1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN trung quốc

169 417 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 169
Dung lượng 2,42 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH LƯU THỊ KIM SỰ HÌNH THÀNH KHU MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN - TRUNG QUỐC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ VINH, 2010 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 170 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH LƯU THỊ KIM SỰ HÌNH THÀNH KHU MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN - TRUNG QUỐC CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ THẾ GIỚI MÃ SỐ: 60.22.50 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Văn Ngọc Thành VINH, 2010 171 Lời cảm ơn Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới tất cả các thầy, cô giáo trong Khoa Lịch sử - Đại học Vinh, những người đã truyền thụ và mở mang cho Tôi những kiến thức quan trọng và quý báu trong suốt những năm của chặng đường cao học. Lời cảm ơn đặc biệt Tôi xin gửi tới thầy giáo, PGS,TS. Văn Ngọc Thành, người đã dành nhiều thời gian tận tình giúp đỡ, hướng dẫn cho Tôi những định hướng quan trọng, cũng như giúp đỡ cho Tôi những tài liệu rất cần thiết để Tôi có thể hoàn thành tốt luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn và lòng biết ơn chân thành nhất tới gia đình, người thân, lãnh đạo và các đồng nghiệp, những người đã chia sẻ, động viên và tạo điều kiện tốt nhất cho Tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Lưu Thị Kim 172 MỤC LỤC Mục lục Trang Danh mục các từ viết tắt Danh mục bảng biểu Mở đầu . 1 Chương 1: Cơ sở hình thành Khu mậu dịch tự do ASEANTrung Quốc 8 1.1. Những đặc điểm tương đồng giữa Trung QuốcASEAN .8 1.1.1. Về điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội 8 1.1.2. Về kinh tế thương mại .8 1.1.3. Về chính trị ngoại giao và an ninh .10 1.2. Không gian địa lý .12 1.2.1. Vị trí của ASEAN trong nền kinh tế của Trung Quốc 12 1.2.2. Vị trí của Trung Quốc trong nền kinh tế của các nước ASEAN 14 1.3. Bối cảnh lịch sử 17 1.3.1. Xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa và xu hướng hình thành các hiệp định thương mại tự do (FTA) trên thế giới .17 1.3.2. Khái quát quan hệ hợp tác kinh tế ASEAN - Trung Quốc từ sau chiến tranh lạnh kết thúc đến trước khi ký kết Hiệp định khung về hợp tác toàn diện ASEAN - Trung Quốc .28 1.4. Mục tiêu chính trị .31 Chương 2: Tiến trình đàm phán thành lập, nội dung và ý nghĩa của ACFTA .34 2. 1. Tiến trình đàm phán thành lập ACFTA .34 2.1.1. Tiền đề trực tiếp cho sự ra đời Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc và quyết định thành lập ACFTA 34 2.1.2. Tiến trình đàm phán ký kết Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc và quyết định thành lập ACFTA .39 2.1.3. Nội dung Hiệp định khung hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - 173 Trung Quốc 55 2.1.4. Ý nghĩa Hiệp định khung hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc .64 2.2. Các hiệp định triển khai kế hoạch thành lập Khu mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc 65 2.2.1. Hiệp định Thương mại hàng hoá và dịch vụ đầu 65 2.2.2. Chương trình thu hoạch sớm .74 Chương 3: Tác động của ACFTA đối với phát triển kinh tế xã hội các nước thành viên 82 3.1. Tác động chung 82 3.1.1. Về kinh tế 82 3.1.2. Về chính trị 88 3.1.3. Về văn hoá - xã hội 89 3.2. Đối với Trung Quốc .91 3.2.1. Về kinh tế .91 3.2.2. Về chính trị 95 3.3. Đối với ASEAN 96 3.3.1. Tác động có lợi 97 3.3.2. Tác động bất lợi .102 3.4. Tác động đối với Việt Nam 104 3.4.1. Một số tác động tích cực 104 3.4.2. Thách thức 111 3.4.3. Một số giải pháp 113 Kết luận .115 Tài liệu tham khảo .118 Phụ lục .125 174 