diện ASEAN - Trung Quốc và quyết định thành lập ACFTA
Quá trình đi đến ký kết Hiệp định khung ACFTA là cả một quá trình hợp tác phát triển và hiểu biết lẫn nhau về kinh tế, chính trị, khoa học và kỹ thuật cũng như nhiều lĩnh vực khác giữa các nước ASEAN và Trung Quốc. Đặc biệt kể từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, tình hình Đông Nam Á thay đổi, các nước trong khu vực điều chỉnh quan hệ quốc tế, ASEAN mở cửa, thực hiện các biện pháp chiến lược như mở rộng hội viên, không ngừng tăng cường hợp tác khu vực, thiết lập khuôn khổ an ninh đa phương và điều chỉnh quan hệ với các nước lớn, tạo cho ASEAN ngày càng có uy tín cao và trở thành một khu vực được sự quan tâm chú ý.
Còn ở Trung Quốc, từ sau Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 3 khóa 11 Đảng Cộng sản Trung Quốc họp vào tháng 12 năm 1978, lịch sử nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã mở ra một trang mới, tiến hành cải cách, mở cửa nhằm xây dựng Trung Quốc thành một quốc gia hiện đại hóa XHCN, giàu mạnh, dân chủ, văn minh.
Chiến tranh lạnh kết thúc sau khi Liên bang CHXHCN Xô Viết tan rã năm 1991 không chỉ làm cục diện thế giới thay đổi mà còn làm thay đổi cả cơ sở lợi ích và tính chất cơ cấu của các mối quan hệ quốc tế. Cùng với tiến trình đa cực
hóa chính trị và toàn cầu hóa kinh tế, Trung Quốc cũng như các nước ASEAN đều lần lượt điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình.
2.1.1.1. Chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với các nước ASEAN sau chiến tranh lạnh
Trung Quốc đối với các nước ASEAN sau chiến tranh lạnh là: Không kết
thành đồng minh, không lấy ý thức hệ làm tiêu chuẩn xác định đối tượng hợp tác, nhấn mạnh chung sống hòa bình, láng giềng thân thiện, tăng cường hợp tác, cùng nhau phát triển, hướng tới tương lai. Ngược lại, các nước ASEAN cũng xem xét vấn đề địa kinh tế, địa chính trị nên nhu cầu phát triển quan hệ hợp hợp tác hữu nghị, cùng phát triển với Trung Quốc là hết sức cần thiết.
Một bước ngoặt quan trọng đánh dấu bước phát triển trong quan hệ giữa các nước ASEAN và Trung Quốc là việc Trung Quốc nối lại quan hệ ngoại giao với Inđônêxia, thiết lập quan hệ ngoại giao với Singapo và bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20. Từ đó Trung Quốc thường xuyên trao đổi các chuyến thăm cấp cao với các nước ASEAN, không ngừng mở rộng quan hệ mậu dịch, kinh tế và văn hoá với các nước ASEAN.
Cuối năm 2004, Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân đã tiến hành chuyến thăm 4 nước ASEAN là Singapo, Malaixia, Inđônêxia và Việt Nam. Mối quan hệ láng giềng giữa Trung Quốc và 4 nước trên đã bước sang một giai đoạn mới, có ảnh hưởng rất quan trọng tới quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á cũng như đối với việc giữ gìn hoà bình, ổn định và phát triển khu vực, củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị hoà hợp láng giềng giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á, tăng cường hợp tác cùng có lợi và xúc tiến sự phát triển chung. Chủ tịch Giang Trạch Dân đã hội đàm với lãnh đạo 4 nước, trao đổi ý kiến về các vấn đề quốc tế, tình hình khu vực cùng quan tâm cũng như quan hệ hợp tác song phương. Chủ tịch Giang Trạch Dân khẳng định Trung Quốc trước sau như một sẽ cùng với các nước Đông Nam Á ủng hộ lẫn nhau
cùng phát triển. Trung Quốc kiên định chủ trương công việc nội bộ của các nước Đông Nam Á chỉ có thể do nhân dân các nước Đông Nam Á tự giải quyết. Đối với những vấn đề bất đồng, các nước nên xuất phát từ toàn cục là bảo vệ lợi ích chung của nhân dân các nước, phát triển kinh tế, ổn định trong khu vực, hướng về tương lai, tìm những điểm đồng, gác lại những điểm bất đồng, mở rộng nhận thức chung, giải quyết hoà bình bằng hiệp thương và đối thoại [25;tr. 2 - 18].
Chính sách ngoại giao của Trung Quốc là không lấy hình thái ý thức hệ làm chính và chuyển sang ngoại giao lấy phục vụ lợi ích kinh tế làm xuất phát điểm. Tăng cường ngoại giao với các nước láng giềng, tích cực xây dựng mối quan hệ đối tác gần gũi, tin tưởng lẫn nhau với các nước ASEAN. Trong bài phát biểu tại Học viện Ngoại giao Malaixia, ngày 11/11/1994 ông Giang Trạch Dân nhấn mạnh: "Những năm gần đây, ASEAN đã phát huy vai trò càng quan trọng,
thúc đẩy hợp tác khu vực và duy trì hoà bình ổn định của khu vực, trở thành một lực lượng sinh động trên vũ đài quốc tế. Trung Quốc tôn trọng và ủng hộ chủ trương xây dựng khu vực hoà bình, tự do, trung lập và nguyện vọng xây dựng khu vực phi hạt nhân của ASEAN. Chúng tôi hoan nghênh sự cố gắng tích cực của ASEAN về mặt thúc đẩy đối thoại hoà bình và an ninh khu vực, ủng hộ và tham dự các hoạt động của diễn đàn khu vực ASEAN (ARF)…
Tăng cường hữu nghị láng giềng với các nước xung quanh là mặt quan trọng của chính sách ngoại giao Trung Quốc, Trung Quốc hy vọng thấy một Đông Nam Á phồn vinh, ổn định, phát triển mạnh mẽ. Đồng thời một nước Trung Quốc ổn định, phát triển nhanh chóng cũng phù hợp với lợi ích của các nước và nhân dân Đông Nam Á. Chúng tôi đã thiết lập hoặc khôi phục quan hệ hoà bình với tất cả các nước Đông Nam Á. Cùng với sự qua lại ngày càng nhiều và mật thiết, sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau đã tăng thêm tình hữu nghị ngày càng tăng cường, sự giao lưu và hợp tác kinh tế song phương phát triển nhanh chóng. Điều quan trọng hơn nữa là mọi người đang ngày càng nhận thức được tiềm lực và tương lai hợp tác cùng có lợi trên lĩnh vực kinh tế giữa hai bên" [4]
2.1.1.2. Chính sách đối ngoại của ASEAN đối với Trung Quốc sau chiến tranh lạnh.
Kể từ khi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập (năm 1967) đến cuối thập niên 70 của thế kỷ 20, ASEAN luôn thi hành chính sách đối đầu với Trung Quốc. Điều này là do Trung Quốc luôn xem ASEAN là tổ chức quân sự trá hình, được thành lập để thay thế cho khối quân sự SEATO do Mỹ dựng lên từ năm 1954 đã suy yếu nhằm chống lại Trung Quốc. Qua trải nghiệm của từng nước ASEAN trong quan hệ với Trung Quốc (như việc Trung Quốc ủng hộ các đảng cộng sản ở Đông Nam Á chống lại các chính phủ thân Mỹ, sử dụng cộng đồng Hoa kiều để gây ảnh hưởng cho Trung Quốc ở các nước trong khu vực) đã khiến các nước ASEAN đều xem Trung Quốc là mối đe doạ đối với an ninh quốc gia và an ninh Hiệp hội ASEAN. Do vậy các nước ASEAN đã thiết lập quan hệ an ninh trực tiếp hoặc gián tiếp với Mỹ, sử dụng sức mạnh quân sự Mỹ làm lá chắn an ninh cho mình.
Những biến động mang tính khủng hoảng chính trị ở Đông Dương liên quan đến vấn đề Campuchia cuối những năm 70 của thế kỷ 20, khiến cho quan hệ ASEAN - Trung Quốc được cải thiện nhanh chóng, các nước ASEAN công khai ủng hộ lập trường của Trung Quốc chống lại Việt Nam trên mọi phương diện. Hợp tác ASEAN - Trung Quốc trong vấn đề Campuchia đã giúp ASEAN hiểu rõ hơn về Trung Quốc cũng như việc thực chất quan hệ Trung - Việt mà họ vẫn lo ngại. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến ASEAN quyết định thiết lập quan hệ chính thức với Trung Quốc khi chiến tranh lạnh kết thúc
Mặt khác, giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN hiện vẫn còn tồn tại mâu thuẫn, tranh chấp về lãnh hải. Bên cạnh đó, các vấn đề cục bộ nổi lên như vấn đề dân tộc, tôn giáo, tội phạm xuyên quốc gia là mối đe doạ môi trường an ninh khu vực. Do đó, thông qua hợp tác kinh tế và sự phụ thuộc lẫn nhau ngày
càng tăng giữa các quốc gia, Trung Quốc sẽ trở thành đối tác có trách nhiệm. Điều này có lợi cho an ninh khu vực.
