BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHTRỊNH THỊ NHUẤN MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP GẮN VỚI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI T
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRỊNH THỊ NHUẤN
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP GẮN VỚI NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 05
Trang 2VINH, 2011
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Quýthầy, cô giáo trường Đại học Vinh đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiêncứu
Đặc biệt, xin cảm ơn Phó giáo sư, Tiến sỹ Hà Văn Hùng - Người đã tậntình hướng dẫn khoa học, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoànthành bản luận văn này
Chân thành cảm ơn toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên Khoa khoa
Khoa học xã hội trường Đại học Hải Phòng đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, cungcấp tài liệu, số liệu, tham gia góp nhiều ý kiến quý báu cho bản luận văn này
Chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, khích
lệ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu
Dù đã có rất nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài song luậnvăn không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiếncủa Quý thầy cô giáo và của các đồng nghiệp
Xin chân thành cảm ơn!
Vinh, ngày 01 tháng 12 năm 2011
Tác giả Trịnh Thị Nhuấn
Trang 4DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BCH TW: Ban chấp hành Trung ương
CNH - HĐH: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
GD - ĐT: Giáo dục – Đào tạo
PCGDTHĐĐT: Phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi
HSTNTHCS Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở
ĐH, CĐ, THCN Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghệp
Trang 55 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ HỌC TẬP VÀ NCKH
2.1 Khái quát về trường Đại học Hải Phòng, khoa khoa học xã hội 342.2 Thực trạng công tác quản lý học tập và NCKH ở khoa Khoa học
2.5 Nhận xét về công tác quản lý hoạt động học tập và nghiên cứu khoa
học của sinh viên khoa khoa học xã hội trường Đại học Hải Phòng 722.6 Đối chiếu cơ sở lý luận với thực trạng quản lý hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Khoa học xã hội trường Đh Hải Phòng 74CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP GẮN KẾT VỚI NCKH CỦA SINH VIÊN
3.1 Phương hướng mục tiêu và các nguyên tắc đề xuất các biện pháp: 773.2 Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động học tập gắn với và nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Khoa học xã hội Trường
Trang 63.3 Các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu
3.4 Tổng hợp một số cách thức thực hiện các biện pháp quản lý nâng cao
chất lượng hoạt động học tập gắn với nghiên cứu khoa học của sinh viên
3.5 Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý nâng
cao chất lượng hoạt động học tập gắn với NCKH của sinh viên khoa
Trang 7cụng dõn; đào tạo những người lao động tự chủ, sỏng tạo và cú kỷ luật, giàulũng nhõn ỏi, yờu nước, yờu chủ nghĩa xó hội, sống lành mạnh, cú kiến thức vănhúa, khoa học, cụng nghệ, kỹ năng nghề nghiệp, cú sức khỏe, cú khả năng gúpphần hiệu quả làm cho dõn giàu nước mạnh, đưa đất nước tiến kịp thời đại, đỏpứng yờu cầu xõy dựng và bảo vệ Tổ quốc” [24].Vỡ vậy cụng tỏc quản lý học sinhsinh viờn đúng vai trũ hết sức quan trọng trong hệ thống giỏo dục quốc dõn, gúpphần xõy dựng nờn con người xó hội chủ nghĩa
Đại học Hải Phũng được thành lập trờn 50 năm là một trong những trườngđại học cú bề dày về cụng tỏc giỏo dục và đào tạo Đại học Hải Phũng là mộttrung tõm đào tạo đại học, sau đại học và nghiờn cứu khoa học chất lượng cao,làm nũng cốt trong hệ thống giỏo dục ở Hải Phũng và cỏc tỉnh thành phố miềnduyờn hải, đỏp ứng nhu cầu phỏt triển kinh tế xó hội Số lượng sinh viờn Đại họcHải Phũng cú trờn 14.000 sinh viờn thuộc cỏc hệ đào tạo Cụng tỏc quản lý hoạtđộng học tập và nghiờn cứu khoa học của sinh viờn Đại học Hải Phũng chưa đỏpứng được nhu cầu số lượng sinh viờn ngày càng tăng
Sinh viờn Trường Đại học Hải Phũng tham gia cỏc cuộc thi sinh viờn giỏitoàn quốc đạt nhiều giải cao Cỏc năm học từ năm 2001 đến năm 2011 Trườngđều cú đoàn tham gia thi Olympic cỏc mụn khoa học cơ bản: Toỏn, Hoỏ, Vật lý
và Tin học, thi Olympic cỏc mụn khoa học Mỏc - Lờnin, Tư tưởng Hồ Chớ Minhđều đạt giải cao, giữ vững vị trớ trong tốp 10 trường đại học đạt giải cao hàngđầu toàn quốc
Trường Đại học Hải Phũng coi cụng tỏc nghiờn cứu khoa học và hợp tỏcquốc tế là hai hoạt động quan trọng của một trường đại học đa ngành Cỏc đề tàinghiờn cứu bao gồm đề tài cỏc lĩnh vực kinh tế, xó hội và nghiệp vụ đào tạo,giỏo trỡnh và tài liệu học tập, giảng dạy Cụng tỏc nghiờn cứu khoa học tăng gấp
2 lần so với năm 2000 Cú 17 đề tài NCKH cấp trường của sinh viờn, trong đú 7
đề tài gửi dự thi toàn quốc được giải
Trang 8Trường Đại học Hải Phòng hiện đang hợp tác về đào tạo và nghiên cứukhoa học với các nước Nga, Trung Quốc, Phần Lan, Thái Lan, Mỹ, các nướctrong khối ASEAN, các vùng lãnh thổ và các tổ chức phi chính phủ.
Trường đã cử giảng viên sang dạy ở Nga, Trung Quốc và Phần Lan; đồngthời tiếp nhận giảng viên Nga, Phần Lan, Mỹ, Thái Lan sang giảng dạy ởtrường Hằng năm có sinh viên Phần Lan, Thái Lan, Trung Quốc sang học tập.(Năm học 2005 2006 có 121 sinh viên, năm học 2006 - 2007 có 153 sinh viênĐại học thuộc Quảng Tây Trung Quốc sang học tập tại Trường Đại học HảiPhòng; năm 2007- 2008 có 250 sinh viên nước ngoài sang học tập tại trường…).Trường cũng gửi sinh viên ngành tiếng Trung sang Trung Quốc học tập Quy
mô hoạt động hợp tác quốc tế ngµy cµng tăng
Mục tiêu phát triển của Trường Đại học Hải Phòng đến năm 2015 là phấnđấu trở thành Trung tâm Giáo dục- Đào tạo, Nghiên cứu khoa học và chuyểngiao công nghệ vững mạnh của khu vực đồng bằng duyên hải Bắc bộ Trong đó,nhiệm vụ trọng yếu là phát triển đào tạo đa ngành chất lượng cao đáp ứng nhucầu phát triển kinh tế - xã hội khu vực; Tăng cường hợp tác với các trêng đạihọc, các học viện, các cơ sở nghiên cứu và các cơ sở sản xuất, doanh nghiệptrong và ngoài nước để đào tạo, NCKH Đó cũng là mục tiêu phấn đấu và nhiệm
vụ vừa mang tính chiến lược, vừa mang tính cấp bách, phục vụ sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa trên một vùng kinh tế động lực trọng điểm phía Bắc.Thực hiện mục tiêu phát triển nói trên cũng là để thực hiện thắng lợi Nghị quyếtĐại hội Đảng X, XI, Nghị quyết 32 của Bộ Chính trị (5/8/2003) về việc pháttriển thành phố Hải Phòng đến năm 2020
Thế nhưng hiện nay, Công tác quản lý hoạt động học tập và nghiên cứukhoa học của sinh viên trường Đại học Hải Phòng còn thiếu các văn bản pháp lýđồng thời nhà trường mới chỉ ở bước đầu ban hành một số hướng dẫn, thôngbáo, qui chế, qui trình về tổ chức … song cũng chưa đầy đủ và kịp thời nên ít
Trang 9nhiều gây khó khăn, trở ngại cho việc thực thi Công tác quản lý hoạt động họctập và nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Hải Phòng còn lạchậu, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển trên lĩnh vực này Công tác quản lýhoạt động học tập và nghiên cứu khoa học chưa thực sự có hiệu quả trong việcnâng cao chất lượng đào tạo của trường Đại học Hải Phòng Vì thế, công tácquản lý hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại họcHải Phòng còn ở mức độ hạn chế nhất định Muốn phát triển giáo dục thì phảigắn chặt việc học tập với nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ Đó làquốc sách, là giải pháp có tính chiến lược để đưa đất nước phát triển nhanh
Từ những lý do trên chúng tôi nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp quản
lý nâng cao chất lượng hoạt động học tập gắn với nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Khoa học xã hội trường Đại học Hải Phòng”
2 Mục đích nghiên cứu đề tài
- Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa họccủa sinh viên khoa Khoa học xã hội trường Đại học Hải Phòng
- Đề xuất một số biện pháp nhằm cải tiến, góp phần nâng cao chất lượnghoạt động học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên nhà trường
Trang 103.Giả thuyết khoa học
