Nâng cao chất lượng tín dụng đối với thành phần kinh tế ngoài quốc danh tại chi nhánh NH ACB Hải Phòng
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU TrangCHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
ĐỐI VỚI KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH……… 1
1.TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ NGOÀI QUỐCDOANH………1
1.1.Khái niệm về kinh tế ngoài quốc doanh………1
1.2.Đặc điểm của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở nước ta hiện nay.21.3.Vai trò của kinh tế ngoài quốc doanh đối với nền kinh tế nước ta…32 TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI KINH TẾ NGOÀI QUỐCDOANH………5
2.1 Tín dụng ngân hàng………5
2.1.1 Khái niệm………5
2.1.2.Nguyên tắc của tín dụng ngân hàng………6
2.2 Phân loại tín dụng ngân hàng………6
3 CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂNHÀNG………7
1.1 Giới thiệu chung……… 11
1.2 Cơ cấu tổ chức……….11
Trang 21.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM Cổ phần Á châu Hải Phòng
trong thời gian qua……….13
2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGOÀI QUỐC DOANH TẠINHTM CỔ PHẦN Á CHÂU HẢI PHÒNG……… 17
1 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGOÀI QUỐC DOANH CỦANHTM CỔ PHẦN Á CHÂU HẢIPHÒNG………27
2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚIKHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH Ở NHTM CỔ PHẦN Á CHÂUHẢI PHÒNG………28
2.1 Kiến nghị với chi nhánh NHTM Cổ phần Á châu Hải Phòng ………28
2.1.1 Nâng cao chất lượng thẩm định dự án……….29
2.1.2 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay292.1.3 Thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro……… 30
2.1.4 Coi trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nhân viên……… 30
2.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước………31
2.3 Kiến nghị với khách hàng………31KẾT LUẬN
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Việc thực hiện thương mại Việt Mỹ và những cam kết khi gia nhập tổ chức
thương mại quốc tế WTO buộc các thành phần kinh tế nước ta phải chấp nhậncạnh tranh bình đẳng theo luật chơi chung do cộng đồng quốc tế quy định Doanhnghiệp ngoài quốc doanh của ta chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có vai tròđặc biệt quan trọng tạo việc làm, tạo thu nhập, góp phần ổn định đời sống xã hội Tuy nhiên, ngoài những điều kiện kinh tế xã hội như thị trường, thiết bị côngnghệ, nhà xưởng, trình độ quản lý, trình độ tay nghề…để đảm bảo phát triểnnhanh, mạnh và có hiệu quả đối với các đơn vị ngoài quốc doanh trong quá trìnhhội nhập thì một điều không thể không nhắc đến là điều kiện về vốn Mọi hoạtđộng kinh doanh đều cần vốn tài chính, trong khi các đơn vị này lại rất hạn hẹp vàgặp nhiều khó khăn Trong khi đó, các ngân hàng thương mại còn e ngại khi chothành phần kinh tế ngoài quốc doanh vay, nguyên nhân chính là do chất lượng tíndụng đối với thành phần kinh tế này còn chưa cao Điều này đã ảnh hưởng ít nhiềuđến sự phát triển kinh tế.
Bởi vậy, sau khi thực tập tại NHTM Cổ phần Á châu Hải Phòng và nhận thứcrõ những khó khăn mà Ngân hàng đang phải đối mặt trong hoạt động tín dụng, đề
tài “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với thành phần kinh tế ngoàiquốc doanh” đã được chọn để nghiên cứu và phát triển thành luận văn tốt nghiệp.
Do nhận thức còn hạn chế và thời gian học hỏi còn chưa nhiều, bài viết khôngthể tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp củacác thầy cô giáo nhằm hoàn thiện hơn về bài viết này.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Ngọc Minh , Ban lãnh đạo cùngcán bộ nhân viên công tác tại NHTM Cổ phần Á châu Hải Phòng đã giúp đỡ vàhướng dẫn em hoàn thành luận văn này.
