Bình luận về trường hợp áp dụng loại nguồn tập quán thương mại quốc tế thông qua việc phân tích một tranh chấp thương mại quốc tế cụ thể

12 45 0
Bình luận về trường hợp áp dụng loại nguồn tập quán thương mại quốc tế thông qua việc phân tích một tranh chấp thương mại quốc tế cụ thể

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong giao dịch kinh doanh quốc tế, sự thoả thuận giữa các bên thường được thể hiện trong hợp đồng. Hợp đồng quy định trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia giao dịch. Tuy nhiên, không phải lúc nào hợp đồng cũng dự liệu được trước các tình huống có thể xảy ra. Do đó, tập quán thương mại quốc tế được đặt ra để bổ sung cho hợp đồng. Đề làm rõ về vấn đề áp dụng tập quán thương mại quốc tế, em xin chọn Đề số 3: “Bình luận về trường hợp áp dụng loại nguồn tập quán thương mại quốc tế thông qua việc phân tích một tranh chấp thương mại quốc tế cụ thể”.     NỘI DUNG 1. Khái quát về tập quán thương mại quốc tế 1.1. Khái niệm Tập quán thương mại quốc tế là thói quen thương mại được hình thành lâu đời, có nội dung cụ thể, rõ ràng, được áp dụng liên tục và được các chủ thể trong giao dịch thương mại quốc tế chấp nhận một cách phổ biến. Tập quán thương mại quốc tế chỉ được coi là nguồn của luật thương mại quốc tế khi nó thỏa mãn các điều kiện pháp lý nhất định. 1.2. Phân loại Thông thường các tập quán thương mại được chia làm ba nhóm: các tập quán có tính chất nguyên tắc, các tập quán thương mại quốc tế chung và các tập quán thương mại khu vực. Tập quán có tính chất nguyên tắc là những tập quán cơ bản, bao trùm được hình thành trên cơ sở của nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia và bình đẳng giữa các dân tộc. Tập quán thương mại quốc tế chung là các tập quán thương mại được nhiều nước công nhận và được áp dụng ở nhiều nơi, nhiều khu vực. Các tập quán thương mại khu vực địa phương là các tập quán thương mại quốc tế được áp dụng ở từng nước, từng khu vực hoặc từng cảng. 2. Phân tích một tranh chấp thương mại quốc tế cụ thể 2.1. Tóm tắt sự việc Nguyên đơn (người bán, tại Anh) và bị đơn (người mua, tại Việt Nam) ký hợp đồng mua bán hơn 200 nghìn tấn khoáng sản theo điều kiện CIF Incoterms 2010, cảng dỡ hàng tại Việt Nam (Hợp đồng). Hàng hóa được giao theo phương thức giao hàng từng phần. Mỗi lô hàng được vận chuyển bằng tàu biển có trọng tải từ 22.000 33.000 tấn (DWT). Sau khi các tàu theo đường biển đến Việt Nam, để giảm mớn nước đáp ứng điều kiện về mớn nước luồng của cảng, một phần hàng hóa của một số tàu đã được chuyển sang các tàusà lansà lan biển khác nhỏ hơn với sức chứa từ 4.800 đến 7.500 DWT để vận chuyển vào bờ. Một số tàu khác không cần chuyển tải sang tàu nhỏ hơn để dỡ hàng. Sau khi hoàn thành việc giao toàn bộ các lô hàng cho Bị đơn theo Hợp đồng, Nguyên đơn đã gửi cho Bị đơn hồ sơ tính toán tiền phạt dôi nhật (demurrage) của 17 tàu biểnsà lansà lan biển đã tham gia vận chuyển toàn bộ hàng hóa của Hợp đồng. Tuy vậy, Bị đơn đã không đồng ý thanh toán tiền phạt dôi nhật nên nguyên đơn đã khởi kiện tại một trung tâm trọng tài ở Việt Nam để yêu cầu bồi thường hơn 19 tỷ đồng tiền phạt dôi nhật, cùng với hơn 2 tỷ đồng tiền lãi do chậm trả, tiền thuê dịch vụ tư vấn pháp luật và phí trọng tài.

... cho hợp đồng Đề làm rõ vấn đề áp dụng tập quán thương mại quốc tế, em xin chọn Đề số 3: ? ?Bình luận trường hợp áp dụng loại nguồn tập quán thương mại quốc tế thơng qua việc phân tích tranh chấp thương. .. Việt Nam Bình luận trường hợp áp dụng loại nguồn tập quán thương mại quốc tế Dựa vào khái niệm tập quán thương mại quốc tế tranh chấp phân tích thấy nội hàm tập quán thương mại gồm: • Thói quen:... tin tập quán thương mại quốc tế trước bước vào đàm phán thuận lợi Khi áp dụng tập quán thương mại quốc tế , cần phải tiến hành phân loại tập quán quốc tế Nếu có tập quán chung tập quán riêng tập

Ngày đăng: 22/07/2021, 14:24

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • NỘI DUNG

    • 1. Khái quát về tập quán thương mại quốc tế

      • 1.1. Khái niệm

      • 1.2. Phân loại

      • 2. Phân tích một tranh chấp thương mại quốc tế cụ thể

        • 2.1. Tóm tắt sự việc

        • 2.2. Phân tích và giải quyết tranh chấp về trường hợp áp dụng tập quán thương mại quốc tế

        • 3. Bình luận về trường hợp áp dụng loại nguồn tập quán thương mại quốc tế

        • KẾT LUẬN

        • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan