1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Chương Dương

61 362 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Chương Dương

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước, hệ thống các ngân hàng thương mại(NHTM) ở Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, lớn mạnh về mọi mặt,kể cả số lượng, qui mô và chất lượng Trong những năm qua, hoạt động ngân hàngnước ta đã góp phần tích cực huy động vốn, mở rộng vốn đầu tư cho lĩnh vực sảnxuất phát triển Như vậy hệ thống ngân hàng thương mại thực sự là ngành tiênphong trong quá trình đổi mới cơ chế kinh tế, đóng góp to lớn vào công cuộc côngnghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế xã hội ở nước ta.

Hiện nay ở nước ta thị trường chứng khoán chưa phải là kênh dẫnvốn hiệu quả và chủ yếu, vậy nên vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinhdoanh của nền kinh tế vẫn phải dựa chủ yếu vào nguồn vốn tín dụng củahệ thống ngân hàng thương mại Các ngân hàng thương mại với lợi thế vềmạng lưới, đối tượng khách hàng của các ngân hàng thương mại khôngphải chỉ là các công ty, doanh nghiệp mà còn có thành phần tư nhân hộ giađình Một mặt họ là những người cho ngân hàng vay tiền, một mặt họ cũngchính là những người vay tiền của hệ thống NHTM Do vậy hệ thốngNHTM trở thành kênh cung ứng vốn hữu hiệu cho nền kinh tế trong gianđoạn hiện nay Từ đó vấn đề nghiên cứu chất lượng hoạt động tín dụngthật sự trở thành vấn đề đang rất được quan tâm

Do phạm trù nghiên cứu chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàngrất rộng nên với thời gian và năng lực có hạn, em chỉ tập trung vào nghiêncứu vấn đề chất lượng tín dụng ngắn hạn Qua đó tìm hiểu thực trạng,những kết quả đạt được và những hạn chế tồn tại Từ đó để tìm ra nhữngnguyên nhân của hạn chế đó cũng như tìm ra những biện pháp để khắcphục hạn chế đó

Sau một thời gian học tập và nghiên cứu cùng với việc được xem xét,tìm hiểu, quan sát tình hình thực tế tại Chi nhánh NHCT khu vực ChươngDương trong thời gian thực tập vừa qua Đặc biệt với sự giúp đỡ, tạo điều

Trang 2

kiện của ban lãnh đạo ngân hàng, các cô chú, anh chị ở các phòng ban đã

giúp em hoàn thành bản chuyên đề tốt nghiệp với đề tài “ Nâng cao chấtlượng tín dụng ngắn hạn tại Chi nhánh NHCT khu vực Chương Dương ”

Em xin gửi lời cám ơn tới các thầy cô giáo trường Đại học Kinh TếQuốc Dân - những người đã cung cấp cơ sở kiến thức về kinh tế và xã hội,Tới ThS Phan Hữu Nghị, người đã trực tiếp hướng dẫn để em có thể hoànthành bản đề án tốt nghiệp này.

Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương:

- Chương I: Tín dụng NHTM và chất lượng tín dụng ngắn hạn NHTM

trong nền kinh tế thị trường.

- Chương II: Thực trạng chất lượng hoạt động tính dụng ngắn hạn tại

Chi nhánh NHCT khu vực Chương Dương.

- Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động

tín dụng ngắn hạn tại Chi nhánh NHCT khu vực Chương Dương.

Trang 3

Chương I

TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CHẤT LƯỢNG TÍNDỤNG NGẮN HẠN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1.1 Tín dụng ngân hàng thương mại.

1.1.1 Lịch sử ra đời và quá trình phát triển tín dụng NHTM.

Lịch sử ra đời và phát triển của tín dụng gắn liền với lịch sử pháttriển của phương thức sản xuất hàng hóa Hình thức sơ khai nhất của tín

dụng là tín dụng nặng lãi Người đi vay sẽ không những phải trả vốn mà

còn phải trả phần lãi rất lớn cho người cho vay Hình thức này chỉ tồn tạiở xã hội trước tư bản và mục đích của nó là để duy trì cuộc sống chonhững người cần vay

Đến phương thức tư bản chủ nghĩa tín dụng nặng lãi không còn phùhợp Sản xuất phát triển, đi vay không những để cho tiêu dùng mà còn đểphát triển sản xuất Lãi suất cho vay cũng phải thấp hơn do có nhiều ngườicho vay hơn và để cho nhà tư bản đi vay đảm bảo việc sản xuất có lợinhuận Vay mượn không chỉ đơn thuần là tiền mà còn là các máy móc thiếtbị, tư liệu sản xuất Từ đó lãi suất không còn do người cho vay đơnphương áp đặt nữa mà phải có sự thỏa thuận giữa người vay và người chovay.

Từ đó ta có thể hiểu tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên nguyêntắc hoàn trả Đó là quan hệ giữa hai bên trong đó một bên chu cấp tiền hayhàng hóa, dịch vụ cho bên kia và bên kia cam kết sẽ thanh toán lại trongtương lai gồm cả khoản nợ gốc và khoản lãi.

Cùng với sự phát triển của sản xuất và hàng hóa, tín dụng ngày càngcó những phát triển cả về nội dung và hình thức Và hình thái phát triểncao nhất là tín dụng ngân hàng

Trang 4

Tín dụng ngân hàng là một quan hệ vay mượn dựa trên nguyên táchoàn trả (cả vốn và lãi) sau một thời gian nhất định.

Tín dụng ngân hàng đã thực sự mở rộng các mối quan hệ, thay thếquan hệ giữa các cá nhân với nhau bằng mối quan hệ giữa các cá nhân vớitổ chức, giữa các tổ chức với nhau và cao nhất là quan hệ tín dụng quốc tế.Tuy tín dụng ngân hàng là hình thức phát triển cao của quan hệ tíndụng nhưng nó vẫn giữ nguyên được những bản chất ban đầu của quan hệtín dụng Vẫn là quan hệ vay mượn lẫn nhau theo nguyên tắc có hoàn trảcả gốc và lãi vào một thời gian nhất định trong tương lai nhưng trong đómột bên là ngân hàng thương mại và một bên là các cá nhân, các tổ chứckinh tế, tổ chức chính trị xã hội hay là tổ chức tín dụng hoặc ngân hàngthương mại khác.

1.1.2 Đặc điểm của tín dụng ngắn hạn ngân hàng thương mại.

Tín dụng ngân hàng là một hình thức phát triển cao của tín dụng Nó

cơ bản giữ được những bản chất chung của tín dụng, ngoài ra còn có một

số đặc điểm sau:

Rủi ro tín dụng ngắn hạn thấp Do khoản vay chỉ cung cấp trong thời

gian ngắn vì vậy ít chịu ảnh hưởng của sự biến động không thể lườngtrước của nền kinh tế như các khoản tín dụng trung và dài hạn Ngoài ra,các khoản vay được cung cấp cho các đơn vị sản xuất kinh doanh theohình thức chiết khấu các giấy tờ có giá, dựa trên tài sản bảo đảm, bảo lãnhchắc chắn sẽ có khoản thu bù đắp trong tương lai vì vậy rủi ro mang đếnthường thấp

Lãi suất thấp: lãi suất cho vay được hiểu là khoản chi phí người đi

vay trả cho nhu cầu sử dụng tiền tạm thời của người khác Chính vì rủi romang lại của khoản vay thường không cao do đó lãi suất người đi vay phảitrả thông thường nhỏ

Trang 5

Vốn tín dụng ngắn hạn mà ngân hàng cấp cho khách hàng thường

được khách hàng dùng để mua nguyên vật liệu, trả lương, bổ xung vốn lưu

động nên số vốn vay thường là nhỏ

Thời hạn thu hồi vốn nhanh, số vòng quay vốn tín dụng nhiều : Vốn tín

dụng ngắn hạn thường được sử dụng để bù đắp những thiếu hụt trong ngắnhạn như đảm bảo cân bằng ngân quỹ, đối phó với chênh lệch thu chi trongngắn hạn Thông thường những thiếu hụt này chỉ mang tính tạm thời haymang tính thời điểm, sau đó khoản thiếu hụt này sẽ sớm thu lại dưới hìnhthái tiền tệ vì vậy thời gian thu hồi vốn sẽ nhanh.

