- 2.3.1.2 Các chương trình, dự án giảm nghèo
2.3.2 Đánh giá chung về các chính sách,chương trình giảm nghèo tại xã Sơn Lễ hiện nay.
tại xã Sơn Lễ hiện nay.
Các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo đã và đang thực hiện trên địa bàn xã Sơn Lễ hiện nay có các ưu điểm và hạn chế sau:
+ Ưu điểm:
Các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo cụ thể sát sâu với điều kiện thực tế của địa bàn , đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người dân, đặc biêt là đã thu được những kết quả nhất định nhằm ổn định đời sống của người dân nhất là người nghèo. Qua đó cho thấy sự quan tâm của Đảng và Nhà nước các cấp, chính quyền địa phương cũng như sự nổ lực cố gắng của chính những người dân trên địa bàn nói chung và người nghèo nói riêng.
Phần lớn đây là các chính sách, chương trình giảm nghèo được Nhà nước lên kế hoạch đến xã triển khai thực hiện nên sẽ rút ngắn được thời gian.
Đây là những chính sách, chương trình ưu tiên cho người nghèo tham gia nên sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho người nghèo có cơ hội thoát nghèo.
Các chính sách, chương trình giảm nghèo đa dạng vừa hỗ trợ trực tiếp vừa gián tiếp, vừa tạo điều kiện về vốn, kiến thức, điều kiện phát triển kinh tế cho người dân.
+ Nhược điểm:
Trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách, chương trình , dự án còn nảy sinh nhiều bất cập khiến cho kết quả thu được còn hạn chế.
Khi thực hiện của một số các chính sách chương trình , dự án còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố nên chưa đảm bảo đúng tiến độ như kế hoạch ban đầu.
Trong quá trình xây dựng kế hoạch ở một số chính sách , chương trình chưa có sự tham gia đóng góp ý kiến của người dân nên kế hoạch chưa sát thực tế, ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện kế hoạch.
Trình độ cán bộ quản lý tại địa bàn có nhiều hạn chế đã ảnh hưởng đến kết quả thu được của các chính sách chương trình, dự án giảm nghèo. Tư tưởng trông chờ, ỷ lại của một số người dân cũng là một hạn chế lớn.
+ Hiệu quả của việc thực hiện các chính sách, chương trình tại xã Sơn Lễ:
Qua các chính sách, chương trình giảm nghèo đã và đang thực hiện tại xã Sơn Lễ cho thấy: Phần lớn các chính sách và chương trình đã thu được hiệu quả tốt, đạt được hầu hết các mục tiêu đã đề ra. Một trong những nguyên nhân đạt được kết quả này là các chính sách, chương trình giảm nghèo đó đã thu hút được sự tham gia tích cực, chủ động của người dân trên địa bàn xã. Theo lí thuyết hành vi con người và môi trường xã hội thì hành vi con người xuất phat từ yếu tố bên trong cộng thêm sự tác động khách quan của môi trường xung quanh. Theo đó, khi các chính sách, chương trình giảm nghèo đó phù hợp với nhu cầu, khả năng tham gia của đa số người dân thì họ sẽ nổ lực hết mình, huy động được nguồn lực tại chổ nên sẽ nâng cao hiệu quả của các chính sách, chương trình đó. Chẳng hạn, Dự án làm đường bê tông: xuất phát từ nhu cầu của người dân, người dân tham gia lập kế hoạch dự án trình lên huyện xin thêm kinh phí. Nhận thức được lợi ích của việc làm đường bê tông, người dân trong xã đã đồng tình tham gia góp tiền và ngày lao động công ích để hoàn thành các đoạn đường thiết yếu phục vụ nhu cầu đi lại của chính người dân. Hay dự án đào tạo nghề cho người nghèo cũng nhờ có sự phù hợp với nhu cầu bức thiết của người dân tại xã là xu hướng người dân áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất( sử dụng máy móc, giống mới, phân hoá
học…) để nâng cao năng suất nhưng họ chưa được tiếp cận với phương thức sản xuất mới đó nên họ có nhu cầu được tập huấn các kĩ thuật sản xuất, chăn nuôi. Tự người dân đăng kí nhu cầu học nghề của mình, xã tập hợp rồi gửi lên huyện để mở lớp tập huấn. người dân đã tích cực tham gia các lớp tập huấn, học nghề( đào tạo nghề cho lao động nông thôn). Sau khi được tập huấn người dân đã biết cách sử dụng các loại máy phục vụ sản xuất một cách thành thạo, biết được cách chăm sóc các loại giống cây trồng mới ( lúa lai, ngô lai, lạc cao sản, keo…), các loại vật nuôi( bò lai, lợn…) các vụ thu hoạch năm 2009 và năm 2010 đạt sản lượng cao, hứa hẹn rằng đời sống nhân dân đang từng bước được nâng cao…Qua đó có thể khẳng định rằng: Sự tham gia tích cực chủ động của người dân vào việc thực hiện các chính sách, chương trình giảm nghèo tác động tích cực đến hiệu quả của các chính sách, chương trình đó.