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ACFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEANTrung Quốc AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN AIA Khu vực đầu ASEAN AICO Chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN AMBDC Khuôn khổ hợp tác ASEAN về phát triển lưu vực sông Mêkông AMF Quỹ Tiền tệ châu Á APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế chấu Á - Thái Bình Dương ARF Diễn đàn khu vực ASEAN ASEAN Hợp tác các nước Đông Nam Á ASEM Diễn đàn hợp tác Á – Âu AU Liên minh châu Phi CAFTA Khu vực mậu dịch tự do Trung QuốcASEAN CAN Cộng đồng các quốc gia vùng Andes CEPT/AFTA Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung cho Khu vực mậu dịch tự do ASEAN EAEC Diễn đàn kinh tế Đông Á EAFTA Khu vực mậu dịch tự do Đông Á EAS Hội nghị cấp cao Đông Á EHP Chương trình thu hoạch sớm (chương trình cắt giảm thuế quan đặc biệt EU Liên minh châu Âu FDI Đầu trực tiếp nước ngoài FTA Hiệp định tự do hóa thương mại FTAA Khu vực tự do thương mại toàn châu Mỹ GDP Tổng sản phẩm quốc nội GMS Chương trình Tiểu vùng sông Mêkông mở rộng IAI Sáng kiến hội nhập ASEAN IMF Quỹ Tiền tệ quốc tế MERCOSUR Thị trường chung Nam Mỹ MFN Mức thuế suất ưu đãi tối huệ quốc NATO Liên minh Bắc Đại Tây Dương OAU Tổ chức thống nhất châu Phi OSCE Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu WB Ngân hàng Thế giới WTO Tổ chức Thương mại thế giới ASEAN - 6 Các nước thành viên ASEAN cũ: Thái Lan, Xingapo, Inđônêxia, 175 Philípin, Brunây, Malaisia ASEAN - 4 Các nước thành viên ASEAN mới: Việt Nam, Lào, Myanma, Campuchia DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1.Mô hình cắt giảm và loại bỏ thuế quan đối với ASEAN cũ và Trung Quốc . 72 Bảng 2.2.Mô hình cắt giảm thuế đối với Campuchia, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và Việt Nam 72 Bảng 2.3. Phạm vi sản phẩm trong chương trình thu hoạch sớm 76 Bảng 2.4. Thời gian giảm thuế quan đối với ASEAN - 6 và Trung Quốc 78 Bảng 2.5 Lộ trình cam kết cắt giảm thuế của các nước thành viên ASEAN - 4 trong Chương trình thu hoạch sớm 78 176 Mở Đầu 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh xu hướng toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục diễn ra mạnh mẽ, với những động thái, sắc thái mới, làn sóng tự do hóa thương mại diễn ra sôi động chưa từng thấy, trên thế giới xuất hiện một xu hướng nổi bật là liên kết, hợp tác khu vực. Hiện nay, số khu vực mậu dịch tự do có đăng ký với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và khu vực mậu dịch tự do được thành lập theo hiệp định tự do mậu dịch song phương là hơn 160, có hơn 90% quốc gia thành viên của WTO đã tham gia vào một hoặc nhiều khu vực mậu dịch tự do trên các cấp độ khác nhau [51;tr. 14 - 24]. Những hiệp định này đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế khu vực cũng như toàn cầu. ASEAN - Trung Quốc cũng nằm trong xu hướng chung này, chỉ có hòa nhập mới có thể phát triển. Với sự gần gũi về địa lý, sự tương đồng về lịch sử văn hóa - xã hội, giao thương đã phát triển từ xưa đến nay, quan hệ kinh tế, chính trị láng giềng hữu nghị tốt đẹp đã tạo cơ sở vững chắc để hai bên đi đến quyết định thành lập khu mậu dịch tự do. Năm 2001, Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ đã đề ra ý tưởng thành lập Khu mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), đến ngày 4/11/2002 tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - Trung Quốc lần thứ 6, hai bên đã chính thức ký kết Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện, mở đường cho việc thiết lập Khu mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA). Đây là một sự kiện mới mẻ, thể hiện quyết tâm chính trị của các nhà lãnh đạo ASEANTrung Quốc, thể hiện bước phát