp phần cho vay đúng các đối

Trang 21

tượng cần thiết, giảm thiểu vàđi đến xoá bỏ nạn cho vay nặng lãi chủ yếu hiện nay đang hoành hành ở nông thôn và các vùng xa xôi, hẻo lánh.

Để có chất lượng tín dụng, ngoài sự nỗ lực của bản thân các NHTM, đòi hỏi nền kinh tế phải ổn định và phải có một cơ chế phù hợp về chính sách, chếđộ, sự phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả giữa các cấp, các ngành,… tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động của tín dụng.

Tín dụng có mối quan hệ mật thiết với nền kinh tế, xã hội Thiết lập một cơ chế chính sách tín dụng đồng bộ, có hiệu quả sẽ có tác dụng tích cực đến mọi mặt của nền kinh tế, xã hội Điều đó cũng thể hiện chất lượng hoạt động tín dụng trong nền kinh tế thị trường.

b, Chất lượng hoạt động tín dụng đối với sự tồn tại và phát triển của các NHTM

- Chất lượng tín dụng làm tăng khả năng cung cấp dịch vụ của các

NHTM do tạo thêm nguồn vốn từ việc tăng được vòng quay vốn tín dụng và thu

hút được nhiều khách hàng bởi các hình thức của sản phẩm, dịch vụ, tạo ra một hình ảnh tốt về biểu tượng và uy tín của ngân hàng và sự trung thành của khách hàng;

- Chất lượng tín dụng gia tăng khả năng sinh lợi của các sản phẩm, dịch

vụ ngân hàng do giảm được sự chậm chễ, giảm chi phí nghiệp vụ, chi phí quản lý, các chi phí thiệt hại do không thu hồi được vốn đã cho vay và yêu cầu kiểm tra tối thiểu;

- Chất lượng tín dụng cải thiện tình hình tài chính của ngân hàng, tạo thế

mạnh cho NH trong quá trình cạnh tranh;

- Chất lượng tín dụng tạo thuận lợi cho sự tồn tại lâu dài của ngân hàng

bởi vì chất lượng tín dụng cho phép ngân hàng có những khách hàng trung thành và những khoản lợi nhuận để bổ xung vốn đầu tư;

- Chất lượng tín dụng củng cố mối quan hệ xã hội của ngân hàng bằng

những điều kiện lao động tốt nhất.

Trang 22

Với những ưu thế trên, việc củng cố và tăng cường chất lượng tín dụng của các NHTM là sự cần thiết khách quan vì sự tồn tại và phát triển lâu dài của các NHTM; và cũng chính vì vậy, chất lượng tín dụng luôn luôn phải được cải tiến.

1.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng

Đểđánh giá chất lượng tín dụng của một ngân hàng thương mại, các thanh tra ngân hàng, các chuyên gia ngân hàng phải dựa vào các tiêu chuẩn Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một hệ thống chính thức các tiêu chuẩn quốc tế cũng như một hệ thống tiêu chuẩn của riêng Việt Nam đểđánh giáchất lượng tín dụng của một ngân hàng thương mại Vì vậy, việc đánh giá chất lượng tín dụng đều dựa trên một số tiêu chuẩn do các ngân hàng trung ương, cơ quan quản lý cao nhất trong hệ thống ngân hàng của một quốc gia, ban hành.

Ở Mỹ, hệ thống ngân hàng thương mại với tư cách là nhóm trung gian tài chính lớn nhất, có khối lượng tài sản dưới hình thức các chứng khoán rất đa dạng Mỗi năm, hệ thống này cung cấp cho nền kinh tế hàng ngàn tỷ USD tín dụng Các thanh tra ngân hàng Mỹđãđưa ra đánh giá về chất lượng tín dụng dựa trên việc phân loại các khoản vay, quy đổi các khoản vay nguy hiểm theo các hệ số rủi ro tương ứng vàđem so sánh với quy mô dự phòng tổn thất tín dụng và vốn chủ sở hữu.

Các khoản cho vay của một ngân hàng được các thanh tra ngân hàng phân loại như sau:

Những khoản vay đang tiến triển tốt nhưng có một vài điểm hạn chế do ngân hàng không tuân thủ chính sách cho vay hay không nhận được đầy đủ giấy tờ từ người vay thìđược cho là khoản cho vay cần được xem xét.

Những khoản cho vay dường như chứa đựng những khiếm khuyết lớn hay bị các thanh tra ngân hàng đánh giá là có sự tập trung tín dụng nguy hiểm vào một người vay hay một ngành vay được gọi là những khoản cho vay cần

Trang 23

lên kế hoạch Các ngân hàng cần giám sát khoản tín dụng này một cách thận trọng và cố gắng hạn chế rủi ro do sự cho vay tập trung.

Những khoản cho vay chứa đựng mầm mống rủi ro không thể thu hồi theo đúng kế hoạch sẽđược xếp vào hạng nguy hiểm Sau đó, khoản vay nguy hiểm lại được xếp vào một trong 3 nhóm nhỏ sau:

- Nhóm 1(Các khoản cho vay dưới mức tiêu chuẩn): mức độ an toàn của

ngân hàng không được đảm bảo do sự giảm sút trong giá trị tài sản thế chấp hay trong năng lực hoàn trả của người vay.

- Nhóm 2 (Các khoản cho vay đáng ngờ) có nhiều khả năng chúng mang

lại tổn thất cho ngân hàng.

