Tác động bất lợi

Một phần của tài liệu Sự hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN trung quốc (Trang 100)

Khu mậu dịch tự do được thành lập không chỉ đơn thuần mang lại những tác động tích cực tới sự phát triển của nền kinh tế, sự ổn định về an ninh chính trị của các nước ASEAN mà nó còn có một số tác động bất lợi đối với sự phát triển chung của các nước ASEAN.

Thứ nhất, ASEAN sẽ gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của hàng hoá Trung

Quốc ngay trong thị trường nội khối. Thế kỷ 21 được coi là thế kỷ của Trung Quốc, với lợi thế hàng hoá giá rẻ và sức cạnh tranh cao, sau khi ACFTA ta được hình thành, với việc giảm thuế hầu hết các mặt hàng, tạo điều kiện cho hàng hoá Trung Quốc cạnh tranh ngay trong thị trường các nước ASEAN. Trong đó, một số thị trường của ASEAN là nơi tiêu thụ hàng hoá của Trung Quốc. Mặt khác, một số nước ASEAN trở thành điểm trung chuyển hàng hoá của Trung Quốc sang một nước thứ 3.

Thứ hai, các nước ASEAN ở vào thế bất lợi so với Trung Quốc trong cạnh

tranh thu hút FDI, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc là một thị trường rộng lớn, môi trường kinh tế xã hội ổn định, nền kinh tế tăng trưởng cao, do vậy, trong thời gian qua, khu vực này đã thu hút được một lượng lớn FDI từ nước ngoài, tuy nhiên phần lớn dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài lại đổ vào Trung Quốc, trong khi đó, đầu tư nước ngoài vào ASEAN lại có xu hướng giảm.

Đối với các nước ASEAN, trong giai đoạn 1985 - 1990 đầu tư nước ngoài trung bình đạt 6 tỷ USD, giai đoạn 1991 - 1996 đạt 20,32 tỷ USD và đạt mức cao nhất là 34 tỷ USD vào năm 1997. Sau khủng hoảng tài chính ở Đông Nam Á, FDI vào ASEAN giảm đáng kể, năm 2002 đạt 14,7 tỷ USD. Ngược lại, giai đoạn 1985 - 1990, đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc chỉ đạt 2,6 tỷ USD, nhưng từ năm 90 thế kỷ 20 đến nay, lượng vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp mà Trung Quốc thu hút liên tục đạt mức tăng trưởng cao, giai đoạn 1996 - 2001 đã tăng lên 40 tỷ USD, năm 2002 đạt 52,7 tỷ USD, mức chênh lệch trong thu hút đầu tư giữa Trung Quốc và ASEAN đã lên tới trên 38 tỷ USD, tổng kim ngạch thu hút FDI của Trung Quốc gấp 3,77 lần so với tổng kim ngạch thu hút FDI của các nước ASEAN [75;tr.93]. Lý do là vì các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ bị hấp dẫn bởi thị trường lao động giá rẻ của Trung Quốc mà còn bởi môi trường đầu tư thông thoáng, các ngàch công nghiệp kỹ thuật hiện đại cũng dần xuất hiện, trong

khi các nước ASEAN đã trở nên kém hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài từ sau cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997.

Trong những năm gần đây, các nhà đầu tư Nhật Bản - nhà đầu tư chính thức vào ASEAN đã chuyển dần đầu tư sang Trung Quốc, trong khi đó đầu tư vào ASEAN giảm mạnh ở tất cả các nước thành viên. Một cuộc điều tra của Nhật Bản tiến hành năm 2003 cho thấy, các nhà sản xuất bị lôi cuốn bởi thị trường Trung Quốc hơn so với thị trường ASEAN và các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư vào các nước ASEAN cũng đang quan tâm tới việc chuyển dịch đầu tư sang Trung Quốc. Trong số các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc có 73,9% dự định tiếp tục mở rộng đầu tư ở Trung Quốc dài hạn, trong khi đó con số này đối với các nước ASEAN chỉ chiếm 42,7% [75;tr. 93]. Hiện nay đang có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản chuyển dây chuyền sản xuất sang Trung Quốc, trong số đó bao gồm cả những tập đoàn lớn như những tập đoàn sản xuất máy tính, máy quay kỹ thuật số… Sự chuyển dịch dòng đầu tư trực tiếp của các tập đoàn đầu tư công nghệ cao như trên Trung Quốc, cho phép nước này tiếp cận được với công nghệ kỹ thuật cao nhanh hơn và sâu hơn so với các nước ASEAN.