Trang 4Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là các đơn vị kinh doanh có tính chất tư hữu(không kể các đơn vị đầu tư nước ngoài) Xét về loại hình doanh nghiệp bao gồm:Doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần và các đơn vị theo hìnhthức hợp tác xã (HTX).
Trong những năm gần đây quan điểm phát triển kinh tế nước ta bằng con đườngcông nghiệp hoá - hiện đại hoá là sự nghiệp của toàn dân đòi hỏi sự khác nhau củacác thành phần kinh tế Số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã tăng lênnhanh chóng và tham gia ngày càng tích cực vào thị trường, làm tăng sự sôi độngtrong nền kinh tế.
Trang 51.2 Đặc điểm của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở nước ta hiện nay.
Trong nền kinh tế thị trường mọi thành phần kinh tế đều tự chủ trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh của mình Chính sách kinh tế mở đã tạo cơ hội cho kinhtế ngoài quốc doanh phát huy hết khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế Trong nềnkinh tế thị trường mọi thành phần kinh tế đều có quyền bình đẳng, chính điều nàyđã tạo nên sức mạnh và những thế mạnh riêng cho thành phần kinh tế ngoài quốcdoanh.
Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh nước ta có những đặc điểm sau: - Chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh và dễ thích ứng:
Người quản lý thường là chủ sở hữu hoặc là người có vốn lớn nhất nên họ đượcquyền đưa ra các quyết định Cũng do quy mô hoạt động nhỏ nên họ được tự dohành động, họ có khả năng tự quyết, nên họ có thể chớp lấy những cơ hội kinhdoanh thuận lợi Vì vậy, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sự thích ứngnhanh với sự thay đổi của thị trường Việc thâm nhập vào thị trường hàng hoátrong giai đoạn này, sẽ đem lại cho doanh nghiệp thành công và khi sản phẩm bịthị trường từ chối thì doanh nghiệp dễ dàng rút lui và lựa chọn mặt hàng kinhdoanh khác trong phạm vi được phép sao cho có lợi nhất phù hợp với khả năng củamình Vì vậy đây là một thế mạnh để doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia thịtrường với các doanh nghiệp Nhà nước.
- Cơ cấu quản lý linh hoạt:
Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường thích hợp với những cơ cấu tổ chứcđơn giản Số lượng nhân viên ít và các nhân viên này thường phải đảm nhận côngviệc theo kiểu đa năng Phần lớn các chủ doanh nghiệp vừa phải đảm nhận vai tròquản trị (điều hành và chỉ huy nhân viên) vừa phải đảm nhiệm vai trò lãnh đạo (tìmkiếm và quyết định cơ hội đầu tư) Mặt khác, vốn của thành phần kinh tế này là donhững chủ thể kinh doanh tình nguyện đóng góp, do các cổ đông đóng góp hay doliên doanh liên kết… bằng tiền hoặc tài sản Vì thế họ có toàn quyền quyết địnhngành nghề kinh doanh phù hợp với khả năng, trình độ nhu cầu của thị trường đốivới loại hàng hoá mà họ sẽ kinh doanh Mặc dù quy mô hoạt động khá bé nhỏ,song đó lại là một lợi thế cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng vòng quayvốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Trang 6- Chi phí gián tiếp thấp:
Đặc điểm của một doanh nghiệp ngoài quốc doanh là một người chủ và số nhânviên làm việc không thường xuyên, giúp cho chi phí thấp Chi phí gián tiếp thấptạo lợi thế cạnh tranh về giá của các sản phẩm cuối cùng Chủ doanh nghiệp cótinh thần trách nhiệm cao vì lợi ích của họ gắn liền với sự thành bại của doanhnghiệp Cũng chính vì vậy, họ đòi hỏi nhân viên làm việc nghiêm túc và hiệu quả,giảm thiểu sự lãng phí nguồn lực vẫn thường gặp ở các doanh nghiệp quốc doanh.Do vậy khối luợng vốn để hỗ trợ cho từng doanh nghiệp sẽ không lớn, hiệu quả vàsử dụng vốn cao và thời gian thu hồi vốn nhanh.
Tuy nhiên, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh cũng có không ít những hạn chếcủa nó.
Khả năng tài chính còn nhỏ bé: Trong giai đoạn đầu, phần lớn các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh đều gặp phải vấn đề thiếu vốn Các tổ chức tài chính thường engại khi tài trợ cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh này vì họ chưa có quátrình kinh doanh, chưa có uy tín và chưa thể tạo lập được khả năng trả nợ Do vậy,các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phần lớn dựa vào nguồn vốn chính từ bạn bè,thu hút vốn qua hình thưc mua bán chịu…Việc mở rộng doanh nghiệp luôn bị hạnhẹp về nguồn vốn.
Trình độ công nghệ sản xuất còn ở mức thấp: Trình độ công nghệ là yếu tố
quyết định đến năng suất, chất lưọng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thịtrường Hiện tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có công nghệ hiện đại khôngnhiều, chỉ có một số công ty liên doanh, công ty có vốn đầu tư nước ngoài đượctrang bị máy móc và dây truyền tiên tiến, còn lại sử dụng các công cụ thủ công ,thiếu đồng bộ.
Môi trường sản xuất kinh doanh chưa ổn định: Nền kinh tế kế hoạch hoá tập
trung đã làm cho nền kinh tế nước ta trì trệ, không tạo động lực thúc đẩy các thànhphần kinh tế nói chung và nền kinh tế ngoài quốc doanh nói riêng, phát triển.
1.3.Vai trò của kinh tế ngoài quốc doanh đối với nền kinh tế nước ta.
Trong cơ chế mới, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã dược phục hồi dần,tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế có khả năng cạnh tranh bình đẳng trên thị
Trang 7trường Với tinh thần tự chủ, năng động, sáng tạo, kinh tế ngoài quốc doanh đãsớm thích nghi với những biến đổi thường xuyên của thị trường, đóng góp khôngnhỏ cho nền kinh tế và ngày càng khẳng định vai trò không thể thiếu được củamình trong nền kinh tế.
Thứ nhất, kinh tế ngoài quốc doanh phát triển tạo điều kiện thu hút lao động, tạo
thêm nhiều công ăn việc làm góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội.
Như chúng ta đã biết, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh với quy mô vốn đầu tưkhông nhiều có thể dễ dàng thành lập bởi một số cá nhân, gia đình hay một số tổchức, cùng với việc sử dụng kỹ thuật sản xuất cần tương ứng nhiều lao động vì đâylà nơi cung cấp việc nhanh nhất, giúp tạo việc làm với số vốn thấp hơn nhiều sovới doanh nghiệp có quy mô lớn.
Trong những năm gần đây, cùng với số lao động được giải quyết việc làm bằngvốn đầu tư của ngân sách Nhà nước, đã có khá nhiều lao động có thêm việc làm docác đơn vị tư nhân bỏ vốn vào kinh doanh Hàng năm có khoảng một triệu laođộng có việc làm được tạo ra chủ yếu nhờ khu vực kinh tế này.
Thứ hai, kinh tế ngoài quốc doanh tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, là động lực
phát triển của nền kinh tế.
Trước đây hầu hết các lĩnh vực kinh tế, các ngành nghề sản xuất kinh doanh đềudo khu vực kinh tế quốc doanh đảm nhận Sự phát triển của kinh tế ngoài quốcdoanh đã tác động mạnh mẽ đến doanh nghiệp Nhà nước, buộc các doanh nghiệpnày phải đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức kinh doanh để tồn tại và đứngvững trong cơ chế thị trường Như vậy, sự phát triển của khu vực kinh tế ngoàiquốc doanh đã góp phần quan trọng hình thành và xác lập vị trí của chủ thể sảnxuất kinh doanh theo yêu cầu của cơ chế thị trường, đẩy nhanh việc hình thành nềnkinh tế nhiều thành phần, thúc đẩy cải cách doanh nghiệp nhà nước, cải tổ cơ chếquản lý theo hướng thị trường, mở cửa hợp tác với bên ngoài, nâng cao năng lựccạnh tranh.