Bằng việc đề xuất và thực hiện tốt các biện pháp quản lý khoa học có tínhkhả thi thì sẽ góp phần nâng cao được chất lượng hoạt động học tập gắn vớinghiên cứu khoa học của sinh viên khoa khoa học xã hội trường Đại học HảiPhòng
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý hoạt động học tập nghiêncứu khoa học của sinh viên khoa Khoa học xã hội trường Đại học Hải Phòng
4.2 Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý nâng cao chất lượnghoạt động học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Khoa học xã hộitrường Đại học Hải Phòng
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác quản lý hoạt động học tập vànghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Khoa học xã hội trường Đại học HảiPhòng
5.2 Đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động học tập và nghiêncứu khoa học của sinh viên khoa Khoa học xã hội trường Đại học Hải Phòng
5.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạtđộng học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Khoa học xã hộitrường Đại học Hải Phòng
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm các phương pháp lý luận: nghiên cứu các tài liệu văn kiện,chính sách của Nhà nước, ngành có liên quan đến đề tài
6.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra khảo sát , thuthập số liệu, phân tích, tổng hợp, đánh giá thực trạng:
- Thực trạng công tác quản lý hoạt động học tập và nghiên cứu khoa họccủa sinh viên khoa Khoa học xã hội trường Đại học Hải Phòng
Trang 11- Phân tích các báo cáo Hội nghị, báo cáo tổng kết năm học của Trường,Khoa, Đơn vị thành viên trường Đại học Hải Phòng để tổng kết thực tiễn
6.3 Nhóm các phương pháp hỗ trợ khác:
- Phương pháp thống kê toán học
- Phương pháp dự báo, so sánh
- Phương pháp chuyên gia:
+ Lập phiếu điều tra với 45 cán bộ giảng dạy
+ Lập phiếu điều tra cho 584 sinh viên khoa Khoa học xã hội Trường đạihọc Hải Phòng
+ Khảo sát với phiếu trưng cầu ý kiến sinh viên ,cán bộ, giảng viên
7 Đóng góp của đề tài
7.1 Xác định những đặc trưng của công tác quản lý sinh viên, làm cơ sởcho những nghiên cứu lý luận về việc tổ chức quản lý hoạt động học tập vànghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Khoa học xã hội trường Đại học HảiPhòng
7.2 Góp phần làm sáng tỏ thực trạng công tác quản lý hoạt động học tập vànghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Khoa học xã hội trường Đại học Hải Phòng,đồng thời chỉ ra những tồn tại về mặt tổ chức quản lý hoạt động học tập và nghiêncứu khoa học của sinh viên khoa Khoa học xã hội trường Đại học Hải Phòng
7.3 Đề xuất một số biện pháp khả thi trong công tác tổ chức, quản lý vànâng cao chất lượng hoạt động học tập gắn kết với nghiên cứu khoa học củasinh viên khoa Khoa học xã hội trường Đại học Hải Phòng
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được chiathành ba chương:
Chương I: Cơ sở lý luận của đề tài
Trang 12Chương II: Thực trạng công tác quản lý hoạt động học tập và NCKH củasinh viên khoa Khoa học xã hội Trường đại học Hải Phòng.
Chương III: Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt độnghọc tập và NCKH của sinh viên khoa Khoa học xã hội Trường đại học Hải Phòng
Trang 13NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Công tác quản lý hoạt động nghiên cứu học tập và nghiên cứu khoa học củasinh viên tuy đã có sự đầu tư của các cơ quan khoa học, các tác giả trong vàngoài nước đề cËp đến, song các công trình cụ thể về lĩnh vực này chưa hệ thống
và chưa được công bố nhiều
Gần đây có một số Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục và một số bài báo
về những nghiên cứu xung quanh vấn đề trên như sau:
* Nghiên cứu về công tác quản lý học sinh sinh viên:
- Nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục học sinh, sinh viên [16] Tác giả đềcập đến việc nâng cao hiệu quả quản lý, giáo dục HSSV, bồi dưỡng năng lựcphẩm chất cho đội ngũ HSSV- những người chủ tương lai của đất nước
- Những biện pháp tăng cường quản lý học sinh ở Trường Trung họcCảnh sát Nhân dân I [18] Trường Trung học Cảnh sát Nhân dân I là một trường
có mô hình quản lý sinh viên chặt chẽ, mang tính nghiêm ngặt do tính chất đặcthù của ngành nên đòi hỏi tính kû luật cao Tác giả đã nêu lên những thực trạng
và tồn tại cần khắc phục, đồng thời đưa ra biện pháp khả thi nhằm thực hiện tốtviệc lưu trữ, lập hồ sơ HSSV để quản lý và đề xuất công tác hỗ trợ HSSV tronghọc tập
- Một số biện pháp quản lý giáo dục nếp sống cho sinh viên nội trú trườngcao đẳng giao thông vận tải 3 [29] Tác giả đưa ra nhằm cải tiến và nâng cao chấtlượng quản lý nếp sống ăn ở, học tập, sinh hoạt sinh viên nội trú trong nhàtrường
* Nghiên cứu về công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh, sinhviên ngoài giờ lên lớp:
Trang 14- Các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động học tập ngoài giờ lên lớpcủa học sinh Trường Trung học Cảnh sát Nhân dân I [6] Tác giả đề cập đến hoạtđộng học tập ngoài giờ lên lớp là một hoạt động rất cần thiết và hữu ích đối vớihọc sinh sinh viên, hoạt động này mang tính tự học cao mà tự học được thì mới
tự đào tạo được, mới học tập suốt đời được Ngoài ra, hoạt động học tập ngoàigiờ lên lớp thông qua những hoạt động ngoại khoá làm cho HSSV gắn kết vớinhau trong học tập Việc tổ chức quản lý học sinh, sinh viên bằng các hoạt độnghọc tập ngoài giờ lên lớp là một việc làm có tính khả thi, mang lại hiệu quả cao
- Rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chosinh viên sư phạm- Một số vấn đề cấp thiết [19] Tác giả đề xuất một số kỹ năng
tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho sinh viên
* Nghiên cứu việc đánh giá học tập và nâng cao tính tích cực tự học chosinh viên:
- Đổi mới công tác kiểm tra- đánh giá kết quả học tập của sinh viên [10]Tác giả đề xuất sự cần thiết phải đổi mới công tác kiểm tra đánh giá và một sốgiải pháp đổi mới công tác kiểm tra đánh giá học tập của sinh viên
- Nâng cao tính tích cực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên qua việc tổchức Seminar và hướng dẫn ôn tập, tổng kết chương [17] Tác giả đề xuất biệnpháp nhằm hỗ trợ sinh viên tự học, tự nghiên cứu phát huy tính tích cực, tự giác,chủ động trong học tập mà biểu hiện cao nhất là thực hiện “sáu mọi” : học mọilúc, học mọi nơi, học mọi người, học mọi hoàn cảnh, học bằng mọi cách, họcqua mọi nội dung
* Nghiên cứu việc tổ chức nghiên cứu khoa học cho sinh viên:
- Rèn luyện kĩ năng tổ chức nghiên cứu khoa học cho sinh viên, đáp ứngnhu cầu đào tạo mới [5] Tác giả đưa ra 5 tiêu chí cụ thể của việc rèn luyện vàđánh giá kỹ năng tổ chức nghiên cứu khoa học của sinh viên theo một đề tài đãchọn, đồng thời đưa ra các kiến nghị để nâng cao chất lượng của việc rèn luyện
Trang 15kỹ năng tổ chức NCKH cho sinh viên.
- Về các tiêu chí đánh giá chất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa công nghệ [10] Tác giả đưa ra các tiêu chí để đánh giá chất lượng các công trìnhnghiên cứu khoa học và tác giả cho rằng đối với hoạt động nghiên cứu khoa học-công nghệ, chất lượng được thể hiện qua giá trị, hiệu quả khoa học- công nghệ,tính đặc thù, độc đáo và sáng tạo của kết quả nghiên cứu đã dự kiến và mongmuốn
học Sinh viên nghiên cứu khoa họchọc một biện pháp quan trọng để nâng caochất lượng đào tạo ở Trường Đại học Bách khoa Hà nội [9] Tác giả nêu lênquan điểm trong việc nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Báchkhoa Hà nội và Ông cho rằng việc sinh viên nghiên cứu khoa học là một mắtxích quan trọng trong dây chuyền đào tạo kĩ sư công nghệ của Trường
Nhìn chung các công trình nghiên cứu cho đến nay chưa đề cập một cách
cụ thể đến công tác quản lý hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học của sinhviên Vấn đề đặt ra là cần phải có những biện pháp quản lý như thế nào để nângcao được chất lượng hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viêncác ngành khoa học xã hội nói chung và khoa Khoa học xã hội ở trường Đại họcHải Phòng nói riêng Đây là vấn đề chưa có công trình nghiên cứu nào đề xuất,giải quyết và vì thế nó đã trở thành mục đích nghiên cứu của chúng tôi
1.2 Các khái niệm liên quan đến đề tài
Trang 16gia và trên toàn cầu.