Thứ 3, sự phát triển kinh tế không đồng đều của các nước thành viên

ASEAN đã ảnh hưởng đến tiến trình khu vực mậu dịch tự do, có thể thấy ASEAN là tập hợp 10 quốc gia có sự chênh lệch lớn về thể chế kinh tế, chính trị, trình độ phát triển và quy mô kinh tế. Nếu xét về GDP, các nước ASEAN chia thành 3 nhóm, nhóm đầu gồm các quốc gia Xingapo, Brunây, nhóm thứ 2 gồm Malaisia, Thái Lan, Philippin, Inđônêxia, nhóm thứ 3 gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanma, đây cũng là một nhân tố bên trong có vai trò quyết định quan trọng ảnh hưởng tới các quyết sách về phát triển kinh tế và chính trị của khu vực do đó, lợi hại do tác động của ACFTA đối với các nền kinh tế trong cộng đồng ASEAN là khác nhau.

Trong số các nước ASEAN, GDP bình quân đầu người của các nước chênh lệch rất lớn, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Xingapo là hơn 200 tỷ USD, trong khi đó kim ngạch xuất nhập khẩu của Lào chỉ có vài trăm triệu; có nước xuất khẩu hàng công nghiệp là chính, có nước lại xuất khẩu hàng nông nghiệp là chính, có nước lại đầu tư ra nước ngoài là chủ yếu, nhưng cũng có nước lại thu hút đầu tư nước ngoài. Do có sự chênh lệch về trình độ phát triển nên khi hoạch định các kế hoạch của khu mậu dịch tự do, rất khó để đưa ra một kế hoạch chung, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình thành lập Khu mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc, điều này có tác động bất lợi đến sự phát triển của các nền kinh tế ASEAN.

3.4. Đối với Việt Nam

Là một thành viên của ASEAN, lại là một nước làng giềng có đường biên giới chung khá dài với Trung Quốc, việc hình thành ACFTA sẽ là cơ hội lớn để Việt Nam tăng cường hợp tác toàn diện với Trung Quốc. Xuất phát từ những nội dung của Hiệp định ACFTA, xuất phát từ đặc điểm kinh tế xã hội và quá trình hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian qua, việc hình thành ACFTA được đánh giá sẽ tác động đáng kể đến mối quan hệ hợp tác Việt - Trung, nhất là vùng biên giới và dải ven biển Móng Cái - Hải Phòng với Trung Quốc cả mặt tích cực lẫn tiêu cực.

3.4.1. Một số tác động tích cực

3.4.1.1. Về kinh tế

Cơ hội lớn cho hàng Việt Nam vào Trung Quốc

Với dân số khoảng 1,3 tỷ người, điều kiện địa lý thuận lợi, Trung Quốc mở ra cho Việt Nam một thị trường lớn để xuất khẩu sản phẩm nông lâm thủy sản. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc năm 1995 đạt 1,87 triệu USD; năm 2002 tăng hơn 4 lần kim ngạch xuất khẩu năm 1995, đạt 1,115 triệu USD; năm 2003 con số này 1,456 triệu USD, tăng 30,6% so với

năm 2002. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là dầu thô, than đá, một số sản phẩm nông lâm hải sản (cà phê, cao su, hải sản, hạt điều, hạt tiêu, hoa quả tươi khô), hàng thủ công mỹ nghệ, linh kiện điện tử, vi tính, dày dép các loại [52;tr. 56].

Thực hiện theo chương trình EHP của Hiệp định khung hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc, Chính phủ Việt Nam đã ban hành danh mục hàng hoá thuế suất thuế nhập khẩu của Việt Nam cho các năm 2004 - 2008 với việc giảm 484 dòng thuế nhập khẩu các mặt hàng nông, thuỷ sản. Cũng theo lộ trình này, Trung Quốc phải cắt giảm 536 dòng thuế đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Việt Nam là nước được đánh giá có lợi thế nhất khi thực hiện EHP.

Hầu hết các mặt hàng tham gia EHP của Việt Nam đều có lợi thế xuất khẩu và có khả năng tăng xuất khẩu theo chương trình EHP. Việt Nam sẽ xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu không chỉ đối với thị trường Trung Quốc mà còn đối với các nước thành viên ASEAN. Hai nhóm mặt hàng chủ lực trong EHP mà Việt Nam xuất khẩu nhiều, gồm các nhóm mặt hàng thuỷ sản và hoa quả tươi. Thuế nhập khẩu hiện nay của Trung Quốc đối với nhóm hàng thuỷ sản phần lớn là từ 12 - 21% sẽ giảm xuống 10% và 5%. Thuế nhập khẩu của các mặt hàng hoa quả tươi có khung thuế suất là 12 - 30% và phần lớn là trên 20% sẽ giảm xuống 10% và 5% [9;tr. 79].

