- 2.3.1.2 Các chương trình, dự án giảm nghèo
a. Sự tham gia của người dân vào việc bình xét phân loại hộ nghèo
- Trước tiên là cách bình xét và phân loại hộ nghèo để bình xét hộ nghèo, UBND xã đã thực hiện đúng các thủ tục quy trình. Các cán bộ xã chỉ đạo cho các cán bộ xóm điếu tra thu nhập của từng hộ gia đình và dựa theo chuẩn nghèo của giai đoạn 2006- 2010 để bình xét hộ nghèo.
Chuẩn nghèo của Việt Nam6: Tiêu chí đánh giá nghèo đói ở Việt Nam được căn cứ vào chỉ tiêu quốc tế mỗi quốc gia lại có chỉ tiêu riêng tuỳ vào tình hình thực tế của nước mình.Có nhiều cơ quan và tổ chức nghiên cứu về vấn đề đói nghèo như Bộ Lao Động- Thương Binh và Xã Hội, tổng cục thống kê, Hội đồng thống nhất tiêu chí của nước ta như sau:
- Tiêu chí chính: Thu nhập
- Tiêu chí Phụ: Dinh dưỡng bữa ăn, nhà ở, mặc, y tế , đi lại… - Chuẩn nghèo Việt Nam qua các giai đoạn
Bảng 3 : Chuẩn nghèo Việt nam qua các giai đoạn Giai đoạn Thu nhập theo đầu người /tháng
Nông thôn miền Nông thôn đồng Thành thị 6 Nguồn: Tạp chí Xã hội học 2010
núi hải đảo bằng 1996-2000 <55.000đồng =<15kg gạo <70.000đồng =20.kg gạo <90.000đồng =25kg gạo 2000-2005 <80.000đồng =<20kg gạo <100.000đồng =<25kg gạo <150.000đồng =<35kg gạo 2006-2010 <200.000đ 260.000đ
- Cách tính chuẩn nghèo mới giai đoạn 2006-2010 cao hơn các giai đoạn trước, cho thấy mức sống của người dân cao hơn trước nhiều.
- Xã nghèo là xã có từ 40% người nghèo trở lên, phần lớn đó là các xã miền núi, xã đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số…
- Theo chuẩn nghèo ở giai đoạn này thì ở nông thôn hộ có thu nhập bình quân theo đầu người là (200 ngàn đồng /người/tháng) được xét vào hộ nghèo các xóm bình xét hộ nghèo theo tiêu chuẩn chung của cả nước và tình hình thực tế của địa phương mình trình lên xã xét duyệt. Xã phân bố chỉ tiêu hộ nghèo từng xóm, dựa theo tiêu chí đó các xóm tiến hành họp bầu hộ nghèo, ưu tiên cho các hộ đông con, các hộ có trên 2 con học các trương Đại Học Cao Đẳng. các hộ có người bệnh tật ốm đau triền miên. Thực tế các xóm việc bình xét hộ nghèo không được công bằng, dân chủ gây nhiều bất bình trong nhân dân, tiêu chí hộ nghèo đề ra nhưng lại thay đổi, nhiều hộ có hoàn cảnh gia đình lại khó khăn giống nhau nhưng chỉ tiêu thi ít nên bình xét hộ nghèo theo phương thức quay vòng, năm nay hộ này được đến năm sau hộ khác được.