- Nhóm 3 ( Các khoản cho vay không thể thu hồi được)

Các thanh tra sẽ nhân toàn bộ các khoản cho vay dưới mức tiêu chuẩn với 0,2; các khoản cho vay đáng ngờ với 0,5; và các khoản cho vay không thu hồi với 1,0 Sau đó tính tổng và so sánh kết quả với quy mô dự phòng tổn thất tín dụng và vốn chủ sở hữu Nếu tổng các khoản cho vay nguy hiểm đã quy đổi tương đối lớn so với dự phòng tổn thất tín dụng và nguồn vốn chủ sở hữu thì thanh tra ngân hàng sẽ yêu cầu ngân hàng thay đổi chính sách và thủ tục cho vay hoặc đề nghị ngân hàng bổ sung thêm dự phòng tổn thất và vốn chủ sở hữu.

Tại Việt Nam, do hạn chế về khả năng phân loại các khoản vay, cũng như quy mô dự phòng tổn thất tín dụng và quy mô nguồn vốn chủ sở hữu còn quá nhỏ bé nên không thểáp dụng cách đánh giá chất lượng tín dụng như vừa trình bày ở trên, mà sẽáp dụng những chỉ tiêu riêng phản ánh quy mô hoạt động tín dụng của ngân hàng đối với nền kinh tế, ngân hàng đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội càng tăng thì chỉ tiêu này càng lớn Chỉ tiêu này gồm có:

a, Chỉ tiêu tổng dư nợ

Tổng dư nợ phản ánh khối lượng vốn mà ngân hàng đã cho vay và chưa

thu được nợ hoặc khách hàng chưa phải trả nợ gốc, nóđược tính bằng tổng số

cho vay năm nay và số dư nợ năm trước trừđi số thu nợ năm nay

Trang 24

Tổng dư nợ thấp phản ánh ngân hàng không có khả năng mở rộng hoạt động cho vay, trình độ marketing tiếp cận với khách hàng và thị trường còn thiếu nhạy bén Tổng dư nợ cao có thể kì vọng lãi từ hoạt động tín dụng cao nhưng không có nghĩa là chất lượng tín dụng tốt bởi rủi ro đối với ngân hàng sẽ tăng lên, ngân hàng có thể không thu hồi được nợ do khách hàng bị phásản, không còn khả năng trả nợ hoặc cố tình chây ì, không trả nợ cho ngân hàng, trốn nợ Thông thường ngân hàng nào theo đuổi mục tiêu lợi nhuận sẽ mong muốn mở rộng dư nợ tín dụng, còn nếu theo đuổi mục tiêu an toàn sẽ thận trọng trong gia tăng dư nợ tín dụng Tuy nhiên, nâng cao chất lượng tín dụng không phải là việc hạn chế rủi ro bằng cách thắt chặt tín dụng mà phải mở rộng tín dụng với hiệu quả hoạt động cao nhất, nghĩa là có khả năng sinh lời cao nhất và an toàn nhất.

Chỉ tiêu này được sử dụng để phản ánh quy mô tín dụng của ngân hàng, có thể thể hiện ở dạng số tuyệt đối hoặc số tương đối (cơ cấu tỷ lệ trong tổng dư nợ theo thời gian: dư nợ tín dụng ngắn hạn - trung/dài hạn; dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế: Doanh nghiệp nhà nước, Doanh ngoài quốc doanh, cá nhân; Dư nợ tín dụng có tài sản đảm bảo - không có tài sản đảm bảo ) Bên cạnh đó chỉ tiêu này cũng phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng song không phải là chỉ tiêu duy nhất, người ta phải kết hợp chỉ tiêu tổng dư nợ tín dụng và một số chỉ tiêu khác như doanh số cho vay, thu nợ … đểđánh giá chính xác chất lượng tín dụng của NHTM.

b, Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạnđược xem là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá

chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng

Tỷ lệ nợ quá hạn =Nợ Quá HạnTổng dư nợ

Trang 25

Nợ quá hạn làđiều mà các ngân hàng không mong muốn, trên thực tế, các NHTM luôn cố gắng giảm đến mức thấp nhất tỷ lệ nợ qúa hạn và theo thông lệ quốc tế tỷ lệ này dưới 5% được coi là có thể chấp nhận được.

Tỷ lệ nợ quá hạn thấp biểu hiện chất lượng tín dụng tại ngân hàng cao, độ an toàn của ngân hàng cao Ngược lại, tỷ lệ nợ quá hạn cao biểu hiện chất lượng tín dụng thấp, rủi ro trong hoạt động tín dụng cao Song điều này chỉ mang ý nghĩa tương đối Ta thử xét ví dụ về hai ngân hàng có tổng dư nợ bằng nhau nhưng một ngân hàng có nợ quá hạn thấp trong đó 100% là khoản nợ quá hạn không có khả năng thu hồi do doanh nghiệp vay đang đứng trên bờ vực phá sản còn một ngân hàng có con số nợ quá hạn cao hơn tuy nhiên thực chất những khách hàng này lại vẫn còn khả năng hoạt động hiệu quả, 100% khoản nợ quá hạn là khoản nợ mang tính chất tạm thời, ít rủi ro ví dụ như nguyên nhân phát sinh của nó là do doanh nghiệp đã bán hàng nhưng tạm thời chưa thu đủ Rõ ràng với tình huống này thì doanh nghiệp có tỷ lệ nợ quá hạn cao hơn lại có chất lượng tín dụng tốt hơn Điều đó cho thấy nếu chỉ dựa vào con số tỷ lệ nợ quá hạn sẽ chưa phản ánh đúng thực trạng chất lượng tín dụng của ngân hàng là tốt hay xấu

Để quản lý tốt vàđánh giá chính xác chất lượng tín dụng, ta có thể xét đến cơ cấu nợ quá hạn.

c, Chỉ tiêu về cơ cấu nợ quá hạn

Muốn xác định được cơ cấu nợ quá hạn phải xác định được các tiêu thức hợp lýđể phân loại chúng Bằng việc này ngân hàng có thể nắm được nợ quá hạn tập trung chủ yếu ởđối tượng nào, theo hình thức nào, thời hạn bao nhiêu từđó tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục.