Thứ ba, kinh tế ngoài quốc doanh phát triển góp phần tăng thu ngân sách Nhà
Sản xuất kinh doanh phát triển là tiền đề tạo ra nguồn thu ngân sách Nhà nước.Do vậy, để tăng nguồn thu cho ngân sách, biện pháp quan trọng nhất là không
Trang 8ngừng phát triển kinh tế và đời sống xã hội Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tồntại và phát triển là phần đóng góp to lớn cho ngân sách Nhà nước( khoảng 30%)thông qua thuế và các khoản khác Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh có vai tròđiều hoà thu nhập cũng như đóng góp vào ngân sách Nhà nước.
Thứ tư, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đóng góp cho nền kinh tế một khối
lượng hàng hoá lớn, dịch vụ phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Bằng việc sản xuất hàng hoá, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã góp phần tolớn vào việc tạo ra sự phong phú về chủng loại hàng hoá, nâng cao chất lượng sảnphẩm, từng bước cải thiện nâng cao đời sống nhân dân Do đó, cơ hội lựa chọnhàng hoá và dịch vụ của người dân tăng lên và các doanh nghiệp phải ra sức cạnhtranh để có thể tiêu thụ sản phẩm của mình nhanh nhất Để thắng lợi trong cạnhtranh, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh luôn tìm cách nâng cao chất lượng sảnphẩm, giảm chi phí để từ đó giảm giá thành.
Thứ năm, kinh tế ngoài quốc doanh là thị trường để ngân hàng huy động vốn,
góp phần ổn định lưu thông tiền tệ.
Trong nền kinh tế thị trường, kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng phát triển đặcbiệt là khu vực kinh tế tư nhân và cá thể Kinh tế ngoài quốc doanh đã phát triểnnhanh chóng cả về quy mô lẫn chất lượng Tính đến tháng 12 năm 2002, cả nướccó khoảng 36000 doanh nghiệp ngoài quốc doanh Các nhà sản xuất đều mở tàikhoản tiền gửi tại hệ thống ngân hàng thương mại Đây có thể coi là nguồn vốn rẻvà dồi dào cho việc huy động vốn của ngân hàng thương mại nếu họ biết tổ chứctốt công tác thanh toán, tạo ra nhiều dịch vụ hơn và thay đổi phong cách làm việcvới khách hàng.
2.TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH2.1 Tín dụng ngân hàng
2.1.1.Khái niệm.
Tín dụng ngân hàng là quan hệ bằng tiền tệ giữa một bên là ngân hàng- một tổchức chuyên kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, với một bên là các chủ thể còn lạicủa nền kinh tế, song ngân hàng vừa là người đi vay vừa là người cho vay Nhưvậy, nói đến tín dụng ngân hàng là đề cập đến cả “đi vay” và “cho vay” Tuy nhiêntrên thực tế, do tính chất phức tạp của hoạt động ngân hàng, nên hoạt động đi vay
Trang 9hay nói cách khác là hoạt động nhận tiền gửi được gọi là hoạt động huy động vốndo bộ phận Nguồn vốn thực hiện Còn hoạt động cho vay được đảm nhận bởi bộphận Tín dụng Từ đó người ta đã đưa ra một khái niệm khác về tín dụng ngânhàng là: “Tín dụng ngân hàng là quan hệ vay mượn bằng tiền tệ, trong đó ngânhàng là người cho vay, còn người đi vay là các tổ chức, cá nhân trong xã hội, trênnguyên tắc người đi vay sẽ hoàn trả vốn lẫn lãi vào một thời điểm xác định trongtương lai như hai bên đã thoả thuận”.
2.1.2 Nguyên tắc của tín dụng ngân hàng.
Tín dụng ngân hàng được tiến hành với nguyên tắc sau:
a Ngyên tắc có mực đích: Phục vụ cho một hoạt động sản xuất kinh doanh nhất
định, hoặc đối tượng cụ thể như để mua sắm nguyên vật liệu thiét bị máy móc….Ngân hàng chỉ chấp nhận cho vay khi xác định rõ mục đích của người xin vay.
b Nguyên tắc hoàn trảcả gốc và lãi: Khác với quan hệ mua bán thông thường
khác, quan hệ tín dụng chỉ trao đổi quyền sử dụng giá trị khoản vay chứ không traođổi giá trị khoản vay Người cho vay giao giá trị khoản vay dưới dạng hàng hoáhay tiền tệ cho người kia sử dụng trong một thời gian nhất định Sau khi khai thácsử dụng khoản vay trong thời gian cam kết, người đi vay phải hoàn trả toàn bộ giátrị khoản vay cộng thêm khoản lợi tức hợp lý kèm theo như cam kết đã giao ướcvới người cho vay.
Đây là đặc trưng thuộc về vận động của tín dụng và là dấu ấn để phân biệt phạm
trù tín dụng ngân hàng với tín dụng khác Sau khi kết thúc một vòng tuần hoàn tíndụng trở về trạng thái tiền tệ, vốn tín dụng được người đi vay hoàn trả Ngân hàngđúng thời hạn kèm theo phần lãi như đã thoả thuận.
c Nguyên tắc có đảm bảo:Mọi khoản vay phải có một lượng giá trịtài sản đảm
bảo Việc đảm bảo khoản vay nhằm phòng ngừa những rủi ro khi người vay gặptrắc trở không trả được nợ Đối với những doanh nghiệp có uy tín, có khả năng tàichính và sản xuất kinh doanh ổn định luôn trả nợ sòng phẳng thì có thể dùng tínchấp.
2.2 Phân loại tín dụng ngân hàng.
Trang 10Có nhiều loại tín dụng khác nhau tuỳ theo phương thức phân chia, như phânchia theo đối tượng quan hệ tín dụng, phân chia theo kỳ hạn, mục đích sử dụngvốn vay, theo hình thức bảo đảm…
Phân loại theo đối tượng quan hệ tín dụng:
-Tín dụng đối với kinh tế quốc doanh: là loại tín dụng liên quan đến các chủ thểlà thành phần kinh tế quốc doanh.
-Tín dụng đối với kinh tế tế ngoài quốc doanh: là loại tín dụng mà chủ thể đi vaylà thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, bao gồm các doanh nghiệp tư nhân, côngty TNHH, công ty cổ phần, hợp tác xã và các hộ kinh doanh cá thể, dân cư.
Phân loại theo mục đích sử dụng:
-Tín dụng đối với bất động sản: Là loại tín dụng liên quan đến việc mua bán vàxây dựng nhà ở, đất đai…
-Tín dụng công nghiệp và thương mại: Là loại tín dụng ngắn hạn hoặc dài hạn đểbổ sung vốn ngắn hạn hoặc trung dài hạn cho các doanh nghiệp trong lĩmh vựccông nghiệp thương mại và dịch vụ.
-Tín dụng nông nghiệp: Là loại tín dụng để trang trải các chi phí sản xuất như phânbón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, lao động nhiên liệu…
Phân loại theo thời hạn:
-Tín dụng ngắn hạn: Tín dụng có thời hạn dưới 12 tháng và được sử dụng để bùđắp những thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêungắn hạn của cá nhân Đối với NHTM tín dụng cá nhân chiếm tỷ trọng cao.
-Tín dụng trung hạn: Thời hạn của tín dụng trung hạn thường là không cố định.Trước thời hạn mà NHNN đưa ra đối với tín dụng trung hạn là 1-3 năm Tuy nhiênđến nay, để đáp ứng nhu cầu cay của doanh nghiệp, các NHTM đã đưa thời hạnnày lên 5 năm.
-Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng mà thời hạn nó dài hơn đối với dụng trung hạn.Loại tín dụng này được cung cấp để đáp ứng nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở,các phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp, nhà máy lớn, cơ sởhạ tầng.
3 CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG.3.1.Chất lượng tín dụng ngân hàng
Trang 11Có thể nói, chất lượng của một sản phẩm hay một dịch vụ đều được biểu hiện ởmức độ thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng và lợi ích về mặt tài chính chongười cung cấp Theo cách đó, trong hoạt độngtín dụng ngân hàng, chất lượng tíndụng được thể hiện ở sự thoả mãn như cầu vay vốn của khách hàng, phù hợp vớisự phát triển kinh tế - xã hội của đát nước, đồng thời đảm bảo sự tồn tại và pháttriển của ngân hàng.