Hình thức phong phú : Để đáp ứng nhu cầu hết sức đa dạng của khách

hàng, phân tán rủi ro, đồng thời để tăng cường sức cạnh tranh trên thịtrường tín dụng, các ngân hàng thương mại không ngừng phát triển cáchình thức tín dụng ngắn hạn của mình Điều đó đã làm cho các hình thứctín dụng ngắn hạn rất phong phú như: nghiệp vụ ứng trước, nghiệp vụ thấuchi, nghiệp vụ chiết khấu

1.2 Chất lượng Tín dụng ngắn hạn Ngân hàng thương mại

Trong quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng, dù môi trường

kinh doanh có thay đổi nhưng hoạt động tín dụng vẫn luôn là hoạt động cơbản, chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ hoạt động của các ngân hàng thươngmại và là hoạt động sinh lời chủ yếu của các ngân hàng thương mại Cùngvới quá trình phát triển của thị trường, hoạt động tín dụng ngày càng đượcmở rộng và phát triển đa dạng với sự tham gia của nhiều thành phần kinhtế Do đó quan hệ tín dụng cũng được mở rộng cả về đối tượng và quy môlàm cho hoạt động tín dụng của NHTM càng trở nên khó khăn Để hệthống ngân hàng thương mại thể tồn tại và đứng vững trong điều kiện cạnhtranh ngày càng gay gắt cũng như để phục vụ tốt hơn cho nền kinh tế thìcác NHTM phải nâng cao chất lượng các khoản tín dụng.

1.2.1 Khái niệm về chất lượng tín dụng ngắn hạn

Trang 6

Ở phần trên ta đã có khái niệm chung về “Tín dụng ngân hàng thươngmại” Căn cứ vào thời hạn của khoản tín dụng- kể từ khi cấp tín dụng đếnthời điểm hoàn trả ta có thể chia thành hai hình thức tín dụng Đó là tíndụng ngắn hạn và tín dụng trung, dài hạn Do khả năng và thời gian có hạnnên trong bản Đề án tốt nghiệp này em chỉ đề cập đến vấn đề “Tín dụngngắn hạn”.

Ở mỗi quốc gia, thời hạn để xác định khoản tín dụng ngắn hạn là khácnhau Ở Mĩ người ta quan niệm những khoản tín dụng ngắn hạn là nhữngkhoản cho vay có thời hạn dưới 3 năm Nhưng ở Việt Nam, theo Quyếtđịnh số 324 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tín dụng ngắnhạn là hình thức mà tổ chức tín dụng cho khách hàng vay ngắn hạn nhằm

đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống Thời

hạn đối với tín dụng ngắn hạn được tổ chức tín dụng khách hàng thoảthuận tối đa là 12 tháng, được xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinhdoanh và khả năng trả nợ của khách hàng.

Từ đó ta có thể hiểu chất lượng tín dụng ngắn hạn là sự đáp ứng yêucầu trước mắt (thường là một năm) của khách hàng phù hợp với sự pháttriển kinh tế xã hội và đảm bảo sự tồn tại, phát triển của NHTM Để cóđược chất lượng tín dụng thì hoạt động tín dụng ngắn hạn này phải cóhiệu quả và quan hệ tín dụng phải được thiết lập trên cơ sở sự tin cậy vàuy tín

Trang 7

Chất lượng tín dụng ngắn hạn được thể hiện:

Đối với khách hàng: tín dụng ngắn hạn phải phù hợp với mục đích sử

dụng trong ngắn hạn của khách hàng, với lãi suất và kì hạn hợp lý, thủ tụcđơn giản, nhưng vẫn đảm bảo được các nguyên tắc tín dụng

Đối với các ngân hàng thương mại: phạm vi, mức độ, giới hạn của

khoản tín dụng ngắn hạn phải phù hợp với thực lực của ngân hàng, đảmbảo được tính cạnh tranh trên thị trường, cũng như đảm bảo được nguyêntắc hoàn trả đúng thời hạn và có lãi.

Đối với sự phát triển kinh tế xã hội: tín dụng phục vụ sản xuất và

lưu thông hàng hóa, góp phần giải quyết công ăn việc làm, thúc đẩy quátrình tập trung và tích tụ sản xuất, giải quyết tốt nhất mối quan hệ giữatăng trưởng tín dụng với tăng trưởng kinh tế.

Vậy ta phải hiểu thế nào là khoản tín dụng ngắn hạn có chấtlượng cao ?

Xét trên khía cạnh nền kinh tế, căn cứ vào sự thể hiện của chất lượngtín dụng ta có thể hiểu khoản tín dụng ngắn hạn có chất lượng cao là khikhoản vốn huy động được ngân hàng sử dụng đúng mục đích, tạo được sốtiền lớn, ngân hàng thu được cả vốn và lãi Còn doanh nghiệp vừa trả đượcnợ ngân hàng đúng hạn vừa bù đắp được chi phí và có lợi nhuận Như vậy,ngân hàng vừa tạo ra hiệu quả kinh tế, vừa đem lại hiệu quả xã hội.

Và ngược lại một khoản tín dụng ngắn hạn không có chất lượng, haychất lượng không cao là khi khách hàng không sử dụng khoản tín dụngđúng theo mục đích ban đầu, không tạo ra số tiền để trả lãi, gốc đúng thờihạn cho ngân hàng, không đem lại hiệu quả kinh tế xã hội nói chung.

Hiểu đúng bản chất, phân tích, đánh giá, xác định chính xác cácnguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng ngắn hạn sẽ giúp ngânhàng tìm được các biện pháp quản lý thích hợp để có thể đứng vững trongnền kinh tế thị trường.

Trang 8

1.2.2 Sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạnngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.

Trong nền kinh tế thị trường thì hoạt động tín dụng là kênh dẫn vốn

chủ yếu để thúc đẩy tiến trình phát triển của cả xã hội Với đòi hỏi nềnkinh tế xã hội phát triển ngày càng mạnh mẽ thì vấn đề chất lượng tíndụng nói chung và chất lượng tín dụng ngắn hạn nói riêng luôn và sẽ dànhđược sự quan tâm lớn

1.2.2.1 Đối với nền kinh tế xã hội:

Tín dụng ngắn hạn và nền kinh tế xã hội có mối quan hệ mật thiết haichiều Tín dụng ngắn hạn góp phần làm lành mạnh hóa nền kinh tế xã hội,tạo điều kiện cho kinh tế xã hội phát triển, ngược lại để hoạt động tín dụngngắn hạn có chất lượng thì đỏi hỏi nền kinh tế xã hội phải ổn định, phải cócơ chế phù hợp, có sự phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả giữa các cấp cácngành

- Chất lượng tín dụng ngắn hạn được bảo đảm và nâng cao là điềukiện cho Ngân hàng làm tốt vai trò trung gian tín dụng- cầu nối giữa tiếtkiệm và đầu tư- trong nền kinh tế, Từ đó điều hoà nguồn vốn cho đầu tưngắn hạn hợp lý, làm xã hội bớt được lãng phí ở những nơi thừa vốn, giảmđược khó khăn cho những nơi thiếu vốn.