Quản lý là một thuộc tính của sự phát triển xã hội, là một yếu tố quantrọng gắn chặt vào sự vận động và phát triển của xã hội loài người Sự phát triểncủa xã hội loài người dựa vào 3 yếu tố cơ bản Đó là: tri thức, sức lao động vàtrình độ quản lý Tri thức là sự hiểu biết của con người về thế giới, sự phát triểncủa khoa học kỹ thuật Lao động là sự vận dụng tri thức tác động vào thế giớilàm ra của cải vật chất Còn quản lý bao gồm cả tri thức và lao động
Quản lý là sự tổ chức, điều hành, kết hợp vận dụng tri thức với sử dụngsức lao động để phát triển sản xuất xã hội Việc kết hợp đó tốt thì xã hội pháttriển, ngược lại, kết hợp không tốt thì xã hội sẽ phát triển chậm lại hoạc trở lênrối ren
Có nhiều định nghĩa khác nhau của quản lý, nhưng trong luận văn chỉ nêumột số định nghĩa tiêu biểu, đó là:
* Quan điểm của các tác giả nước ngoài
- F.W Taylo (1856- 1915) là người đề xuất thuyết “Quản lý khoa học”, F.Taylo cho rằng: “Quản lý là biết được chính xác điều mình muốn người kháclàm và sau đó thấy được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và
rẻ nhất” [12]
- Các nhà khoa học Harold Koontz- Cyril Odonell và Heinz Weihrichtrong cuốn: “Những vấn đề cốt yếu của quản lý” [12] cho rằng: “Quản lý là hoạtđộng thiết yếu của nhà quản lý đảm bảo sự phối hợp, sự nỗ lực của mỗi cá nhântrong tổ chức nhằm đạt đến một mục tiêu nhất định trong những điều kiện thờigian, công sức và kinh phí bỏ ra ít nhất nhưng đạt hiệu quả cao nhất”[12] “Quản
lý được hình thành thông qua con người, với tư cách thực hành thì quản lý làmột nghệ thuật, còn kiến thức có tổ chức về quản lý là một khoa học”
- Paul Hersey và Ken Blane Hard trong cuốn “Quản lý nguồn nhân NXB Chính trị Quốc gia, 1995- cho rằng: “Quản lý như là một quá trình làm
Trang 17lực”-việc cùng và thông qua các cá nhân, các nhóm cũng như các nguồn lực khác đểhình thành các mục đích tổ chức” [21].
- “Quản lý là quá trình hoàn thành công việc thông qua con người và vớicon người” [21]
- Theo thuyết quản lý hành chính của Henry Fayol thì “Quản lý hànhchính là dự báo và lập kế hoạch, tổ chức và điều khiển, phối hợp và kiểm tra”
- “Quản lý là hành động- một loại hoạt động xã hội nhằm đạt mục đích đề
ra bằng việc thực hiện các nhiệm vụ, chức năng theo một phương pháp quản lýphù hợp Quản lý là tác động định hướng” [21]
- Trong Bộ Tư bản, C.Marx đã nói: “Bất kỳ lao động nào có tính xã hộichung và trực tiếp, được thực hiện với quy mô tương đối lớn đều ít nhất cần đến
sự quản lý ”[22]
Như vậy, khi nói về quản lý các t¸c giả ngêi níc ngoµi đều có quan điểm
thèng nhất chung: Quản lý là quá trình tác động có mục đích của chủ thể quản lý đối với khách thể quản lý để đạt tới mục tiêu nào đó Quá trình tác động đó vừa làm biến đổi khách thể quản lý vừa tạo ra cái mới.
*Quan niệm của các tác giả trong nước về quản lý:
- Thuật ngữ “Quản lý”- (Tiếng Việt gốc Hán) - được hiểu: “Quản lý” gồm
2 quá trình tích hợp vào nhau Quá trình “quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì
ở trạng thái ổn định Quá trình “lý” gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới, đưa vào
hệ phát triển Thuật ngữ này lột tả rõ bản chất của hoạt động quản lý giáo dục
- Từ điển Tiếng Việt- năm 1992- Trung tâm từ điển ngôn ngữ Hà Việt Nam: “Quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầunhất định” [30]
Nội Theo cố giáo sư Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mụcđích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động nóichung là khách thể quản lý nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến” [22]
Trang 18- Theo tác giả Đỗ Hoàng Toàn: “Quản lý là sự tác động có tổ chức củachủ thể quản lý lên đối tượng bị quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra trongđiều kiện lao động của môi trường” [28].
“Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thểquản lý (người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể (đối tượng quản lý) vềmặt chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội…bằng một hệ thống các luật lệ, chínhsách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp có thể nhằm tạo ra môitrường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng” [28]
Cũng như các tác giả nước ngoài, các nhà nghiên cứu về khoa học quản lý
ở Việt Nam đều nhấn mạnh đến các yếu tố: Chủ thể- Khách thể- Mục tiêu quản
lý Khẳng định quản lý là một hoạt động mà trong đó con người vừa là động lực,vừa là mục tiêu Trong cuốn “Tâm lý học trong quản lý Nhà nước”- Học việnhành chính Quốc gia- 1993- Tác giả Mai Hữu Khuê nêu rõ: “Hoạt động quản lý
là một dạng lao động đặc biệt của người lãnh đạo mang tính tổng hợp của cácloại lao động trí óc liên kết bộ máy quản lý thành một chỉnh thể thống nhất, điềuhòa phối hợp các khâu quản lý và các cấp quản lý hoạt động nhịp nhàng đưa đếnhiệu quả cao”
- Quản lý là việc đạt tới mục tiêu bằng và thông qua người khác Conngười là nguồn lực chủ yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của tổ chức Điềunày đã được khẳng định trong thời gian qua và ngày nay nó càng giữ một vị tríđặc biệt quan trọng trong công tác quản lý
- Quản lý là một quá trình tác động có mục đích của con người vào một hệthống nào đó nhằm thay đổi hiện trạng của hệ thống đó hoặc đưa vào hệ thống
đó những thuộc tính mới
- Quản lý là một quá trình tác động có định hướng (có chủ đích) có tổchức, có lựa chọn trong số các tác động có thể có, dựa trên các thông tin về tìnhtrạng của đối tượng và môi trường, nhằm giữ cho sự vận động của đối tượng
Trang 19được ổn định và làm cho nó phát triển tới mục tiêu đã định.
- Quản lý vốn là một khoa học và cũng là một nghệ thuật để điều khiểnmột hệ thống xã hội từ vi mô đến vĩ mô hết sức năng động, phức tạp, vừa khépkín, vừa có độ mở tương đối để đối nhân xử thế trong tổng hoà các mối quan
Tuy có nhiều cách phát biểu, định nghĩa khác nhau, song có thể hiểu quản
lý là quá trình tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên đốitượng của quản lý nhằm đạt được mục đích nhất định
Như vậy, bản chất của hoạt động quản lý là sự tác động hợp quy luật của
chủ thể quản lý trong một tổ chức nhằm là cho tổ chức vận hành có hiệu quảnhư mong muốn
Với tính chất là lao động dạng đặc thù xã hội của con người, quản lý vàcông tác quản lý là một vấn đề có tính lý luận và luôn gặp trong thực tiễn đờisống của mọi lĩnh vực riêng biệt trong hoạt động xã hội Quản lý là một khoahọc, là nghệ thuật mang đặc điểm tâm lý với tính nhạy cảm tế nhị có kỹ thuật(lao động đặc thù: trí óc và tay chân kết hợp hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật
và công nghệ…), mà thực chất là quản lý “Một tiểu hệ thống xã hội” nảy sinh từchức năng của chính bản thân nó trong quá trình điều khiển mọi quá trình xã hộikhác: thông qua mối quan hệ hữu cơ tương tác, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau giữachủ thể và khách thể quản lý, vận hành theo một hệ thống để hướng đến đạtđược mục tiêu nhất định của tổ chức xã hội Đó chính là công tác quản lý và tậphợp các tác động tương hỗ quản lý, làm xuất hiện các mối quan hệ quản lý đểđiều khiển một hệ thống tổ chức chuyển động từ trạng thái này sang trạng tháikhác theo ý đồ của nhà quản lý
Hoạt động quản lý được thể hiện qua sơ đồ sau:
Trang 20Sơ đồ 1: Mô hình hoạt động quản lý [22]
- Chủ thể quản lý: Có thể là một cá nhân, một nhóm, một tổ chức
- Công cụ quản lý: Là phương tiện mà chủ thể quản lý tác động tới khách thể Công cụ quản lý có thể là mệnh lệnh, quyết định (văn bản hoạc không bằng vănbản), các văn bản luật, chính sách, chương trình, mục tiêu…
- Phương pháp quản lý có thể là cách thức của chủ thể quản lý tác động lênkhách thể Hiện nay, phương pháp quản lý được đúc kết từ nhiều lĩnh vực khácnhau, phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động, hình thức quản lý và phong cách quản
lý trong tổ chức
- Mục tiêu có thể do chủ thể quản lý đề ra, cũng có thể do sự cam kết giữachủ thể và khách thể Nếu có sự tham gia của khách thể quản lý vào xác địnhmục tiêu quản lý sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý
Như vậy: Hiệu quả quản lý phụ thuộc vào yếu tố chủ thể, khách thể, mụctiêu, phương pháp và công cụ quản lý
Trong quá trình quản lý, chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lýthông qua các chức năng quản lý để thực hiện mục tiêu quản lý nhất định
1.2.2 Khái niệm quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là một loại hình quản lý xuất phát từ khái niệm quản lý,nhiều tác giả đã đưa ra khái niệm về quản lý giáo dục như sau:
Theo F.G Panatrin thì “Quản lý giáo dục là tác động một cách có hệ thống,
có kế hoạch, có ý thức và có mục đích của các chủ thể quản lý ở các cấp khác
Trang 21nhau đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm mục đích đảm bảo sự phát triểntoàn diện, hài hoà ở thế hệ trẻ” [1] [2].