Mặt khác, hộ nghèo được hưởng nhiều chính sách ưu đãi về giáo dục, y tế, nhà ở, vay vốn phát triển kinh tế, … nên nhiều hộ muốn vào danh sách hộ nghèo. Điều này thể hiện trong các cuộc họp dân nhằm bình xét hộ nghèo ở các xóm trong xã thì các hộ dân tham gia tích cực vì nó liên quan trực tiếp đến quyền lợi của các hộ dân, còn các cuộc họp xóm phổ biến các chính sách khác thì tỷ lệ tham gia của người dân ít hơn. Bên cạnh đó trong các cuộc họp bình xét hộ nghèo ở các xóm ai cũng muốn mình được vào danh sách hộ
nghèo nên mọi người tranh dành nhau, tranh cãi nhau. Cũng chính vì tại địa phương hiện nay người dân phần lớn thu nhập chính từ sản xuất nông nghiệp ngoài ra ít có thu nhập từ nguồn khác nên hoàn cảnh kinh tế khó khăn tương đương nhau, mức sống ít chênh lệch. Từ đó gây khó khăn cho bình xét và phân loại hộ nghèo. Nhiều khi xảy ra tranh cãi gây mất đoàn kết, mất tình làng nghĩa xóm, gây khó khăn cho cán bộ phụ trách.
Hộ nghèo được phân ra thành 2 nhóm hộ nghèo và hộ cân nghèo + Hộ nghèo có thu nhập dưới 200 ngàn đồng/người/tháng, hộ cận nghèo có thu nhập dưới 300 nghìn đồng/người/tháng
Tuy có sự phân loại như vậy nhưng hầu hết các chính sách đầu tư hỗ trợ đều tập trung vào hộ nghèo, còn các hộ cận nghèo thì hầu như không được hưởng hoặc hưởng rất ít ( ví dụ mua BHYT giảm 80% )những chính sách đầu tư, hỗ trợ hoặc được hộ nghèo chuyển giao thực hiện một số lĩnh vực.
Người dân tham gia bình xét hộ nghèo bằng nhiều cách như:
Cách 1 : Cán bộ xóm điều tra thu nhập của các hộ và cho điểm theo thang điểm đã vạch ra cho từng loại tài sản trong các gia đình. Trên cơ sở đó xét hộ nghèo theo thang điểm từ dưới lên( nhà nào ít điểm hơn thì được xét hộ nghèo vì ít điểm tương đương với ít loại tài sản trong nhà) xét đủ chỉ tiêu hộ nghèo cho mỗi xóm thì dừng lại.
Cách 2: Họp dân và để người dân tự bình bầu hộ nghèo trong xóm của mình, sau đó cán bộ xóm lấy biểu quyết của cuộc họp cho từng hộ đã được bầu lên, những hộ nào được sự đồng ý nhiều hơn của người dân thì hộ đó được vào danh sách hộ nghèo.
Cách 3: Bình xét hộ nghèo theo phương thức quay vòng, theo lượt năm nay hộ này được vào danh sách hộ nghèo thì năm sau hộ khác được.
Các tiêu chí để bình xét hộ nghèo là:
- Các tài sản các hộ có như Ti vi, tủ lạnh, xe máy, loại nhà ở… - Diện tích đất nông nghiệp mà họ có.
Do mức sống của người dân tại xã ít chênh lệch nên khi bình xét hộ nghèo đây là cách được sử dụng nhiều nhất, được chính người dân tại xã đề ra và thực hiện đồng thời họ cũng tự chịu trách nhiệm về việc này.
Việc bình xét hộ nghèo tương đối chính xác: Trường hợp các hộ dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thì được vào danh sách hộ nghèo đầu tiên.
Vấn đề khó khăn trong quá trình bình xét hộ nghèo là ở nhừng hộ có thu nhập tương đối, có ít tài sản, ít đất sản xuất, hộ mới tách hộ…họ có những khó khăn ngang nhau mà chỉ tiêu họ nghèo của xóm lại ít nên bình xét gay tranh cãi làm mất đoàn kết, tình làng xóm. Thường áp dụng phương thức bình xét quay vòng.