“ Gần đây, thực hiện chính sách cho bà con nông dân vay vốn phát triển kinh tế, bà con hăng hái vay vốn, người thì đầu tư chăn nuôi, phân bón, trồng rừng…Những hộ gia đình vay vốn đã tìm cho mình cách sử dụng vốn phù hợp, hiệu quả. Số lượng đàn lợn và gia cầm tăng lên, lúa, ngô, lạc ngoài đồng do được bón thêm phân hữu cơ nên tốt, cho năng suất cao. Năm ngoái được mùa, năm nay cũng hứa hẹn sẽ được mùa, được giá nên bà con rất phấn khởi mức sống đang ngày càng được nâng cao”
( phỏng vấn sâu Nhóm cán bộ làm công tác giảm nghèo xã Sơn Lễ)
“Ở những chính sách, chương trình giảm nghèo phù hợp với khả năng, hoàn cảnh của người dân thì họ đăng kí tham gia đông, hiệu quả đạt được cao. Ngược lại những chính sách, chương trình khác người dân tham gia ít hơn, hiệu quả thấp hơ”( Phỏng vấn sâu: L.N.H- làm lâm nghiệp- xoms2- Sơn Lễ)
“Hiện nay tập huấn về trồng trọt thì người dân tham gia nhiều vì họ cho rằng cần thiết . Còn trồng rừng thì nhà nào có nhiều lao động, có phương tiện thì đăng ký còn lại họ không làm vì họ không chăm sóc và bảo vệ được”
“Vụ trước cày bằng một con trâu, nhưng chậm lắm làm một vụ lúa mất một tuần.Vừa rồi mua được một máy cày 15 triệu đồng xã hỗ trợ 8 triệu. Vụ vừa rồi dùng máy chỉ mất 2 ngày, nhanh và khỏe hơn nhiều”
(phỏng vấn sâu ông N.V T làm nông nghiệp– xóm 7-Sơn Lễ)
2.4 Thực trạng Sự tham gia của người dân trong quá trình thực hiện các chính sách và chương trình giảm nghèo tại các xã Sơn Lễ.
Sự tham gia của người dân vào việc thực hiện các chính sách và chương trình giảm nghèo được xem xét ở nhiều khía cạnh. Đó là sự tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chương trình, kế hoạch, thực hiện, giám sát, Chịu trách nhiệm và hưởng thành quả thu được.
Đối tượng người dân được đề cập đến trong đề tài này là người dân nói chung( gồm người nghèo và người không nghèo) bởi vì: Các chính sách, chương trình giảm nghèo ưu tiên cho hộ nghèo tham gia thực hiện nhưng do điều kiện thực tế tại xã Sơn Lễ là mức sống của người dân ít chênh lệch nên để thực hiện tốt mục tiêu XĐGN thì đi đôi với việc giảm nghèo là việc ngăn chặn nghèo mới và tái nghèo. Do vậy các chính sách, chương trình giảm nghèo hướng đến sự tham gia của tất cả người dân trên địa bàn xã.
Trong mỗi chính sách và chương trình giảm nghèo đề tài này đánh giá mức độ của sự tham gia, thành phần, cơ cấu của người dân tham gia.
2.4.1 Sự tiếp cận thông tin của người dân vế các chính sách và chương trình giảm nghèo
Hiện nay theo thống kê của Uỷ ban dân tộc miền núi những hình thức phổ biến thông tin về các chính sách chương trình, dự án hình thức được người dân ở các địa bàn trong cả nước tiếp cận nhiều nhất là thông qua các cuộc họp xóm, xã (95%) Tiếp là các thông tin cuộc họp, sinh hoạt đoàn thể (84%), thông qua loa truyền thanh (51%). Ngoài ra còn các kênh thông tin
khác như tivi, cán bộ đến từng nhà phổ biến trực tiếp, giấy phát về từng hộ gia đình, báo, tạp chí, hay đài…5
Các cuộc họp xóm, xã là hình thức phổ biến thông tin quan trọng nhất nhưng trung bình chỉ có khoảng 50 – 60 % người dân tham dự các buổi họp . Lý do chính là người dân thường bận làm các công việc nhà, công việc đồng áng họ chưa quan tâm đến việc họp xóm , xã phổ biến chính sách. Theo lý thuyết nhu cầu của Maslaw thì con người cần thão mãn trước tiên những nhu cầu cơ bản nhất như ăn, mặc, ở…rồi mới hướng tới thõa mãn nhu cầu cao hơn. Vì thế người dân tại xã Sơn Lễ đời sống còn khó khăn họ sẽ phải lo làm ăn no đủ họ mới có điều kiện để quan tâm các vấn đề khác như họp xóm. Mặt khác cơ sở vật chất thiếu thốn, nơi họp chật chội, nóng bức, trình độ và năng lực cán bộ còn hạn chế chưa thu hút được tất cả mọi người dân. Riêng các cuộc bình xét hộ nghèo thì người dân đi họp nhiều hơn do liên quan trực tiếp đến quyền lợi của họ.