- Chất lượng tín dụng ngắn hạn được nâng cao cũng sẽ tạo điều kiệnđể NHTM làm tốt vai trò trung tâm thanh toán của nền kinh tế thị trường.Vì khi chất lượng tăng lên nghĩa là các khoản tín dụng được thực hiệnđúng theo thời hạn, do đó số vòng quay của vốn tín dụng tăng lên với mộtlượng tiền trong lưu thông là không đổi Góp phần mở rộng hình thứcthanh toán không dùng tiền mặt Qua đó tiết kiệm chi phí phát hành tiền - Tín dụng là một trong những công cụ để Đảng và Nhà nước thựchiện các chủ trương chính sách về phát triển kinh tế xã hội theo ngành,lĩnh vực Nhờ chất lượng tín dụng nâng cao nghĩa là sự phân tích, đánh giákhả năng phát triển của các đối tượng để ra các quyết định đầu tư đúng

Trang 9

đắn để khai thác khả năng tiềm tàng của tài nguyên, lao động, đảm bảocho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển cân đối giữa các ngành nghề,các khu vực trong cả nước.

- Nâng cao chất lượng tín dụng còn góp phần kiềm chế lạm phát, ổnđịnh tiền tệ, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Như ta đã biết về khảnăng tạo tiền của hệ thống ngân hàng thương mại Đó là thông qua việccho vay chuyển khoản, thanh toán không dùng tiền mặt, các ngân hàngthương mại có khả năng mở rộng số tiền ghi sổ lên rất nhiều lần so với sốtiền thực tế mà Nhà nước bỏ vào lưu thông Như vậy khi chất lượng tíndụng được nâng lên tạo khả năng giảm bớt lượng tiền trong lưu thông, gópphần hạn chế lạm phát, ổn định tiền tệ

- Cuối cùng chất lượng tín dụng nâng cao góp phần làm lành mạnh

hóa quan hệ tín dụng Giảm thiểu rồi đi đến xóa bỏ tình trạng cho vay

nặng lãi, tín dụng đen đang rất phổ biến hiện nay Mà gắn liền với tìnhtrạng tín dụng không lành mạnh này là những vấn đề xã hội phức tạp.

1.2.2.2 Đối với khách hàng:

- Cung cấp kịp thời nhu cầu về vốn cho khách hàng: Chất lượng tíndụng cao sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng thị trường, cung cấp tíndụng kịp thời, đáp ứng yêu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh của kháchhàng

- Lành mạnh hoá tình hình tài chính của khách hàng: Để đảm bảo chấtlượng tín dụng thì Ngân hàng tiến hành việc kiểm tra, kiểm soát việc sửdụng vốn tín dụng của khách hàng qua đó cùng với khách hàng uốn nắn vàchấn chỉnh kịp thời những thiếu sót trong hoạt động tài chính và kinhdoanh của họ Do vậy việc nâng cao chất lượng tín dụng góp phần pháttriển chất lượng sản xuất kinh doanh cũng như làm lành mạnh hoá tìnhhình tài chính của khách hàng.

1.2.2.3 Đối với ngân hàng thương mại:

Trang 10

Nâng cao Chất lượng tín dụng là sự cần thiết khách quan vì sự tồn tạivà phát triển lâu dài của hệ thống Ngân hàng thương mại:

- Nâng cao chất lượng tín dụng tức là tăng khả năng quay vòng vốntín dụng, qua đó mở rộng được các hình thức dịch vụ cung cấp cho kháchhàng cũng như mở rộng quy mô vốn tín dụng cho một khách hàng Nhưvậy không những duy trì được mối quan hệ với nhũng khách hàng truyểnthống mà còn mở rộng, thu hút thêm những khách hàng mới Đó cũng làcách để các ngân hàng thương mại mở rộng thị trường, nâng cao được lợinhuận.

- Chất lượng tín dụng nâng cao sẽ giảm được chi phí nghiệp vụ, chiphí quản lý, và đặc biệt là giảm được những chi phí, thiệt hại rất lớn dokhông thu hồi được khoản tín dụng Như vậy sẽ gia tăng khả năng sinh lờicủa các sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng Tăngđược lợi nhuận cho hệ thống ngân hàng thương mại

Qua những phân tích trên ta thấy nâng cao chất lượng tín dụng có ýnghĩa thật to lớn Đối với ngân hàng thì đó là vì sự tồn tại, phát triển Vớikhách hàng thì đó là khả năng mở rộng sản xuất Xét trên tầm vĩ mô thìnâng cao chất lượng tín dụng là để đảm bảo cho nền kinh tế xã hội luônphát triển ổn đinh Với sự phát triển và sản xuất lưu thông hàng hoá ngàycàng tăng, hoạt động tín dụng cần phải được phát triển tới mức độ nào đósao cho phù hợp, nhằm đáp ứng được những nhu cầu giao dịch cũng ngàycàng tăng trong xã hội Vì thế, việc nâng cao chất lượng tín dụng khôngnhững luôn được coi là chiến lược hàng đầu của các ngân hàng thương mạimà còn của các nhà chức trách về kinh tế xã hội

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngắn hạn ngânhàng thương mại.

Qua những vấn đề được phân tích ở trên, ta thấy rõ sự cần thiết củaviệc củng cố tăng cường nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn của cácNgân hàng Thương mại vì sự tồn tại cũng như sự phát triển lâu dài của hệthống Ngân hàng Thương mại nói riêng và cho nền kinh tế xã hội nói

Trang 11

chung Để thực hiện tốt công việc này, việc đi sâu phân tích, đánh giá đểthấy rõ được những nhân tố chủ yếu có ảnh hưởng đến chất lượng tín dụngngắn hạn là điều không thể thiếu và luôn luôn phải được cân nhắc để tìmra những hướng khắc phục hiệu quả

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng Ta có thểchia thành hai nhóm nhân tố là nhóm nhân tố bên ngoài và nhóm nhân tố

bên trong

1.3.1 Nhóm nhân tố bên ngoài:

Gồm 3 nhóm nhân tố là kinh tế, xã hội và pháp lý * Nhóm nhân tố kinh tế:

- Hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng ngắn hạn nói riêng cóhiệu quả cao thì nền kinh tế phải ổn định Hoạt động tín dụng là hoạt động

“Vay để cho vay” Khi nền kinh tế phát triển ổn định thì các doanh nghiệp

mới hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường, khi đó nhu cầu về vốn tíndụng của doanh nghiệp mới thực sự là ổn định và an toàn Mặt khác khi đóngân hàng cũng có thể huy động được nhiều nguồn vốn mở rộng hoạt độngcho vay, phục vụ cho việc phát triển kinh tế

- Ngoài ra một nền kinh tế ổn định tạo điều kiện cho giá cả luôn giữ ởmức ổn định, lành mạnh, tránh được tình trạng lạm phát hay giảm phát vàtránh cho ngân hàng khỏi phải chịu những thiệt hại lớn do mất giá củađồng tiền, các doanh nghiệp không rơi vào khủng hoảng dẫn đến khó khănkhông trả được nợ tín dụng Từ đó cũng tránh được sự giảm thấp chấtlượng tín dụng.

Tuy nhiên có một thực tế là hầu hết các quốc gia đều áp dụng mô hình“ Mở rộng Ngân sách” , tức là các quốc gia này duy trì một mức lạm phátvừa phải để kích thích đầu tư Do vậy đây là vấn đề có tính hai mặt Mộtmặt là lạm phát sẽ làm phát sinh những rủi ro cho việc hoàn trả khoản nợtín dụng Nhưng mặt khác, lạm phát kích thích đầu tư sẽ khiến nhu cầu về

Trang 12

vốn tín dụng tăng, tạo điều kiện kinh doanh tín dụng cho các ngân hàngthương mại, khi đó sẽ có cơ hội tăng được lợi nhuận

- Yếu tố Vốn nước ngoài cũng có ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng

ngắn hạn: Hầu hết các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia kém phát triểnđều gặp khó khắn về vốn để đầu tư phát triển kinh tế Do vậy thường phảisử dụng “Vốn nước ngoài” để bù đắp Nhưng việc huy động quá mức vốnnước ngoài sẽ làm mất cân đối tổng cung và tổng cầu trong nền kinh tế,gây sức ép về lạm phát cho nền kinh tế, ảnh hưởng tới chất lượng tín dụngngắn hạn.

