Chủ nghĩa phục quốc do thái và sự hình thành nhà nước IRSAEL luận văn tốt nghiệp đại học

61 971 1
Chủ nghĩa phục quốc do thái và sự hình thành nhà nước IRSAEL luận văn tốt nghiệp đại học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA LỊCH SỬ ------------------ PHẠM THỊ PHƯƠNG CHỦ NGHĨA PHỤC QUỐC DO THÁI SỰ HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC IRSAEL Vinh – 2011 MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN A. MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài .1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu của đề tài .2 4. Phương pháp nghiên cứu .3 5. Bố cục của đề tài. 3 B.NỘI DUNG CHƯƠNG 1. QÚA TRÌNH XÂM LƯỢC CỦA THỰC DÂN ANH CHÍNH SÁCH CỦA ANH ĐỐI VỚI PHONG TRÀO PHỤC QUỐC DO THÁI .4 1.1. Vị trí của Trung Đông .4 1.2. Vấn đề Palextin 7 1.3. Nước Anh với chính sách bành trướng thế giới nói chung Trung Đông nói riêng 11 1.3.1. Sự bành trướng của thực dân Anh .11 1.3.2. Nước Anh với vấn đề Palextin. 13 1.3.3. Palextin dưới quyền uỷ trị của Anh. 22 Tiểu kết chương 1. .36 CHƯƠNG 2. SỰ HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC ISRAEL .37 2.1. Liên hợp quốc vấn đề Palestin .37 2.2. Thành lập nhà nước Israel của người Do Thái. 44 2.3. Chính sách của nhà nước Israel từ 1948 đến nay .45 C. KẾT LUẬN .51 D. PHỤ LỤC 54 E. TÀI LIỆU THAM KHẢO .57 2 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được khoá luận này em đã nhận được sự hiúp đỡ, chỉ bảo tận tình của Thầy giáo PGS.TS Nguyễn Công Khanh. Qua đây, cho phép em được gửi tới thấy lời biết ơn chân thành nhất. Đồng thời, em cũng đã nhận được sự giúp đỡ rất lớn từ phía các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử trường Đại học Vinh, Trung tâm thông tin thư viện của trường, đã nhiệt tình giúp đỡ em trong công việc . Cho phép em gửi tới các thầy cô giáo lời cảm ơn sâu sắc nhất. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các bạn sinh viên đã giúp em hoàn thành khoá luận này. Vinh, ngày tháng năm 2011 Sinh viên Phạm Thị Phương. 3 A. MỞ ĐẦU 4. Lý do chọn đề tài. Trung Đông là một khu vực có vị trí chiến lược quan trọng. Từ xưa đến nay, đây là địa bàn để các cường quốc thể hiện sức mạnh của mình, là vị trí cần chiếm lấy trong âm mưu bá chủ thế giới của bất cứ một cường quốc nào. Đối với Trung Đông từ thế kỷ XIX cho đến sau chiến tranh thế giới thứ hai đã từng là nơi diễn ra những cuộc chiến tranh xâm lược với bao đau thương nước mắt. Các cường quốc tư bản chủ nghĩa đua nhau xâu xé Trung Đông, từ Pháp cho đến Anh rồi Hà Lan . Trong đó nước có lợi thế nhất là Anh. Chính sách thực dân của các nước phương Tây ở Trung Cận Đông về khách quan cũng thúc đẩy sự thống nhất khu vực. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc đã gắn bó các nước trong khu vực. Bàn về Trung Đông có khá nhiều vấn đề, trong đó vấn đề về “Chủ nghĩa phục quốc Do Thái” sự hình thành nhà nước Israel là một vấn đề khoa học rất đáng quan tâm cần được tiến hành đi sâu nghiên cứu bởi nó sẽ làm rõ hơn những đặc trưng của chủ nghĩa đế quốc thực dân tình hình Trung Cận Đông thế kỷ XIX. Đây không chỉ là vấn đề có tính khoa học mà nó còn là vấn đề có tính thực tiễn bởi vì "ôn cố nhi tri tân", hiểu cái cũ để nhìn nhận cái mới. Có nghiên cứu về chủ nghĩa phục quốc Do Thái sự ra đời của nhà nước Isreal, chúng ta mới có cái nhìn toàn diện về lịch sử của Trung Đông mới hiểu hết con người cuộc sống của nhân dân Trung Đông, để thấy được sự trổi dậy hiện nay của nhân dân Trung Đông trong quá trình xây dựng khu vực Trung Đông thành một khu vực hoà bình, hữu nghị, phát triển. Bởi vì thế, chúng tôi đã chọn vấn đề “ Chủ nghĩa phục quốc Do Thái sự hình thành Nhà nước Irsael” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình, với hy vọng sẽ góp phần dựng lại bức tranh chân thực về lịch sử Trung Đông. Tuy nhiên, vì điều kiện khả năng có hạn nên khoá luận sẽ không tránh 4 khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo các bạn. 5. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Trung Đông là một khu vực hết sức phức tạp với sự đan xen tồn tại của ba nền văn hoá, của ba tôn giáo lớn cộng với nguồn tài nguyên vàng đen phong phú đã biến nơi đây thành vị trí chiến lược hết sức quan trọng. Trung Đông sớm trở thành đề tài của các nhà nghiên cứu trong ngoài nước. Tuy nhiên, các tài liệu chỉ mới đề cập đến lịch sử Trung Đông một cách chung chung mà chưa tập trung nghiên cứu chính sách của một nước đế quốc nào, kể cả nước Anh. Chẳng hạn như cuốn "Bán đảo Arập - Đế quốc của Hồi giáo dầu lửa" do Nguyễn Hiến Lê dịch, NXB VH-TT, 1994, hay như cuốn "Lịch sử Trung Cận Đông" của Nguyễn Thị Thư (chủ biên), NXB GD, 2002, mới đây là cuốn "Cuộc xung đột Ixraen - Arập" của VNTTX, 2004, ngoài ra còn có các tài liệu tham khảo khác như: "Trung Đông nguồn gốc các cuộc xung đột của các nước Arập Ixraen", VNTTX, 11-1973. Bên cạnh đó chúng tôi còn cố gắng sử dụng một số tài liệu bằng tiếng Anh được lấy từ trên mạng www.misdeast.web.org. 6. Đối tượng phạm vi nghiên cứu của đề tài 6.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu ở đây là những vấn đề về chủ nghĩa phục quốc Do Thái sự ra đời của nhà nước Irsael. 6.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu một số nét cơ bản về các chính sách của thực dân đối với Trung Đông; hay nói cách khác là chính sách của Anh đối với quá trình phục quốc của người Do Thái. Nghiên cứu về sự hình thành của nhà nước Irsael. 5 Đây là những vấn đề hay khá mới mẽ, song do hạn chế về kiến thức cũng như thời gian nguồn tài liệu tham khảo cho nên chúng tôi chỉ mới xem xét vấn đề ở mức độ khái quát nhất. 4. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở những nguồn tài liệu có được dựa trên quan điểm duy vật lịch sử, chúng tôi cố gắng trình bày một cách khái quát nhất quá trình xâm lược của thực dân Anh vào Trung Đông, những chính sách của Anh đối với Trung Đông đặc biệt là chính sách đối với phong trào phục Quốc của người Do Thái. Đứng trên quan điểm mác xít- lênin nít kết hợp phương pháp luận sử học phương pháp logíc với phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, khái quát . công trình sẽ là một bức tranh chân thực, khách quan về lịch sử của mối quan hệ giữa Anh Trung Đông từ thế kỷ XIX đến sau chiến tranh thế giới thứ hai Dựa vào nguồn tài liệu có được nghiên cứu về sự ra đời của nhà nước Irsael. 5. Bố cục của đề tài. Ngoài phần mở đầu, kết luận tài liệu tham khảo, khoá luận được trình bày trong 2 chương: Chương 1. Quá trình xâm lược của thực dân Anh chính sách của Anh đối với Phong trào phục quốc Do Thái. Chương 2. Sự hình thành Nhà nước Irsael. 