MỤC LỤC
- Nâng cao tính tích cực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên qua việc tổ chức Seminar và hướng dẫn ôn tập, tổng kết chương [17] Tác giả đề xuất biện pháp nhằm hỗ trợ sinh viên tự học, tự nghiên cứu phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động trong học tập mà biểu hiện cao nhất là thực hiện “sáu mọi” : học mọi lúc, học mọi nơi, học mọi người, học mọi hoàn cảnh, học bằng mọi cách, học qua mọi nội dung. - Về các tiêu chí đánh giá chất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa học- công nghệ [10] Tác giả đưa ra các tiêu chí để đánh giá chất lượng các công trình nghiên cứu khoa học và tác giả cho rằng đối với hoạt động nghiên cứu khoa học- công nghệ, chất lượng được thể hiện qua giá trị, hiệu quả khoa học- công nghệ, tính đặc thù, độc đáo và sáng tạo của kết quả nghiên cứu đã dự kiến và mong muốn.
Quản lý là một khoa học, là nghệ thuật mang đặc điểm tâm lý với tính nhạy cảm tế nhị có kỹ thuật (lao động đặc thù: trí óc và tay chân kết hợp hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật và công nghệ…), mà thực chất là quản lý “Một tiểu hệ thống xã hội” nảy sinh từ chức năng của chính bản thân nó trong quá trình điều khiển mọi quá trình xã hội khác: thông qua mối quan hệ hữu cơ tương tác, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau giữa chủ thể và khách thể quản lý, vận hành theo một hệ thống để hướng đến đạt được mục tiêu nhất định của tổ chức xã hội. Theo cố giáo sư Nguyễn Ngọc Quang cho rằng “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật với chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học- giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [11]. Vì thế quản lý giáo dục có một khái niệm sau đây tương đối chuẩn mà mọi người có thể chấp nhận: “Quản lý giáo dục nói chung và quản lý trường học nói riêng là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, thực hiện mục tiêu: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động và sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội.
Ông cho rằng muốn sống được trong thế giới xung quanh, con người phải tiến hành các hoạt động đối với thế giới đó, sản xuất ra các đối tượng, lĩnh hội các phương thức sử dụng các đối tượng đó (các phương thức này chứa sẵn trong các đối tượng đó) nhằm thỏa mãn nhu cầu này hay nhu cầu khác”. Hoạt động là một phương thức, một hình thức vận động tích cực không gừng tích tụ động cơ và mục đích hành động thực tiễn trong mối quan hệ hữu cơ biện chứng giữa chủ thể (con người) và khách thể (thế giới xung quanh….), thông qua các điều kiện, thao tác hai chiều tác động tương hỗ và lây lan để hình thành những hoạt động phong phú của con người; mà khách thể đó chính là các sự vật hiện tượng trong tự nhiên, thế giới công cụ, đồ vật… do con người sáng tạo và làm ra. Hoạt động nghiên cứu khoa học giúp sinh viên từng bước tập vận dụng tri thức khoa học, phương pháp luận khoa học, những phương pháp nghiên cứu, tự rèn luyện những phẩm chất, tác phong của nhà nghiên cứu nhằm góp phần giải quyết một cách khoa học những vấn đề do thực tiễn xã hội, thực tiễn cuộc sống, thực tiễn nghề nghiệp đặt ra.
Đó là hàng loạt các văn bản pháp quy do Nhà nước và ngành Giáo dục và Đào tạo ban hành như : Luật, thông tư, chỉ thị, quyết định, nghị định, quy chế, quy định… về quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ của các trường đào tạo (trong đó có trường đại học), các cơ sở Giáo dục và Đào tạo có liên quan để hướng dẫn tổ chức, điều hành, điều chỉnh, chỉ đạo mọi hoạt động quản lý của nhà trường đi đúng vào quỹ đạo quản lý giáo dục theo các cấp bậc học đào tạo. Nó bao gồm hệ thống tổ chức bộ máy, phân cấp, phân quyền, quy trình thực hiện công tác quản lý giáo dục và đào tạo… được quán triệt qua các Nghị quyết của Đảng, các cơ sở quản lý nhà nước để ban hành các văn bản pháp lý phục vụ công tác quản lý đào tạo và quản lý HSSV một cách đắc lực và có hiệu quả tùy từng trường hợp trong công tác quản lý vĩ mô, trung mô và quản lý vi mô tại chỗ. Quản lý sinh viên về công tác giáo vụ và học vụ: do Trường chỉ đạo, Phòng đào tạo phụ trách cùng với phòng chính trị tổng hợp- Phòng công tác sinh viên, Phòng Tổ chức Cán bộ kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, chương trình đào tạo, học tập, thực tập, thi và kiểm tra hết học phần, môn học, học kỳ và xét lên lớp, thi và làm luận văn, đồ án tốt nghiệp cho các lớp, khóa, hệ đào tạo.