Tại Việt Nam, để quản lý vàđánh giáđánh giáđúng bản chất các khoản nợ quá hạn nhằm hạn chế rủi ro thấp nhất cho hoạt động kinh doanh của các

Trang 26

NHTM nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng ta thường phân loại nợ quá hạn theo các tiêu thức sau:

- Căn cứ theo thành phần kinh tế có thể chia nợ quá hạn như sau:

+ Nợ quá hạn của doanh nghiệp nhà nước

+ Nợ quá hạn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh;+ Nợ quá hạn của cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh.

- Căn cứ theo khả năng thu hồi ta có nợ quá hạn bao gồm:

+ Nợ quá hạn bình thường;+ Nợ quá hạn có vấn đề;+ Nợ quá hạn khó thu hồi;

+ Nợ quá hạn thu giữ tài sản chưa xử lý.

- Khả năng thu hồi là một tiêu thức quan trọng đểđánh giá chính xác hơn

chất lượng tín dụng Như trong ví dụ trên, ta thấy dù tỷ lệ nợ quá hạn cao nhưng trong đó chủ yếu là những khoản nợ quá hạn có khả năng thu hồi lớn thì vẫn có thể khẳng định chất lượng tín dụng của ngân hàng đó là tốt Theo cách này, chỉ tiêu thường được sử dụng là:

Tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng thu

NQH có khả năng thu hồiNợ quá hạn

Hoặc ngược lại có thể sử dụng chỉ tiêu:

Tỷ lệ nợ quá hạn khóđòi=NQH khóđòiNợ quá hạn

- Cơ cấu nợ quá hạn phân theo nguyên nhân

Việc phân loại nợ quá hạn theo nguyên nhân sẽ giúp ngân hàng quản lý tốt các khoản đã cho vay, là cơ sở cho việc tìm ra các giải pháp phù hợp.

+ Nợ quá hạn theo nguyên nhân chủ quan.+ Nợ quá hạn theo nguyên nhân khách quan.

Trang 27

Ngoài ra, trong quá trình phân tích, có thể phân loại nợ quá hạn theo thời hạn cho vay: Nợ quá hạn của khoản nợ ngắn hạn - trung hạn - dài hạn; theo thời gian chuyển nợ quá: nợ quá hạn dưới 180 ngày, nợ quá hạn từ 180 - 360

ngày, nợ quá hạn trên 360 ngày;

d, Chỉ tiêu về tốc độ chu chuyển vốn

e, Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động cho vay

Như ta đãđề cập, chất lượng tín dụng nhìn từ phía ngân hàng xét trên hai khía cạnh: lợi nhuận và an toàn Do vậy, chất lượng tín dụng tốt chỉ thực sự cóý nghĩa khi nó góp phần nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng Vàđây là một chỉ tiêu cần thiết đểđo lường khả năng sinh lời của ngân hàng mang lại từ hoạt động tín dụng

Hiểu theo nghĩa đen, thu nhập từ hoạt động cho vay chính làlãi từ hoạt

động cho vay nhưng ta có thể xét thêm thu nhập thực từ hoạt động cho vay của

ngân hàng sau khi đã trừđi các chi phí phát sinh trong quá trình hình thành và

Trang 28

chấp nhận cho vay, ví dụ như các chi phí thẩm định, chi phí quản lý theo dõi khoản vay Trên thực tế, các NHTM Việt Nam hiện nay hiểu thu nhập từ hoạt động cho vay chính là tỷ lệ lãi từ hoạt động cho vay trên tổng thu nhập.

Ngoài ra, để phân tích khả năng của ngân hàng trong việc thu nợ lãi ta có

thể phân tích tỷ lệ lãi thực thu trên lãi dự thu từ hoạt động cho vay Ngay sau

khi phát tiền vay, ngân hàng sẽ dự tính khoản lãi có thể thu được trong tương lai gọi là lãi dự thu, còn lãi thực thu là khoản lãi thực tế trong hạn ngân hàng đã thu từ khách hàng Tỷ lệ này càng cao có nghĩa là doanh nghiệp đã tiến hành trả nợ lãi đúng hạn, điều này phản ánh doanh nghiệp hoạt động ổn định, có hiệu quả, có khả năng trả nợ tốt

Hiện nay, đối với các NHTM Việt Nam đểđánh giá chất lượng tín dụng của một Ngân hàng nhằm hạn chế rủi ro thấp nhất trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thì các Ngân hàng thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN Theo quyết định này thì các khoản cho vay của Ngân hàng sẽđược phân thành các nhóm sau:

- Nhóm 1 (nợđủ tiêu chuẩn) Bao gồm:

+ Các khoản nợ trong hạn mà Ngân hàng nơi cho vay đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn.

Trang 29

+ Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và Ngân hàng nơi cho vay đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc, lãi bị quá hạn và thu hồi đẩy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại.

- Nhóm 2 (nợ cần chúý) Bao gồm:

+ Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày+ Các khoản nợđiều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu

- Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) Bao gồm:

+ Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày

+ Các khoản nợ cơ cầu lại thời hạn trả nợ lần đầu trừ các khoản điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2

+ Các khoản nợđược miễn hoặc giảm lại do khách hàng không đủ năng lực trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng

+ Các khoản nợ phải thực hiện nghĩa vụ theo cam kết quá hạn dưới 30 ngày

- Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) Bao gồm:

+ Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày

+ Các khoản nợ cơ cầu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợđược cơ cấu lại lần đầu

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thức 2

+ Các khoản nợ phải thực hiện nghĩa vụ theo cam kết quá hạn từ 30 đến 90 ngày

- Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) Bao gồm:

+ Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày

+ Các khoản nợ cơ cầu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợđược cơ cấu lại lần đầu

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2 quá hạn theo thời hạn trả nợđược cơ cấu lại lần thứ 2

Trang 30

Ngoài các chỉ tiêu như trên, ngân hàng còn được đánh giá về chất lượng tín dụng trên cơ sở nhiều tiêu chuẩn khác như: thái độ tiếp đón, hướng dẫn và phục vụ khách hàng một cách hoà nhãân cần, thủ tục nhanh gọn, hợp lý, đơn giản, phục vụ cho khách hàng nhanh nhất trong phạm vi thời gian quy định; đảm bảo cung ứng đúng vàđủ lượng tiền theo Hợp đồng tín dụng đã ký; đồng thời tuân thủ các quy định do Nhà nước đề ra trong lĩnh vực cho vay (các Luật và văn bản dưới Luật).