Các nước ASEAN đều thống nhất quan điểm này. Tăng cường hợp tác với Trung Quốc là điều mà tất cả các quốc gia Đông Nam Á mong muốn và coi trọng. Các nước ASEAN cho rằng trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu, việc chủ động mở rộng quan hệ hợp tác với Trung Quốc sẽ giúp ASEAN tạo nên sự cân bằng trong quan hệ với các nước lớn trong khu vực, đồng thời, cũng mở đầu tiến trình đi vào một thị trường lớn có tiềm năng. Ý định phát triển quan hệ hợp tác của Ngoại trưởng Trung Quốc Tiền Kỳ Tham tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN lần thứ 24 tại Kuala Lampur được ASEAN hoan nghênh. Ngày 11/9/1993 Tổng thư ký ASEAN, ông Ajit Singh, dẫn đầu phái đoàn tới thăm Bắc Kinh. Tại cuộc gặp gỡ, hai bên đã thảo luận về những đề nghị do Trung Quốc đưa ra tại Hội nghị ngoại trưởng lần thứ 24 và nhất trí thông qua việc thành lập Uỷ ban chung về kinh tế và thương mại, Uỷ ban chung về khoa học công nghệ và Trung tâm dịch vụ phát triển công nghệ, với mục đích là "phát triển hơn nữa hợp tác và trao đổi giữa các bên trong lĩnh vực kinh tế, mậu dịch, khoa học và công nghệ" [60;tr. 15- 28], thúc đẩy mối qua hệ hợp tác hơn nữa giữa ASEAN và
Trung Quốc. Với cuộc Hội đàm của Tổng thư ký ASEAN và Ngoại trưởng Tiền Kỳ Tham, quan hệ hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc chính thức được thành lập. Mối quan hệ này được đặt trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi và cùng phát triển, không làm tổn hại đến quan hệ của Trung Quốc với các nước thành viên ASEAN.
Tóm lại, sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, quan hệ ASEAN và Trung Quốc đã bước sang một giai đoạn mới, hợp tác, đối thoại thay cho xung đột và đối kháng, hợp tác kinh tế thay cho đối kháng chính trị… hình thành nhận thức chung về lợi ích thực chất song phương. Về kinh tế, quan hệ với Trung Quốc giúp ASEAN kiềm chế bớt sự cạnh tranh kinh tế gay gắt của Trung Quốc đối với khu vực này và góp phần khai thác cơ hội từ sự phát triển kinh tế của Trung
Quốc. Xem xét tầm quan trọng của vấn đề địa chính trị, địa kinh tế, các nước ASEAN nhận thấy rằng nhu cầu phát triển quan hệ hữu nghị, cùng phát triển với Trung Quốc không chỉ là rất cần thiết mà còn là lợi ích của ASEAN trong xu thế hội nhập toàn cầu.
2.1.2. Tiến trình đàm phán ký kết Hiệp đinh khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc và quyết định thành lập ACFTA
2.1.2.1. Giai đoạn khởi động đàm phán quan hệ hợp tác hai bên
Sự kiện đánh dấu quan trọng cho thời kỳ hợp tác song phương toàn diện hai bên là sự kiện thành lập "Uỷ ban hợp tác Trung Quốc - ASEAN", ngày 26/2/1997, tại Thủ đô Bắc Kinh - Trung Quốc. Tại buổi Lễ, Ngoại trưởng Trung Quốc Tiền Kỳ Tham đã khẳng định: Trung Quốc và các nước ASEAN có nhiều điểm tương đồng. Sự trỗi dậy của Trung Quốc, các nước ASEAN, các nước châu Á có lợi cho hoà bình, ổn định và phát triển kinh tế phồn vinh trong khu vực và trên thế giới.
Ngoại trưởng đã liệt kê những điểm đồng giữa Trung Quốc và các nước ASEAN như:
- Đều coi trọng việc duy trì hoà bình, ổn định và phát triển trong khu vực và thế giới;
- Đều dốc sức xây dựng và phát triển kinh tế để làm chổ dựa cho ổn định xã hội trong nước;
- Đều lấy phát triển kinh tế làm nhiệm vụ trọng tâm;
- Đều muốn bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, cùng thúc đẩy lợi ích toàn cầu và khu vực;
- Đều tôn trong nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, chủ trương tăng cường đối thoại và hợp tác, giải quyết hoà bình những tranh chấp. Ngoại trưởng còn cho rằng phát triển quan hệ bạn hàng hữu nghị thân thiện với các nước ASEAN là một phần quan trọng trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc [3].