Đây chính là lợi thế để các mặt hàng thủy sản, hoa quả tươi của Việt Nam tăng kim ngạch xuất khẩu vào Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc đã trở thành bạn hàng lớn thứ ba và là nơi có nguồn nhập khẩu lớn thứ nhất của Việt Nam. Ngược lại, Việt Nam được xếp vào hàng thứ 27 trong số bạn hàng ngoại thương của Trung Quốc. Hai nước có rất nhiều điểm bổ sung lẫn nhau trong lĩnh vực kinh tế thương mại, nhiều sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam như trái cây, cao su, dầu cọ … đều có thị trường tiêu thụ lớn ở Trung Quốc. Đặc biệt phía Tây Trung Quốc so với các khu vực kinh tế phát triển khác tương đối lạc hậu nên doanh nghiệp Việt Nam có rất nhiều cơ hội để thâm nhập thị trường này, đặc biệt

là các sản phẩm thuỷ hải sản và trái cây nhiệt đới. Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, riêng thị trường Quảng Tây mỗi năm cần nhập tới 100.000 tấn hải sản. Với những thuận lợi như vậy, mục tiêu 5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu vào năm 2005 và 10 tỷ USD vào năm 2010 đối với Việt Nam được đánh giá là không ngoài tầm tay. Nếu áp thuế biên mậu đối với các mặt hàng tiểu ngạch thì thuế EHP cũng có lợi hơn [9;tr. 80].

Chương trình thu hoạch sớm có hiệu lực sẽ tạo thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam vào Trung Quốc, về tổng thể Việt Nam đang nhập siêu từ Trung Quốc, nhưng đối với những mặt hàng cam kết theo Chương trình thu hoạch sớm thì Việt Nam đang xuất siêu sang nước này, chương trình này sẽ mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam khoảng 40 - 50 triệu USD mỗi năm.

Chương trình Thu hoạch sớm bắt đầu thực hiện từ năm 2004 nhằm cắt giảm thuế quan đối với một số sản phẩm nông nghiệp, thuỷ sản tươi sống, trong đó, thuế suất trung bình cho hàng nông sản Việt Nam vào Trung quốc giảm xuống còn 13,6%. Đây là tiền đề tăng kim ngạch trao đổi thương mại đối với nhóm mặt hàng này. Theo nhận định của các chuyên gia thương mại, với những ưu đãi nói trên, hàng nông sản Việt Nam, đặc biệt hàng rau quả sẽ có cơ hội lớn để thâm nhập thị trường Trung Quốc. Các cơ quan chức năng cũng dự báo, Chương trình thu hoạch sớm sẽ đem lại lợi ích cho Việt Nam, thị trường trong nước sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi các mặt hàng Việt Nam điều chỉnh giảm giá thuế đều không phải là những sản phẩm mà Trung Quốc có lợi thế so sánh, hơn nữa các loại rau quả có thế mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc như đậu, hạt tiêu, hoa quả tươi... đều được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan của phía Trung Quốc. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng đầy đủ cơ hội này thì đây là động lực để tăng xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thuỷ sản của ta sang Trung Quốc, góp phần nâng kim ngạch xuất khẩu, đồng thời tạo nhiều việc làm mới cho nông dân nước ta, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo.

Ngay khi ký kết Hiệp định khung (tháng 11/2002), các doanh nghiệp nước ta được hưởng đầy đủ các ưu đãi từ những cam kết của Trung Quốc tại WTO trên cơ sở "Tối huệ quốc" (MFN) bao gồm lĩnh vực thuế quan, phi thuế, các lĩnh vực dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ. Theo những cam kết đó, từ năm 2002 đến 2005, Trung Quốc sẽ tiếp tục cắt giảm thuế suất MFN, loại bỏ phần lớn các biện pháp phi thuế quan và mở cửa mạnh các ngành dịch vụ trong nước. Đây là cơ hội xuất khẩu và hợp tác đầu tư tại thị trường Trung Quốc trong dài hạn đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam. ACFTA gia tăng các hoạt động thương mại và các luồng đầu tư, thúc đẩy sự bổ trợ về nguồn lực giữa các nước trong khu vực và do đó làm sâu sắc thêm thế mạnh xuất khẩu của các nước ra thị trường thế giới. Xuất phát từ lợi thế địa lý có chung đường biên giới và nhiều nét tương đồng về văn hoá, với tư cách là một nước ASEAN mới, nước ta có điều kiện thuận lợi hơn khi thu nhận các trợ giúp kỹ thuật nhiều mặt của các nước và mở rộng tiếp cận rộng rãi hơn đối với việc tăng cường các quan hệ hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài với Trung Quốc. Điểm đáng lưu ý là ACFTA sẽ làm thay đổi phương thức buôn bán thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc, ACFTA và các cơ chế hợp tác kinh tế khác sẽ góp phần làm thay đổi phương thức kinh doanh tiểu ngạch, hạn chế nạn buôn lậu qua biên giới và góp phần làm tăng cường hiệu quả quản lý của nhà nước về hoạt động thương mại với Trung Quốc.