1.3.4 Các nhân tốảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng

Ta biết rằng chất lượng hoạt động TD cóý nghĩa rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của các NHTM và của toàn xã hội Để quản lý chất lượng TD đồng bộ, đòi hỏi phải hiểu rõ tác động của các nhân tốảnh hưởng tới chất lượng TD Có thể chia các nhân tốảnh hưởng tới chất lượng TD làm hai loại: các nhân tố bên ngoài (nhân tố khách quan) và các nhân tố bên trong (nhân tố chủ quan) Tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảch cụ thể của từng nước, của từng NHTM mà hai loại nhân tố này qua nghiên cứu cụ thể từng loại nhân tốảnh hưởng.

a, Các nhân tố bên ngoài: Gồm 3 nhân tố: kinh tế, xã hội, pháp lý.

- Nhân tố kinh tế: Về phương diện tổng thể, nền kinh tếổn định sẽ tạo

điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng Nền kinh tếổn định làm cho quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tiến hành bình thường không bịảnh hưởng bởi các yếu tố lạm phát, khủng hoảng làm cho khả năng tín dụng và khả năng trả nợ vay không biến động lớn Trong trường hợp này chất lượng tín dụng phụ thuộc chủ yếu vào khả năng quản lý chất lượng tín dụng của bản thân các NHTM.

Tuy nhiên, để xã hội tồn tại và phát triển, đòi hỏi nền kinh tế phải có sự tăng trưởng Với mục tiêu tăng trưởng kinh tế, một số nước đã sử dụng mức lạm phát vừa phải để tăng trưởng tín dụng, kích thích đầu tư Giới hạn

Trang 31

của mở rộng quy mô tín dụng cóảnh hưởng lớn chất lượng tín dụng: nếu mở rộng quá giới hạn cho phép sẽ làm cho giá cả tăng quá mức, xảy ra lạm phát phi mã và siêu lạm phát, các NHTM sẽ chịu thiệt hại lớn do đồng tiền mất giá, chất lượng tín dụng bị giảm thấp Ngoài ra, chính sách và luật lệđiều tiết vềưu tiên hay hạn chế sự phát triển của một ngành, một lĩnh vực… để hạn chế tác động tiêu cực nhưô nhiễm môi trường, đảm bảo sự phát triển cân đối trong nền kinh tế cũng ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động tín dụng.

Vốn nước ngoài cũng cóảnh hưởng tới chất lượng tín dụng: do tình trạng thiếu vốn để phát triển kinh tế, các nước kém phát triển phải tìm mọi cách huy động vốn nước ngoài đểđầu tư Việc đầu tư sẽ làm tăng tổng cầu trong nền kinh tế trong khi tổng cung chưa tăng theo kịp làm mất cân đối giữa tổng cung và tổng cầu trong nền kinh tế gây nguy cơ lạm phát Mặt khác, do hệ thống ngân hàng chưa phát triển, tình trạng “đô la hoá” không kiểm soát được, luồng tiền từ nước ngoài chảy vào trong nước cũng trở thành phương tiện thanh toán làm cho khối lượng tiền trong nước tăng, gây sức ép lạm phát Như vậy, vốn nước ngoài nếu không có sự tính toán kỹcàng và không có sự quản lý chặt chẽ gây nguy cơ lạm phát và tác động xấu tới hoạt động tín dụng.

Hoạt động tín dụng là hoạt động “vay để cho vay”, do đó chất lượng tín dụng còn phụ thuộc vào công tác huy động và cho vay vốn, hay nói cách khác là phụ thuộc vào chất lượng khách hàng Tín dụng là nhịp cầu nối giữa hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng với hoạt động của lĩnh vực sản xuất vật chất và kinh doanh dịch vụ Do đó, mỗi biểu hiện xấu hay tốt trong hoạt động của khách hàng sẽ có những ảnh hưởng tương ứng tới hoạt động tín dụng thông qua cơ chế tác động của những mối quan hệ tín dụng: với khách hàng sản xuất kinh doanh có lãi, có xu thế phát triển, có khả năng chiếm lĩnh thị trường và có quan hệ tín dụng tốt (vay và trả nợ sòng phẳng) thì cầu nối giữa vay cho vay sẽ thông suốt, tạo điều kiện tăng vòng quay vốn

Trang 32

tín dụng và mở rộng quy mô vốn đầu tư Ngược lại, bằng cơ chế chính sách tín dụng phù hợp, phương pháp phân tích kinh tế doanh nghiệp được xây dựng phù hợp với đặc điểm hoạt động tín dụng ngân hàng, các NHTM sẽ tìm kiếm được khách hàng tốt để vay và cho vay, tạo sự tương thích hợp lý giữa nguồn vốn huy động được với việc đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Chu kỳ phát triển kinh tế có tác động không nhỏ tới hoạt động tín dụng Trong thời kỳ kinh tếđình trệ sản xuất – kinh doanh bị thu hẹp, hoạt động tín dụng gặp khó khăn trên tất cả các lĩnh vực Nhu cầu vốn tín dụng giảm trong thời kỳ này và nếu vốn tín dụng đãđược thực hiện cũng khó có thể sử dụng có hiệu quả hoặc trả nợđúng hạn cho ngân hàng Ngược lại, thời kỳ hưng thịnh, nhu cầu vốn tín dụng tăng, rủi ro tín dụng cóít đi, nhưng cũng không loại trừ trường hợp do chạy đua trong sản xuất kinh doanh, nạn đầu cơ tích trữ, làm cho nhu cầu vốn tín dụng lên quá cao và có quá nhiều khoản tín dụng được thực hiện Những khoản này cũng có thể khóđược hoàn trả nếu sự phát triển sản xuất kinh doanh không có kế hoạch nó trên dẫn đến suy thoái và khủng khoảng kinh tế.