Với mỗi bên tham gia vào hoạt động tín dụng thì chất lượng tín dụng lại đượchiểu một cách khác nhau.
Đối với NHTM : Chất lượng tín dụng thể hiện ở phạm vi, mức độ, giới hạn tíndụng phải phù hợp khả năng thực lực của bản thân Ngân hàng và đảm bảo đượctính cạnh tranh trên thị trương với nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và có lãi.
Đối với khách hàng: Do nhu cầu vay vốn tín dụng của khách hàng là để đầu tưcho các hoạt động sản xuất kinh doanh nên chất lượng tín dụng được đánh giá theotính chất phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng với mức lãi suất và kỳ hạnhợp lý, thủ tục vay đơn giản, thuận lợi nhưng vẫn đảm bảo nguyên tác tín dụng Đối với nền kinh tế: Chất lượng tín dụng được đánh giá qua mức phục vụ sảnxuất và lưu thông hàng hoá, góp phần giải quyết việc làm, khai thác các khả năngtrong nền kinh tế, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tẳngtrưởng kinh tế.
Hiểu đúng về bản chất của chất lượng tín dụng, phân tích và đánh giá đúngnhững tồn tại về chất lượng sẽ giúp cho ngân hàng tìm được biện pháp quản lýthích hợp để có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường.
3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng
Để đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đốivới khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, cần phải quan tâm tới các nhân tố ảnhhưởng đến nó, chúng ta sẽ lần lượt xem xét các nhân tố về phía ngân hàng, kháchhàng và các nhân tố khác
3.2.1 Về phía ngân hàng.
Chất lượng cán bộ: Con người luôn là yếu tố quyết định đến sự thành bại trongmọi hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt đọng ngân hàng nói riêng Ngân hàngcần phải có đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi, am hiểu về thị trường đầu tư vốn Trong
Trang 12bố trí sử dụng, người cán bộ cần phải sàng lọc kỹ, thường xuyên bồi dưỡng nghiệpvụ và kiến thức cần thiết, có đạo đức và sự liêm khiết, bởi lẽ người cán bộ tín dụngthiếu trách nhiệm hay cố tình vi phạm có thể gây tổn thất rất lớn cho ngân hàng Công tác tổ chức bộ máy hoạt động của ngân hàng: Công tác sắp xếp cán bộ,các phòng ban một cách khoa học, linh hoạt và cụ thể hoá nhằm đảm bảo thực hiệncác nguyên tắc tín dụng Sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban, cácbộ phận thiết lập quan hệ với các cơ quan pháp luật, tài chính để quản lý có hiệuquả các khoản tín dụng.
Chính sách tín dụng: Chính sách tín dụng phản ánh định hướng cơ bản chohoạt động tín dụng, nó có ý nghĩa quyết định thành công hay thất bại của ngânhàng Để nâng cao chất lượng tín dụng, ngân hàng cần phải có chính sách phù hợpvới đường lối phát trỉên kinh tế, đồng thời kết hợp được lợi ích của người gửi tiền,của ngân hàng và người vay tiền.
Kiểm soát nội bộ: Đây là hoạt động mang tính thường xuyên và cần thiết đốivới mọi hoạt động của ngân hàng Kiểm soát nội bộ là biện pháp mang tính chấtngăn ngừa, hạn chế những sai sót của cán bộ tín dụng, giúp cho hoạt động tín dụngkịp thời sửa chữa, tạo điều kiện thuận lợi nâng cao chất lượng tín dụng.
Thông tin tín dụng: Hoạt động tín dụng muốn đạt được hiệu quả, an toàn cầnphải có hệ thống thông tin hữu hiệu phục vụ cho công tác này Muốn nâng cao chấtlượng tín dụng, ngân hàng cần xây dựng được hệ thống thông tin đầy đủ và linhhoạt, nhờ đó cung cấp các thông tin chính xác, kịp thời về khách hàng, tăng khảnăng phòng ngừa rủi ro tín dụng.