Cũng tại cuộc gặp lần thứ nhất Uỷ ban hợp tác hỗn hợp ASEAN - Trung Quốc được tiến hành tại Bắc Kinh từ 26 đến 28/2/1997, các bên đã thảo luận sâu nhiều vấn đề theo tinh thần truyền thống đoàn kết ASEAN - Trung Quốc. Cuộc gặp gỡ đã thảo luận về cơ chế đối thoại. Hai bên nhất trí bằng 5 cơ chế song song sẽ tạo thành toàn bộ cơ cấu của cuộc đối thoại ASEAN - Trung Quốc như sau:
- Các cuộc tham khảo chính trị của các quan chức cấp cao ASEAN - Trung Quốc
- Uỷ ban hợp tác hỗn hợp ASEAN - Trung Quốc;
- Uỷ ban hỗn hợp hợp tác kinh tế và thương mại ASEAN - Trung Quốc; - Uỷ ban hỗn hợp về khoa học và công nghệ ASEAN - Trung Quốc và Uỷ ban ASEAN ở Bắc Kinh;
- Uỷ ban hợp tác hỗn hợp (JCC) sẽ là cơ quan phối hợp tất cả các cơ cấu ASEAN - Trung Quốc. Cơ quan này sẽ xét duyệt và thông qua các dự án hợp tác do quỹ tài trợ. JCC cũng sẽ hợp tác chặt chẽ với Hội đồng kinh doanh ASEAN - Trung Quốc.
Dựa trên nền tảng vững chắc của sự hợp tác ASEAN - Trung Quốc và sự bổ sung rộng rãi trong các lĩnh vực như tài nguyên thiên nhiên, cơ cấu công nghiệp và công nghệ, hai bên đã thoả thuận tập trung và mở rộng sự hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, khoa học và công nghệ, du lịch và các lĩnh vực hoạt động khác. Xét nguyện vọng hợp tác của hai bên, cuộc gặp đã chấp thuận về nguyên tắc 3 dự án là: Trao đổi nhân viên giữa Trung Quốc và ASEAN; hội thảo về hợp tác kinh tế và thương mại ASEAN - Trung Quốc; trao đổi thông tin ASEAN - Trung Quốc [44].
Ngày 17/4/1997, tại Hàng Sơn - tỉnh An Huy (Trung Quốc), quan chức cấp cao ASEAN và Trung Quốc tổ chức cuộc họp đầu tiên với tư cách Trung Quốc là đối tác đối thoại đầy đủ của ASEAN. Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Đường Gia Triền chủ trì hội nghị với Đại biểu 7 nước thành viên ASEAN. Ngoài Uỷ ban tư vấn, ASEAN và Trung Quốc đã mở rộng hợp tác thông qua hai
uỷ ban vốn có về thương mại và đầu tư cũng như khoa học và kỹ thuật. Sau khi Trung Quốc được hưởng quy chế đối thoại đầy đủ, Uỷ ban hợp tác ASEAN - Trung Quốc đã được thành lập với một khoản quỹ trị giá 700.000 USD, được gọi là quỹ hợp tác ASEAN - Trung Quốc.
Cũng tại cuộc họp này hai bên đã thảo luận về vấn đề quan điểm của Trung Quốc với hiệp ước khu vực Đông Nam Á phi vũ khí hạt nhân; việc Trung Quốc gia nhập WTO và hội đàm hoà bình 4 bên về vấn đề bán đảo Triều Tiên [6].
Ngày 16/12/1997 Hội nghị những người đứng đầu Nhà nước/ Chính phủ các nước thành viên ASEAN và Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đã được tổ chức tại Kuala Lumpur, Malaysia, Hội nghị đã ra tuyên bố chung về hợp tác ASEAN - Trung Quốc hướng tới thế kỷ 21:
Các nhà lãnh đạo các nước và chính phủ các thành viên ASEAN và Chủ tịch nước CHND Trung Hoa bày tỏ sự hài lòng với mối quan hệ phát triển rất nhanh giữa ASEAN và Trung Quốc cũng như giữa các thành viên ASEAN với Trung Quốc. Các bên nhất trí rằng sự đoàn kết của những mối quan hệ này phục vụ những lợi ích cơ bản của mỗi người cũng như vì hoà bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Hai bên khẳng định rằng Hiến chương Liên Hợp quốc, Hiệp định thân