Theo P.V Khudominxki thì “Quản lý giáo dục là việc xác định những đườnglối cơ bản, những nhiệm vụ chủ yếu của các cơ quan trong hệ thống giáo dục”.Theo M.Zade thì “Quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp nhằm đảmbảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, bảo đảm
sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chấtlượng” [2]
Theo Phạm Minh Hạc :“Quản lý nhà trường, quản lý giáo dục là hoạt độngdạy học… có tổ chức được hoạt động dạy học thì mới quản lý được giáo dục,tức là cụ thể hoá đường lối giáo dục của Đảng và biến đường lối đó thành hiệnthực, đáp ứng yêu cầu của nhân dân, của đất nước” [11]
Như vậy, quản lý giáo dục là một bộ phận quản lý xã hội, và những đặc điểmcủa quản lý giáo dục vừa phản ánh đặc điểm cơ bản của quản lý xã hội vừamang tính đặc thù do bản chất của hoạt động dạy học và giáo dục trong nhàtrường quy định Tựu chung lại quản lý giáo dục nói chung và quản lý trườnghọc nói riêng thực chất là quản lý quá trình dạy học- giáo dục
Theo cố giáo sư Nguyễn Ngọc Quang cho rằng “Quản lý giáo dục là hệthống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật với chủ thể quản
lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng,thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêuđiểm hội tụ là quá trình dạy học- giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mụctiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [11]
Nguyễn Gia Quý khái quát “ Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức củachủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục tới mục tiêu
đã định, trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng những quy luật khách quan của
hệ thống giáo dục quốc dân” [23]
Trang 22Vì thế quản lý giáo dục có một khái niệm sau đây tương đối chuẩn mà mọingười có thể chấp nhận: “Quản lý giáo dục nói chung và quản lý trường học nóiriêng là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thểquản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối, quan điểm giáodục của Đảng, thực hiện mục tiêu: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡngnhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có năng lựcthực hành, tự chủ, năng động và sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêunước, yêu chủ nghĩa xã hội Nhà trường đào tạo thế hệ trẻ theo hướng toàn diện
và có năng lực chuyên môn sâu, có ý thức và khả năng tự tạo việc làm cho nềnkinh tế hàng hoá nhiều thành phần” [7] Như vậy, khái niệm quản lý và quản lýgiáo dục là một thuật ngữ vừa có nghĩa hẹp lẫn nghĩa rộng Do đó, hiểu đúngnghĩa của các cụm từ này để vận dụng có hiệu quả vào thực tiễn công tác quản
lý giáo dục ở trường học nói chung và đại học nói riêng là vấn đề khá nan giải.Cho nên, đòi hỏi nhà quản lý giáo dục ở tất cả các cấp, bậc học phải nghiên cứu
và hiểu thấu đáo, mang tính khoa học, có chiều sâu để ứng dụng phù hợp mộtcách tương thích, hài hoà với trách nhiệm quản lý đương nhiệm ở từng trườnghợp cụ thể
Các định nghĩa nêu trên đều thể hiện rõ bản chất của hoạt động quản lý giáodục Quản lý giáo dục, quản lý các hệ thống giáo dục, các cơ sở giáo dục là một
hệ thống tác động có mục đích, có định hướng, có ý thức, có kế hoạch của chủthể quản lý lên đối tượng quản lý theo những quy luật khách quan nhằm đưa hệthống giáo dục quốc dân đạt tới kết quả mong muốn Thực tiễn điều hành côngtác đào tạo bồi dưỡng của các nhà trường và phát triển hệ thống giáo dục quốcdân trên cơ sở giáo dục học, điều khiển học, lý luận quản lý, kinh tế xã hội vàmột số khoa học khác đã đú kết lên lý luận quản lý giáo dục
Trong hệ thống giáo dục, con người là yếu tố trung tâm trong công tác quản
lý Con người vừa là chủ thể quản lý vừa là khách thể quản lý, vừa là người
Trang 23quản lý, vừa là người được quản lý Hơn thế nữa mọi hoạt động giáo dục vàquản lý giáo dục đều hướng vào việc đào tạo và phát triển nhân cách con người,
do vậy nhân tố co người là nhân tố quan trọng nhất trong quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là quá trình tác động tới sự vận hành của hoạt động dạyhọc- giáo dục theo nguyên lý giáo dục để phát triển, mở rộng hệ thống giáo dục
cả về số lượng và chất lượng
Chúng ta có thể khái quát việc quản lý giáo dục qua sơ đồ [22] sau:
1.4 Lý luận về hoạt động
1.4.1 Khái niệm hoạt động
Hoạt động là phương thức tồn tại của con người bằng cách tác động vào đốitượng để tạo ra sản phẩm tương ứng nhằm thỏa mãn (trực tiếp hay gián tiếp) nhucầu của bản thân, của một nhóm người hay toàn thể xã hội Theo Nguyễn Thạc
và Phạm Thành Nghị “ Hoạt động của con người nhằm đáp ứng những nhu cầucủa nó” [26]
HỆ
QUẢN
giáo dục Néi dung ph
¬ng ph¸p
Th«ng tin
ng îc Chủ thể quản lý
Khách thể quản lý
Trang 24Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học [30], đưa ra định nghĩa sau: “Hoạtđộng là tiến hành những việc làm có quan hệ với nhau chặt chẽ nhằm một mụcđích nhất định trong đời sống xã hội”.
Như vậy:
- Hoạt động là sự tương tác tích cực của chủ thể và đối tượng nhằm biến đổiđối tượng theo mục đích mà chủ thể tự giác đặt ra để thỏa mãn nhu cầu của bảnthân
- Hoạt động sinh ra là từ nhu cầu, nhưng lại được điều chỉnh bởi mục tiêu màchủ thể nhận thức được Nhu cầu với tư cách là động cơ, là nhân tố khởi phátcủa hoạt động Nhưng bản thân sự hoạt động (nội dung, hình thái) lại chịu sự chiphối của mục tiêu mà chủ thể nhận thức được
Theo tâm lý học Macxít thì “Cuộc sống con người là một dòng hoạt động.Con người là chủ thể của các hoạt động thay thế nhau Hoạt động là quá trìnhcon người thực hiện các quan hệ của con người với thế giới tự nhiên, xã hội,người khác và bản thân Đó là quá trình chuyển hoá năng lực, lao động và cácphẩm chất tâm lý khác của bản thân thành sự vật, thành thực tế và quá trìnhngược lại là quá trình tách những thuộc tính của sự vật, của thực tế quay trở vềvới chủ thể, biến thành vốn liếng tinh thần của chủ thể ”
A.N.Lêônchiep đã nhấn mạnh rằng: “Hoạt động là phương thức tồn tại củacon người trong thế giới Ông cho rằng muốn sống được trong thế giới xungquanh, con người phải tiến hành các hoạt động đối với thế giới đó, sản xuất racác đối tượng, lĩnh hội các phương thức sử dụng các đối tượng đó (các phươngthức này chứa sẵn trong các đối tượng đó) nhằm thỏa mãn nhu cầu này hay nhucầu khác”
Trang 25Tóm lại, ta có thể định nghĩa “Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại
giữa con người và thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới, cả
về phía con người (chủ thể)”
1.4.2 Đặc điểm của hoạt động
- Hoạt động bao giờ cũng là hoạt động có đối tượng
Đối tượng của hoạt động là cái con người làm ra, cần chiếm lĩnh Tronghoạt động học tập và nghiên cứu khoa học của mình, sinh viên cần chiếmlĩnh các tri thức khoa học, biến thành vốn sống, vốn hiểu biết và phát triểnnhân cách của bản thân Vì vậy, tri thức là đối tượng của hoạt động học tập vànghiên cứu khoa học
- Hoạt động bao giờ cũng mang tính mục đích
Hoạt động của con người khác xa với hành vi của động vật ở chỗ nó có mụcđích Hoạt động của động vật mang tính bản năng và không ý thức Hoạt độngcủa con người là hoạt động luôn có ý thức và có mục đích Mục đích của hoạtđộng thường tạo ra sản phẩm có liên quan trực tiếp hay gián tiếp với việc thỏamãn nhu cầu của chủ thể
- Hoạt động bao giờ cũng có tính chủ thể
Hoạt động bao giờ cũng có chủ thể Chủ thể của hoạt động chính là ngườithực hiện hoạt động Tính chất có chủ thể hoạt động trước hết biểu hiện trongtính tích cực của chủ thể Trong quá trình vươn tới đối tượng hoạt động, conngười buộc phải huy động toàn bộ sức mạnh cơ bắp hoặc sức mạnh tinh thần, trítuệ của mình, buộc phải nỗ lực cao độ để chiếm lĩnh nó Tính chủ thể trước hếtbao hàm tính tích cực, tính tích cực phát triển tới đỉnh cao thành tính chủ động,say mê
Trang 26Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp trong hoạt động lao động, conngười dùng công cụ lao động để tác động vào đối tượng lao động….