Mức độ phù hợp giữa lãi suất ngân hàng với mức lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hoá và dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân cũng ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng Theo Mác: “lợi tức chỉ là một phần của lợi nhuận mà nhà tư bản công nghiệp phải trả cho nhà tư bản kinh doanh tiền tệ mà giới hạn tối đa của lợi tức là bản thân lợi nhuận “TB q.3, tập 2 NXB Sự thật – 1962” Như vậy, lợi tức của ngân hàng thu được từ hoạt động tín dụng bị giới hạn bởi lợi nhuận của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sử dụng vốn vay ngân hàng Vì vậy, với mức lãi suất cao hơn mức lợi nhuận các doanh nghiệp vay vốn thu được từ hoạt động sản xuất - kinh

Trang 33

doanh, các doanh nghiệp sẽ không có khả năng trả nợ ngân hàng, ảnh hưởng tới quá trình tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp nói riêng và tình hình phát triển của toàn bộ nền kinh tế nói chung (trừ các doanh nghiệp có lợi nhuận siêu ngach hoặc lợi nhuận độc quyền) Hoạt động tín dụng lúc này không còn làđòn bẩy để thúc đẩy sản xuất phát triển và theo đó chất lượng tín dụng cũng bịảnh hưởng.

- Nhân tố xã hội: Nhân tốảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng tín dụng là

các tác nhân trực tiếp tham gia quan hệ tín dụng, đó là người gửi tiền, ngân hàngvà người vay tiền

Tín dụng có nghĩa là sự vay mượn dựa trên cơ sở sự tín nhiệm, lòng tin, điều đó cũng có nghĩa là quan hệ tín dụng là sự kết hợp giữa 3 yếu tố: nhu cầu của khách hàng, khả năng của ngân hàng và sự tin tưởng lẫn nhau giữa ngân hàng và khách hàng Vì vậy, chất lượng tín dụng phụ thuộc vào cả 3 yếu tố: khách hàng, ngân hàng và sự tín nhiệm, trong đó sự tín nhiệm làcầu nối mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng: sự tín nhiệm của ngân hàng càng cao, thu hút khách hàng càng lớn; khách hàng có tín nhiệm đối với ngân hàng thường được vay vốn dễ dàng và có thểđược vay với lãi suất thấp hơn so với các đối tượng khác Tín nhiệm là tiền đề, điều kiện để không ngừng cải tiến chất lượng tín dụng.

+ Khách hàng: là chủ thểđại diện cho bên cung về vốn tín dụng, đồng thời cũng đại diện cho bên cầu về vốn cho vay Với tư cách là người cung vốn tín dụng, họ mong muốn nhận được từ ngân hàng một khoản lãi từ tiền gửi hay những dịch vụ thanh toán thuận tiện Sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng sẽ làm tăng thêm tính ổn định của nguồn vốn huy động đểđáp ứng nhu cầu của người vay Đối với người vay, họđến với ngân hàng với mong muốn nhu cầu vay của mình được đáp ứng để cóđược một khoản tín dụng sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh với sự xác định rõ ràng

Trang 34

về số lượng tiền vay, thời hạn vay và lãi suất - giá của việc sử dụng vốn vay có thể chấp nhận được Nếu nhu cầu của khách hàng được chấp nhận với thái độ niềm nở và thủ tục đơn giản sẽ thu hút được nhiều khách tốt, tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng được thuận lợi, chất lượng tín dụng được đảm bảo Ngược lại, nếu kháhc hàng đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về cung cấp thông tin khách hàng một cách trung thực, tình hình hình tài chính lành mạnh, kết quả hoạt động kinh doanh ổn định có xu hướng ngày càng mở rộng và phát triển , đảm bảo uy tín trong vay và trả nợ Ngân hàng điều đó cũng làm cho chất lượng tín dụng của Ngân hàng được nâng cao hơn và rủi ro đạo đức kinh doanh sẽ thấp đi

+ Ngân hàng: là chủ thểđại diện cho bên cầu về huy động vốn để cho vay, đồng thời cũng đại diện cho bên cung về cấp tín dụng Quy mô và phạm vi hoạt động của tín dụng phụ thuộc vào nguồn vốn tự có của ngân hàng, khảnăng huy động vốn (về quy mô và thời hạn) cũng như uy tín và trình độ quản lý của ngâ hàng, ngoài ra còn phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ, màng lưới hoạt động…, khả năng tạo tiền của bản thân NHTM và việc sử dụng các công cụ quản lý tiền tệ của Ngâ hàng Nhà nước.

