1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Chiến lược xuất khẩu sản phẩm gạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam” doc

101 661 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

TRƯỜNG . KHOA . LUẬN VĂN Chiến lược xuất khẩu sản phẩm gạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam 1 Mục lục LỜI NÓI ĐẦU 5 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG GẠO THẾ GIỚI VÀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM 7 1. 1. KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG GẠO THẾ GIỚI NHỮNG NĂM QUA (TỪ NĂM 1989) 7 1. 1. 1. Mức tiêu thụ gạo của thế giới 7 1. 1. 1. 1. Mức tiêu thụ gạo của toàn thế giới trong những năm qua 7 1. 1. 1. 2. Những nước tiêu thụ gạo chủ yếu 8 1. 1. 2. Nhập khẩu gạo của th ế giới 9 1. 1. 2. 1. Đặc điểm chung về nhập khẩu gạo của thế giới 9 1. 1. 2. 2. Những nước nhập khẩu gạo chủ yếu thời gian qua 10 1. 1. 3. Xuất khẩu và giá cả gạo những năm qua 13 1. 1. 3. 1. Tóm lược tình hình sản xuất gạo của thế giới 13 1. 1. 3. 2. Tình hình xuất khẩu gạo của những nước chủ yếu 14 1. 1. 3. 3. Tình hình giá cả và cạnh tranh trên thị trường gạo thế giớ i 18 1. 2. THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM NHỮNG NĂM QUA (TỪ NĂM 1989 ĐẾN NAY) 21 1. 2. 1. Tóm lược tình hình sản xuất gạo trong nước 21 1. 2. 1. 1. Sản lượng lúa gạo qua các năm 21 1. 2. 1. 2. Đánh giá lợi thế của Việt Nam trong sản xuất gạo xuất khẩu 23 1. 2. 2. Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam 24 1. 2. 2. 1. Kim ngạch xuất khẩu gạo qua các năm 24 1. 2. 2. 2. Số lượng, chất l ượng và cơ cấu sản phẩm gạo xuất khẩu 26 1. 2. 2. 3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam 28 1. 2. 2. 4. Giá cả và năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu gạo của Việt Nam 30 1. 2. 3. Thực trạng cạnh tranhnăng lực cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu gạo 33 2 CHƯƠNG 2 NHỮNG YẾU TỐ CHI PHỐI NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM 35 2. 1. CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CHI PHỐI CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM GẠO XUẤT KHẨU 35 2. 1. 1. Giống lúa 35 2. 1. 2. Phẩm chất 36 2. 1. 3. Công nghệ bảo quản sau thu hoạch 37 2. 1. 4. Công nghệ chế biến xuất khẩu 37 2. 1. 5. Thương hiệu và quá trình tạo uy tín thương hiệu gạo xuất khẩu 38 2. 1. 6. Bao bì, bao gói, bảo quản vận chuyển 39 2. 2. CÁC YẾU TỐ VỀ CHI PHÍ, GIÁ THÀNH, GIÁ CẢ 40 2. 2. 1. Các yếu tố chi phí trong sản xuất - chế biến 41 2. 2. 2. Các yếu tố chi phí trong chuyên chở , bảo quản 42 2. 2. 3. Các yếu tố chi phí marketing (nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại ) 43 2. 2. 4. Giá thành xuất khẩu và giá xuất khẩu của gạo Việt Nam 45 2. 3. CÁC YẾU TỐ VỀ KÊNH PHÂN PHỐI XUẤT KHẨU VÀ YỂM TRỢ XUẤT KHẨU 46 2. 3. 1. Kênh phân phối xuấ t khẩunăng lực cạnh tranh xuất khẩu 46 2. 3. 2. Hoạt động yểm trợ và năng lực cạnh tranh xuất khẩu (quảng cáo, hội trợ triển lãm .) 49 2. 4. CÁC YẾU TỐ VỀ CHÍNH SÁCH XUẤT NHẬP KHẨU VÀ VỊ THẾ CỦA ĐỐI THỦ 50 2. 