Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An (Trang 83 - 85)

- Hoàn thiện chếđộ trích lập và sử dụng quỹ dự phòng để bùđắp rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Để chuyển từ tình trạng bịđộng chạy theo xử lý các hậu quảđã xảy ra do rủi ro cao và chất lượng suy giảm sang chủđộng lường tính trước các tình huống có thể xảy ra và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng tránh rủi ro tích cực. Ngân hàng Nhà nước với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước về tiền tệ- tín dụng cần có sự hướng dẫn và yêu cầu các tổ chức tín dụng chủđộng xây dựng một hệ thống các chỉ số và giới hạn có tính cảnh báo trước về các cạm bẫy và nguy cơ rủi ro cao cần phòng tránh như những lĩnh vực Ngân hàng không được cho vay thêm vì rủi ro đạo đức quá cao hoặc đãđến ngưỡng (giới hạn cho vay đối với một ngành, một vùng cụ thểđể phân tán rủi ro).

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng của các NHTM

Việc cần lưu ýởđây là song song với việc mở rộng quyền tự quyết của mỗi tổ chức tín dụng, không thể ngừng nâng cao việc theo dõi, giám sát hoạt động ngân hàng từ phía cơ quan quản lý, cụ thể là sự giám sát từ cơ quan thanh tra Ngân hàng Nhà nước.

Mục tiêu công tác thanh tra của Ngân hàng Nhà nước là phát hiện kịp thời, ngăn chặn và xử lý vi phạm trong một lĩnh vực hoạt động của ngành ngân hàng, trong đó có hoạt động tín dụng trung và dài hạn, đồng thời chấn chỉnh hoạt động ngân hàng sau thanh tra một cách cụ thể tránh tình trạng làm qua loa, chống đối. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Ngân hàng Nhà nước với tư cách là cơ quan quản lý các tổ chức tín dụng

Trọng tâm thanh tra trong hoạt động tín dụng là kiểm tra việc chấp hành các quy định về cấp tín dụng, bảo lãnh, mở L/C nhập hàng trả chậm; kiên quyết xử lý những khuyết điểm đãđược xác định cụ thể qua kết quả thanh tra. Phải kết hợp tốt công tác giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ; khắc phục khâu yếu hiện nay là không phát huy được vai trò thanh tra của chi nhánh Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng tại chỗđịa bàn bằng cách duy trì hoạt động phân tích và giám sát liên tục qua mạng máy tính đối với tất cả các tổ chức tín dụng trong hệ thống ngân hàng.

Nâng cao chất lượng công tác thông tin tín dụng

Cần thường xuyên cập nhật, chính xác và toàn diện các thông tin, đây là nhân tốảnh hưởng rất lớn đến hiệu qủa hoạt động cho vay của các NHTM. Tuy nhiên, hiện nay Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước hoạt động còn kém hiệu quả, thông tin về doanh nghiệp và thông tin về kinh tế, tài chính, ngân hàng trong nước và ngoài nước còn thiếu và còn yếu.

Điều này khiến cho các ngân hàng khi muốn tìm hiểu thông tin về khách hàng, về những biến động trên thị trường thế giới phải dựa vào năng lực và quan hệ của chính mình. Chính vì vậy thông tin thu nhập được thường không chính xác, gây khó khăn trong việc đưa ra quyết định cho vay. Để xây dựng một hệ thống thông tin hiệu quả cấp Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước cần thực hiện một số biện pháp như sau:

Chỉđạo các đơn vị CIC tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các tổ chức tín dụng thực hiện tốt công tác thông tin tín dụng trong hệ thống ngân hàng.

Khẩn trương hướng dẫn các trung tâm, bộ phận thông tin của các NHTM trong công tác thu thập thông tin theo cơ chế mới phù hợp với chếđộ kế toán hiện hành. Thống nhất chương trình, hệ thống mẫu biểu đểđảm bảo tính đồng bộ trong công tác truyền tin.

Sửa đổi, bổ xung quy chế tổ chức hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng theo hướng bắt buộc tất cả các tổ chức tín dụng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam phải tham gia cung cấp thông tin nhằm mục đích cóđược một hệ thống thông tin đầy đủ về khách hàng và tổ chức tín dụng. Có biện pháp xử lýđối với các tổ chức tín dụng không thực hiện nghiêm túc quy định về thông tin, cung cấp thông tin sai lệch.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An (Trang 83 - 85)