3.2.2 Về phía khách hàng.
Uy tín, đạo đức của người vay: Đây là yếu tố rất quan trọng của quy trình thẩmđịnh, tính cách của người vay và là chỉ tiêu đánh giá sự sẵn sàng trả nợ và thựchiện nghĩa vụ cam kết hợp đồng Do đó , ngân hàng cần phân tích số liệu và tìnhhình sản xuất kinh doanh trong suốt quá trình hoạt động của khách hàng để quyếtđịnh đầu tư chính xác
Trang 13Năng lực kinh nghiệm quản lý kinh doanh của khách hàng: Đây chính là tiền đềcần thiết tạo ra khả năng kinh doanh của khách hàng, là cơ sở để khách hàng thựchiện cam kết hoàn trả nợ đúng hạn cho ngân hàng Trình độ của người quản lý cònbị hạn chế thì doanh nghiệp dễ bị thua lỗ, dẫn đến khả năng trả nợ kém, ảnh hưởngxấu đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.
3.2.3 Các nhân tố khác
Môi trường kinh tế: tính ổn định về kinh tế mà trước hết là ổn định về tài chínhquốc gia, vấn đề lạm phát là những điều mà những doanh nghiệp rất quan tâm vìnó liên quan trực tiếp kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Môi trường pháp lý: Hoạt động của ngân hàng phải tuân thủ theo quy định củanhà nước, luật tổ chức tín dụng, luật dân sự và các quy định khác Nếu quy địnhpháp luật không rõ ràng, không đồng bộ và có nhiều kẽ hở rất khó khăn cho ngânhàng trong mọi hoạt động.
Thảm hoạ thiên nhiên: Các yếu tố do thiên nhiên gây ra lũ lụt, hoả hoạn, độngđất, dịch bệnh…có thể gây ra những thiệt hại không lường trước được cho cảngười và ngân hàng.
Trang 141.1 Giới thiệu chung.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu là một ngân hàng thương mại cổphần Việt Nam đăng ký hoạt động tại nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.Chi nhánh NHTM Cổ phần Á châu Hải Phòng được thành lập theo quyết định số0032/NH-GP ngày 15/12 /1995 của thành phố Hải Phòng Đây là một chi nhánhphụ thuộc, có trụ sở tại 69 Điện Biên Phủ Hải Phòng Hoạt động chính của ngânhàng là huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm,tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển;nhận vốn từ các tổ chức tín dụng khác; cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấuthương phiếu, công trái và các giấy tờ có giá; đầu tư vào các tổ chức kinh tế; làmdịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanhtoán quốc tế; huy động vốn từ nước ngoài; và cung cấp các dịch vụ ngân hàngkhác.
Ngay từ những năm đầu hoạt động của mình, NHTM Cổ phần Á châu HảiPhòng phấn đấu duy trì là ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam với mạng lướikênh phân phối đa dạng và rộng khắp, với danh mục sản phẩm phong phú vớiphương châm:”luôn hướng đến sự hoàn hảo để phục vụ khách hàng” thông qua độingũ nhân viên giỏi nghề, năng động, luôn hướng về khách hàng và trên cơ sở tốiđa hoá nguồn lực của mình.
Trang 15o Nhiệm vụ của từng bộ phận.
Phòng khách hàng cá nhân: Có chức năng hoàn thiện và phát triển các sản
phẩm và dịch vụ cho khách hàng cá nhân theo định hướng chiến lược của Ngânhàng á Châu gồm: các sản phẩm huy động vốn, thanh toán, cho vay tiêu dùng vàsản xuất kinh doanh cá nhân, phát hành và thanh toán thẻ ngân hàng, chuyển tiềncá nhân trong và ngoài nước, các sản phẩm liên kết (bảo hiểm, tư vấn…).