Nói một cách tổng thể định nghĩa khái niệm hoạt động được bao hàm cụ thể:Hoạt động là một phương thức, một hình thức vận động tích cực không gừngtích tụ động cơ và mục đích hành động thực tiễn trong mối quan hệ hữu cơ biệnchứng giữa chủ thể (con người) và khách thể (thế giới xung quanh….), thôngqua các điều kiện, thao tác hai chiều tác động tương hỗ và lây lan để hình thànhnhững hoạt động phong phú của con người; mà khách thể đó chính là các sự vậthiện tượng trong tự nhiên, thế giới công cụ, đồ vật… do con người sáng tạo vàlàm ra Do đó, hoạt động có thể nói là một quy luật chung nhất của tâm lý người
và của con người
Xuất phát từ các khái niệm hoạt động đưa đến khái niệm và mối liên quangiữa hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học
Trước đây, người ta phân biệt rõ học và nghiên cứu khoa học theo mục đíchcần đạt đến: học tập là kế thừa những gì mà thế hệ trước đã biết, còn nghiên cứukhoa học là tìm ra cái mới mà thế hệ đi trước chưa biết Nhưng ngày nay, họckhông chỉ là mục đích kế thừa những kiến thức mà loài người đã biết mà còn cómục đích rèn luyện óc thông minh sáng tạo và nhiều đức tính cần thiết khác đểkhông chỉ có kế thừa mà còn phát triển vốn tri thức mà nhân loại đã có Sinhviên đại học được coi là người sản sinh ra tri thức hơn là người tiêu thụ tri thức
Vì vậy, tính chất nghiên cứu của quá trình nhận thức là nét đặc thù của quá trìnhhọc tập ở trường đại học
Trong hoạt động học tập ở đại học, sinh viên không thể chỉ có năng lực nhậnthức thông thường mà cần tiến hành hoạt động nhận thức mang tính chất nghiêncứu trên cơ sở khả năng tư duy độc lập, sáng tạo phát triển mức độ cao Dưới vaitrò chủ đạo của giảng viên, sinh viên không nắm máy móc những chân lý có sẵn
mà họ có khả năng tiếp nhận những chân lý đó với óc phê phán, có thể khẳng
Trang 27định, phủ định, hoài nghi khoa học, lật ngược vấn đề, đào sâu, mở rộng … hơnnữa quá trình học tập ở đại học, sinh viên đã bắt đầu thực sự tham gia tìm kiếmchân lý mới Đó là hoạt động tập dượt nghiên cứu khoa học được tiến hành ởcác mức độ thấp đến cao tùy theo chương trình các bộ môn.
Hoạt động nghiên cứu khoa học giúp sinh viên từng bước tập vận dụng trithức khoa học, phương pháp luận khoa học, những phương pháp nghiên cứu, tựrèn luyện những phẩm chất, tác phong của nhà nghiên cứu nhằm góp phần giảiquyết một cách khoa học những vấn đề do thực tiễn xã hội, thực tiễn cuộc sống,thực tiễn nghề nghiệp đặt ra Hình thức “hoạt động học tập” tuy có tầm vóc thuakém hình thức “hoạt động NCKH” nhưng về bản chất thì giống nhau “Cùng vớihọc tập, nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ quan trọng của sinh viên đại học,hai hành động này không tách rời nhau mà bổ sung, hỗ trợ cho nhau, góp phầnnâng cao chất lượng đào tạo” [4]
1.5 Hoạt động quản lý sinh viên
1.5.1 Quản lý sinh viên
Hoạt động quản lý sinh viên là công tác quản lý của các nhà quản lý giáodục, các lực lượng giáo dục và tổ chức sư phạm trong trường học tham gia, lập
và thực hiện kế hoạch, tổ chức lãnh đạo, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện cácnhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch giáo dục và đào tạo của nhà trường nhằmđạt được mục tiêu giáo dục và đào tạo đã quy định với chất lượng cao
Quản lý sinh viên là một trong những công tác của giáo dục và đào tạo, vìvậy có thể quan niệm:
Quản lý sinh viên là quá trình tổ chức, hướng dẫn, điều chỉnh các hoạt độngcủa những người đang học tập tại các trường hay cơ sở đào tạo cao đẳng, đạihọc theo qui định của Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của cơ quan chủquản và của trường đang đào tạo sinh viên, nhằm hướng cho sinh viên đạt đếnmục tiêu của giáo dục và đào tạo
Trang 281.5.2 Nhiệm vụ quản lý sinh viên
Công tác quản lý sinh viên là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp trong trườngđại học Nó đòi hỏi những người làm công tác này phải có tinh thần trách nhiệmcao, dám hy sinh và tận tụy với công việc Mục đích của công tác quản lý sinhviên là cung cấp cho xã hội những con người có đủ phẩm chất, năng lực, trình
độ để xây dựng đất nước Đối tượng của công tác này là con người với nhữngtiêu chí khó có thể xác định bằng định lượng Vì vậy, công tác quản lý sinh viên
là công tác của tất cả mọi người trong trường đại học, từ người quản lý, thầy côgiáo đến tổ chức đoàn thể trong nhà trường…
1.5.3 Nguyên tắc quản lý sinh viên
Nội dung phương pháp và việc tổ chức quản lý sinh viên (QLSV) phải đảmbảo nguyên lý giáo dục và đường lối chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước
* Nguyên tắc tập trung dân chủ
Nguyên tắc này thể hiện mối quan hệ giữa sự lãnh đạo tập trung của Nhànước về giáo dục và việc phát huy tối đa sáng kiến đóng góp của đông đảo quầnchúng nhân dân vào công tác tổ chức và quản lý giáo dục Ở phạm vi trườnghọc, nguyên tắc thể hiện sự thống nhất hai mặt: Một mặt phải tăng cường quản
lý tập trung quyết định những vấn đề trọng yếu thống nhất (phục tùng ý chí) củangười lãnh đạo, quản lý mặt khác phải phát huy mở rộng tối đa quyền chủ độngcủa các đơn vị, cá nhân (SV) Đồng thời, chế độ tập trung trong quản lý giáo dụcđảm bảo sự thống nhất ý chí, ngăn chặn khuynh hướng vô chính phủ, địaphương chủ nghĩa Đó là đòi hỏi của một nền giáo dục phát triển vì dân chủ làhình thức quản lý hiệu quả, giúp giải phóng được năng lực to lớn của quầnchúng (SV) làm tăng hiệu quả của các nguồn lực giáo dục
* Nguyên tắc kết hợp Nhà nước và xã hội
Có vai trò quan trọng trong quản lý giáo dục, nguyên tắc này đòi hỏi phảikết hợp QLSV mang tính nhà nước với việc quản lý giáo dục mang tính xã hội
Trang 29Các đơn vị, tổ chức đoàn thể trong nhà trường cần phải lôi cuốn để tham gia tíchcực vào QLSV trên cơ sở có cơ chế phối kết hợp liên hoàn phù hợp.
* Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và tính kế hoạch
QLSV phải được xây dựng trên cơ sở khoa học, đặc biệt là lý luận khoahọc quản lý và áp dụng các thành tựu khoa học khác như: tâm lý học, giáo dụchọc, xã hội học, tổ chức lao động khoa học, điều khiển học… Nguyên tắc nàyđòi hỏi phải đảm bảo tính hệ thống và tính tổng hợp-kế hoạch
Vì mọi hoạt động QLSV đều cần đến kế hoạch và nó là cơ sở để QLSV
có hiệu quả (chính xác, kịp thời, phù hợp với trình độ quản lý và thực tế đòi hỏicủa trường đào tạo) để kiểm tra, giám sát tốt các kế hoạch đã vạch ra
* Nguyên tắc về tính cụ thể, thiết thực và hiệu quả
Dựa trên nguyên tắc này trong QLSV, nhà quản lý phải nắm được thôngtin chính xác, cụ thể, nhanh chóng để đề ra các biện pháp xử lý giải quyết đúngđắn, phù hợp, cụ thể, thiết thực, kịp thời các vấn đề xảy ra trong thực tiễn
* Nguyên tắc trách nhiệm và phân công trách nhiệm
Trách nhiệm thể hiện sự thống nhất giữa hai mặt: mặt tích cực, ý thứctrách nhiệm của chủ thể quản lý và về mặt tiêu cực là khi buộc phải áp dụng cácbiện pháp chế tài đối với những người vi phạm pháp luật nhà nước Trách nhiệmhình thành trên cơ sở của sự tác động qua lại giữa các thành tố sau:
Ý thức về nghĩa vụ được quy định trong các quy phạm đạo đức và phápluật; Sự đánh giá hành vi bao gồm: sự đánh giá của chủ thể và sự đánh giá củacác cấp có thẩm quyền theo tiêu chuẩn pháp lý, đạo đức; Sự áp dụng các biệnpháp chế tài đối với hành vi lệch lạc và nguyên tắc này đòi hỏi mọi người phảitrả lời được các câu hỏi:
- Công việc mình phải làm là gì?
- Giới hạn hành động và quyền hành của mình là gì ?
- Phải thuộc quyền ai ?
Trang 30Phân công trách nhiệm là tổ chức ủy quyền, cho phép tự chủ trong hành động và quyết định.
Tuy nhiên phân công trách nhiệm không làm bớt trách nhiệm thủ trưởng.Việc duy trì quyền lực và tính thống nhất của lãnh đạo, QLSV đòi hỏi phải tổchức phối hợp và kết hợp chặt chẽ trong phân cấp quản lý đối với các đơn vịchức năng cấp dưới
1.5.4 Phương pháp và nội dung công tác quản lý sinh viên
* Phương pháp quản lý sinh viên
Bao gồm:
- Hệ phương pháp tổ chức- hành chính: là dựa trên cơ sở quan hệ tổ chức
và quyền lực hành chính nên phương pháp có tính pháp lệnh, bắt buộc và có kếhoạch rõ ràng, là sự tác động trực tiếp của hệ quản lý đến hệ bị quản lý bằngmệnh lệnh, chỉ thị, quyết định… để phục vụ cho công tác quản lý có hiệu quảcao
- Hệ phương pháp tâm lý- xã hội: là phương pháp, cách thức tạo ra nhữngtác động vào đối tượng quản lý (thông qua tư tưởng, tâm lý, tình cảm của conngười) bằng các biện pháp logic và tâm lý xã hội để biến những yêu cầu dongười lãnh đạo, quản lý đề ra thành nghĩa vụ tự giác bên trong, thành nhu cầucủa người thực hiện
- Hệ phương pháp giáo dục thuyết phục, cảm hóa: là phương pháp tácđộng vào nhận thức của con người vì nhận thức đúng thì sẽ hành động đúng vàngược lại, bằng lý lẽ và sự cảm hoá tình cảm nhân ái Đây là phương pháp đượcnhà quản lý sử dụng đầu tiên rồi đến các phương pháp khác, nếu phương phápkhông hiệu quả đối với đối tượng bị quản lý
-Hệ phương pháp nêu gương người tốt, việc tốt, phương pháp thi khen thưởng, kỷ luật và nhân điển hình tiên tiến…
đua-* Nội dung quản lý sinh viên
Trang 31- Cơ sở pháp lý
Trong công tác quản lý Giáo dục và Đào tạo nói chung và quản lý sinhviên nói riêng, để vận hành được phải dựa trên một hành lang pháp lý hoànthiện Đó là hàng loạt các văn bản pháp quy do Nhà nước và ngành Giáo dục vàĐào tạo ban hành như : Luật, thông tư, chỉ thị, quyết định, nghị định, quy chế,quy định… về quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ của các trường đào tạo (trong đó
có trường đại học), các cơ sở Giáo dục và Đào tạo có liên quan để hướng dẫn tổchức, điều hành, điều chỉnh, chỉ đạo mọi hoạt động quản lý của nhà trường điđúng vào quỹ đạo quản lý giáo dục theo các cấp bậc học đào tạo Nó bao gồm hệthống tổ chức bộ máy, phân cấp, phân quyền, quy trình thực hiện công tác quản
lý giáo dục và đào tạo… được quán triệt qua các Nghị quyết của Đảng, các cơ
sở quản lý nhà nước để ban hành các văn bản pháp lý phục vụ công tác quản lýđào tạo và quản lý HSSV một cách đắc lực và có hiệu quả tùy từng trường hợptrong công tác quản lý vĩ mô, trung mô và quản lý vi mô tại chỗ
Vì thế, công tác sinh viên cần hướng vào mục tiêu đào tạo của trường đạihọc nói chung và đặc thù của từng trường để hình thành và phát triển nhân cáchsinh viên theo mô hình Giáo dục và Đào tạo, các mô hình này có mối quan hệnhư sau:
Và, quản lý sinh viên bao gồm:
* Đầu vào: Tổ chức tiếp nhận sinh viên trúng tuyển vào trường, gồm các bướcsau:
- Làm thủ tục hồ sơ SV nhập học, thu học phí và lệ phí ở ký túc xá (nếu có)…
- Bố trí sắp xếp vào tổ chức lớp học theo ngành nghề tuyển chọn
- Chỉ định Ban đại diện SV của lớp (còn gọi là Ban cán sự ) gồm 1 lớp trưởng, 2
Mô hình đào tạo(Khái quát hóa nộidung GD- ĐT)
Mô hình hoạt động
(khái quát hóa các
hoạt động)
Mô hình nhân cách(khái quát hóa cácmục tiêu)
Trang 32lớp phó, để đưa lớp vào hoạt động.
- Giải quyết các Trường hợp sinh viên không đủ điều kiện và thủ tục, hồ
sơ vào học tại trường
- Làm thẻ SV, thẻ thư viện, thẻ nội trú ký túc xá…
- Tổ chức khám sức khỏe cho sinh viên mới nhập học và khám định kỳcho sinh viên trong thời gian học tập tại chỗ quy định của thông tư liên Bộ Y Tế
- Đại học, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề (nay là Bộ Giáo dục và Đàotạo) và xử lý các trường hợp SV không hội đủ sức khoẻ theo học
- Triển khai bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn và thân thể; xe gắn máy củasinh viên
- Tổ chức thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với sinhviên…
* Tổ chức quản lý quá trình Giáo dục và Đào tạo (hộp đen)
- Tổ chức và quản lý hoạt động học tập của sinh viên gồm:
Quản lý sinh viên về công tác giáo vụ và học vụ: do Trường chỉ đạo,Phòng đào tạo phụ trách cùng với phòng chính trị tổng hợp- Phòng công tác sinhviên, Phòng Tổ chức Cán bộ kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, chươngtrình đào tạo, học tập, thực tập, thi và kiểm tra hết học phần, môn học, học kỳ vàxét lên lớp, thi và làm luận văn, đồ án tốt nghiệp cho các lớp, khóa, hệ đào tạo.Cũng như phối hợp với phòng ban, đoàn thể, các khoa có liên quan để tổ chứccho sinh viên tham dự thi sinh viên giỏi, sinh viên nghiên cứu khoa học
Quản lý việc thực hiện cải cách phương pháp dạy- học theo hướng tậptrung vào người học, tăng cường hình thức giúp đỡ sinh viên yếu kém, cụ thểhoá phương pháp tự học của sinh viên bằng một quy trình hợp lý tạo ra tính tíchcực học tập cho người học theo quan điểm học tập suốt đời, coi trọng sự pháttriển năng lực sáng tạo của sinh viên
Quản lý thời khoá biểu học tập trên lớp kết hợp với phát huy vai trò tự
Trang 33quản lý, tự chủ của sinh viên; rèn luyện kỹ năng và thói quen tự học, tự giáo dụccho sinh viên để chuyển quá trình đào tạo thành tự đào tạo.
