Nguyên nhân và giải pháp

Một phần của tài liệu Sự tham gia của người dân trong quá trình thực hiện các chính sách và chương trình giảm nghèo tại xã sơn lễ hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 102 - 115)

D – Cơ sở hạ tầng

E Nguyên nhân và giải pháp

12. Nguyên nhân chính nào đã khiến gia đình trở nên nghèo?

13. Khó khăn chính mà gia đình gặp phải trong quá trình phấn đấu thoát nghèo, phát triển kinh tế?

14. Ông, bà có biết gì về chính sách, Chương trình, dự án giảm nghèo được triển khai ở địa phương không?(nếu có, bằng cách nào?)

15. Gia đình đã được hưởng những chính sách hỗ trợ nào của nhà nư- ớc?

16. Hiện tại gia đình ông, bà huy động được sự hỗ trợ về vật chất, tinh thần từ nguồn nào để gia đình thoát nghèo không?( Ghi rõ nguồn vay cách thức hỗ trợ cụ thể)

17. Hiện nay ông, bà dùng các khoản tiền vay được để làm gì ?

18. Hiện tại gia đình ông, bà có dự định gì để gia đình thoát nghèo và phát triển kinh tế?

19. Ông, bà có hài lòng với chính sách, chương trình hỗ trợ hộ nghèo của nhà nước đợc triển khai tại điạ phương không ? Nếu không, tại sao không?

20. Trong thời gian tới ông, bà có kiến nghị gì với UBND xã để hỗ trợ hộ nghèo nói riêng, hỗ trợ nhân dân phát triển kinh tế nói chung ?

21. Kiến nghị gì đối với hội phụ nữ xã để hỗ trợ nhân dân phát triển kinh tế giảm nghèo?

22. Thời gian tới ông, bà có kiến nghị gì đối với quỹ tín dụng địa ph- ương để hỗ trợ nhân dân phát triển kinh tế và giảm nghèo ?

23. Thời gian tới ông, bà có kiến nghị gì đối với nhà nước để hỗ trợ nhân dân phát triển kinh tế và giảm nghèo ?

Nội dung chính của các cuộc phỏng vấn sâu cán bộ công tác giảm nghèo, các xóm trưởng, cán bộ xã.

1. Xin ông, bà cho biết thực trạng đời sống nhân dân xã trong những năm vừa qua?

2. Xin ông ,bà cho biết tỷ lệ hộ nghèo của xã trong những năm qua ? 3. Xin ông, bà cho biết những khó khăn chính mà người dân gặp phải trong quá trình phát triển kinh tế?

4. Xin ông, bà hãy cho biết các chính sách chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế để giảm nghèo đã và đang được triển khai tại địa phương là gì ?

5. Xin ông, bà cho biết cách thức phổ biến các chính sách chương trình đó đến người dân như thế nào ?

6. Ông, bà hãy cho biết tình hình người dân tham gia vào các chính sách, chương trình giảm nghèo tại địa phương như thế nào?

7. Ông bà hãy cho biết các ban ngành, đoàn thể, các cán bộ xóm, xã có vai trò như thế nào trong việc thúc đẩy sự tham gia của người dân ?

8. Xin ông, bà cho biết các lý do mà người dân tham gia vào các chính sách, chương trình giảm nghèo phát triển kinh tế là gì?

9. Ông bà hãy cho qua các chính sách, chương trình đã và đang thực hiện, ông bà đánh giá gì về hiệu quả đạt được cũng như tính bền vững của các chính sách, chương trình nói trên.?

Phụ lục II Biên bản phỏng vấn sâu Phỏng vấn sâu chú N.H.T Nghề: Nông nghiệp Tuổi: 47 Thời gian: 24-2-2011

Địa điểm: Xóm 8- Sơn Lễ- Hương Sơn- Hà Tĩnh Người phỏng vấn:Dương Thị Thơ ( NV CTXH) NV CTXH: chào hỏi, tự giới thiệu về mình. Chú N.H.T: chào hỏi.

NV CTXH: Chú có thể cho cháu biết tình hình thu nhập của gia đình chú trong năm 2010?

Chú: Gia đình chú làm ăn nông nghiệp cả, thu nhập cũng trung bình. Năm 2010 được mùa nên thu nhập tăng hơn năm ngoái, mua sắm được một số đồ dùng và mua xe cho con đi học.

NV CTXH: gia đình chú có thuộc hộ nghèo xếp loại của địa phương không?

Chú: Năm nay gia đình chú được công nhận là hộ cận nghèo chứ không phải hộ nghèo.

NV CTXH: Năm 2010 gia đình chú có phải vay nợ không?

Chú: Có chứ, đầu tư phân bón cũng phải vay nợ đến mùa thu hoạch mới trả, năm nay phải vay để nuôi bò lai.