4. 1. Các chính sách hỗ trợ xuất khẩu của Nhà nước (quy hoạch, đầu tư .) 50 2. 4. 2. Các chính sách nhập khẩu của các nước nhập khẩu 53 2. 4. 3. Quan hệ cung cầ u của bản thân thị trường gạo thế giới 55 2. 4. 4. Tương quan vị thế của Việt Nam với các đối thủ (Thái Lan, Ấn độ) 57 2. 5. KẾT LUẬN CHUNG CHO CHƯƠNG 2 6O 3 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GẠO CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚI 62 3.1. ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚI (ĐẾN NĂM 2010) 62 3. 1. 1. Dự báo thị trường gạo thế giới trong tương lai 62 3. 1. 2. Mục tiêu định hướng xuất khẩu gạo của Việt Nam những năm tới 65 3. 1. 3. Chiế n lược thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam 67 3. 1. 3. 1. Thị trường châu Á 67 3. 1. 3. 2. Thị trường châu Phi 68 3. 1. 3. 3. Thị trường châu Mỹ La tinh 68 3. 1. 3. 4. Thị trường châu Âu (EU và SNG) 69 3. 2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM 70 3. 2. 1. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu 70 3. 2. 1. 1. Giải pháp về giống lúa và quy hoạch vùng sản xuất lúa xuất khẩu 71 3. 2. 1. 2. Giải pháp về công nghệ chế biến và thươ ng hiệu gạo xuất khẩu 73 3. 2. 1. 3. Giải pháp về bảo quản, chuyên chở, bao bì đóng gói 75 3. 2. 2. Nhóm giải pháp giảm thiểu chi phí và cạnh tranh giá cả 76 3. 2. 2. 1. Giải pháp giảm chi phí sản xuất và chế biến 76 3. 2. 2. 2. Giải pháp giảm chi phí chuyên chở và bảo quản trong nước 77 3. 2. 2. 3. Giải pháp giảm chi phí marketing xuất khẩu 78 3. 2. 3. Nhóm giải pháp về kênh phân phối xuất khẩu và đẩy mạnh yểm trợ thượng mại quốc tế 79 3. 2. 3. 1. Giải pháp đẩy m ạnh xuất khẩu trực tiếp, giảm thiểu xuất khẩu qua trung gian 79 3. 2. 3. 2. Giải pháp giao hàng xuất khẩu đúng hạn, giải phóng tàu nhanh 80 3. 2. 3. 3. Đa dạng hoá các hợp đồng xuất khẩu gạo 4 với các phương thức thanh toán linh hoạt 84 3. 2. 4. Nhóm giải pháp về chính sách vĩ mô từ phía Nhà nước 84 3. 2. 4. 1. Các giải pháp hỗ trợ tài chính (quy hoạch, đầu tư, khuyến nông, chuyển giao công nghệ .) 85 3. 2. 4. 2. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại cấp Nhà nước trong xuất khẩu gạo 87 3. 2. 5. Các giải pháp khác 88 KẾT LUẬN 90 Tài liệu tham khảo 91 5 LỜI NÓI ĐẦU Khi đánh giá các thành tựu kinh tế đã đạt được trong những năm đổi mới vừa qua, chắc chắn chúng ta không thể không đề cập đến những thành tựu vượt bậc trong lĩnh vực nông nghiệp. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, nhiều thập kỷ qua phải nhập siêu về lương thực, chủ yếu mặt hàng gạo, đến nay Việt Nam không những đảm bảo được an ninh l ương thực quốc gia mà còn trở thành một trong những cường quốc về xuất khẩu gạo trên thế giới. Điều này góp một phần quan trọng vào việc ổn định kinh tế, chính trị, xã hội trong cả nước, mang lại một nguồn ngoại tệ đáng kể cho nước nhà với kim ngạch xuất khẩu đạt trên 8 tỷ USD, tương đương 37 triệu tấn gạo (từ năm 1989-2002), nâng cao v ị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những thắng lợi bước đầu so với thời kỳ trước kia