6 B.NỘI DUNG CHƯƠNG 1. QUÁ TRÌNH XÂM LƯỢC CỦA THỰC DÂN ANH CHÍNH SÁCH CỦA ANH ĐỐI VỚI PHONG TRÀO PHỤC QUỐC DO THÁI 1.1. Vị trí của Trung Đông Nếu chúng ta xem thế giới là một bàn cờ lớn thì Trung Đông chính là khu trung tâm của nó - là nơi có vị trí chiến lược sống còn đối với bất cứ một âm mưu bá chủ thế giới của bất kỳ một cường quốc lớn nào. Vậy Trung Đông là khu vực như thế nào mà nó lại có vị trí quan trọng như vậy? Trước hết xét về tên gọi: Với quan niệm lấy châu Âu làm trung tâm thế giới mà ở đây cụ thể là Địa Trung Hải, thương nhân các nước ven bờ Đại Tây Dương Tây Thái Bình Dương : Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp các quốc gia thành thị Italia đã gọi vùng ven bờ phía Đông Địa Trung Hải mà họ có quan hệ buôn bán, là vùng Cận Đông. Khái niệm này dần dần được mở rộng cho các vùng lân cận trở thành một khái niệm địa lý phổ biến. Dần dần các nước lớn khác như : Nga, Aó Đức cũng chấp nhận sử dụng khái niệm này : Cận Đông trở thành một khái niệm chung có tính chất quốc tế Cùng với quan điểm đó sau này các cường quốc châu Âu bắt đầu sử dụng khái niệm Trung Đông dùng để chỉ vùng đất giữa đế quốc Ottoman vùng Viễn Đông gồm các nước không giáp Địa Trung Hải Từ đó, trong một thời gian khá dài, Trung Đông Cận Đông được sử dụng để chỉ hai khu vực địa lý kề nhau dẫn tới từ ghép Trung Cận Đông ra đời trên cơ sở những tương đồng về địa lý tôn giáo, lịch sử văn hoá của khu vực. Nên về sau này người ta thường dùng khái niệm Trung Đông bao gồm cả Cận Đông từ đó khái niệm Trung Đông được sử dụng chính thức trong ngôn ngữ chính trị quốc tế như một thói quen vì nó đơn giản tiện lợi hơn 7 Như trên đã nói thì Trung Đông là một khu vực xung yếu, nó bao gồm: - Các nước Đông Bắc Phi : Ai Cập Ly Bi - Các nước bán đảo Arập : Arập Xêút, Côoét, Baranh, Quata, Oman, Yemen, các tiểu vương quốc Arập thống nhất - Vùng lưỡi liềm phì nhiêu: Ixraen, Gióocđani, Irắc, Li băng Xiry. - Iran Thổ Nhĩ Kỳ Là khu vực được xem là quan trọng nhất trên thế giới, là bản lề của ba châu : châu Âu, châu Á châu Phi, các xứ theo Hồi giáo nằm liền với nhau từ Đại Tây Dương tới sông Ấn ở Ấn Độ dọc theo bờ biển của Địa Trung Hải, Hồng Hải vịnh Iran. Đây là nơi mà sự giao thông tấp nập nhất thời cổ, bởi vậy nó kiểm soát được con đường bộ từ châu Á qua châu Phi đến châu Âu đặc biệt là con đường tơ lụa thời cổ, con đường nối liền Ấn Độ Dương Đại Tây Dương. Chính vì vậy, Trung Đông còn được coi là ngã ba đường hàng hải quan trọng của thế giới : từ biển Đen đến Địa Trung Hải, từ Địa Trung Hải qua kênh Xuyê đến biển Đỏ, từ vùng rừng châu Phi rồi ra Ấn Độ Dương từ vịnh Iran đi ra dải bờ biển của Tây Ấn Độ khống chế toàn bộ vùng biển Ôman rộng lớn. Được xem là “ lục địa trung gian” từ lâu các nhà chiến lược quân sự phương Tây cho rằng đứng vững ở Trung Đông họ có thể kiểm soát mọi con đường chiến lược qua ba châu, phát huy ảnh hưởng của mình uy hiếp toàn bộ vùng Bắc Phi, Ban Căng khu vực Nam Á. Bởi vậy trên lãnh thổ của nhiều nước Trung Đông đã đang tồn tại nhiều căn cứ quân sự thuận lợi cho việc triển khai lực lượng ở vùng Nam châu Âu, bờ biển Đông Phi châu Á. Nơi đây được xem là “ một trong những ngã tư cổ nhất có lẽ là ngã tư cổ nhất của con người của những dân tộc văn minh tồn tại trên thế giới”[12, 78]. Tài nguyên ở vùng này rất phong phú, tất nhiên khu vực này không có được tấm áo choàng màu xanh của thảm thực vật phủ lên toàn bộ đất đai như ở khu vực Đông Nam Á hay ở châu Phi xích đạo, song ở nhiều nơi xen lẫn giữa những sa mạc cát trắng cũng có nhiều đồng bằng thung lũng 8 cao nguyên vùng duyên hải phì nhiêu. Khu vực Lưỡng Hà được tạo bởi hai con sông Tigơrơ Ơphơrát có đất đai vốn màu mỡ là một trong những nơi phát sinh nền văn minh sớm nhất của loài người. Ở đây với những điêù kiện thiên nhiên thuận lợi nên nền nông nghiệp phát triển khá sớm. Con sông Nin hùng vĩ tạo nên vùng đồng bằng chủ yếu của Ai Cập, là nơi cung cấp cho nước này những nguồn nông sản dồi dào. Dải