Chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động

Một phần của tài liệu Sự tham gia của người dân trong quá trình thực hiện các chính sách và chương trình giảm nghèo tại xã sơn lễ hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 68 - 72)

- 2.3.1.2 Các chương trình, dự án giảm nghèo

g. Chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động

Xã đã có các chính sách phát triển kinh tế trang trại, cơ sở sản xuất, tạo việc làm tại chổ cho người lao động, hỗ trợ phát triển chăn nuôi trồng rừng.

Tranh thủ các chương trình hỗ trợ của cấp trên trong việc thực hiện chính sách giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, tư vấn định hướng cho

các hộ gia đình tạo ra sức mạnh toàn dân để giảm nghèo, phát triển kinh tế, Phát động phong trào quyên góp vì người nghèo tham gia chương trình xây dựng nhà đại đoàn kết cho gia đình nghèo. Thực hiện chính sách hỗ trợ giống vật nuôi cho người dân (cụ thể là nuôi bò lai). Mỗi hộ mua bò lai đẻ nuôi được hỗ trợ 5 triệu đồng, mỗi xóm có chỉ tiêu là 10 hộ. Người dân đã làm thủ tục xin cấp vồn mua bò đẻ nuôi. Họ dùng 1 phần đất sản xuất đẻ trồng cỏ phát triển chăn nuôi.Hiện nay toàn xã có gần 100 hộ đăng kí nuôi bò lai. Trong số các này có cả hộ nghèo và hộ không nghèo

Chính sách hỗ trợ nông dân mua các loại máy phục vụ sản xuất (máy cày, máy gặt, máy tuốt ngô). Riêng máy cày hầu như mỗi xóm đều được hỗ trợ 20 triệu đồng/1 máy, phần còn lại người mua phải tự chịu còn máy gặt đến nay hầu hết các gia đình sản xuất nông nghiệp đều có, ngoài số máy được Nhà nước hỗ trợ một phần nhìn chung người dân đã tự mua sắm được vì giá thành phù hợp. Máy tuốt ngô được hỗ trợ mỗi xóm 5 máy, các gia đình thay phiên nhau sử dụng.

Đây là chính sách phù hợp, thiết thực với người dân tại địa phương nên đã thu hút mạnh mẽ sự tham gia thực hiện của người dân. Kết quả đạt được cao , phần lớn người dân có máy phục vụ sản xuất nhằm giảm bớt sức lao động của con người tăng hiệu quả kinh tế. Kể cả hộ nghèo và hộ không nghèo đều tham gia tích cực vào chính sách này:

Thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất người dân đều tham gia tích cưc trong việc mua giống lúa, ngô, lạc… được Nhà nước hỗ trợ một phần họ đã mua giống mới, mua các loại máy phục vụ sản xuất, máy đắt tiền được hỗ trợ một phần kinh phí và kéo dài thời hạn trả tiền.

Việc tạo công ăn việc làm cho người lao động thì nhóm người nghèo do ít đất sản xuất phải đi kiếm thêm nghề phụ làm ăn nên khi triển khai chính sách này đồng thời với việc khuyến khích phát triển các mô hình trang trại trên địa bàn và đưa người lao động vào làm ở đó thì người nghèo hăng hái tham gia. Đặc biệt trong trang trại nuôi lợn ở xóm 3 Sơn Lễ thì phần lớn lao

động là những người nghèo. Vì công việc phù hợp nên tỷ lệ nữ trong trang trại chiếm hơn ½ tổng số lao động của trang trại. Trang trại hoạt động đã giải quyết việc làm cho 30 lao động trong toàn xã, tạo thêm thu nhập cho rất nhiều hộ nghèo.

Chính sách tạo công ăn việc làm cho người lao động mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu của người dân. Ngoài ra, bất cập khi thực hiện chính sách này là: Người dân trong xã chủ yếu làm nông nghiệp nên khi chưa đến mùa màng thì thời gian rổi nhiều họ có thể đi xin việc làm ở các nơi khác hoặc các trại chăn nuôi trong xã, khi đến mùa họ phải về làm mùa nên những chủ sử dụng lao động không muốn nhận những lao động này do họ không cam kết làm việc thường xuyên và lâu dài. Vì vậy hiệu quả của chính sách tạo công ăn việc làm cho người lao động bị hạn chế.

Nhìn chung, nhóm người nghèo và người không nghèo đều tích cực tham gia vào chính sách này. Tuy nhiên có sự khác biệt ở hai nhóm này ở mức độ của sự tham gia. Nếu nhóm người không nghèo thực hiện mua( có hỗ trợ một phần kinh phí) các loại máy lớn, đắt tiền thì các hộ nghèo phải mua góp với nhau khoảng 3-4 người mua dùng chung một máy để đỡ tốn tiền.

“ Những hộ kinh tế khá giả họ mua một mình một máy, còn chúng tôi mua 4 người một máy(máy cày, tuốt…) máy gặt 1,2 triệu đồng/ 1cái nên hộ nghèo mới có thể mua mỗi người một máy. Có máy thì nhanh hơn, mình lại đỡ tốn sức hơn”.

( Phỏng vấn sâu Ông N.H.T Làm nông nghiệp xóm 8- Sơn Lễ)

2.4.2.2 Thực hiện các chương trình - dự ángiảm nghèoa, Thực hiện dự án tín dụng ưu đãi hộ nghèo. a, Thực hiện dự án tín dụng ưu đãi hộ nghèo.