“ Mỗi năm đến thời điểm bình bầu hộ nghèo cán bộ xóm chúng tôi thấy rất vất vả, dân ta ai cũng muốn vào hộ nghèo. Họp dân thì tranh cãi lẫn nhau để được vào hộ nghèo”
( Phỏng vấn sâu Nhóm cán bộ xóm 9- Sơn Lễ)
“ Theo tôi việc chấm điểm các loại tài sản trong các gia đình để lấy tiêu chí bình xét hộ nghèo không chính xác ví dụ như xe máy thì có hộ vay tiền về mua hay anh em bà con cho thì sẽ vẫn được tính điểm cao, từ đó sẽ dẫn đến tình trạng điều tra thu nhập không chính xác và bình xét không chính xác”
( Phỏng vấn sâu ông Đ.H.Q Làm nông nghiệp Xóm 10- Sơn Lễ) Xét về cơ cấu tham gia trong các buổi họp xóm thì tỉ lệ nam giới tham gia nhiều hơn nữ giới. Vì thế tham gia đóng góp ý kiến trong các buổi họp cũng là nam giới nhiều hơn. Điều này cho thấy trên địa bàn xã Sơn Lễ vì nhiều lý do khác nhau mà sự tham gia ý kiến của nam giới nhiều hơn nữ giới. Nam đi họp nhiều hơn nên đại diện cho các hộ gia đình đưa ra ý kiến của mình. Trong việc tạo điều kiện cho nữ giới tham gia ý kiến bàn công vịc của tập thể hầu như ít được chú trọng. Qua đó ta thấy vẫn còn tồn tại bất bình đẳng giới trong việc tham gia ý kiến. Nguyên nhân là phụ nữ thường bận các công việc nhà, việc đồng áng nên ít có thời gian tham gia họp xóm. Theo lí thuyết nhu cầu của Maslow: con người cần thõa mãn nhu cầu cơ bản trước
tiên như ăn, ở, mặc…sau đó nhu cầu khác sẽ xuất hiện. Theo đó lí do người phụ nữ ít có thời gian tham gia họp xóm là điều dễ hiểu, họ phải lo sản xuất đáp ứng nhu cầu cơ bản của gia đình trước đã. Hơn nữa, các công việc quan trọng trong gia đình cũng như ngoài xã hội nam giới thường đảm nhận nhiều hơn nữ giới. Phụ nữ ở xã Sơn Lễ chủ yếu tham gia họp ở các cuộc họp chi hội phụ nữ, Hội phụ nữ xã còn ở các cuộc họp xóm, xã thì ít tham gia hơn. Theo lí thuyết hành vi con người và môi trường xã hội cho rằng: hành vi của con người bị chi phối bởi yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài môi trường xã hội. Ở đây, một phần hành vi của những người phụ nữ bị chi phối bởi môi trường xã hội, mỗi khi họp xóm thì cán bộ xóm chỉ yêu cầu có đại diện gia đình đi họp chứ ít chú trọng tới việc khuyến khích phụ nữ tham gia họp, để tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia đóng góp ý kiến bàn bạc các công việc cộng đồng, nhằm đảm bảo yêú tố bình đẳng giới trong mọi công việc xã hội.
“ Đi họp xóm, thường là đàn ông đi vì mọi việc lớn trong nhà đàn ông là người quyết định, phụ nữ chỉ góp ý kiến. Hơn nữa đi họp thì phụ nữ thường bận rôn nên ít đi hơn. Chỉ khi nào rảnh rỗi mà họp xóm thì phụ nữ mới đi”
( Phỏng vấn sâu Bà N.T.H làm nông nghiệp xóm 11- Sơn Lễ)
Nhìn chung người dân tham gia họp xóm tương đối thường xuyên. Mỗi cuộc họp trung bình đều thu hút hơn ½ số dân trong xóm tham gia .
