Các động lực tham gia của người dân.

Một phần của tài liệu Sự tham gia của người dân trong quá trình thực hiện các chính sách và chương trình giảm nghèo tại xã sơn lễ hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 82 - 86)

- Các tổ chức đoàn thể

2.4.4 Các động lực tham gia của người dân.

- Hưởng lợi từ các chính sách, chương trình.

Người dân tham gia vào các chính sách và chương trình trên vì họ đ- ược hưởng lợi từ chính sách và chương trình đó. Trong chính sách xoá nhà dột nát tạm bợ người dân thuộc đối tượng được hỗ trợ một phần kinh phí và được sự giúp đỡ công lao động từ bà con, hàng xóm. Trong chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Người dân là người được hỗ trợ một phần tiền mua máy, họ có máy thì đỡ một phần sức lao động. Chính sách trồng rừng sản xuất người trồng được hỗ trợ giống, kinh phí chăm sóc và họ được quyền thu hoạch sản phẩm. Trong dự án vay vốn lãi suất thấp thì người dân được vay vốn lãi thấp, không phải thế chấp hoặc thế chấp ít. Họ có điều kiện để phát triển kinh tế gia đình .

Tóm lại, người dân nói chung và người nghèo nói riêng họ đều được hưởng lợi khi tham gia vào các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo.

- Khi tham gia vào các chính sách và chương trình, dự án giảm nghèo thì chính người dân đó là thành viên của một nhóm nhất định nên họ có quyền và nghĩa vụ nhất định.

Khi tham gia vào chương trình trồng rừng sản xuất, họ là thành viên thực hiện chương trình đó họ có quyền hưởng ưu đãi từ chương trình đó và thực hiện nghĩa vụ trồng rừng, bảo vệ và chăm sóc rừng trồng đó.

- Người dân được sự tuyên truyền vận động của các cán bộ làm thay đổi nhận thức của họ về XĐGN. Họ có nhận thức đúng đắn và sâu sắc hơn

trong việc phát triển kinh tế và XĐGN. Đó không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân sống trong cộng đồng. Đó còn là việc tích cực nâng cao chất lượng cuộc sống cho chính bản thân và gia đình họ. Sau đó mới là góp phần xây dựng xã hội tiến bộ, 8hạnh phúc.

2.5 Đánh giá hiệu quả và tính bền vững của các chính sách, chư- ơng trình giảm nghèo

Hiện nay, nhìn chung các chính sách và chương trình giảm nghèo đang trong giai đoạn thực hiện nên nhìn chung kết quả cuối cùng chưa thống kê được nhưng hiệu quả của các giai đoạn đã thực hiện và một số chính sách, chương trình dự án đã hoàn thành cho thấy đạt hiệu qủa tương đối cao. Một số chính sách và chương trình khi triển khai còn nhiều bất cập nhưng với sự tham gia tích cực của người dân, sự chỉ đạo sát sao của các ban ngành liên quan cho ta dự đoán kết quả đạt được rất khả quan, có tính bền vững ví dụ chương trình trồng rừng sản xuất, chính sách hỗ trợ sản xuất phát triển kinh tế.

Các chính sách, chương trình giảm nghèo không đơn thuần hỗ trợ người dân thoát nghèo mà còn trang bị cho họ những kiến thức phát triển kinh tế, tiếp cận dịch vụ dân sinh. Trong đó nhiều chính sách đặc biệt ưu tiên cho hộ nghèo đã và đang làm thay đổi căn bản đời sống của người dân tại xã Sơn Lễ.

Từ những gia đình thuộc hộ nghèo nhờ được vay vốn phát triển kinh tế đến nay nhiều hộ đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Tôi ra ở riêng, của cải không có mấy, nhờ chính sách của Đảng và Nhà nước cho vay vốn phát triển kinh tế, tôi đầu tư vào chăn nuôi bò nay đời sống đã khá giả hơn nhiều, tự mua sắm được các vật dụng cần thiết trong nhà” ( Phỏng vấn sâu anh N.V.H làm nông nghiệp xóm 3 Sơn Lễ) Nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được người dân tại xã đồng tình ủng hộ, đặc biệt là chính sách xóa nhà dột nát, các dự án xây

dựng cơ sở hạ tầng, vay vốn để phát triển kinh tế, trồng rừng… đã thu được hiệu quả cao góp phần nâng cao đời sống người dân tại xã.

Được tiếp cận với các tiến bộ khoa học kĩ thuật, sử dụng máy móc, giống mới nhờ đó nâng cao năng suất sản xuất giúp đời sống người dân trong xã ổn định.