triển mới của quan hệ giữa hai bên trong thế kỷ 21. Việc thành lập Khu mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc đã làm dấy lên một cuộc chạy đua chuẩn bị ký kết hiệp định thương mại của nhiều đối tác với ASEAN như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Australia . Đồng thời ACFTA ra đời còn thúc đẩy những nỗ lực tiến tới quá trình nhất thể hoá Đông Á. Tình hình này đã tác 177 động mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế cũng như đời sống kinh tế - xã hội của khu vực, trong đó có Việt Nam. Mối quan hệ hợp tác giữa ASEANTrung Quốc cũng tạo ra những cơ hội phát triển rất lớn, đồng thời cũng đặt hai bên trước những thách thức không nhỏ. Điều này đòi hỏi chúng ta phải nhận thức đầy đủ về những thế mạnh, những thuận lợi cũng như những thách thức để có thể tận dụng được thời cơ, khắc phục được những hạn chế để phát triển. Thông qua đó điều chỉnh kết cấu ngành nghề cho phù hợp, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trường quốc tế, có lợi cho sự phát triển kinh tế đất nước và khu vực. Vì vậy, đánh giá những tác động của quá trình hình thành ACFTA đối với khu vực, ASEAN, Trung Quốc và Việt Nam, nhằm tận dụng những lợi ích do ACFTA mang lại, đồng thời tận dụng được lợi thế địa - chính trị, địa - chiến lược, địa - kinh tế của nước ta để Việt Nam hội nhập khu vựcquốc tế một cách hiệu quả nhất, góp phần đắc lực vào tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là một vấn đề hết sức có có ý nghĩa, cấp thiết đối với nước ta hiện nay, xét trên cả phương diện lý luận cũng như cả về thực tiễn. Xuất phát từ cách tiếp cận này, đề tài “Sự hình thành khu mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc” được lựa chọn phần nào đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của những vấn đề nêu trên cho các ban, ngành quản lý nhà nước nói chung, các nhà quản lý kinh tế, doanh nghiệp nói riêng. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong những năm 80 của thế kỷ 20, cùng với sự phát triển nhanh chóng trong quan hệ hợp tác kinh tế, vấn đề quan hệ hợp tác kinh tế ASEAN - Trung Quốc được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm, tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trong thời gian này còn ít. Đến những năm 90 của thế kỷ 20, khi quan hệ hợp tác giữa ASEAN - Trung Quốc bước vào giai đoạn phát triển toàn diện, các công trình nghiên cứu cũng nhiều hơn về số lượng và đi sâu vào nhiều lĩnh vực. Bước sang thế kỷ 21, ASEAN - Trung Quốc ký hiệp định thành lập Khu mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc đã trở thành mối quan tâm rộng 178 rãi của giới nghiên cứu. Qua khảo sát các công trình nghiên cứu đi trước, chúng tôi xin tổng kết một số xu hướng nghiên cứu chủ yếu sau: 2.1. Quá trình đàm phán ACFTA Sau khi ASEAN và Trung Quốc ký quyết định thành lập ACFTA, nhiều nghiên cứu đã được công bố, tập trung đánh giá quá trình hình thành ACFTA và ý nghĩa chiến lược cả về mặt kinh tế lẫn chính trị. Tiêu biểu như “Trung Quốc với việc thành lập Khu mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN” của T.S Lê Văn Mỹ, Viện Nghiên cứu Trung Quốc; "Khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) và triển vọng hợp tác ASEAN - Trung Quốc” của PGS. TS. Nguyễn Xuân Thắng, Bùi Trường Giang; "Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN - Quá trình hình thành, thực trạng và triển vọng” của tác giả Nguyễn Hồng Thu; “Một số ý kiến về Khu mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc” của tác giả Võ Đại Lược, Nghiên cứu Trung Quốc số 6 (46) - 2002; “Hiệp định khung Khu mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN bước phát triển mới của mối quan hệ Trung Quốc - ASEAN đầu thế kỷ 21” của tác giả Lê