“ Ngày mùa thì ít họp xóm, còn lại ngày thường mà họp thì chúng tôi vẫn tham gia để biết vấn đề liên quan đến dân mà cán bộ xóm phổ biến”
( Phỏng vấn sâu Chị H.T.HLàm buôn bán xóm 1 Sơn Lễ)
Như vậy để tăng cường vấn đề dân chủ ở cơ sở thì cần phải thu hút sự tham gia của người dân vào các vấn đề chung để lấy ý kiến của họ, thống nhất ý kiến. Khi dân và cán bộ, một lòng thì mọi vấn đề sẽ được giải quyết tốt. Tuy nhiên cần tạo điều kiện cho nữ giới tham gia vào các công việc cộng đồng để đảm bảo được yếu tố bình đẳng giới trong gia đình và ngoài xã hội.
Việc phân loại hộ nghèo có sự tham gia của người dân sẽ mang tính hợp lí, mọi người cùng thảo luận để bình xét nên xét đúng đối tượng hơn, tránh được
tranh cãi mất đoàn kết, mất tình làng nghĩa xóm. Từ đó, ưu tiên đúng đối tượng làm tăng tính hiệu quả của các chính sách, chương trình giảm nghèo.
Ngoài ra, khi người dân tích cực tham gia vào bình xét và phân loại hộ nghèo chứng tỏ được ràng họ đã quan tâm đến các chính sách, chương trình hỗ trợ người dân phát triển kinh tế để giảm nghèo.
b. Chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo
Hàng năm, UBND các xã lập danh sách đề nghị lên Phòng Lao Động Thương Binh và Xã Hội huyện tập hợp gửi lên tỉnh, đề nghị tỉnh cấp chứng nhận hộ nghèo và làm thẻ BHYT cho người nghèo đảm bảo đúng thời gian, cấp phát đầy đủ, đảm bảo quyền lợi khám chữa bệnh cho người nghèo.
Những người nghèo có thẻ bảo hiểm y tế khi đau yếu đi viện được giảm viện phí được cấp thuốc chữa bệnh.
Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo và sự tham gia của người dân trong chính sách này như sau.
Bảng 4: Bảng thống kê Thực hiện chính sách về BHYT Năm 2008- 2009 xã Sơn Lễ.
Năm 2008 2009
Số lượt người nghèo được cấp thẻ BHYT 2934 100% 3260 100% Số lượt người nghèo đi khám có sử dụng thẻ
BHYT
546 18.6 2200 67.4
(Nguồn: Văn phòng xã Sơn Lễ)
Ghi chú:
Số lượt người đi khám có sử dụng BHYT.
Số người không sử dụng BHYT được cấp.
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Năm 2008 số lượt người được cấp thẻ BHYT là 2934 người chiếm 100%, số lượt người đi khám có sử dụng thẻ BHYT là 546 người chiếm 18.6%. Cho thấy rằng người dân tham gia tham gia này thiếu tích cực, chính sách này không thu hút được sự tham gia đông đảo của người dân. Năm 2009 số người được cấp thể BHYT là 3260 người chiếm 100%, số lượt người đi khám bằng thẻ BHYT là 2200 lượt người chiếm 67.4% tăng hơn nhiều so với năm 2008. Cho thấy rằng thực hiện chính sách BHYT cho người nghèo có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực, sự tham gia của người dân vào chính sách này ngày càng nhiều hơn. Người dân đã quan tâm hơn đến việc khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe. Theo lí thuyết nhu cầu của Maslow khi nhu cầu cơ bản của con người được đáp ứng thì nhu cầu cao hơn của con người cũng sẽ xuất hiện. Vì vậy, khi nhu cầu cơ bản của người dân tại xã Sơn Lễ được đáp ứng thì cũng sẽ xuất hiện nhu cầu cao hơn trong đó có nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe. Qua đây cho ta biết rằng đời sống người dân xã Sơn Lễ qua các năm đang ngày càng được cải thiện hơn.
Trong các năm 2006 – 2010 toàn xã đã làm thủ tục cấp phát bảo hiểm y tế cho 100% nhân khẩu cho hộ nghèo. Tuy nhiên, số lượt người nghèo khám chữa bệnh chỉ chiếm 1/3 số ngươi nghèo. So với hộ không nghèo thì hộ nghèo tham gia khám bảo hiểm y tế nhiều hơn. Hộ không nghèo chủ yếu khám ở cơ sở y tế tư nhân.