Trong năm 2009 toàn xã có gần 12 lượt hộ nghèo được vay vốn xoá đói giảm nghèo với tổng nguồn vốn được vay gần 120 triệu đồng.

Theo điều tra của các cán bộ làm công tác giảm nghèo của xã cho thấy thì hầu hết các hộ nghèo trong toàn xã vay vốn thông qua Hội Phụ Nữ và Đoàn Thanh Niên (Đoàn Thanh Niên cử một số người phụ trách thủ tục vay

vốn và đi thu lãi hàng tháng, còn cơ bản vẫn là Hội Phụ Nữ). Theo kinh nghiệm của các chương trình , dự án xoá đói giảm nghèo của các nước đầu tư vào Việt Nam thì hiệu quả cao nhất là khi phụ nữ trong gia đình đứng ra vay vốn. Họ sử dụng vốn vay này để phát triển kinh tế gia đình. Phụ nữ biết tính toán, có trách nhiệm cao với gia đình nên sẽ đem lại hiệu quả sử dụng vốn cao . Mặt khác khi hội phụ nữ tổ chức cho vay vốn thì hiệu quả kinh tế từ các mô hình xoá đói giảm nghèo sẽ cao hơn . Hội đã biết cách quản lí và phát triển nguồn vốn phù hợp. Hội Phụ Nữ xã đã gây được nguồn vốn riêng khoảng 20 triệu đồng, trợ giúp cho một số hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn được vay không lãi .

Vay được vốn là một việc sử dụng nguồn vốn có hiệu quả lại là một việc hết sức quan trọng. Nhiều hộ nghèo khi vay vốn về không đầu tư làm ăn mà mua sắm các vật dụng và lại mang nợ, họ đã nghèo lại nghèo thêm. Nhiều hộ làm ăn không biết cách không tính toán dẫn đến thua lỗ. Vì thế, khi cho người nghèo vay vốn các cơ quan đoàn thể phải có trách nhiệm, hướng dẫn cho họ cách làm ăn khoa học, có tính toán. Như vậy mới đạt hiệu quả cao của nguồn vốn góp phần vào công tác giảm nghèo.

Ngoài vốn ưu đãi cho hộ nghèo, xã còn phối hợp, tạo điều kiện cho các hộ dân trong xã có nhu cầu phát triển kinh tế, được vay vốn với lãi suất thấp phù hợp và số vốn nhiều hơn. Nhiều hộ đã dùng nguồn vốn hiệu quả làm giàu chính đáng.

Trong việc thực hiện chính sách này phụ nữ tham gia tích cực hơn so với nam giới. Bởi vì phụ nữ trong các gia đình giữ “ Tay hòm chìa khóa” Họ quản lý chi tiêu dù các quyết định quan trọng trong gia đình, nam giới đóng vai trò chủ chốt. Hơn nữa phụ nữ biết cách tính toán chi tiêu, khi họ đứng ra vay vốn thì họ có thể sử dụng nguồn vốn đó vào phát triển kinh tế gia đình họ biết tính toán nên sẽ đưa lại hiệu quả cao hơn. Thêm vào đó là hội phụ nữ chịu trách nhiệm cho các thành viên vay vốn đây là một điều kiện rất quan trọng tạo điều kiện cho người phụ nữ có quyền vay và sử dụng nguồn vốn đó.

Song song với hoạt động này hội phụ nữ còn tiến hành tổ chức hoạt động tập huấn sử dụng nguồn vốn hiệu quả cho các hộ gia đình vay vốn tham gia tập huấn các kĩ thuật sản xuất nên sẽ tăng hiệu quả thực hiện chính sách tín dụng.

Năm 2009 vừa qua Liên chi Hội Phụ Nữ xã phối hơp với Ngân hàng chính sách huyện Hương Sơn đã tổ chức cho các thành viên của hội vay vốn phát triển kinh tế đồng thời liên kết các bộ khuyến nông Huyện tổ chức tập huấn kỹ thuật sản xuất cho chị em phụ nữ trong xã chị em rất phấn khởi. Hội tin rằng trong đợt vay vốn này chị em sẽ phát huy có hiệu quả nguồn vốn vay. Trong số đó chúng tôi đã đặc biệt ưu tiên đến các chị em thuộc hộ nghèo vay vốn lãi thấp hơn. Động viên chị em làm ăn.”

(Phỏng vấn sâu bà L.T.H- hội trưởng hội phụ nữ xã Sơn Lễ)

“Tôi thuộc hộ nghèo xã năm vừa qua tôi vay được 5 triệu đồng với lãi 0,56%/ năm, đầu tư mua 3 con lợn nuôi làm giống, một năm xuất 3 lứa lợn con được giá nên cũngcó lãi

( Phỏng vấn sâu bà H.T.T.H làm nông nghiệp, chăn nuôi xóm 3-Sơn Lễ) Với những ưu thế vốn có của mình, người phụ nữ xã Sơn Lễ đã tích cực tham gia thực hiện dự án tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, bước đầu cho thấy đã đạt được hiệu quả cao. Ỏ đây người vay vốn tự xây dựng cho mình mô hình phát triển kinh tế phù hợp vì thế họ có trách nhiệm cao hơn với vốn mình vay. Hội phụ nữ đã xây dựng mô hình kết hợp giữa việc cho hội viên vay vốn đồng thời tập huấn cho họ kiến thức sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả.

Một phần của tài liệu Sự tham gia của người dân trong quá trình thực hiện các chính sách và chương trình giảm nghèo tại xã sơn lễ hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w