1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự tham gia của người dân trong quá trình thực hiện các chính sách và chương trình giảm nghèo tại xã sơn lễ hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học

115 819 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 792 KB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Được sự giúp đỡ của cô giáo, các cán bộ, các xóm trưởng nhân dân Sơn Lễ, cùng với sự nỗ lực cố gắng không ngừng của bản thân, tôi đã hoàn thành bài khóa luận này. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc tới cô giáo Ông Thị Mai Thương - người đã tận tình hướng dẫn cho tôi ngay từ bước đầu định hướng đề tài. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo trong khoa Lịch Sử trường Đại Học Vinh đã dạy dỗ, trang bị cho tôi những kiến thức quý báu trong quá trình học tập tại trường. Tôi xin cảm ơn tới tất cả các cán bộ cùng các ban ngành đoàn thể, các xóm trưởng, các hộ nghèo bà con nhân dân Sơn Lễ đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu đề tài. Qua đây, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, tập thể lớp K48B 3 – CTXH … Những người đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như quá trình nghiên cứu đề tài. Do hạn chế về thời gian, kiến thức, kinh nghiệm nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong được sự góp ý của thầy giáo, cô giáo, các bạn tất cả mọi người. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả: Dương Thị Thơ 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đề tài này là nghiên cứu của bản thân tôi, kết quả nghiên cứu trong đề tài này chưa được ai công bố trong bất kì một công trình nào khác. Tác giả: Dương Thị Thơ 4 DANH MỤC VIẾT TẮT XĐGN: Xóa đói giảm nghèo BHYT: Bảo hiểm y tế KT- XH: Kinh tế- hội CTXH: Công tác hội XKLĐ: Xuất khẩu lao động UBND: Uỷ ban nhân dân. 6 Mục lục MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Thế kỉ XX, thế giới đã chứng kiến một sự tiến bộ vượt bậc trong công cuộc XĐGN cải thiện phúc lợi hội.Nhưng bước sang thế kỉ mới, đói nghèo vẫn còn là vấn đề rất lớn của toàn cầu.Trong số 6 tỉ ngưởi trên thế giới có tới 2,6 tỉ người sống duới mức 2 đôla Mỹ/ngày; 1,2 tỉ người sống dưới mức 1 đôla Mỹ/ngày. Cứ 100 trẻ sơ sinh có 6 trẻ không sống được đến 1 tuổi; cứ 100 trẻ sống được đến tuổi đi học thì có 9 bé trai 14 bé gái không được cắp sách đến trường 1 Những thông tin khái quát về nghèo đói vừa nêu cho thấy:Có sự phân hóa sâu sắc giữa các khu vực, có những khu vực phát triển, có những khu vực lại tụt hậu.Sự phân hóa giàu nghèo trên toàn cầu ngày càng mở rộng.Vấn đề nghèo đói đang đặt ra cho toàn cầu chung tay giải quyết. Ở Việt Nam, việc cải thiện tình trạng nghèo đói trong những năm qua đã thu được nhiều thành tựu to lớn, Năm 2010 Việt Nam đã thoát khỏi danh sách nước nghèo nhất Thế giới. Song, với thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam là 1170 USD/ năm 2 . Thì mức sống chung của người Việt Nam vẫn còn thấp, đặc biệt là tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2006- 2010 vẫn còn cao. Đây là một thách thức lớn đặt ra cho công tác XĐGN. Phần đông các hộ nghèo ở nước ta chủ yếu là sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết hoặc một số nghề có thu nhập không ổn định, họ 1 Nguồn: Ngân Hàng Thế Giới 2003 2 nguồn: Tổng cục thống kê tháng 12- 2010. có mức sống thấp.Vì thế chỉ cần một sự giúp đỡ khiêm tốn nhằm ổn định thu nhập cho hộ nghèo cũng đủ để đưa họ thoát nghèo ngược lại chỉ cần một rủi ro nhỏ ảnh hưởng đến thu nhập thì sẽ làm cho họ trở nên nghèo hơn. Qua đó ta thấy rõ được vai trò của công tác XĐGN đối với người nghèo. Những năm gần đây, hàng loạt các chính sách, chương trình, dự án đã đang triển khai thực hiện nhưng tốc độ giảm nghèo vẫn còn chậm, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Vấn đề đặt ra là phải đẩy mạnh hiệu quả của các chính sách, chương trình giảm nghèo. Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả của các chính sách, chương trình giảm nghèo đó là sự tham gia của người dân vào việc thực hiện các chính sách, chương trình giảm nghèo còn thiếu tính tích cực, tự giác, chủ động, chưa đảm bảo tính bình đẳng giới. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến người dân Việt Nam vẫn còn nghèo. Nhận thức được điều đó tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu liên quan đến sự tham gia của người dân vào việc thực hiện các chính sách, chương trình giảm nghèo. Người nghèo ở nước ta khoảng 90% là nông dân, người nghèo đang sống ở nông thôn, nhìn chung họ có trình độ học vấn thấp, khả năng tiếp cận thông tin kĩ năng nghề nghiệp bị hạn chế. Các hộ đông con ít lao động có tỉ lệ nghèo cao hơn. Hộ nghèo thường dễ bị tổn thương bởi những khó khăn mang tính thời vụ những biến đổi bất thường xẩy ra đối với gia đình hay cộng đồng, tại các vùng nông thôn miền núi, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, XĐGN là một vấn đề cần quan tâm nhất ở đây. Sơn Lễ là một miền núi thuộc huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh dù được sự quan tâm của Nhà Nước phát triển Kinh tế - hội, sự nỗ lực, cần cù làm ăn của người dân nơi đây nhưng tỉ lệ hộ nghèo còn khá cao, nhiều tiềm năng chưa được khơi dậy phát huy. Bên cạnh những thành tựu to lớn mà nông dân toàn đạt được thì còn tồn tại một bộ phận dân cư phải sống trong hoàn cảnh nghèo đói nhất là 8 người nông dân “ chân lấm tay bùn”. Giải quyết vấn đề nghèo đói nói chung nghèo đói ở vùng nông thôn miền núi nói riêng còn là một quá trình lâu dài, khó khăn. Vì thế, để giải quyết vấn đề nghèo đói đòi hỏi phải có sự nỗ lực của chính quyền toàn thể nhân dân. Tức là, phải có các chính sách, chương trình giảm nghèo hiệu quả cũng như phải có sự tham gia tích cực của người dân vào công tác giảm nghèo. Bản thân tôi là một người con của quê hương Sơn Lễ (Hương Sơn – Hà Tĩnh) tôi quyết định chọn đề tài: “Sự tham gia của người dân trong quá trình thực hiện các chính sách chương trình giảm nghèo tại Sơn Lễ hiện nay” cho khóa luận tốt nghiệp của mình nhằm góp phần tìm ra những giải pháp giảm nghèo hiệu quả đặc biệt là nhấn mạnh tới “sự tham gia” của người dân nói chung người nghèo nói riêng vào các chính sách, chương trình giảm nghèo trong giai đoạn hiện nay để từ đó đề xuất phương hướng giảm nghèo hiệu quả, giúp nhà phát triển đi lên, góp phần làm cho quê hương, Đất Nước ngày càng giàu đẹp văn minh hơn. Nghèo đói là vấn đề rộng, trong khuôn khổ thời gian khả năng có hạn tôi xin đi sâu vào một khía cạnh của vấn đề nghèo đói đó là nghiên cứu về: “Sự tham gia của người dân trong quá trình thực hiện các chính sách chương trình giảm nghèo tại Sơn Lễ hiện nay” Trong khuôn khổ đó tôi xin tìm hiểu về thực trạng sự tham gia của người dân vào việc thực hiện các chính sách chương trình giảm nghèo trên địa bàn Sơn Lễ ở giai đoạn hiện nay. Từ thực trạng đó để làm cơ sở đánh giá hiệu quả của các chính sách, chương trình giảm nghèo, đồng thời đánh giá mức độ, thành phần tham gia của người dân vào các chính sách chương trình giảm nghèo như thế nào? Mối liên hệ giữa sự tham gia của người dân hiệu quả thu được của các chính sách chương trình giảm nghèo như thế nào. Qua đó nhằm khuyến nghị một số giải pháp mang tính định hướng nhằm tăng hiệu quả giảm nghèo. Với đề tài này câu hỏi nghiên cứu mà tôi đặt ra để giải quyết đó là: Câu hỏi 1: “ sự tham gia của người dân trong quá trình thực hiện các chính sách chương trình giảm nghèo tại Sơn Lễ hiện nay như thế nào?” 9 Câu hỏi 2: “ Hiệu quả đạt được ra sao?chỉ ra các nguyên nhân?” Câu hỏi 3: “Những nhân tố nào ảnh hưởng đến tính tích cực của người dân trong quá trình tham gia thực hiện các chính sách,chương trình đó?” 2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Trong những năm gần đây vấn đề nghèo đói XĐGN đang là vấn đề được nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm nghiên cứu. Trong cuốn “Giới Công tác giảm nghèo” NXB Khoa Học Hội Hà Nội – 2003. Đồng chủ biên TS. Trần Thị Bình, TS. Trần Thị Vân Anh đã cung cấp cho ta phương pháp tìm hiểu, tiếp cận vấn đề nghèo đói từ góc độ giới, vài nét về tình hình nghèo đói ở Việt Nam trên Thế Giới. Ưu điểm cơ bản là trên cơ sở tìm hiểu phân tích tình hình nghèo đói ở góc độ giới thì các tác giả đã đưa ra giải pháp lồng ghép yếu tố giới vào việc xây dựng các dự án giảm nghèo. Đây là một hướng đi khá phù hợp trong bối cảnh hiện nay khi mà vấn đề bình đẳng giới đang được đặt ra. Song cuốn sách này mới chỉ tiếp cận vấn