“ Đối tượng là trẻ em dưới 6 tuổi được các bậc phụ huynh quan tâm mỗi khi uống vắc xin, tiêm phòng các phụ huynh đưa các em đến đầy đủ.
Người nghèo có BHYT thì chỉ khi có bệnh, ốm đau họ mới đến khám và xin thuốc”
( Phỏng vấn sâu bà L.T.H – Cán bộ y tế Sơn Lễ)
Đối với các hộ nghèo được cấp thẻ BHYT miễn phí họ chỉ sử dụng thẻ khi ốm đau thì ra trạm khám và xin thuốc. Do địa bàn xã rộng, một số xóm có địa hình phức tạp đi lại khó khăn nên chỉ khi bệnh nặng thì mới đi khám, ốm nhẹ thì họ không đi khám.
“ Gia đình tôi được cấp thẻ BHYT nhưng năm nay chưa đi khám lần nào, bệnh nặng mới đi khám và xin thuốc, chứ mua thuốc ngoài không có tiền”
(Phỏng vấn sâu bà H.T.T làm nông nghiệp –xóm 3- Sơn Lễ)
Đối với những hộ cận nghèo, khi mua thẻ BHYT được giảm 80% nhưng tỷ lệ người mua ít chỉ có một số người ốm đau thường xuyên thì họ mới mua thẻ. Họ chưa coi trọng việc mua thẻ để dự phòng khi ốm đau mặc dù chỉ phải đóng lệ phí 20% vì kinh tế khó khăn phải chi tiêu nhiều khoản khác nên họ chưa có điều kiện mua thẻ BHYT dự phòng. Còn các hộ khác có điều kiện hơn thì tham gia mua BHYT để dự phòng. Thường thì họ khám và mua thuốc ở cơ sở y tế tư nhân vì thuận tiện và nhanh hơn.
“ Tôi không mua thẻ BHYT khi có bệnh tôi thường đi mua thuốc ở quầy thuốc gần nhà tôi thấy tiện hơn đỡ phải làm các thủ tục”
( Phỏng vấn sâu bà L.X H Làm buôn bán–xóm 3- Sơn Lễ)
Trong chính sách này phụ nữ và trẻ em được tạo điều kiện nhiều hơn so với nam giới nhưng vẫn chưa thu hút được sự tham gia tích cực của phụ nữ vào khám chữa bệnh, chăn sóc sức khỏe. Nguyên nhân là điều kiện kinh tế hạn chế phải lo làm ăn đảm bảo cho cả gia đình no đủ nên nhiều khi chưa quan tâm đến vấn đề khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe định kỳ. Nguyên nhân này được người dân đưa ra phù hợp với lí thuyết nhu cầu của Maslow giải thích vì thế đòi hỏi con người phải hành động để thỏa mãn nhu cầu đó. Nam giới ít đi khám bệnh tại trạm xá vì họ ít ốm đau hơn, khi họ ốm đau nhẹ
thì họ vẫn phải đi làm việc kiếm sống, ít có điều kiện quan tâm đến sức khoẻ, bản thân họ cũng không muốn đi khám bệnh ở trạm y tế.
Qua việc thực hiện chính sách này cho thấy: Nhìn chung người dân chưa tích cực tham gia vào thực hiện chính sách hỗ trợ y tế. Vì nhiều lý do khác nhau mà nam giới và nữ giới đều tham gia ít. Mặc dù cán bộ y tế có thái độ phục vụ tốt, quan tâm đên người dân. Một số lí do được người dân đưa ra là:
“ Tuy gia đình tôi được cấp thẻ BHYT nhưng rất ít đi khám bởi vì thuốc miễn phí nên không thể là thuốc tốt được, mà thật là tôi thấy khi bị ốm