Cũng cần phải nhìn nhận từ một thực tế là nông sản là mặt hàng có tính thời vụ, giá cả phục thuộc vào sản lượng thu hoạch và điều kiện thời tiết. Vì thế, Việt Nam cần tranh thủ để xuất khẩu mặt hàng nông, thuỷ sản. Tuy nhiên, hiện tại Việt Nam phần lớn vẫn chỉ xuất khẩu hàng nông sản chưa qua chế biến, hoặc mới dừng ở khâu sơ chế. Vì vậy, giá hàng hoá nông sản phụ thuộc rất nhiều vào giá cả thị trường nông sản chung trên thế giới, mà mức giá này lại biến động mạnh trong thời gian qua. Để giảm thiểu rủi ro này, các doanh nghiệp kinh doanh, chế biến nông, thuỷ sản cần tập trung vào việc xuất khẩu hàng đã qua chế

biến, chú ý đến bao bì và đóng gói sản phẩm, xây dựng thương hiệu hàng nông - thuỷ sản chế biến của Việt Nam.

Khi ACFTA được thực hiện, Việt Nam cũng có cơ hội là nơi trung chuyển hàng hoá của một số nước ASEAN sang Trung Quốc và ngược lại. Theo dự đoán của các chuyên gia, lượng hàng hoá từ ba nước Đông Nam Á này sẽ qua Lạng Sơn đi Trung Quốc tăng nhiều hơn so với hiện nay. Việc hội nhập sẽ giúp cho các doanh nghiệp tận dụng thị trường 1,3 tỷ dân của Trung Quốc, với nhiều thành phần có thu nhập khác nhau, phù hợp với mực tiêu thụ hàng hoá có giá cả chất lượng khác nhau. Hiện nay, Trung Quốc đang khuyến khích người dân làm giàu, đã xuất hiện những câu khẩu hiệu: Giàu là vinh quang … chính vì vậy nó càng phân khúc thị trường đa dạng, phong phú. Việc trùng ngành hàng chưa hẳn là điều đáng lo vì lãnh thổ Trung Quốc rộng lớn, chúng ta có thể khai thác ưu thế về vận chuyển, cự ly tiêu thụ … cụ thể như về than đá, dù Trung Quốc là một nước xuất khẩu than đá lớn nhất thế giới nhưng lượng than đá chúng ta xuất sang Trung Quốc chiếm tỷ lệ 50% sản lượng than của ta. Vì than đá Trung Quốc vận chuyển từ Đông Bắc đến các tỉnh phía Nam làm giá thành tăng gấp đôi, trong khi đó vận chuyển từ Hòn Gai (Việt Nam) đến rẻ hơn nhiều.

- ACFTA làm tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo đói của khu vực ven biên

giới

Hiệp định khung ASEAN - Trung Quốc hướng tới việc cắt giảm và dần dần dỡ bỏ rào thuế quan và phi quan thuế đối với các hoạt động kinh doanh thương mại và đầu tư giữa các nước thành viên vì vậy buôn bán qua biên giới Việt Trung sẽ thông thoáng hơn với mức thuế ngày càng thấp và dần tiến tới bằng 0. Ngay sau khi Hiệp định ACFTA có hiệu lực sẽ nhanh chóng cho hàng hóa của Việt Nam thâm nhập vào thị trường của Trung Quốc với mức ưu đãi thuế quan đặc biệt với lộ trình sớm hơn thời hạn của hiệp định đề ra. Điều kiện

này chính là động lực thúc đẩy hợp tác biên giới và giải ven biển Móng Cái - Hải

Một phần của tài liệu Sự hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN trung quốc (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w