- Nhân tố Chu kỳ phát triển kinh tế cũng tác động lớn tới chất lượng

tín dụng ngắn hạn Trong thời kỳ kinh tế hưng thịnh, sản xuất kinh doanhsẽ được mở rộng, dẫn đến nhu cầu về vốn tăng, giảm bớt những rủi ro tíndụng, từ đó hiệu quả tín dụng ngắn hạn cũng tăng lên Tuy nhiên điều gìsẽ xảy đến với chất lượng tín dụng ngắn hạn nếu các ngân hàng thươngmại cạnh tranh mở rộng khách hàng Khi đó để dành các khách hàng vềphía mình các ngân hàng thường phải hạ thấp yêu cầu với khách hàng khihọ có nhu cầu cấp tín dụng, đây chính là nguyên nhân khiến cho các khoảntín dụng ngắn hạn gặp nhiều rủi ro hơn, chất lượng tín dụng ngắn hạn quađó cũng giảm xuống.

Khi nền kinh tế rơi vào khó khăn, khủng hoảng, nền sản xuất bị trì trệkhiến nhu cầu tín dụng giảm do các doanh nghiệp thấy sẽ thật là mạo hiểmnếu mở rộng sản xuất bởi nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm, sức muakém và hàng hóa sẽ bị tồn kho, lợi nhuận giảm hoặc thậm chí doanhnghiệp có thể bị phá sản bởi không duy trì được sản xuất và không trảđược nợ ngân hàng Trong khi hoạt động tín dụng gặp nhiều khó khăn, cácngân hàng vẫn phải trả tiền lãi để huy động nguồn vốn trước đó Qua đó tathấy chất lượng tín dụng ở giai đoạn này thường là thấp.

- Một trong những nhân tố kinh tế có ảnh hưởng tới chất lượng tín

dụng ngắn hạn là sự phù hợp giữa lãi suất huy động ngắn hạn, lãi suấtcho vay ngắn hạn và mức lợi nhuận bình quân của nền kinh tế Khi mức

Trang 13

lợi nhuận doanh nghiệp giảm xuống hay lãi suất huy động tăng lên sẽ ảnhhưởng tới hiệu quả tín dụng ngắn hạn của hệ thông ngân hàng thương mại.

* Nhóm nhân tố xã hội,chính trị: Đó là các nhân tố khách hàng và

ngân hàng.

Quan hệ tín dụng được thực hiện dựa trên có sở sự tín nhiệm, lòngtin, uy tín giữa khách hàng và ngân hàng thương mại Vì vậy chất lượngtín dụng ngắn hạn tùy thuộc vào sự kết hợp giữa ba yếu tố: Nhu cầu tíndụng của khách hàng, khả năng của ngân hàng và sự tín nhiệm giữa haibên Uy tín của ngân hàng trên thị trường càng cao thì sẽ thu hút đượccàng nhiều khách hàng tin tưởng gửi tiền vào ngân hàng và thường có thểhuy động vốn với mức lãi suất thấp hơn mặt bằng chung Uy tín ngân hàngnâng cao cũng sẽ hấp dẫn được nhiều khách hàng đến xin vay ngân hàngthương mại Đây chính là biện pháp chiếm lĩnh thị trương của các ngânhàng thương mại, tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt với các ngân hàng thươngmại khác để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường

Khách hàng, với tư cách là người cung ứng vốn, Người gửi tiền có

lòng tin đối với ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng huy động khoảntiền gửi một cách ổn định, qua đó đáp ứng ổn đinh nhu cầu vốn tín dụngngắn hạn của người vay Vì vậy chất lượng tín dụng ngắn hạn sẽ tăng lên.

Với tư cách là người đi vay vốn, nếu nhu cầu vay ngắn hạn của khách

hàng được thực hiện đơn giản, nhanh chóng thì Ngân hàng đã tạo được sựhấp dẫn đối với khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tíndụng ngắn hạn.

Về phía Ngân hàng, chất lượng tín dụng ngắn hạn phụ thuộc vào quy

mô, phạm vi hoạt động tín dụng, phụ thuộc vào nguồn vốn tự có của cácngân hàng, khả năng huy động nguồn tiền gửi cả về quy mô cũng như thờihạn tiền gửi

Khi xét đến các nhân tố xã hội ta không thể không nhắc đến yếu tố tácđộng đến chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng ngắn hạn

Trang 14

nói riêng, đó là nhân tố “đạo đức xã hội” Như ta đã biết quan hệ tín dụng

phải dựa trên sự tín nhiễm giữa hai bên Nếu một trong hai bên xuát pháttừ sự lừa đảo thì đương nhiên chất lượng khoản tín dụng sẽ rất xấu

Ngoài ra ta cũng có thể xét đến một số nhân tố xã hội khác có ảnh

hưởng tới chất lượng tín dụng ngắn hạn Đó là trình độ dân trí, sự ổn địnhchính trị xã hội của quốc gia, tình hình biến động xã hội chính trị củaquốc tế hay là các yếu tố về môi trường như tình hình thiên tai, dịchbệnh…

* Nhóm nhân tố pháp lý:

Môi trường pháp lý được hiểu là hệ thống luật và văn bản pháp luật

có liên quan đến hoạt động của ngân hàng thương mại nói chung và hoạtđộng tín dụng nói riêng Đồng thời gắn liền với sự chấp hành pháp luật vàtrình độ dân trí

Hệ thống pháp luật sẽ tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh cho mọihoạt động sản xuất kinh doanh tiến triển thuận lợi đạt hiệu quả cao Nhưvậy để đảm bảo chất lượng tín dụng ngắn hạn cho các ngân hàng thươngmại thì hệ thống pháp luật về tín dụng nói chung và tín dụng ngắn hạn nóiriêng phải được ban hành đầy đủ và đồng bộ.

Sự thay đổi trong các chủ trương, chính sách của nhà nước cũng gâyảnh hưởng đến các khoản tín dụng Nhất là về cơ cấu kinh tế, các chínhsách xuất nhập khẩu bởi nếu có sự thay đổi đột ngột ấy thì sẽ gây xáotrộn trong sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, hoặcphương án kinh doanh sẽ không còn phù hợp Nếu không kịp thời chuyểnđổi, doanh nghiệp sẽ không sản xuất kinh doanh được và không thể thanhtoán nợ dẫn đến nợ quá hạn, nợ khó đòi của ngân hàng tăng lên.