- Quản lý hành chính sinh viên: Chuyển ngành, chuyển trường, cấp bằngtốt nghiệp…
- Tiếp nhận và quản lý lưu sinh viên nước ngoài đến học tập tại trườngtheo qui định quản lý của Nhà nước
- Kết hợp với các tổ chức sư phạm, đoàn thể, quản lý hoạt động sinh viênlên lớp, ngoài giờ lên lớp, ngoài trường (kể cả tổ chức và quản lý tốt đời sốngvật chất và văn hoá tinh thần cho sinh viên nội trú ở KTX) Cụ thể là tổ chứcĐoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên và các phòng ban chức năng liênquan trong trường đối với các hoạt động phong trào sinh viên về chính trị- xãhội, văn thể mỹ, các loại hình đội nhóm câu lạc bộ sở thích và giải trí lành mạnh
- Tổ chức các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội thâm nhập học đường(nhất là ma túy, HIV/ AIDS…)
- Tổ chức quản lý sinh viên thực hiện dân chủ hóa trường học (đối thoạigiữa nhà trường với SV)
- Chủ động và tích cực phối hợp với địa phương nhà trường, KTX đóngtrên địa bàn trong công tác QLSV
- QLSV qua công tác thi đua: khen thưởng và kỷ luật
- Luôn không ngừng cải tiến và tham mưu cho lãnh đạo nhà trường trongcông tác QLSV
* Đầu ra: QLSV tốt nghiệp ra trường
- Tiến hành giới thiệu và tìm việc làm cho sinh viên
- Nắm số lượng sinh viên tốt nghiệp có việc làm, thất nghiệp…
- Thu thập thông tin phản hồi của đơn vị, người sử dụng lao động SV donhà trường đào tạo (hiệu quả, tay nghề…) và thị trường lao động- xã hội…
1.6 Công tác quản lý hoạt động học tập
Trang 34Hoạt động chủ đạo chủ yếu của sinh viên là hoạt động học tập Nhưng sovới hoạt động học tập của học sinh phổ thông, việc học tập của sinh viên cónhiều điểm khác.Trước hết hoạt động học tập của học sinh, sinh viên cũng làquá trình nhận thức nhằm chiếm lĩnh những tri thức trong kho tàng trí tuệ củanhân loại Nét độc đáo trong hoạt động của sinh viên là vừa lĩnh hội những trithức, khái niệm-những cái mới chủ quan, vừa tìm tòi, phát hiện những cái mớikhách quan Khi tiến hành hoạt động học tập ở đại học, người sinh viên khôngthể chỉ nhận thức thông thường mà tiến hành hoạt động nhận thức mang tínhchất nghiên cứu trên cơ sở khả năng, tư duy độc lập, sáng tạo phát triển ở mức
độ cao để chuẩn bị cho một ngành nghề chuyên môn nhất định Việc học tập vàrèn luyện của họ để trở thành những kỹ sư, cử nhân, những người thợ lành nghề,
có chuyên môn năng lực cao Vì vậy, hoạt động học tập của sinh viên còn gọi làhoạt động học tập nghề nghiệp Vốn học vấn tiếp thu được trong thời kỳ này hếtsức quan trọng vì nó là công cụ để họ tiến hành tham gia vào lĩnh vực nghềnghiệp sau này và có nền tảng cho hoạt động tự học, tự nghiên cứu Một điềukhác với hoạt động học tập của học sinh phổ thông là hoạt động học tập của sinhviên mang tính tự giác, tích cực chủ động hơn Sinh viên ngoài giờ lên lớp theochương trình để tiếp thu bài giảng, họ còn phải tự giác tích cực đọc thêm các tàiliệu tham khảo để tự tìm kiếm kiến thức cho mình Tranh thủ sự giúp đỡ củagiáo viên để đào sâu thêm những kiến thức chuyên môn Có như vậy sau khi ratrường họ mới vững vàng trong công việc của mình
Công tác quản lý hoạt động học tập của sinh viên trên thực tế cho thấynhững sinh viên có kết quả học tập cao thường chủ động tích cực trong việc tựgiáo dục Họ tích cực sử dụng thời gian rỗi của mình để tìm tòi nghiên cứu, họcthêm những tri thức cần thiết chuẩn bị cho tương lai hoặc họ tham gia vàonhững hoạt động tích cực với việc rèn luyện nhân cách của bản thân Còn nhữngsinh viên có kết quả học tập thấp, họ thường bị động trong việc tự giáo dục Nhu
Trang 35cầu giao tiếp của những sinh viên này lớn hơn nhu cầu nhận thức Họ dùng phầnlớn thời gian rỗi của mình để tiếp xúc giao du với bạn bè, tụ tập quán xá hoặctham gia các trò vui chơi, giải trí… Họ vui chơi là chính, học hành là phụ.
Nhiệm vụ học tập đòi hỏi mỗi sinh viên phải có ý chí quyết tâm cao, thái
độ chủ động, tinh thần tự nguyện, tự giác say sưa trong học tập và rèn luyện.Hứng thú học tập, say mê học tập vừa là điều kiện để tự học đồng thời cũngchính là kết quả của tự học Tự học cần tự vạch ra kế hoạch học cho bản thânbên cạnh kế hoạch học tập của chương trình đào tạo quy định, thực hiện và tựkiểm tra việc thực hiện kế hoạch là điều mà mỗi sinh viên phải thực hiện nếumong muốn việc học ở trường đạt hiệu quả
Sinh viên tiến hành hoạt động học bằng cách luôn phải tác động đến đốitượng học bằng nhiều cách, như: học cá nhân hay là tự nghiên cứu, học với ngườikhác (học với thầy, học ở giáo viên dạy kiến tập thường xuyên, học với bạn,…)hay là học tập hợp tác, học từ các thông tin phản hồi hay cách tự kiểm tra, tự điềuchỉnh Các cách học này luôn có quan hệ qua lại và bổ sung cho nhau Tự họcchính là cái lõi của cách học trên, giúp cho khả năng tiếp cận và xử lý thông tincủa sinh viên được tăng lên Học- hỏi- hiểu -hành chỉ đạt chất lượng cao khi sinhviên tự học Tự phát huy nội lực của người học Nội lực đó sẽ giúp sinh viên nângdần chất lượng học tập Sinh viên chiếm lĩnh được các giá trị từ giáo dục manglại, biến thành kinh nghiệm- vốn sống riêng của bản thân để trên cơ sở đó mà cácnăng lực mới cũng như các phẩm chất mới được hình thành Tự học tạo cho sinhviên tính độc lập cao và mang đậm nét sắc thái cá nhân Hiệu quả của hoạt độnghọc tập được nâng cao khi sinh viên biết tự học Kỹ năng học và thói quen tự họcchính là công cụ không thể thiếu đối với sinh viên
Hoạt động học tập, giáo dục quản lý sinh viên không chỉ giới hạn trongphạm vi đào tạo- giáo dục sinh viên ở trên lớp, trong trường, mà phải hiểu rộnghơn với việc sinh viên tham gia các hoạt động phong phú khác nhau như: hoạt
Trang 36động ngoài giời lên lớp, quan sát, học tập nhóm, tham gia câu lạc bộ, sinh viên
tự học một cách khoa học, trao đổi nhóm, thực hành thực tập, tham quan, giaolưu, thảo luận tổ, làm bài tập, sưu tầm, học thêm, đi thư viện…
Quản lý hoạt động học tập của sinh viên là một trong những nội dung củacông tác quản lý giáo dục trong nhà trường, tiến hành theo quy chế Bộ giáo dục
và đào tạo Quản lý hoạt động học tập bao hàm quản lý thời gian và chất lượnghọc tập, quản lý tinh thần thái độ và phương pháp học tập Quản lý hoạt độnghọc tập là quản lý để thực hiện đồng bộ và toàn vẹn các nhân tố: mục tiêu họctập, nội dung học tập, phương pháp học tập, chủ thể học tập, điều kiện- phươngtiện học tập, quy chế học tập….Trong quản lý học tập thì “ việc tiêu chuẩn hoácác hoạt động riêng lẻ hay trong sự phối hợp của các thành viên trong nhàtrường phải tối ưu hoá tiêu chuẩn hoạt động độc lập của học sinh, tạo điều kiện
để học sinh tự học, tự giáo dục là chính, biết tự kiểm tra đánh giá kết quả học tậpcủa mình” [2] Lưu tâm thích đáng đến hoạt động học tập của người học chính làtrung tâm của toàn bộ công tác tổ chức quản lý giáo dục trong nhà trường Quản
lý tốt hoạt động học tập sẽ nâng cao hiệu quả học tập ở sinh viên Chất lượnghọc tập của sinh viên phản ánh chất lượng quản lý hoạt động học tập bởi “Chấtlượng giảng dạy và học tập phản ánh tập trung tình trạng và chất lượng chungcủa toàn bộ giáo dục; và xét về nguyên tắc, nó thống nhất với chất lượng quản
lý, chất lượng nghiên cứu và thông tin, chất lượng đào tạo”[15]
1.7 Công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học
Hoạt động nghiên cứu khoa học đi vào quá trình học tập ở đại học và tồntại như là một bộ phận hữu cơ Trong quá trình học tập ở đại học, sinh viên đãbắt đầu thực sự tham gia hoạt động tìm kiếm chân lý mới Đó là hoạt động tậpdượt nghiên cứu khoa học được tiến hành ở các mức độ từ thấp đến cao Hoạtđộng nghiên cứu khoa học giúp sinh viên từng bước tập vận dụng những tri thứckhoa học, phương pháp luận khoa học, những phương pháp nghiên cứu, tự tu
Trang 37dưỡng, rèn luyện những phẩm chất, tác phong của nhà nghiên cứu nhằm gópphần giải quyết một cách khoa học những vấn đề do thực tiễn xã hội, thực tiễncuộc sống, thực tiễn nghề nghiệp đề ra, sinh viên bước đầu vận dụng một cáchtổng hợp những tri thức đã học về nghề nghiệp tương lai của mình, qua đó cóthể mở rộng, đào sâu và hoàn thiện vốn hiểu biết.