của ta. Nếu xem xét một cách toàn diện về sản xuấtxuất khẩu mặt hàng gạo, Việt Nam còn nhiều mặt hạn chế, trước hết giá cả, chất lượng và khả năng cạnh tranh còn thấp hơn so với nhiều nước trên th ế giới. Ngoài ra, một số nước khác như Campodia, Myanmar cũng có tiềm năng lớn về xuất khẩu gạo. Trong khi đó, quá trình tự do hoá thương mại ngày càng diễn ra một cách mạnh mẽ. Tình hình đó càng làm cho cạnh tranh trở nên quyết liệt và phức tạp hơn cả ở trong và ngoài nước. Do vậy, nếu chúng ta không sớm có chiến lược dài hạn về sản xuấtxuất khẩu mặt hàng gạo để tạo ra nh ững bước đột phá mới, chắc chắn chúng ta sẽ khó duy trì được vị trí như hiện nay, chưa nói đến việc tiến xa hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã mạnh dạn viết Khoá luận Tốt nghiệp với đề tài: “Chiến lược xuất khẩu sản phẩm gạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Vi ệt Nam”. Ngoài phần Lời nói đầu và Kết luận, nội dung của Khoá luận bao gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát thị trường gạo thế giới và tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam những năm qua 6 Chương 2 : Những yếu tố chi phối năng lực cạnh tranh xuất khẩu gạo của Việt Nam Chương 3 : Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm gạo của Việt Nam trong những năm tới Do những hạn chế về khả năng của người viết, cũng như về thời gian, và tài liệu nghiên cứu, Khoá luận này khó có thể tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết. Tác giả rất mong nhận được sự chỉ dẫn tận tình của các thầy cô giáo, cùng sự góp ý của đông đảo bạn đọc và xin chân thành cảm ơn. Nhân đây tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS. TS. Nguyễn Trung Vãn, người đã hướng dẫn tôi tận tình, chu đáo trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành Khoá luận này. 7 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG GẠO THẾ GIỚI VÀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM 1. 1. KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG GẠO THẾ GIỚI NHỮNG NĂM QUA (TỪ 1989 ĐẾN NAY) 1. 1. 1. Mức tiêu thụ gạo của thế giới 1. 1. 1. 1. Mức tiêu thụ gạo của toàn thế giới trong những năm qua Mức tiêu thụ gạo toàn cầu hiện nay luôn luôn phụ thuộc sâu sắc vào tình hình canh tác và khả năng cung cấp của các nước sản xuất lúa gạo. Trong đó các nước đang phát triển chiếm 96% (năm 1995) tổng sả n lượng lúa gạo thế giới. Theo thống kê của FAO, trong 7 năm (1989- 1995), mức tiêu thụ gạo của thế giới đã tăng từ 346,0 triệu tấn lên 376 triệu tấn, tăng gần 8%, trong khi đó mức tăng dân số trong thời kỳ này là 11,5%. Theo các chuyên gia của FAO, để đảm bảo tình hình tiêu thụ ổn định thì mức tăng sản xuất hàng năm phải gấp từ 1,5 đến 2 lần mức tăng dân số. Nh ư vậy, mức tiêu thụ gạo của thế giới tăng quá chậm do bị khống chế bởi khả năng sản xuất. Xét theo từng châu lục, mức tiêu thụ gạo được căn cứ vào sản lượng thóc theo tỷ lệ quy đổi ra gạo, rồi cộng với lượng nhập và trừ đi lượng xuất. Theo thống kê của FAO, mức tiêu thụ gạo ở từng khu vự c năm 1995 và năm2000 như sau (bảng 1): Bảng 1 - Tình hình tiêu thụ gạo của các khu vực trong năm 1995 và 2000 (Đơn vị: triệu tấn) Khu vực Năm 1995 Năm 2000 Tỷ trọng % theo khu vực Toàn cầu 376,0 403,3 100,00 Châu Á 342,9 366,7 90,47 Châu Mỹ 18,3 19,7 4,60 Châu Phi 11,1 12,3 3,82 Châu Âu 3,1 3,8 1,10 Châu Đại Dương 0,6 0,8 0,01 8 Nguồn: - TS. Nguyễn Trung Vãn: Lúa gạo Việt Nam trước thiên niên kỷ mới - Hướng xuất khẩu, NXB Chính Trị Quốc Gia Hà Nội 2001, tr.31. Nét bao trùm nhất là lượng tiêu thụ gạo tập trung chủ yếu ở châu Á, chiếm trên 90% tổng lượng tiêu thụ thế giới (về sản xuất, khu vực này chiếm trên 91,5% tổng sản lượng lúa gạo thế giới). Đây là khu vực sản xuất, đồng thời là khu vực tiêu thụ hầu hết lượng lúa gạo của thế giới. Tất cả các đại lục khác: châu Âu, châu Phi, và Châu Đại Dương, mức tiêu thụ gạo xem như không đáng kể. Từ năm 1995 dân số thế giới là 5.722 triệu người, riêng châu Á là 3.464 triệu, chiếm trên 60%. Năm 2000, dân số toàn cầu đã vượt qua con số 6 tỷ người, trong đó có khoảng 3,9 tỷ người đang dùng gạo là lương thực chính, với nhu cầu cần 425 triệu t ấn/năm, so với sản lượng hiện nay 400,5 triệu tấn, như vậy còn thiếu 24,5 triệu tấn. Đến năm 2001, các con số tương ứng là 6.147 triệu người, 3.720 triệu người và 60,9%. Châu Á thực sự là thị trường mục tiêu (target market) rộng lớn của lúa gạo thế giới, là quê hương lúa gạo thế giới, đã gắn liền với tập quán hàng nghìn năm dùng gạo làm lương thực chính yếu trong các bữa ăn của mình. Năm 1995, trừ số lượng đã xuất khẩu đi các đại lục khác, mức tiêu thụ gạo còn lại của châu Á vẫn gấp 21,4 lần châu Mỹ; 23,2 lần châu Phi; 80,5 lần châu Âu. 1. 1. 1. 2. Những nước tiêu thụ gạo chủ yếu Theo FAO, tổng lượng tiêu thụ gạo của thế giới, riêng năm 2000 là 403 triệu tấn, số lượng này được phân bổ chủ yếu ở các nước châu Á. Trung Quốc v ới dân số năm 2000 là 1.263 triệu người, chiếm gần 1/3 tổng lượng gạo tiêu thụ của thế giới. Nếu tính cả Ấn Độ (1.015 triệu dân), hai nước khổng lồ này (chiếm gần 38% về dân số) chiếm 54% về tiêu thụ gạo toàn cầu. Mức tiêu thụ gạo của Indonesia gần bằng tổng lượng gạo tiêu thụ của bốn đại lục: châu Mỹ, châu Phi, châu Âu, châu Đại Dương. Ngoài các nướ c châu Á, Brazil (170 triệu dân) là nước tiêu thụ gạo đáng kể ở châu Mỹ. Tiếp đó, Nigeria (124 triệu dân) và Ai Cập (68 triệu dân) cũng là hai nước tiêu thụ gạo lớn ở châu Phi. Mức tiêu thụ gạo 9 của Mỹ (283 triệu dân) thực chất là mức tiêu thụ gạo của gần 5 triệu ngoại kiều châu Á có tập quán tiêu dùng lúa gạo, trong đó có trên 1,3 triệu Việt kiều. 1. 1. 2. Nhập khẩu gạo của thế giới 1. 1. 2. 