1.3.2 Nhóm nhân tố bên trong:

Các nhân tố bên trong là những nhân tố thuộc về bản thân ngân hàngliên quan đến hoạt động tín dụng ngắn hạn Chúng gồm sáu nhân tố sau:Chính sách tín dụng ngắn hạn; Công tác tổ chức ngân hàng; Quy trình tín

Trang 15

dụng; Thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nội bộ; Thông tin tín dụng; Chấtlượng cán bộ công nhân viên

1.3.2.1 Chính sách tín dụng ngắn hạn:

Không những chỉ có ngành ngân hàng mà tất cả các ngành, các lĩnhvực muốn hoạt động hiệu quả để tồn tại và phát triển đều cần phải có một

chiến lược phù hợp với tình hinh thực tế Do vậy ta có thể thấy chính sáchtín dụng ngắn hạn có ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng ngắn hạn ngân

Chính sách tín dụng ngắn hạn là hệ thống những biện pháp được ban

lãnh đạo Ngân hàng phổ biến tới từng cấp, từng bộ phận của ngân hàngliên quan đến việc khuyếch trương hoặc hạn chế những khoản tín dụngngắn hạn để đạt được mục tiêu đã hoạch định của Ngân hàng Thương mạiđó

Chất lượng hoạt động tín dụng ngắn hạn tốt hay xấu là tuy thuộc vàochính sách tín dụng ngắn hạn được ban lãnh đạo Ngân hàng xây dựng, banhành có đúng đắn hay không Nếu chính sách tín dụng ngắn hạn đượchoạch định phù hợp với thực tế sẽ thu hút được nhiều khách hàng, đảmbảo được khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng, phân tán rủi ro, tuântheo chấp hành tốt luật pháp và đường lối chính sách của Nhà nước Cũngvì lẽ đó nên khi hoạch định chính sách tín dụng ngắn hạn, ban lãnh đạocủa các ngân hàng thương mại luôn coi trọng việc đảm bảo an toàn như làmột mục tiêu mà chính sách đó phải đạt được

Ta rút ra kết luận là: Bất cứ ngân hàng thương mại nào nếu muốn nângcao chất lượng tín dụng ngắn hạn đều phải có chính sách tín dụng ngắnhạn rõ ràng, thích hợp.

1.3.2.2 Công tác tổ chức ngân hàng:

Đây là hoạt động mà mọi NHTM đều phải quan tâm, luôn tiến hànhcông tác đổi mới, hiện đại hóa tổ chức ngân hàng Công tác tổ chức ngânhàng được thức hiện tốt thể hiện là sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng

Trang 16

ban trong từng ngân hàng, trong toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng nhưgiữa ngân hàng với các tổ chức khác như tổ chức tài chính, tổ chức pháplý là sự thống nhất từ trên xuống dưới, từ ban lãnh đạo đến từng phòngban, từng cán bộ công nhân viên

Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban sẽ tạo điều kiện cho việcquản lý các khoản tín dụng ngắn hạn một cách kịp thời, sát sao Đây là cơsở để tiến hành các nghiệp vụ tín dụng lành mạnh, hiệu quả hơn

1.3.2.3 Quy trình tín dụng:

Quy trình tín dụng là những quy định cần phải thực hiện trong quátrình cho vay, thu nợ nhằm bảo đảm an toàn cho vốn tín dung Nó đượcbắt đầu kể từ khi chuẩn bị cho vay, giải ngân, kiểm tra quá trình cho vayvà kết thúc là giai đoạn thu hồi khoản vay Chất lượng tín dụng tốt haykhông là phụ thuộc vào sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa các bướctrong quy trình tín dụng.

Chất lượng tín dụng phụ thuộc rất lớn vào công tác thẩm định tíndụng trong quy trình tín dụng Nếu công tác thẩm định dự án đưa ra nhữngkết luận sai lầm, đó là đồng ý cấp tín dụng cho những khách hàng khôngcó khả năng hoàn trả lại hoặc có ý định lừa đảo ngân hàng, hay là nhữngquyết định không đồng ý cấp tín dụng cho những khách hàng có phươngán làm ăn hiệu quả Như vậy chắc chắn các khoản tín dụng cấp cho kháchhàng là không có hiệu quả.

Sau quá trình giải ngân cho khách hàng, các ngân hàng thương mạiđều liên tục kiểm tra, giám sát tình hình của số tiền đã cấp được sử dụngnhư thế nào Nếu việc giám sát là sát sao thì ngân hàng có thể phát hiệnkịp thời những rủi ro để từ đó đưa ra những điều chỉnh, can thiệp cầnthiết Như vậy sẽ nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.

Một ngân hàng muốn tồn tại thì ngoài việc thu được các khoản lãi thìđiều quan trọng hơn là phải thu về đầy đủ khoản nợ gốc Nếu ngân hàngcó những biện pháp xử lý nợ chính xác, nhanh chóng sẽ giảm thiểu những

Trang 17

rủi ro có thể xảy ra và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại khi rủi ro tíndụng xảy đến, qua đó chất lượng tín dụng ngắn hạn sẽ nâng cao.

1.3.2.4 Thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nội bộ:

Kiểm soát nội bộ là một trong những nghiệp vụ giúp cho ngân hàngnâng cao chất lượng tín dụng Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp cho banlãnh đạo ngân hàng có được nhanh chóng mọi thông tin về tình trạng kinhdoanh Như vậy ngân hành có thể kịp thời phát hiện ra những sai phạm, saisót liên quan đến nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn để khắc phục, sửa chữa.

1.3.2.5 Thông tin tín dụng:

Thực tế là hoạt động tín dụng ngắn hạn có chất lượng luôn đòi hỏiphải có hệ thống thông tin hữu hiệu phục vụ nghiệp vụ tín dụng này đi

kèm Như vậy Thông tin tín dụng có vai trò rất quan trọng trong quản lý

chất lượng tín dụng ngắn hạn Việc nắm không vững và đầy đủ các thôngtin có thể khiến các ngân hàng gặp phải sai lầm lựa chọn đối nghịch Vìtrên thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng sử dụng vốn vay có hiệuquả và đúng mục đích Đó là chưa kể tới những hàng vi lừa đảo để vaytiền ngân hàng, gây tổn thất cho ngân hàng

Việc nắm được thông tin về khách hàng, cảnh báo khách hàng kịpthời sẽ khiến khách hàng suy nghĩ kỹ hơn khi sử dụng từng đồng vốn đượcngân hàng cho vay, sẽ khó có thể sử dụng sai mục đích ban đầu, do đóhiệu quả kinh tế sẽ là cao hơn, lợi nhuận ngân hàng cũng vì thế mà đượcđảm bảo Thông tin cũng khiến cho ngân hàng có những giúp đỡ kịp thời,có những gợi ý sáng suốt tháo gỡ những khó khăn cho khách hàng trướckhi quá muộn, đảm bảo cho hiệu quả kinh tế của khoản tín dụng ngắn hạn.

1.3.2.6 Chất lượng cán bộ công nhân viên:

Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động tín

dụng ngân hàng Trong mọi hoạt động có tính quyết định đến chất lượngtín dụng ngắn hạn như thẩm định, phê duyệt các dự án tín dụng ngắnhạn… thì con người là nhân tố chủ chốt, không thể thiếu.

Trang 18

Nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi chất lượng nhân sựngày càng cao, ngành ngân hàng cũng không nằm ngoài xu hướng đó Vìcó nâng cao chất lượng nhân sự thì mới có thể đối phó kịp thời và hiệu quảvới những tình huống tín dụng mới, tránh được những rủi ro có thể xảy ra.Ngoài ra nâng cao chất lượng nhân sự thì mới có thể sử dụng nhữngphương tiện hiện đại, phù hợp với sự phát triển nghiệp vụ ngân hàng trongcơ chế thị trường

Như vậy nâng cao chất lượng cán bộ công nhân viên là nhân tố bảođảm cho chất lượng hoạt động tín dụng.

Như vậy, nhờ việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín

dụng ngắn hạn ta thấy: tùy vào từng điều kiện cụ thể mà các nhân tố trêncó những ảnh hưởng khác nhau tới chất lượng tín dụng ngắn hạn Do đóviệc nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và tín dụng ngắn hạn nóiriêng là phải giải quyết đồng bộ các nhân tố trên Tuy nhiện, tùy vào tìnhhình mà ta có thể nhấn mạnh hơn vào nhân tố nào đó.