“ Chúng tôi biết áp dụng khoa học kĩ thuật nhờ huyện hướng dẫn, mua giống mới, phân bón. Trước kia chưa có phân bón, nhà nước chưa đầu tư hiện giờ nhờ thế mà năng suất cao hơn nhiều”

(Phỏng vấn sâu chị N.N.T làm nông nghiệp xóm 5- Sơn Lễ) Có thể thấy phần lớn các chính sách, chương trình giảm nghèo tại xã Sơn Lễ đạt kết quả tốt, hệ thống giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế được mở rộng và nâng cao chất lượng, nhờ các chính sách và chương trình đầu tư phát triển kinh tế xã hội và giảm nghèo, đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong xã được nâng cao. Hiện nay toàn xã không còn hộ đói, tỉ lệ hộ nghèo giảm trung bình hàng năm từ 3-4%( nguồn: văn phòng xã Sơn Lễ). Nhiều hộ gia đình đã biết tổ chức sản xuất, chăn nuôi, kết hợp các mô hình cây trồng vật nuôi phù hợp, tăng hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập. Những thay đổi này cho thấy rõ nét hiệu quả của việc thực hiện các chính sách, chương trình giảm nghèo trên địa bàn xã Sơn Lễ trong thời gian qua.

Các chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo, dự án khuyến Nông –Lâm – Chăn nuôi và hỗ trợ phát triển sản xuất, ngành nghề, dạy nghề cho người dân…đã tạo điều kiện cho người nghèo nói riêng, người dân nói chung từng bước chuyển đổi nhận thức, thay đổi tập quán sản xuất, ổn định cuộc sống.

Dự án XKLĐ, đào tạo nghề, tạo việc làm cho người lao động đã góp phần tạo việc làm tăng thu nhập cho người dân tại địa phương làm thay đổi cơ bản về diện mạo đời sống người dân trong xã. Hiệu quả của các chính sách, chương trình giảm nghèo còn thể hiện ở việc tăng cường và củng cố ở mỗi cán bộ cơ sở. Cán bộ xã, xóm đặc biệt là cán bộ làm công tác XĐGN đã có nhiều kinh nghiệm qua đào tạo, tập huấn và qua việc chỉ đạo thực hiện các

chính sách, chương trình thời gian qua. Đó sẽ là cơ sở để thực hiện có hiệu quả chính sách, chương trình giảm nghèo thời gian tới.

Để đảm bảo tính bền vững và hiệu quả của các chính sách, chương trình giảm nghèo điều quan trọng là đào tạo cán bộ. Cán bộ vừa là người tiếp thu đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước mà còn hướng dẫn, tổ chức cho người dân thực hiện. Nơi nào có đội ngũ cán bộ vững vàng, có trình độ thì nơi đó mới thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước tốt hơn, kinh tế phát triển hơn.

Cùng với sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng xã hội, đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo của người dân, đây chính là nhân tố quyết định thành công của các chính sách XĐGN.

Trong quá trình thực hiện các chính sách và chương trình giảm nghèo cần thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Tại địa phương phải thực hiện cơ chế thông tin công khai, minh bạch. Đây là yếu tố tiên quyết để đảm bảo sự chủ động tham gia của người dân vào chính sách, chương trình XĐGN.

Tuy nhiên, ở một số chính sách, chương trình giảm nghèo người dân không đi họp xóm không tiếp cận được thông tin chính xác nên có một số chính sách, chương trình giảm nghèo triển khai trên địa bàn người dân bị hạn chế quyền được lắng nghe, thảo luận, tham gia thực hiện, giám sát…dẫn đến nhiều chương trình hiệu quả kém.

Ở một số chính sách, chương trình giảm nghèo người dân ít tham gia hay thành phần tham gia không bình đẳng giữa giới nam và giới nữ, giữa hộ nghèo và hộ không nghèo thì hiệu quả đạt được chưa cao( chính sách hỗ trợ y tế, Xuất khẩu lao động). Vì vậy để đạt hiệu quả cao khi thực hiện các chính sách, chương trình giảm nghèo phải có biện pháp thúc đẩy sự tham gia của người dân vào tất cả các giai đoạn của các chính sách, chương trình đó.

Khi người dân trong cộng đồng tham gia tích cực và có trách nhiệm vào các chính sách, chương trình giảm nghèo được triển khai trên địa bàn thì

sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao và có tính bền vững. Ngược lại hiệu quả kinh tế thấp, không có tính bền vững khi người dân không đồng tình tham gia thực hiện các chính sách, chương trình giảm nghèo.

Một phần của tài liệu Sự tham gia của người dân trong quá trình thực hiện các chính sách và chương trình giảm nghèo tại xã sơn lễ hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w