1. Đặc điểm chung về nhập khẩu gạo của thế giới Đặc điểm chung về nhập khẩu gạo của thế giới có thể khái quát thành những đặ c điểm sau: Một là, mậu dịch gạo quốc tế chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ (3-4%) so với lúa mỳ (20- 30%) trong tổng sản lượng. Sở dĩ như vậy vì nhập khẩu gạo phụ thuộc chủ yếu vào khả năng hạn chế về cung cấp xuất khẩu của các nước đang phát triển, trong khi sản xuấtxuất khẩu lúa mỳ chủ y ếu ở các nước phát triển như Mỹ, Canada, Úc, Pháp . Hai là, lượng nhập khẩu gạo tập trung phần lớn ở các châu Á. Mặc dù là quê hương của lúa gạo, nhưng khu vực này thường chiếm khoảng 60% tổng nhập khẩu của thế giới, thứ đến là châu Phi, Mỹ Latinh. Thậm chí có năm (1969- 1970) tuy châu Á vẫn xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới, nhưng lại là khu vực nhập siêu lúa gạo. Ba là, nhậ p khẩu gạo thường xuyên phân tán ra nhiều nước. Hầu như không có nước nào nhập khẩu đều đặn lượng gạo lớn đạt mức trên 3 triệu tấn hàng năm. Do vậy, không có nước nhập khẩu cá biệt nào giữ vị trí áp đảo, chi phối biến động cung cầu, giá cả trên thị trường gạo thế giới. Mặt khác, đội ngũ các nước nhập khẩu gạo cũng không cố định qua các giai đoạn. Bốn là, lượng nhập khẩu gạo của toàn thế giới, cũng như của từng nước thường xuyên biến động và mang tính thời vụ rõ rệt. Do kết quả mùa màng thu hoạch chi phối, nên có nước như Trung Quốc có năm cần gấp thì nhập nhiều, nhưng năm khác lại giảm nhập đáng kể do mùa màng trong nước tăng lên. Hoặc do một biến động chính trị nào (sự ki ện 11/9 ở Mỹ) có thể khiến một số nước tăng lượng dự trữ phòng khi chiến tranh xảy ra, làm cho nhập khẩu tăng đột biến. Trong các tháng mỗi năm, giao dịch gạo quốc tế thường sôi động vào quý IV do yêu cầu dự trữ ở những nước nhập khẩu. [...]... Kỳ cũng là thị trường xuất 31 khẩu gạo của ta Từ năm 1993, nước này nhập khoảng 90.000 tấn gạo phẩm chất cao của Việt Nam Năm 1996, Mỹ tiếp tục nhập khẩu của Việt Nam khoảng 45.000 tấn 1 2 2 4 Giá cả và năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu gạo của Việt Nam Khi tham gia vào thị trường gạo thế giới, Việt Nam tất nhiên phải căn cứ vào giá gạo quốc tế làm cơ sở định giá gạo xuất khẩu của mình Về lý thuyết,... vẫn chủ yếu loại gạo cấp thấp và trung bình, trong khi loại gạo cấp cao chiếm tỷ trọng rất nhỏ Tỷ trọng gạo tốt trong tổng xuất khẩu của ta vãn chưa tăng mạnh Trong chiến lược lâu dài, Việt Nam cần chú trọng chất lượng hơn nữa để có điều kiện thâm nhập những thị trường khó tính, và sự đa dạng hoá chủng loại gạo xuất khẩu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh xuất khẩu gạo 1 2 2 3 Cơ... người 480 kg, 15 xuất khẩu 6.250 ngàn tấn, chiếm 1/4 thị phần xuất khẩu gạo thế giới và gấp 1.4 lần Việt Nam - nước đứng thứ hai Năm 2000 lại tăng lên 29,6% Hạn chế lớn nhất của Thái Lan trong cạnh tranh xuất khẩu gạo là giá lao động trong nước đang cao hơn tất cả các nước xuất khẩu gạo châu Á khác Năm 1999, giá gạo xuất khẩu FOB 5% và 25% tấm của Thái Lan chỉ cao gấp 1,05 lần của Việt Nam, nhưng giá... sức cạnh tranh Nhưng, nếu tính giá gạo bình quân năm của ta vẫn thấp hơn của Thái Lan vì gạo xuất khẩu phẩm cấp cao của Thái Lan chiếm tỷ trọng lớn hơn của Việt Nam Ngoài chất lượng, mức chênh lệch giữa giá gạo quốc tế và giá gạo xuất khẩu của Việt Nam còn do những nguyên nhân khác Cụ thể, Việt Nam chưa có được hệ thống bạn hàng tin cậy, ổn định nhiều năm như Thái Lan Khả năng hạn chế của các doanh nghiệp. .. thủ thấp hơn, nhưng tốc độ tăng kim ngạch lại cao hơn Việt Nam Chẳng hạn, sản lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan chỉ gấp 1,67 lần của Việt Nam thì kim ngạch xuất khẩu lại gấp 2,27 lần Thứ hai, chất lượng gạo xuất khẩu So với thời kỳ đầu xuất khẩu thì chất lượng gạo Việt Nam có được cải thiện đáng kể Cụ thể, tăng được tỷ trọng gạo cấp cao trong tổng số gạo xuất khẩu; song cơ cấu chủng loại còn chưa đa dạng;... giá cả của thị trường gạo quốc tế đều chiụ sự chi phối sâu sắc bởi số lượng và giá cả xuất khẩu gạo của Thái Lan Thực tế, trong những năm qua chất lượng gạo của Việt Nam còn thấp hơn rõ nét so với chất lượng gạo của các nước xuất khẩu lớn như Thái Lan, Mỹ, Pakixtan đặc biệt những năm đầu xuất khẩu gạo Chất lượng thua kém là lí do cơ bản nhất quyết định giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn giá gạo quốc... gieo trồng thu hẹp, sản lượng gạo sẽ giảm, do đó xuất khẩu gạo cũng giảm và chỉ đạt mức 1,5 triệu tấn 17 Chất lượng gạo xuất khẩu của Pakixtan không thua kém nhiều so với của Thái Lan Pakixtan chủ yếu xuất khẩu loại gạo cấp trung bình từ 15 - 20% tấm, gạo thơm đặc sản Basmati, với chất lượng gần bằng gạo thơm Mali của Thái Lan, nhưng tốt hơn gạo thơm Basmati của Ấn Độ Thị trường xuất khẩu chủ yếu là châu... thấp - giá nhân công rẻ Điều này làm cho sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam có giá thành thấp, tăng thêm sức cạnh tranh trên thị trường gạo thế giới Việt Nam có thể tận dụng ưu thế về đất đai, khí hậu và lao động để sản xuất những sản phẩm xuất khẩu chứa hàm lượng tài nguyên và lao động cao, còn vốn và kỹ thuật thấp Do vậy, Việt Nam chọn phát triển sản xuất lúa gạo là ngành chủ đạo trong nền kinh tế quốc... Lúa gạo Việt Nam trước thiên niên kỷ mới Hướng xuất khẩu, NXB Chính Trị Quốc Gia Hà Nội 2001, tr.199 Bảng trên phản ánh tổng hợp giá gạo quốc tế và giá gạo Việt Nam, cụ thể: - Cột 2: Nói rõ giá gạo quốc tế, tức giá gạo xuất khẩu theo điều kiện FOB tại cảng Bangkok, thường đối với loại gạo 5% tấm - Cột 3: Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tính giá trung bình của tổng lượng xuất khẩu mỗi năm - Cột 4: Giá gạo. .. triệu tấn), đồng thời là bạn hàng chính của Việt Nam, hoạt động nhập khẩu của Indonesia có ý nghĩa quyết định tới cục diện thị trường gạo thế giới và xuất khẩu gạo của Việt Nam 10 Giai đoạn 2000 – 2002, Indonesia nhập khẩu gạo của Việt Nam với lượng lớn, chiếm tới 24% toàn bộ xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2000 Năm 2002, hạn hán và lũ lụt làm sản lượng thóc của Indonesia giảm 1 triệu tấn xuống còn . cạnh tranh. Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã mạnh dạn viết Khoá luận Tốt nghiệp với đề tài: “Chiến lược xuất khẩu sản phẩm gạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. KHOA . LUẬN VĂN Chiến lược xuất khẩu sản phẩm gạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam 1 Mục lục LỜI NÓI ĐẦU

Ngày đăng: 21/12/2013, 03:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Mức tiêu thụ gạo toàn cầu hiện nay luôn luôn phụ thuộc sâu sắc vào tình hình canh tác và khả năng cung cấp của các nước sản xuất lúa gạo - Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Chiến lược xuất khẩu sản phẩm gạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam” doc
c tiêu thụ gạo toàn cầu hiện nay luôn luôn phụ thuộc sâu sắc vào tình hình canh tác và khả năng cung cấp của các nước sản xuất lúa gạo (Trang 8)
Bảng 2– Những nước xuất khẩu gạo chủ yếu từn ăm 1995 đến nay - Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Chiến lược xuất khẩu sản phẩm gạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam” doc
Bảng 2 – Những nước xuất khẩu gạo chủ yếu từn ăm 1995 đến nay (Trang 16)
1. 2. 1. Tóm lược tình hình sản xuất gạo trong nước - Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Chiến lược xuất khẩu sản phẩm gạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam” doc
1. 2. 1. Tóm lược tình hình sản xuất gạo trong nước (Trang 23)
Bảng 4- Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam  giai đoạn 1989-2000  - Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Chiến lược xuất khẩu sản phẩm gạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam” doc
Bảng 4 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 1989-2000 (Trang 28)
hình dáng, kích cỡ hạt gạo, độ bóng, độ đồng đều, mùi vị, màu sắc, thuỷ phần, tỷ lệ - Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Chiến lược xuất khẩu sản phẩm gạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam” doc
hình d áng, kích cỡ hạt gạo, độ bóng, độ đồng đều, mùi vị, màu sắc, thuỷ phần, tỷ lệ (Trang 29)
Bảng 6- Giá gạo xuất khẩu gạo Việt Nam so với giá gạo quốc tế thời gian qua  - Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Chiến lược xuất khẩu sản phẩm gạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam” doc
Bảng 6 Giá gạo xuất khẩu gạo Việt Nam so với giá gạo quốc tế thời gian qua (Trang 35)
Bảng 7- Giá gạo bình quân thời kỳ 1991-1998 - Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Chiến lược xuất khẩu sản phẩm gạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam” doc
Bảng 7 Giá gạo bình quân thời kỳ 1991-1998 (Trang 49)
Bảng 8- Giá thành gạo xuất khẩu ở Cần Thơ và Đồng Tháp - Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Chiến lược xuất khẩu sản phẩm gạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam” doc
Bảng 8 Giá thành gạo xuất khẩu ở Cần Thơ và Đồng Tháp (Trang 50)
Có thể so sánh một loại gạo xuất khẩu của Việt Nam với gạo Mỹ (Bảng 12). - Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Chiến lược xuất khẩu sản phẩm gạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam” doc
th ể so sánh một loại gạo xuất khẩu của Việt Nam với gạo Mỹ (Bảng 12) (Trang 63)
Hình 2- Hệ thống lưu thông phân phối gạo Thái Lan - Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Chiến lược xuất khẩu sản phẩm gạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam” doc
Hình 2 Hệ thống lưu thông phân phối gạo Thái Lan (Trang 90)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w