Ngoài những yếu tố kể trên, còn có những yếu tốảnh hưởng tới chất lượng tín dụng như: đạo đức xã hội có liên quan tới rủi ro trong tín dụng trong trường hợp lợi dụng lòng tin để lừa đảo; hoặc do trình độ dân trí chưa cao, kém hiểu biết dẫn tới hiểu chưa đúng bản chất hoạt động ngân hàng nói chung cũng như hoạt động tín dụng nói riêng, làm ăn kém hiệu quả, không phát huy tốt chức năng các phương tiện tín dụng…

Bên cạnh đó sự biến động của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở nước ngoài cũng cóảnh hưởng tới chất lượng tín dụng: trong tình hình hiện nay, các quan hệ kinh tế, xã hội được mở rộng, theo đó các loại hình doanh

Trang 35

nghiệp đa quốc gia cũng ngày càng tăng về số lượng và quy mô hoạt động, các trào lưu văn hoá - xã hội cũng ngày càng phát triển Vì vậy, mọi sự biến động về kinh tế, văn hoá, xã hội ở nước ngoài đều ảnh hưởng tới tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước vàảnh hưởng tới chất lượng tín dụng Ví dụ: sự kiện Đông Âu làm cho hàng loạt hợp đồng tiêu thụ của các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu bị phá vỡ hợp hay do hàng nội địa không cạnh tranh được với hàng ngoại nhập lậu về giá cả, chất lượng và chủng loại dẫn tới hàng sản xuất ra không tiêu thụđược, gây khó khăn cho việc trả nợ… Ngoài ra, chất lượng hoạt động tín dụng còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố môi trường như tình hình thời tiết, dịch bệnh… cũng như các biện pháp tích cực trong việc bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.

- Nhân tố pháp lý: Nhân tố pháp lý bao gồm tính đồng bộ của hệ thống

pháp luật, tính đầy đủ, thống nhất của các văn bản dưới luật, đồng thời gắn liền với quá trình chấp hành phấp luật và trình độ dân trí.

Thực tiễn kinh tế thị trường hàng trăm năm qua cóđủ cơ sởđể kết luận rằng: pháp luật đã trở thành một bộ phận không thể thiếu được của nền kinh tế thị trường có sựđiều tiết của Nhà nước Không có pháp luật hoặc pháp luật không phù hợp với những yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường thì mọi hoạt động trong nền kinh tếđó không thể tiến hành trôi chảy được Với vai tròđảm bảo cho việc chuyển nền kinh tế thị trường từ tự phát, kém tổ chức sang một nền kinh tế thị trường văn minh, pháp luật, có nhiệm vụ tạo lập một môi trường pháp lý cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành thuận tiện vàđạt hiệu quả kinh tế cao; là cơ sởđể giải trí hết sức quan trọng đối với hoạt động ngân hàng nói chung và chất lượng hoạt động tín dụng nói riêng Chỉ có trong điều kiện các chủ thể tham gia quan hệ tín dụng tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh thì quan hệ tín dụng mới đem lại lợi ích cho cả hai phía và chất lượng tín dụng mới được đảm bảo.

Trang 36

Nghiên cứu các nhân tốảnh hưởng tới chất lượng tín dụng nhằm:

Hạn chế rủi ro, bảo toàn vốn, nâng cao thu nhập và lợi nhuận từ hoạt động tín dụng ngân hàng.

Xã hội hoá hoạt động ngân hàng, biến NHTM trở thành người bạn tin cậy của mọi tổ chức, cá nhân, đơn vị trong nền kinh tế xã hội, tạo điều kiện cho NHTM khác

Hợp pháp hoá hoạt động ngân hàng, đảm bảo cho ngân hàng hoạt động theo pháp luật; tạo môi trường pháp lý lành mạnh vàổn định để hoạt động tín dụng được an toàn, có hiệu quả.

b, Các nhân tố bên trong

Các nhân tố bên trong trường thường liên quan tới sự phấn đấu của bản thân ngân hàng trên tất cả các mặt có liên quan tới hoạt động tín dụng vàảnh hưởng trực tiếp tới những khía cạnh khác nhau của chất lượng tín dụng Các nhân tố bên trong gồm 7 nhân tố (về chính sách; công tác tổ chức; trình độ lao động; quy trình nghiệp vụ; thông tin; kiểm tra kiểm soát và trang thiết bị), ảnh hưởng của nó tới chất lượng hoạt động tín dụng được thể hiện qua nội dung của các nhân tố như sau:

- Chính sách tín dụng: Chính sách tín dụng là kim chỉ nam đảm bảo

cho hoạt động tín dụng đi đúng quỹđạo, nó cóý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của một ngân hàng Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ luật pháp, đường lối chính sách của Nhà nước vàđảm bảo công băng xã hội Điều đó cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng tuỳ thuộc vào việc xây dựng chính sách tín dụng của NHTM cóđúng đắn hay không Bất cứ NHTM nào muốn có chất lượng tín dụng đều phải có chính sách tín dụng rõ ràng, thích hợp cho ngân hàng mình.

Trang 37

- Công tác tổ chức của ngân hàng: Tổ chức của Ngân hàng được sắp xếp

một cách có khoa học, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban trong từng ngân hàng, trong toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng như giữa ngân hàng với các cơ quan khác như tài chính, pháp lý… sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng; theo dõi, quản lý sát sao các khoản vốn huy động cũng như các khoản cho vay, đây là cơ sởđển tiến hành các nghiệp vụ tín dụng lành mạnh và quản lý có hiệu quả các khoản vốn tín dụng Tổ chức ngâ hàng theo nguyên tắc tập trung có phân cấp chính là một khâu trong quá trình quản lý chất lượng tín dụng đồng bộ, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ của Nhà nước trong từng thời kỳ.

- Chất lượng nhân sự: Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại

trong quản lý vốn tín dụng cũng như trong hoạt động của ngân hàng Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi chất lượng nhân sự ngày càng cao để có thểđối phó kịp thời, có hiệu quả với các tình huống khác nhau của hoạt động tín dụng Việc tuyển chọn nhân sự cóđạo đức nghề nghiệp tốt và giỏi về chuyên môn (có năng lực phân tích và xử lýđơn xin vay, đánh giá tài sản thế chấp, giám sát số tiền cho vay ngay từ khi cấp tiền vay cho tới khi thu hồi được nợ hoặc xử lý xong món nợ theo chính sách cho vay của ngân hàng …) sẽ giúp cho ngân hàng có thể ngăn ngừa được những sai phạm có thể xảy ra khi thực hiện chu kỳ khép kín của một khoản tín dụng.

- Quy trình tín dụng: Quy trình tín dụng bao gồm những quy định cần

phải thực hiện trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng, nóđược bắt đầu từ khi chuẩn bị cho vay, phát triển vay, kiểm tra quá trình cho vay cho đến khi thu hồi được nợ Chất lượng tín dụng cóđảm bảo hay không tuỳ thuộc vào việc thực hiện tốt các quy định ở từng bước và sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các bước trong quy trình tín dụng

Trang 38

Trong quy trình tín dụng, bước chuẩn bị cho vay (khách hàng viết đơn xin vay và ngân hàng đánh giáđơn xin vay để quyết định cho vay hay không cho vay) rất quan trọng, là cơ sởđể lượng định rủi ro trong quá trình cho vay Trong bước này, chất lượng tín dụng tuỳ thuộc vào chất lượng công tác thẩm định đối tượng được vay vốn cũng như những quy định vềđiều kiện và thủ tục cho vay của từng NHTM.

Kiểm tra quá trình cho vay giúp cho ngân hàng nắm được nguyên nhân diễn biến của khoản tín dụng đã cung cấp để có những hành động điều chỉnh hoặc can thiệp khi cần thiết, sớm ngăn ngừa những rủi ro có thể xẩy ra Việc lựa chọn vàáp dụng có hiệu quả các hình thức kiểm tra sẽ thiết lập được một hệ thống phòng ngừa hữu hiệu cho chất lượng tín dụng, góp phần cải thiện chất lượng tín dụng.

Thu nợ và thanh lý nợ là khâu quan trọng có tính quyết định đến sự tồn tại của ngân hàng do đó ngân hàng phải tích cực trong công tác thu nợ Sự nhạy bén của ngân hàng trong việc phát hiện kịp thời những điều kiện bất lợi xảy ra đối với khách hàng cùng những biện pháp xử lý chính xác, đúng lúc sẽ giảm thiểu các khoản nợ quá hạn vàđiều đó sẽ có tác dụng tích cực đối với chất lượng tín dụng.

Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bước trong quy trình tín dụng sẽ tạo điều kiện cho vốn tín dụng được luân chuyển bình thường, theo đúng kế hoạch đãđịnh, nhờđóđảm bảo chất lượng tín dụng.

- Thông tin tín dụng: Thông tin tín dụng có vai trò quan trọng trong

quản lý chất lượng tín dụng Nhờ có thông tin tín dụng, người quản lý có thểđưa ra những quyết định cần thiết có liên quan đến cho vay, theo dõi và quản lý tài khoản cho vay Thông tin tín dụng có thể thu được từ các nguồn sãn cóở ngân hàng (Hồ sơ vay vốn, thông tin giữa các tổ chức tín dụng, phân

Trang 39

tích của cán bộ tín dụng …); từ khách hàng (theo chếđộ báo cáo định kỳ hoặc phản ánh trực tiếp); từ các cơ quan chuyên về thông tin tín dụng ở trong và ngoài nước; từ các nguồn thông tin khác (các cơ quan thông tấn, báo chí, toàán) Số lượng, chất lượng của thông tin thu nhận được có liên quan đến mức độ chính xác trong việc phân tích, nhận định thị trường, khách hàng… đểđưa ra những quyết định phù hợp Thông tin càng đầy đủ, nhanh nhạy, chính xác và toàn diện thì khả năng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng càng lớn, chất lượng tín dụng càng cao.

- Kiểm soát nội bộ: Đây là biện pháp giúp cho Ban lãnh đạo ngân hàng

cóđược các thông tin về tình trạng kinh doanh nhằm duy trì có hiệu quả các hoạt động kinh doanh đang được xúc tiến, phù hợp với các chính sách, thực hiện được các mục tiêu đãđịnh.

Trong lĩnh vực tín dụng, hoạt động kiểm soát bao gồm:

Kiểm soát chính sách tín dụng và các thủ tục có liên quan đến các khoản vay (thẩm quyền vềđiều hành, quản lý, giám sát các khoản tiền cho vay, hồ sơ, thủ tục cho vay…)

Kiểm tra định kỳ do kiểm toán viên nội bộ thực hiện, báo cáo các trường hợp ngoại lệ, những vi phạm chính sách, thủ tục, kiểm soát kế toán và các nghiệp vụ có liên quan đến cho vay.

Chất lượng tín dụng tuỳ thuộc vào mức độ phát hiện kịp thời nguyên nhân các sai sót phát sinh trong quá trình thực hiện một khoản tín dụng của công tác kiểm soát nội bộđể có biện pháp khắc phục kịp thời.

Để kiểm soát nội bộ có hiệu quả, ngân hàng cần có cơ cấu tổ chức hợp lý, cán bộ kiểm tra phải giỏi nghiệp vụ, trung thực và có chính sách thưởng phạt vật chất nghiêm minh.

- Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tín dụng: Để có thể quản và theo

dõi có hiệu quả hoạt động tín dụng, song song với việc nâng cao chất lượng

Trang 40

công tác hoạch định chính sách, công tác tổ chức quản lý ngân hàng, công tác nhân sự, quản lý quá trình cho vay, công tác thông tin, kiểm soát nội bộ, cần phải chúý tới các phương tiện cần thiết phục vụ cho quá trình quản lý hoạt động tín dụng Trang bịđầy đủ trang thiết bị tiên tiến phù hợp với khả năng tài chính và phạm vi, quy mô hoạt động của ngân hàng sẽ giúp cho ngân hàng:

Phục vụ kịp thời yêu cầu của khách hàng về tất cả các mặt dịch vụ phục vụ (nhận tiền gửi, cho vay, thu nợ…) với chi phí mà cả hai bên cùng chấp nhận được.