Trang 19

1.4 Quản lý chất lượng tín dụng ngắn hạn của các Ngân hàng Thươngmại.

1.4.1 Mục đích, yêu cầu quản lý:

Như ta đã biết, tín dụng nói chung và tín dụng ngắn hạn nói riêng lànghiệp vụ đem lại lợi nhuận chủ yếu cho hệ thống ngân hàng thương mại.Do vậy mục tiêu của việc nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn là khảnăng mang lại lợi nhuận cao nhất của các khoản tín dụng ngắn hạn tronggiới hạn rủi ro cho phép

Yêu cầu:

Trong quản lý chất lượng tín dụng ngắn hạn của các ngân hàng

thương mại ta có thể đưa ra ba yêu cầu chủ yếu sau

- Giảm thiểu rủi ro đối với các khoản cho vay: Để phòng ngừa rủi ro,

các ngân hàng thương mại chỉ đồng ý cấp tín dụng ngắn hạn cho kháchhàng trên nguyên tắc phân tán rủi ro, dự đoán được tình hình tài chính vàý chí trả nợ của khách hàng trong tương lai

- Đảm bảo tính lành mạnh của khoản tín dụng ngắn hạn: Điều này có

nghĩa là không cấp tín dụng ngắn hạn giúp cho khách hàng làm giàu bấtchính Yêu cầu đảm bảo tính lành mạnh của khoản tín dụng ngắn hạn liênquan chặt chẽ tới quá trình thẩm định dự án của khách hàng và việc kiểmtra tình hình sử dụng vốn tín dụng của khách hàng sau khi cấp tín dụng.

- Chiếm lĩnh được thị trường một cách hợp pháp: Thực hiện được yêu

cầu này sẽ giúp ngân hàng tồn tại và phát triển Suy cho cùng thì đây làmục đích cao nhất mà các ngân hàng đều hướng tới.

1.4.2 Các biện pháp quản lý chất lượng tín dụng ngắn hạn của ngânhàng thương mại.

Việc quản lý chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng

ngắn hạn nói riêng phải mang tính đồng bộ vì chất lượng tín dụng có đượclà nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa những con người trong ngân hàng, giữa

Trang 20

những ngân hàng với những chủ thế kinh tế, chính tri, xã hội với nhau trêncơ sở nguồn lực hiện có

1.4.2.1 Phân loại tín dụng ngắn hạn:

Thực hiện tốt việc phân loại tín dụng ngắn hạn sẽ giúp cho ngân hàngnghiên cứu việc vận dụng vốn tín dụng trong từng loại hình cho vay và làcơ sở để đánh giá hiệu quả kinh tế của chúng Từ đó có sự quản lý phùhợp nhất để nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn.

Ta có một số cách phân loại chủ yếu sau:

Căn cứ vào mục đích sử dụng: Tín dụng ngắn hạn bao gồm tín dụng

tiêu dùng và tín dụng kinh doanh.

- Tín dụng tiêu dùng: Việc cho vay của ngân hàng nhằm đáp ứng nhucầu tiêu dùng của các gia đình, cá nhân như chi tiêu thường xuyên, chi sửachữa nhà cửa, mua sắm tài sản…

- Tín dụng kinh doanh: Ngân hàng sẽ cho các doanh nghiệp, hộ sản xuấtkinh doanh vay để đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh ngắn hạn của họ Lĩnhvực kinh doanh ngắn hạn của khách hàng bao gồm:

+ Cho vay công nghiệp và thương mại: Giúp khách hàng trang trải cáckhoản chi phí hoạt động như chi phí mua hàng, trả lương…

+ Cho vay xây dựng ngắn hạn: Tạm ứng vốn cho bên thi công tronggiai đoạn thi công các công trình xây dựng.

+ Cho vay nông nghiệp: Nhằm hỗ trợ nông dân trong giai đoạn gieotrồng, bảo quản sản phẩm.

+ Cho vay các tổ chức tín dụng:

+ Cho vay khác: Bao gồm các hình thức như kinh doanh chứngkhoán…

Căn cứ vào đảm bảo tiền vay: Tín dụng ngắn hạn chia thành tín

dụng có bảo đảm và tín dụng không có bảo đảm.

Trang 21

- Tín dụng có bảo đảm: Lí do chủ yếu đòi hỏi một khoản tín dụng ngắnhạn được đảm bảo là nhằm tạo điều kiện cho ngân hàng giảm bớt rủi romất vốn.Tín dụng ngắn hạn có đảm bảo được chia thành các dạng cầm cố,thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản của người thứ ba, đảm bảo bằng tài sảnđược hình thành từ vốn vay

- Tín dụng không có đảm bảo: Tín dụng ngắn hạn không có đảm bảođược dựa trên tính liêm khiết và tình hình tài chính của người vay, lợi tứccó thể có trong tương lai và tình hình trả nợ trước đây Tn dụng ngắn hạnkhông có đảm bảo được chia thành tín chấp, bảo lãnh bằng tín chấp củabên thứ ba.

Căn cứ vào đồng tiền cho vay: Tín dụng ngắn hạn bao gồm cho vay

bằng đồng nội tệ và cho vay bằng đồng ngoại tệ.

Căn cứ vào phương pháp cho vay: Tín dụng ngắn hạn được chia

thành tín dụng từng lần, tín dụng theo hạn mức.

Căn cứ vào tính chất của việc cấp vốn: Cho vay ngắn hạn gồm cho

vay thế vốn và cho vay ứng vốn.

- Cho vay thế vốn: Việc cho vay làm thay đổi hình thái vốn của kháchhàng sang tiền, như chiết khấu, bao thanh toán.

- Cho vay ứng vốn: Việc cho vay mang tính chất cấp thêm vốn chokhách hàng như bổ sung vốn lưu động.

Căn cứ vào đối tượng sử dụng vốn vay: Tín dụng ngắn hạn chia

thành tín dụng trực tiếp và tín dụng gián tiếp.

- Tín dụng trực tiếp: Tiền vay được phát trực tiếp cho người vay

- Tín dụng gián tiếp: Tiền vay được phát đến một tổ chức trung gian,sau đó mới tới tay người vay.

Căn cứ vào phương thức thanh toán: Người ta chia tín dụng ngắn

hạn thành tín dụng ngắn hạn hoàn trả một lần, tín dụng ngắn hạn hoàn trảnhiều lần.

Trang 22

1.4.2.2 Tuân thủ 3 nguyên tắc tín dụng ngắn hạn:

- Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả.- Vốn vay phải đảm bảo bằng giá trị vật tư hàng hoá tương đương.- Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi khi đến hạn.

1.4.2.3 Xây dựng tiêu chuẩn quản lý tín dụng ngắn hạn:

Đối với Ngân hàng, tiêu chuẩn quản lý tập trung vào sáu tiêu chuẩn

sau: Tình hình chấp hành các điều luật và nguyên tắc tín dụng ngắn hạn đãquy định, Vòng quay vốn tín dụng, Khả năng sẵn sàng thanh toán, Mức độphân tác rủi ro, Tình hình chấp hành hạn mức tín dụng đã quy định, Kếtquả kinh doanh.

Đối với khách hành, tiêu chuẩn quản lý tập trung vào năm tiêu

chuẩn: Tư cách khách hàng, Khả năng sản xuất kinh doanh, Vốn tự có,Khả năng thế chấp, Lĩnh vực kinh doanh sản xuất.