Sinh viên tiến hành hoạt động học bằng cách luôn phải tác động đến đối tượng học bằng nhiều cách, như: học cá nhân hay là tự nghiên cứu, học với người khác (học với thầy, học ở giáo viên dạy kiến tập thường xuyên, học với bạn,…) hay là học tập hợp tác, học từ các thông tin phản hồi hay cách tự kiểm tra, tự điều chỉnh. Quản lý hoạt động học tập là quản lý để thực hiện đồng bộ và toàn vẹn các nhân tố: mục tiêu học tập, nội dung học tập, phương pháp học tập, chủ thể học tập, điều kiện- phương tiện học tập, quy chế học tập….Trong quản lý học tập thì “ việc tiêu chuẩn hoá các hoạt động riêng lẻ hay trong sự phối hợp của các thành viên trong nhà trường phải tối ưu hoá tiêu chuẩn hoạt động độc lập của học sinh, tạo điều kiện để học sinh tự học, tự giáo dục là chính, biết tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của mình” [2]. Chất lượng học tập của sinh viên phản ánh chất lượng quản lý hoạt động học tập bởi “Chất lượng giảng dạy và học tập phản ánh tập trung tình trạng và chất lượng chung của toàn bộ giáo dục; và xét về nguyên tắc, nó thống nhất với chất lượng quản lý, chất lượng nghiên cứu và thông tin, chất lượng đào tạo”[15].
Thực hiện được phương hướng này sẽ có hai tác dụng quan trọng là giúp sinh viên có tiềm lực hoạt động khoa học, có năng lực không ngừng nâng cao trình độ nhận thức khoa học của bản thân để góp phần giải quyết những vấn đề khoa học mới mẻ do thực tiễn cuộc sống và yêu cầu cách mạng khoa học công nghệ nảy sinh; đồng thời nó còn làm cho nhà trường đại học và sinh viên có điều kiện thâm nhập thực tiễn xã hội, hòa được vào nhịp sống xã hội và tích cực đóng góp có hiệu quả vào sự phát triển của xã hội. Nội dung công tác quản lý NCKH của sinh viên bao gồm việc quản lý sinh viên tham gia thực hiện các đề tài NCKH, các dự án… dưới sự hướng dẫn của giáo viên; Sinh viên tham gia áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào thực tiễn; Việc nâng cao chất lượng môn học và khoá luận tốt nghiệp; Sinh viên tham gia thi Olympic, các giải thưởng cấp trường, cấp bộ, và các giải khác. Tiếp cận lịch sử, tiếp cận đặc điểm sinh viên, tiếp cận đặc điểm hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên, tiếp cận đặc điểm quản lý, quản lý giáo dục, quản lý sinh viên, tiếp cận tổng hợp (văn hoá- đạo đức, kinh tế- xã hội, tâm lý…) sẽ giúp xây dựng cơ chế thích hợp cho việc quản lý sinh viên nói chung và việc quản lý hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học nói riêng của sinh viên trường đại học Hải Phòng.
Trong đó, nhiệm vụ trọng yếu là phát triển đào tạo đa ngành chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội khu vực; Tăng cường hợp tác với các đại học, học viện, các cơ sở nghiên cứu và các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp trong và ngoài nước để đào tạo, NCKH và chuyển giao công nghệ là nhiệm vụ thường xuyên. Công tác quản lý hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Hải Phòng còn thiếu các văn bản pháp lý mà mới chỉ ở bước đầu ban hành một số hướng dẫn, thông báo, qui chế, qui trình về tổ chức mang tính tạm thời… song cũng chưa đầy đủ và kịp thời nên ít nhiều gây khó khăn, trở ngại cho việc thực thi. Với đội ngũ giáo viên đoàn kết gắn bó, nhiệt tình, giàu lòng yêu nghề, yêu sự nghiệp trồng người, tập thể sinh viên say mê, nhiệt tình sáng tạo, cùng với sự phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trong trường, Khoa khoa học Xã hội quyết tâm phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học, góp phần khẳng định vị thế.