Phòng khách hàng doanh nghiệp: Đối tượng phục vụ là các doanh nghiệp Sản
phẩm phục vụ cho khách hàng doanh nghiệp bao gồm: mở tài khoản và thanh toán,cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế,
Bộ phậnGiao dịch -
ngân quỹBộ phận dịchvụ khách hàng
Bộ phận tíndụng cá nhân
Bộ phậnhành chính
Chi nhánhQuán toan
Phòng giao dịch IIPhòng giao
dịch I
Trang 16bảo lãnh trong nước…Phòng khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân cónhiệm vụ tương tự như nhau là phục vụ khách hàng các sản phẩm và dịch vụ.Điểm khác nhau là phân loại khách hàng, hoặc là cá nhân hoặc là công ty.
Bộ phận ngân quỹ: Có chức năng quản lý tập trung việc kinh doanh bằng đồng
Việt Nam, các loại ngoại tệ và vàng, nhằm đảm bảo thanh khoản…
Phòng hành chính kế toán:
- Bộ phận kế toán: Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán cho kháchhàng, hạch toán các nghiệp vụ cho vay, nhận gửi…phát sinh trongngày Kế toán hạch toán các khoản chi phí, thu nhập phát sinh trongquá trình hoạt động và hạch toán các khoản điều chuyển vốn củangân hàng.
- Bộ phận hành chính: Chịu trách nhiệm tổ chức cán bộ, theo dõi nhânsự, thi đua Ngoài ra bộ phận này còn thực hiện các hoạt động về:mua sắm, sửa chữa máy móc thiết bị…
1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM Cổ phần Á châu Hải Phòngtrong thời gian qua.
Trong năm 2004 là năm mà các hoạt động của Chi nhánh đều đạt kết quả tốt,các chỉ tiêu đều hoàn thành vượt mức kế hoạch và tăng trưởng khá cao so với nămtrước Kết quả đó khẳng định hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đang có nhữngbước tiến vững chắc Tuy nhiên, khi xem xét tình hình hoạt động kinh doanh củangân hàng ta phải xem xét nó trong một khoảng thời gian nhất định để có thể cóđược cái nhìn tổng quát về hoạt động của Ngân hàng.
o Hoạt động huy động vốn.
Huy động vốn là công việc đầu tiên, làm nền tảng cho những hoạt động tiếptheo của quá trình kinh doanh ngân hàng Ngân hàng có rất nhiều biện pháp tíchcực và năng động như đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, đổi mới phongcách làm việc, thái độ phục vụ nâng cao uy tín đối với khách hàng, nhờ vậy nguồnvốn tăng không ngừng cả về bản tệ và ngoại tệ Nguồn vốn này mang tính ổn định,tạo điều kiện cho Ngân hàng vay và đầu tư Chúng ta có thể thấy điều này quabảng sau:
Trang 17- Tiền gửi tổ chức kinhtế
- Tiền gửi tiết kiệmdân cư
- Phát hành giấy tờ cógiá
162,9 44,1108,5 10,3
233 76,5142,7 13,8
245 79,4154,8 10,8
5,1%3,8%8,5% -21,7%
( Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân)
Năm 2004, Ngân hàng đã huy động được tổng số vốn là 245 tỷ đồng tăng 5,1%so với năm 2003 Ta có thể nhận thấy nguồn vốn huy động tại thành phố tăngmạnh, đáp ứng được một phần nguồn vốn để cho vay và đầu tư cho khách hàng,đồng thời chuyển vốn về Hội sở góp phần điều hoà vốn toàn hệ thống và tham giathị trường vốn.
Nguồn vốn tăng trưởng là do Ngân hàng đã áp dụng nhều hình thức huy độngvốn, mức lãi suất phù hợp, thái độ phục vụ tận tình và chu đáo; những điều đó đãlấy được cảm tình của khách hàng Nhờ vậy, vốn huy động được ngày càng tăng.
o Hoạt động sử dụng vốn.
Thực hiện kế hoạch phát triển nghiệp vụ cho vay những khách hàng có sứccạnh tranh lớn, tăng cường kiểm tra giám sát khách hàng, chủ động thâm nhập vàothị trường cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, cán bộ công nhân viên Năm 2004tổng dư nợ đạt 418,1 tỷ đồng.