Các chương trình, dự án giảm nghèo của chính phủ.

Một phần của tài liệu Sự tham gia của người dân trong quá trình thực hiện các chính sách và chương trình giảm nghèo tại xã sơn lễ hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 26 - 30)

Từ khi đổi mới đến nay cùng với việc tiếp tục triển khai các chương trình cũ, nhiều chương trình dự án mới trực tiếp hay gián tiếp giảm nghèo cho các vùng lần lượt được triển khai, tiêu biểu như:

+ Chương trình hỗ trợ đồng bào của các dân tộc đặc biệt khó khăn trong cả nước

+ Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo 1998 – 2000

Tháng 7-1998 chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo 1998 -2000 được chính phủ chính thức ban hành( Quyết định 133 TTG) gọi tắt là chương trình 133, do Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội, đứng ra làm cơ quan đầu mối, kết hợp cùng các bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện

- Mục tiêu của chương trình

. Giảm tỷ lệ hộ nghèo đói trong cả nước từ 17.7 %(năm 1998) xuống còn 10 % (năm 2000)

. Hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội cho các xã đặc biệt khó khăn

. Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh sản xuất ,nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản

Chương trình được cụ thể hoá thành 09 dự án chính: Dự án 1: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

Dự án 2: Định canh định cư ,kinh tế mới

Dự án 3: Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn Dự án 4: Hỗ trợ sản xuát và phát triển nghành nghề

Dự án 5: Tín dụng cho hộ nghèo với lãi suất thấp ,với suất đầu tư 1,7 triệu đồng /hộ

Dự án 6: Hỗ trợ gíáo dục Dự án 7: Hỗ trợ y tế

Dự án 8: Khuyến Nông – Lâm Ngư Dự án 9: Đào tạo cán bộ

Các giải pháp thực hiện gồm

Nghiên cứu để lập và hoàn thiện các cơ chế và chính sách liên quan đến nghèo đói.

. Thông qua thực hiện 09 dự án cụ thể.

. Thành lập và kiện toàn bộ máy tổ chức từ trung ương đến địa phương.

Tổng kinh phí dự chi cho chương trình khoảng 10.000 tỷ đồng, từ các nguồn ngân sách Nhà Nước các tổ chức kinh tế- xã hội, đóng góp của dân thông qua lao động nghĩa vụ, vốn lồng ghép của các chương trình, dự án xoá đói giảm nghèo của các tổ chức quốc tế.

Chương trình 133 là chương trình xoá đói giảm nghèo quy mô quốc gia. Trong tổng số 09 dự án của chương trình 06 dự án được triển khai chung trong toàn quốc, 03 dự án (1,2,3) được triển khai riêng cho các dân tộc thiểu số và miền núi.

+ Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo 2001-2005.

+ Chương trình phát triển Kinh tế- Xã hội. Các xã đặc biệt khó khăn, miền núi vùng sâu vùng xa (chương trình 135).

Tháng 7/1998 nhằm cụ thể hoá chương trình 133, chính phủ tiếp tục ban hành quyết định 135 về chương trình phát triển kinh tế - xã hội cho các xã đặc biệt khó khăn như miền núi và vùng sâu vùng xa.

Mục tiêu của chương trình là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, tạo điều kiện để các xã vùng này thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu hoà nhập vào sự phát triển chung của cả nước.

Chương trình được chia 02 giai đoạn: Giai đoạn 1998-2000

. Xoá đói

. Bước đầu cung cấp nước sinh hoạt và phát triển giáo dục, y tế, giao thông, văn hoá.

Giai đoạn 2001-2005

. Giảm nghèo ở các xã đặc biệt khoá khăn xuống còn 25% (năm 2005) . Tiếp tục phát triển kinh tế, giáo dục, y tế, giao thông, văn hóa cho người dân.

Kinh phí đầu tư cho mỗi xã là 400 triệu đồng/1 năm

Các hạng mục đầu tư chủ yếu là kết cấu hạ tầng như: Giao thông, trường học, trạm y tế và điện sinh hoạt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Uỷ ban dân tộc và miền núi là cơ quan thường trực giúp chính phủ triển khai chỉ đạo và thực hiện. Trong quá trình triển khai dự án, số xã đặc biệt khó khăn cần được đầu tư, giúp đỡ để phát triển, tăng dần từ 1000 xã (năm 1998) lên 2325 xã (năm 2001).

+ Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001-2005 (chương trình 143).

Đây là chương trình tiếp nối của chương trình 133. Một số điểm mới của chương trình này so với chương trình giai đoạn trước là:

Không chỉ nhằm giải quyết cái ăn mà còn nhằm thoả mãn các nhu cầu khác như mặc, ở, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục và việc làm nhằm giảm nghèo bền vững.

Có chính sách an sinh xã hội, thể hiện ở chủ trương trợ giúp cho các đối tượng yếu thế.

Suất vay tín dụng cho hộ nghèo có nhu cầu vay vốn tăng từ 1,7 triệu đồng/hộ lên 3,5 đến 4 triệu đồng/ hộ, với lãi suất thấp không phải thế chấp để phát triển sản xuất.

- Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006- 2010 của chính phủ.

Lập chương trình kế hoạch giảm nghèo ở xã và thôn xóm là cụ thể hóa của chương trình này.

Cần căn cứ vào đặc điểm kinh tế xã hội, tình hình nghèo đói của mỗi địa phương để xây dựng chương trình, kế hoạch giảm nghèo phù hợp nhất với địa phương mình.

Thực hiện chủ trương, chính sách cuả Đảng, cán bộ và nhân dân xã Sơn Lễ đã và đang triển khai thực hiện các chính sách, chương trình dự án giảm nghèo sau:

Chính sách XKLĐ

Chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo Chính sách bình xét và phân loại hộ nghèo Chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo Chính sách hỗ trợ về giáo dục

Chính sách xóa nhà dột nát, tạm bợ cho hộ nghèo

Ngoài ra còn có các chính sách khác như chính sách hỗ trợ trong dịp tết nguyên đán, hỗ trợ sản xuất.

Các chương trình, dự án giảm nghèo Dự án tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo Dự án đào tạo nghề cho người lao động

Dự án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác XĐGN. Chương trình trồng rừng sản xuất

Chương II: Sự tham gia của người dân trong quá trình thực hiện các chính sách và chương trình giảm nghèo tại xã Sơn Lễ -Hương Sơn –

Hà Tĩnh.

Một phần của tài liệu Sự tham gia của người dân trong quá trình thực hiện các chính sách và chương trình giảm nghèo tại xã sơn lễ hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 26 - 30)