NV CTXH: Gia đình chú thường vay nợ ở những nguồn nào?

Chú: Gia đình chú thường vay nợ phân bón ở quán gần nhà, còn vay nợ Ngân hàng chính sách xã hội chính sách để mua bò lai nuôi.

NV CTXH: Gia đình chú có nhiều đất đai không ạ?

Chú: Đất vườn thì nhiều nhưng không trồng được nhiều vì là đất đá cứng. Ruộng thì khoảng 4 sào, làm khoán thêm 2 sào nửa. Được mùa thì không phải mua lúa gạo vì giai đình chú có 6 người ăn.

NV CTXH: Gia đình chú có mấy con đang đi học ạ?

Chú: Tôi có 3 cháu, cháu lớn đang học cao đẳng kỉ thuật tại Ninh Bình, cháu thứ 2 học lớp 11, cháu thứ 3 đang học lớp 9.

NV CTXH: Gia đình chú gặp khó khăn gì khi phát triển kinh tế? Chú: Nói chung, gia đình sản xuất nông nghiệp nhưng đất đai ít nên mất mùa là phải mua gạo ăn. Gia đình chỉ có 2 lao động chính là tôi và vợ tôi, đất đai khô cằn, cây trồng vật nuôi cũng hay bị bệnh nên cũng khó khăn.

NV CTXH: Chú có biết gì về chính sách hỗ trợ người dân phát triển kinh tế được triển khai ở địa phương không?

Chú: Có chứ, có các chương trình cho vay vốn, phát triển sản xuất, tập huấn đào tạo nghề, khuyến khích người dân đi trồng rừng.

NV CTXH: Gia đình chú đã nhận được các chính sách hỗ trợ nào của nhà nước?

Chú: Năm ngoái, gia đình tôi thuộc hộ nghèo được cấp thể BHYT, con tôi đi học được làm đơn miễn học phí. Vào dịp tết và giáp hạt được quà tết và gạo cứu đói, được vay vốn với lãi suất 0.5%/ năm của Ngân hàng chính sách xã hội.

Năm nay là hộ cận nghèo nhưng vẫn được hỗ trợ vay với lãi suất thấp và tham gia các lớp tập huấn sản xuất, mua giống mới được hỗ trợ 1/3 giá tiền.

NV CTXH: hiện tại, gia đình chú có dự định gì để phát triển kinh tế gia đình?

Chú: Tôi đã vay được 7 triệu đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội mua 2 con bò lai nuôi, dự tính năm sau bán đi rồi mua con nhỏ hơn thì lời được khoảng 5 triệu đồng.

NVCTXH: Chú biết thông tin về các chính sách, chương trình giảm nghèo được triển khai tại địa phương qua kênh nào?

Chú: Tôi đi họp xóm thì cán bộ xóm thông báo, một số chính sách thì tôi hỏi qua bà con lối xóm, chính sách nào phù hợp với điều kiện gia đình thì tôi tham gia thực hiện không thì thôi.

NV CTXH: Khi tham gia bình xét hộ nghèo theo chú nhận xét cách nào được người dân đồng tình nhất?

Chú: Tôi thường đi họp xóm, tôi thấy khi họp để bình xét hộ nghèo tôi thấy mọi người đi đông đủ hơn bởi vì dân ta thấy liên quan đến quyền lợi của mình thì mọi người tahm gia thôi. Cách thường được mọi người đồng tình là ngoài những người quá khó khăn, còn những người ngang bằng nhau thì thường năm nay hộ này được vào danh sách hộ nghèo thì năm sau hộ khác được công nhận hộ nghèo.

NV CTXH: Gia đình chú có tham gia mua thẻ BHYT không?

Chú: Gia đình tôi có Bà ngoại hay ốm đau nên chỉ mua thẻ BHYT cho Bà ngoại thôi. Thấy năm ngoái được cấp thẻ BHYT miễn phí nhưng cũng không ai đi khám lần nào cả nên năm nay hộ cận nghèo được giảm 80% phí nhưng cũng không mua nửa.

NV CTXH: Tại địa phương chú có tham gia chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo nay không?

Chú: Nói chung, các chính sách giảm nghèo đồng thời là chính sách phát triển kinh tế xã hội tại xã giảm nghèo đồng thời là các chính sách khuyến khích các hộ gia đình phát triển kinh tế. Tôi cũng tham gia vay vốn ưu đãi để phát triển chăn nuôi, mua các loại máy móc phục vụ sản xuất, các giống cây trồng mới như lạc cao sản, ngô lai…

NV CTXH: Theo chú thấy người dân trong xã có tích cực tham gia các chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế để giảm nghèo không ạ? Chú: Theo tôi thấy thì một số chính sách phù hợp với nhu cầu người dân thì họ tham gia đông như dự án tín dụng, ưu đãi , đào tạo nghề, mua máy phục vụ sản xuất…Ngược lại một số chính sách triển khai xuống địa phương nhưng họ thấy không có nguồn lực thực hiện thì họ cũng không đăng kí tham gia.

NV CTXH: Theo chú việc tham gia các chính sách, chương trình, dự án thì người nghèo tham gia tích cực hơn hay những người nghèo tham gia tích cực hơn a?

Chú: Nhìn chung, tôi thấy những hộ nghèo thì họ gặp khó khăn về vốn, ít lao động, ít đất đai nên nhiều khi họ không có điều kiện tham gia thực hiện các chính sách, chương trình phát triển kinh tế để giảm nghèo. Như chương trình trồng rừng sản xuất thì hộ nào có nhiều lao động, gần rừng hơn thì đăng kí tham gia, còn lại không tham gia.

NV CTXH: Trong chính sách mua máy phục vụ sản xuất thì người dân tham gia như thế nào ạ?

Chú: Những hộ kinh tế gia đình khá giả họ mua một người một máy, còn chúng tôi bốn người một máy( máy cày, máy tuốt….) máy gặt 1.2 triệu/ cái nên hộ nghèo mới có thể mua mỗi người mỗi máy. Có máy mình lại nhanh hơn và đỡ tốn sức hơn..

NV CTXH: Trong những năm gần đây có những chương trình, dự án nào tự người dân trong xã xây dựng và thực hiện không ạ?

Chú: Có chứ, có dự án làm đường bê tông, người dân ở một số xóm trong xã đã xây dựng kế hoạch xin thêm kinh phí ở huyện sau đó bà con góp tiền, ngày công tự làm đường, làm được 3 đoạn đường thiết yếu khoảng 7km.

NV CTXH: Chú có thể đánh giá hiệu quả về dự án làm đường bê tông không ạ?

Chú: Giờ có đường bê tông để đi lại, đi làm đồng không vất vả lắm nửa. Trước đây mùa mưa đi làm đồng vất vả lắm, đường lầy lội, người đi lại đều khó khăn chứ chưa nói đến mùa thu hoạch chở lúa, ngô, lạc…Về nhà thì phải chở nhiều lần hơn vì mỗi lần chở được ít.

Phụ lục III Biên bản phỏng vấn sâu

Phỏng vấn sâu Bác: V.T.N

Địa chỉ: xóm 1 Sơn Lễ- Hương Sơn- Hà Tĩnh Chức vụ: Làm cán bộ công tác xóa đói giảm nghèo Tuổi: 50

Thời gian: 20-12-2011

Địa điểm: xóm 1 Sơn Lễ- Hương Sơn- Hà Tĩnh Người phỏng vấn: Dương Thị Thơ( NV CTXH)

NV CTXH: Cháu chào bác!Cháu xin giới thiệu cháu là sinh viên ngành CTXH Trường Đại Học Vinh, Cháu làm đề tài về : “ Sự tham gia của người dân trong quá trình thực hiện các chính sách và chương trình giảm nghèo tại xã Sơn Lễ- Hương Sơn- Hà Tĩnh”.

Bác có thể trao đổi với cháu một vài thông tin liên quan đến công tác XĐGN được không ạ?

Bác: Được cháu à, tôi rất sẵn lòng có gì cháu cứ trao đổi.

NV CTXH: Dạ, cháu xin cảm ơn bác.Xin bác cho biết thực trạng đời sống nhân dân trong xã trong những năm vừa qua?

Bác: Trong những năm gần đây đời sống nhân dân được nâng cao, sản xuất phát triển hơn trước, nhu cầu của người dân được đáp ứng nhiều hơn. Song, một số xóm ở trong xã tỉ lệ hộ nghèo vẫn còn cao, giao thông đi lại ở đó khó khăn hơn. Tỉ lệ hộ nghèo chung của xã là 36%(năm 2010).

NV CTXH: Bác cho biết những khó khăn mà người dân gặp phải trong quá trình phát triển kinh tế là gì?

Bác: Sơn Lễ là xã miền núi nên trong phát triển kinh tế người dân gặp không ít khó khăn như giao thông đi lại, thời tiết diễn biến thất thường, bệnh tật xảy ra thường xuyên, thiếu vốn và kiến thức sản xuất.

NV CTXH: Xin bác cho biết các chính sách, chương trình phát triển kinh tế để giảm nghèo đã và đang thực hiện tại địa phương?

Bác: Xã miền núi nên có nhiều chính sách, chương trình khuyến khích phát triển kinh tế để giảm nghèo. Chính sách ưu đãi về y tế, giáo dục, hỗ trợ làm nhà ở, XKLĐ, tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, làm đường giao thông, đào tạo nghề hỗ trợ sản xuất…vv

NV CTXH:Xin bác cho cháu biết các cách thức phổ biến các chính sách, chương trình đến người dân như thế nào ạ?