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ở đại học tuy nhỏ bé, chỉ làbước đầu tập dượt nhưng cũng phải mang lại hiệu quả kinh tế, phải có tác dụnggiáo dục và nhất là bồi dưỡng cho sinh viên phương pháp học tập, phương phápnghiên cứu, tìm tòi sáng tạo
Qua hoạt động nghiên cứu khoa học, sinh viên có điều kiện rèn luyện, thểhiện tài năng của mình Thực hiện được phương hướng này sẽ có hai tác dụngquan trọng là giúp sinh viên có tiềm lực hoạt động khoa học, có năng lực khôngngừng nâng cao trình độ nhận thức khoa học của bản thân để góp phần giảiquyết những vấn đề khoa học mới mẻ do thực tiễn cuộc sống và yêu cầu cáchmạng khoa học công nghệ nảy sinh; đồng thời nó còn làm cho nhà trường đạihọc và sinh viên có điều kiện thâm nhập thực tiễn xã hội, hòa được vào nhịpsống xã hội và tích cực đóng góp có hiệu quả vào sự phát triển của xã hội Trên
cơ sở đó, sinh viên sẽ tiếp tục hoàn thiện và đổi mới vốn tri thức của mình dướiảnh hưởng của cách mạng khoa học-công nghệ; rèn luyện tác phong phẩm chấttốt đẹp của nhà nghiên cứu (làm việc có kế hoạch, tỉ mỉ, nghiêm túc…), có tácdụng rèn luyện sinh viên phương pháp tư duy, tạo điều kiện cho hoạt động tựhọc, tự chiếm lĩnh tri thức Khi ra trường, sinh viên có được kinh nghiệm nghiêncứu khoa học và họ có thể giải quyết được những vấn đề nảy sinh trong thực tiễncông tác của mình, biết vận dụng những kinh nghiệm thành công của đồngnghiệp Ngược lại, thiếu những kinh nghiệm này, sinh viên sẽ gặp lúng túng khiđứng trước một vấn đề, một hiện tượng thực tế, Vì thế công tác quản lý hoạtđộng nghiên cứu khoa học cần hướng cho sinh viên thấy được ý nghĩa và sự cần
Trang 38thiết phải NCKH, có nhu cầu và hứng thú đối với hoạt động NCKH.
Hoạt động nghiên cứu khoa học có một giá trị giáo dục con người rất lớn
vì nó yêu cầu người nghiên cứu khoa học phải khách quan, phải chính xác, phảisáng tạo, kết quả nghiên cứu khoa học phải được so sánh và đối chứng một cáchkhách quan Theo Văn Đình Đệ thì “Mục đích của công tác nghiên cứu khoa họccủa sinh viên là góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là đào tạo nguồnnhân lực có chất lượng cao Qua NCKH, sinh viên được tiếp cận với những kiếnthức về khoa học - công nghệ, làm quen với công tác tổ chức thực hiện NCKH
và cơ hội vận dụng kiến thức đã được trang bị để góp phần giải quyết các vấn đềđặt ra trong khoa học và thực tiễn” [9]
Vì vậy, trong quá trình học tập ở trường đại học, mọi sinh viên nhất thiếtphải tham gia nghiên cứu khoa học Có thể nói rằng, chúng ta không thể chấpnhận được người sinh viên với tư cách là cán bộ khoa học- kỹ thuật có trình độcao trong tương lai mà lại đứng ngoài hoặc dửng dưng với hoạt động nghiên cứukhoa học
Công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong nhàtrường tập trung vào các điều kiện, biện pháp, cơ chế, xây dựng các quy chế đểthúc đẩy, nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của sinh viên, đồng thờikhơi dậy lòng say mê khoa học ở sinh viên, phát hiện những tài năng trẻ để bồidưỡng đào tạo Nếu khéo tổ chức và hỗ trợ thì chắc chắn sinh viên sẽ tạo ranhững sản phẩm khoa học có giá trị cao
Nội dung công tác quản lý NCKH của sinh viên bao gồm việc quản lýsinh viên tham gia thực hiện các đề tài NCKH, các dự án… dưới sự hướng dẫncủa giáo viên; Sinh viên tham gia áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuậtvào thực tiễn; Việc nâng cao chất lượng môn học và khoá luận tốt nghiệp; Sinhviên tham gia thi Olympic, các giải thưởng cấp trường, cấp bộ, và các giải khác
Tóm lại, thực hiện một cơ chế quản lý tối ưu nhằm sử dụng nguồn lực
Trang 39trong nhà trường một cách có hiệu quả Tiếp cận lịch sử, tiếp cận đặc điểm sinhviên, tiếp cận đặc điểm hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên,tiếp cận đặc điểm quản lý, quản lý giáo dục, quản lý sinh viên, tiếp cận tổng hợp(văn hoá- đạo đức, kinh tế- xã hội, tâm lý…) sẽ giúp xây dựng cơ chế thích hợpcho việc quản lý sinh viên nói chung và việc quản lý hoạt động học tập vànghiên cứu khoa học nói riêng của sinh viên trường đại học Hải Phòng.
Qua phần cơ sở lý luận nêu trên, có nhận thấy:
- Trong công tác quản lý hoạt động học tập, chất lượng giảng dạy và họctập phản ánh tập trung tình trạng và chất lượng chung của toàn bộ giáo dục; vàxét về nguyên tắc, nó thống nhất với chất lượng quản lý, chất lượng nghiên cứu
và thông tin, chất lượng đào tạo” [15]
- Công tác quản lý hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học của sinhviên trong nhà trường tập trung vào các điều kiện, biện pháp, cơ chế, xây dựngcác quy chế để thúc đẩy, nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của sinhviên, đồng thời khơi dậy lòng say mê khoa học ở sinh viên, phát hiện những tàinăng trẻ để bồi dưỡng đào tạo Nếu khéo tổ chức và hỗ trợ thì chắc chắn sinhviên sẽ tạo ra những sản phẩm khoa học có giá trị cao
Các trường đại học trên thế giới xem nghiên cứu khoa học là sức sống củamột trường đại học Bởi lẽ, mục đích của công tác nghiên cứu khoa học sinh viên
là góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượngcao Qua nghiên cứu khoa học, sinh viên sẽ được tiếp cận với những kiến thứcmới về khoa học công nghệ, làm quen với việc tổ chức thực hiện các đề tài khoahọc và có cơ hội vận dụng kiến thức được trang bị để giải quyết những vấn đề cụthể đặt ra từ khoa học và thực tiễn Nguyên tắc đào tạo ở các trường đại học chấtlượng cao là đào tạo qua nghiên cứu và cho nghiên cứu Nghiên cứu vừa là mụcđích vừa là phương tiện để đào tạo Nguyên tắc này thể hiện trong suốt quá trìnhdạy và học, qua mọi hoạt động của nhà trường “ Đào tạo cho nghiên cứu” nhằm
Trang 40trang bị cho người học một lượng kiến thức cơ bản cần thiết nhất của ngành,phương pháp luận và những phương pháp cần thiết để sau khi tốt nghiệp ngườihọc có thể tiếp tục học tập, học suốt đời để có khả năng giải quyết những vấn đề
do thực tế đề ra - học để giải quyết những vấn đề chưa được học Rõ ràng nghiêncứu khoa học vừa là mục tiêu vừa là động lực nội tại của đào tạo đại học ở mộtđại học đa ngành, đa lĩnh vực như trường Đại học Hải Phòng
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ HỌC TẬP VÀ NCKH CỦA SINH VIÊN
KHOA KHXH TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
2.1 Khái quát về trường Đại học Hải Phòng, khoa khoa học xã hội
2.1.1 Khái quát về trường Đại học Hải Phòng
Trường Đại học Hải Phòng là một trong những trường đại học có bề dày
về công tác giáo dục và đào tạo (được thành lập trên 50 năm) Trường là mộttrung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học chất lượng cao,làm nòng cốt trong hệ thống giáo dục đại học ở Hải Phòng và các tỉnh thành phốmiền Duyên hải, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội (Điều 6 Chương 2-Quy chế Đại học Hải Phòng theo QĐ 16/2001/QĐ-TTg ngày 12/2/2001) Sốlượng sinh viên Đại học Hải Phòng hiện nay có trên 14.000 sinh viên thuộc các
hệ đào tạo Công tác quản lý hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học của sinhviên Đại học Hải Phòng chưa đáp ứng được nhu cầu số lượng sinh viên ngàycàng tăng
Các năm học từ năm 2001 đến năm 2010 trường Đại học Hải Phòng đều
có đoàn tham gia thi Olympic các môn khoa học cơ bản: Toán, Hoá, Vật lý vàTin học, thi Olympic các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh,nghiệp vụ sư phạm… đều đạt giải cao, giữ vững vị trí trong tốp 10 trường đạihọc đạt giải cao hàng đầu toàn quốc