đề nghèo đói ở góc độ giới nên chưa mang tính tổng quát, chưa đưa ra được những giải pháp giảm nghèo mang tính đồng bộ, đồng thời cũng chưa đánh giá được sự tham gia của hai giới vào việc giảm nghèo như thế nào?. Trong cuốn “Một số vấn đề giảm nghèocác dân tộc thiểu số ở Việt Nam” của TS. Bùi Minh Đạo chủ biên. NXB Khoa Học Hội Hà Nội -2003 đã cung cấp một cách khái quát về các mức độ chuẩn nghèo, nguyên nhân đặc điểm chung nghèo đói ở vùng các dân tộc thiểu số. Đưa ra quan điểm riêng về giảm nghèocác dân tộc thiểu số, một số giải pháp đặc thù cho giảm nghèocác dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, cuốn sách chưa đưa ra được vấn đề giảm nghèo ở một địa phương cụ thể hoặc một dân tộc cụ thể mà mới chỉ mang tính chất khái quát chung ở tất cả các dân tộc thiểu số trên đất nước Việt Nam. Để vấn đề XĐGN trở thành một chương trình mục tiêu quốc gia phù hợp với định hướng phát triển KT-XH của đất nước nhằm hỗ trợ sản xuất, 10

Ngày đăng: 19/12/2013, 09:50

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

7. Khung lý thuyết: Tình hình KT-XH của Đất nước - Sự tham gia của người dân trong quá trình thực hiện các chính sách và chương trình giảm nghèo tại xã sơn lễ hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học
7. Khung lý thuyết: Tình hình KT-XH của Đất nước (Trang 19)
Bảng 1: Tổng hợp kết quả rà soát hộ nghèo xã Sơn Lễ năm 2008 và 2009 Năm 2008 - Sự tham gia của người dân trong quá trình thực hiện các chính sách và chương trình giảm nghèo tại xã sơn lễ hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 1 Tổng hợp kết quả rà soát hộ nghèo xã Sơn Lễ năm 2008 và 2009 Năm 2008 (Trang 40)
Bảng 2: Bảng so sánh các hình thức tiếp cận thông tin về chính sách, chương trình  giữa hộ nghèo và hộ không nghèo. - Sự tham gia của người dân trong quá trình thực hiện các chính sách và chương trình giảm nghèo tại xã sơn lễ hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 2 Bảng so sánh các hình thức tiếp cận thông tin về chính sách, chương trình giữa hộ nghèo và hộ không nghèo (Trang 52)
truyền hình 10 13.5 14 19.7 - Sự tham gia của người dân trong quá trình thực hiện các chính sách và chương trình giảm nghèo tại xã sơn lễ hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học
truy ền hình 10 13.5 14 19.7 (Trang 52)
Bảng 4: Bảng thống kê Thực hiện chính sách về BHYT Năm 2008- 2008-2009 xã Sơn Lễ. - Sự tham gia của người dân trong quá trình thực hiện các chính sách và chương trình giảm nghèo tại xã sơn lễ hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 4 Bảng thống kê Thực hiện chính sách về BHYT Năm 2008- 2008-2009 xã Sơn Lễ (Trang 59)
Chương 3: Mô hình can thiệp và các giải pháp Mô hình can thiệp - Sự tham gia của người dân trong quá trình thực hiện các chính sách và chương trình giảm nghèo tại xã sơn lễ hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học
h ương 3: Mô hình can thiệp và các giải pháp Mô hình can thiệp (Trang 86)
Sơ đồ cây vấn đề: - Sự tham gia của người dân trong quá trình thực hiện các chính sách và chương trình giảm nghèo tại xã sơn lễ hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học
Sơ đồ c ây vấn đề: (Trang 86)
Bảng 5: Tóm tắt các giai đoạn thực hiện một dự án giảm nghèo có sự tham gia của người dân tại địa bàn - Sự tham gia của người dân trong quá trình thực hiện các chính sách và chương trình giảm nghèo tại xã sơn lễ hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 5 Tóm tắt các giai đoạn thực hiện một dự án giảm nghèo có sự tham gia của người dân tại địa bàn (Trang 91)
Bảng 5: Tóm tắt các giai đoạn thực hiện một dự án giảm nghèo có sự tham gia của người dân tại địa bàn - Sự tham gia của người dân trong quá trình thực hiện các chính sách và chương trình giảm nghèo tại xã sơn lễ hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 5 Tóm tắt các giai đoạn thực hiện một dự án giảm nghèo có sự tham gia của người dân tại địa bàn (Trang 91)
B – Tình hình thu nhập _ chỉ tiêu - Sự tham gia của người dân trong quá trình thực hiện các chính sách và chương trình giảm nghèo tại xã sơn lễ hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học
nh hình thu nhập _ chỉ tiêu (Trang 101)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w