Ban cán bộ xóm, xã đã dùng các biện pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia của người dân vào các cuộc họp xóm, xã như phạt tiền, trừ danh hiệu thi đua như gia đình văn hoá hay phải tự chịu thiệt thòi về quyền lợi nếu như không tham gia họp…Nhưng nhìn chung các biện pháp trên chưa thu được kết quả cao. Tuy nhiên tỷ lệ người tiếp cận thông tin về các chính sách, chương trình, dự án tăng lên qua các kênh thông tin như ti vi, loa đài, truyền thanh thông báo dán ở nhà hội quán trụ sở, nơi công cộng…
Tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận với các thông tin về chính sách chương trình dự án nhìn chung thấp hơn hộ không nghèo ở hầu hết các kênh thông tin. 5 ( Nguồn: báo cáo tổng hợp theo dõi nghèo có sự tham gia-2009 tại Tương Dương Nghệ An, do nhóm nòng cốt tại Nghệ An thực hiện gồm: các thành viên của UBND xã Lượng Minh, Phòng Lao Động Thương Binh và xã hội huyện, Hội Liên Hiệp Phụ Nữ huyện, Phòng thống kê, Phòng Công Thương huyện, Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Tỉnh, Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh, Ban Dân tộc Tỉnh và một số chuyên viên của các ban ngành liên quan cấp xã, huyện, tỉnh….).
Bảng 2: Bảng so sánh các hình thức tiếp cận thông tin về chính sách, chương trình giữa hộ nghèo và hộ không nghèo.
STT Các cách thức tiếp cận(kênh thông tin)
Hộ nghèo Hộ không nghèo Số phiếu Tỉ lệ% Số phiếu Tỉ lệ % 1 Thông qua tuyên truyền của loa
phát thanh xóm, xã 15 20.3 3 18.3
2 Cán bộ xóm, xã đến phổ biến tại các cuộc họp dân và đến trực tiếp gia đình
18 24.3 20 28.2
3 Hỏi qua bà con lối xóm 20 27 15 21.12
4 Tự tìm hiểu qua đài, báo,
truyền hình 10 13.5 14 19.7
5 Các kênh khác 11 14.9 9 12.7
6 Tổng 74 100 71 1oo
(Nguồn: Văn phòng xã Sơn Lễ
Nguồn thống kê từ phiếu điều tra 12/2010 tại các xóm 5 và 8 Sơn Lễ
Biểu đồ so sánh các hình thức tiếp cận thông tin về các chính sách, chương trình giảm nghèo giữa hộ nghèo và hộ không nghèo.
Ghi chú:
Các kênh thông tin khác Hỏi qua bà con lối xóm. Loa phát thanh xóm, xã.
Qua báo, đài, tivi.
Họp dân.
Qua Bảng thống kê trên cho thấy: Đối với hộ nghèo thì chủ yếu tiếp cận các chính sách, chương trình giảm nghèo qua các kênh thông tin hỏi qua bà con lối xom(27%). Cán bộ xóm, xã đến phổ biến tại các cuộc họp xóm và gia đình(24,3%). Thông qua tuyên truyền của lao phát thanh xóm, xã(20,3%) …Điều này cho thấy kênh thông tin được hộ nghèo tiếp cận nhiều nhất là kênh gián tiếp qua bà con lối xóm( không chính thức) tiếp đó mới là các kênh thông tin chính thức như qua họp xóm cán bộ phổ biến hay cán bộ trực tiếp đến nhàphổ biến.
Đối với hộ không nghèo: Tiếp cận các thông tin về chính sách, chương trình giảm nghèo tại địa phương nhiều nhất qua cán bộ xóm, xã đến phổ biến tại các cuộc họp dân và trực tiếp tại gia đình (28,2%). Tiếp đó là hỏi qua bà con lối xóm (21,1%). Tự tìm hiểu qua lao đài, báo truyền hình(19.7%). Điều này cho thấy kênh thông tin được hộ không nghèo tiếp cận nhất là qua cán bộ xóm, xã( kênh thông tin chính thức, đáng tin cậy) và người không nghèo có nhiều điều kiện tham gia họp dân tại các xóm cũng như có điều kiện tìm hiểu thông tin qua các nguồn quan trọng đáng tin cậy như sách, báo, truyền hình…Điều này cho thấy Sự tiếp cận thông tin của người dân tại xã
x x
---- - …..
Sơn Lễ qua rất nhiều nguồn dễ dẫn tới thông tin thiếu chính xác. Giữa hộ nghèo và hộ không nghèo tiếp cận các kênh thông tin với tỉ lệ khác nhau về các chính sách, chương trình giảm nghèo. Ở đây không có sự đồng nhất trong việc tiếp cận các thông tin qua kênh các cuộc họp xóm, xã. Đây là kênh thông tin trực tiếp có sự phản hồi nên sẽ hiệu quả hơn cả. Điều này tác động đến việc tham gia thực hiện các chính sách và chương trình giảm nghèo của hộ nghèo và hộ không nghèo. Tiếp cận thông tin đúng thì sẽ nhận thức đúng từ đó thực hiện đúng và đạt hiệu quả cao và ngược lại.