1.4.2.4 Thực hiện quy trình quản lý tín dụng ngắn hạn.

Quy trình quản lý tín dụng ngắn hạn là một quy trình tuần tự khép kín bắt đầutừ việc đề ra chính sách tín dụng, đến việc khái quát thành các quy định cụ thể vềcho vay vốn, quy định cơ cấu tổ chức nghiệp vụ tín dụng Giai đoạn cuối cùng củaquy trình tín dụng là sử dụng thông tin về khách hàng để phân tích nhận định tìnhhình và ra quyết định tín dụng

Trong quy trình quản lý chất lượng tín dụng ngắn hạn thì giai đoạn phân tíchnhận định tình hình của khách hàng là quan trọng nhất Đây thực chất là việc phântích tín dụng Nhờ việc phân tích và sử dụng hệ thống chỉ tiêu tín dụng giúp ngânhàng đánh giá đúng khách hàng, hạn chế tới mức thấp nhất rủi ro tín dụng

Nếu ngân hàng có quy trình quản lý tín dụng ngắn hạn đúng đắn thì chắc chắnmục tiêu chất lượng tín dụng ngắn hạn sẽ được đảm bảo

Kết luận

Việc sử dụng đồng bộ các biện pháp quản lý tín dụng ngắn hạn trên sẽ giúp

cho ngân hàng giảm thiểu được rủi ro tín dụng, đảm bảo an toàn vốn Do vậy chất

Trang 23

lượng tín dụng ngắn hạn sẽ được bảo đảm Đây chính là mục tiêu hàng đầu của cácngân hàng thương mại hiện nay.

Chương II

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮNHẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU VỰC

CHƯƠNG DƯƠNG

2.1 Giới thiệu chi nhánh ngân hàng công thương khu vực ChươngDương.

2.1.1 Quá trình phát triển.

Theo quyết định 53 Hội Đồng Bộ Trưởng về việc thành lập hệ thống

Ngân hàng thương mại quốc doanh tháng 7 năm 1988 Hệ thống NgânHàng Công Thương (NHCT) Việt Nam được thành lập trên toàn quốc.

Trang 24

Tháng 8 năm 1988 Ngân hàng Nhà Nước huyện Gia Lâm được táchthành NHCT Chương Dương và Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triểnnông thôn Châu Quỳ.

Ngân hàng Công thương Chương Dương có trụ sở tại số 32 Ngõ 289đường Ngọc Lâm Quận Long Biên, Hà Nội Nằm trên địa bàn tập trungnhiều cơ sở sản xuất công nghiệp, các hoạt động thương mại dịch vụ cũngkhá phát triển, mức sống dân cư cao so với mặt bằng chung của cả nước Là chi nhánh của NHCT Việt Nam nên chi nhánh NHCT ChươngDương là đơn vị hạch toán phụ thuộc Theo điều 30 của điều lệ về tổ chứcvà hoạt động của NHCT Việt Nam thì chi nhánh NHCT Chương Dương làđại diện uỷ quyền của NHCT, có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấpcủa NHCT, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với NHCT.NHCT chịu trách nhiệm cuối cùng về nghĩa vụ phát sinh do sự cam kếtcủa các đơn vị này Được phép kí kết các hợp đồng kinh tế, được chủ độngthực hiện các hoạt động kinh doanh, tổ chức và nhân sự theo sự phân cấpuỷ quyền của NHCT.

Cho đến nay Chi nhánh NHCT khu vực Chương Dương đã trải qua 17năm phát triển Trong suốt 17 năm đó, Chi nhánh NHCT Chương Dươngluôn khẳng định được vai trò của mình trong nền kinh tế, đứng vững vàphát triển trong cơ chế mới

2.1.2 Mô hình tổ chức

Để đáp ứng nhu cầu mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động ngânhàng, và được sự cho phép của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam, bắtđầu từ 1/4/2005 Chi nhành NHCT khu vực Chương Dương sẽ họat độngtheo mô hình hiện đại mới gồm 11 phòng ban

- Phòng kế toán giao dịch - Phòng Tài trợ thương mại.- Phòng Khách hàng số 1.- Phòng Khách hàng số 2.

Trang 25

- Phòng Khách hàng cá nhân.- Phòng Thông tin điện toán.

- Phòng Tổ chức hành chính - Phòng tiền tệ - kho quỹ.

- Phòng Kiểm soát nội bộ.- Phòng Tổng hợp tiếp thị- Phòng Kế toán tài chính.Và 11 quỹ tiết kiệm

Với tổng số 132 cán bộ công nhân viên Trong đó:- Thạc sĩ: 2 người

- Đại học: 83 người- Cao đẳng: 14 người

- Trung cấp và chứng chỉ nghiệp vụ Ngân hàng: 22 người- Sơ cấp, chưa đào tạo: 11 người.

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CHI NHÁNH NHCT KHU VỰCCHƯƠNG DƯƠNG

Trang 26

2.2 Thực trạng chất lượng hoạt động kinh doanh tín dụng ngắn hạncủa chi nhánh ngân hàng công thương Chương Dương.

2.2.1 Những kết quả đạt được.

Nhờ tích cực hoàn thiện kỹ thuật nghiệp vụ cùng với việc nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ tín dụng ở Chi nhánh NHCT khu vực Chương Dương, nên trong những năm gần đây Chi nhánh đã đạt được nhiều kết quả tốt trong hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng ngắn hạn

nói riêng

2.2.1.1 Tình hình huy động vốn ngắn hạn.

Vốn là nguồn để đảm bảo hoạt động và luôn chiếm 1 vị trí quantrọng, đặc biệt trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, nó là tiền để chocác hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng, cũng như việc mở rộng quy môhoạt động Việc thu hút được nguồn vốn đầu tư vào rẻ sẽ càng tạo điềuPhòng tiền tệ - kho

Phòng Kiểm soát nội bộ

Ban giám đốc

Phòng Thông tin điện toánPhòng Khách hàng

cá nhân

Phòng Khách hàng số 2

Phòng Khách hàng số 1

Phòng Tài trợ thương mạiPhòng Kế toán

giao dịch

Phòng Kế toán tài chính

Phòng tổng hợp tiếp thịPhòng Tổ chức

hành chính

Trang 27

kiện thuận lợi cho ngân hàng trong các hoạt động sử dụng vốn tín dụng,tăng thêm lợi nhuận của ngân hàng trong các hoạt động sử dụng vốn tíndụng, tăng thêm lợi nhuận của ngân hàng trong các hoạt động sử dụng vốntín điều đó đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng hoạt động tiêu dùng Nhận thức được điều này, qua nhiều năm hoạt động chi nhánh ngânhàng công thương Chương Dương đã có nhiều biện pháp và phương thứchợp lý để huy động nguồn vốn từ các thành phần kinh tế, đảm bảo chohoạt động của ngân hàng như trong việc mở rộng các quỹ tiễn kiệm, phònggiao dịch trên địa bàn của mình cũng như trên địa bàn thủ đô để có thể huyđộng được vốn đồng thời đổi mới tác phong làm việc thái độ phục vụ củacán bộ thực hiện chính sách ưu đãi khách hàng cho phù hợp với điều kiệnhoàn cảnh kinh tế mới

Các số liệu sau sẽ cho ta thấy được tình hình huy động vốn của ngânhàng công thương chi nhánh Chương Dương, ta hãy xem xét và phân tíchvấn đề này qua bảng số liệu sau đây.

Biểu 1 : Tình hình huy động vốn của Chi nhánh qua các năm

Khôngkì hạn

Có kìhạn

KhôngKì hạn

Trang 28

Nguồn vốn huy động từ nghiệp vụ phát hành trái phiếu, kì phiếuchiếm tỉ lệ rất nhỏ trong số nguồn vốn huy động hàng năm của Chi nhánh Năm 2002 huy động được 109 tỷ đồng chiếm 4,4% trong tổng nguồnvốn Năm 2003 huy động được 52,7 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 2,42% trongtổng nguồn vốn Năm 2004 chỉ huy động 58,47 tỷ đồng chiếm tỷ trọng2,39%

Nguồn vốn huy động từ nghiệp vụ phát hành trái phiếu, kì phiếuchiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động hàng năm ở Chi nhánh làdo nguồn vốn huy động từ các hình thức khác đã đủ phục vụ nhu cầu cấptín dụng cho khách hàng.