Bác: Triển khai các chính sách, chương trình giảm nghèo thông qua họp dân, cán bộ đến trực tiếp tại nhà, phổ biến qua loa truyến thanh của xã.

NV CTXH: Bác cho biết tình hình người dân tham gia vào các chính sách, chương trình giản nghèo tại địa phương như thế nào? Nguyên nhân là gì?

Bác: Tùy vào chính sách, chương trình mà mức độ tham gia của người dân là khác nhau, cơ cấu tham gia cũng khác nhau.

ở chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo thì người dân tham gia nhiều, thu được hiệu quả cao nhất, Hội Phụ Nữ chủ trì vay vốn đã phát huy hiệu quả nguốn vốn vay.Ở chính sách trồng rừng sản xuất thì thu hút được những hộ có nhiều lao động, có vốn và phương tiện đi lại tham gia, đây chủ yếu là các hộ không nghèo tham gia. Còn một sồ chính sách như khuyến khích đi XKLĐ thì ít được người dân hưởng ứng nên hiệu quả đạt được chưa cao.

NV CTXH: Xin bác cho biết các ban ngành đoàn thể có vai trò gì trong việc thúc đẩy người dân tham gia vào các chính sách, chương trình giảm nghèo.

Bác: Nhìn chung các cán bộ địa phương đã nổ lực trong mọi công việc. Trong việc XĐGN các cán bộ XĐGN xã đã phổ biến tới chính sách của người dân, khuyến khích người dân tham gia. Các xóm trưởng là những người được cán bộ XĐGN chúng tôi tập huấn để giúp người dân tiếp cận các chính sách, chương trình giảm nghèo.

Các chi hội như Hội Phụ Nữ, Đoàn Thanh Niên cũng góp phần tích cực thúc đẩy người dân tham gia phát triển kinh tế để giảm nghèo. Nhờ sự thúc đẩy của Đoàn Thanh Niên mà chương trình trồng rừng sản xuất được nhiều người dân và Đoàn Thanh Niên thực hiện.

NV CTXH: Bác có thể cho biết động lực nào thúc đẩy người dân tham gia vào các chính sách, chương trình giảm nghèo ở địa phương?

Bác: Những chính sách, chương trình liên quan đến quyền lợi của người dân, người dân được hưởng thành quả cao thì họ sẽ tham gia, những công trình công cộng tại xã cũng tích cực hưởng ứng như đợt làm 3 đoạn đường bê tông trong xã thì người dân không những góp ngày công lao động mà còn góp cả tiền vào để hoàn thành các đoạn đường đó.

NV CTXH: Dự án làm đường bê tông do nhà nước xây dựng hay tại địa phương xây dựng thưa bác?

Nhận thấy một số đoạn đường thiết yếu cần phải bê tông hóa nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, chúng tôi đã họp dân và xây dựng dự án này. Dự án thành công nhằm tạo thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển nông sản của người dân.Từ đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, XĐGN cho người dân trên địa bàn xã.

NV CTXH: Qua các chính sách, chương trình đã và đang thực hiện, bác đánh giá gì về hiệu quả đạt được cũng như tính bền vững của nó?

Bác: Nhìn tổng thể thì các chính sách đã và đang thực hiện đạt hiệu quả tương đối cao. Một số chính sách, chương trình có sự đồng tình hưởng ứng của người dân thì tiến độ nhanh và hiệu quả cao. Các chính sách,chương trình giảm nghèo không đơn thuần hỗ trợ người dân thoát nghèo mà còn trang bị cho họ những kiến thức phát triển kinh tế, tiếp cận dịch vụ dân sinh. Nhiều gia đình thuộc hộ nghèo nhờ có chính sách vay vốn phát triển kinh tế, biết cách làm đến nay nhiều hộ đã thoát nghèo vươn lên làm giàu chính đáng.Bên cạnh kết quả đạt được thì còn tồn tại một số hạn chế như ở một số chính sách, chương trình chưa được sự ủng hộ của người dân, người dân tham gia ít nên

hiệu quả chưa cao như chính sách hỗ trợ về Y Tế, chính sách khuyến khích XKLĐ. Một số chính sách, chương trình chư thu hút được sự tham gia đồng đều của cả nam giới và nữ giới, hộ nghèo và hộ không nghèo.

NV CTXH: Theo bác, các giải pháp mà chính quyền địa phương đưa ra để thúc đẩy sự tham gia của người dân vạo việc thực hiện các chính sách,

Một phần của tài liệu Sự tham gia của người dân trong quá trình thực hiện các chính sách và chương trình giảm nghèo tại xã sơn lễ hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 102 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w