Giúp cho các cấp quản lý của NHTM kịp thời nắm bắt tình hình hoạt động tín dụng đểđiều chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế nhằm thoả mãn ngày càng cao yêu cầu của khách hàng.

Như vậy, trang thiết bị cũng là một trong các nhân tố không thể thiếu được để không ngừng cải tiến chất lượng tín dụng.

Tóm lại: Qua nghiên cứu nội dung các loại nhân tốảnh hưởng tới chất

lượng tín dụng ta thấy: Tuỳ theo sự phát triển, điều kiện kinh tế xã hội và sự hoàn thiện môi trường pháp lý của từng nước cũng như khả năng quản lý, cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ cán bộ của từng NHTM mà các nhân tố này cóảnh hưởng khác nhau tới chất lượng hoạt động tín dụng Vấn đề cơ bản đặt ra là chúng ta phải nắm vững các nhân tốảnh hưởng tới chất lượng tín dụng và biết vận dụng sáng tạo sựảnh hưởng của các nhân tố này trong hoàn cảnh thực tế sẽ tạo điều kiện cho sự thành công của hoạt động tín dụng nói riêng cũng như toàn hệ thống ngân hàng nói chung.

Ngày đăng: 14/11/2012, 14:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. TS. Nguyễn Mạnh Dũng (2004), “Những vấn đề chung về chếđộ tính phí bảo hiểm gắn với mức độ rủi ro của các ngân hàng”, Tạp chí ngân hàng (2- Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề chung về chếđộ tính phí bảo hiểm gắn với mức độ rủi ro của các ngân hàng
Tác giả: TS. Nguyễn Mạnh Dũng
Năm: 2004
10. THS. Trịnh Thị Ngọc Lan (2003), “Một sốđiểm nổi lên trong hoạt động ngân hàng trên địa bàn Hà Nội”, Tạp chí Ngân hàng (9/2003) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một sốđiểm nổi lên trong hoạt động ngân hàng trên địa bàn Hà Nội
Tác giả: THS. Trịnh Thị Ngọc Lan
Năm: 2003
11. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (2003), Lịch sử 15 năm xây dựng và trưởng thành 26/3/1998 - 26/3/2003, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử 15 năm xây dựng và trưởng thành 26/3/1998 - 26/3/2003
Tác giả: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
Năm: 2003
14. PGS., TS. Nguyễn Đình Tự (2004), “Một số vấn đề về tăng cường năng lực hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong điều kiện hội nhập” , Tạp chí ngân hàng (2/2004), 5-7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về tăng cường năng lực hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong điều kiện hội nhập”", Tạp chí ngân hàng
Tác giả: PGS., TS. Nguyễn Đình Tự
Năm: 2004
15. Dương Văn Thực (2003), “Tìm hiểu về phương pháp đánh giá xếp loại các tổ chức tín dụng theo CAMELS của Thanh tra ngân hàng”, Tạp chí ngân hàng (9/2003), 8-10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu về phương pháp đánh giá xếp loại các tổ chức tín dụng theo CAMELS của Thanh tra ngân hàng”," Tạp chí ngân hàng
Tác giả: Dương Văn Thực
Năm: 2003
16. Viện nghiên cứu khoa học ngân hàng (2003), Giải pháp xử lý nợ xấu trong tiến trình tái cơ cấu các NHTM Việt Nam(Kỷ yếu hội thảo), Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp xử lý nợ xấu trong tiến trình tái cơ cấu các NHTM Việt Nam
Tác giả: Viện nghiên cứu khoa học ngân hàng
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 2003
1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo tài chính của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng An (2004-2006) Khác
3. TS. Nguyễn Văn Chỉnh, T.S Vũ Quang Việt, Cử nhân. Trần Vân, Cử nhân Lê Hoàng (2002), Kinh tế Việt Nam đổi mới- Những phân tích vàđánh giá quan trọng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Khác
4. TS. Hồ Diệu (2001), Giáo trình Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Khác
5. TS. Nguyễn Duệ (2003), Quản trị ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê. Hà Nội Khác
7. TS. Phan Thị Thu Hà - TS. Nguyễn Thị Thu Thảo (2002), khoa ngân hàng tài chính-ĐH. KTQD.Hà Nội, "Ngân hàng thương mại - Quản trị và nghiệp vụ&#34 Khác
8. PGS, TS. Ngô Hướng, TS. Phan Đình Thế (2002), Giáo trình Quản trị và kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Khác
9. Hoàng Kim (2001), Tiền tệ ngân hàng thị trường tài chính, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội Khác
12. Ngân hàng Phát triển châu á (2001), Dựán tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (TANo.3227 – VIE) Khác
13. Peter S.Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Biểu số 2.2: Tình hình huy động vốn của CN NHNo& PTNT Quảng An  - Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An
i ểu số 2.2: Tình hình huy động vốn của CN NHNo& PTNT Quảng An (Trang 47)
Biểu số 2.5: Tình hình sử dụng vốn phân theo thành phần kinh tế - Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An
i ểu số 2.5: Tình hình sử dụng vốn phân theo thành phần kinh tế (Trang 55)
Biểu số 2.6: Tình hình sử dụng vốn phân theo thời gian. - Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An
i ểu số 2.6: Tình hình sử dụng vốn phân theo thời gian (Trang 57)
biến lây lan, có nguy cơ mất an toàn hệ thống. Tình hình nợ quá hạn tại Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An được thể hiện qua bảng số liệu sau đây: - Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An
bi ến lây lan, có nguy cơ mất an toàn hệ thống. Tình hình nợ quá hạn tại Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An được thể hiện qua bảng số liệu sau đây: (Trang 63)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w