Nhìn vào bảng 1, ta cũng có thể thấy rằng tiền gửi dân cư biến động rất thất

thường tăng lên rồi lại giảm xuống Tuy nhiên, lượng tiền gửi doanh nghiệp tăngđều qua các năm tuy nhiên tốc độ tăng trưởng qua các năm lần lượt là 10,12% và14,02% Như vậy ta có thể thấy Chi nhánh đã hấp dẫn được ngày càng nhiều lượngtiền gửi doanh nghiệp

Lượng tiền gửi doanh nghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số tiềnhuy động hàng năm của Chi nhánh Năm 2002, tỷ trọng tiền gửi doanh nghiệpchiếm 62,4% Đến năm 2003 thì tỷ trọng đã là 78,13%, và đến năm 2004 thìchiếm tỷ trọng 79,36% Như vậy ta có thể nhận xét rằng, Chi nhánh đã rất chútrọng thu hút nguồn tiền gửi doanh nghiệp, thể hiện là tỷ trọng tiền gửi doanhnghiệp tăng đều qua các năm.

Nguồn tiền gửi dân cư ngày càng có xu hướng giảm dần tỷ trọng trong tổngvốn huy động hàng năm ở Chi nhánh Chiếm tỷ trọng lần lượt là 33,19% năm2002, đạt 19,44% năm 2003 và 18,24% năm 2004 của tổng vốn huy động Nguồntiền gửi ở khu vực dân cư có xu hướng giảm dần về tỷ trọng trong tổng số vốn huyđộng của Chi nhánh, tuy nhiên lại không giảm về số tuyệt đối, đó cũng chính là xuhướng chung của toàn ngành ngân hàng nước ta Đó là tỷ trọng tiền gửi doanhnghiệp ngày càng tăng cao, tỷ trọng tiền gửi dân cư ngày càng giảm

Trang 29

Chi nhánh cung cấp miến phí cho khách hàng gửi tiền gửi thanh toándịch vụ thanh toán miễn phí, đổi lại Chi nhánh chỉ phải trả lãi rất thấp chokhoản tiền gửi này Vì vậy Chi nhánh NHCT khu vực Chương Dương cốgắng tìm mọi biện pháp để thu hút nguồn tiền gửi của doanh nghiệp nhưđưa ra các chính sách ưu đãi về lái suất hay giảm phí dịch vụ thanh toán.Kết quả là nguồn tiền gửi không kì hạn vào Chi nhánh ngày một tăng quacác năm Năm 2002 tiền gửi không kỳ hạn đạt 601 tỷ đồng chiếm tỷ trọng24,27%, tiền gửi có kỳ hạn đạt 1766,2 tỷ động chiếm trọng 71,33% trongtổng nguồn vốn huy động.

Năm 2003, Tiền gửi không kỳ hạn đạt 677,42 tỷ đồng tăng 12,72% sovới năm 2002 và chiếm tỷ trọng 31,11% trong tổng số tiền huy động Tiềngửi có kỳ hạn đạt 1447,76 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 66,48% tổng nguồn vốnhuy động trong năm

Năm 2004, tiền gửi không kì hạn đạt 702,92 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng28,75% Trong khi đó tiền gửi có kì hạn đạt 1683,6 tỷ đồng, chiếm tỷtrọng 68,86% Như vậy nguồn tiền gửi không kì hạn đang có xu hướngtăng lên, chứng tỏ chính sách thu hút nguồn vốn này của Chi nhánh đã đạtđược những thành công.

Từ bảng thống kê 1 ta có nhận xét chung là nguồn huy động từ khuvực doanh nghiệp ngày một tăng cao, hơn nữa các khoản tiền gửi của cáctổ chức này chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn với lãi suất huy động thấp.Từ đây có thể giúp Chi nhánh giảm bớt chi phí, tăng thêm lợi nhuận cũngnhư tăng thêm sức cạnh tranh trên thị trường ngân hàng.

2.2.1.2 Tình hình sử dụng vốn tín dụng.

Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của bất kì mộtngân hàng thương mại nào ở Việt Nam Nhờ cho vay mà ngân hàng thu đượcnguồn thu nhập lớn để bù đắp các chi phí kinh doanh và tạo ra lợi nhuận cho ngânhàng Tuy nhiên hoạt động cho vay lại mang rủi ro mất vốn rất lớn, vì vậy cần phảiquản lý chặt chẽ các khoản vay của khác hàng

Trang 30

Biểu 2 Tình hình sử dụng vốn ngắn hạn phân theo thành phần kinh tế

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Số tiềnTỷtrọng

Số tiềnTỷtrọng

Số tiềnTỷtrọng

I Doanh số cho vay 2670,909 100 1388,335 100 1795,623 1001 Quốc doanh 2523,491 94,5 1179,401 84,9 1454,433 812 Ngoài quốc doanh 147,418 5,5 208.934 15,1 341,190 19II Dư nợ 1247,865 100 640,705 100 769,598 1001 Quốc doanh 1153,326 87,8 555,251 86,7 606,120 78,82 Ngoài quốc doanh 94,539 12,2 85,454 13,3 163,478 21,2

(Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chi nhánh NHCT khu vựcChương Dương)

Nhìn vào biểu 2 nói trên, ngay lập tức ta có thể nhận xét Chi nhánh NHCT khuvực Chương Dương chú trọng đặc biệt vào thành phần kinh tế quốc doanh, bêncạnh đó ngân hàng cũng ngày càng quan tâm đến các đơn vị kinh tế ngoài quốcdoanh hơn

Năm 2002 tổng dư nợ ngắn hạn đạt 1247,865 tỷ đồng, trong đó dư nợthành phần kinh tế quốc doanh là 1153,326 tỷ đồng chiếm 87,8% tổng dựnợ ngắn hạn, trong khi dự nợ thành phần kinh tế ngoài quốc doanh là94,539 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 12,2% tổng dư nợ ngắn hạn.

Năm 2003 tổng dư nợ ngắn hạn thành phần kinh tế quốc doanh là555,251 tỷ đồng, giảm số lượng tuyệt đối rất lớn so với năm 2002 là598,075 tỷ đồng Tuy nhiên dư nợ ngắn hạn thành phần kinh tế quốcdoanh vẫn chiếm tỷ trọng 86,7% tổng dư nợ, giảm không đáng kể so vớinăm 2002 Dư nợ thành phần kinh tế ngoài quốc doanh 85,454 tỷ đồng,chiếm tỷ trọng 13,3% trên tổng dư nợ ngắn hạn.

Ngày đăng: 14/11/2012, 08:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.2.1.1. Tình hình huy động vốn ngắn hạn. - Nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Chương Dương
2.2.1.1. Tình hình huy động vốn ngắn hạn (Trang 26)
Các số liệu sau sẽ cho ta thấy được tình hình huy động vốn của ngân hàng công thương chi nhánh Chương Dương, ta hãy xem xét và phân tích  vấn đề này qua bảng số liệu sau đây. - Nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Chương Dương
c số liệu sau sẽ cho ta thấy được tình hình huy động vốn của ngân hàng công thương chi nhánh Chương Dương, ta hãy xem xét và phân tích vấn đề này qua bảng số liệu sau đây (Trang 27)
Biểu 2. Tình hình sử dụng vốn ngắn hạn phân theo thành phần kinh tế - Nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Chương Dương
i ểu 2. Tình hình sử dụng vốn ngắn hạn phân theo thành phần kinh tế (Trang 30)
Bảng 4. Tình hình nợ ngắn hạn quá hạn - Nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Chương Dương
Bảng 4. Tình hình nợ ngắn hạn quá hạn (Trang 34)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w