Văn Mỹ, Nghiên cứu Trung Quốc số 5 (57) - 2004; “Người Hoa trong quan hệ Trung Quốc – ASEAN” của tác giả Trần Khánh, Nghiên cứu Trung Quốc, số 6 (58) - 2004… Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu khoa học của các học giả nước ngoài có đề cập tới đề tài này như “Hướng tới FTA - chiến lược và đối sách xây dựng Khu mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN” do tác giả Diệp Phổ Thanh chủ biên, cuốn sách “Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN và Quảng Tây" do Cổ Thiểu Tùng chủ biên. Nhìn chung, các tác giả đã khái quát bức tranh toàn cảnh về quá trình hình thành ACFTA, đồng thời nêu lên ý nghĩa chiến lược của việc hình thành Khu mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc với các nước thành viên. Theo các tác giả, việc thành lập ACFTA có ý nghĩa kinh tế và chiến lược quan trọng, tạo ra hiệu quả thúc đẩy quan hệ quan hệ kinh tế, thương mại hai bên, thúc đẩy có hiệu quả quan hệ kinh tế, thương mại song phương phát triển. 2.2. Tác động của ACFTA đối với các thành viên 179

Ngày đăng: 19/12/2013, 09:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Mô hình cắt giảm và loại bỏ thuế quan như sau: - Sự hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN   trung quốc
h ình cắt giảm và loại bỏ thuế quan như sau: (Trang 73)
Bảng 2.1: Mô hình cắt giảm và loại bỏ thuế quan đối với ASEAN cũ -  Trung Quốc - Sự hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN   trung quốc
Bảng 2.1 Mô hình cắt giảm và loại bỏ thuế quan đối với ASEAN cũ - Trung Quốc (Trang 73)
Bảng 2.2: Mô hình cắt giảm và loại bỏ thuế quan đối với Campuchia, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Myanma, Việt Nam - Trung Quốc  - Sự hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN   trung quốc
Bảng 2.2 Mô hình cắt giảm và loại bỏ thuế quan đối với Campuchia, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Myanma, Việt Nam - Trung Quốc (Trang 74)
Bảng 2.2: Mô hình cắt giảm và loại bỏ thuế quan đối với Campuchia,  Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Myanma, Việt Nam - Trung Quốc - Sự hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN   trung quốc
Bảng 2.2 Mô hình cắt giảm và loại bỏ thuế quan đối với Campuchia, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Myanma, Việt Nam - Trung Quốc (Trang 74)
Bảng 2.5: Lộ trình cam kết cắt giảm thuế của các nước thành viên ASEAN - 4 trong Chương trình thu hoạch sớm - Sự hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN   trung quốc
Bảng 2.5 Lộ trình cam kết cắt giảm thuế của các nước thành viên ASEAN - 4 trong Chương trình thu hoạch sớm (Trang 79)
Bảng 2. 4: Thời gian giảm thuế quan đối với ASEAN6 và Trung Quốc - Sự hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN   trung quốc
Bảng 2. 4: Thời gian giảm thuế quan đối với ASEAN6 và Trung Quốc (Trang 79)
Bảng 2.5: Lộ trình cam kết cắt giảm thuế của các nước thành viên  ASEAN - 4 trong Chương trình thu hoạch sớm - Sự hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN   trung quốc
Bảng 2.5 Lộ trình cam kết cắt giảm thuế của các nước thành viên ASEAN - 4 trong Chương trình thu hoạch sớm (Trang 79)
2. Inđônêxia: bao gồm bảng mã HS tương ứng của Brunây và Singapore 3. Lào: Không có - Sự hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN   trung quốc
2. Inđônêxia: bao gồm bảng mã HS tương ứng của Brunây và Singapore 3. Lào: Không có (Trang 145)
Mô hình Cắt giảm và Loại bỏ Thuế quan đối với các dòng thuế trong Danh mục Thông thường - Sự hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN   trung quốc
h ình Cắt giảm và Loại bỏ Thuế quan đối với các dòng thuế trong Danh mục Thông thường (Trang 154)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w