đất Li Băng, Xiry, Thổ Nhĩ Kỳ, các vùng ven biển trên bán đảo Arập không những là vùng trồng lúa mà còn là nơi sản xuất nhiều rau quả các nguồn hải sản, những vùng đồng cỏ rộng lớn thích hợp với chăn nuôi gia súc Ngoài lúa gạo,Trung Đông còn là vùng đất dồi dào cây trái : chanh, cam, nho, táo, chuối, chà là, o liu những đàn gia súc đông đúc như bò, dê ,cừu, lạc đà. Nhưng, sự trù phú trên mặt đất cũng chưa bằng so với tài nguyên dưới lòng đất. Là khu vực rất giàu có mỏ sắt, đồng, than, uranium, hơi đốt đặc biệt là hầu hết các nước trong khu vực đều có trữ lượng lớn về dầu mỏ. Ở một số nước có trữ lượng khá lớn như Arập Xêút, Côoét, Quata, Irắc, Iran ,Ba ranhv .v . người ta ước tính chỉ riêng Arập Xêút trữ lượng dầu mỏ được phát hiện là gần 18 tỷ tấn, nhiều gấp 4 lần Mỹ, Côoét có trữ lượng trên 10 tỷ tấn, Iran có trữ lượng gần 15 tỷ tấn Irắc gần 4,5 tỷ tấn. Không những vậy, dầu lửa ở đây lại có chất lượng tốt, ví dụ dầu mỏ ở Quata có tỷ lệ lưu huỳnh là 1,2% ít tạp chất nên việc lọc dầu không mất nhiều công sức hiệu quả lại cao. Bởi thế mà có người đã ví dầu mỏ ở Trung Đông hình như là cái hình ảnh vàng ở châu Mỹ thế kỉ XVI , còn Xtalin thì nhận xét “hiện nay vấn đề có ý nghĩa căn bản lớn lao đối với các nước đế quốcvấn đề dầu hoả “[5,27]. Nền đại công nghiệp càng phát triển thì vấn đề dầu mỏ càng trở nên hết sức cấp thiết không chỉ đối với nước Anh hay nước Mỹ mà đối với tất cả các cường quốc trên thế giới. Vì những lý do trên mà khu vực Trung Đông luôn là vùng mà các cường quốc nhắm tới trong giấc mơ bá chủ thế giới của mình. 9 Không những vậy, Trung Đông còn là nơi khởi nguồn là tâm điểm hội tụ của ba tôn giáo lớn trên thế giới đó là Thiên chúa giáo, Hồi giáo Do Thái giáo. Với nhiều giáo phái khác nhau trong đó Hồi giáo là quốc giáo của các nước Arập với thánh địa Mécca, Medina Jêruzalem, còn Thiên chúa giáo tuy số tín đồ không lớn nhưng cũng tồn tại vững chắc ở Ai Cập, Li Băng, Hy Lạp còn đạo Do tháiquốc giáo của Ixraen . Sự phức tạp về tôn giáo cùng với vị trí chiến lược của mình đã biến Trung Đông ngay từ buổi đầu đã là nơi các cường quốc “ diễu võ dương oai” thể hiện uy quyền của mình. Với vị trí địa- chính trị chiến lược, một nguồn tài nguyên vô tận một sự phức tạp về tôn giáo, Trung Đông đã hội tụ những điều kiện cần đủ để các cường quốc thực dân tiến hành xâm lược thống trị tất nhiên trong những cường quốc ấy không thể không kể đến nước Anh- một trong những quốc gia bùng nổ sớm cuộc cách mạng tư sản. Một khi giai cấp tư sản đã lật đổ được ách áp bức của giai cấp phong kiến thì cũng đồng nghĩa với việc nó lại đem xiềng xích của mình đặt lên đầu các dân tộc khác.Từ thế kỷ XVIII, Anh tăng cường xâm chiếm thuộc địa ở khắp các khu vực trên thế giới trong đó có Trung Đông. 1.2. Vấn đề Palextin Palextin là đầu mối giao thông giữa ngã ba đường châu Á, châu Âu châu Phi, là cửa ngõ nhìn ra thế giới của nhiều nước Arập. Là vùng đất có lịch sử văn minh lâu đời, Jeruzalem – thủ đô của Palestin là nơi hội tụ của ba tôn giáo lớn : đạo Do Thái, đạo Kitô đạo Hồi. Khoảng thế kỷ XIX trước công nguyên, tổ tiên của người Do Thái là Ebrai từ ven sông Ơphơrát dời đến Palextin. Bộ tộc du mục lấy thị tộc làm đơn vị tiếp nhận văn hoá Canaan bắt đầu định cư. Người Ebrai đánh nhau liên miên với người Canaan người Phênêxia đã định cư từ trước, trong quá trình ấy họ liên kết với bộ lạc Do Thái. Năm 1023 trước công nguyên vương quốc người Ebrai 10

Ngày đăng: 18/12/2013, 16:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan