Thực hiện dự án đào tạo nghề cho người nghèo.

Một phần của tài liệu Sự tham gia của người dân trong quá trình thực hiện các chính sách và chương trình giảm nghèo tại xã sơn lễ hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 72 - 75)

- 2.3.1.2 Các chương trình, dự án giảm nghèo

b, Thực hiện dự án đào tạo nghề cho người nghèo.

Xã đã phối hợp với trung tâm đào tạo nghề, các ban ngành liên quan cấp Huyện, các hội, ban ngành xã như Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên…mở các lớp, các đợt tập huấn khuyến nông, khuyến lâm, chăn nuôi.

Chính sách này, người dân đã tham gia đề xuất nhu cầu của mình, họ đã định hướng cho phát triển kinh tế cho chính mình. Chính sự tham gia của người dân vào việc đề xuất nhu cầu của họ là một trong những nhân tố tạo nên hiệu quả của chính sách này. Xuất phát từ tình hình thực tiễn tại địa

phương áp dụng Khoa học kĩ thuật vào sản xuất nên người dân có nhu cầu được tập huấn cách sử dụng máy móc trong sản xuất, cách chăm sóc các loại cây trồng, vật nuôi mới. Vì vậy khi họp xóm người dân đã đề xuất nhu cầu của mình lên cán bộ xóm , xã tập hợp rồi gửi lên huyện xin mở các lớp tập huấn. Dự án thực hiện hoàn thành đạt đã được các mục tiêu đã đề ra.Qua dự án này người dân đã sử dụng thành thạo các loại máy móc hiện đại, Biết được quy trình chăm sóc các loại vật nuôi, cây trồng giống mới. Nhờ đó năng suất sản xuất tăng lên, đời sống người dân ổn định và phát triển hơn.

Năm 2010, xã đã tập huấn chuyển giao kĩ thuật cho nông dân 11 xóm với hơn 800 lượt người tham dự. Mở thêm 2 lớp tập huấn kĩ thuật thâm canh lúa cấy, kĩ thuật thâm canh lúa lai, kĩ thuật trồng và chăm sóc ngô đông, kĩ thuật trồng lạc, kĩ thuật trồng các cây bản địa (Trám đen, xoan ta, mây, keo…) Chăm sóc các vật nuôi, các bệnh thường gặp ở gia súc, gia cầm cho đối tượng là hộ nghèo

Dự án này phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của người dân tại địa phương. Bởi vì, những năm gần đây làm giống mới( lúa, ngô, lạc…) bà con nông dân chưa biết sự phát triển và cách chăm sóc giống mới mà vẫn theo kinh nghiệm truyền thống nên chưa đạt năng suất cao. Chính bà con đã đề nghị qua các cuộc họp dân là xã nên mở lớp tập huấn kĩ thuật sản xuất cho nhân dân để sản xuất đạt năng suất giống mới cao. Nắm bắt được nhu cầu đó xã đã tập hợp và mở các lớp tập huấn khuyến nông, khuyến lâm.

Giờ sản xuất hay sử dụng giống mới nên chúng tôi muốn được tập huấn kỹ thuật chăm sóc cho hiệu quả cao

( Phỏng vấn sâu Bà N.T.M Làm nông nghiệp Xóm 2- Sơn Lễ)

Dự án này xã đã tập hợp đơn và trình lên huyện xin mở một số lớp đào tạo nghề, tập huấn trồng trọt, chăn nuôi, mộc… đáp ứng cho sự phát triển của địa phương trên cơ sở nguồn lực sẵn có của địa phương là đất nông nghiệp rộng, núi rừng nhiều…

Quy trình thực hiện dự án đào tạo nghề cho người nghèo giai đoạn 2010-2020 được thực hiện như sau:

Bước 1: Phát đơn đăng kí nguyện vọng học nghề cho các hộ gia đình Bước 2: Tập hợp đơn

Bước 3: Trình danh sách đăng kí học các nghề lên huyện

Bước 4: Huyện tập hợp trình tỉnh để tổ chức các lớp dạy nghề tập trung tại một số xã.

Trong việc tham gia thực hiện dự án này thì tỷ lệ nam đăng kí tham gia học nghề mộc, thú y, chăn nuôi, trồng rừng nhiều hơn nữ. Tỷ lệ nữ đăng kí học nghề ít hơn và chủ yếu nghề trồng trọt và chăn nuôi.

Theo thống kê từ đơn đăng kí học nghề ở xã cho thấy tỷ lệ người đăng kí học các nghề giữa nhóm hộ nghèo và không nghèo tương đương nhau. Điều này cho thấy người dân địa phương đã nhận thức được tầm quan trọng của việc học nghề, tham dự các lớp tập huấn tại xã. Nên họ đã tích cực nói lên nhu cầu nguyện vọng của mình và tham gia các lớp học nghề. Dự án này bước đầu đã thành công, đã được sự ủng hộ của người dân địa phương vì nó rất phù hợp với nhu cầu của người dân, đáp ứng sự phất triển của địa phương vì nó phát huy được nguồn lực tại chổ. Vì thế dự án này sẽ có hiệu quả cao.

Ở dự án đào tạo nghề cho người nghèo thì người dân đã tích cực tham gia các lớp tập huấn. Họ đã ý thức được lợi ích khi tham gia các lớp tập huấn này. Vì thế họ đã tạo mọi điều kiện để tham dự các lớp tập huấn. Khi được hỏi phần lớn người dân trả lời đã áp dụng những kiến thức học được qua tập huấn thay cho việc sản xúât theo kinh nghiệm truyền thống thì thấy có chuyển biến tốt. Đối với những người dân không tham gia vào các dự án này họ vẫn giữ sản xuất theo kinh nghiệm truyền thống nên hiệu quả kinh tế chưa cao, đa số những hộ này là những hộ nghèo trong xã. Qua đây cho thấy chuyển biến kinh tế tốt lên đối với các hộ tích cực học hỏi và áp dụng những kiến thức khoa học kĩ thuật vào sản xuất.

Một phần của tài liệu Sự tham gia của người dân trong quá trình thực hiện các chính sách và chương trình giảm nghèo tại xã sơn lễ hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w