Chương 3: Mô hình can thiệp và các giải pháp Mô hình can thiệp

Một phần của tài liệu Sự tham gia của người dân trong quá trình thực hiện các chính sách và chương trình giảm nghèo tại xã sơn lễ hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 86 - 92)

- Các tổ chức đoàn thể

Chương 3: Mô hình can thiệp và các giải pháp Mô hình can thiệp

can thiệp

Sơ đồ cây vấn đề:

Tình hình KT-XH của Đất nước trong giai đoạn hiện nay

Các chính sách, chương trình giảm nghèo của Nhà nước

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của các chính sách, chương

Giảm nghèo là một quá trình thường xuyên, liên tục trong quá trình đó hoạt động giảm nghèo còn phải đương đầu với những khó khăn và thách thức lớn. Đặc biệt là đối với các xã miền núi, xã đặc biệt khó khăn thì hoạt động này càng khó khăn, phức tạp hơn

Qua việc đánh giá sự tham gia của người dân vào trong các chính sách chương trình giảm nghèo ta thấy: Đối với mỗi chính sách, chương trình - dự án giảm nghèo khác nhau thì sự tham gia của người dân chiếm tỷ lệ khác nhau và mức độ tích cực cũng khác nhau. Phần lớn những chính sách và ch- ương trình, dự án mang lại lợi ích lớn và phù hợp với điều kiện thực tế thì tỷ lệ người dân tham gia nhiều, mức độ tích cực cũng tăng hiệu quả kinh tế cũng cao hơn và ngược lại. Mục đích của việc đánh giá sự tham gia của người dân vào các chính sách, chương trình giảm nghèo này là tìm ra những mô hình giảm nghèo hiệu quả để tiếp tục phát huy, đồng thời nếu những mô hình nào chưa tốt thì phải tìm cách khắc phục.

Sự tham gia của người dân trong quá trình thực hiện các chính sách, chương trình giảm nghèo Nhu cầu của người dân Sự tham gia của ngươi dân Trình độ cán bộ địa phươn g Nhận thức của người dân Các động lực tham gia của dân Các nhân tố khác Tỷ lệ nam- nữ tham gia Cơ cấu nhóm hộ nghèo- hộ không nghèo Các mức độ tham gia Vai trò của các tổ chức cộng đồng Các động lực tham gia Hiệu quả của sự tham gia

Qua đề tài nghiên cứu: “sự tham gia của người dân trong quá trình thực hiện các chính sách và chương trình giảm nghèo tại xã Sơn Lễ hiện nay tôi xin đưa ra quy trình thực hiện các chương trình, dự án giảm nghèo. Đây là quy trình tôi đưa ra để áp dụng cho chương trình, dự án giảm nghèo giai đoạn thực hiện chứ không phải là áp dụng cho cả một quá trình từ giai đoạn lập kế hoạch đến kết thúc”

Quy trình thực hiện các chương trình, dự án giảm nghèo:

Tùy vào các chương trình dự án giảm nghèo do Nhà nước xây dựng và triển khai về địa phương thực hiện hay là các chương trình, dự án do người dân trong xã xây dựng kế hoạch trình lên các cấp trên có thẩm quyên phê duyệt và cấp kinh phí thực hiện mà quy trình này có thể linh hoạt thay đổi phù hợp với tình hình thực tiễn.

Bước 1: Dựa vào nhu cầu của người dân tại địa bàn thực hiện dự án để có hình thức triển khai thực hiện các chương trình, dự án phù hợp.

Trước khi triển khai thực hiện chương trình, dự án giảm nghèo cần tìm hiểu nhu cầu của người dân để có sự điều chỉnh phù hợp.

Bước 2: Tìm hiểu đặc điểm của địa phương- nơi thực hiện chương trình, dự án giảm nghèo.

Cần tìm hiểu các đặc điểm kinh tế xã hội, phong tục tập quán, vị trí địa lí, tự nhiên, đặc biệt là đặc điểm dân cư của địa phương. Từ đó để có cách thức thực hiện các chương trình, dự án phù hợp.

Bước 3:Xác định đặc điểm chung của quá trình thực hiện các chương trình dự án giảm nghèo.

Đặc điểm cơ bản của quá trình thực hiện chương trình giảm nghèo ở địa phương:

- Thực hiện chính sách, chương trình giảm nghèo liên quan đến nhiều cấp và nhiều ngành, đoàn thể ở xã và thôn xóm, huyện và tỉnh. Vì vậy việc phối hợp các cấp ủy Đảng và các ngành là điều kiện cơ bản để thực hiện tốt

chính sách, chương trình giảm nghèo. Nếu thiếu sự kết hợp giữa xã, huyện, tỉnh và người dân thì không thể thành công.

- Chính sách, chương trình giảm nghèo liên quan trực tiếp đến đời sống của người nghèo. Vì vậy việc thực hiện chính sách, chương trình giảm nghèo cần tạo điều kiện để các hộ nghèo, người nghèo trực tiếp tham gia các hoạt động giảm nghèo tại địa phương. Việc lập kế hoạch có sự tham gia là điều kiện đảm bảo cho sự tham gia của người dân và người nghèo.

- Người nghèo sống và làm việc gắn liền với cộng đồng. Họ khó có thể tự vươn lên nếu không có sự tham gia hỗ trợ của cộng đồng. Vì vậy việc thực hiện chính sách, chương trình giảm nghèo cần phát huy cao độ tinh thần tự lực, hỗ trợ của các thành viên, phát huy tính cộng đồng trong việc giúp người nghèo vươn lên thoát nghèo.

Bước 4: Xác định vai trò và trách nhiệm của các tổ chức thực hiện chính sách, chương trình đó và các bên liên quan, huy động sự tham gia của cộng đồng.

- UBND xã phối hợp với UBND huyện tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện. Các ngành dựa trên kế hoạch giảm nghèo lồng ghép vào nhiện vụ thường xuyên của ngành mình triển khai các hoạt động tại địa bàn xã. Cấp ủy, chính quyền địa phương lãnh đạo việc thực hiện các chính sách, chương trình giảm nghèo có sự tham gia đầy đủ và hữu hiệu của các bên liên quan.

- Cán bộ giảm nghèo phải có chuyên môn, tư vấn cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong chỉ đạo triển khai thực hiện chính sách, chương trình giảm nghèo.

- Các tổ chức đoàn thể xã hội như Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, đại diện các hộ dân…huy động thanh niên tham gia xây dựng kề hoạch đóng góp nguồn lực triển khai thực hiện đúng tiến độ và chất lượng.

Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan gồm những người hưởng lợi từ các chính sách, chương trình giảm nghèo, đó là những

người đăng kí tham gia thực hiện các chính sách, chương trình và những người liên quan khác có vai trò hỗ trợ người dân thực hiện. Để đảm bảo sự tham gia hữu hiệu của tất cả các bên liên quan đến thực hiện chính sách, chương trình giảm nghèo cần làm tốt các công việc sau.

- Nắm vững phương pháp tiếp cận kế hoạch có sự tham gia - Thực hiện tốt quy chế phát huy dân chủ ở cơ sở

- Nắm vững kĩ năng và quy trình lập kế hoạch có sự tham gia…

Bước5: Lập kế hoạch triển khai thực hiện

Kế hoạch phải xây dựng từ thôn xóm đến xã. Triển khai thực hiện cũng phải tuần tự, cụ thể, kế hoạch phải nêu rõ nhiệm vụ từng thôn xóm phải làm những nhiệm vụ gì? Huy động sự tham gia của người dân ra sao? Tổ chức thực hiện như thế nào? Kế hoạch phải dựa vào nhu cầu của người dân địa phương, đặc điểm của địa phương và đặc điểm của quá trình thực hiện các chính sách, chương trình.

Bước 6: Tổ chức nguồn lực cho thực hiện kế hoạch

Nguồn lực bao gồm vật tư, thiết bị, kinh phí, nguồn nhân lực. Cần tổ chức tốt nguồn lực cho thực hiện chính sách, chương trình. Huy động sự tham gia đóng góp hợp lí của dân và cộng đồng trong triển khai chương trình giảm nghèo.

Bước 7: Theo dõi, giám sát và đánh giá thực hiện chính sách, chương trình giảm nghèo.

Để theo dõi giám sát được cần có các chỉ tiêu đánh giá cần lấy thông tin, tình hình ở xã trước khi triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo làm căn cứ ban đầu để sau này lượng giá được kết quả tiến độ giảm nghèo.

Chú ý rằng: trong tất cả các giai đoạn thực hiện phải có sự tham gia tích cực của người dân và phải đảm báo tính bình đẳng giới, khuyến khích tạo điều kiện cho nữ giới cùng tham gia. Đồng thời theo dõi, giám sát phải thực hiện trong suốt quá trình từ lập kế hoạch đến kết thúc.

Bảng 5: Tóm tắt các giai đoạn thực hiện một dự án giảm nghèo có sự tham gia của người dân tại địa bàn

STT Các giai đoạn Công việc thực hiện

1 Khảo sát địa bàn

Khảo sát thực tế địa bàn để đánh giá thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức để có định hướng phù hợp

2 Lấy ý kiến của người dân

Qua họp dân để lấy ý kiến của dân về kế hoạch, về những ai đăng ký tham gia chư- ơng trình dự án, chính sách đó

3 Lập kế hoạch Lập kế hoạch cụ thể, chi tiết phải lập kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế

4 Họp bàn thống nhất

Họp giữa cán bộ phụ trách các chương trình giảm nghèo. Thống nhất các nội dung trong bản kế hoạch để các bên nhất trí áp dụng và chịu trách nhiệm

5 Điều chỉnh kế hoạch lần 1 Điều chỉnh kế hoạch lan đầu để phù hợp với điều kiện thực tế

6

Triển khai các chính sách, chương trình cụ thể có sự giám sát của các cán bộ chuyên môn

Người dân thực hiện dưới sự giám sát của các cán bộ chuyên môn, sự hướng dẫn cụ thể của các cán bộ được giao

7

Tập huấn cho những người tham gia chương trình, chính sách

Gồm cả người dân và cán bộ tham gia chương trình dự án giảm nghèo.

8 Điều chỉnh kế hoạch lần 2

Điều chỉnh phù hợp với mức độ tham gia của người dân và các chương trình giảm nghèo đó qua việc họp các cán bộ, người dân tham gia

9 Đánh giá sự tham gia của người dân

Đánh giá về số lượng người tham gia nguồn lực, tiềm năng của họ xem họ có khả năng đảm nhiệm các nhiệm vụ không để có sự điều chỉnh.

10

Kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện dự án giảm nghèo

Phải kiểm tra giám sát, theo dõi trong suốt quá trình thực hiện dự án.

Một phần của tài liệu Sự tham gia của người dân trong quá trình thực hiện các chính sách và chương trình giảm nghèo tại xã sơn lễ hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 86 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w